Tải bản đầy đủ (.pdf) (263 trang)

(Luận án tiến sĩ) Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 263 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ THU THỦY

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUÂN THỦ THUẾ CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 12 NĂM 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ THU THỦY

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUÂN THỦ THUẾ CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ


Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
MÃ SỐ: 9 34 02 01
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN NGỌC THẠCH

TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 12 NĂM 2022


i

LỜI CAM ĐOAN
Luận án này chưa từng được trình nộp để lấy học vị Tiến sĩ tại bất cứ một cơ
sở đào tạo nào. Luận án này là cơng trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã được công bố trước
đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn
nguồn đầy đủ trong luận án.
TP. HCM, ngày 06 tháng 12 năm 2022

Lê Thu Thủy


ii

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu, quý thầy cô, đặc biệt là
quý thầy cô trực tiếp giảng dạy lớp nghiên cứu sinh K24 đã nhiệt tình giảng dạy,
truyền đạt kinh nghiệm và hỗ trợ cho tác giả trong suốt thời gian theo học tại
Trường. Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn và lịng kính trọng tới giảng viên hướng dẫn
khoa học Thầy PGS. TSKH. Nguyễn Ngọc Thạch đã rất tâm huyết ủng hộ, động
viên, khuyến khích và chỉ dẫn tận tình cho tác giả thực hiện và hoàn thành luận án
này.

Tác giả cũng bày tỏ lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và cán bộ tại các Chi cục
thuế tỉnh Đồng Nai, các cán bộ, công chức đã tham gia trả lời phỏng vấn, khảo sát
của tác giả. Tác giả cũng cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận
lợi cho tác giả hoàn thành luận án.
Tác giả dù đã hết sức nỗ lực nhưng luận án chắc chắn không thể tránh được
những khiếm khuyết, rất mong nhận đươc những ý kiến đóng góp chân thành của
Quý Thầy Cô và bạn bè.
Trân trọng cảm ơn!
TP. HCM, ngày 06 tháng 12 năm 2022
Tác giả

Lê Thu Thủy


iii

TĨM TẮT LUẬN ÁN
Tn thủ thuế ln là vấn đề được các nhà hoạch định chính sách, các nhà
kinh tế, các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý rất quan tâm. Tn thủ thuế đã có
khơng ít các cơng trình nghiên cứu trong nước và nước ngồi tập trung xem xét các
khía cạnh lý luận và thực tiễn. Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tác động
mạnh đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để gia tăng sự tuân thủ thuế của
doanh nghiệp là một trong những vấn đề lớn và quan trọng nhất trong lĩnh vực thuế
mà ngành thuế quan tâm, ln hồn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý thuế.
Với những vấn đề trình bày ở trên, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài với
tên “Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai”. Luận án đã xây dựng quy trình nghiên cứu được thực hiện
thơng qua 10 bước trong đó hàm chứa hai phương pháp nghiên cứu định tính và
định lượng. Nghiên cứu định tính là tham khảo các nghiên cứu trong và ngồi nước
trước đó có liên quan tới vấn đề nghiên cứu. Kế đến, tác giả nghiên cứu định lượng

được tiến hành thiết kế thang đo cho bảng câu hỏi nghiên cứu, diễn đạt và mã hoá
lại thang đo, thu thập và phân tích dữ liệu của 1,000 người nộp thuế (1,000 doanh
nghiệp nhỏ và vừa) tại 5 Chi cục thuế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Tác giả tiến hành kiểm định độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số
Cronbach Alpha, phân tích EFA. Đồng thời phân tích mối quan hệ giữa các biến
độc lập và biến phụ thuộc. Các thang đo và mơ hình đều phù hợp để đưa vào kiểm
định giả thuyết. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định và mơ hình cấu trúc cho thấy
các chỉ số đạt yêu cầu. Các chỉ số bao gồm: chi bình phương điều chỉnh theo bậc tự
do (CMIN/df), chỉ số thích hợp so sánh CFI, chỉ số TLI và chỉ số RMSEA đạt yêu
cầu và 8/8 giả thuyết nghiên cứu được ủng hộ với mức ý nghĩa là 5 %.
Luận án đã đề xuất hàm ý chính sách gồm 8 nhóm khuyến nghị mà ngành
thuế cũng như doanh nghiệp cần ưu tiên thực hiện, bao gồm: Chính sách thuế, kinh
tế, cảm nhận chất lượng dịch vụ thuế, sự quản lý của cơ quan thuế, cấu trúc hệ
thống thuế, ngành nghề kinh doanh, xã hội và đặc điểm của doanh nghiệp. Với
những hàm ý chính sách này góp phần nâng cao tính tn thủ thuế của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.
Từ khóa: Thuế, tn thủ thuế, chính sách thuế, doanh nghiệp nhỏ và vừa.


iv

ABSTRACT
Increasing the tax compliance of businesses is one of the most significant
and essential issues in the tax field that the tax industry cares about, constantly
perfecting and improving the efficiency of tax administration. Tax compliance has
always been the great interest to policymakers, economists, researchers, and
managers. Tax compliance has had many domestic and foreign studies focusing on
theoretical and practical aspects, especially in the context of the Covid-19
pandemic's strong impact on business activities.
The dissertation has built a research process carried out through 10 steps,

containing two methods of qualitative and quantitative research. Qualitative
research references previous domestic and foreign studies related to the research
problem. With the abovementioned issues, the author researches the topic "Factors
affecting tax compliance of small and medium enterprises in Dong Nai province".
Next, the quantitative research author conducted to design a scale for the research
questionnaire, interpreted and re-coded the scale, and collected and analyzed data
of 1,000 taxpayers (1,000 small and medium enterprises) at five Tax Departments
in Dong Nai province.
The scales and models are suitable for hypothesis testing. The author tested
the reliability of the rankings by Cronbach Alpha and EFA analysis. Also, analyze
the relationship between independent and dependent variables. The confirmatory
factor analysis results and the structural model show that the indicators meet the
requirements. Indicators include chi-squared adjusted for degrees of freedom
(CMIN/df), CFI comparative fitness index, satisfactory TLI and RMSEA index,
and 8/8 supported research hypotheses at a significance level of 5%.
The dissertation has proposed policy implications, including 8 groups of
recommendations that the tax industry and businesses need to prioritize: Tax
policy, economy, perception of tax service quality, the management of tax
agencies, tax system structure, business type, society, and characteristics of
enterprises. These policy implications will improve the tax compliance of small and
medium enterprises in Dong Nai province in the coming time.
Keywords: Tax, tax compliance, tax policy, small and medium enterprises.


v

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn

Tóm tắt luận án
Danh mục từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 4
1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................................... 4
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................... 4
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 5
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 5
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 5
1.5 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 6
1.6 Đóng góp mới của đề tài ................................................................................ 7
1.6.1 Đóng góp về mặt học thuật .................................................................... 7
1.6.2 Đóng góp về mặt thực tiễn chính sách ................................................... 7
1.7 Bố cục của đề tài ............................................................................................. 8
Tóm tắt chương 1 ........................................................................................... 8
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ................ 9
2.1 Các lý thuyết nền tảng ..................................................................................... 9
2.1.1 Lý thuyết hành vi tuân thủ thuế ............................................................. 9
2.1.2 Lý thuyết hành vi không tuân thủ thuế ................................................ 11
2.1.3 Lý thuyết tâm lý hành vi phổ biến ....................................................... 13
2.1.4 Lý thuyết răn đe hoặc mơ hình răn đe kinh tế ..................................... 14
2.1.5 Lý thuyết triển vọng ............................................................................. 15
2.2 Các khái niệm liên quan đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa .... 15


vi


2.2.1 Khái niệm thuế ..................................................................................... 15
2.2.2 Khái niệm về tuân thủ thuế .................................................................. 18
2.2.3 Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................... 22
2.3 Phân loại, quy trình và các tiêu chí đánh giá tuân thủ thuế ............................ 24
2.3.1 Phân loại tuân thủ thuế ......................................................................... 24
2.3.2 Quy trình tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................ 27
2.3.3 Các tiêu chí đánh giá tính tuân thủ thuế của doanh nghiệp ................. 29
2.4 Các yếu tố tác động đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa ............ 32
2.4.1 Yếu tố ngành nghề kinh doanh ......................................................... 32
2.4.2 Yếu tố kinh tế ..................................................................................... 32
2.4.3 Yếu tố xã hội ...................................................................................... 33
2.4.4 Yếu tố chính sách thuế ...................................................................... 34
2.4.5 Yếu tố sự quản lý của cơ quan thuế ................................................. 35
2.4.6 Yếu tố đặc điểm của doanh nghiệp .................................................. 36
2.4.7 Cảm nhận chất lượng dịch vụ thuế .................................................. 37
2.4.8 Cấu trúc hệ thống thuế ...................................................................... 38
2.5 Lược khảo các cơng trình nghiên cứu liên quan ....................................... 39
2.5.1 Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi ................................................ 39
2.5.2 Các cơng trình nghiên cứu trong nước ................................................. 43
2.6 Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................... 47
2.7 Mơ hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................... 49
2.7.1 Cơ sở xây dựng mơ hình nghiên cứu ................................................... 49
2.7.2 Các giả thuyết nghiên cứu ................................................................ 50
2.7.3 Mơ hình nghiên cứu đề xuất ............................................................. 56
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 58
3.1 Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 58
3.2 Nghiên cứu định tính ...................................................................................... 61
3.2.1 Kết quả nghiên cứu định tính .............................................................. 61
3.2.2 Kết quả thảo luận nhóm ...................................................................... 66

3.2.3 Thiết kế bảng câu hỏi ........................................................................... 68
3.2.4 Kết quả kiểm định thang đo thông qua định lượng sơ bộ .................... 68


vii

3.2.5 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ...................................................... 74
3.3 Nghiên cứu định lượng chính thức ................................................................. 76
3.3.1 Khái quát về nghiên cứu chính thức .................................................... 76
3.3.2 Thu thập dữ liệu ................................................................................... 78
3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................... 78
Tóm tắt chương 3 ......................................................................................... 81
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 82
4.1 Phân tích thực trạng về tuân thủ thuế của các doanh nghiệp .......................... 82
4.1.1 Giới thiệu tổng quan về tỉnh Đồng Nai ................................................ 82
4.1.2 Thực trạng về tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ........... 87
4.2 Kết quả nghiên cứu.......................................................................................... 90
4.2.1 Thống kê mô tả đối tượng phỏng vấn .................................................. 90
4.2.2 Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha ................................................ 95
4.2.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) và nhân tố khẳng định (CFA).... 100
4.2.4 Phân tích mơ hình cấu trúc SEM ....................................................... 109
4.2.5 Phân tích phương sai ANOVA .......................................................... 113
4.2.6 Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm (T test) theo giới tính........... 115
4.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu ....................................................................... 115
Tóm tắt chương 4 ....................................................................................... 120
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............................... 121
5.1 Kết luận ......................................................................................................... 121
5.2 Hàm ý chính sách .......................................................................................... 123
5.2.1 Định hướng phát triển hệ thống thuế đến năm 2030.......................... 123
5.2.2 Hàm ý chính sách về chính sách thuế ................................................ 126

5.2.3 Hàm ý chính sách về yếu tố kinh tế ................................................... 128
5.2.4 Hàm ý chính sách về cảm nhận chất lượng dịch vụ thuế ................... 130
5.2.5 Hàm ý chính sách về sự quản lý của cơ quan thuế ............................ 132
5.2.6 Hàm ý chính sách về cấu trúc hệ thống thuế ..................................... 134
5.2.7 Hàm ý chính sách về ngành nghề kinh doanh.................................... 136
5.2.8 Hàm ý chính sách về yếu tố xã hội .................................................... 138
5.2.9 Hàm ý chính sách về đặc điểm của doanh nghiệp ..................................... 140


viii

5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo .............................. 142
5.3.1 Hạn chế của nghiên cứu ..................................................................... 142
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................... 143
Tóm tắt chương 5 ....................................................................................... 143
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ i
PHỤ LỤC ............................................................................................................ v-xxx


ix

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu

Tiếng Việt

Tiếng Anh

ANOVA


Phân tích phương sai

Analysis of variance

Cảm nhận chất lượng dịch vụ

Feel the quality of tax

thuế

service

CST

Chính sách thuế

Policy of tax

DDDN

Đặc điểm của doanh nghiệp

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Small and medium enterprise

EFA


Phân tích nhân tố khám phá

Exploratory factor analysis

FL

Nhân tố tải

Factor loading

HTT

Cấu trúc hệ thống thuế

KMO

Hệ số KMO

Kaiser - Meyer – Olkin

KT

Kinh tế

Economy

NNKD

Ngành nghề kinh doanh


Business type

NSNN

Ngân sách nhà nước

State budget

QLT

Sự quản lý của cơ quan thuế

SEM

Mơ hình cấu trúc tuyến tính

Structural equation model

Sig.

Mức ý nghĩa

Significant

Phần mềm thống kê trong khoa

Statistic Package for Social

học xã hội


Sciences

TTT

Tuân thủ thuế

Tax compliance

XH

Xã hội

Society

CLDV

SPSS

Characteristics of the
business

The structure of the tax
system

The management of the tax
authorities


x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Mô tả các cách tiếp cận khác nhau về tuân thủ thuế ............................... 21
Bảng 2.2: Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến tuân thủ thuế ...................... 49
Bảng 3.1: Bảng thể hiện kết quả thảo luận 30 nhà quản lý liên quan đến thuế ....... 61
Bảng 3.2: Kết quả nghiên cứu định tính có điều chỉnh ............................................ 62
Bảng 3.3: Cronbach’s Alpha của yếu tố ngành nghề kinh doanh ............................ 69
Bảng 3.4: Cronbach’s Alpha của yếu tố kinh tế ...................................................... 69
Bảng 3.5: Cronbach’s Alpha của yếu tố xã hội........................................................ 70
Bảng 3.6: Cronbach’s Alpha của yếu tố chính sách thuế ........................................ 70
Bảng 3.7: Cronbach’s Alpha của yếu tố sự quản lý của cơ quan thuế..................... 71
Bảng 3.8: Cronbach’s Alpha của yếu tố đặc điểm của doanh nghiệp...................... 71
Bảng 3.9: Cronbach’s Alpha của cảm nhận chất lượng dịch vụ thuế ...................... 72
Bảng 3.10: Cronbach’s Alpha của yếu tố cấu trúc hệ thống thuế ............................ 73
Bảng 3.11: Cronbach’s Alpha của yếu tố tuân thủ thuế .......................................... 73
Bảng 3.12: Kết quả về chỉ số KMO and Bartlett's Test ........................................... 74
Bảng 3.13: Kết quả về phương sai trích các nhân tố ............................................... 74
Bảng 3.14: Bảng ma trận hệ số tải nhân tố .............................................................. 75
Bảng 4.1: Cơ cấu mẫu theo đối tượng trả lời ........................................................... 90
Bảng 4.2: Cơ cấu mẫu theo giới tính ....................................................................... 90
Bảng 4.3: Cơ cấu mẫu theo tình trạng lĩnh vực hoạt động ...................................... 91
Bảng 4.4: Cơ cấu mẫu theo độ tuổi .......................................................................... 91
Bảng 4.5: Cơ cấu mẫu theo số vốn đăng ký doanh nghiệp ...................................... 92
Bảng 4.6: Cơ cấu mẫu theo doanh thu ..................................................................... 92
Bảng 4.7: Cơ cấu mẫu theo thời gian đóng thuế ...................................................... 93
Bảng 4.8: Thống kê mô tả mẫu về tuân thủ thuế ..................................................... 93
Bảng 4.9: Thống kê mô tả mẫu về các yếu tố tác động đến tuân thủ thuế............... 94
Bảng 4.10: Cronbach’s Alpha của yếu tố ngành nghề kinh doanh .......................... 95
Bảng 4.11: Cronbach’s Alpha của yếu tố kinh tế .................................................... 95
Bảng 4.12: Cronbach’s Alpha của yếu tố xã hội...................................................... 96
Bảng 4.13: Cronbach’s Alpha của yếu tố chính sách thuế ...................................... 96



xi

Bảng 4.14: Cronbach’s Alpha của yếu tố cơ quan thuế ........................................... 97
Bảng 4.15: Cronbach’s Alpha của yếu tố đặc điểm của doanh nghiệp.................... 97
Bảng 4.16: Cronbach’s Alpha của yếu tố chất lượng dịch vụ thuế ......................... 98
Bảng 4.17: Cronbach’s Alpha của yếu tố cấu trúc hệ thống thuế ............................ 98
Bảng 4.18: Cronbach’s Alpha của yếu tố tuân thủ thuế .......................................... 99
Bảng 4.19: Phân tích nhân tố khám phá của ngành nghề kinh doanh ................... 100
Bảng 4.20: Phân tích nhân tố khám phá của yếu tố kinh tế ................................... 100
Bảng 4.21: Phân tích nhân tố khám phá của yếu tố xã hội .................................... 101
Bảng 4.22: Phân tích nhân tố khám phá của chính sách thuế ................................ 101
Bảng 4.23: Phân tích nhân tố khám phá của cơ quan thuế .................................... 102
Bảng 4.24: Phân tích nhân tố khám phá của đặc điểm của doanh nghiệp ............. 102
Bảng 4.25: Phân tích nhân tố khám phá của chất lượng dịch vụ thuế ................... 103
Bảng 4.26: Phân tích nhân tố khám phá của cấu trúc hệ thống thuế ..................... 103
Bảng 4.27: Phân tích nhân tố khám phá của tuân thủ thuế .................................... 104
Bảng 4.28: Bảng kiểm định KMO and Bartlett's Test ........................................... 105
Bảng 4.29: Bảng kết quả về phương sai trích các yếu tố ....................................... 105
Bảng 4.30: Bảng ma trận hệ số tải nhân tố ............................................................ 106
Bảng 4.31: Kết quả kiểm định CFA tất cả các thang đo ........................................ 108
Bảng 4.32: Kết quả kiểm định mô hình SEM ........................................................ 110
Bảng 4.33: Kết quả ước lượng bằng Bootstrap với N = 5,000 .............................. 112
Bảng 4.34: Phân tích phương sai về độ tuổi .......................................................... 113
Bảng 4.35: Phân tích phương sai về đối tượng trả lời ........................................... 113
Bảng 4.36: Phân tích phương sai về lĩnh vực hoạt động ....................................... 114
Bảng 4.37: Phân tích phương sai về số vốn đăng ký doanh nghiệp ...................... 114
Bảng 4.38: Phân tích phương sai về doanh thu ...................................................... 114
Bảng 5.1: Bảng ưu tiên thực hiện hàm ý chính sách.............................................. 123

Bảng 5.2: Kết quả giá trị trung bình và độ lệch chuẩn về chính sách thuế ............ 126
Bảng 5.3: Kết quả giá trị trung bình và độ lệch chuẩn về yếu tố kinh tế ............... 128
Bảng 5.4: Kết quả giá trị trung bình và độ lệch chuẩn về Cảm nhận .................... 130
Bảng 5.5: Kết quả giá trị trung bình và độ lệch chuẩn về sự quản lý .................... 132
Bảng 5.6: Kết quả giá trị trung bình và độ lệch chuẩn về cấu trúc hệ thống thuế . 134


xii

Bảng 5.7: Kết quả giá trị trung bình và độ lệch chuẩn về ngành nghề .................. 136
Bảng 5.8: Kết quả giá trị trung bình và độ lệch chuẩn về yếu tố xã hội ................ 138
Bảng 5.9: Kết quả giá trị trung bình và độ lệch chuẩn về đặc điểm ...................... 140


xiii

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Mơ hình cấp độ tn thủ thuế .................................................................. 25
Hình 2.2: Mơ hình cấp độ tn thủ thuế (điều chỉnh) .............................................. 26
Hình 2.3: Mơ hình nghiên cứu được đề xuất của tác giả ......................................... 57
Hình 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu ............................................................... 58


1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Doanh nghiệp vừa và nhỏ có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế mỗi quốc
gia, thể hiện trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở mức độ quốc gia hay các vùng,
miền, kể cả ở các quốc gia phát triển và đang phát triển. Ở mỗi nền kinh tế có đặc

điểm phát triển khác nhau thì vai trị của doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng được thể hiện
ở các mức độ khác nhau. Cho đến nay, tại hầu hết các nước trên thế giới, doanh
nghiệp vừa và nhỏ đã được thừa nhận rộng rãi là có vai trị về kinh tế hết sức quan
trọng, ngày càng có vị trí quan trọng trong mạng sản xuất tồn cầu, chuỗi cung ứng
hàng hố và dịch vụ trên thế giới (Alecxandrina, 2016). Điều này được thể hiện trên
những nội dung cụ thể sau:
Một là, góp phần quan trọng tạo động lực tăng trưởng cho nền kinh tế.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất và cung cấp ra thị trường nhiều loại hàng
hoá khác nhau để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của thị trường trong và ngoài
nước, tạo ra lợi nhuận cho bản thân doanh nghiệp, góp phần tạo giá trị gia tăng cho
tồn xã hội, và làm tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quốc gia. Bên cạnh đó, sự
tham gia của doanh nghiệp vừa và nhỏ vào sản xuất và kinh doanh cũng góp phần làm
cho số lượng và chủng loại sản phẩm và dịch vụ phong phú và đa dạng hơn rất nhiều.
Điều này dẫn tới việc môi trường kinh doanh ngày càng được phát triển theo hướng
khuyến khích hoạt động sản xuất và kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn, tạo ra sức
ép cạnh tranh đối với tất cả các doanh nghiệp, tạo ra động lực thúc đẩy hoạt động cải
tiến quy trình sản xuất và phân phối trong đó sử dụng các yếu tố đầu vào hiệu quả nhất
để tạo ra những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao với chi phí thấp và đáp ứng tốt
nhu cầu của thị trường. Cả nước có khoảng 800.000 doanh nghiệp, trong đó doanh
nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 98%. Riêng Đồng Nai hiện có trên 38 ngàn doanh
nghiệp (DN), trong đó DN nhỏ và vừa chiếm trên 86%, đóng góp tới 45% vào GDP,
31% vào tổng số thu ngân sách và thu hút hơn 5 triệu lao động trong cả nước.
Hai là, khuyến khích sáng tạo và ni dưỡng tinh thần kinh doanh.
Trải qua quá trình thực tế tham gia vào cạnh tranh, bên cạnh những doanh
nghiệp vừa và nhỏ gặp thất bại và bị sàng lọc thì sẽ có khơng ít các doanh nghiệp khác
dần trưởng thành và phát triển. Với quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa nên hoạt động
của đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường rất năng động và có thể thay đổi nhanh


2


chóng để đáp ứng với những biến động của thị trường, sẵn sàng đầu tư vào những lĩnh
vực mới, công nghệ mới có mức độ rủi ro cao. Q trình phát triển của doanh nghiệp
vừa và nhỏ chính là quá trình tích tụ vốn, tìm kiếm và mở rộng quy mô sản xuất và thị
trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao trình độ quản lý… để dần trở thành doanh nghiệp
quy mô lớn. Các doanh nghiệp quy mô lớn ở các nước phát triển hay những tập đoàn
đa quốc gia thường bắt đầu khởi nghiệp từ quy mô của một doanh nghiệp nhỏ.
Ba là, doanh nghiệp nhỏ và vừa trở thành “vùng đệm” cho nền kinh tế khi gặp
khủng hoảng.
Hiện nay, nền kinh tế của hầu hết các quốc gia đã hội nhập ở mức độ cao với
nền kinh tế quốc tế. Hầu hết các nước đều có mối quan hệ kinh tế gắn bó chặt chẽ với
nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong khi đó, lịch sử đã cho thấy chu kỳ kinh doanh
hay còn gọi là chu kỳ kinh tế là quá trình biến động của nền kinh tế qua các giai đoạn
có tính lặp lại và không phải là sản phẩm của riêng nền kinh tế nào, của riêng quốc gia
nào. Chính vì vậy, có thể xem khủng hoảng, suy thoái kinh tế lặp đi lặp lại theo chu kỳ
như một quy luật khách quan, vận hành theo một cơ chế cơ bản tương tự nhau với một
số khác biệt tùy theo bối cảnh từng nước và từng thời kỳ (Damayanthi, 2015). Trong
những thời điểm diễn ra khủng hoảng hay suy thoái kinh tế, các doanh nghiệp từ nhỏ
đến lớn hầu hết đều chịu tác động và trải qua quá trình điều chỉnh và những doanh
nghiệp hoạt động kém hiệu quả lại bị loại trừ. Trong quá trình điều chỉnh và tái cơ
cấu, nền kinh tế sẽ phải đối mặt với tình trạng hàng loạt nhân công bị sa thải, tỷ lệ thất
nghiệp tăng cao và hàng loạt vấn đề kinh tế – xã hội khác.
Bên cạnh đó, thuế là một bộ phận quan trọng nhất của Ngân sách nhà nước, góp
phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Để có được một hệ thống thuế
có hiệu lực và hiệu quả là mục tiêu quan trọng của mọi quốc gia. Điều này khơng chỉ
phụ thuộc vào chính sách thuế hợp lý mà còn phụ thuộc rất lớn vào hoạt động quản lý
thuế của nhà nước. Đây là vấn đề đang được xã hội rất quan tâm. Trong đó, thuế là
một trong những cơng cụ có ý nghĩa quan trọng, vừa là nguồn động viên ngân sách
quốc gia, vừa là công cụ điều tiết sản xuất trong nước, đồng thời cũng là đòn bẩy thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước và thương mại quốc tế phát triển. Đề có những

chính sách thuế hiệu quả cũng luôn là một vấn đề được nhà nước quan tâm.
Bốn là, thuế là một trong những khoản đóng góp bắt buộc, có giới hạn phải nộp.
Tuy nhiên, không phải lúc nào người nộp thuế cũng thực hiện nghĩa vụ của mình một


3

cách đầy đủ. Chính phủ các nước ngày càng quan tâm nhiều hơn về vấn đề không tuân
thủ thuế như trốn thuế, tránh thuế vì các hoạt động này làm giảm nguồn thu ngân sách
của quốc gia. Bên cạnh đó, nâng cao sự tuân thủ của người nộp thuế là một trong
những vấn đề lớn nhất và quan trọng nhất trong lĩnh vực thuế đối với doanh nghiệp
nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng. Vì vậy, nâng cao tính tuân thủ thuế
đối với người nộp thuế đại diện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai là cần thiết cả về lý luận và thực tiễn.
Ngoài ra, hàng năm, ngân sách nhà nước thất thoát hàng ngàn tỷ đồng do các
doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) cố tình gian lận thuế, do khơng ít doanh nghiệp
(DN) chưa có ý thức tuân thủ thuế trong đó ý thức pháp luật kinh doanh, khơng khai
báo thuế trung thực. Bên cạnh đó, DNNVV có vai trị quan trọng trong việc giải quyết
các vấn đề an sinh xã hội tại Đồng Nai. Tuy nhiên, tình hình kinh doanh của khu vực
này khá phức tạp, khả năng tuân thủ pháp luật nói chung và pháp luật về thuế nói
riêng của các DNNVV cịn nhiều bất cập. Tình trạng trốn thuế, dây dưa nợ đọng thuế
còn phổ biến ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế. Kế đến số tiền thuế nộp ngân sách
chưa tương xứng với số lượng DNNVV: Điều này phần nào phản ánh mức độ tuân thủ
thuế của DNNVV đang là vấn đề đối với cơ quan quản lý thuế về mục tiêu hướng đến
sự công bằng giữa người nộp thuế (NNT).
Năm là, làn sóng bùng phát Covid-19 thứ tư tại Việt Nam đã gây ra các ảnh
hưởng nghiêm trọng đến đời sống và kinh tế tại Đồng Nai nói riêng và tồn lãnh thổ
Việt Nam nói chung. Các khó khăn gặp phải khi xử lý các vấn đề về thuế và xác định
giá giao dịch liên kết trong thời điểm dịch bệnh có thể tạo ra các rủi ro tiềm ẩn cho
doanh nghiệp trong các kỳ thanh/kiểm tra thuế. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển

nhanh chóng của khoa học cơng nghệ trong nền kinh tế số, hoạt động kinh doanh
thương mại điện tử, ngày càng phát triển với nhiều hình thức và nội dung phong phú,
đa dạng. Việc quản lý thu thuế đối với các nhà cung cấp nước ngồi cung cấp hàng
hóa, dịch vụ xuyên biên giới cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Trên nền tảng hạ tầng kinh tế số, các nhà cung cấp và khách hàng giao dịch mua
bán hàng hóa và dịch vụ với nhau thơng qua internet. Những hàng hóa và dịch vụ này
được sản xuất, kinh doanh thông qua mạng internet và công nghệ dựa trên Website.
Việc sử dụng các thiết bị điện tử và internet đang làm thay đổi bản chất và cách thức
sản xuất các sản phẩm và dịch vụ, cũng như cách thức các sản phẩm và dịch vụ được


4

tiếp thị và mua bán trên mạng. Do đó, cơ quan thuế cũng gặp khó khăn trong việc
phân biệt, xác định rõ loại thu nhập, ngành nghề kinh doanh làm căn cứ, cơ sở tính
thuế trong nền kinh tế số như phí bản quyền, phí dịch vụ, doanh thu liên quan đến
phần mềm, sản phẩm trò chơi trực tuyến, các ứng dụng đăng tải trên mạng… Nhiều
doanh nghiệp trong nền kinh tế số đã sử dụng các phương thức giao dịch trên mạng
qua các nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số để giảm thiểu các khâu trung gian,
giảm chi phí và tăng tốc độ lưu thơng hàng hóa. Điều này dẫn đến khó khăn trong
quản lý đối tượng nộp thuế, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Do đó, việc nhận diện ra các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các
DNNVV để đề ra các hàm ý chính sách phịng chống, hạn chế gian lận thuế là hết sức
cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, tuân thủ thuế là việc thực
hiện đúng và đầy đủ các quy định pháp luật thuế và người nộp thuế. Tuy nhiên, không
phải lúc nào người nộp thuế cũng thực hiện nghĩa vụ một cách đầy đủ. Gia tăng sự
tuân thủ của người nộp thuế là một trong những vấn đề lớn và quan trọng nhất trong
lĩnh vực thuế. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các nội dung về tuân thủ pháp luật nói
chung, tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng là cần thiết. Với những
vấn đề phân tích ở trên, tác giả chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ

thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” làm luận án
tiến sĩ kinh tế chuyên ngành tài chính - ngân hàng.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và
vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất hàm ý
chính sách góp phần nâng cao tính tn thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
1. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và
vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
2. Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của
các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
3. Đề xuất hàm ý chính sách góp phần nâng cao tính tn thủ thuế của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.


5

1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu, trong nghiên cứu này cần phải trả lời được các câu hỏi
sau:
- Yếu tố nào ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai?
- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và
vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như thế nào?
- Hàm ý chính sách nào để góp phần nâng cao tính tuân thủ thuế của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai?


1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai.
Đối tượng khảo sát: là các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai. Luận án tập trung khảo sát những người chịu trách nhiệm nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp cho các DNNVV trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: luận án tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ
thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Về không gian: Luận án nghiên cứu tính tuân thủ thuế của người nộp thuế (NNT) ở
Đồng Nai, cụ thuể là DNNVV. Hoạt động tuân thủ thuế của NNT bao gồm tuân thủ chính
sách thuế nội địa, tuân thủ chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Tuy nhiên, trong phạm vi
nghiên cứu, Luận án chỉ tập trung vào tình hình tuân thủ thuế của NNT đối với các sắc thuế
nội địa. Về nghiên cứu thực trạng, luận án chỉ tập trung nghiên cứu tính tuân thủ thuế một
cách tổng quát nhất và tính tuân thủ ở một số sắc thuế chủ yếu trong hệ thống thuế. Ngoài
ra, tác giả tập trung khảo sát và nghiên cứu cụ thể tại 5 Chi cục thuế: (1) Chi cục Thuế khu
vực Định Quán - Tân Phú. (2) Chi cục Thuế khu vực Long Khánh - Cẩm Mỹ. (3) Chi cục
Thuế khu vực Trảng Bom - Thống Nhất. (4) Chi cục Thuế khu vực Long Thành - Nhơn
Trạch. (5) Chi cục Thuế TP. Biên Hòa.
Phần lớn 5 Chi cục thuế tập trung thu thuế hơn 80 phần trăm doanh nghiệp nhỏ và
vừa tham gia nộp thuế. Trong đó, tác giả đi sâu nghiên cứu điều tra khảo sát mỗi Chi cục


6

thuế có 200 NNT đại diện cho DNNVV tham gia nộp thuế. Như vậy, tổng cộng có 1.000
NNT tham gia điều tra khảo sát của tác giả.
- Phạm vi thời gian: Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 06 năm 2021 đến tháng 12

năm 2021. Thời gian thực hiện luận án từ tháng 01 năm 2021 đến tháng 01 năm 2023.

1.5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của luận án là sự kết hợp giữa phương pháp nghiên
cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.

1.5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết để đưa ra mơ hình nghiên cứu và thiết kế thang đo.
Theo lý thuyết thống kê và sau đó, tác giả tiến hành thảo luận nhóm với 30 nhà quản
lý trong lĩnh vực quản lý thuế để hiệu chỉnh mơ hình và thang phù hợp với bối cảnh
nghiên cứu.
Cụ thể, tác giả có tham khảo ý kiến của 30 nhà quản lý trong lĩnh vực quản lý
thuế thuộc 2 nhóm sau: nhóm 1 có 15 nhà quản lý thuộc các ban ngành trong tỉnh, cụ
thể là Cục thuế Đồng Nai. Nhóm 2 có 15 trưởng phó các Chi cục thuế Đồng Nai. Trên
cơ sở ý kiến 30 nhà quản lý am hiểu về quản lý thuế, tác giả đã xác định chính xác
những thơng tin cần thu thập từ góp ý của các chun gia và từ đó hình thành nên
bảng khảo sát. Mục tiêu là chỉ ra được một vài khía cạnh mới trong phạm vi các câu
hỏi đã chuẩn bị. Các bước được thực hiện chi tiết như sau:
✓ Thu thập và tổng hợp lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu
✓ Thiết kế câu hỏi sơ bộ.
✓ Phỏng vấn doanh nghiệp, các chuyên gia và tiến hành điều chỉnh các
câu hỏi.
✓ Tiến hành phỏng vấn thử và chạy thử (khoảng 400 phiếu khảo sát từ
DNNVV) để kiểm định thang đo.
✓ Xây dựng bảng khảo sát chính thức cho đề tài nghiên cứu 1,000 NNT
tham gia điều tra khảo sát của tác giả đại diện cho 1,000 DNNVV trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai.

1.5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Luận án đã sử dụng phương pháp điều tra dữ liệu phục vụ cho phương pháp

nghiên cứu định lượng được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát khoảng 1.000
DNNVV đang nộp thuế tại các chi cục thuế của tỉnh Đồng Nai. Luận án sử dụng bằng


7

phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Dữ liệu thu thập từ khảo sát được tác giả sử dụng
phần mềm SPSS 20.0 và dữ liệu được kiểm định độ tin cậy của các thang đo bằng hệ
số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích yếu tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng
định và kiểm định mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến.
Với các bước thực hiện như sau: (1) Xử lý phiếu khảo sát bằng phần mềm SPSS
20.0. (2) Thống kê mô tả các biến. (3) Kiểm định thang đo. (4) Phân tích nhân tố khám
phá. (5) Phân tích nhân tố khẳng định. (6) Phân tích mơ hình tuyến tính đa biến. (7) Kiểm
định mơ hình. (8) Phân tích sâu ANOVA để kiểm định sự khác biệt về thông tin DNNVV.

1.6 Đóng góp mới của đề tài
1.6.1 Đóng góp về mặt học thuật
Một là, luận án đã nghiên cứu, phân tích và trình bày rõ nội dung về các vấn đề lý
luận và thực tiễn tính tuân thủ thuế của NNT trong giai đoạn đại dịch Covid-19 diễn ra hết
sức phức tạp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Ngoài ra, luận án đã đưa ra các tiêu thức đánh giá
tính tuân thủ thuế, các yếu tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của NNT.
Hai là, luận án đã xây dựng được mơ hình định lượng phản ánh các yếu tố tác động
đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn đại dịch Covid-19 diễn
ra hết sức phức tạp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Trên cơ sở đó, luận án đã bổ sung thêm tài
liệu nghiên cứu cho các nhà quản lý, các nhà làm chính sách và các nhà nghiên cứu.
Ba là, đây cũng là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu hàn lâm trong lĩnh vực
tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và các tỉnh thành
phố khác tại Việt Nam. Ngoài ra, đề tài cịn góp phần bổ sung thêm lý thuyết quản lý thuế
hiệu quả hơn trong giai đoạn hội nhập thế giới, cơng nghệ số phát triển và bình thường mới.


1.6.2 Đóng góp về mặt thực tiễn chính sách
Một là, đây là lần đầu tiên có một nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ
thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Bên cạnh đó, luận án
cũng tìm hiểu, xem xét, đối chiếu và rút ra những đánh giá về việc nâng cao tính tuân thủ
thuế của NNT.
Hai là, luận án này đã chỉ ra mức độ tác động từng thành phần đối với các yếu tố ảnh
hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu,
luận án đã đề ra các hàm ý chính sách hợp lý góp phần nâng cao sự tuân thủ thuế của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.


8

Ba là, luận án đưa ra những khuyến nghị đối với các DNNVV và Nhà nước để có
những chính sách phù hợp trong giai đoạn bình thường mới.

1.7 Bố cục của đề tài
Luận án có kết cấu 5 chương bao gồm các nội dung cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu. Chương này giới thiệu tổng quan về đề
tài nghiên cứu bao gồm trình bày lý do, mục tiêu, pham vi, đối tượng, ý nghĩa và bố
cục của luận án.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu. Chương này trình bày cơ sở
lý thuyết về tn thủ thuế; từ đó xây dưng mơ hình nghiên cứu và phát triển các giả
thuyết nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày các phương pháp
nghiên cứu gồm quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng
và điều chỉnh thang đo để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đề ra trong luận án.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương này trình bày cụ thể các
phương pháp phân tích và kết quả đo lường ảnh hưởng của các yếu tố đến tuân thủ
thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách. Chương này tóm tắt các kết quả chính
của nghiên cứu, những đóng góp cũng như những hạn chế của nghiên cứu và đề xuất
hướng nghiên cứu tiếp theo.

Tóm tắt chương 1
Chương 1, tác giả chủ yếu trình bày về mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài là:
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất hàm ý
chính sách góp phần nâng cao tính tn thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ngồi ra, đề tài đã trình bày đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Trong luận án, tác giả
sử dụng phương pháp phân tích so sánh và tổng hợp thông tin từ các nghiên cứu, số
liệu sơ cấp và thứ cấp từ các tài liệu sẵn có để hình thành khung lý thuyết, mơ hình
nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu. Về số liệu, tài liệu qua điều tra, khảo sát của
luận án đã đánh giá tuân thủ thuế và các hàm ý chính sách nâng cao tính tuân thủ thuế
của NNT ở Đồng Nai. Sau đây, tác giả tiếp tục trình bày cơ sở lý thuyết và mơ hình
nghiên cứu ở chương 2.


9

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Các lý thuyết nền tảng
2.1.1 Lý thuyết hành vi tuân thủ thuế
Đối với mọi quốc gia trên toàn thế giới thì thuế là nguồn thu chủ yếu của các
quốc gia này, ngồi ra, thuế cịn là khoản đóng góp mang tính bắt buộc mà các tổ chức
cũng như cá nhân phải có nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện đối với ngân sách Nhà
nước.
Theo như khái niệm được đề cập trong giáo trình thuế của học viện tài chính
năm 2008: Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho
Nhà nước theo mức độ và thời hạn pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích

cơng cộng (Nguyễn Thị Liên và Nguyễn Văn Hiệu, 2008). Từ khái niệm này ta có thể
thấy tuân thủ thuế là khoản bắt buộc được quy định trong pháp luật của mọi quốc qua,
cả ở quốc gia phát triển cũng như quốc gia đang phát triển. Do đó các doanh nghiệp
phải có nghĩa vụ nộp thuế nhằm tạo nguồn thu ngân sách cho quốc gia đó.
Theo quan điểm truyền thống cho rằng: Hầu hết người nộp thuế không tự
nguyện tuân thủ Pháp luật thuế, họ chỉ chấp hành nghĩa vụ thuế khi có sự cưỡng chế
của Cơ quan thuế hoặc do lợi ích kinh tế. Từ đó, nhiều nhà nghiên cứu tranh luận về
tuân thủ Pháp luật thuế tự nguyện hay không tự nguyện. Theo Phạm Minh Tiến và
cộng sự (2016), tuân thủ thuế là một vấn đề lớn đối với nhiều cơ quan thuế và việc
thuyết phục người nộp thuế tuân thủ các yêu cầu về thuế không phải là một nhiệm vụ
dễ dàng mặc dù luật thuế khơng phải lúc nào cũng chính xác. Do đó, tuân thủ thuế có
nhiều định nghĩa khác nhau, tác giả sẽ sơ lược những khái niệm chính theo dịng thời
gian như sau:
Cùng quan điểm trên, theo tác giả Chobek (2017), tuân thủ Pháp luật thuế bao
gồm khai báo thu nhập và nộp thuế phù hợp với Luật thuế, quy chế và những quyết
định của Tòa.
Tương tự, Allingham và Sandmo (2017) nhấn mạnh rằng tuân thủ luật thuế
được định nghĩa là sự sẵn lòng của người nộp thuế tuân theo pháp luật về thuế để đạt
được trạng thái cân bằng kinh tế của một quốc gia.


10

Tiếp cận đơn giản hơn, theo Bộ Tài chính (2015), tuân thủ thuế theo cách hiểu
đơn giản nhất là mức độ người nộp thuế chấp hành nghĩa vụ thuế được quy định trong
Luật thuế.
Tương tự, theo Doreen và cộng sự (2017) thì tuân thủ Pháp luật thuế là kê khai
đúng thu nhập tính thuế, làm đúng nghĩa vụ pháp lý (sự chính xác), kê khai thu nhập
đúng hạn, và thanh tốn số tiền khi tới hạn (tính chất kịp thời).
Theo nghiên cứu của Kanbiro (2018) định nghĩa tuân thủ thuế đề cập đến sự

đồng ý của mọi người để tuân thủ với những quy định từ việc khai thuế đến nộp thuế.
Cũng theo nghiên cứu của Larissa và cộng sự (2012) nhận thấy một định nghĩa đơn
giản hơn, trong đó tuân thủ thuế là thuật ngữ trung lập nhất để mô tả mức độ sẵn sàng
nộp thuế của người nộp thuế.
Theo nghiên cứu của Loo và cộng sự (2009) cho rằng tn thủ thuế có thể được
gọi là q trình khai thuế cần phải nộp cho cơ quan thuế được nộp vào thời điểm thích
hợp với nghĩa vụ thuế chính xác theo yêu cầu của luật thuế và quy định của một quốc
gia.
Như vậy, tác giả cho rằng tuân thủ thuế là báo cáo thu nhập thực tế và cũng cho
rằng hành vi tuân thủ bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hiểu biết trong tình huống người nộp
thuế sẽ được hưởng khoản tiết kiệm thuế do thiếu thu nhập trong thời gian ngắn mà
không xem xét đến việc gắn kết trả trong thời gian dài cho thu nhập chưa được khai
báo ở mức phạt sẽ cao hơn số tiền họ đã trả nếu họ khai báo thu nhập đúng vào đúng
thời điểm.
Mới đây nhất, nhiều quốc gia và các nhà nghiên cứu trên thế giới đang coi khái
niệm về tuân thủ thuế của OECD (2004) là tiêu chuẩn khi định nghĩa: Tuân thủ thuế là
mức độ mà người nộp thuế tuân thủ (hoặc không tuân thủ) các quy tắc thuế của quốc
gia anh ta, ví dụ, bằng cách khai báo thu nhập, khai thuế và nộp thuế kịp thời cách
thức.
Trong điều kiện tại Việt Nam, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13
tháng 6 năm 2019 quy định nghĩa vụ của doanh nghiệp nộp thuế (DNNT) gồm: “Đăng
ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật. Khai thuế chính xác, trung
thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính
chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế. Nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời hạn,
đúng địa điểm. Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hoá đơn,


×