Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Chính sách đối ngoại của ấn độ đối với đông nam á giai đoạn 1947 đến 1964 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.71 KB, 29 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

Phùng Thị Thảo

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ẤN ĐỘ
ĐỐI VỚI ĐÔNG NAM Á GIAI ĐOẠN 1947 ĐẾN 1964
Chuyên ngành: Đông Nam Á học
Mã số: 62 31 06 10

DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐÔNG NAM Á HỌC


Hà Nội - 2017


Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Thu Hà

Giới thiệu 1:

Giới thiệu 2:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp cơ sở chấm luận án tiến sĩ
họp tại: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN
Vào hồi:.......giờ.......phút, ngày.......tháng.......năm 201...


Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam


- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội
MỞ ĐẦU
1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Sau Đại chiến thế giới lần 2, Đông Nam Á trở thành khu vực địa chính
trị và quân sự quan trọng của nhiều cường quốc điển hình phải kể đến Mỹ,
Liên bang Xô Viết. Không chỉ quan trọng với 2 siêu cường kể trên, Đông
Nam Á cũng nằm trong tính toán của các nước lớn ở châu Á, trong đó có phải
kể đến Ấn Độ.
Vào thời điểm giành được độc lập (15/8/1947), Ấn Độ gặp muôn vàn
khó khăn nhưng dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Jawaharlal Nehru, Ấn Độ
chủ động tiến hành nhiều quyết sách liên quan đến các quốc gia Đông Nam Á:
Thứ nhất, Ấn Độ ủng hộ to lớn và góp phần không nhỏ vào thắng lợi
cuối cùng của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc Indonesia khỏi thực
dân Hà Lan (1945-1950).
Thứ hai, ngay sau khi giành được độc lập từ thực dân Anh, Chính phủ
Mynamar đã ban hành nhiều đạo luật chống Ấn kiều đang sinh sống và làm
việc tại Myanmar nhưng chính phủ Ấn Độ hết sức kiềm chế trước các động
thái của Myanmar, mong muốn giải quyết bất đồng này bằng con đường
thương lượng, ngoại giao, hỗ trợ và giúp đỡ sự nghiệp xây dựng đất nước của
Myanmar.
Thứ ba, sau khi Hiệp định Geneva được ký kết (7/1954), Ấn Độ được
bầu làm Chủ tịch của Ủy ban Đình chiến Quốc tế (còn gọi là Ủy ban Quốc tế)
tại Việt Nam để giám sát việc thực thi Hiệp định Geneva giữa Bắc và Nam
Việt Nam.
Thứ tư, vào ngày 18-24/4/1955, Ấn Độ cùng 4 quốc gia khác ở châu Á,
bao gồm Mynamar, Indonesia, Srilanka và Pakistan triệu tập Hội nghị Á - Phi

(Hội nghị Bandung) tại Bandung (Indonesia), với sự tham gia của tổng cộng
29 nước đến từ châu Á và châu Phi. Trong số 29 nước, 7 thành viên đến từ
Đông Nam Á, bao gồm Myanmar, Indonesia, Phillipines, Thái Lan, Lào,
Campuchia, Việt Nam (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa).
Thứ năm, được gieo mầm từ Hội nghị Á Phi với 10 nguyên tắc
Bandung, Phong trào Không liên kết chính thức ra đời từ Hội nghị cấp cao
Belgrade vào tháng 9/1961. Số lượng thành viên của Phong trào tăng lên
nhanh chóng từ 25 thành viên (1961) đến con số 47 thành viên (1964). Ở thời
điểm thành lập Phong trào, chỉ có 3 trong số 25 nước thành viên chính thức
đến từ Đông Nam Á, bao gồm Myanmar, Indonesia và Campuchia. Tuy nhiên,


Đông Nam Á không thể thiếu vắng trong Phong trào Không liên kết khi Chiến
tranh Lạnh đang lan rộng tại khu vực này.
Từ những động thái kể trên của Ấn Độ đối với các nước Đông Nam,
các câu hỏi về mặt học thuật được đặt ra: Đông Nam Á nắm giữ vai trò quan
trọng ra sao đối với Ấn Độ; ngoài tầm quan trọng của khu vực này, chính
sách đối ngoại của Ấn Độ chịu sự chi phối của những nhân tố nào khác; mục
tiêu của Ấn Độ đối với Đông Nam Á là gì; chính sách đối ngoại của Ấn Độ
với Đông Nam Á bao gồm những nội dung cụ thể nào; các nước Đông Nam
Á phản ứng ra sao trước chính sách đối ngoại của Ấn Độ; kết quả, những
nhân tố chi phối đến kết quả, đặc trưng, phương tiện của chính sách đối
ngoại Ấn Độ với Đông Nam Á giai đoạn 1947 đến 1964 là gì…Tất cả những
câu hỏi này cần được xem xét và trả lời một cách thỏa đáng để tìm hiểu, lý
giải những biến động về mặt chính trị ở các nước Đông Nam trong một giai
đoạn lịch sử nhất định đồng thời nắm bắt và giải thích bản chất của những
động thái chính sách của Ấn Độ - một trong những quốc gia nằm trong môi
trường kề cận với Đông Nam Á.
Tròn 70 năm trôi qua kể từ khi Ấn Độ giành được độc lập (1947-2017),
Đông Nam Á nói chung, ASEAN nói riêng vẫn là tâm điểm trong Chính sách

hướng Đông và hiện tại là Hành động hướng Đông. Năm 2017 cũng là mốc
thời gian đặc biệt quan trọng trong quan hệ Ấn Độ - ASEAN: kỷ niệm 25
năm thiết lập quan hệ Đối tác đối thoại với Hiệp hội này (1992-2017); 15
năm đối thoại Ấn Độ - ASEAN ở cấp Hội nghị Cấp cao kể từ Hội nghị Cấp
cao đầu tiên vào năm 2002 tại Phnom Penh, Campuchia; 5 năm quan hệ Đối
tác chiến lược giữa nền kinh tế lớn thứ ba châu Á với một trong những nhóm
kinh tế thành công nhất trên thế giới. Bên cạnh ý nghĩa thực tiễn kể tên, trong
bối cảnh, Đông Nam Á càng trở nên quan trọng trong các chính sách đối
ngoại của Ấn Độ tại Châu Á - Thái Bình Dương như vậy, việc tìm hiểu chính
sách đối ngoại của Ấn Độ với Đông Nam Á giai đoạn 1947 đến 1964 lại
càng có ý nghĩa thực tiễn hơn. Bởi giai đoạn 1947 đến 1964 là giai đoạn nền
tảng của chính sách đối ngoại Ấn Độ sau ngày giành được độc lập. Do vậy,
việc nắm bắt mục tiêu, phương tiện, đặc trưng và hướng tiếp cận của chính
sách đối ngoại với Đông Nam Á trong giai đoạn này sẽ giúp ích rất nhiều
trong việc giải thích, so sánh và liên hệ chính sách đối ngoại của Ấn Độ ở
hai giai đoạn: giai đoạn đầu tiên sau ngày giành được độc lập và giai đoạn
hiện nay. Từ đó sẽ giúp ích rất nhiều cho các học giả, các nhà hoạch định
chính sách ở Việt Nam hay các quốc gia Đông Nam Á khác.


Hiện tại tôi vừa là nghiên cứu sinh tại Bộ môn Đông Nam Á vừa là
giảng viên được giao nhiệm vụ giảng dạy Chuyên đề Quan hệ đối ngoại của
Ấn Độ và Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam tại Khoa Đông phương học. Do vậy,
việc đi sâu tìm hiểu Chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Đông Nam Á
(1947-1964) giúp ích rất nhiều cho tôi trong việc nâng cao kiến thức chuyên
môn của bản thân. Với ý nghĩa về mặt khoa học cũng như thực tiễn của đề
tài như đã trình bày ở trên và lợi ích thiết thực của đề tài đối với công tác
chuyên môn của bản thân, tôi lựa chọn “Chính sách đối ngoại của Ấn Độ
đối với Đông Nam Á giai đoạn 1947 đến 1964” làm đề tài nghiên cứu của
Luận án này.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án được thực hiện để tìm ra và giải thích mục tiêu, phương tiện,
đặc trưng, kết quả và hướng tiếp cận của chính sách đối ngoại của Ấn Độ với
Đông Nam Á trong giai đoạn 1947 đến 1964. Từ đó, so sánh và liên hệ hướng
tiếp cận trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ giai đoạn 1947 đến 1964 và
hướng tiếp cận trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ giai đoạn hiện nay.
Để đạt được mục tiêu nêu trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ nghiên
cứu có nội dung tập trung trả lời những câu hỏi cụ thể như sau:
 Hướng tiếp cận đối với chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Đông
Nam Á giai đoạn 1947 đến 1964 là gì?
 Chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Đông Nam Á giai đoạn 1947 đến
1964 được hình thành dựa trên những nhân tố nào?
 Chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Đông Nam Á giai đoạn 1947 đến
1964 bao gồm những nội dung nào?
 Các nước Đông Nam Á có phản ứng ra sao trước chính sách đối ngoại
của Ấn Độ với khu vực giai đoạn 1947 đến 1964?
 Trong giai đoạn hiện nay, hướng tiếp cận trong chính sách đối ngoại
của Ấn Độ với Đông Nam Á giai đoạn 1947 đến 1964 có tiếp tục được
duy trì hay không?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Các chủ trương, đường lối của Chính phủ Ấn
Độ dưới thời Thủ tướng Nehru đối với một số nước Đông Nam Á như Việt
Nam, Indonesia và Myanmar. Chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Đông
Nam Á giai đoạn 1947 đến 1964 nói chung, chủ trương ủng hộ và thúc đẩy
phong trào giải phóng dân tộc tại khu vực này nói riêng tập trung nhiều vào
Myanmar, Indonesia và Việt Nam bởi những lý do như sau. Thứ nhất, sau
ngày giành được độc lập, Ấn Độ chủ động gia nhập Khối thịnh vượng thuộc


Anh. Do vậy, những quốc gia vẫn là thuộc địa của thực dân Anh như Liên

hiệp Malay và Brunei không trở thành mối quan tâm hàng đầu trong chính
sách đối ngoại của Ấn Độ với Đông Nam Á. Bởi bất kỳ động thái sơ xuất nào
của Ấn Độ đối với Liên hiệp Malay và Brunei cũng có thể làm tổn hại vai trò
thành viên và lợi ích của Ấn Độ trong Khối thịnh vượng thuộc Anh. Thứ hai,
những quốc gia thân với Mỹ và là đồng minh của Mỹ như Phillipines và Thái
Lan càng không phải là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ với
Đông Nam Á. Bởi Mỹ, Liên bang Xô Viết cùng với các nước đồng minh của
hai cường quốc này đều liên quan trực tiếp đến cuộc Chiến tranh Lạnh. Thứ
ba, so với Lào và Campuchia, Việt Nam là quốc gia nắm giữ tầm quan trọng
đồng thời chi phối cục diện chính trị tại Đông Dương hơn cả. Do vậy, tại
Đông Dương, Ấn Độ quan tâm đến những chuyển biến tại Việt Nam hơn so
với những vấn đề liên quan đến Lào và Campuchia. Do vậy, Việt Nam,
Indonesia và Myanmar trở thành những nước Đông Nam Á tiêu biểu cho thấy
những quyết sách của Ấn Độ với Đông Nam Á trong giai đoạn này: Việt Nam
Dân chủ là nước điển hình cho thấy vai trò Chủ tịch của Ủy ban Quốc tế sau
Hiệp định Geneva; Indonesia là quốc gia đông dân và có diện tích lớn nhất
Đông Nam Á, quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới - đồng thời cũng là ví dụ
điển hình cho thấy chủ trương ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc của Ấn
Độ; Myanmar là nước Đông Nam Á duy nhất có chung đường biên giới đất
liền với Ấn Độ - là ví dụ cho thấy chủ trương giải quyết xung đột bằng con
đường hòa bình. Từ tất cả lý do kể trên, luận án sẽ tập trung phân tích và lý
giải các chủ trương đối ngoại của Ấn Độ với Việt Nam, Indonesia và Việt
Nam.
* Thời gian nghiên cứu: Luận án lấy phạm vi thời gian nghiên cứu là
giai đoạn 1947 đến 1964. Năm 1947 là mốc thời gian đánh dấu Ấn Độ giành
được độc lập từ thực dân Anh và đây cũng là thời điểm Nehru chính thức trở
thành Thủ tướng đầu tiên - kiêm Bộ trưởng Ngoại giao của Ấn Độ. Ông
chính là người chi phối và quyết định toàn cục chính trị Ấn Độ cũng như lĩnh
vực đối ngoại của Ấn Độ từ khi độc lập cho tới khi ông qua đời vào năm
1964. Do vậy, lấy mốc thời gian 1947-1964, tác giả muốn đánh giá toàn cục

các chủ trương, đường lối của Chính phủ Ấn Độ đối với khu vực Đông Nam
Á dưới thời Nehru (điều này sẽ được chứng minh ở Chương 2, mục 2.2.2).
4. Cơ sở tư liệu và phương pháp nghiên cứu
*Cơ sở tư liệu:
+ Nguồn tài liệu gốc: Các bài phát biểu, các báo cáo của Thủ tướng Nehru
liên quan đến chính sách đối ngoại của Ấn Độ trước Thượng và Hạ viện Ấn


Độ; Các ghi chép đối ngoại của Bộ Ngoại giao Ấn Độ từ năm 1955- 1960,
các báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Ấn Độ từ năm 1948-1965 do
Chính phủ Ấn Độ ấn hành; Các tác phẩm do chính Nehru làm tác giả.
+ Nguồn tài liệu tham khảo: Một số công trình liên quan đến quan hệ đối
ngoại của Ấn Độ với các quốc gia Đông Nam Á như sách, bài báo trong các
tạp chí chuyên ngành, Luận án Tiến sĩ của các học giả, các nhà nghiên cứu tại
Việt Nam và nước ngoài.
* Phương pháp nghiên cứu
Luận án là nghiên cứu thuộc chuyên ngành Đông Nam Á học nên
phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong Luận án là các phương pháp
nghiên cứu khu vực học. Để triển khai đề tài mang tính khu vực học, Luận án
sử dụng phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành khoa học nghiên cứu khác
nhau hay còn gọi là phương pháp nghiên cứu liên ngành:
Thứ nhất là nhóm các phương pháp nghiên cứu trong ngành lịch sử.
Các phương pháp này bao gồm phương pháp phân tích so sánh, phương pháp
lịch đại, phương pháp đồng đại và phương pháp phân kỳ. Thông qua những
phương pháp này, chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Đông Nam Á giai
đoạn 1947 đến 1964 được phân kỳ, phân tích, giải thích ở nhiều nội dung
khác nhau để tìm ra dấu ấn của chính sách đối ngoại Ấn Độ với Đông Nam Á
giai đoạn kể trên đối với những giai đoạn tiếp theo.
Thứ hai là nhóm các phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế. Các
phương pháp này được sử dụng trong Luận án bao gồm phương pháp phân

tích địa chính trị và các lý thuyết quan hệ quốc tế, các quan điểm về lợi ích
trong quan hệ quốc tế… Việc vận dụng các phương pháp, lý thuyết và quan
điểm này giúp chỉ ra và giải thích các cơ sở về mặt lý luận và thực tiễn chi
phối các chủ trương, đường lối của chính phủ Ấn Độ đối với Đông Nam Á
trong giai đoạn 1947 đến 1964.
5. Đóng góp của Luận án
Về mặt khoa học, luận án góp phần bổ sung cho hệ thống tài liệu
nghiên cứu, giảng dạy về quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á nói chung, về quan
hệ Đông Nam Á - Ấn Độ nói riêng.
Về mặt phương pháp luận, luận án nỗ lực vận dụng hướng tiếp cận của
chủ nghĩa lý tưởng và chủ nghĩa hiện thực trong quan hệ quốc tế để giải thích
chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Đông Nam Á (1947-1964). Với hướng
tiếp cận này, luận án sẽ góp phần làm phong phú thêm phương pháp luận
trong nghiên cứu chính sách đối ngoại của Ấn Độ nói chung, chính sách đối
ngoại của Ấn Độ với Đông Nam Á nói riêng.


Về mặt thực tiễn, trong bối cảnh hiện nay, Đông Nam Á nói chung,
ASEAN nói riêng đang nắm giữ vai trò tâm điểm trong Chính sách hướng
Đông và Hành động hướng Đông của Ấn Độ, việc tìm hiểu và giải thích
chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Đông Nam Á (1947-1964) với tư cách là
giai đoạn nền tảng cho mối quan hệ Ấn Độ với khu vực thời kỳ hiện đại sẽ
góp phần tăng cường và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa Đông Nam Á và
Ấn Độ cũng như giữa Việt Nam và Ấn Độ.
6. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 5 chương chính:
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu về đề tài và hướng tiếp cận đối với
đề tài: Điểm lại các công trình nghiên cứu đã được công bố từ đó xác định
rõ những nội dung cụ thể của Luận án; đề xuất hướng tiếp cận đối với nội
dung của Luận án.

Chương 2. Những nhân tố hình thành Chính sách đối ngoại Ấn Độ với
Đông Nam Á giai đoạn 1947 đến 1964 giải thích cơ sở thực tiễn chi phối sự
hình thành và nội dung chính sách của Ấn Độ với Đông Nam Á.
Chương 3. Nội dung chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Đông Nam Á
giai đoạn 1947 đến 1964 phân tích nội dung minh chứng cho các mục tiêu
chi phối các chủ trương, đường lối chính sách của Chính phủ Ấn Độ đối với
các nước Đông Nam Á.
Chương 4. Phản ứng của các nước Đông Nam Á trước chính sách đối
ngoại của Ấn Độ phân tích phản ứng của Indonesia, Việt Nam và Myanmar
trước các chủ trương của Ấn Độ đồng thời lý giải nguyên nhân chi phối phản
ứng của các quốc gia này.
Chương 5. Nhận xét Chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Đông Nam Á
(1947-1964) và liên hệ với chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Đông Nam Á
ở giai đoạn sau đưa ra những nhận xét từ đó chỉ ra dấu ấn của chính sách đối
ngoại Ấn Độ với Đông Nam Á giai đoạn kể trên đối với chính sách đối ngoại
Ấn Độ với Đông Nam Á (1991-2017).


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI
VÀ HƯỚNG TIẾP CẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan nghiên cứu về đề tài
1.1.1. Các công trình nghiên cứu đã được công bố
Ở phần này, tác giả phân chia các công trình nghiên cứu theo 2 tiêu chí:
thứ nhất, các công trình được khảo sát theo trật tự thời gian; thứ hai, các công
trình được chia thành các nhóm vấn đề liên quan đến đề tài và mỗi nhóm lại
được phân cấp thành 2 cấp độ ở Việt Nam và ở nước ngoài.
1.1.1.1. Hướng tiếp cận đối với chính sách đối ngoại của Ấn Độ nói chung,
với chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Đông Nam Á nói riêng
Ở Việt Nam, các học giả bước đầu chỉ ra và lý giải những khía cạnh của
chủ nghĩa lý tưởng và hiện thực trong tư tưởng đối ngoại của Ấn Độ như

Nguyễn Cảnh Huệ với Tìm hiểu tư tưởng hòa bình trong Chính sách đối
ngoại của nước Cộng hòa Ấn Độ (1998) và Tôn Sinh Thành với Vài suy nghĩ
về tư duy đối ngoại của Ấn Độ (2001).
Ở nước ngoài, nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến hướng tiếp cận
đối với chính sách đối ngoại của Ấn Độ nói chung, với chính sách đối ngoại
của Ấn Độ với Đông Nam Á nói riêng như Luận án Tiến sĩ ngành Chính trị
quốc tế “India and South East Asia: A Study of India's Foreign Policy
towards the South East Asian Countries in the Period 1947-1960” (Ấn Độ và
Đông Nam Á: Nghiên cứu Chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Đông Nam Á
giai đoạn 1947-1960) tại Switzerland (Thụy Sĩ), 1963 của Ton That Thien;
Bài viết “India and Community Building in Asia: From Idealism to Realism”
(Ấn Độ và xây dựng cộng đồng tại châu Á: Từ chủ nghĩa lý tưởng đến chủ
nghĩa hiện thực) của K.V. Kesavan; “India’s new foreign policy: The journey
from moral non-alignment to the nuclear deal”(Chính sách đối ngoại mới của
Ấn Độ: Hành trình từ chính sách không liên kết dựa trên nguyên tắc đạo đức
đến hiệp định hạt nhân) - trong cuốn sách “The politics of energy in South
Asia”(Chính trị năng lượng tại Nam Á) (2008) của Marie Lall. Trong khi
phần đông các học giả cho rằng chính sách không liên kết dưới thời Nehru
thể hiện hướng tiếp cận của chủ nghĩa lý tưởng, tác giả Tôn Thất Thiện chứng
minh chính sách đối ngoại của Nehru là hiện thân của chủ nghĩa hiện thực.
1.1.1.2. Các nhân tố hình thành chính sách đối ngoại của Ấn Độ nói chung,
chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Đông Nam Á nói riêng
Ở Việt Nam¸ tác giả Nguyễn Cảnh Huệ cũng lý giải cơ sở hình thành tư
tưởng hòa bình của Ấn Độ bao gồm truyền thống tư tưởng nhân đạo, bác ái,
ghét bạo lực, yêu hòa bình của nhân dân Ấn Độ; hoàn cảnh thế giới lúc bấy; và
đây cũng là nguyện vọng tha thiết về hòa bình của nhân dân nước này.


Ở nước ngoài, Ton That Thien phân tích bối cảnh quốc tế, quan điểm
của Nehru và giới chức lãnh đạo Ấn Độ, lợi ích của Ấn Độ gắn với Đông

Nam Á và coi đây là những nhân tố then chốt chi phối chính sách đối ngoại
của Ấn Độ với Đông Nam Á giai đoạn 1947-1960. Trong cuốn sách “India
and Southeast Asia: Indian Perceptions and Policies” (Ấn Độ và Đông Nam
Á: Quan điểm và chính sách), Mohammed Ayoob nhấn mạnh tới lợi ích của
Ấn Độ gắn liền với Đông Nam Á. Với bài viết “Southeast Asia in Indian
Foreign Policy: Positioning India as a Major Power in Asia”(Đông Nam Á
trong Chính sách đối ngoại Ấn Độ: Định hướng Ấn Độ là nước lớn ở châu Á)
(2010), Manjeet S.Pardesi phân tích các nhân tố thuộc 3 cấp độ: bối cảnh
quốc tế, bối cảnh trong nước, vai trò của Thủ tướng Nehru.
1.1.1.3. Mối quan hệ của Ấn Độ với các nước Đông Nam Á (1947-1964)
Mối quan hệ của Ấn Độ với các nước Đông Nam Á từ khi Ấn Độ giành
được độc lập cho đến cuối thập kỷ 50 được Trần Thị Lý đề cập trong cuốn
sách “Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ” (2002). Theo tác giả,
trong giai đoạn này Ấn Độ tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
ở Đông Nam Á như Indonesia, Myanmar và Việt Nam. Trong khi đó, Luận án
“India - ASEAN Relations: 1992 - 2002” (2009) (Mối quan hệ Ấn Độ ASEAN: giai đoạn 1992-2002) của Bangalore Morarji và Luận án “India
and the ASEAN since 1991: Challenges and prospects” (2011) (Ấn Độ và
ASEAN: Thách thức và triển vọng) của Sukhandeep Singh lại nhấn mạnh tới
Hội nghị Liên Á, Hội nghị Bandung và coi đây là những dấu mốc quan trọng
trong chủ trương thúc đẩy khối đại đoàn kết tại châu Á nói chung, tại Đông
Nam Á nói riêng trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Đông Nam Á giai
đoạn 1947-1955.
Về mối quan hệ Ấn Độ với Việt Nam, các học giả như Cao Xuân Phổ,
Trần Thị Lý trong cuốn sách “Ấn Độ: Xưa và Nay”(1997) cho thấy Ấn Độ
về cơ bản ủng hộ kháng chiến chống Pháp và Mỹ của Việt Nam trong giới
hạn có thể. Khác với quan điểm này, Đinh Trung Kiên trong công trình
“Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ thời kỳ 1945-1975”(1993) và Tridib
Chakrabortti với bài viết “Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam: Một tình bạn hướng
Đông đã được thử thách qua thời gian” (2003) chỉ ra những căng thẳng
trong quan hệ Ấn Độ với Bắc Việt Nam từ sau năm 1959 mà tác nhân là vấn

đề biên giới Ấn - Trung.
Trong khi đó, các học giả như D.R. SarDesai với cuốn sách “Indian
Foreign Policy in Cambodia, Laos and Vietnam 1947-1964” (1968) (Chính


sách đối ngoại của Ấn Độ với Campuchia, Lào và Việt Nam thời kỳ 19471964); Pari Kumar Das với cuốn sách “India and the Vietnam War” (1972)
(Ấn Độ và Chiến tranh Việt Nam); Ramesh Thakur với “India’s Vietnam
Policy, 1946 - 1979” (1979) (Chính sách Việt Nam của Ấn Độ giai đoạn
1946-1979); Ritu Sharma với Luận án Tiến sĩ “India’s role in international
commission for supervision and control for Vietnam” (1981) (Vai trò của Ấn
Độ trong Ủy ban Quốc tế tại Việt Nam); C.Ravindranatha Reddy với “India
- Indochina States: Relations viewed from the perspective of India’s Foreign
Policy, 1980 - 1991” (2000) (Ấn Độ - Đông Dương: Mối quan hệ nhìn từ góc
độ Chính sách đối ngoại của Ấn Độ giai đoạn 1980-1991) tập trung đánh giá
thái độ và quan điểm của Chính phủ Ấn Độ với phong trào giải phóng dân
tộc tại Việt Nam, những nỗ lực của Ấn Độ tại Hội nghị Geneva, vai trò của
Ấn Độ tại Ủy ban Quốc tế, mối quan hệ Ấn Độ với Việt Nam giai đoạn hậu
Hiệp định Geneva.
Về mối quan hệ Ấn Độ với Indonesia, Bài viết “Dynamics of IndianIndonesian Relations” (1967) (Động lực của quan hệ Ấn Độ - Indonesia) của
L.P. Singh; “Indonesia - India Relations, 1955-1967” (1972) (Quan hệ
Indonesia - Ấn Độ thời kỳ 1955 - 1967) của Nitish K. Dutt; Luận án
“Indian-Indonesian relations, 1961-1967” (1973) (Quan hệ Ấn Độ Indonesia giai đoạn 1951-1967) của Bhagwan Dass Arora; Luận án
“Indonesia and India: A study of Political Strategic and Cultural
Partnership, 1991-2002” (2004) (Indonesia và Ấn Độ: Nghiên cứu quan hệ
đối tác chiến lược trên phương diện chính trị và văn hóa)của Hariyadi
Wirawan; Bài viết “India and the Struggle for Indonesian Independence”
(1999)(Ấn Độ và cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Indonesia) của
Baladas Ghoshal; Bài viết “India-Indonesia: Emerging Strategic Confluence
in the Indian Ocean” (2008) (Ấn Độ - Indonesia: Điểm gặp gỡ chiến lược tại
Ấn Độ Dương) của Baladas Ghoshal, Pankaj K. Jha đều tập trung phân tích

những đóng góp trên phương diện ngoại giao, cũng như những hỗ trợ về mặt
vật chất của Ấn Độ dành cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Indonesia.
Về mối quan hệ của Ấn Độ với Myanmar, Bài viết “Indian Diaspora in
Myanmar” (2008) (Ấn kiều tại Myanmar); Bài viết “Diaspora as a Factor in
India-Myanamar Relations” (2013) đều nhấn mạnh tới vai trò của Ấn kiều
trong mối quan hệ Ấn Độ với Myanmar. Các công trình đều đưa ra và chứng
minh Myanmar đã có những động thái kỳ thị và chống lại Ấn kiều.
1.1.2. Những vấn đề chưa giải quyết về đề tài và hướng giải quyết của
luận án


Thứ nhất, các học giả tại Việt Nam và các học giả nước ngoài nghiên
cứu chính sách đối ngoại của Ấn Độ nói chung, chính sách đối ngoại của Ấn
Độ với Đông Nam Á nói riêng theo hướng tiếp cận của chủ nghĩa lý tưởng
hoặc của chủ nghĩa hiện thực. Luận án sẽ tiến hành triển khai các nội dung
của luận án dựa trên khung lý thuyết của chủ nghĩa lý tưởng và chủ nghĩa
hiện thực
Thứ hai, tại Việt Nam, những công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung
vào chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Việt Nam chưa quan tâm thỏa đáng
đối với chính sách của quốc gia Nam Á này với Đông Nam Á (1947-1964).
Ở nước ngoài, các tác giả chưa phân tích thỏa đáng vai trò của Nehru đối với
cục diện chính trị Ấn Độ. Luận án sẽ tập trung phân tích những nhân tố hình
thành chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Đông Nam Á (1947-1964) và nhấn
mạnh tới quan điểm, ảnh hưởng của Nehru với tư cách là nhân tố chi phối
chính sách của Ấn Độ với Đông Nam Á.
Thứ ba, các công trình khoa học tập trung nghiên cứu mối quan hệ cụ
thể của Ấn Độ với các nước Đông Nam Á trong các giai đoạn nhỏ thuộc
1947-1964. Tác giả sẽ phân tích các nội dung trong chính sách đối ngoại của
Ấn Độ với Đông Nam Á (1947 - 1964) thông qua một casestudy (nghiên cứu
trường hợp) về mối quan hệ đối ngoại giữa Ấn Độ với một nước Đông Nam

Á cụ thể.
Thứ tư, các công trình chưa quan tâm đến phản ứng của các nước Đông
Nam Á trước các chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Luận án dành chương 4
và chương 5 để phân tích phản ứng đồng thời đưa ra những nhận xét chính
sách đối ngoại Ấn Độ với Đông Nam Á, chỉ ra sợi dây gắn kết, sự tiếp nối
giữa chính sách đối ngoại của Ấn Độ giai đoạn 1947 đến 1964 và giai đoạn
sau năm 1991.
1.2. Hướng tiếp cận của đề tài
1.2.1. Hướng tiếp cận của chủ nghĩa lý tưởng: chính sách đối ngoại cần
phản ánh những giá trị tư tưởng và đạo đức của mỗi quốc gia và cần giải
quyết xung đột quốc tế bằng con đường hòa bình.
1.2.2. Hướng tiếp cận của chủ nghĩa hiện thực: chính sách đối ngoại phản
ánh lợi ích quốc gia và lợi ích quốc gia phải được ưu tiên, phải được đặt cao
hơn so với các giá trị tư tưởng, đạo đức trong chính sách đối ngoại của mỗi
quốc gia; chiến tranh là điều tất yếu trong quan hệ quốc tế.
Tiểu kết: Chương 1 đã tập trung khảo sát các công trình nghiên cứu khoa học
ở trong nước cũng như ở nước ngoài theo các nhóm vấn đề liên quan đến đề
tài. Việc khảo sát, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế của các


công trình nghiên cứu sẽ là cơ sở để tác giả xây dựng nội dung cụ thể của các
chương tiếp theo trong luận án đồng thời làm nổi bật những đóng góp mới
của luận án so với những nghiên cứu trước đây. Bên cạnh đó, Chương 1 cũng
dành thời lượng nhất định để đưa ra hướng tiếp cận của đề tài bao gồm hướng
tiếp cận của chủ nghĩa lý tưởng và hướng tiếp cận của chủ nghĩa hiện thực
trong nghiên cứu quan hệ quốc tế.
CHƯƠNG 2. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
CỦA ẤN ĐỘ ĐỐI VỚI ĐÔNG NAM Á GIAI ĐOẠN 1947 ĐẾN 1964
2.1. Các nhân tố khách quan
2.1.1. Bối cảnh quốc tế: Chiến tranh Lạnh

Khi Ấn Độ giành được độc lập, Mỹ đang phát động chiến lược Chiến
tranh Lạnh. Trong bối cảnh như thế, chính sách đối ngoại Ấn Độ lúc này
phải gánh vác sứ mệnh: đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ, độc lập và chủ quyền
quốc gia trong bối cảnh một loạt các liên minh quân sự được thành lập, kéo
theo đó là những thủ đoạn chiến lược toàn cầu của 2 cường quốc Xô - Mỹ.
Ở một góc độ nhất định, chính sách trung lập của Ấn Độ nói chung, với
Đông Nam Á nói riêng là lựa chọn chính sách của Nehru nhằm đáp trả lại
Chiến tranh Lạnh.
2.1.2. Bối cảnh khu vực
2.1.2.1. Tại Đông Nam Á: Phong trào giải phóng dân tộc
Khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, các nước Đông Nam Á (trừ
Thái Lan) bị thực dân phương Tây xâm chiếm trở lại. Một lần nữa , Đông
Nam Á chứng kiến làn sóng đấu tranh giải phóng dân tộc dâng cao, lan rộng
khắp khu vực. Thực tiễn lịch sử này của Đông Nam Á chính là một trong
những cơ sở quan trọng hàng đầu để Chính quyền Nehru phát động chủ
trương ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc tại Đông Nam Á.
2.1.2.2. Tại Nam Á: Vị trí địa lý chiến lược của Nam Á và những tính toán
của các cường quốc trong cuộc Chiến tranh Lạnh
Với Mỹ, Nam Á là khu vực đặc biệt quan trọng đối với chiến lược
toàn cầu của nước này. Phía Bắc của khu vực Nam Á là Liên bang Xô Viết
và Trung Quốc. Do vậy, kiểm soát được Nam Á đồng nghĩa với việc xây
dựng được “con đê ngăn chặn làn sóng đỏ” từ phía Bắc tràn xuống. Trong
khi đó, để duy trì vị thế đối trọng với Mỹ, Liên bang Xô Viết tìm cách tranh
thủ sự ủng hộ từ các nước vừa mới giành được độc lập, trong đó có các
nước ở Nam Á. Hơn nữa, Liên Xô hiểu rất rõ kiểm soát khu vực Nam Á


đồng nghĩa với việc khống chế được khu vực Ấn Độ Dương từ đó giám sát
được Trung Đông.
2.1.3. Lợi ích của Đông Nam Á đối với Ấn Độ

Là một trong những khu vực của châu Á, Đông Nam Á gắn liền với lợi
ích của Ấn Độ trên nhiều phương diện như an ninh-chính trị, kinh tế và quan hệ
văn hóa. Chính những lợi ích này của Đông Nam Á đóng vai trò không hề nhỏ
trong quá trình hình thành chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với khu vực giai
đoạn 1947 đến 1964.
2.2. Các nhân tố chủ quan
2.2.1. Bối cảnh của Ấn Độ
Chia cắt tiểu lục địa Nam Á thành Ấn Độ và Pakistan diễn ra đồng
thời với sự kiện Ấn Độ giành được độc lập. Chia cắt tiểu lục địa Nam Á để
lại hậu quả nặng nề đối với cục diện chính trị, xã hội của Ấn Độ lúc bấy giờ,
cũng như mối quan hệ ngoại giao Ấn Độ - Pakistan sau năm 1947. Đều này
ít nhiều ảnh hưởng tới thái độ của Ấn Độ đối với SEATO (Pakistan nắm
quyền thành viên) và quan hệ của Ấn Độ với Indonesia. Bên cạnh bối cảnh
chính trị lúc bấy giờ của Ấn Độ, những giá trị tư tưởng, văn hóa truyền
thống của Ấn Độ như tinh thần khoan dung và tinh thần bất tổn sinh cũng
góp phần chi phối không nhỏ đến chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với
Đông Nam Á (1947-1964).
2.2.2. Vai trò của Nehru
Nehru đóng vai trò chi phối đối với chính trị Ấn Độ nói chung, với lĩnh
vực đối ngoại nói riêng trong giai đoạn nắm quyền thủ tướng. Quan điểm cá
nhân của ông ảnh hưởng sâu sắc đến lĩnh vực đối ngoại. Trước cả khi Ấn
Độ giành được độc lập, Nehru phác họa những định hướng của chính sách
đối ngoại của Ấn Độ trong tương lai, trong đó có đường lối trung lập. Với
Nehru, Ấn Độ là nước lớn, có lịch sử lâu dài với nền văn hóa - văn minh rực
rỡ, cổ xưa. Hơn nữa, trong tâm tưởng của Nehru, nền văn hóa - văn minh
đáng tự hào ấy ít nhiều ảnh hưởng đến các quốc gia trên thế giới, trong đó có
Đông Nam Á. Điều này có nghĩa trong lịch sử, Ấn Độ đã xác lập ảnh hưởng,
vị thế đối với thế giới thông qua những ảnh hưởng văn hóa tới các nước khác.
Do vậy, theo ông Ấn Độ sau ngày độc lập cũng cần theo đuổi một chính sách
đối ngoại độc lập - không lệ thuộc vào suy nghĩ, quyết định và hành động của

các nước lớn - để định vị và tìm kiếm cho Ấn Độ một vị trí nhất định trên
trường quốc tế cũng như đối với Đông Nam Á.
Tiểu kết: Những nhân tố cơ bản chi phối chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối
với Đông Nam Á giai đoạn 1947 đến 1964 bao gồm Chiến tranh Lạnh; phong


trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á; vị trí địa lý chiến lược của
Nam Á và những tính toán của các cường quốc trong cuộc Chiến tranh Lạnh;
tầm quan trọng về mặt an ninh - chiến lược, kinh tế, văn hóa của Đông Nam
Á đối với Ấn Độ; tình hình chính trị của Ấn Độ sau ngày độc lập; những ảnh
hưởng của các giá trị văn hóa, tư tưởng đối với chính sách đối ngoại Ấn Độ.
Nhưng Nehru mới chính là nhân tố đóng vai trò then chốt nhất đối với Chính
sách đối ngoại Ấn Độ với Đông Nam Á giai đoạn tại nhiệm (1947 - 1964).
Bởi ông kết nối tất cả những nhân tố kể trên: nhận thức rất rõ bối cảnh quốc
tế trong giai đoạn đó nói chung và đặc điểm, tình hình chính trị của các nước
Đông Nam Á, Nam Á và Ấn Độ; cũng như ý thức rõ tầm quan trọng của
Đông Nam Á đối với Ấn Độ; lĩnh hội và lựa chọn những giá trị văn hóa, tư
tưởng của Ấn Độ từ thời cổ đại…
CHƯƠNG 3. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CỦA CHÍNH SÁCH
ĐỐI NGOẠI ẤN ĐỘ ĐỐI VỚI ĐÔNG NAM Á GIAI ĐOẠN 1947 ĐẾN 1964
3.1. Mục tiêu của chính sách đối ngoại Ấn Độ đối với Đông Nam Á (1947 - 1964)
3.1.1. Những mục tiêu của chính sách đối ngoại Ấn Độ (1947 - 1964)
Sau ngày độc lập, những mục tiêu cơ bản của chính sách đối ngoại Ấn
Độ bao gồm: thực hiện chính sách đối ngoại độc lập nhằm thúc đẩy hòa bình
và thịnh vượng của thế giới; ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc của các
nước thuộc địa. Tuy nhiên, trước những biến động của bối cảnh trong nước
cũng như những thay đổi trong môi trường khu vực và thế giới, cùng tồn tại
hòa bình giữa các quốc gia có sự khác biệt về hệ thống kinh tế, chính trị và
xã hội và giải quyết các xung đột quốc tế bằng biện pháp hòa bình là những
mục tiêu tiếp theo trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ.

3.1.2. Đông Nam Á trong mục tiêu của chính sách đối ngoại Ấn Độ
(1947 - 1964)
Chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Đông Nam Á (1947 - 1964) là
một bộ phận cấu thành của toàn cảnh chính sách đối ngoại Ấn Độ. Do vậy,
chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Đông Nam Á giai đoạn 1947 đến
1964, về cơ bản, được thực hiện để đạt được những mục tiêu chung của chính
sách đối ngoại Ấn Độ. Mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối
với Đông Nam Á được chứng minh trong mối quan hệ của Ấn Độ với
Indonesia, Việt Nam và Myanmar.
3.2. Nội dung của chính sách đối ngoại Ấn Độ đối với Đông Nam Á
(1947 - 1964)


3.2.1. Hỗ trợ phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa bằng
biện pháp hòa bình: Nghiên cứu trường hợp mối quan hệ Ấn Độ với
Indonesia
Ấn Độ giúp đỡ và ủng hộ to lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc
của Indonesia bằng các biện pháp hòa bình như phản đối chính quyền Anh
gửi lính Ấn Độ tới Indonesia; huy động sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế
dành cho Indonesia; mở kênh phát thanh riêng cho vấn đề độc lập của
Indonesia; hỗ trợ y tế cho Indonesia; gây sức ép với Liên hợp quốc để cơ
quan này nhanh chóng ban hành lệnh ngừng bắn đối với Indonesia; tổ chức
Hội nghị Liên Á bàn về độc lập cho Indonesia…
3.2.2. Khuyếch trương các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình trong quan hệ
với Đông Dương:Nghiên cứu trường hợp mối quan hệ Ấn Độ với Việt
Nam
Sau ngày Ấn Độ giành được độc lập, Nehru mong muốn khẳng định vị
thế và tầm ảnh hưởng đối với Đông Nam Á nói chung, với Đông Dương nói
riêng thông qua giá trị văn hóa, tư tưởng truyền thống của Ấn Độ. Tư tưởng
cùng chung sống hòa bình là giá trị cốt lõi được kết tinh trong Hiệp định

Panchsheel và có dấu ấn trong Hiệp định Geneva. Do vậy, Ấn Độ cương
quyết với mục tiêu thực thi Hiệp định Geneva tại Việt Nam.
3.2.3. Nỗ lực giải quyết xung đột với các nước bằng biện pháp hòa bình:
Nghiên cứu trường hợp mối quan hệ Ấn Độ với Mynamar
Sau khi giành được độc lập từ thực dân Anh, Chính phủ Mynamar ban
hành nhiều đạo luật chống lại Ấn kiều đang sinh sống và làm việc tại
Myanmar như Đạo luật quyền công dân Liên bang (1948), Đạo luật Quốc
hữu hóa ruộng đất (1948), Đạo luật chuyển nhượng ruộng đất (1948)…
Trước bối cảnh đó, Chính phủ Ấn Độ hết sức kiềm chế trước các biện pháp
của Myanmar đối với Ấn kiều đồng thời thể hiện mong muốn giải quyết bất
đồng này bằng con đường thương lượng, ngoại giao. Đặc biệt, Ấn Độ giúp đỡ
Myanmar khi quốc gia Đông Nam Á phải đối mặt trước những khó khăn sau
ngày thực dân Anh trao trả độc lập.
3.2.4. Nỗ lực xây dựng và tăng cường khối cộng đồng châu Á, hướng tới
phong trào không liên kết
Nehru ý thức rất rõ vai trò và vị thế của châu Á trên trường quốc tế.
Trong bối cảnh lưỡng cực của Chiến tranh Lạnh, Nehru khuyến nghị các
nước châu Á cần xây dựng khối đại đoàn kết chung, để cùng nhau tự giải
quyết những vấn đề chung của châu Á mà không cần các nước lớn hỗ trợ. Đó
là lý do, Chính phủ lâm thời Ấn Độ do Nehru lãnh đạo đã đứng ra tổ chức
Hội nghị Liên Á để cùng các nước châu Á khác xây dựng khối đại đoàn kết


châu Á nhằm giải quyết những vấn đề chung. Không dừng lại ở đó, Ấn Độ
cũng đứng ra tổ chức Hội nghị Bandung nhằm mở rộng khối đại đoàn kết Á Phi. Và cuối cùng, Ấn Độ cùng một số nước chủ trương sáng lập phong trào
không liên kết - một cách đáp trả của cộng đồng các nước châu Á và châu Phi
trước bối cảnh Chiến tranh Lạnh.
Tiểu kết: Mỗi mục tiêu trong chính sách đối ngoại Ấn Độ đối với
Đông Nam Á giai đoạn 1947 đến 1964 được minh chứng thông qua một nội
dung cụ thể - mối quan hệ đối ngoại của Ấn Độ với một nước Đông Nam Á

điển hình. Trong mối quan hệ với Indonesia, Ấn Độ chủ trương ủng hộ
phong trào giải phóng dân tộc của quốc gia Đông Nam Á này bằng các biện
pháp hòa bình. Trong quan hệ với Việt Nam, Ấn Độ tìm cách khuyếch
trương các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình vốn được ghi nhận trong Hiệp
định Panchsheel giữa Ấn Độ với Trung Quốc. Trong quan hệ với Myanmar
vốn có bất đồng liên quan đến cộng đồng Ấn kiều, Ấn Độ chủ trương kiềm
chế và giải quyết bất đồng bằng biện pháp thảo luận, ngoại giao... Cuối
cùng, Ấn Độ nỗ lực xây dựng và thúc đẩy khối đại đoàn kết châu Á trong lộ
trình tiến tới Phong trào Không liên kết.
CHƯƠNG 4. PHẢN ỨNG CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á ĐỐI VỚI
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ẤN ĐỘ GIAI ĐOẠN 1947 ĐẾN 1964
4.1. Phản ứng của Indonesia
4.1.1. Giai đoạn 1947 - 1950
Trong bối cảnh thực dân Hà Lan không công nhận nền độc lập của
Indonesia đồng thời tìm cách tái xâm lược Indonesia, hơn ai hết các nhà lãnh
đạo Indonesia muốn được cộng đồng quốc tế công nhận, tiếp theo muốn nhận
được sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế. Do vậy, sự giúp đỡ và ủng hộ to lớn
của Ấn Độ dành cho phong trào giải phóng dân tộc Indonesia đã được
Indonesia chào đón và đánh giá cao.
4.1.2. Giai đoạn 1951 - 1964
Bước sang giai đoạn sau năm 1950, thái độ và quan điểm kể trên của
Indonesia với Ấn Độ dần biến mất. Mối quan hệ Ấn Độ - Indonesia ở giai
đoạn 1951-1961 chứa đựng nhiều bất đồng tiềm ẩn và thực sự bùng phát thành
căng thẳng, xung đột ở giai đoạn sau (1962-1964). Sự căng thẳng leo thang
trong quan hệ Ấn Độ với Indonesia ở giai đoạn sau 1950 được bộc lộ rõ nét
trong chiến tranh biên giới giữa Ấn Độ và quốc gia láng giềng Trung Quốc.
Khi Trung Quốc tấn công vào lãnh thổ của Ấn Độ (20/10/1962), Indonesia từ
chối giúp đỡ Ấn Độ và sau đó ủng hộ quan điểm của Trung Quốc.
4.2. Phản ứng của Việt Nam



4.2.1. Giai đoạn 1947 - 1958
Trước khi Hiệp định Geneva được ký kết, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
cho rằng Ấn Độ chưa thực sự trợ giúp cho phong trào giải phóng dân tộc tại
Việt Nam. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa yêu cầu Ấn Độ giúp đỡ phong trào
giải phóng dân tộc tại Đông Dương nói chung, tại Việt Nam nói riêng. Sau
khi Hiệp định Geneva được ký kết, Bắc Việt Nam đánh giá cao, ủng hộ vai
trò Chủ tịch Ủy ban Quốc tế của Ấn Độ.
4.2.2. Giai đoạn 1959 - 1964
Đây được coi là thời kỳ chứng kiến nhiều khó khăn trong quan hệ Ấn
Độ- Bắc Việt Nam. Với vai trò của Chủ tịch Ủy ban Quốc tế, Ấn Độ phản đối
Bắc Việt Nam trên nhiều vấn đề quan trọng. Khi vấn đề biên giới Ấn - Trung
bắt đầu căng thẳng, Bắc Việt Nam tỏ thái độ trung lập đồng thời kêu gọi cả 2
nước sử dụng các biện pháp ngoại giao để giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên,
khi chiến tranh bùng nổ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đồng tình với quan
điểm giải quyết tranh chấp biên giới của phía Trung Quốc. Quan điểm ủng hộ
của Bắc Việt Nam với Trung Quốc chính là nguyên nhân dẫn tới thái độ
không ủng hộ Bắc Việt Nam của đại biểu Ấn Độ trong Ủy ban Quốc tế.
4.3. Phản ứng của Myanmar
Mặc dù vấn đề Ấn kiều tại Myanmar vẫn chưa được chính phủ 2 nước
giải quyết ổn thỏa, Ấn Độ vẫn giúp đỡ không ít và mong muốn xây dựng
quan hệ hữu nghị với Myanmar. Trước các hành xử của Ấn Độ, Chính phủ
của Thủ tướng U Nu đánh giá cao sự giúp đỡ của phía Ấn Độ nói chung, của
Thủ tướng Nehru nói riêng dành cho Myanmar trong giai đoạn khó khăn sau
ngày quốc gia Đông Nam Á này giành được độc lập. Trong suốt lộ trình leo
thang chiến tranh biên giới Ấn Độ - Trung Quốc, với tư cách là quốc gia láng
giềng của Trung Quốc và Ấn Độ, Myanmar rất cẩn trọng trong từng phát
ngôn và đặc biệt không đưa ra bất kỳ tuyên bố nào khẳng định tính đúng sai
của hai bên liên quan. Đối với cuộc chiến tranh biên giới Ấn - Trung,
Myanmar duy trì và thực thi quan điểm trung lập - vốn là nguyên tắc cơ bản

và nền tảng trong chính sách đối ngoại của nước này.
Tiểu kết: Trước các chính sách đối ngoại cụ thể của Ấn Độ, các nước Đông
Nam Á có phản ứng khác nhau đối với chính sách đối ngoại của Ấn Độ tùy
thuộc vào từng giai đoạn. Ở giai đoạn đầu, các nước Đông Nam Á đánh giá
cao và ủng hộ chính sách đối ngoại của Ấn Độ: Indonesia đánh giá cao sự giúp
đỡ của Ấn Độ dành cho phong trào giải phóng dân tộc của Indonesia (19451950); tương tự, trước sự ủng hộ và giúp đỡ của Ấn Độ đối với công cuộc xây
dựng đất nước sau ngày giành được độc lập, Myanmar đánh giá cao sự giúp đỡ


của Ấn Độ; trong khi đó, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đồng tình và đánh giá
cao chủ trương cùng chung sống hòa bình của Ấn Độ (1959-1964). Tuy nhiên,
ở giai đoạn sau, các nước Đông Nam Á không duy trì quan điểm như trên đối
với Ấn Độ. Xung đột biên giới Ấn - Trung trở thành chất thử cho thấy phản
ứng của các nước Đông Nam Á đối với Ấn Độ: Indonesia và Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa đồng loạt lên tiếng ủng hộ quan điểm và hướng giải quyết xung
đột của Trung Quốc, Myanmar kiên trì đường lối trung lập trong việc thể hiện
quan điểm trước Chiến tranh biên giới Trung - Ấn.
CHƯƠNG 5. NHẬN XÉT VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ẤN ĐỘ
ĐỐI VỚI ĐÔNG NAM Á GIAI ĐOẠN 1947 ĐẾN 1964 VÀ LIÊN HỆ
VỚI CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ẤN ĐỘ VỚI ĐÔNG NAM Á
Ở GIAI ĐOẠN SAU
5.1. Nhận xét về chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Đông Nam Á
(1947 - 1964)
5.1.1. Mục tiêu bao trùm của chính sách đối ngoại Ấn Độ với Đông Nam Á
Tìm kiếm tiếng nói, vai trò, vị thế đối với Đông Nam Á là mục tiêu bao
trùm chi phối toàn cục những mục tiêu kể trên. Khi Ấn Độ mới giành được
độc lập, Liên bang Xô Viết và Mỹ đang giành giật, bảo vệ phạm vi ảnh
hưởng của mình thông qua cuộc Chiến tranh Lạnh. Cũng trong bối cảnh ấy,
châu Á, châu Phi nói chung, các nước ở Đông Nam Á nói riêng đang vật lộn
với phong trào giải phóng dân tộc, sau đó dần giành được độc lập từ thực dân

phương Tây. Ấn Độ lựa chọn con đường trung lập, giải quyết xung đột quốc
tế bằng biện pháp hòa bình điều này được minh chứng rõ trong quan hệ với
Indonesia, Việt Nam và Myanmar. Hơn nữa, Ấn Độ tìm cách tập hợp các
nước mới giành được độc lập không chỉ ở Đông Nam Á, mà rộng hơn là ở
châu Á và châu Phi thành những diễn đàn khu vực và quốc tế như Hội nghị
Liên Á (1947), Hội nghị Á Phi (1955) và Phong trào Không liên kết (1961)
để tranh thủ sự ủng hộ của các nước nhỏ, các nước mới giành được độc lập
nhằm tìm kiếm tiếng nói, vị thế cho Ấn Độ.
5.1.2. Phương tiện thực hiện mục tiêu trong chính sách đối ngoại Ấn Độ
với Đông Nam Á (1947-1964)
Khác với các cường quốc lúc bấy giờ đang chứng minh vị thế quốc gia
bằng sức mạnh kinh tế, quân sự như Mỹ và Liên bang Xô Viết, Ấn Độ tìm
kiếm tiếng nói, vị thế của mình bằng con đường hòa bình, bao gồm các
phương pháp hòa giải (ngoại giao), nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình
(panchsheel) và nguyên tắc không liên kết.


5.1.3. Đặc trưng của chính sách đối ngoại Ấn Độ đối với Đông Nam Á
(1947-1964)
Phương thức thực hiện mục tiêu trong chính sách đối ngoại Ấn Độ đối
với Đông Nam Á giai đoạn từ 1947-1964 là phương pháp ngoại giao, nguyên
tắc cùng tồn tại hòa bình và nguyên tắc không liên kết. Cả ba phương thức
này được xây dựng trên nền tảng là các giá trị văn hóa và tư tưởng truyền
thống của Ấn Độ, điển hình phải kể đến tinh thần khoan dung và tinh thần
bất bạo động (bất tổn sinh).
5.1.4. Kết quả của chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Đông Nam Á
(1947- 1964)
1947-1961 là giai đoạn chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Đông Nam
Á thành công trong việc xây dựng hình ảnh của một quốc gia yêu chuộng hòa
bình, mong muốn cùng chung sống hòa bình với tất cả các quốc gia và chủ

trương giải quyết bất đồng bằng con đường ngoại giao. Từ 1947-1961, Ấn
Độ thiếu vắng chính sách với Đông Nam Á ở 3 năm cuối cùng (1962-1964).
Đặc biệt, sự bùng phát của chiến tranh biên giới Trung - Ấn và thất bại của
Ấn Độ trong cuộc chiến tranh này đồng nghĩa với thất bại của Ấn Độ trong
Chính sách đối ngoại với Đông Nam Á.
5.1.5. Nguyên nhân của sự thành công và thất bại trong Chính sách đối
ngoại của Ấn Độ đối với Đông Nam Á (1947 - 1964)
Thành công của chính sách đối ngoại của Ấn Độ (1947-1961) chịu sự
chi phối chủ yếu từ nhân tố Nehru. Không chỉ định hướng mục tiêu cho chính
sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Đông Nam Á, Nehru là người chi phối toàn
cục chính trị Ấn Độ trong giai đoạn cầm quyền, đồng thời nắm giữ vai trò
quyết định đối với việc hoạch định, thực hiện và triển khai các nội dung trong
chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Đông Nam Á. Trong khi đó, sự thất
bại trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Đông Nam Á ở những năm
cuối (1962-1964) chịu sự chi phối bởi nhân tố Trung Quốc.
5.1.6. Hướng tiếp cận của Chính sách đối ngoại Ấn Độ với Đông Nam Á
(1947-1964)
Chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Đông Nam Á (1947-1964) phản
ánh yếu tố lợi ích quốc gia. Tuy nhiên, phương thức thực hiện chính sách đối
ngoại để đạt được lợi ích quốc gia của Ấn Độ có sự khác biệt so với phương
thức thực thi của các cường quốc lúc bấy giờ như Mỹ và Liên bang Xô Viết
hay các nước lớn như Trung Quốc. Các cường quốc và nước lớn dùng sức
mạnh quân sự, sức mạnh kinh tế để mưu cầu lợi ích quốc gia trong khi Ấn Độ
dùng các phương thức ngoại giao giống như những gì Ấn Độ đã thực hiện


trong chính sách đối ngoại với Đông Nam Á (1947-1964). Do vậy, chính sách
đối ngoại của Ấn Độ với Đông Nam Á (1947 - 1964) vừa phản ánh hướng
tiếp cận của chủ nghĩa hiện thực vừa phản ánh hướng tiếp cận của chủ nghĩa
lý tưởng.

5.2. Liên hệ chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Đông Nam Á ở giai đoạn sau
5.2.1. Giai đoạn 1965 - 1990
Mối quan hệ Ấn Độ - Đông Nam Á luôn ở trong tình trạng sóng gió,
nghi kỵ và căng thẳng. Điều này bắt nguồn từ khó khăn trong nước của Ấn
Độ; quan điểm của Ấn Độ trước sự ra đời của ASEAN; sự giúp đỡ của Ấn Độ
dành cho Việt Nam trong vấn đề Campuchia; mối quan hệ Ấn Độ với Xô
Viết; các hoạt động tăng cường quân sự của Ấn Độ ở cuối thập niên 80.
5.2.2. Giai đoạn 1991 - 2017
Vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX, Chính phủ Ấn Độ dưới thời
Thủ tướng P.V.Narasimha Rao phát động Chính sách “Hướng Đông” cho khu
vực châu Á - Thái Bình Dương với tâm điểm là khu vực Đông Nam Á. Sau
khi tuyên thệ nhậm chức (5/2014), Thủ tướng Narendra Modi đổi tên chính
sách “Hướng Đông” thành Chính sách “Hành động hướng Đông”. Dù ở
trong bất kỳ giai đoạn nào của Chính sách “Hướng Đông” hay “Hành động
hướng Đông”, Ấn Độ rất quan tâm đến vấn đề tranh chấp lãnh thổ tại Biển
Đông giữa một số nước Đông Nam Á và Trung Quốc. Dù không nắm giữ
phần lãnh hải thuộc Biển Đông, lợi ích của Ấn Độ gắn liền với khu vực này.
Điều này thể hiện ở thái độ và chính sách của Ấn Độ đối với các nước Đông
Nam Á thuộc duyên hải Biển Đông. Các chính sách, quan điểm và lợi ích của
nước này tại đây, cho thấy mối liên hệ về hướng tiếp cận giữa chính sách đối
ngọai của Ấn Độ với Đông Nam Á giai đoạn 1947 đến 1964 và chính sách
đối ngoại của Ấn Độ với khu vực này ở giai đoạn 1991-2017.
Tiểu kết: Để tìm kiếm tiếng nói, ảnh hưởng ở Đông Nam Á, Ấn Độ sử dụng
và đề cao phương thức giải quyết xung đột bằng các biện pháp ngoại giao,
không sử dụng đến vũ lực - vốn bắt nguồn giá trị văn hóa, tư tưởng đạo đức
truyền thống của Ấn Độ như tinh thần khoan dung tôn giáo và tư tưởng bất tổn
sinh. Với phương thức và đặc trưng như trên, chính sách đối ngoại của Ấn Độ
với Đông Nam Á xây dựng thành công hình ảnh một quốc gia yêu chuộng hòa
bình, nỗ lực làm cầu nối hòa giải và tăng cường sự hiểu biết giữa các quốc gia
(1947-1961). Trong 3 năm cuối cùng (1962-1964), do sự chi phối chủ yếu của

nhân tố Trung Quốc, chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Đông Nam Á thất
bại khi các quốc gia Đông Nam Á đồng loạt tỏ thái độ trung lập trước chiến
tranh biên giới Ấn - Trung hoặc ủng hộ Trung Quốc (ngoại trừ Malaysia ủng


hộ Ấn Độ). Một mặt chính sách đối ngoại Ấn Độ với Đông Nam Á (19471964) phản ánh hướng tiếp cận của chủ nghĩa lý tưởng do sử dụng phương
thức ngoại giao để đạt được mục tiêu và các phương thức này được xây dây
dựng trên nền tảng là các giá trị văn hóa, tư tưởng và đạo đức. Mặt khác, chính
sách đối ngoại của Ấn Độ với Đông Nam Á (1947-1964) phản ánh hướng tiếp
cận của chủ nghĩa hiện thực do bị chi phối bởi yếu tố lợi ích quốc gia trong
quá trình hoạch định chính sách nói chung, thực thi chính sách với từng quốc
gia cụ thể ở Đông Nam Á nói riêng. Sự kết hợp giữa hướng tiếp cận của chủ
nghĩa lý tưởng và chủ nghĩa hiện thực trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ
với Đông Nam Á (1947-1964) vẫn được duy trì trong các chủ trương, đường
lối đối ngoại của Ấn Độ với Đông Nam Á ở giai đoạn sau 1991, cụ thể thông
qua quan điểm của Ấn Độ đối với tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông.


KẾT LUẬN
Nghiên cứu về Chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Đông Nam Á từ
1947 đến 1964 - giai đoạn nắm quyền của Thủ tướng Jawaharlal Nehru - cho
thấy Đông Nam Á đóng vai trò quan trọng đối với lợi ích an ninh - chiến
lược, kinh tế của Ấn Độ. Do vậy, ngay từ khi giành được độc lập - thời điểm
phải đối mặt trước vô vàn những hệ lụy nảy sinh từ sự kiện chia tách tiểu luc
địa Nam Á cũng như phải dồn tâm lực, trí lực cho công cuộc xây dựng đất
nước - nhưng Chính phủ Ấn Độ đã theo đuổi nhiều quyết sách quan trọng đối
với Đông Nam Á. Luận án Chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Đông
Nam Á giai đoạn 1947 đến 1964 được tổng kết thành 6 điểm chính như sau:
Thứ nhất, Chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Đông Nam Á giai đoạn
1947 đến 1964 được lý giải thông qua hai nhóm nhân tố: nhóm nhân tố chủ

quan và nhóm nhân tố khách quan. Các nhân tố khách quan bao gồm những
sự kiện, biến cố diễn ra bên ngoài đường biên giới của Ấn Độ. Tuy nhiên,
những sự kiện như thế lại có sức tác động to lớn, nếu không muốn nói là góp
phần quyết định đối với các chính sách đối ngoại của Ấn Độ ở bất kỳ một
giai đoạn nào, chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời lãnh đạo của Thủ
tướng Nehru không phải là ngoại lệ. Nhóm nhân tố khách quan của chính
sách đối ngoại của Ấn Độ với Đông Nam Á giai đoạn 1947 đến 1964 bao
gồm Chiến tranh Lạnh, phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cũng
như tầm quan trọng của vị trí địa lý chiến lược của Nam Á trong những tính
toán của các cường quốc trong cuộc Chiến tranh Lạnh, và lợi ích của khu
vực này trên phương diện an ninh - chiến lược, kinh tế và văn hóa đối với Ấn
Độ. Bên cạnh những nhân tố khách quan kể trên, những nhân tố chủ quan nảy
sinh bên trong Ấn Độ cũng góp phần đóng vai trò then chốt trong việc định
hình và chi phối chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Đông Nam Á
(1947-1964). Những nhân tố chủ quan bao gồm bối cảnh của Ấn Độ tại thời
điểm nước này thực thi các chính sách đối với Đông Nam Á (tình hình chính
trị của Ấn Độ cùng với truyền thống văn hóa, tư tưởng của Ấn Độ) và vai trò
của Thủ tướng Nehru (tầm quan trọng của Nehru đối với chính trị Ấn Độ nói
chung, với lĩnh vực đối ngoại nói riêng và quan điểm, thế giới quan của ông
đối với lĩnh vực đối ngoại và đối với Đông Nam Á).
Thứ hai, là bộ phận cấu thành trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ,
chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Đông Nam Á giai đoạn 1947 đến 1964
được triển khai nhằm đạt được những mục tiêu chung trong chính sách đối
ngoại của Ấn Độ. Mỗi mục tiêu trong chính sách đối ngoại Ấn Độ đối với
Đông Nam Á giai đoạn 1947 đến 1964 được minh chứng thông qua một nội
dung cụ thể - mối quan hệ đối ngoại của Ấn Độ với một nước Đông Nam Á
tiêu biểu. Trong mối quan hệ với Indonesia, Ấn Độ chủ trương ủng hộ phong
trào giải phóng dân tộc của quốc gia Đông Nam Á này bằng các biện pháp



hòa bình như phản đối chính quyền Anh gửi lính Ấn Độ tới Indonesia; huy
động sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế dành cho Indonesia; mở kênh phát
thanh riêng cho vấn đề độc lập của Indonesia; hỗ trợ y tế cho Indonesia; gây
sức ép với Liên hợp quốc để cơ quan này nhanh chóng ban hành lệnh ngừng
bắn đối với Indonesia; tổ chức Hội nghị Liên Á bàn về độc lập cho
Indonesia…Trong quan hệ với Việt Nam, Ấn Độ tìm cách khuyếch trương
các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình vốn được ghi nhận trong Hiệp định
Panchsheel giữa Ấn Độ với Trung Quốc. Trong quan hệ với Myanmar vốn có
bất đồng liên quan đến cộng đồng Ấn kiều, Ấn Độ chủ trương kiềm chế và
giải quyết bất đồng bằng biện pháp thảo luận, ngoại giao... Cuối cùng, Ấn
Độ nỗ lực xây dựng và thúc đẩy khối đại đoàn kết châu Á trong lộ trình tiến
tới Phong trào Không liên kết.
Thứ ba, trước các nội dung chính sách kể trên của Ấn Độ, các nước
Đông Nam Á có phản ứng khác nhau đối với chính sách đối ngoại của Ấn Độ
tùy thuộc vào từng giai đoạn cụ thể. Với Indonesia, phản ứng của nước này
đối với chính sách đối ngoại của Ấn Độ được chia làm 2 giai đoạn. Ở giai
đoạn trước năm 1950, Indonesia chào đón và đánh giá cao sự giúp đỡ của Ấn
Độ. Trong khi đó ở giai đoạn sau năm 1950, quan hệ Ấn Độ - Indonesia nảy
sinh nhiều căng thẳng, bất đồng. Ban đầu, Indonesia có xu hướng trung lập
trước chiến tranh biên giới Ấn - Trung nhưng dần dần sau đó chuyển sang
thái độ ủng hộ phía Trung Quốc. Với Việt Nam, phản ứng của nước này đối
với các quyết sách của Ấn Độ được chia làm 3 giai đoạn. Ở giai đoạn trước
năm 1954, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhiều lần lên tiếng yêu cầu Ấn Độ
công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là chính phủ hợp pháp trên toàn lãnh
thổ Việt Nam. Ở giai đoạn từ năm 1954-1958, Bắc Việt Nam ủng hộ nguyên
tắc cùng chung sống hòa bình của Ấn Độ vốn có nhiều điểm tương đồng
trong Hiệp định hòa bình Geneva. Ở giai đoạn 1959-1964, Bắc Việt Nam ban
đầu thể hiện quan điểm trung lập đối với căng thẳng leo thang trong quan hệ
Ấn Độ - Trung Quốc, nhưng cuối cùng chuyển hướng ủng hộ cho những
tuyên bố và hướng giải quyết của Trung Quốc trong vấn đề biên giới Ấn Trung. Với Myanmar - quốc gia Đông Nam Á duy nhất có chung biên giới

đất liền với Ấn Độ, phản ứng của Myanmar có phần khác biệt so với phản
ứng của Indonesia và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trước sự ủng hộ và giúp
đỡ của Ấn Độ đối với công cuộc xây dựng đất nước sau ngày giành được độc
lập, Myanmar đánh giá và chào đón sự giúp đỡ của Ấn Độ. Và trước xung
đột biên giới Ấn - Trung, Myanmar trước sau duy trì thái độ trung lập - không
ủng hộ Trung Quốc cũng không bênh vực Ấn Độ.
Thứ tư, luận án đã phân tích và chứng minh mục tiêu chung, phương
tiện, đặc trưng, kết quả và những nhân tố chi phối đến kết quả của chính sách
đối ngoại Ấn Độ với Đông Nam Á (1947-1964). Mục tiêu chung chi phối


×