Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

(Luận Văn Thạc Sĩ) Các Yếu Tố Tác Động Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Của Các Doanh Nghiệp Tại Thành Phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.49 MB, 96 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

ĐOÀN THỊ HOÀNG ANH

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÍNH TUÂN THỦ THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
TẠI THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG

CHUYÊN NGÀNH: KẾ TỐN
MÃ SỐ: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ

BÌNH DƯƠNG – 2022


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

ĐOÀN THỊ HOÀNG ANH

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÍNH TUÂN THỦ THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
TẠI THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG

CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN
MÃ SỐ: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRẦN ĐÌNH PHỤNG

BÌNH DƯƠNG – 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất
kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Đoàn Thị Hoàng Anh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học chương trình cao học ngành Kế toán tại trường Đại
học Thủ Dầu Một và nghiên cứu viết luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự hỗ
trợ, động viên từ trường học, cơ quan, gia đình và bạn bè.
Để hồn thành luận văn tốt nghiệp, ngồi sự đầu tư nghiêm túc của bản
thân, tơi còn được sự hỗ trợ và động viên của nhiều người. Tôi chân thành cảm
ơn: Quý thầy, cô trường Đại học Thủ Dầu Một đã truyền đạt những kiến thức bổ
ích cho tơi, đặc biệt là Phó Giáo sư – Tiến sĩ Trần Đình Phụng đã hướng dẫn tận
tình luận văn tốt nghiệp của tôi; Ban Lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Chi cục

Thuế thành phố Thủ Dầu Một đã cung cấp những tài liệu cần thiết liên quan đến
luận văn; Gia đình và bạn bè đã hỗ trợ và động viên tinh thần cho tơi trong q
trình thực hiện luận văn.
Tôi rất trân trọng sự hỗ trợ, động viên từ giảng viên, đồng nghiệp, gia đình
và bạn bè. Tơi chân thành cảm ơn.

Tác giả: Đồn Thị Hồng Anh

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................. ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................ vii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ........................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài ........................................................ 1

1.2.

Tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan ..................................... 2

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 6


1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 7

1.5.

Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 7

1.6.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................. 8

1.7.

Cấu trúc của luận văn ............................................................................ 8

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ
CỦA DOANH NGHIỆP ........................................................................... 10
2.1 Khái niệm về hành vi tuân thủ thuế ........................................................ 10
2.2 Các lý thuyết nền ...................................................................................... 11
2.2.1. Lý thuyết dựa trên các học thuyết kinh tế (Economic Based Theory):11
2.2.2 Các lý thuyết tâm lý và tài khóa (Fiscal and Psychological Theories) 13
2.3 Lược khảo về các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của doanh
nghiệp ............................................................................................................... 13
2.3.1.Các yếu tố kinh tế của việc tuân thủ thuế ........................................... 13
2.3.2.Các yếu tố phi kinh tế để tuân thủ thuế ............................................... 21

CHƯƠNG 3. DỮ LIỆU, PHƯƠNG PHÁP VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................ 29
3.1 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 29

3.1.1. Nghiên cứu định tính .......................................................................... 29
3.1.2 Nghiên cứu định lượng ....................................................................... 29
3.1.3.Các giai đoạn nghiên cứu .................................................................... 31

iii


3.2 Khung nghiên cứu ..................................................................................... 31
3.3 Mơ hình nghiên cứu .................................................................................. 33
3.4 Các giả thuyết nghiên cứu ........................................................................ 34
3.5 Xây dựng thang đo và bảng hỏi ............................................................... 35

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................ 37
4.1. Sơ lược về tình hình thu, nộp, thanh tra, kiểm tra thuế TNDN trên địa
bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương .......................................... 37
4.1.1.Tóm lược về tình hình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp trên địa
bàn ................................................................................................................ 37
4.1.2. Tình hình thu, nộp thuế, truy thu thuế................................................ 38
4.1.3 Báo cáo công tác thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp tại
chi cục thuế trong các năm qua. ................................................................... 39
4.2 Phân tích thống kê mơ tả.......................................................................... 40
4.3 Kết quả phân tích định lượng .................................................................. 43
4.3.1 Kết quả khảo sát chuyên gia về các yếu tố cần thiết ........................... 43
4.3.2 Kết quả kiểm định thang đo mẫu và điều tra chính thức (Kiểm định
Cronbach Anpha) ......................................................................................... 44
4.3.3 Kết quả hồi quy tuyến tính .................................................................. 46

CHƯƠNG 5. CÁC KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .................... 54
5.1 Một số kết luận .......................................................................................... 54
5.2 Một số khuyến nghị công tác quản lý thuế ............................................. 57

5.2.1 Các biện pháp giảm lợi ích từ gian lận thuế........................................ 57
5.2.2 Các biện pháp gia tăng chi phí từ gian lận thuế .................................. 58
5.3 Một số hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo...................................... 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC .................................................................... 1
Phụ lục 1. Danh mục các công ty khảo sát ..................................................... 1
Phụ lục 2. Kết quả hồi quy ............................................................................... 1
Phụ lục 3. Bảng hỏi khảo sát doanh nghiệp ................................................... 1

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DN

: doanh nghiệp

NSNN

: ngân sách Nhà nước

Phạt VPHC

: phạt vi phạm hành chính

Thuế TNCN

: thuế thu nhập cá nhân


Thuế TNDN

: thuế thu nhập doanh nghiệp

TTT

: tuân thủ thuế

v


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 30
Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 32
Hình 3.3 Sơ đồ mơ tả mơ hình và giả thiết nghiên cứu ....................................... 35
Hình 4.1 Đồ thị phân phối phần dư ...................................................................... 49
Hình 5.2. Trốn thuế tối ưu là bằng khơng .............................................................. 56

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Tổng hợp các biến ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế thu nhập ........... 33
Bảng 4.1 Tình hình SXKD các doanh nghiệp ...................................................... 37
Bảng 4.2 Tình hình nộp thuế. truy thu thuế các doanh nghiệp ............................ 38
Bảng 4.3 Mô tả các biến khảo sát ........................................................................ 40
Bảng 4.4 Kết quả khảo sát chuyên gia tính cần thiết các yếu tố ảnh hưởng đến
tính tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp ............................................................ 43
Bảng 4.5 Kết quả kiểm định cronbach anpha của toàn bộ mẫu khảo sát ............. 44
Bảng 4.6 Kết quả các hệ số tải qua phép xoay nhân tố ........................................ 46

Bảng 4.7 Kết quả định lượng các yếu tố tác động đến tính tuân thủ thuế ........... 48

vii


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước, tại bất kỳ một quốc
gia nào thuế cũng là một công cụ quan trọng của nhà nước để quản lý, điều tiết
mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phân phối tiêu dùng. Thuế là một
khoản đóng góp bắt buộc cho Nhà nước do luật quy định đối với các pháp nhân
và thể nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Thuế phản ánh các
quá trình phân phối lại thu nhập trong xã hội, thể hiện các mối quan hệ tài chính
giữa Nhà nước với các pháp nhân và thể nhân trong phân phối các nguồn tài
chính và là cơng cụ cơ bản thực hiện phân phối tài chính. Như vậy, thuế là cơng
cụ quản lý của Nhà nước, vì vậy nhiệm vụ chính trị của ngành Thuế là đảm bảo
thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế, phí và lệ phí vào Ngân sách Nhà
nước.
1.1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Tuân thủ thuế có nhiều định nghĩa khác nhau. Nó có thể được mơ tả là sự
kết hợp của một số thủ tục không giới hạn trong việc nộp thuế và các báo cáo
nghĩa vụ thuế, Marti (2010) định nghĩa tính tn thủ thuế đó là việc hoàn thành
các nghĩa vụ liên quan đến thuế một cách tự nguyện theo yêu cầu của pháp luật.
Nó cũng được xác định bởi sức mạnh của chính quyền và sự tin tưởng của người
nộp thuế vào cơ quan có thẩm quyền (Kirchler 2014). Trong bài báo về tuân thủ
thuế, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD-2016), đã phân loại tuân thủ
theo hai khía cạnh cụ thể là: tuân thủ hành chính và tuân thủ kỹ thuật. Các quy
tắc hành chính ngụ ý nộp đơn và thanh toán, đảm bảo rằng các ngày đến hạn
được tuân thủ và các thủ tục cũng được tuân theo trong khi khía cạnh kỹ thuật đề
cập đến việc tính tốn các loại thuế chính xác. Ngồi ra, nó cịn đề cập đến việc
tự nguyện tính tốn, nộp thuế khi đến hạn và phải nộp trong thời hạn quy định.

Nó cịn được xác định bởi sự tin tưởng và tạo điều kiện của người nộp thuế bởi
các cơ quan chức năng (Marti 2010). Các nghiên cứu đánh giá, phân tích các yếu
tố tác động lên tính tuân thủ thuế của người nộp thuế có thể xét trên các phương
diện hành chính hay phương diện các yếu tố kỹ thuật hoặc cả hai.

1


Tại Việt Nam, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã có nhiều thay đổi và
hồn thiện theo hướng tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh
doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều chỉnh theo hướng tự giác tuân thủ,
cơ quan thuế chỉ soát xét kiểm tra và giám sát là chủ yếu. Tuy nhiên, việc tuân
thủ thuế nói chung mà tuân thủ về thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng lại phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bên cạnh các yếu tố hành chính, tính pháp lý
thì yếu tố kỹ thuật và con người cũng không hề kém quan trọng, bởi đôi khi
người nộp thuế khơng mong muốn cố tình vi phạm mà là chưa hiểu đúng, hiểu đủ
các kỹ thuật tính tốn, xác định nghĩa vụ thuế.
Nghiên cứu về các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh
nghiệp tại Việt Nam hiện cũng có nhiều tác giả nghiên cứu như Nguyễn Thị
Ngọc Điệp, Nguyễn Huy Hoàng (2021), Phan Thị Mỹ Dung (2019),…Tuy nhiên
các nghiên cứu này đánh giá tính tn thủ thuế nói chung hoặc xét các yếu tố tác
động đến tuân thủ thuế TNDN của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng. Thành
phố Thủ Dầu Một là thành phố trung tâm của tỉnh Bình Dương, với nhiều loại
hình doanh nghiệp từ kinh doanh dịch vụ đến sản xuất kinh doanh khác nhau, sự
am hiểu pháp lý, mức độ áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý,…của các
doanh nghiệp cũng khác nhau trong khi đóng góp nguồn thu ngân sách của các
loại hình doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn cho ngân sách tỉnh và địa phương. Vì
vậy nghiên cứu về “Các yếu tố tác động đến tính tuân thủ thuế thu nhập
doanh nghiệp của các doanh nghiệp tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình
Dương” là cần thiết, nhằm đánh giá lại yếu tố tác động từ đó có những giải pháp

phù hợp, nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế, góp phần tăng thu ngân sách
cho địa bàn.
1.2. Tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan
Các nghiên cứu về tính tn thủ thuế hiện nay tập trung vào hai nhóm yếu
tố: nhóm yếu tố kinh tế (Economic factors of tax compliance) và nhóm yếu tố phi
kinh tế (Non-Economic factors of tax compliance).
Nhóm các yếu tố kinh tế (Economic factors of tax compliance)

2


Theo các nghiên cứu phổ biến về tuân thủ thuế, một số yếu tố được coi là
quan trọng để giải thích việc tuân thủ thuế như: mức thu nhập thực tế, thuế suất,
lợi ích về thuế, kiểm tốn thuế, xác suất kiểm toán kiểm tra, mức phạt và tiền
phạt.
Mức thu nhập thực tế, Spicer và Lundstedt (1976) chỉ ra rằng lao động tự
do có nhiều khả năng tránh thuế hơn so với những người đóng thuế có việc làm.
Những người đóng thuế tự kinh doanh có nhiều cơ hội trốn thuế hơn và những cơ
hội này có thể tăng lên theo số lượng các nguồn thu nhập khác nhau. Do đó,
trong các quyết định về tuân thủ thuế, mức thu nhập có thể ảnh hưởng đến việc
tuân thủ (Kirchler và cộng sự, 2007), (Huỳnh Thị Diệu Linh và cộng sự , 2019)
Thuế suất, các mơ hình kinh tế về các quyết định tuân thủ hợp lý cung cấp
các dự đoán về ảnh hưởng của thuế suất đối với sự tuân thủ hoặc dự đoán rằng
thuế suất tăng sẽ làm tăng sự tuân thủ (Allingham và Sandmo, 1972). Ngược lại,
hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng thuế suất cao làm giảm sự
tuân thủ hoặc cung cấp các kết quả hỗn hợp. Một số nghiên cứu (Pommerehne và
Weck Hannemann, 1996) chứng minh rằng hành vi trốn tránh tăng lên khi thuế
suất tăng (Huỳnh Thị Diệu Linh và cộng sự, 2019). Ngoài ra Clotfelter (1983) và
Slemrod (1985) đã phát hiện ra rằng thuế suất biên có ảnh hưởng đáng kể đến
việc báo cáo thuế thiếu trung thực. Trong nghiên cứu của Porcano (1988), thuế

suất không ảnh hưởng đến việc trốn tránh và khai báo thiếu (Kirchler và cộng sự,
2008). Mô hình lý thuyết về tuân thủ thuế cho thấy thuế suất có ảnh hưởng khơng
rõ ràng đến mức độ tn thủ thuế, tùy thuộc vào thái độ của người nộp thuế đối
với rủi ro. Hơn nữa, đã có những bằng chứng thực nghiệm trái ngược nhau về
ảnh hưởng của thuế suất đến mức độ tuân thủ thuế.
Lợi ích về thuế của các hình thức đánh thuế khác nhau của pháp nhân/ cá
nhân. Ở các nước trong đó có Việt Nam, với nhiều thay đổi về luật pháp, thì
chúng có thể coi là một yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế, lợi ích về thuế
của các hình thức đánh thuế khác nhau của các pháp nhân/ cá nhân. Do đó, các
doanh nhân đã thực hiện việc chuyển đổi từ hình thức tổ chức này sang hình thức

3


tổ chức khác, mang lại lợi thế về thuế cho mục đích nộp thuế thấp hơn
(McCaffery and Baron, 2004).
Kiểm tốn thuế là một trong những chính sách hữu hiệu nhất để bảo vệ
hành vi trốn thuế. Mức độ kiểm toán thuế có thể được xác định bởi hai yếu tố:
một là có bao nhiêu người nộp thuế được lựa chọn để kiểm toán và thứ hai là
mức độ chuyên sâu của cuộc kiểm tốn. Yếu tố đầu tiên có thể dễ dàng đo lường
bằng số lượng người nộp thuế được kiểm toán chia cho tổng số người nộp thuế.
Tuy nhiên, yếu tố thứ hai rất khó đo lường do khơng có thơng tin cơng bố về q
trình kiểm tốn thuế. Nó thường được đo lường bởi yếu tố đầu tiên để chỉ ra mức
độ kiểm toán thuế để so sánh thực tế (Hyun, 2005) kiểm toán thuế tạo ra chi phí
quản lý. Do hạn chế của chi phí quản lý cố định, cần phải tăng mức độ kiểm toán
thuế để giảm mức độ của các chức năng hành chính khác như dịch vụ người nộp
thuế, thu thuế…
Xác suất kiểm toán, kiểm tra, các nghiên cứu về tác động của xác suất
kiểm toán, kiểm tra đối với việc tuân thủ thuế đã cho thấy những tác động yếu.
Đánh giá của Fischer, Wartick và Mark’s (1992) có những phát hiện khơng nhất

qn về xác suất kiểm toán, kiểm tra và tuân thủ thuế. Việc đe dọa người nộp
thuế trong một cuộc thử nghiệm của Slemrod, Blumenthal và Christian (2001)
với việc “kiểm tra chặt chẽ” các tờ khai đã làm tăng mức độ tuân thủ thuế chỉ đối
với người nộp thuế có thu nhập thấp và trung bình, nhưng lại giảm đối với người
nộp thuế có thu nhập cao (Nguyễn Thị Ngọc Điệp, 2021). Hơn nữa, các thí
nghiệm trong phịng thí nghiệm về xác suất kiểm toán, kiểm tra khác nhau đã
phát hiện ra tác động tiêu cực thấp của tỷ lệ kiểm tra đối với việc trốn tránh, đặc
biệt là đối với thơng tin tỷ lệ phần trăm chính xác về xác suất kiểm tốn, kiểm tra
thay vì chỉ ra xác suất trung bình cao và thấp (Spicer và Thomas, 1982). Ngược
lại, các thử nghiệm khác cho rằng thơng tin khơng chính xác làm tăng tính tn
thủ thuế (Friedland, 1982). Do đó, có thể thấy rằng khơng phải xác suất đánh giá
khách quan là quan trọng, mà là xác suất nhận thức chủ quan và cách diễn giải
của nó mới quan trọng (Kirchler và cộng sự, 2008).

4


Về mức phạt và tiền phạt, các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của
tiền phạt đối với việc tuân thủ thuế đã khơng tìm thấy những phân tích lý thuyết
mang tính rõ ràng. Mối quan hệ giữa tiền phạt và việc tuân thủ thuế cũng cho
thấy những phát hiện không nhất quán (Fischer và cộng sự, 1992). Một số thử
nghiệm cho thấy tiền phạt liên quan đến tuân thủ thuế cao hơn một chút so với
xác suất kiểm toán, kiểm tra (Park và Hyun, 2003). Khi giữ nguyên giá trị kỳ
vọng của thuế nhưng thay đổi xác suất kiểm tốn, kiểm tra và tiền phạt do khơng
tn thủ, cho thấy việc tuân thủ tăng đáng kể với mức phạt cao hơn, nhưng khơng
tăng với xác suất kiểm tốn, kiểm tra cao hơn (Friedland, Maital và Rutenberg,
1978). Ngược lại, các nghiên cứu khác cho thấy tiền phạt và việc tuân thủ thuế
không liên quan đến nhau, nhưng xác suất kiểm tốn, kiểm tra và việc tn thủ
thuế thì có (Friedland, 1982; Webley, Robben, Elffers, và Haging, 1991). Ngoài
ra, cơ cấu hệ thống hình thức xử phạt ở các nước có thể khác nhau: có thể là

nhiều loại hình phạt khác nhau của các đối tượng thuế khác nhau hoặc cơ cấu
mức phạt khác nhau của các đối tượng nộp thuế. Vì vậy, mức phạt đã được áp
dụng riêng cho các đối tượng thuế khác nhau như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu
nhập vốn, thuế giá trị gia tăng... nộp hồ sơ đúng hạn nhưng báo cáo không đúng
thời hạn, khơng ghi chép sổ sách hóa đơn, chứng từ ... Hoặc mức phạt được áp
dụng khác nhau đối với các loại người nộp thuế tùy theo hành vi trốn tránh của
họ. Nếu một số người nộp thuế cố ý trốn tránh, tỷ lệ phạt cao hơn nhiều so với
việc không cố ý trốn tránh (Hyun, 2005).
Nhóm yếu tố phi kinh tế (Non-Economic factors of tax compliance)
Có nhiều yếu tố phi kinh tế ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ thuế. Nhiều
nghiên cứu đã được thực hiện đã chỉ ra các yếu tố phi kinh tế để giải thích hành
vi tuân thủ thuế (Alm, Sanchez và DeJuan, 1995). Các yếu tố phi kinh tế này bao
gồm sự sẵn sàng chi trả cho việc cung cấp dịch vụ công, giáo dục công, trách
nhiệm thuế, thông tin về thuế,…
Thái độ đối với thuế, thái độ thể hiện những đánh giá tích cực và tiêu cực
mà một cá nhân nắm quyền quyết định. Người ta cho rằng thái độ khuyến khích
các cá nhân hành động theo chúng. Do đó, một người nộp thuế có thái độ tích

5


cực đối với hành vi trốn thuế (cho rằng trốn thuế là tích cực) được cho là sẽ ít
tuân thủ hơn một người nộp thuế có thái độ tiêu cực (cho rằng trốn thuế là tiêu
cực là vô trách nhiệm). Thái độ đối với việc trốn thuế thường được cho là khá
tích cực (Kirchler và cộng sự, 2008).
Chuẩn mực cá nhân, xã hội và quốc gia, bên cạnh thái độ là yếu tố quan
trọng quyết định việc tuân thủ thuế. Ý định hành vi được xác định bởi các chuẩn
mực chủ quan (Ajzen, 1991) cũng ảnh hưởng lên tính tuân thủ thuế. Chuẩn mực
là các tiêu chuẩn hành vi ở ba cấp độ khác nhau: cấp độ cá nhân, cấp độ xã hội và
cấp độ quốc gia (Kirchler và cộng sự, 2008). Ở cấp độ cá nhân, các chỉ tiêu xác

định nội bộ tiêu chuẩn về cách ứng xử. Các chuẩn mực cá nhân có liên quan đến
lý luận đạo đức, chủ nghĩa độc đốn, chủ nghĩa vị kỷ. Có sự chồng chéo đáng kể
giữa các chuẩn mực, giá trị cá nhân và đạo đức thuế: lý luận đạo đức hay đạo đức
thuế càng phát triển thì càng có nhiều khả năng tuân thủ tự nguyện (Trivedi và
cộng sự, 2003). Ở cấp độ xã hội, các chuẩn mực thường được định nghĩa là mức
độ phổ biến hoặc chấp nhận trốn thuế trong một nhóm tham chiếu (Wenzel,
2005). Nếu người nộp thuế tin rằng việc không tuân thủ là phổ biến và hành vi
được chấp thuận trong nhóm tham chiếu của họ, họ cũng có khả năng khơng tn
thủ. (Huỳnh Thị Diệu Linh và cộng sự , 2019)
Nhận thức công bằng của hệ thống thuế, một yếu tố khác mà người nộp
thuế thường chú ý nhất là mối quan tâm về tính cơng bằng hệ thống thuế
(Rawlings, 2003; Taylor, 2003). Một hệ thống thuế thiếu công bằng, dung nạp
cho những người trốn thuế, khơng có các biện pháp nghiêm khắc trừng phạt thì
dễ dẫn đến hành vi gian lận và kém tuân thủ (Kirchler và cộng sự, 2008),
(Nguyễn Thị Ngọc Điệp, 2021)
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát:
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc tuân thủ thuế thu nhập doanh
nghiệp của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình
Dương từ đó đề xuất một số hàm ý quản lý trong hoàn thiện cơ chế kiểm tra giám
sát thuế doanh nghiệp tại Chi cục thuế thành phố Thủ Dầu Một.

6


Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế và thuế thu nhập
doanh nghiệp
Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc tuân thủ thuế và
thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình

Dương
Hàm ý quản lý nhằm nâng cao tính chấp hành và tuân thủ thuế thu nhập
cho các doanh nghiệp trên địa bàn.
Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện được những mục tiêu nghiên cứu trên, cần giải đáp được
những câu hỏi sau:
Khung lý thuyết nào nhận diện các yếu tố tác động đến việc tuân thủ thuế
và thuế thu nhập doanh nghiệp?
Yếu tố nào tác động đến việc tuân thủ thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp
trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương?
Các hàm ý quản lý nào nhằm nâng cao tính chấp hành và tuân thủ thuế thu
nhập cho các doanh nghiệp trên địa bàn?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những yếu tố tác động đến việc tuân thủ thuế thu
nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp
Phạm vi về Không gian: Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Thủ Dầu
Một
Phạm vi về Thời gian: Dữ liệu sơ cấp của năm thực hiện luận văn 2021,
các dữ liệu thứ cấp phục vụ trong bài bao gồm báo cáo tình hình thu thuế, thanh
tra, kiểm tra thuế doanh nghiệp các năm 2016-2020.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu kết hợp hai phương pháp: Phương pháp nghiên cứu định
tính và nghiên cứu định lượng:
Phương pháp nghiên cứu định tính: Trong phương pháp này, tác giả thực
hiện phương pháp nghiên cứu tại bàn và tổng quan lịch sử nhằm tìm ra khung lý

7


thuyết và các yếu tố tác động đến tuân thủ thuế phục vụ cho mục tiêu (1) và (2).

Tiếp theo tác giả thực hiện xây dựng bảng hỏi và thực hiện khảo sát, khảo sát sơ
bộ bằng cách khảo sát các chun viên có thâm niên trong cơng tác kiểm tra thuế
tại các doanh nghiệp, sau đó sẽ hiệu chỉnh bảng hỏi chính thức để khảo sát các
doanh nghiệp dự kiến khảo sát 300 doanh nghiệp ngẫu nhiên. Phương pháp này
giúp giải quyết mục tiêu (2) và (3) và trả lời cho các cấu hỏi số (2) (3)
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Thông qua việc khảo sát dựa trên
bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Mẫu khảo sát trong nghiên cứu chính thức được
thực hiện bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện, phi xác xuất. Dữ liệu thu thập
được xử lý bằng phần mềm SPSS nhằm đánh giá sơ bộ các thang đo, phân tích
nhân tố khám phá, phân tích tương quan, hồi quy để làm rõ hơn các vấn đề liên
quan đến giả thiết nghiên cứu. Phương pháp này giúp giải quyết và trả lời cho các
mục tiêu và câu hỏi số (2) và (3).
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt lý thuyết: Hệ thống hóa lại một số khái niệm và các lý thuyết về
tuân thủ thuế làm cơ sở cho xây dựng khung phân tích và mơ hình phân tích về
đánh giá các yếu tố tác động đến tính tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp
Về mặt thực tiễn: Với kết quả khảo sát và nghiên cứu sẽ giúp doanh nghiệp
đánh giá được các khía cạnh của việc tuân thủ, nâng cao ý thức trách nhiệm trong
vấn đề tuân thủ nghĩa vụ thuế thu nhập. Nghiên cứu cũng giúp cơ quan quản lý
thuế mà cụ thể là Chi cục Thuế thành phố Thủ Dầu Một có cái nhìn khách quan
trong quản lý, kiểm sốt, cải thiện mơ hình quản lý, giúp doanh nghiệp tuân thủ,
gia tăng ý thức trách nhiệm và hiệu quả công tác kiểm tra giám sát tuân thủ thuế,
cải thiện gia tăng nguồn thu thuế thu nhập tại chi cục thuế.
1.7. Cấu trúc của luận văn
Chương 1: Giới thiệu
Xác định vấn đề nghiên cứu; mục tiêu nghiên cứu; câu hỏinghiên cứu; phạm
vi; phương pháp nghiên cứu; ý nghĩa khoa học và thực tiễn, bố cục luận văn.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp

8



Trình bày các khái niệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu, các lý thuyết,
nghiên cứu liên quan và thực tiễn về tính tn thủ thuế nói chung và thuế thu nhập
doanh nghiệp nói riêng.
Chương 3: Dữ liệu, phương pháp và mơ hình nghiên cứu.
Trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, mơ hình nghiên
cứu, xác định kích thước mẫu, phương pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trình bày các kết quả rút ra từ nghiên cứu như thống kê mô tả dữ liệu thu
thập được, tiến hành đánh giá và kiểm định thang đo, kiểm định sự phù hợp của
mơ hình, và các giả thuyết nghiên cứu.
Chương 5: Các kết luận và hàm ý quản trị
Trình bày kết luận và gợi ý giải pháp, hàm ý quản trị nhằm nâng cao tính
tuân thủ thuế thu nhập

9


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ CỦA
DOANH NGHIỆP
Trong chương 2 tác giả tập trung giới thiệu về các khái niệm về hành vi tuân
thủ thuế của người nộp thuế nói chung và của doanh nghiệp nói riêng. Tác giả trình
bày các khung lý thuyết nền tảng chính được sử dụng trong bài và cuối cùng là lược
khảo các nghiên cứu về các yếu tố tác động lên hành vi tuân thủ thuế
2.1 Khái niệm về hành vi tuân thủ thuế
Hành vi tuân thủ thuế được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, từ
những khái niệm chung đến cụ thể, từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng. Theo
Hamm (1995), TTT được xác định theo cách sau: “Người nộp thuế khai báo hồ
sơ khai thuế cần thiết tại thời điểm thích hợp và thực hiện chính xác nghĩa vụ

thuế theo quy định của các luật thuế, các quyết định của tòa án”. Còn James &
Alley (1999): “TTT theo cách hiểu đơn giản nhất là mức độ người nộp thuế chấp
hành nghĩa vụ thuế được quy định trong luật thuế”
Theo OECD (2004) thì TTT được xét theo phạm vi nghĩa vụ của người
nộp thuế. Nhìn chung, TTT được xác định dựa trên 3 nghĩa vụ cơ bản: (1) Khai
báo đúng hạn; (2) Khai báo chính xác; (3) Thực hiện nghĩa vụ đúng hạn
Khái niệm TTT vẫn được các nhà nghiên cứu tiếp tục tranh luận theo
hướng nghiên cứu tính tự nguyện hay khơng tự nguyện chấp hành nghĩa vụ thuế.
Quan điểm nghiên cứu hiện nay tập trung chủ yếu vào tính tự nguyện của việc
chấp hành nghĩa vụ thuế. James & Alley (1999) đặt ra câu hỏi: Sự “tuân thủ” có
được là do hành vi tự nguyện hay bắt buộc? Nếu người nộp thuế “tuân thủ” chỉ vì
sự đe dọa hoặc do các biện pháp hành chính, hoặc do cả hai, thì điều này khơng
được cho là hoàn toàn tuân thủ ngay cả khi khoản thu từ thuế đạt đến 100% so
với mức phải nộp theo luật định. Andreoni và cộng sự (1998) cho rằng sự tuân
thủ tự nguyện của người nộp thuế mà không cần dùng đến các hình thức kiểm
tra, thẩm tra, nhắc nhở hoặc lo sợ bị áp dụng các biện pháp hành chính cũng là
một thành phần trong định nghĩa về TTT của người nộp. Theo tác giả, trong định
nghĩa về TTT nên đưa yếu tố thời gian vào như là một tiêu chí thể hiện sự tuân
thủ tự nguyện. Một DN cuối cùng cũng thanh toán đầy đủ nghĩa vụ thuế nhưng

10


nếu nghĩa vụ thuế đó được thanh tốn muộn thì cũng khơng phải sự tn thủ
hồn tồn. Và ngay cả khi lãi suất nộp muộn bị tính thì khoản thu đó cũng khơng
phải là sự tn thủ hồn tồn tự nguyện.
Vì vậy trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng định nghĩa TTT theo OECD
(2004): “Sự TTT của Doanh nghiệp là hành vi chấp hành nghĩa vụ thuế một cách
đầy đủ, tự nguyện và đúng thời gian”. Tuân thủ đúng các quy định về chính sách
thuế, về quản lý thuế, các nghĩa vụ thuế và các quy định về thuế. Việc không tuân

thủ sẽ xảy ra khi một trong các yếu tố nêu trên không được đáp ứng, bất kể lý do gì.
2.2 Các lý thuyết nền
Các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm đã giải thích về cách cải thiện
việc tuân thủ thuế. Điều này cho thấy cần phải nâng cao mức độ tuân thủ của
người nộp thuế. Theo Devos (2014), thì hầu hết các cơng trình nghiên cứu nhằm
tìm hiểu việc tn thủ thuế đã khơng đạt được sự đồng thuận do cách tiếp cận
được sử dụng bởi các nhóm nghiên cứu khác nhau. Hầu hết các cá nhân và doanh
nghiệp sẽ khơng nộp thuế trừ khi có điều gì đó thúc đẩy họ làm.
Theo (Feld & Frey, 2007), họ cho rằng động lực tốt nhất là tăng cường
khuyến khích, trong khi những người khác tin rằng có thể đạt được hành vi tuân
thủ thông qua việc tăng tiền phạt. Các lý thuyết về tuân thủ thuế có thể được
phân thành các lý thuyết sau: các lý thuyết dựa trên các học thuyết kinh tế và các
lý thuyết dựa trên tâm lý và tài khóa và thêm vào đó là khn khổ thực nghiệm.
Hầu hết các lý thuyết về tuân thủ đều tập trung vào thái độ và mối quan hệ giữa
chính phủ và người nộp thuế.

2.2.1. Lý thuyết dựa trên các học thuyết kinh tế (Economic Based
Theory):
Lý thuyết dựa trên các học thuyết kinh tế đã được đưa ra bởi các cơng
trình của Becker (1968) và được phát triển trong một khoảng thời gian nhiều năm
với các nhà nghiên cứu khác nhau nhằm xem xét các biến số và thách thức các
kết quả do những người nghiên cứu đi trước đưa ra. Theo Becker, ông đã xem lý
thuyết kinh tế dưới góc độ lý thuyết trong mối quan hệ với tội phạm học. Điều
này quy định rằng các cá nhân được thúc đẩy bởi tư lợi thuần túy. Lý thuyết dựa
11


trên các học thuyết kinh tế hoặc lý thuyết răn đe có nghĩa là có các yếu tố ngăn
cản các cá nhân đạt được mức độ tuân thủ đầy đủ do một số yếu tố ẩn chứa chẳng
hạn như hiệu ứng chi phí, lợi ích của cùng một vấn đề tn thủ hay khơng tn

thủ. Các cơng trình của Becker đã bị thách thức bởi các cơng trình của Allingham
và Sandmo (1972) khi cho rằng người nộp thuế thường muốn tối đa hóa lợi
nhuận của họ. Lý thuyết dựa trên các học thuyết kinh tế còn được gọi là lý thuyết
răn đe nhấn mạnh vào phần thưởng và động lực thu được từ quá trình tuân thủ.
Lý thuyết dựa trên các học thuyết kinh tế về cơ bản nhấn mạnh vào các
yếu tố kinh tế như chi phí phát sinh, xác suất phát hiện và trừng phạt mà một cá
nhân hay doanh nghiệp có thể nhận được do khơng tn thủ một số quy định.
Mục tiêu cốt lõi của hầu hết các nhà kinh doanh là phải chịu ít chi phí hơn và
trong trường hợp ít bị phát hiện và hoặc số tiền phạt mà họ có thể trả khi bị phát
hiện ít hơn, khi ấy họ có xu hướng xem nhẹ khía cạnh tn thủ. Họ thích chơi trị
chơi kiểm tốn (Trivedi và Shehata, 2005), do đó người nộp thuế thường điều
chỉnh lợi nhuận khi nộp hồ sơ khai thuế cho phù hợp với họ. Vì vậy, cách tốt
nhất để ngăn chặn sự răn đe là tăng tiền phạt khi người nộp thuế được xác định
các hành vi bỏ sót, sai phạm, kê khai khơng trung thực. Theo Yitzhaki (1974),
thái độ và các khía cạnh hành vi của người đóng thuế đối với rủi ro ảnh hưởng
đến mức độ tuân thủ theo mức độ sợ rủi ro. Do đó, có nhiều ý kiến khác nhau về
những gì thực sự nên làm để cải thiện mức độ tuân thủ ở các công ty quy mô nhỏ,
nghiên cứu này sẽ hữu ích trong việc xác định thêm điều gì thực sự có thể giải
quyết lỗ hổng trong các lý thuyết khác nhau và tăng khoảng cách kiến thức về
tính tuân thủ thuế. Lý thuyết liên kết với các nghiên cứu hiện tại ở chỗ mặc dù có
kiến thức về các hình phạt và tiền phạt cũng như thái độ của người nộp thuế đối
với rủi ro, mức độ tuân thủ của các thương nhân nhỏ vẫn chưa được cải thiện.
Điều này là do hầu hết những người trong nhóm này khơng nằm trong khung
thuế. Kiến thức về cách tiền phạt và hình phạt ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ
của họ thực sự sẽ rất quan trọng trong việc hiểu mức độ tuân thủ của họ. Một chi
phí tuân thủ khi nộp hồ sơ khai thuế, (Slemrod, 1989) ghi nhận một điểm yếu liên
quan đến lý thuyết là nó khơng có khả năng xử lý các mặt hàng với các tình

12



huống khác nhau của người nộp thuế. Các nghiên cứu khác đề xuất một hệ thống
bao gồm cả các biện pháp trừng phạt và thuyết phục có thể chống lại vấn đề răn
đe và do đó cải thiện mức độ tuân thủ. (Falkinger và Walther, 1991)

2.2.2 Các lý thuyết tâm lý và tài khóa (Fiscal and Psychological
Theories)
Lý thuyết này đã được cơng nhận bởi các cơng trình nghiên cứu của
(Schmolders, 1959) dựa trên giả định rằng người nộp thuế xem mọi thứ vì lợi ích
cá nhân hơn là lợi ích chung. Ông kết luận rằng các hành vi phản ánh các tín
ngưỡng văn hóa khác nhau. Ngồi tài khóa và tâm lý, nó đề cập đến thái độ, niềm
tin và các chuẩn mực xã hội. Tóm lại, có thể lưu ý rằng lý thuyết về cơ bản tập
trung vào hành vi của con người là phi lý. Do đó, Schmolders lưu ý rằng người
nộp thuế nhìn nhận những thứ khác nhau tùy thuộc vào tâm lý tuân thủ thuế. Ý
tưởng này đã được phát triển bởi (Strumpel, 1969), kết quả khẳng định rằng sự
áp dụng cứng nhắc các đánh giá do cơ quan thuế ban hành có thể làm giảm sự
tuân thủ về thuế, trong khi (Kinsey, 1986) coi đó là sự sẵn sàng hợp tác thuần túy
làm tăng mức độ tuân thủ một cách tích cực. Sự kết hợp của các biến số khác
nhau của hành vi con người với nhận thức và giáo dục có thể ảnh hưởng tích cực
đến mức độ tuân thủ.
Yếu tố như lợi nhuận trên các khoản thuế đã nộp ảnh hưởng đến mức độ
tuân thủ của người nộp thuế (Spicer, 1974) cho rằng trong hầu hết các trường
hợp, người nộp thuế có xu hướng xem các khoản thuế đã nộp mang lại lợi ích
như thế nào cho công chúng hoặc đã được chính phủ sử dụng như thế nào. Trong
Lý thuyết về hành động có lý do (TRA) của (Ajzen và Fishbein, 1980) đã lưu ý
rằng hành vi của người đóng thuế bị ảnh hưởng bởi ý định và động cơ của họ
cũng như nhận thức về những gì xã hội có thể nghĩ về họ. Các lý thuyết tâm lý
học tập trung vào luân lý đạo đức và tính chính trực của cá nhân.
2.3 Lược khảo về các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của doanh
nghiệp

2.3.1.Các yếu tố kinh tế của việc tuân thủ thuế
Trong các nghiên cứu truyền thống về tuân thủ thuế, một số yếu tố được
13


coi là quan trọng để giải thích việc tuân thủ thuế như: mức thu nhập thực tế, thuế
suất, lợi ích về thuế, kiểm toán thuế, xác suất kiểm toán, tiền phạt và mức phạt.
Mức thu nhập thực tế, (Spicer và Lundstedt, 1976) chỉ ra rằng những
người tự kinh doanh có nhiều khả năng tránh thuế hơn những người đóng thuế có
việc làm. Tuy nhiên, những người đóng thuế tự kinh doanh có nhiều cơ hội trốn
thuế hơn và những cơ hội này có thể tăng lên theo số lượng các nguồn thu nhập
khác nhau. Do đó, trong các quyết định về tuân thủ thuế, mức thu nhập có thể
tương tác với nguồn của nó. Một khía cạnh khác của nguồn thu nhập, nếu thu
nhập kiếm được do làm việc chăm chỉ hoặc không cần nỗ lực - đã được nghiên
cứu trong các thí nghiệm bởi Kirchler, Muehlbacher, Hưlzl và Webley. Những
người tham gia ít tuân thủ hơn khi họ báo cáo thu nhập kiếm được do nỗ lực thấp
hơn so với khi họ báo cáo thu nhập kiếm được bằng chăm chỉ. Có vẻ như người
nộp thuế khơng muốn mất số tiền khó kiếm được bằng cách “đánh bạc” với cơ
quan thuế (Kirchler, 2007). Với các kết quả hiện tại về thu nhập và tuân thủ phải
tính đến các tác động thực tế đối với chính sách thuế. Vấn đề quan trọng không
chỉ đối với việc thiết kế các chiến lược kiểm tốn phù hợp mà cịn đối với đạo
đức thuế vì mối quan hệ tiêu cực về thu nhập và tuân thủ sẽ đặt ra câu hỏi về tác
động phân phối dự định hoặc giả định, tương ứng của việc đánh thuế thu nhập
lũy tiến (Lang, Nưhrb & Stahl, 1997)
Thuế suất, các mơ hình kinh tế về các quyết định tuân thủ hợp lý cung cấp
các dự đoán hỗn hợp về ảnh hưởng của thuế suất cận biên đối với sự tuân thủ
hoặc dự đoán rằng thuế suất tăng sẽ làm tăng sự tuân thủ (Allingham và Sandmo,
1972). Ngược lại, hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng thuế suất
cao hơn làm giảm sự tuân thủ hoặc cung cấp các kết quả hỗn hợp. Một số nghiên
cứu (Pommerehne và Weck Hannemann, 1996) chứng minh rằng hành vi trốn

tránh gia tăng khi tăng thuế suất cận biên. Ngoài ra Clotfelter (1983) và Slemrod
(1985) đã phát hiện ra rằng thuế suất biên có ảnh hưởng đáng kể đến việc báo cáo
thiếu nghĩa vụ thuế. Trong nghiên cứu của Porcano (1988), thuế suất không ảnh
hưởng đến việc trốn tránh và khai báo thiếu thuế (Kirchler, 2008). Các thí
nghiệm trong phịng thí nghiệm với các mức thuế suất khác nhau thường thấy

14


rằng việc tăng thuế suất dẫn đến việc trốn thuế cao hơn (Alm, Jackson và
McKee, 1992). Tuy nhiên, Alm, Sanchez và deJuan (1995) đã tìm thấy điều
ngược lại trong một mẫu nghiên cứu ở Tây Ban Nha, Baldry (1987) không tìm
thấy ảnh hưởng đáng kể đến bất kỳ thí nghiệm nào.
Trong các nghiên cứu hiện tại, tác động của thuế suất sẽ phụ thuộc vào
mức độ tin cậy. Khi lòng tin thấp, thuế suất cao có thể được coi là đối xử không
công bằng đối với người nộp thuế, như một nỗ lực nhằm lấy của người nộp thuế
những gì là của họ. Khi sự tin tưởng cao, cùng một mức thuế suất sẽ được hiểu là
đóng góp cho cộng đồng, từ đó lại mang lại lợi nhuận cho mỗi cá nhân. Trong
trường hợp đầu tiên, thuế suất sẽ được hiểu là sự nắm quyền của một số cơ quan
thuế và trong trường hợp thứ hai, là một thỏa thuận chung trong cộng đồng
(Kirchler và cộng sự, 2008).
Mơ hình lý thuyết về tuân thủ thuế cho thấy thuế suất có ảnh hưởng không
rõ ràng đến mức độ tuân thủ thuế, tùy thuộc vào thái độ của người nộp thuế đối
với rủi ro. Hơn nữa, đã có những bằng chứng thực nghiệm trái ngược nhau về
ảnh hưởng của thuế suất đối với mức độ tuân thủ thuế. Do đó, rất khó để thảo
luận về tác động của thuế suất đối với mức độ tuân thủ thuế để đạt được phân
tích so sánh (Hyun, 2005). Đối với thuế thu nhập cá nhân, các quốc gia khác
nhau có thể có cấu trúc thuế suất luật định tương tự nhau: hệ thống thuế khoán
hoặc hệ thống thuế lũy tiến với nhiều mức thuế suất và từng thu nhập. Nếu có
một chút khác biệt về thuế suất giữa hai quốc gia, chúng ta có thể cho rằng ảnh

hưởng của thuế suất đối với mức độ tuân thủ thuế là không đáng kể (Hyun,
2005). Tuy nhiên, chúng ta tự hỏi liệu thuế suất cao hơn có dẫn đến việc tuân thủ
thuế thấp hơn hay không. Không có giả thuyết rõ ràng nào xuất hiện từ mơ hình
kinh tế tiêu chuẩn. Hai tác động ngược lại được đề xuất: một mặt, thuế suất cao
làm giảm thu nhập rịng và do đó làm cho việc trốn thuế có lợi hơn; mặt khác,
bằng cách giảm thu nhập, cảm giác đối với rủi ro tăng lên. Do đó, tình trạng trốn
thuế sẽ được giảm bớt. Cả hai dự đoán của mơ hình về tác động của thuế suất đối
với sự tuân thủ đều được hỗ trợ thực nghiệm; mặc dù hầu hết các nghiên cứu cho
thấy mức độ tuân thủ thấp hơn ở mức thuế cao. Các nghiên cứu thực nghiệm nhất

15


về tác động của thuế suất ủng hộ giả định rằng gánh nặng thuế cao có tác động
tiêu cực đến việc tuân thủ. Tuy nhiên, mối liên hệ chặt chẽ giữa thu nhập và thuế
suất làm cho kết luận cuối cùng trở nên khó khăn (Andreoni, Erard şi Feinstein,
1998). Trong các nghiên cứu thực nghiệm, khó có thể tách biệt ảnh hưởng của
thuế suất và thu nhập, nếu cả hai biến số khác nhau tại cùng một thời điểm.
Trong các nghiên cứu thực tế, có thể đưa ra phê bình tương tự như trong cuộc
thảo luận về tác động của thu nhập, tức là các cơ hội trốn hoặc tránh thuế và
nguồn thu nhập có thể tương tác với thuế suất (Kirchler và cộng sự, 2007). Về
nguồn thu nhập, Boylan và Sprinkle (2001) báo cáo rằng những người tham gia
thử nghiệm của họ phản ứng với việc tăng thuế suất với mức độ tuân thủ thấp
hơn nếu họ được những người thử nghiệm ưu đãi về thu nhập, nhưng phản ứng
với mức độ tuân thủ cao hơn đối với việc tăng thuế suất nếu họ có để kiếm thu
nhập bằng cách thực hiện một bài tập nhân kéo dài một giờ. Những phát hiện của
Moser, Evans III và Kim (1995) dường như cho thấy rằng sự nhận thức công
bằng về thuế suất quan trọng hơn mức tuyệt đối của nó. Tuy nhiên, đánh giá tính
cơng bằng của thuế địi hỏi phải có kiến thức tồn diện và cách giải thích đúng
đắn về luật thuế, và các cấu trúc thuế suất phức tạp, chẳng hạn như thuế lũy tiến,

không được người nộp thuế hiểu rõ Roberts, Hite và Bradley (1994) đã chỉ ra
rằng sở thích của người nộp thuế đối với thuế lũy tiến, cơng bằng và lũy thối
phụ thuộc vào hình thức mà các mức thuế tương ứng được trình bày, ví dụ, nếu
thuế suất được mơ tả là khái niệm trừu tượng hoặc trong các thuật ngữ cụ thể
bằng cách đưa ra giả thuyết các ví dụ McCaffery và Baron (2004) đã yêu cầu
những người tham gia của họ chỉ ra những gì họ coi là một loại thuế công bằng
cho các mức thu nhập khác nhau. Ưu tiên đánh thuế lũy tiến mạnh hơn khi số
lượng thuế phải được chỉ định bằng số tiền tuyệt đối. Những tác động như vậy
cho thấy rằng các chính sách thuế rất khó hiểu và có thể dễ dàng bị hiểu sai. Kiến
thức về các tác động có thể giúp các cơ quan chức năng trong việc thúc đẩy các
thay đổi trong chính sách thuế như tăng thuế suất mà khơng làm suy yếu sự tuân
thủ của người nộp thuế (Kirchler và cộng sự, 2007)

16


×