Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Nguyên nhân gây stress đối với sinh viên và các giải pháp phòng tránh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (881.93 KB, 29 trang )

lOMoARcPSD|21993952

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

BÀI BÁO CÁO
ĐỀ TÀI: NGUYÊN NHÂN GÂY STRESS ĐỐI VỚI SINH
VIÊN VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHỊNG TRÁNH
Mơn học: Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh

Giảng viên: Nguyễn Thành Cả
Mã LHP: 22D1STA50800536

Nhóm 7:
31211021347

Phạm Ngọc Trà Thanh

31211020835

Nguyễn Khoa Bảo Ngân

31211024183

Vũ Phương Chi

31211024956

Nguyễn Thị Phúc Nhi

31211026952



Lê Bảo Trâm

31211021985

Nguyễn Huỳnh Anh Thư

TP.HỒ CHÍ MINH, ngày 02 tháng 05 năm 2022


lOMoARcPSD|21993952

LỜI MỞ ĐẦU
Đứng trước những thách thức do sự phát triển quá nhanh của công nghệ đã đẩy nhiều bạn
trẻ rơi vào tình trạng stress khi họ gồng lực đối mặt khó khăn như việc q tải thơng tin, cơ
hội việc làm bị thu hẹp, áp lực học tập và công việc….Việc phải đối mặt với stress đã ảnh
hưởng trực tiếp tới sức khỏe, khả năng lao động, cuộc sống cá nhân và xã hội. Sự căng
thẳng, lo âu có thể bắt gặp ở bất cứ ai, mà ở đây chúng em muốn nói đến là những bạn học
sinh, sinh viên thế hệ tương lai của đất nước. Hiện nay, thực trạng sinh viên gặp các vấn đề
về sức khỏe tinh thần là rất phổ biến, căng thẳng tùy theo mức độ, có trường hợp nhẹ, vừa
phải hoặc tệ hơn là dẫn đến trầm cảm. Nếu không được xem xét đưa ra hướng giải quyết từ
sớm có thể dẫn đến nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe, tinh thần hay cả tương lai của các bạn.
Vấn đề tưởng chừng không nghiêm trọng này ngày một gia tăng, gần đây các trường hợp
các bạn trẻ chọn cách kết thúc cuộc đời mình đã tạo ra sự quan tâm chú ý từ cộng đồng, đặc
biệt là Bộ Giáo dục và Nhà nước ta. Từ những lý do nêu trên nhóm chúng em quyết định
chọn đề tài “Khảo sát nguyên nhân gây stress đối với sinh viên và các giải pháp phòng
tránh”. Đề tài được thực hiện bởi sinh viên đại học trên khu vực TP.HCM mà chủ yếu ở đây
là Đại học kinh tế TP.HCM để lấy dữ liệu cho bài báo cáo. Nghiên cứu để viết bài báo này
được thực hiện để hoàn thành yêu cầu thi kết thúc học phần của môn Thống kế ứng dụng
trong Kinh tế và Kinh doanh. Bằng cách sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, kiểm

định giả thuyết...báo cáo cung cấp thông tin chi tiết về mục đích nghiên cứu, các bước thực
hiện, kết quả nghiên cứu từ đó tìm ra ngun nhân và thảo luận đưa ra đề xuất những giải
pháp khắc phục tình trạng này, góp phần nâng cao hiệu quả học tập, sức khỏe tinh thần của
đối tượng nghiên cứu. Trong thời gian làm dự án do kinh nghiệm nghiên cứu cịn hạn chế
nên khó tránh được những sai sót, mong nhận được sự góp ý từ giảng viên từ đó có thể rút
ra được những kinh nghiệm cho các dự án lần sau.

1


lOMoARcPSD|21993952

MỤC LỤC
1.1. Bối cảnh đề tài:................................................................................................................ 4
1.2. Phát biểu đề tài nghiên cứu:.............................................................................................4
1.3. Mục tiêu đề tài................................................................................................................. 4
1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu....................................................................................5
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................5
1.4.2. Khách thể nghiên cứu...................................................................................................5
1.4.3. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................5
II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VÀ MƠ
HÌNH NGHIÊN CỨU............................................................................................................5
2. Cơ sở lý thuyết, những kết quả nghiên cứu trước đây và mơ hình nghiên cứu:..................5
2.1. Cơ sở lý thuyết:...............................................................................................................5
2.1.1. Định nghĩa về stress:.....................................................................................................5
2.1.2. Sự khác biệt giữa stress đối với sinh viên ở thời đại cũ và thời đại mới:......................6
2.1.3. Ảnh hưởng của căng thẳng đối với học sinh:................................................................6
2.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng tới nguyên nhân gây stress đối với sinh viên:.......................7
2.2. Các kết quả nghiên cứu trước đây:..................................................................................7
2.1 Mơ hình nghiên cứu:.......................................................................................................10

III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................10
1. Phương pháp khảo sát:......................................................................................................10
2. Mốc thời gian làm dự án:..................................................................................................10
3. Số lượng mẫu khảo sát......................................................................................................11
4. Công cụ nghiên cứu..........................................................................................................11
5. Mục tiêu dữ liệu................................................................................................................ 11
IV: PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ..................................................................................................11
4.1.Biểu đồ phân phối sinh viên theo cấp học và giới tính....................................................11
4.2. Biểu đồ thống kê trường đại học của sinh viên khảo sát................................................12
2


lOMoARcPSD|21993952

4.3. Biểu đồ thống kê tình trạng đi học, đi làm của sinh viên...............................................13
4.4. Biểu đồ thống kê dữ liệu mức độ ảnh hưởng đến stress đối với sinh viên.....................13
4.4.1. Tài chính:.................................................................................................................... 14
4.4.2. Học tập: ..................................................................................................................... 15
4.4.3. Peer pressure (áp lực đồng trang lứa): .......................................................................17
4.5. Biểu đồ tần suất số lần bị stress trong tuần của sinh viên..............................................18
4.6. Biểu đồ thống kê thời điểm sinh viên bắt đầu bị stress..................................................19
4.7. Biểu đồ thống kê các tác hại của stress kéo dài.............................................................20
4.8. Bảng thống kê các phương án giải tỏa stress.................................................................22
4.9. Biểu đồ thống kê thời gian giải tỏa stress......................................................................23
V. GIẢI PHÁP GIẢM TÌNH TRẠNG STRESS..................................................................23
KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................25
PHỤ LỤC............................................................................................................................. 26

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 4.1.a) Phân phối tần suất sinh viên theo cấp học
Bảng 4.1.b) Phân phối tần suất sinh viên theo giới tính
Bảng 4.2. Thống kê tần suất trường đại học của sinh viên khảo sát
Bảng 4.3. Thống kê tình trạng đi học, đi làm của sinh viên
Bảng 4.4. Phân tích dữ liệu mức độ gây ra stress đối với sinh viên
Bảng 4.4.2.a). Đánh giá mức độ stress do học tập của sinh viên UEH
Bảng 4.4.2.b). Đánh giá mức độ stress do học tập của sinh viên các trường Đại học khác
Bảng 4.7. Thống kê một vài tác hại do stress kéo dài được nhiều người khảo sát lựa chọn
Bảng 4.8. Thống kê một số phương án giải tỏa stress được nhiều người khảo sát lựa chọn
nhất

3


lOMoARcPSD|21993952

I. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Bối cảnh đề tài:
Những thách thức ngày một nhiều hơn do q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
và sự phát triển khơng ngừng nghỉ của nền kinh tế Việt Nam. Cùng với đó kéo theo những
tác nhân cơ bản gây ra căng thẳng (stress) có thể kể đến như áp lực cơng việc, áp lực học
tập, cơ hội tìm việc làm, ơ nhiễm môi trường, thời gian dành cho bản thân, gia đình và cơ
quan,… ảnh hưởng một cách trực tiếp đến sức khỏe cũng như khả năng lao động. Ở nước ta,
sự căng thẳng trong học tập ở học sinh, sinh viên là vấn đề nhức nhối không chỉ với các bậc
phụ huynh mà còn được quan tâm bởi các nhà khoa học, giáo viên, các nhà quản lý. Một số
yếu tố được các nhà tâm lý cho rằng đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng căng
thẳng (stress) ngày một tăng cao: sức ép từ gia đình, xã hội, chương trình học q nặng, thi
đua thành tích, … Hậu quả do stress gây ra có ảnh hưởng rất lớn tới việc học tập và sinh
hoạt hằng ngày của sinh viên. Cụ thể là mất tập trung trong học tập, luôn chán nản và không
muốn làm bất cứ điều gì, học tập sa sút. Hơn thế nữa, sinh viên sẽ có những hành vi bất

thường, thiếu kiểm sốt từ nhẹ đến nặng như bỏ học, quậy phá, đánh nhau hay thậm chí là
trở nên rối loạn tâm thần, tự sát.
1.2. Phát biểu đề tài nghiên cứu:
Thực tế khẳng định rằng chất lượng đào tạo đại học phải phụ thuộc vào cả chương trình đào
tạo, cơ sở vật chất và cả phương pháp giảng dạy của giảng viên, cách tổ chức đào tạo, đặc
điểm tâm – sinh lý cùng với môi trường học tập của sinh viên. Trong vài năm gần đây mặc
dù Nhà nước và Bộ giáo dục đã đề ra những chính sách, giải pháp nhằm thúc đẩy, hỗ trợ
chất lượng và hiệu quả giáo dục bậc đại học, thế nhưng tất cả chỉ mới dừng lại ở phương
diện quản lý mà chưa thật sự chú tâm đến tâm lý – xã hội, tâm lý và môi trường học tập của
sinh viên. Đó chính là lý do vì sao chưa thể tạo ra những sự thay đổi rõ ràng mang tính đột
phá.
Nhìn chung, vấn đề ngun nhân gây stress của sinh viên hiện nay ở Việt Nam còn chưa
thực sự được quan tâm nghiên cứu, để làm rõ vấn đề này, nhóm chúng em thực hiện đề tài
nghiên cứu “Nguyên nhân gây stress đối với sinh viên và các giải pháp phịng tránh”.
1.3. Mục tiêu đề tài
Hữu ích trong việc tìm nguồn cung ứng và ưu tiên loại bỏ các loại căng thẳng cuộc sống
trong phạm vi nghiên cứu của đối tượng. Từ đó, căng thẳng có thể được loại bỏ với chi phí
tối thiểu. Là cơ sở để thực hiện các biện pháp phòng chống các loại hình căng thẳng có hại
trong trường học nói chung và đời sống sinh hoạt của sinh viên nói riêng.

1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
4


lOMoARcPSD|21993952

Nguyên nhân gây stress trong học tập ở sinh viên.
1.4.2. Khách thể nghiên cứu
100 sinh viên thuộc các trường Đại học ở Việt Nam.

1.4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu thực trạng stress trong học tập và các nguyên nhân gây ra
stress học tập của sinh viên Việt Nam.
- Phạm vi địa bàn nghiên cứu: Các trường trên toàn quốc, đặc biệt là TP. HCM. Căn cứ vào
mục tiêu nghiên cứu của đề tài, chúng em nghiên cứu: Đại học Kinh tế TP. HCM, Đại học
XH&NV, Đại học Tài chính – Marketing, Đại học Ngoại ngữ - Tin học, …
II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VÀ MƠ
HÌNH NGHIÊN CỨU
2. Cơ sở lý thuyết, những kết quả nghiên cứu trước đây và mơ hình nghiên cứu:
2.1. Cơ sở lý thuyết:
2.1.1. Định nghĩa về stress:
Stress là một trạng thái thần kinh căng thẳng bao gồm nhiều yếu tố chẳng hạn như vật lý,
hóa học và các phản ứng của cá nhân để thích ứng với những thay đổi hoặc căng thẳng từ
các áp lực bên ngoài hoặc bên trong. Khi đối mặt với một tác nhân gây căng thẳng, nó sẽ
thúc đẩy cơ thể tiết ra hormone giúp cung cấp năng lượng cho cơ, nhịp thở và nhịp tim tăng
lên.
Căng thẳng của học sinh thường biểu hiện như:
● Khi bị căng thẳng, cảm xúc cá nhân trở nên nhạy cảm hay nảy sinh ra những quan
điểm tiêu cực, bi quan.
● Stress khiến sinh viên trở nên thiếu hứng thú trong việc học tập cũng như việc tham
gia các hoạt động tập thể. Ngồi ra tình trạng mất tập trung, suy giảm trí nhớ cũng rất
dễ xảy ra.
● Tình trạng mất ngủ, hay gặp thường xuyên gặp ác mộng, dễ bị tỉnh giấc,...
● Ăn nhiều hơn hoặc chán ăn
● Tâm trạng hay bức rức, bồn chồn,...
● Ngồi ra cịn sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá để xả stress
● Hơn thế nữa, “stress” khiến cho ta có cảm giác như chóng mặt, đau nhức, năng lượng
sụt giảm, rối loạn tiêu hóa,...
2.1.2. Sự khác biệt giữa stress đối với sinh viên ở thời đại cũ và thời đại mới:
Thời đại kỹ thuật số nên giới trẻ gắn bó “mật thiết” với mạng xã hội, vì vậy tình trạng

stress xảy ra ngày càng phổ biến:
5


lOMoARcPSD|21993952

“Mạng xã hội” có thể ảnh hưởng xấu đến bạn khi bạn khơng thể lọc những hình ảnh hay
thơng tin đưa vào bên trong tiềm thức của mình. Nếu những thơng tin khơng tích cực được
đưa vào não bộ của bạn, cơ thể bạn sẽ có những phản ứng xấu thường trực. Tiếp theo,khi
bạn thấy cuộc sống của những người khác, nhất là những người có cuộc sống trong nhung
lụa và có cuộc sống "trong mơ" khác, bạn có thể trải qua “FOMO” (sợ bỏ lỡ) cảm giác rằng
bạn sẽ không giống như người ta, bạn ước giống như họ, nhưng bạn đang ở trong tình huống
ngược lại ngay bây giờ. Điều này khiến bạn X có xu hướng ghen tuông, bạn Y tự ti, hoặc
bạn Z tự trách bản thân. Tất cả những điều này có thể ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của
bạn.
Căng thẳng do đại dịch Covid-19 gây ra: Covid-19 có thể gây căng thẳng và sốc nặng vì nó
ảnh hưởng đến hai vấn đề, đầu tiên là đe dọa tính mạng của mọi người trong cộng đồng; thứ
hai là mơi trường bình thường thì căng thẳng, nhưng khi có dịch, chúng ta có nhiều biện
pháp phịng tránh như xã hội xa cách, trẻ em không được đến trường ... điều đó có nghĩa là
chúng ta thay đổi hồn cảnh sống có thể khiến chúng ta bối rối và dẫn đến căng thẳng.
2.1.3. Ảnh hưởng của căng thẳng đối với học sinh:
Gây ra các triệu chứng bệnh lý “teo não, suy giảm trí nhớ”:
Khi căng thẳng, các tế bào não bị thiếu O2, nên hoạt động ít hiệu quả hơn, thậm chí cịn có
nguy cơ chết dần. Có những nghiên cứu đã chỉ ra rằng, căng thẳng kéo dài có nguy cơ làm
giảm chất xám, làm não co lại dẫn đến trí nhớ giảm sút, khó tập trung học tập, làm việc, ảnh
hưởng đến trí nhớ và kỹ năng tư duy.
Gây các bệnh về đường “tiêu hóa”:
Ruột được coi là “bộ não thứ hai” của cơ thể. Có vơ số tế bào thần kinh nơi đây có khả năng
sản sinh ra các hormon thần kinh, còn được gọi là thần kinh ruột. Hệ thần kinh ruột hoạt
động một cách độc lập và có quan hệ mật thiết với hệ thần kinh trung ương.

Căng thẳng kéo dài chất dẫn truyền thần kinh qua dây thần kinh phế vị và ảnh hưởng đến
chức năng dạ dày. Gây trào ngược hay viêm loét dạ dày… Ngoài ra, mất cân bằng hệ vi
khuẩn đường ruột gây viêm ruột, hội chứng ruột kích thích, đau bụng, tiêu chảy, táo bón,
khó tiêu,…
Nguy cơ bệnh tim mạch:
Căng thẳng thường khiến cho nhịp thở không ổn định, tăng nhịp tim và giảm lượng máu đến
tim cũng như hoạt động bất thường của tim mạch. Khi căng thẳng kéo dài sẽ làm tăng nguy
cơ mắc các “bệnh tim mạch” như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim,…
Nguy cơ đột quỵ (nhồi máu cơ tim) :
Căng thẳng kéo dài làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Nhồi máu cơ tim dễ phát sinh khi
người bệnh xúc động quá mức, nhất là khi người bệnh đã mắc bệnh về thần kinh. Một số
nghiên cứu cho rằng những người bị căng thẳng một thời gian dài có nguy cơ nhồi máu cơ
tim cao hơn dân số chung. Nhồi máu cơ tim có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu tình trạng
căng thẳng kéo dài khơng được xử lý kịp thời.
6


lOMoARcPSD|21993952

2.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng tới nguyên nhân gây stress đối với sinh viên:
Yếu tố chủ quan:
Sức khỏe: Người bệnh có sức khỏe yếu như ốm, suy dinh dưỡng, mắc bệnh hiểm nghèo khó
chữa, ...
Tâm lý: Thường xuyên suy nghĩ những điều tiêu cực, đặt quá nhiều kỳ vọng không thực tế,
tự tạo áp lực cho bản thân, thường xuyên mất ngủ và sử dụng chất kích thích,...
Yếu tố khách quan:
● Áp lực từ việc học hành
● Liên quan đến vấn đề”tài chính”
● Do khơng dễ thích nghi với môi trường mới
● Do ngành học không phù hợp với bản thân

● Mâu thuẫn trong các mối quan hệ
2.2. Các kết quả nghiên cứu trước đây:
Số liệu thống kê về căng thẳng trên khắp thế giới:
Căng Thẳng Trên Thế Giới
2019 (Gallup)

Trên tồn cầu, khoảng một phần ba số người nói rằng họ cảm
thấy căng thẳng

2017

Ước tính có khoảng “284 triệu người” trên toàn quốc bị “rối
loạn lo âu”

“Thế giới trong dữ liệu
của chúng ta”

Các nước căng thẳng nhất, dựa trên phần trăm dân số đã báo cáo rằng đã trải qua căng thẳng
"rất nhiều" vào ngày trước đó, là:
Các nước căng thẳng nhất
Hy Lạp

Philippines

Tanzania

Albania

Iran


Sri Lanka

59%

58%

57%

55%

55%

55%

Hoa Kỳ

Uganda

Costa Rica

Rwanda

Thổ Nhĩ Kỳ

Venezuela

55%

53%


52%

52%

52%

52%

Thống kê căng thẳng theo “nguyên nhân”:

7


lOMoARcPSD|21993952

Những nguyên nhân gây “stress” phổ biến nhất và không đổi là tiền bạc, công việc, gia
đinh. Tuy vậy, vào năm 2020, đã bổ sung vài nguyên nhân bao gồm “đại dịch COVID-19”
và “một bầu khơng khí chính trị căng thẳng”...
Khoảng 8/10 người Mỹ cho biết rằng đại dịch COVID-19 là nguyên nhân gây ra “stress”Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, 2020
70% người lớn ở Hoa Kỳ nói rằng họ đang “stress”về đất nước mình trong tương (tăng từ
66% vào năm 2019) - Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, 2020
Năm 2020, 63% “người trưởng thành” ở Hoa Kỳ cho biết nền kinh tế cũng là một nguồn
“stress” đáng chú ý, so với 46% vào năm 2019 - Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, 2020
Theo 2/3 trong số những chuyên gia, “mức độ căng thẳng” trong công việc của họ trong
năm vừa qua cao hơn 5 năm trước kia.
Những lý do chính gây ra "căng thẳng" (ở Hoa Kỳ (theo một nghiên cứu năm 2017):
Căng thẳng ở Hoa Kỳ xuất phát từ các nguyên nhân
(Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, 2017)
64%


Tiền

60%

Công việc

49%

Kinh tế

47%

Trách nhiệm với gia đình

46%

Liên quan đến sức khỏe cá nhân

Thống kê căng thẳng theo “độ tuổi”
Vào năm 2020 những thế hệ trẻ nhỏ của Hoa Kỳ cho biết rằng họ trải qua mức độ “stress”
nặng hơn so với thế hệ lớn tuổi.
Bảng dưới đây là cách người Hoa Kỳ trả lời khi được đề nghị chấm điểm mức độ căng
thẳng của họ trên thang điểm 10 theo nhóm tuổi:
Chấm điểm “mức độ căng thẳng” của họ trên thang điểm mười
Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, 2020
Thế hệ

Điểm

Gen Z


6,1

Millennials

5,6

Gen X

5,2

Baby Boomers

4,0
8


lOMoARcPSD|21993952

Người lớn tuổi

3,3

“Tỷ lệ tần suất của sức khỏe tâm thần liên quan đến căng thẳng trong năm 2018 là tương tự
ở những người trẻ tuổi nhưng những baby boomers và những người lớn tuổi hơn báo cáo
căng thẳng nhiều hơn”:
“Tỷ lệ tần suất của sức khỏe tâm thần liên quan đến căng
thẳng trong năm 2018”
Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ, 2018
“Thế hệ”


“Tỷ lệ”

Millennials

56%

Gen X

45%

Baby Boomers

70%

Người lớn tuổi

74%

Thống kê “stress” theo “giới tính”:
“Stress” thay đổi khơng chỉ theo “nhóm tuổi” ngồi ra cịn thay đổi theo “giới tính”, nữ giới
có nguy cơ đối mặt với căng thẳng nhiều hơn nam giới.
Khảo sát phụ nữ để đánh giá “mức độ căng thẳng” của họ ở mức trung bình 5,1/10, so với
4,4/10 đối với nam - Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, 2016.
32% phụ nữ nói rằng sự căng thẳng gia tăng trong 5 năm qua, so với 25% nam giới - Hiệp
hội Tâm lý Hoa Kỳ, 2010.
33% nữ giới đã có gia đình cho biết họ phải trải qua căng thẳng rất đáng kể trong tháng qua,
so với 22% phụ nữ độc thân - Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ
49% (trong số phụ nữ được khảo sát) cho biết họ thường bị “stress”so với 40% nam giới
được khảo sát - Gallup, 2017.

2.1 Mơ hình nghiên cứu:
Cuộc khảo sát được thực hiện bằng cách gửi một bảng câu hỏi trực tuyến đến 10000 sinh
viên ngẫu nhiên từ ngày 28 tháng 4 năm 2022 đến ngày 1 tháng 5 năm 2022. Các mô tả
trong bảng câu hỏi do các tác giả cung cấp cũng chỉ ra rõ ràng mục đích của cuộc khảo sát.
Mỗi sinh viên được chọn ngẫu nhiên sẽ được cung cấp bảng gồm 10 câu hỏi để hoàn thành
và sẽ được gửi kết quả lại cho nhóm phân tích. Việc hoàn thành form khảo sát là hoàn toàn
tự nguyện và sinh viên chỉ cần tốn dưới 10 phút để có thể hồn thành 10 câu khảo sát.
III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp khảo sát:
Thiết kế bảng câu hỏi trên Google forms

9


lOMoARcPSD|21993952

Đăng form khảo sát lên group facebook và các nhóm chat học tập trên nền tảng Zalo,
Messenger của trường Đại học kinh tế TP.HCM. Ngồi ra cịn đăng trên group đại học ở
khu vực TP. HCM.
Hai nguồn thông tin cần thu nhập: dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp.
Dữ liệu thứ cấp: là nguồn tài liệu được thu thập từ các bài báo điện tử có tính xác thực cao.
Dữ liệu sơ cấp: là dữ liệu lấy từ bảng câu hỏi khảo sát trên Google Forms
Phương pháp nghiên cứu định tính
Phân tích các kết quả thu thập được tiến hành viết báo cáo.
2. Mốc thời gian làm dự án:
STT

Công việc

1


Xây dựng đề tài và xác định các thông
tin cần có

2

Soạn thảo các câu hỏi và các mục trả lời
và hoàn chỉnh bảng khảo sát

3

Tiến hành khảo sát từ ngày

4

Quá trình nghiên cứu và tiến hành thu
thập các nguồn tài liệu thứ cấp từ

5

Tiến hành viết báo cáo và chỉnh sửa

6

Nộp bài báo cáo

Thời gian
25/04/2022
26/04-28/04/2022
28/04 – 02/05/2022

28/04/2022
06/05 – 21/05/2022
21/05/2022

3. Số lượng mẫu khảo sát
Tiến hành phân tích trên 100 mẫu đã được điền.
4. Công cụ nghiên cứu
Bảng khảo sát Google Forms
Phần mềm Word
Sử dụng phần mềm hỗ trợ tính toán và tạo biểu đồ: Excel, SPSS
Các trang web, bài báo nói về vấn đề stress, các bài luận của khóa trên, luận của thạc sĩ, các
bài nghiên cứu khoa học về stress.
5. Mục tiêu dữ liệu
Dùng để xác định giới tính và độ tuổi, các cấp độ gây ra căng thẳng của sinh viên các yếu tố
gây đến căng thẳng của sinh viên trong cuộc sống hiện tại như học tập cơng việc, tài
chính, ...tần suất sinh viên bị stress trong một tuần; Họ bắt đầu bị stress từ khi nào. Suy nghĩ
của họ về những tác hại khi tình trạng căng thẳng kéo dài. Họ thường làm gì và mất bao lâu
để giải tỏa stress. Từ đó có thể thảo luận đưa ra giải pháp ứng phó tốt nhất tình trạng stress
ở sinh viên.
10


lOMoARcPSD|21993952

IV: PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ
4.1.Biểu đồ phân phối sinh viên theo cấp học và giới tính
Bảng 4.1.a) Phân phối tần suất sinh viên theo cấp học
Cấp học

Tần số


Tần suất

Tần suất %

Năm 1

69

0.69

69%

Năm 2

15

0.15

15%

Năm 3

9

0.90

9%

Năm 4


7

0.70

7%

Biểu đồ 4.1.a) Phân phối sinh viên
theo cấp học
Bảng 4.1.b) Phân phối tần suất sinh
viên theo giới tính
Giới tính

Tần số

Tần suất

Tần suất %

Nữ

65

0.65

65%

Nam

35


0.35

35%

Biểu đồ 4.1.b). Phân phối sinh viên theo
giới tinh
Nhận xét: Đa số những người được khảo
sát đều là học sinh, sinh viên (độ tuổi từ 1923), chủ yếu là sinh viên năm nhất và năm 2
chiếm 74%, còn lại là sinh viên các năm 3,4. Nhìn chung đều là độ tuổi tập trung vào việc
học và đặc biệt là vừa phải thay đổi môi trường học tập, làm việc. Vì vậy, nhóm chúng em
chọn đối tượng này để khảo sát vì đây là nhóm đối tượng dễ tiếp cận nhất, có nhiều thời
gian và đặc biệt dễ khai thác những vấn đề thuộc đề tài của nhóm.
Trong số 100 người tham gia khảo sát (100%), có 65% là nữ và 35% là nam. Kết quả này
tương ứng với đặc thù của đa số các trường kinh tế là số sinh viên nữ nhiều hơn nam.
11


lOMoARcPSD|21993952

4.2. Biểu đồ thống kê trường đại học của sinh viên khảo sát
Bảng 4.2. Thống kê tần suất trường đại học của sinh viên khảo sát
Trường

Tần số

Tần suất

Tần suất %


UEH

59

0.59

59%

Các trường ĐH, CĐ khác

41

0.41

41%

Biểu đồ 4.2. Thống kê trường đại học của
sinh viên khảo sát
Nhận xét: Phạm vị khảo sát của nhóm là
sinh viên tồn quốc, đặc biệt trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh vì sở dĩ đây là một
thành phố tấp nập, năng động, nhiều tiềm
năng và đặc biệt là mọi người đều bận rộn và quay cuồng với nhiều cơng việc khác nhau.
Điều đó là ngun nhân hàng đầu gây ra tình trạng stress. Các đối tượng được khảo sát phần
lớn là sinh viên UEH (59%) và còn lại là sinh viên đến từ các trường đại học, cao đẳng, ...
lớn trên đất nước. Đây đều là những mơi trường học tập sáng tạo, năng động, thích hợp cho
việc khai thác.
4.3. Biểu đồ thống kê tình trạng đi học, đi làm của sinh viên
Bảng 4.3. Thống kê tình trạng đi học, đi làm của sinh viên
Tình trạng


Tần số

Tần suất

Tần suất %

Đi học

75

0.75

75%

Vừa đi học vừa đi làm

25

0.25

25%

Biểu đồ 4.3. Thống kê tình trạng
đi học, đi làm của sinh viên

Nhận xét: Đối tượng tham gia khảo sát đa số là sinh viên năm nhất và năm 2 nên chủ yếu
chỉ tập trung vào học tập (chiếm đến 75%). Phần cịn lại thuộc nhóm vừa học tập và làm
việc (25%). Cả 2 nhóm đối tượng đều gặp phải những vấn đề, khó khăn riêng trong cuộc
12


Downloaded by tr?n hi?n ()


lOMoARcPSD|21993952

sống, dễ dẫn đến tình trạng stress, đặc biệt là nhóm người chịu những áp lực đến từ cả 2 yếu
tố (học và làm) thích hợp cho cơng việc thu hoạch và khảo sát của nhóm.
4.4. Biểu đồ thống kê dữ liệu mức độ ảnh hưởng đến stress đối với sinh viên

Bảng 4.4. Phân tích dữ liệu mức độ gây ra stress đối với sinh viên
Tiêu chí

Trung bình mẫu

Độ lệch chuẩn

Phương sai

[Cơng việc]

2.93

1.328

1.763

[Tài chính]

3.57


1.075

1.157

[Học tập]

3.55

1.019

1.038

[Gia đình]

2.73

1.196

1.431

[Bạn bè]

2.82

1.095

1.2

3


1.163

1.354

[Peer pressure]

3.29

1.14

1.299

[Mạng xã hội]

2.73

1.179

1.391

[Sức khỏe]

Biểu đồ 4.4. Thống kê đánh giá mức độ gây ra stress đối với sinh viên
Nhận xét chung: Đại đa số sinh viên đều có xu hướng thích ứng bắt kịp với sự phát triển
của thời đại, dễ thích nghi và làm quen với môi trường mới. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho
thấy nguyên nhân gây ra stress ở sinh viên vẫn rất đa dạng, xuất phát từ những vấn đề phổ
biến trong cuộc sống như học tập, công việc, tài chính, gia đình,...
Dựa vào thống kê trung bình mẫu, chọn ra 3 tiêu chí có lượng người đồng ý cao nhất là tài
chính, học tập và peer pressure để phân tích chuyên sâu.

4.4.1. Tài chính:
13

Downloaded by tr?n hi?n ()


lOMoARcPSD|21993952

Dựa vào kết quả, mức độ stress do tài chính rất cao có trung bình mẫu là 3,57. Điều đó
chứng minh tài chính là vấn đề hàng đầu tạo ra căng thẳng cho các bạn sinh viên - đa số là
những người vừa mới bắt đầu tự quản lý chi tiêu. Xuất phát từ nhiều lý do, chẳng hạn như
học phí, chi phí sinh hoạt hoặc do điều kiện gia đình có giới hạn, thường xun phải đi làm
thêm bên ngoài để trang trải cuộc sống và nhất là đối với sinh viên năm nhất vừa mới bắt
đầu tự quản lý chi tiêu nên gặp nhiều khó khăn,... tác động đến tâm lý sinh viên.
Nghiên cứu của Nguyễn Thành Trung (2017) chỉ ra những sinh viên thuộc nhóm khơng đủ
chi tiêu sinh hoạt có nguy cơ biểu hiện lo âu cao gấp 5 lần so với những sinh viên có tình
trạng tài chính đầy đủ; những sinh viên sống trong gia đình có thu nhập bình qn thấp từ 1
triệu đến 1,3 triệu có nguy cơ có biểu hiện lo âu cao gấp 2,5 lần so với những sinh viên
trong gia đình có thu nhập bình qn cao trên 2 triệu. Đây cũng là một trong những nguồn
gây áp lực cho sinh viên mà Wang HongQiao (2007) đã chỉ ra. Hay trong nghiên cứu của
Chernomas và cộng sự (2013) cho thấy các vấn đề trong quản lý tài chính là yếu tố gây ra
áp lực cho sinh viên điều dưỡng của Đại học miền Trung Tây Canada.
4.4.2. Học tập:
Vì đối tượng khảo sát chủ yếu là học sinh, sinh viên nên phần lớn áp lực đến từ việc học
hành có mức trung bình mẫu là 3,55. Trên thực tế, chương trình học của nước ta được đánh
giá tương đối nặng vì q chú trọng vào lý thuyết. Do đó, sinh viên thường mất nhiều thời
gian để đọc hiểu và học thuộc các khái niệm, nguyên lý. Tình trạng này khiến cho sinh viên
mất nhiều thời gian cho việc học và khơng có thời gian để nghỉ ngơi. Nhiệm vụ học tập
nặng nề, lo lắng kết quả thi cử không như mong muốn, cảm thấy khả năng bản thân còn
kém, ... Vào cuối kỳ, sinh viên còn phải đối mặt với tiểu luận, khóa luận, đồ án,… nên việc

căng thẳng là điều không thể tránh khỏi.
● So sánh mức độ stress do học tập của sinh viên UEH và sinh viên các trường Đại
học khác:
UEH:
Bảng 4.4.2.a) Đánh giá mức độ stress do học tập của sinh viên UEH:
Mức độ

Số lựa chọn

Tỷ lệ

1

2

3.39%

2

2

3.39%

3

21

35.59%

4


22

37.29%

5

12

20.34%

Tổng

59

100%
14

Downloaded by tr?n hi?n ()


lOMoARcPSD|21993952

Biểu đồ 4.4.2.a) Đánh giá mức độ stress do học tập của sinh viên UEH
Các trường Đại học khác:
Bảng 4.4.2.b) Đánh giá mức độ stress do học tập của sinh viên các trường Đại học khác:
Mức độ

Số lựa chọn


Tỷ lệ

1

4

9.76%

2

1

2.44%

3

18

43.90%

4

12

29.27%

5

6


14.63%

Tổng

41

100%

Biểu đồ 4.4.2.b). Đánh giá mức độ stress do học tập của sinh viên các trường Đại học khác
→ Thông qua việc quan sát cả 2 biểu đồ, có thể dễ dàng nhận thấy mức độ stress của cả 2
nhóm đều tập trung khá nhiều ở mức độ 3 (bình thường). Tuy nhiên đối với sinh viên UEH
thì mức độ 4 là mức được sinh viên chọn nhiều nhất (37.29%) và mức độ 5 vẫn có tỷ lệ
15

Downloaded by tr?n hi?n ()


lOMoARcPSD|21993952

tương đối cao trên tổng số lượt chọn (20.34%). Trong khi đó, biểu đồ đánh giá cấp độ stress
do học tập của sinh viên các trường Đại học khác có xu hướng giảm dần sau mức 3. Qua
kết quả khảo sát này, chúng ta có thể tạm thời kết luận được sinh viên UEH gặp phải nhiều
căng thẳng, áp lực trong học tập, thi cử hơn sinh viên các trường khác.
4.4.3. Peer pressure (áp lực đồng trang lứa):
Áp lực này được thể hiện rõ nhất ở lứa tuổi chưa phát triển ổn định về mặt nhân cách, dễ bị
tác động bởi bạn bè và mọi người xung quanh (cụ thể là sinh viên) dẫn tới trung bình mẫu
chạm mức 3,29. Mơi trường xung quanh có nhiều người thành cơng, tài giỏi khiến các bạn
trẻ cảm thấy bị bỏ lại và tự ti về bản thân. Lâu dài sẽ gây nên nhiều hệ lụy như stress, sợ xã
hội,...Cụ thể nhiều sinh viên UEH, người tham gia khảo sát, cũng đang rơi tình trạng tương
tự. Vì mơi trường năng động, sáng tạo, nhiều sinh viên giỏi và tiềm năng nên các sinh viên

dễ tự ti về bản thân, áp lực điểm số,… Ngồi ra, sinh viên của trường cịn có xu hướng
“giành giật” học bổng, làm cho “cuộc đua thành tích” trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, bất
kỳ là sinh viên trường nào cũng sẽ đôi lúc căng thẳng trong học tập dẫn đến tình trạng stress
nhưng vì tính chất ngành học, môi trường,… khác nhau nên sinh viên mỗi trường sẽ gặp
phải những khó khăn, áp lực trong học tập khác nhau.
Nhìn nhận chung: Tất cả các yếu tố đều ảnh hưởng ít nhiều đến nguyên nhân gây ra stress
cho sinh viên. Nguyên nhân xuất phát từ gia đình và mạng xã hội có ít tác động đến nhất,
mọi người cảm thấy bình thường về vấn đề này. Nhưng Tài chính là mối bận tâm của nhiều
sinh viên khiến họ phải rơi vào tình trạng stress với sự đồng ý trung bình là 3,57.
Kiểm định: Giả thuyết “Trung bình mức độ đồng ý với nguyên nhân gây ra stress do tài
chính cao hơn nguyên nhân học tập” với độ tin cậy 90%
+ Nguyên nhân gây ra stress do tài chính là mẫu 1, Nguyên nhân gây ra stress do học tập là
mẫu 2
+

1

= 1 ; n1 = 100

+

2

= 0,5 ; n2=100

Giả thuyết: +

+ Mức ý nghĩa:
+ Giá trị thống kê kiểm định:


z=

= 0,179

+ p-value: Với z = 0,179 xác suất tích lũy = 0,5675
16

Downloaded by tr?n hi?n ()


lOMoARcPSD|21993952

p-value = 1- 0,5675 = 0,4325
+ Bởi vì p-value = 0,4325

=> khơng bác bỏ

.

Vậy trung bình mức độ đồng ý với nguyên nhân gây ra stress do tài chính cao hơn nguyên
nhân học tập không đúng như theo khảo sát.
4.5. Biểu đồ tần suất số lần bị stress trong tuần của sinh viên

Biểu đồ 4.5. Tần suất số lần bị
stress trong tuần của sinh viên
Nhận xét: Biểu đồ cho thấy tần
suất bị stress của sinh viên tham
gia khảo sát trong 1 tuần, phần lớn chọn “Không thường xuyên xảy ra” với 44%, lựa chọn
“1-3 ngày” xếp thứ hai với 34%, “4-5 ngày” chiếm 15% và lựa chọn “6-7 ngày” chiếm ít
nhất với 7%. Qua biểu đồ, hơn phân nửa sinh viên tham gia khảo sát phải đối mặt với stress

trong thời gian 1 tuần (56%) nhưng với tần suất khác nhau, việc này thể hiện rằng ở độ tuổi
thanh thiếu niên các bạn đang gặp phải nhiều vấn đề lo âu phải suy nghĩ quá mức. Tuy nhiên
trong khảo sát cũng cho thấy có đến 44% sinh viên khơng xuất hiện những triệu chứng
stress trong 1 tuần. Hai dữ liệu trên đã phần nào phản ảnh được tỷ lệ sinh viên đang có
những triệu chứng và dấu hiệu của stress.
- Giả sử độ lệch chuẩn giữa tổng các sinh viên rơi vào tình trạng stress và tổng sinh khơng là
5 người. Với độ tin cậy là 95%, khoảng ước lượng của tỉ lệ tổng thể số người tham gia khảo
sát có vấn đề stress trong tuần:
+ Độ tin cậy 95% => α=0.05 => z α/2=1.96

+ Ước lượng khoảng của tỉ lệ tổng thể:

± zα/2 .

= 0.56 ± 1.96 . = 0.56 ± 0.097
+ Ý nghĩa: Có 95% khả năng tin rằng : sinh viên phải đối mặt với vấn đề stress trong tuần
có tỷ lệ 46% đến 66%.
Kiểm định giả thuyết:Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) :“Có khoảng 25%
dân số rơi vào tình trạng stress và có sự phổ biến cao trong nhóm các bạn sinh viên. ”. Thực
hiện kiểm định "Tỉ lệ sinh viên hiện nay gặp vấn đề stress nhiều hơn tỉ lệ dân số rơi vào tình
trạng stress", giả sử α = 0.05.
+

17

Downloaded by tr?n hi?n ()


lOMoARcPSD|21993952


+ Mức ý nghĩa:
+ Giá trị thống kê kiểm định:

z=
+ Xác định giá trị tới hạn và quy tắc bác bỏ: Với α = 0,05 ta có
Bác bỏ

nếu z

+ Quyết định liệu có bác bỏ

: Vì 7,159 1,645 => Bác bỏ

Vậy giả thuyết tỉ lệ sinh viên hiện nay đang phải đối mặt vấn đề stress nhiều hơn tỉ lệ dân số
rơi vào tình trạng tương tự là chính xác.
4.6. Biểu đồ thống kê thời điểm sinh viên bắt đầu bị stress
Biểu đồ 4.6. Thống kê thời điểm sinh
viên bắt đầu bị stress
Nhận xét: Mục khảo sát này cho thấy,
một nửa sinh viên bắt đầu bị stress khi
vào cấp 3 chiếm tới 49%, 27,3% từ
cấp 2, 19% từ khi vào đại học và số ít
(3,3%) từ khi đi làm. Ta thấy rằng một
nửa sinh viên đã bị stress từ khi vào cấp 3, con số cao như vậy có thể là do sự ảnh hưởng
của việc thay đổi môi trường từ cấp 2 lên cấp 3. Mơi trường THPT có nhiều sự đổi mới, sinh
viên phải đối mặt với nhiều sự thử thách hơn khi độ khó các mơn học tăng lên, đòi hỏi nhiều
kỹ năng học tập, quản lý thời gian hơn, kết hợp với việc sinh viên có thể đã mất đi ít nhiều
các mối quan hệ thân thiết trong học tập từ cấp cơ sở.
Kiểm định giả thuyết “Trong tình hình giáo dục đổi mới hiện nay, khi chương trình học
cấp phổ thơng được nâng cao, lượng kiến thức cần được tiếp thu quá nhiều dẫn tới tỉ lệ học

sinh bắt đầu xuất hiện triệu chứng stress có tỷ lệ dưới 40%” có đúng hay khơng với mức ý
nghĩa 0.05.
+ .4

.4

+ Mức ý nghĩa:
+ Giá trị thống kê kiểm định:
=0.04899

z=
+ Xác định quy tắc bác bỏ bằng phương pháp giá trị tới hạn:
Với α = 0.05 ta có
18

Downloaded by tr?n hi?n ()


lOMoARcPSD|21993952

Bác bỏ nếu z
Vì z= 1.837 > -= =>Khơng thể bác bỏ .
Đúng như vậy, trong tình hình cải cách giáo dục hiện nay từ cấp tiểu học đến cấp cơ sở thì
việc thay đổi quá lớn về độ nặng và tính chất các mơn học từ cấp 2 lên cấp 3 kèm theo đó
cịn phải đối mặt với cuộc thi khó khăn nhất trong cuộc đời học sinh “Thi Đại học”, chính
điều đó đã khiến nhiều sinh viên bắt đầu có triệu chứng tâm lý stress khơng thể dưới 40%.
4.7. Biểu đồ thống kê các tác hại của stress kéo dài

Biểu đồ 4.7. Thống kê các tác hại của stress kéo dài
Nhận xét: Kết quả từ biểu đồ trên cho thấy, những tác hại phổ biến do stress kéo dài gây

nên là: Cơ thể mệt mỏi, uể oải; năng suất học tập, làm việc giảm; dễ bực bội, cáu gắt vô cớ;
cảm thấy nhiều áp lực đè nén; rối loạn giấc ngủ; mất tập trung, suy giảm trí nhớ. Những câu
trả lời này đều có trên 65/100 sinh viên khảo sát lựa chọn. Điểm chung của những tác hại có
số sinh viên lựa chọn cao, đều là những tác hại sinh viên có thể tự cảm nhận mà khơng cần
sự can thiệp của y học để xác định (số lựa chọn cao có thể xuất phát từ việc ngại tìm đến bác
sĩ tâm lý), những tác hại này cũng thường xuyên xảy ra hơn.
Bảng 4.7. Thống kê một vài tác hại do stress kéo dài được nhiều người khảo sát lựa chọn
Tác hại

Số lượng lựa chọn

Tỉ lệ

Cơ thể mệt mỏi, uể oải

84

34,56%

Năng suất học tập, làm việc giảm

82

33,74%

Dễ bực bội, cáu gắt vô cớ

77

31,68%


Tổng

243

100%

Kiểm định: Chọn một vài tác hại do stress kéo dài sau đây để thiết lập khoảng tin cậy cho tỉ
lệ tổng thể với độ tin cậy 95%
Sử dụng công thức:

với
19

Downloaded by tr?n hi?n ()


lOMoARcPSD|21993952

Cho các tác hại: Cơ thể mệt mỏi, uể oải; năng suất học tập, làm việc giảm; dễ bực bội, cáu
gắt vô cớ lần lượt là 1, 2, 3
=>

= 84243 = 0.345;

= 82243 = 0.337;

= 77243 = 0.316

,

Khoảng ước lượng cho tỉ lệ người cho rằng stress kéo dài sẽ gây ra tác hại cơ thể mệt mỏi,
uể oải:

Khoảng ước lượng cho tỉ lệ người cho rằng stress kéo dài sẽ gây ra tác hại năng suất học
tập, làm việc giảm:

Khoảng ước lượng cho tỉ lệ người cho rằng stress kéo dài sẽ gây ra tác hại dễ bực bội, cáu
gắt vô cớ:

4.8. Bảng thống kê các phương án giải tỏa stress

20

Downloaded by tr?n hi?n ()


lOMoARcPSD|21993952

Biểu đồ 4.8. Thống kê các phương án giải tỏa stress
Nhận xét: Kết quả từ biểu đồ này càng củng cố thêm nhận định rằng phần lớn người tham
gia khảo sát ngại tìm đến bác sĩ tâm lý để giải tỏa stress, khi chỉ có 6 câu trả lời (chiếm 6%)
lựa chọn phương án này. Thậm chí, con số này còn thấp hơn con số 9 câu trả lời (9%) của
“Sử dụng chất kích thích”. Thêm vào đó, sinh viên thường chọn cách ngủ nhiều hơn và ăn
nhiều hơn để quên đi căng thẳng, lựa chọn này mang lại nhiều tiêu cực cho sức khỏe th ể
chất và tinh thần của người bị stress, một số điều tiêu cực có thể kể đến như rối loạn giấc
ngủ và rối loạn ăn uống, làm stress càng nặng thêm. Cho thấy rằng phần lớn sinh viên đang
khơng có những phương pháp hợp lý và an toàn để giải tỏa stress.
Bảng 4.8. Thống kê một số phương án giải tỏa stress được nhiều người khảo sát lựa chọn
nhất:
Tác hại


Số lượng lựa chọn

Tỉ lệ

Ngủ nhiều

71

43,56%

Ăn nhiều

51

31,28%

Giãi bày với gia đình, bạn bè

41

25,15%

Tổng

163

100%

Kiểm định: Chọn một vài phương án giải tỏa stress được nhiều người khảo sát chọn sau

đây để thiết lập khoảng tin cậy cho tỉ lệ tổng thể với độ tin cậy 95%
Cho các phương án: Ngủ nhiều; ăn nhiều; giãi bày với gia đình, bạn bè lần lượt là 1, 2,3
=>

= 71163 = 0.435;

= 51163 = 0.31;

= 41163 = 0.25

,
Khoảng ước lượng cho tỉ lệ người chọn phương án ngủ nhiều để giải tỏa stress:

Khoảng ước lượng cho tỉ lệ người chọn phương án ăn nhiều để giải tỏa stress:

Khoảng ước lượng cho tỉ lệ người chọn phương án giãi bày với gia đình, bạn bè để giải tỏa
stress:

4.9. Biểu đồ thống kê thời gian
giải tỏa stress

21

Downloaded by tr?n hi?n ()


lOMoARcPSD|21993952

Biểu đồ 4.9. Thống kê thời gian giải tỏa stress


Nhận xét: 46% và 38% sinh viên tham gia khảo sát cho biết chỉ mất vài ngày hoặc vài giờ
để vượt qua stress, đây là những con số khá lạc quan, thể hiện rằng khả năng hồi phục tinh
thần của sinh viên khá tốt.
Khi lọc dữ liệu giới tính, lựa chọn “Vài tháng” xuất hiện ở phần trả lời của giới tính nữ với
6,2% nhưng khơng được ghi nhận trong câu trả lời nào của giới tính nam. Đồng thời, câu trả
lời “Vài giờ” được 40% nam giới và 36,9% nữ giới lựa chọn. Cả 2 điều trên cho thấy nữ
giới có xu hướng cần nhiều thời gian hơn để hồi phục chấn thương tinh thần hơn nam giới.
V. GIẢI PHÁP GIẢM TÌNH TRẠNG STRESS
Sau khi nghiên cứu và tìm hiểu, nhóm em đề xuất một số giải pháp khắc phục tình trạng
stress ở sinh viên như sau:
-

Chủ động tìm kiếm nhiều mối quan hệ

-

Tránh xa các mối quan hệ “toxic”

-

Lên kế hoạch học tập khoa học

-

Chi tiêu có chừng mực

-

Dành thời gian để “gap year”


-

Xây dựng một “lối sống lành mạnh”

KẾT LUẬN
1. Nghiên cứu lý thuyết khẳng định rằng căng thẳng được hiểu là sự tương tác đặc biệt giữa
sinh viên với cuộc sống và môi trường mà các bạn tiếp xúc, trong đó sinh viên nhận thức,
đánh giá các sự kiện rút ra từ môi trường như căng thẳng, khó khăn, nguy hiểm và huy động
các nguồn lực đáp ứng để duy trì sự cân bằng và thích ứng với các hoàn cảnh thay đổi.
2. Kết quả nghiên cứu khẳng định giả thuyết của đa số sinh viên ở địa bàn TP. HCM ít chịu
nhiều áp lực, nhưng cũng có một số sinh viên chịu rất nhiều áp lực. Kết quả nghiên cứu cho
thấy tại các cơ sở đào tạo của các trường Đại học, có 5,8% sinh viên bị căng thẳng học tập
nặng từ 6-7 ngày/tuần, 11,6% bị căng thẳng trung bình từ 4-5 ngày/tuần, 38% bị căng thẳng
nhẹ từ 1-3 ngày/tuần và 44,6% sinh viên không thường xuyên bị căng thẳng.
3. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến áp lực học tập, nhưng những nguyên nhân này xuất phát
từ vấn đề tài chính ở vị trí hàng đầu. Đứng thứ hai là nguyên nhân do môi trường học tập .
Nguyên nhân do áp lực “đồng trang lứa” xếp thứ ba
4. Có hai loại căng thẳng, căng thẳng có lợi và căng thẳng có hại (bệnh lý). Khi đối mặt với
các tác nhân gây căng thẳng, nếu sinh viên có thể hiểu đúng tình huống và đưa ra các phản
ứng thích hợp kịp thời thì căng thẳng đóng một vai trị quan trọng trong việc giữ cho học
sinh có động lực tích cực. Ngược lại, nếu học sinh khơng nhận thức đúng tình huống và
22

Downloaded by tr?n hi?n ()


lOMoARcPSD|21993952

khơng ứng phó kịp thời phù hợp sẽ trở thành tâm lý căng thẳng có hại, ảnh hưởng trực tiếp
đến hiệu quả và chất lượng học tập của học sinh.

5. Kết quả của nghiên cứu cho thấy đa số sinh viên khơng có đủ kiến thức và kỹ năng cần
thiết để đối phó với căng thẳng. Rất nhiều sinh viên lựa chọn việc ngủ (72,7%) và ăn thật
nhiều (51,2%) là phương pháp giải stress tốt nhất cho bản thân. Một số ít thì lại lựa chọn
phương pháp gây hại cho cơ thể như sử dụng chất kích thích (9,1%). Nếu sinh viên được rèn
luyện và trau dồi kiến thức, kỹ năng ứng phó với căng thẳng thì họ hồn tồn có thể giải tỏa
căng thẳng, áp lực trong cuộc sống, từ đó học tập tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. David R.Anderson - Dennis J.Sweenley - Thomas A.Williams, “Thống kê trong Kinh tế
và Kinh doanh - Statistics For Business And Economics”, NXB Kinh tế TP.HCM.
2. Nguyễn Hữu Thụ, “Nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến stress trong học tập của sinh viên
ĐHQG Hà Nội” (2009), Trung tâm hỗ trợ và tư vấn tâm lý, ĐHKHXH & NV.
3. BS. T.H.T, “Stress: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị”, Hệ thống Y tế Bệnh viện
Đa khoa Quốc tế Vinmec.
4. Nguyễn Thảo, “Thực trạng stress ở sinh viên: Nguyên nhân và cách khắc phục”, Tạp chí
Tâm lý học.
5. Stress statistics 2021, “ How common is stress and who’s most affected” SingleCare Care
6. Nguyễn Thành Trung (2017), “Thực trạng và các yếu tố liên quan đến stress của sinh viên
y tế công cộng tại một trường đại học ở Hà Nội năm 2017”, Tạp chí Y học dự phòng số
13/2017.
7. Wang HongQiao (2007), “Tổng thuật nghiên cứu về nguồn gốc gây ra áp lực của sinh
viên đại học và phương thức ứng phó”, Tạp chí giáo dục lý luận tư tưởng, số 11/2007, Trung
Quốc.
23

Downloaded by tr?n hi?n ()


lOMoARcPSD|21993952


8. Chernomas, W. M., & Shapiro, C (2013). Stress, depression, and anxiety among
undergraduate nursing students.International journal of nursing education scholarship,
10(1): 255- 266.D.A. Bangasser, A. Curtis, B. A. S. Reyes, T. T. Bethea, I. Parastatidis, H.
Ischiropoulos, E. J. Van Bockstaele & R. J. Valentino . (2010). Sex differences in
corticotropin-releasing factor receptor signaling and trafficking: potential role in female
vulnerability to stress-related psychopathology. Molecular Psychiatry, pp. 896–904.
9. Nguyễn Thủy, “ Vấn đề stress ở sinh viên: “Thực trạng và giải pháp khắc phục”, Tạp chí
tư vấn tâm lý.
10. Phịng chăm sóc và hỗ trợ người học UEH University, “Quan tâm đến sức khỏe tinh
thần, sẽ đơn giản hơn khi …”, 2022.
< >

PHỤ LỤC
KHẢO SÁT NGUYÊN NHÂN GÂY STRESS ĐỐI VỚI SINH
VIÊN VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG TRÁNH
Thân chào các anh/chị và các bạn
Xin chào, trước hết chúng mình xin cảm ơn vì các bạn đã bỏ ra xiu xíu thời gian tham
gia dự án khảo sát của chúng mình. Chúng mình là nhóm sinh viên của Đại học UEH,
đang tiến hành dự án khảo sát môn Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
khóa 47 mang tên “Khảo sát nguyên nhân gây stress của sinh viên và các giải pháp
phòng tránh”
Sự đóng góp của các bạn có ý nghĩa rất lớn với chúng mình. Hãy cùng chúng mình đi
đến cuối cuộc khảo sát để nhận ngay một phần quà bất ngờ nhé! Cảm ơn các bạn nhiều.

*Bắt buộc
1.

Bạn là sinh viên năm mấy? *
Chỉ đánh dấu một hình ơvan.
Năm 1

24

Downloaded by tr?n hi?n ()


×