Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Hành vi hành vi mua hàng thời trang của sinh viên trên tiktok shop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.79 KB, 67 trang )

lOMoARcPSD|21911340

ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

BÁO CÁO DỰ ÁN
ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU HÀNH VI MUA HÀNG THỜI TRANG
CỦA SINH VIÊN TRÊN TIKTOK SHOP
Giảng viên hướng dẫn:

TS. Chu Nguyễn Mộng Ngọc

Lớp - Khóa:

IBC04 - K47

Nhóm thực hiện:

…..


lOMoARcPSD|21911340

LỜI MỞ ĐẦU
“Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh” là một trong những môn học nền tảng
mà bất kì sinh viên kinh tế nào cũng cần phải tìm hiểu và học cách áp dụng vào thực tiễn
để giải quyết những vấn đề liên quan. Thông qua các bước thu thập dữ liệu, phân tích,
trình bày, tổ chức dữ liệu, những báo cáo thống kê cung cấp một cách đầy đủ, khách quan
những thông tin cần thiết cho doanh nghiệp và các nhà phân tích, từ dó dự báo tình hình


hoặc đưa ra được những quyết định phù hợp và hiệu quả nhất.
Lý thuyết sẽ chỉ là những văn bản trừu tượng nếu không được áp dụng vào thực tế, hiểu
được điều ấy, nhóm sinh viên chúng tơi không chỉ muốn đơn thuần giải được các bài tập
trong giáo trình hay thuộc lịng những cơng thức nhất định mà còn muốn được vận dụng
vào thực tiễn để được học hỏi kinh nghiệm và trau dồi kỹ năng thống kê thông qua đề tài
“Nghiên cứu hành vi mua hàng thời trang trên TikTok Shop của sinh viên trên phạm vi
toàn quốc”
Để thu được kết quả khách quan và thực tế nhất, chúng tôi đã thực hiện cuộc khảo sát với
mẫu 170 người đều là sinh viên trên phạm vi cả nước, dưới hình thức điền form online. Từ
đó thu thập dữ liệu, xây dựng biểu đồ, lựa chọn hình thức phân tích, rút ra kết luận và kết
quả để hiểu hơn về hành vi mua sắm của sinh viên trên nền tảng TikTok Shop.
Thông qua bài nghiên cứu trên, chúng tơi có thể hiểu hơn về hành vi mua sắm thời trang
của sinh viên hiện nay, những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định mua sắm ngành
hàng này của sinh viên. Cũng như nhận thấy sức hút, tiềm năng phát triển của nền TikTok
Shop, đúc kết được nhiều ưu, nhược điểm của nền tảng từ đó đề ra những giải pháp để tối
ưu hóa vấn đề xảy ra khiến việc mua hàng của sinh viên bị hận chế trên nền tảng. Đồng
thời, có thể kết luận một vài lưu ý, lời khuyên cho những doanh nghiệp, nhà bán hàng
đang có dự định kinh doanh mặt hàng thời trang trên TikTok Shop để có thể dễ dàng chinh
phục nhu cầu của sinh viên - một trong những phân khúc khách hàng tiềm năng nhất hiện
nay.
Để hoàn thành báo cáo này, nhóm chúng tơi đã có sự phân chia cơng việc và đánh giá mức
độ hồn thành nhiệm vụ của các thành viên như sau:
STT

Họ và tên

Phân công công việc

Mức độ
hoàn thành


1
2

1


lOMoARcPSD|21911340

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………….2
MỤC LỤC………………………………………………………………………………...3
DANH MỤC BẢNG BIỂU………………………………………………………………4
LỜI CẢM ƠN…………………………………………………………………………….7
PHẦN A: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI……………………………………………………….. 8
I. Lý do chọn đề tài………………………………………………………………...8
II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu………………………………………………...8
III.

Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………………. 8

IV.

Câu hỏi khảo sát………………………………………………………………9

V.

Ý nghĩa của dự án nghiên cứu……………………………………………...10

PHẦN B: CƠ SỞ LÝ LUẬN……………………………………………………….......11

I. Lý thuyết hành vi mua………………………………………………………....11
1.1. Khái niệm người tiêu dùng…………………………………………….11
1.2. Khái niệm hành vi mua……………………………………..……….…11
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng hành vi mua……………………………...……12
II. Cơ sở thực tiễn – khoa học ..…………………………………………………. 12
2.1. Tìm hiểu về sinh viên………………………………………………………….12
2.2. Tìm hiểu về TikTok Shop……………………………………………………..12
2.3. Thực trạng mua sắm thời trang online của sinh viên Việt Nam……………13
PHẦN C: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………………. 14
PHẦN D: BIỂU ĐỒ VÀ PHÂN TÍCH………………………………………………...14
PHẦN E: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT…………………………………………………54
PHỤ LỤC………………………………………………………………………………..58
A. Phụ lục: Bảng câu hỏi khảo sát…………………………………………………58
B. Thông tin người làm khảo sát……………………...…………………………...62
3


lOMoARcPSD|21911340

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………...………70

DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG BIỂU
❖ Bảng 1: Bảng tần số thể hiện năm học của sinh viên tham gia khảo sát.
❖ Bảng 2: Bảng tần số thể hiện giới tính của sinh viên tham gia khảo sát.
❖ Bảng 3: Bảng tần số thể hiện số lượng sinh viên tham gia khảo sát từ các trường đại
học trong phạm vi tồn quốc.
❖ Bảng 4: Bảng phân tích trung bình thu nhập hàng tháng (bao gồm trợ cấp) của sinh
viên.
❖ Bảng 5: Bảng tần số thể hiện số người sử dụng TikTok Shop.

❖ Bảng 6: Bảng tần số thể hiện lý do chưa dùng TikTok Shop của sinh viên tham gia
khảo sát.
❖ Bảng 7: Bảng tần số thể hiện các nguồn thông tin giúp sinh viên biết đến TikTok
Shop.
❖ Bảng 8: Bảng tần số thể hiện số lượng sinh viên đã từng mua hàng thời trang trên
TikTok Shop.
❖ Bảng 9: Bảng tần số thể hiện những mặt hàng thời trang chủ yếu được sinh viên
mua trên TikTok Shop.
❖ Bảng 10: Bảng tần số thể hiện số đơn hàng thời trang sinh viên đã mua trên TikTok
Shop.
❖ Bảng 11.1: Bảng tần số thể hiện mức sẵn lòng chi tiêu cho mỗi đơn hàng thời trang
trên TikTok Shop của sinh viên.
❖ Bảng 11.2: Bảng giá trị mức tiền sẵn lòng chi trả cho mỗi đơn hàng thời trang trên
TikTok Shop của sinh viên tham gia khảo sát.
❖ Bảng 12: Bảng tần số thể hiện các yếu tố khiến sinh viên quyết định mua hàng trên
TikTok Shop.
❖ Bảng 13.1: Bảng tần số thể hiện sự đánh giá của sinh viên về mức độ quan trọng
của tiêu chí “Chất lượng” khi mua hàng thời trang trên TikTok Shop.
❖ Bảng 13.2: Bảng tần số thể hiện sự đánh giá của sinh viên về mức độ quan trọng
của tiêu chí “Tiện nghi” khi mua hàng thời trang trên TikTok Shop.
❖ Bảng 13.3: Bảng tần số thể hiện sự đánh giá của sinh viên về mức độ quan trọng
của tiêu chí “Phong cách” khi mua hàng thời trang trên TikTok Shop.
❖ Bảng 13.4: Bảng tần số thể hiện sự đánh giá của sinh viên về mức độ quan trọng
của tiêu chí “Màu sắc” khi mua hàng thời trang trên TikTok Shop.
4


lOMoARcPSD|21911340

❖ Bảng 13.5: Bảng tần số thể hiện sự đánh giá của sinh viên về mức độ quan trọng

của tiêu chí “Chất liệu” khi mua hàng thời trang trên TikTok Shop.
❖ Bảng 13.6: Bảng tần số thể hiện sự đánh giá của sinh viên về mức độ quan trọng
của tiêu chí “Nhãn hiệu” khi mua hàng thời trang trên TikTok Shop.
❖ Bảng 13.7: Bảng tần số thể hiện sự đánh giá của sinh viên về mức độ quan trọng
của tiêu chí “Voucher” khi mua hàng thời trang trên TikTok Shop.
❖ Bảng 14: Bảng tần số thể hiện sự lựa chọn hình thức thanh tốn các đơn hàng
TikTok Shop của sinh viên.
❖ Bảng 15: Bảng tần số thể hiện mong muốn của sinh viên khi theo dõi lộ trình đơn
hàng của TikTok Shop.
❖ Bảng 16.1: Bảng tần số thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên đối với việc TikTok
Shop khiến việc mua sắm thời trang dễ dàng hơn.
❖ Bảng 16.2: Bảng tần số thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên đối với việc các mặt
hàng thời trang trên TikTok shop vô cùng đa dạng.
❖ Bảng 16.3: Bảng tần số thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên đối với việc TikTok
Shop rất hữu ích.
❖ Bảng 16.4: Bảng tần số thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên đối với các chức năng
tương tác để mua hàng trên TikTok Shop rất nhanh gọn.
❖ Bảng 16.5: Bảng tần số thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên đối với giá bán các
mặt hàng thời trang trên TikTok Shop hợp lý hơn so với các sàn thương mại điện tử
khác.
❖ Bảng 17: Bảng tần số thể hiện mức độ đánh giá của sinh viên về chất lượng mặt
hàng mua trên TikTok Shop.
❖ Bảng 18: Bảng tần số thể hiện nhược điểm của TikTok Shop.
BIỂU ĐỒ
❖ Hình 1: Biểu đồ thể hiện năm học của sinh viên tham gia khảo sát.
❖ Hình 2: Biểu đồ thể hiện giới tính của sinh viên tham gia khảo sát.
❖ Hình 3: Biểu đồ thể hiện số lượng sinh viên tham gia khảo sát từ các trường đại học
trong phạm vi toàn quốc.
❖ Hình 4: Biểu đồ thể hiện trung bình thu nhập hàng tháng (bao gồm trợ cấp) của sinh
viên.

❖ Hình 5: Biểu đồ thể hiện số sinh viên sử dụng TikTok Shop.
❖ Hình 6: Biểu đồ thể hiện lý do chưa dùng TikTok Shop của sinh viên tham gia khảo
sát.
❖ Hình 7: Biểu đồ thể hiện các nguồn thơng tin giúp sinh viên biết đến TikTok Shop.

5


lOMoARcPSD|21911340

❖ Hình 8: Biểu đồ thể hiện phần trăm số lượng sinh viên đã từng và chưa từng mua
hàng thời trang trên TikTok Shop.
❖ Hình 9: Biểu đồ thể hiện sự lựa chọn những mặt hàng thời trang của sinh viên khi
mua sắm trên TikTok Shop.
❖ Hình 10: Biểu đồ thể hiện số đơn hàng thời trang sinh viên đã mua trên TikTok
Shop.
❖ Hình 11: Biểu đồ thể hiện mức sẵn lòng chi tiêu cho mỗi đơn hàng thời trang trên
TikTok Shop của sinh viên.
❖ Hình 12: Biểu đồ thể hiện các yếu tố khiến sinh viên quyết định mua hàng trên
TikTok Shop.
❖ Hình 13: Biểu đồ thể hiện sự đánh giá của sinh viên về mức độ quan trọng của các
tiêu chí khi mua hàng thời trang trên TikTok Shop.
❖ Hình 14: Biểu đồ thể hiện sự lựa chọn hình thức thanh tốn các đơn hàng TikTok
Shop của sinh viên.
❖ Hình 15: Biểu đồ thể hiện mong muốn của sinh viên khi theo dõi lộ trình đơn hàng
trên TikTok Shop.
❖ Hình 16: Biểu đồ thể hiện mức độ đồng tình của sinh viên khi mua sắm trên TikTok
Shop.
❖ Hình 17: Biểu đồ thể hiện mức độ đánh giá của sinh viên về chất lượng mặt hàng
mua trên TikTok Shop.

❖ Hình 18: Biểu đồ thể hiện nhược điểm của TikTok Shop.

6


lOMoARcPSD|21911340

LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành báo cáo về đề tài “Nghiên cứu hành vi mua hàng thời trang trên
TikTok Shop của sinh viên trên phạm vi toàn quốc” một cách hoàn thiện nhất, bên cạnh sự
cố gắng và nỗ lực hết mình của các thành viên trong nhóm cịn là sự hỗ trợ của bạn bè và
thầy cơ. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến:
Cô Chu Nguyễn Mộng Ngọc - Giảng viên hướng dẫn môn Thống kê trong Kinh tế và Kinh
doanh, đã luôn hỗ trợ và hướng dẫn chúng tơi trong suốt q trình xây dựng và hoàn thiện
ý tưởng. Cũng như cung cấp nền tảng kiến thức thống kê vững chắc giúp chúng tôi có thể
vận dụng vào thực tiễn thơng qua bài báo cáo này. Chúng tơi vơ cùng cảm ơn cơ vì đã giúp
mơn học khơng cịn là những con số khơ khan đơn thuần đối với sinh viên mà thực sự hữu
dụng và cần thiết đối với cuộc sống hôm nay, cảm ơn cơ vì đã ln đồng hành cùng chúng
tơi.
Cảm ơn các anh/chị, các bạn sinh viên từ khắp mọi nơi đã dành thời gian tham gia thực
hiện khảo sát của chúng tôi thông qua các trang mạng xã hội, truyền thơng.
Nhóm chúng tơi một lần nữa xin được gửi lời cảm ơn cô và các bạn.

7


lOMoARcPSD|21911340

PHẦN A: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Lý do chọn đề tài:


I.

Theo thống kê, hiện nay hơn 70% dân số Việt Nam sử dụng Internet và khoảng 44% người
dùng mạng xã hội đã trải nghiệm mua sắm trên các nền tảng. Bên cạnh các nền tảng lâu
đời như Facebook, Instagram, Shopee,... thì TikTok - một nền tảng ra đời với mục tiêu giải
trí giờ đây đã bắt đầu chuyển mình sang nền tảng đa phương tích hợp mua sắm và bán
hàng trực tuyến thơng qua TikTok Shop. TikTok nói chung hay TikTok Shop nói riêng đã
và đang phát triển vơ cùng mạnh mẽ và trở thành nền tảng yêu thích của giới trẻ đặc biệt là
các bạn sinh viên, được đánh giá sẽ sốn ngơi các ơng lớn trong thời gian ngắn.
Bên cạnh đó, mua sắm thời trang online vẫn ln được coi là xu hướng, sở thích của người
tiêu dùng Việt. Theo báo cáo từ DPD Group cho thấy Việt Nam vượt trội về lượng đơn
hàng mua trực tuyến với trung bình 104 lần/người/năm. DPD Group cho biết “Các loại sản
phẩm được người Việt lựa chọn nhiều là ngành hàng tiêu dùng nhanh, giày dép và thời
trang”. Theo thống kê, có khoảng 52% mua sắm hàng thời trang như quần áo, giày dép
hơn 1 lần/tháng. Chi tiêu cho thời trang khá giới hạn với 47% chi dưới 500.000 mỗi tháng.
Và số người mua hàng thời trang online vẫn đang tăng dần mỗi ngày.
Vì vậy, nhóm chúng tơi quyết định chọn đề tài khảo sát về “Hành vi mua hàng ngành thời
trang của sinh viên trên TikTok Shop” để đánh giá mức độ tiềm năng của TikTok Shop
trong việc phân phối và kinh doanh các mặt hàng thời trang đối với nhóm đối tượng khách
hàng đông đảo trên sàn thương mại điện tử mới mẻ này - cộng đồng sinh viên, đồng thời
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng thời trang của sinh viên trên
TikTok Shop.
II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
-

Phạm vi nghiên cứu: Các trường đại học trên toàn quốc.
Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên các trường đại học trên toàn quốc - những
người đã sử dụng và chưa sử dụng TikTok Shop.
Kích thước mẫu: 170 sinh viên.


III. Mục tiêu nghiên cứu:
-

Khảo sát hành vi mua hàng thời trang của sinh viên trên TikTok Shop.
Tìm hiểu những yếu tố quyết định hành vi mua hàng thời trang của sinh viên trên
TikTok Shop.
Tìm hiểu mức độ quan trọng cho các tiêu chí khi mua mặt hàng thời trang trên
TikTok Shop.
8


lOMoARcPSD|21911340

-

Tìm ra những biện pháp khắc phục những hạn chế khi mua hàng trên TikTok Shop.
Từ đó đề ra các biện pháp tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng khi dùng TikTok
Shop.
Bên cạnh đó, chúng tơi cũng đặt ra các mục tiêu riêng cho nhóm.
 Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm.
 Rèn luyện, cải thiện kỹ năng mềm.
 Trau dồi kiến thức về mơn học qua q trình nghiên cứu.
 Phát triển tư duy sáng tạo.
 Nâng cao trình độ khi làm khảo sát, nghiên cứu một cách hiệu quả.

IV. Câu hỏi khảo sát:
-

1. Thông tin cá nhân

Câu 1: Bạn là sinh viên năm mấy?

-

Câu 2: Bạn thuộc giới tính nào?

-

Câu 3: Bạn là sinh viên trường nào?

-

Câu 4: Thu nhập hàng tháng của bạn (bao gồm trợ cấp gia đình) ... (VNĐ)

-

Câu 5: Bạn có đang sử dụng TikTok Shop không?

A. Câu hỏi dành cho đối tượng chưa sử dụng TikTok Shop:
- Câu 6: Lý do bạn chưa sử dụng TikTok Shop?
B. Câu hỏi dành cho đối tượng đã sử dụng TikTok Shop:
2. Về TikTok Shop:
-

Câu 7: Bạn biết đến TikTok Shop chủ yếu từ nguồn thông tin nào?
3. Trải nghiệm mua hàng
Câu 8: Bạn đã từng mua hàng thời trang (quần, áo, giày, dép, mắt kính, nón mũ,...)
trên TikTok shop chưa?

-


Câu 9: Bạn mua mặt hàng thời trang nào là chủ yếu trên TikTok shop (quần, áo,
giày, dép, mắt kính, nón mũ)?

-

Câu 10: Cho đến bây giờ bạn đã mua bao nhiêu đơn hàng thời trang trên TikTok
Shop ... (Đơn hàng)

-

Câu 11: Mức sẵn lòng chi tiêu cho mỗi đơn hàng thời trang trên TikTok Shop của
bạn là bao nhiêu? ... (VNĐ)

9


lOMoARcPSD|21911340

-

Câu 12: Yếu tố nào khiến bạn quyết định mua hàng trên TikTok Shop?

-

Câu 13: Bạn đánh giá thứ tự mức độ quan trọng cho các tiêu chí sau đây khi mua
hàng thời trang trên TikTok shop như thế nào?

-


4. Hình thức thanh tốn:
Câu 14: Bạn thường thanh tốn các đơn hàng TikTok Shop bằng hình thức nào?

-

5. Chất lượng dịch vụ:
Câu 15: Mong muốn của bạn khi theo dõi lộ trình đơn hàng trên TikTok Shop? (có
thể chọn nhiều ý kiến)

-

Câu 16: Đánh giá mức độ đồng tình của bạn khi mua hàng thời trang trên TikTok
shop

-

Câu 17: Bạn đánh giá chất lượng mặt hàng mua trên TikTok Shop như thế nào?

-

Câu 18: Nhược điểm khi mua hàng trên TikTok Shop?

V. Ý nghĩa của dự án nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu "Khảo sát hành vi mua hàng thời trang của sinh viên trên TikTok Shop
phạm vi toàn quốc" mong muốn có thể vượt qua ý nghĩa đơn thuần là một bài tập cuối kỳ
để trở thành một nguồn tài liệu hữu ích dành cho cả người bán và nhà phát triển TikTok
Shop để có thể tham khảo, thấu hiểu nhu cầu của khách hàng thông qua khảo sát trải
nghiệm thực tế của đối tượng người dùng tiềm năng - sinh viên trên phạm vi toàn quốc.
Từ số liệu thực tiễn này, bài nghiên cứu hy vọng có thể giúp TikTok Shop cải thiện, tối ưu
hóa chức năng nhằm mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng; tăng lợi thế cạnh tranh

so với các sàn thương mại điện tử hiện hữu trên thị trường. Đề tài nghiên cứu này còn hỗ
trợ sinh viên - đối tượng khách hàng tiềm năng của TikTok Shop - được lên tiếng phản hồi,
đánh giá về trải nghiệm mua hàng của mình trên nền tảng này; nâng cao vai trò của người
trẻ là một phần tử quan trọng trong việc phát triển sâu rộng các nền tảng mua sắm trực
tuyến - một hướng đi trọng điểm trong thời kỳ phát triển nền kinh tế kỹ thuật số của nước
ta hiện nay.

PHẦN B: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I.

Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng
10


lOMoARcPSD|21911340

1.1. Khái niệm người tiêu dùng
Theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 tại Khoản 1 Điều 3 quy
định:“Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa dịch vụ cho mục đích tiêu dùng,
sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức”.
Khái niệm người tiêu dùng chủ yếu xoay quanh ba khía cạnh chính: chủ thể của giao dịch;
mục đích của giao dịch; căn cứ, cơ sở phát sinh quan hệ. Người tiêu dùng tồn tại dưới
dạng hình thức: cá nhân, tổ chức, nhóm người. Họ cũng chính là đối tượng tiêu thụ các sản
phẩm hàng hóa và dịch vụ cuối cùng của q trình kinh doanh sản xuất của các doanh
nghiệp. Chính vì vậy người tiêu dùng chính là nhân tố quyết định “cầu” trên thị trường,
ảnh hưởng đến số lượng, hình thức của các sản phẩm, dịch vụ được giao thương, buôn
bán. Hiểu rõ được khái niệm người tiêu dùng thì doanh nghiệp mới có thể xác định và hiểu
được khách hàng của mình là ai, muốn gì, cần gì để xây dựng, thiết kế mơ hình kinh doanh
sản xuất phù hợp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
1.2.Khái niệm hành vi người tiêu dùng


Theo Philip Kotler, “hành vi của người tiêu dùng là việc nghiên cứu cách các cá
nhân, nhóm và tổ chức lựa chọn, mua, sử dụng và loại bỏ hàng hóa, dịch vụ, ý
tưởng và trải nghiệm để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ”. Leon G.
Schiffman & Leslie Lazar Kanuk cũng đã từng phát biểu: “hành vi người tiêu dùng
là toàn bộ hành động mà người tiêu dùng bộc lộ ra trong quá trình trao đổi sản
phẩm, bao gồm: điều tra, mua sắm, sử dụng, đánh giá và xử lý thải bỏ sản phẩm và
dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của họ”.
Hay nói cách khác, hành vi người tiêu dùng là quá trình và hành động ra quyết định
của những người liên quan đến việc mua và sử dụng sản phẩm. Hành vi khách hàng
chịu tác động bởi các yếu tố từ mơi trường bên ngồi và có sự tác động trở lại đối
với những mơi trường ấy. Hành vi người tiêu dùng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến
quyết định mua sắm hay từ chối sản phẩm của doanh nghiệp.
Nhận thức, nắm bắt được chặt chẽ và chính xác khái niệm hành vi người tiêu dùng
chính là chìa khóa giúp cho các doanh nghiệp, nhà quản lý có thể nhận biết và dự
đốn xu hướng tiêu dùng của từng phân khúc khách hàng cụ thể. Từ đó đưa ra
những kế hoạch xây dựng, sản xuất, marketing kịp thời và hiệu quả.
1.3. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hành vi mua
Các yếu tố bên trong:

11


lOMoARcPSD|21911340

Các yếu tố cá nhân tác động đến hành vi mua như tuổi tác và giai đoạn của chu trình đời
sống gia đình; nghề nghiệp; thu nhập (thu nhập cao hơn cho phép người ta có nhiều cơ hội
hơn để trải nghiệm những sản phẩm, dịch vụ tốt hơn); lối sống.
Tâm lý là yếu tố quyết định chính đến hành vi của người mua. Tâm lý rất khó đo lường vì
nó thuộc về mỗi cá nhân, mỗi người sẽ có cách phản ứng khác nhau đối với các sự vật, sự

việc hiện tồn trong cuộc sống. Các yếu tố tâm lý tác động đến quyết định mua bao gồm
nhận thức, động cơ và niềm tin và thái độ.
Các yếu tố bên ngoài:
Hành vi của người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa như tầng lớp xã hội, văn
hóa của người mua và tiểu văn hóa. Có ba loại yếu tố văn hóa bao gồm giai cấp xã hội,
văn hóa và tiểu văn hóa. Văn hóa có thể khác nhau theo khu vực, các nhóm và cả giữa
những quốc gia.
Các yếu tố xã hội ảnh hưởng rất lớn đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Những
người có ảnh hưởng xã hội: gia đình, trường học hoặc cộng đồng nơi làm việc, tương tác
xã hội hoặc bất kỳ nhóm nào mà một cá nhân có tương tác, tầng lớp xã hội của một cá
nhân (trình độ học vấn, điều kiện sống và thu nhập).
II.

Cơ sở thực tiễn - khoa học

2.1. Tìm hiểu về sinh viên
Theo nghĩa hẹp, sinh viên được hiểu là những cá nhân đang học tập tại các trường đại học,
cao đẳng và trung cấp. Tại đó họ được truyền đạt, cung cấp kiến thức chuyên sâu về một
ngành nghề nào đó, cũng như những nền tảng vững chắc cho công việc sau này của họ.
Sinh viên được công nhận thông qua bằng cấp đạt được trong quá trình học tập. Theo
nghĩa rộng, sinh viên là bất kỳ ai đăng ký thi tuyển và đạt yêu cầu đầu vào của nhà trường
để được tham gia các khóa học trí tuệ chun sâu với một số chủ đề cần thiết. Sinh viên
trước hết mang đầy đủ những đặc điểm chung của con người, mà theo Các Mác là “tổng
hòa của các quan hệ xã hội”. Ngồi ra, họ cịn mang những đặc điểm riêng: tuổi đời còn
trẻ giao động từ 18 đến 25, rất dễ thay đổi, chưa định hình rõ rệt về nhân cách, thích học
hỏi, tìm tịi, trải nghiệm điều mới lạ, thích tự do. Cũng vì thế mà sinh viên dễ tiếp thu cái
mới, luôn chủ động và sáng tạo trong hầu hết các tình huống.
2.2. Tìm hiểu về TikTok Shop
TikTok Shop là trang mua sắm có thể được truy cập trực tiếp từ nền tảng TikTok. Nó cho
phép các nhà bán hàng, thương hiệu và nghệ sĩ trực tiếp giới thiệu và bán sản phẩm hợp

pháp trên TikTok. Người bán và nhà sản xuất có thể bán sản phẩm thơng qua đường link
12


lOMoARcPSD|21911340

được gắn trên các video giới thiệu sản phẩm, trang cá nhân. Ban đầu, TikTok đã thử
nghiệm TikTok Shop với một số người bán Shopify ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anh trước
khi mở rộng sang Canada, và sau đó nó đã được triển khai trên quy mơ lớn hơn. Năm
2021, TikTok Shop đã giới thiệu tính năng mua sắm phát trực tiếp ở Vương quốc Anh và
Châu Á (Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Indonesia, Philippines và Malaysia).
Ngày 28/4, TikTok chính thức ra mắt giải pháp thương mại điện tử TikTok Shop tại thị
trường Việt Nam, mở ra cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các sàn thương mại điện tử. Nhiều
thương hiệu kết hợp cùng những người có sức ảnh hưởng trên TikTok trong các chiến dịch
tiếp thị của họ, gửi sản phẩm đến những người có lượng người theo dõi lớn và yêu cầu họ
quảng bá sản phẩm của mình. Thay vì tạo trung tâm mua sắm để khách hàng có thể chủ
động tìm kiếm sản phẩm mình đang cần rồi đặt hàng thì trên TikTok nhu cầu mua hàng sẽ
nảy sinh thông qua các video hoặc các buổi livestream của các những người sáng tạo nội
dung. TikTok Shop đang dần lấy đi một lượng lớn khách hàng của các sàn thương mại lâu
đời.
2.3. Thực trạng mua sắm thời trang online của sinh viên ở Việt Nam
Những năm gần đây, mua sắm trực tuyến ở Việt Nam ngày càng trở nên phổ biến hơn bao
giờ hết. Đặc biệt trong thời buổi dịch bệnh, khi mọi người hạn chế ra ngoài, hạn chế tiếp
xúc để giữ an toàn, mua sắm online chính là giải pháp phù hợp nhất. Điều này đồng thời
cũng mở ra rất nhiều cơ hội đầu tư, kinh doanh mới cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư có
thể đứng vững trong giai đoạn khó khăn này. Với tính chất cơng việc bận rộn của đại đa số
người dân Việt hiện nay, thay vì bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức để mua hàng tại các
trung tâm thương mại rộng lớn hay siêu thị đông người thì mọi người đã chuyển sang việc
shopping online. Theo khảo sát mua sắm online ở Việt Nam, tỷ lệ người tham gia mua sắm
qua Internet tăng lên 77% vào năm 2019 và 81% vào năm 2020. Tất nhiên, con số này còn

gia tăng mạnh mẽ vào năm 2021 khi mua sắm online đã trở thành khiến thói quen tiêu
dùng của rất nhiều người đã bị thay đổi.
Thời trang nói chung vẫn luôn là ngành hàng được kinh doanh và tiêu dùng nhiều nhất
trên hầu hết mọi sàn thương mại điện tử tính đến thời điểm hiện tại. Ở Việt Nam, doanh
thu thị trường thời trang năm 2020 giảm hơn 10% so với năm 2019 dưới tác động của dịch
bệnh. Trong đó, quần áo vẫn đóng góp doanh thu lớn với hơn 50% trong tổng doanh thu
toàn ngành.
Và sinh viên chính là một trong những phân khúc khách hàng tiềm năng nhất đối với các
doanh nghiệp bán hàng thời trang online trên các sàn thương mại điện tử. Bởi người trẻ
tuổi luôn dành mối quan tâm đặc biệt cho vẻ ngoài và rất chịu đầu tư cho sự xuất hiện của
mình khi ra ngồi. Họ có nhu cầu mua sắm cao, am hiểu về Internet, có khả năng nắm bắt
13

Downloaded by vu quang ()


lOMoARcPSD|21911340

xu hướng mới một cách nhanh chóng và có hành vi tiêu dùng bị tác động khá nhiều từ các
phương tiện truyền thơng, người có sức ảnh hưởng,...

PHẦN C: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-

Sử dụng phần mềm Microsoft Word, Microsoft Excel.
Thiết kế bộ câu hỏi khảo sát sinh viên trên phạm vi cả nước về hành vi mua hàng
thời trang trên TikTok Shop, sử dụng Google biểu mẫu.
Sử dụng dữ liệu định tính, định lượng để thực hiện các phương pháp thống kê.
Một mẫu ngẫu nhiên gồm 170 sinh viên trên phạm vi tồn quốc đã được khảo sát.
Phân tích các dữ liệu (định tính, định lượng) thu được để lập bảng, vẽ biểu đồ, rút

ra kết luận, nhận xét
Phân tích kết quả thu được và hoàn thành báo cáo dựa trên kết quả đã được phân
tích.

PHẦN D: BIỂU ĐỒ VÀ PHÂN TÍCH
Câu 1: Bạn là sinh viên năm mấy?
Bảng 1: Bảng tần số thể hiện năm học của sinh viên tham gia khảo sát.
Năm

Tần số (sinh viên)

Tần suất

Tần suất phần trăm (%)

1

41

0.241

24.1

2

107

0.629

62.9


3

20

0.118

11.8

4

1

0.006

0.6

5

1

0.006

0.6

Tổng

170

1


100

14

Downloaded by vu quang ()


lOMoARcPSD|21911340

70
62.9
60

50

40

30
24.1
20
11.8
10
0.6

0.6

Năm 4

Năm 5


0
Năm 1

Năm 2

Năm 3

Hình 1: Biểu đồ thể hiện năm học của sinh viên tham gia khảo sát.
Nhận xét: Từ biểu đồ và bảng tần số ở trên, ta thấy chiếm tỷ lệ khảo sát cao nhất là sinh
viên năm 2 (chiếm tỷ lệ 62.9%), kế tiếp là sinh viên năm 1 với tỷ lệ 24.1%, sinh viên năm
3 là 11.8%, và tỷ lệ thấp nhất là sinh viên năm 4 và năm 5, đều chiếm tỷ lệ 0.6%.
Câu 2: Bạn thuộc giới tính nào?
Bảng 2: Bảng tần số thể hiện giới tính của sinh viên tham gia khảo sát.
Giới tính

Tần số (sinh viên)

Tần suất

Tần suất phần trăm (%)

Nam

126

0.741

74.1


Nữ

44

0.259

25.9

Tổng

170

1

100

15

Downloaded by vu quang ()


lOMoARcPSD|21911340

25.90%

74.10%

Nam

Nữ


Hình 2: Biểu đồ thể hiện giới tính của sinh viên tham gia khảo sát.
Nhận xét: Khảo sát cho thấy, trong tổng số 170 người tham gia có 74.1% là nữ và phần
còn lại là nam chiếm 25.9%.
Câu 3: Bạn là sinh viên trường nào?
Bảng 3: Bảng tần số thể hiện số lượng sinh viên tham gia khảo sát từ các trường đại
học trong phạm vi toàn quốc
Trường

Tần số (sinh
viên)

Tần suất

Tần suất phần
trăm (%)

109

0.641

64.12

Đại học Sư phạm kỹ thuật
TP.HCM

5

0.029


2.94

Đại học Luật TP.HCM

5

0.029

2.94

Đại học Bách khoa TP.HCM

4

0.024

2.35

Đại học RMIT

4

0.024

2.35

Đại học UEH

16


Downloaded by vu quang ()


lOMoARcPSD|21911340

Khác (Đại học Ngoại
thương CS2, Đại học Kinh
tế quốc dân, Đại học Kinh tế
- Luật TP. HCM,…)

43

0.253

25.30

Tổng

170

1

100

Khác (Đại học Ngoại thương CS2, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Kinh tế - Luật TP. HCM,…)

43

Đại học RMIT


4

Đại học Bách khoa TP.HCM

4

Đại học Luật TP.HCM

5

Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM

5

Đại học UEH

109

0 20 40 60 80 100 120

Hình 3: Biểu đồ thể hiện số lượng sinh viên tham gia khảo sát từ các trường đại học
trong phạm vi toàn quốc
Nhận xét: Trong tổng số 170 sinh viên tham gia khảo sát, sinh viên trường Đại học Kinh
tế TP. HCM chiếm nhiều nhất (64.12%), tiếp đến là sinh viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ
Thuật TP.HCM và trường Đại học Luật TP. HCM với số phần trăm bằng nhau (2.94%), số
sinh viên trường Đại học Bách Khoa TP. HCM và Đại học RMIT đồng vị trí thứ ba
(2.35%).
Câu 4: Thu nhập hàng tháng của bạn (bao gồm trợ cấp gia đình)
Bảng 4: Bảng phân tích trung bình thu nhập hàng tháng (bao gồm trợ cấp) của sinh
viên (đơn vị: triệu VNĐ)


17

Downloaded by vu quang ()


lOMoARcPSD|21911340

Thống kê

Trung bình

4.14

4% Trimmed Mean

4.06

Trung vị

4

Mode

3
5

Phương sai

3.69


Độ lệch chuẩn

1.92

Giá trị lớn nhất

10

Giá trị nhỏ nhất

1

Khoảng biến thiên

9

Độ trải giữa

2

18

Downloaded by vu quang ()


lOMoARcPSD|21911340

Hình 4: Biểu đồ thể hiện trung bình thu nhập hàng tháng (bao gồm trợ cấp) của sinh
viên

Nhận xét: Qua biểu đồ và bảng phân tích trên, ta có thể thấy thu nhập của sinh viên tập
trung ở mức trung bình và dao động ở phạm vi hẹp. Phần lớn người khảo sát có thu nhập
từ 3 đến 5 triệu VNĐ (chiếm 61.8%).
Để tìm hiểu xem với thu nhập như trên, liệu nó có tác động đến việc mua các đơn hàng
thời trang trên TikTok Shop khơng, nhóm tiến hành khảo sát việc sử dụng hay không sử
dụng TikTok Shop để mua các đơn hàng thời trang của người khảo sát.
Câu 5: Bạn có đang sử dụng TikTok Shop khơng ?
Bảng 5: Bảng tần số thể hiện số sinh viên sử dụng TikTok Shop

Tần số (sinh viên)

Tần suất

Tần suất phần trăm (%)

Có sử dụng

124

0.729

72.9

Khơng sử dụng

46

0.271

27.1


19

Downloaded by vu quang ()


lOMoARcPSD|21911340

Tổng

170

1

100

27.10%

72.90%

Có sử dụng

Khơng sử dụng

Hình 5: Biểu đồ thể hiện số sinh viên sử dụng TikTok Shop
Nhận xét: Đa số các sinh viên có sử dụng TikTok Shop (72.9%). Điều này cho thấy
TikTok Shop có độ phổ biến tương đối cao đối với các khách hàng là sinh viên trong phạm
vi toàn quốc.
Câu 6: Lý do bạn chưa dùng TikTok Shop?
Bảng 6: Bảng tần số thể hiện lý do chưa dùng TikTok Shop của sinh viên tham gia

khảo sát.
Lý do

Tần số

Tần suất

Tần suất phần trăm (%)

Khơng có nhu cầu

35

0.76

76

Khơng biết tới TikTok Shop

9

0.2

20

Giao diện khó sử dụng

2

0.04


4

20

Downloaded by vu quang ()



×