Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Dựa trên kinh nghiệm của bản thân và các kiến thức tiếp thu được từ chuyên đề, theo anhchị làm thế nào để hình thành thái độ tích cực của người học với môn học? Anhchị sẽ vận dụng các giải pháp đó trong giảng dạy như thế nào?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.94 KB, 5 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC CHUYÊN ĐỀ
“TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG”
LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
CHO GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG
Họ và tên:
Ngày/tháng/năm sinh:
Nơi sinh:
Đơn vị công tác (Nếu có):
Số điện thoại:
Địa chỉ email:
Đề bài
Dựa trên kinh nghiệm của bản thân và các kiến thức tiếp thu được từ chuyên đề,
theo anh/chị làm thế nào để hình thành thái độ tích cực của người học với mơn học?
Anh/chị sẽ vận dụng các giải pháp đó trong giảng dạy như thế nào?
Bài làm
Thông qua chuyên đề “Tâm lý học đại cương” đã giúp cho người học nắm được
và hiểu được nhiều tính chất tâm lý về ứng xử và hình thành thái độ của mỗi người
trong việc học hỏi nói riêng và trong cuộc sống hàng ngày nói chung.
Dựa vào các kiến thức được tiếp thu từ chuyên đề và kinh nghiệm của bản thân,
để hình thành thái độ tích cực của người học với mơn học có rất nhiều phương pháp để
thúc đẩy việc này và được bản thân vận dụng các giải pháp đó trong giảng dạy như
sau:
1. Phương pháp đặt câu hỏi và giải quyết vấn đề:
Trong một xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh gay
gắt thì phát hiện sớm và giải quyết hợp lý những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là một


năng lực đảm bảo sự thành cơng trong cuộc sống, đặc biệt trong kinh doanh. Vì vậy,
tập dượt cho sinh viên biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong
học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng khơng chỉ có ý nghĩa ở
tầm phương pháp dạy học mà phải được đặt như một mục tiêu giáo dục và đào tạo.
1


Cấu trúc một bài học (hoặc một phần bài học) theo phương pháp đặt và giải quyết vấn
đề thường như sau:
- Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức:
- Giải quyết vấn đề đặt ra:
+ Đề xuất cách giải quyết;
+ Lập kế hoạch giải quyết;
+ Thực hiện kế hoạch giải quyết.
- Kết luận:
+ Thảo luận kết quả và đánh giá;
+ Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết nêu ra;
+ Phát biểu kết luận;
+ Đề xuất vấn đề mới.
Nêu giả

Lập kế

Giải quyết

Kết luận,

thuyết

hoạch


vấn đề

đánh giá

GV

GV

GV

SV

GV

2

GV

GV

SV

SV

GV

3

GV+SV


SV

SV

SV

GV+SV

4

SV

SV

SV

SV

GV+SV

Các mức

Đặt vấn đề

1

Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. Sinh viên thực hiện cách giải
quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của
học sinh.

Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để sinh viên tìm ra cách giải quyết vấn đề. Sinh
viên thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần. Giáo viên
và sinh viên cùng đánh giá.
Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề. Sinh viên phát hiện và
xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp. Sinh viên
thực hiện cách giải quyết vấn đề. Giáo viên và sinh viên cùng đánh giá.

2


Mức 4 : Sinh viên tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hồn cảnh của mình hoặc
cộng đồng, lựa chọn vấn đề giải quyết. Sinh viên giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất
lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc.
Như vậy, Trong dạy học theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, sinh viên vừa
nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp lĩnh hội tri thức đó, phát triển tư
duy tích cực, sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát
hiện kịp thời và giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh.
2. Phương pháp làm việc nhóm:
Làm việc nhóm là cách hiệu quả để học sinh tương tác, thảo luận, chia sẻ và hỗ
trợ lẫn nhau trong quá trình học tập. Các hoạt động nhóm phù hợp sẽ ln khiến sinh
viên cảm thấy lôi cuốn và hứng thú trong tiết học.
Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Tuỳ mục đích, yêu
cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được
duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm
vụ hay những nhiệm vụ khác nhau.
Nhóm tự bầu nhóm trưởng nếu thấy cần. Trong nhóm có thể phân cơng mỗi
người một phần việc. Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực,
khơng thể ỷ lại vào một vài người hiểu biết và năng động hơn. Các thành viên trong
nhóm giúp đỡ nhau tìm hiêu vấn đề nêu ra trong khơng khí thi đua với các nhóm khác.
Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Để

trình bày kết quả làm việc của nhóm trước tồn lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện
hoặc phân công mỗi thành viên trình bày một phần nếu nhiệm vụ giao cho nhóm là
khá phức tạp.
Phương pháp hoạt động nhóm có thể tiến hành:
 Làm việc chung cả lớp :
- Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức
- Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ
- Hướng dẫn cách làm việc trong nhóm
 Làm việc theo nhóm
- Phân cơng trong nhóm

3


- Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong nhóm
- Cử đại diện hoặc phân cơng trình bày kết quả làm việc theo nhóm
 Tổng kết trước lớp
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả
- Thảo luận chung
- Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo, hoặc vấn đề tiếp theo trong bài
=> Phương pháp hoạt động nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn
khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói
ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ
đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi
lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên.
3. Phương pháp động não
Động não là phương pháp giúp sinh viên trong một thời gian ngắn nảy sinh
được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó.
Thực hiện phương pháp này, giáo viên cần đưa ra một hệ thống các thông tin
làm tiền đề cho buổi thảo luận.

Cách tiến hành
- Giáo viên nêu câu hỏi, vấn đề cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm
- Khích lệ sinh viên phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt
- Liệt kê tất cả các ý kiến phát biểu đưa lên bảng hoặc giấy khổ to, không loại trừ một
ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp
- Phân loại ý kiến
- Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý.
4. Phương pháp kể chuyện
Một cách thú vị để giới thiệu bài học mới là bắt đầu bằng một câu chuyện. Hơn
thế, Giáo viên cũng có thể mang đến những câu chuyện ở giữa các bài học giúp sinh
viên ghi nhớ, liên hệ các sự kiện tốt hơn, kích thích được thái độ tích cực của sinh viên
đối với mơn học.
Sinh viên ln thích nghe những câu chuyện vì vậy, biến bài giảng của mình
thành một câu chuyện và thành một chuỗi các câu chuyện để hấp dẫn học sinh.
5. Học tập thông qua các hoạt động trải nghiệm
4


Việc sinh viên phải ngồi tại chỗ và lắng nghe giáo viên giảng bài có thể xuất
hiện một sự nhàm chán. Nên phương pháp trao đổi của mình với sinh viên cần được
thay đổi, thay thế phương pháp thuyết trình, giảng giải bằng các hoạt động dạy học
tích cực. Cho phép sinh viê được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, được tương
tác và trao đổi cùng nhau.
Bằng cách đó, sinh viên sẽ tham gia tích cực hơn vào tiết học.
6. Học tập qua trò chơi
Học mà chơi, chơi mà học, đó là điều mà chúng ta – các giáo viên vẫn thường
nghĩ đến. Vấn đề là chúng ta hãy đưa nó vào thực tiễn lớp học. Hãy biến giờ học thành
một hình thức của trị chơi, tạo nên sự cạnh tranh, đặt ra các nhiệm vụ, mục tiêu, lôi
cuốn học sinh bằng các phần thưởng, huy hiệu, mang đến tiếng cười và sự thoải mái.
Chắc chắn trong những tiết học như vậy, học sinh sẽ cảm thấy vô cùng thú vị và hấp

dẫn.
Ngồi các phương pháp để hình thành thái độ tích cực của người học với mơn học như
trên thì vẫn cịn nhiều hoạt động khác để 1 tiết học trở nên sôi nổi.
Riêng về công việc là một người dạy thực hành về bộ môn ô tô. Trong q trình giảng
dạy, bản thân tơi đều sẽ kết hợp các phương pháp trên để tiết học không nhàm chán và
sinh viên ln chú tâm đến những gì đang được nghe bằng cách chia nhỏ lớp thành các
nhóm, nói lý thuyết ngắn gọn và diễn tả trực tiếp trên các mơ hình thực tế. Đơi khi để
kích thích sự tị mị của sinh viên, tơi đề nghị các Em tự quan sát và hình sẽ hình thành
các câu hỏi. Việc tự đặt câu hỏi giúp các Em sẽ ghi nhớ kiến thức lâu hơn.

5



×