Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Phân tích chính sách thương mại quốc tế của việt nam trong bối cảnh chiến tranh thương mại mỹ trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.68 KB, 17 trang )

lOMoARcPSD|21993952

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING
ššššš
`

MƠN: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH
CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
Giảng viên hướng dẫn

: ThS. Hoàng Thu Hằng

Sinh viên

: Đỗ Khắc Cao Dinh

Lớp học phần

: 21D1COM50302202

Ngành

: Ngoại thương

Mã số sinh viên



: 31191025357

Khóa /Hệ

: K45/ Đại học chính quy

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2021

Page | 0


lOMoARcPSD|21993952

MỤC LỤC
TÓM TẮT.......................................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................2
CHƯƠNG I.VIỆT NAM – TRUNG QUỐC – HOA KỲ............................................................3
1.1.

Chính sách TMQT chung của Việt Nam...........................................................................3

1.1.1

Cam kết đa phương....................................................................................................3

1.1.2

Cam kết mở cửa thị trường........................................................................................3


1.2.

Chính sách TMQT của Việt Nam đối với Trung Quốc.....................................................3

1.3.

Chính sách TMQT của Việt Nam đối với Hoa Kỳ............................................................4

CHƯƠNG II. CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ....................................................6
2.1.

Đặc điểm...........................................................................................................................6

2.2.

Nguyên nhân.....................................................................................................................6

2.2.1

Bảo hộ mậu dịch và các hình thức bảo hộ mậu dịch.................................................6

2.2.2

Tồn cầu hóa và chủ nghĩa dân tộc............................................................................6

2.2.3

Thâm hụt thương mại.................................................................................................7

2.3.


Tác động và hậu quả.........................................................................................................7

CHƯƠNG III. CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG..............................................7
3.1.

Tổng quan.........................................................................................................................7

3.1.1

Nguyên nhân..............................................................................................................7

3.1.2

Diễn biến....................................................................................................................8

3.2.

Tác động............................................................................................................................9

3.2.1

Đối với thế giới..........................................................................................................9

3.2.2

Đối với Việt Nam.....................................................................................................10

CHƯƠNG IV. TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG ĐỐI
VỚI NGÀNH GỖ VÀ CÁC SẢN PHẨM GỖ...........................................................................11

4.1. Diễn biến xuất nhập khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Trung Quốc và Mỹ trong cuộc
chiến tranh thương mại Mỹ - Trung...........................................................................................11
4.2. Diễn biến xuất nhập khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sang Mỹ và Trung
Quốc trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung...............................................................12
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN.........................................................................................................13
CHƯƠNG VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................14


lOMoARcPSD|21993952

TÓM TẮT
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang ngày càng trở nên căng thẳng và gay gắt hơn bao
giờ hết và chưa có dấu hiệu kết thúc. Một khi chiến tranh thương mại này cịn diễn ra, tình hình
thương mại quốc tế sẽ vẫn tiếp tục diễn biến một cách khó lường và mất tính ổn định và có thể
dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Bài tiểu luận này phân tích những chính sách thương
mại của Việt Nam trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung thơng qua việc phân tích và
làm rõ lần lượt các nội dung như:
-

Chính sách thương mại của Việt Nam với Trung Quốc và Mỹ. Vai trò của hai quốc gia
này đối với Việt Nam
Tổng quan về chiến tranh thương mại quốc tế
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, ảnh hưởng của cuộc chiến tranh này đến thế giới và
Việt Nam
Ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đến ngành Gỗ và sản phẩm gỗ của
Việt Nam

Qua phân tích đã làm rõ được mối quan hệ mật thiết, gắn bó và vơ cùng quan trọng của hai
quốc gia Mỹ và Trung Quốc đối với Việt Nam. Ngoài ra, cuộc chiến tranh thương mại giữa hai
nước này cũng ảnh hưởng hai chiều, hai mặt đến toàn nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam

nói riêng. Và ngành Gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam cũng không ngoại lệ, khi cũng chịu ảnh
hưởng tích cực và tiêu cực từ hệ quả của cuộc chiến tranh này.

Page | 1


lOMoARcPSD|21993952

LỜI MỞ ĐẦU
“Tồn cầu hóa là xu hướng phát triển kinh tế – xã hội mang tính tất yếu, có ảnh hưởng tác
động ngày càng mạnh mẽ tới hầu hết các lĩnh vực của con người trên bình diện thế giới. Tuy
nhiên, do thời gian tiến hành cơng nghiệp hóa, các điều kiện nguồn lực phát triển kinh tế – xã
hội, thực trạng phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia không giống nhau. Do vậy, thực tế sự
tham gia, mức độ được hưởng lợi hoặc chịu tác động tiêu cực từ q trình tồn cầu hóa cũng
khác nhau giữa các quốc gia.”
Dưới tác động của toàn cầu hóa, mọi hoạt động của quốc gia này đều ảnh hưởng ít nhiều đến
tình hình kinh tế chung của các quốc gia cịn lại. Đó có thể là ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp,
mang tới những tác động tích cực hoặc tiêu cực, các quốc gia tận dụng được cơ hội để phát triển
nền kinh tế của mình. Đặc biệt, khi quốc gia đó nhận thức được sự bất công, hay cảm thấy không
công bằng trong thương mại quốc tế, họ sẽ có những biện pháp để phịng vệ để bảo vệ chính
quốc gia của mình thơng qua nhiều cách khác nhau. Và một khi các biện pháp này lên đến đỉnh
điểm sẽ dẫn đến hậu quả chính là một cuộc chiến tranh thương mại diễn ra.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nổ ra, cuộc chiến này không chỉ ảnh hưởng đến hai
cường quốc kinh tế này, mà nó cịn tác động đến cả nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam cũng nằm
trong số các quốc gia chịu ảnh hưởng. Cuộc chiến mở ra cho Việt Nam đồng thời những cơ hội
và cả thách thức, đòi hỏi Việt Nam phải có hành động phù hợp và hiệu quả để nắm bắt được cơ
hội này. Ngành gỗ và các sản phẩm từ gỗ là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam trong năm 2020 (Nhà xuất bản công thương, 2021). Mỹ và Trung Quốc cũng chính là hai
thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Bài tiểu luận này xem xét xuất khẩu gỗ và các sản
phẩm từ gỗ tại Việt Nam sẽ chịu những ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến từ cuộc chiến tranh

thương mại Mỹ - Trung.

Page | 2


lOMoARcPSD|21993952

CHƯƠNG I.
VIỆT NAM – TRUNG QUỐC – HOA KỲ
1.1.Chính sách TMQT chung của Việt Nam
Từ năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO),
(Giai đoạn từ 2007 – 2011, Bộ Công thương Việt Nam). Để gia nhập tổ chức này, Việt Nam đã
có những cải cách chính sách thương mại của mình theo hướng minh bạch và tự do hóa hơn, thể
hiện ở các cam kết đa phương và cam kết mở cửa thị trường. Đây là những điều kiện khi gia
nhập vào WTO, nên các cam kết này Việt Nam đã và đang thực hiện một cách nghiêm túc cho tất
cả các thị trường là các thành viên của WTO, trong đó có Trung Quốc và Mỹ:
-

-

-

1.1.1 Cam kết đa phương
Tập trung vào việc xây dựng hệ thống pháp luật và cải cách thể chế phù hợp với chuẩn
mực quốc tế
Áp dụng các cam kết về trợ cấp theo đúng các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới
(không trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa hóa).
Khơng áp dụng trợ cấp xuất khẩu nông sản
Mở cửa quyền kinh doanh cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh
nghiệp nước ngoài

Trao cho các doanh nghiệp nhà nước quyền tự chủ
Loại bỏ phân biệt đối xử trong việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt thông qua việc áp dụng
một mức thuế duy nhất thay vì nhiều mức thuế như đang áp dụng
Áp dụng một cách minh bạch, công khai các quy định của pháp luật
1.1.2 Cam kết mở cửa thị trường
a. Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa
Mở cửa thị trường hàng hóa được thực hiện thông qua việc cắt giảm thuế nhập khẩu và
loại bỏ hàng rào phi quan thuế hạn chế thương mại.
Khoảng hơn 1/3 số dòng của biểu thuế sẽ phải cắt giảm, chủ yếu là các dịng có thuế suất
trên 20%
b. Cam kết mở cửa thị trường dịch vụ
Về diện cam kết, Việt Nam cam kết đủ 11 ngành dịch vụ, tính theo phân ngành khoảng
110/155 và những cam kết cụ thể khác cho những lĩnh vực nhạy cảm.
1.2.Chính sách TMQT của Việt Nam đối với Trung Quốc

Trong những năm qua, Việt Nam luôn muốn kéo giảm nhập siêu từ Trung Quốc, đây cũng
chính là chính sách Việt Nam theo đuổi cho thị trường này, song kết quả vẫn chưa như mong đợi.
Ngoài ra muốn giảm nhập siêu, phải tăng cường xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc. Nhưng
hàng hóa vẫn chỉ loanh quanh là hàng rau củ quả, thủy sản trong khi sản phẩm công nghiệp lại
không cạnh tranh được nên giá trị chưa cao.

Page | 3


lOMoARcPSD|21993952

Tổng kim ngạch hai chiều Việt - Trung
140

35.0

30.3

120

30.0

100

25.0

80

20.0

13.9

60

9.5

13.8

40

15.0
10.0

8.0
20
0


5.0
0.0
2015

2016

2017
Tổng kim ng ạch

2018

2019

2020

Gia tăng

0.0

Quan hệ kinh tế,
thương mại giữa Việt
Nam và Trung Quốc
trong những năm gần
đây phát triển rất
nhanh, góp phần quan
trọng cho sự tăng
trưởng kinh tế của
mỗi nước. Năm 2020,
mặc dù đại dịch

COVID - 19 diễn biến
phức tạp trên toàn thế
giới nhưng Việt Nam
và Trung Quốc vẫn
cho thấy gia tăng lớn

về thương mại song phương (Bộ Công thương Việt Nam).

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Trung
Quốc năm 2020 đạt 133,09 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, xuất khẩu
của Việt Nam tới Trung Quốc đạt 48,9 tỷ USD, tăng 17,9%; nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 84,1 tỷ
USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ, nhập siêu 35,2 tỷ USD. Việt Nam tiếp tục khẳng định là đối tác
thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN.
Hội chợ thương mại Trung Quốc – ASEAN (CAEXPO) là 1 trong 4 hội chợ thương mại tổng
hợp lớn nhất Trung Quốc (Uyên Hương, 2020). Về phía Việt Nam, việc tham gia hội chợ này
trong suốt 16 năm qua đã thể hiện việc thực thi cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Chính phủ,
giới thiệu mơi trường kinh doanh, đầu tư, du lịch và dịch vụ của Việt Nam, tạo điều kiện và môi
trường cho các tỉnh thành cũng như các doanh nghiệp tuyên truyền quảng bá và mở rộng giao
thương giữa hai nước. Hội chợ này cũng đã góp phần đưa Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Đức,
trở thành đối tác thương mại lớn thứ 6 của Trung Quốc.
Năm 2020 đánh dấu kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc – Việt
Nam, hai nước đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và hợp tác toàn diện, hợp tác kinh tế
thương mại tiếp tục đi vào chiều sâu. Giữa Việt Nam và Trung Quốc có hiệp định thương mại tự
do ACFTA (hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và Trung Quốc). Và gần đây nhất, ngày
15/11/2020, hiệp định RCEP đã được ký kết (hiệp định giữa ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc,
Nhật Bản, Úc, New Zealand), mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội hơn nữa để xuất khẩu vào thị
trường Trung Quốc (VCCI, 2021).
1.3.Chính sách TMQT của Việt Nam đối với Hoa Kỳ
Việt Nam theo đuổi chính sách thương mại cân bằng với Hoa Kỳ. Đây là thông tin được
khẳng định từ thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp tiếp Giám đốc điều hành Cơ quan Phát

triển tài chính quốc tế Hoa Kỳ (DFC) Adam Boehler vào ngày 08/01/2020 (Hà Vũ, 2020). Đây là
Page | 4


lOMoARcPSD|21993952

một trong những quyết tâm của Chính phủ nhằm đưa cán cân thương mại về mức cân bằng đối
với Hoa Kỳ nhằm hạn chế đến mức tối thiểu khả năng Hoa Kỳ áp thuế nặng nề đối với Việt
Nam.
Năm 2020 được
biết đến là năm kỷ
Tổng kim ngạch hai chiều Việt - Mỹ
100
30.0 niệm 25 năm thiết lập
28.3
quan hệ ngoại giao
90
25.0 giữa Việt Nam - Hoa
80
22.4
Kỳ, thời điểm được
70
20.0
18.1
60
17.9
kỳ vọng để cộng đồng
50
15.0 doanh nghiệp viết tiếp
40

nên
những
câu
10.0
30
chuyện thành công
20
5.0 mới, bền vững, đáp
10
ứng được lợi ích của
0.5
0
0.0
0.0
2015
2016
2017
2018
2019
2020
nhân dân và doanh
nghiệp hai nước.
Tổng kim ng ạch
Gia tăng
Quan hệ thương mại
song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đạt tốc độ phát triển hết sức ấn tượng. Hoa Kỳ đã trở
thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong khi Việt Nam đã trở thành đối tác
thương mại lớn thứ 12 của Hoa Kỳ (Bộ Công thương Việt Nam, 2020).

Năm 2019, theo Hải quan Việt Nam, Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt

Nam chiếm 28,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa. Đến năm 2020, tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đạt hơn 90 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam đạt 77,08 tỷ USD, tăng 25,7% so với năm 2019 và chiếm 27,3% tổng kim ngạch xuất
khẩu cả nước, xuất siêu hơn 13 tỷ USD.
Mặc dù hai nước vẫn chưa có một hiệp định thương mại tự do, nhưng việc cả hai cùng tham
gia vào WTO (Tổ chức Thương mại thế giới) kết hợp cùng các MFN mà Mỹ dành cho Việt Nam,
đã làm giảm đi các gánh nặng về thuế giữa hai nước. Cùng với đó là hiệp định khung về Thương
mại và Đầu tư (TIFA) để xử lý các vấn đề tồn tại trên tinh thần hợp tác, xây dựng, cơng bằng,
đáp ứng lợi ích chính đáng của mỗi bên trên tình thần cũng cố, hồn thiện, có lợi đơi bên.
 Đánh giá chung giữa hai thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc, Việt Nam ln đánh giá cao
và muốn hợp tác một cách tồn vẹn nhất với cả hai thị trường này, là hai thị trường xuất khẩu lớn
nhất và nhì của Việt Nam. Tổng kim ngạch hai chiều của hai thị trường này đều theo xu hướng
đều tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu Việt Nam. Mặc dù thị trường Hoa Kỳ
có mức kim ngạch nhỏ hơn thị trường Trung Quốc, do một vài lý do về chất lượng, nguồn gốc,
… mà thị trường Hoa Kỳ đòi hỏi khắt khe hơn. Song, đây cũng là một thách thức dành cho các
doanh nghiệp Việt Nam phát triển sản phẩm có chất lượng nhiều hơn nữa để tăng kim ngạch xuất
khẩu vào thị trường này. Qua phân tích cũng cho thấy, Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào Trung
Quốc khi liên tục nhập siêu từ thị trường này. Thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam là
Page | 5


lOMoARcPSD|21993952

giảm lệ thuộc vào Trung Quốc, tức các doanh nghiệp phải tái cơ cấu, tận dụng những nguồn cung
khác để giảm bớt sự lệ thuộc này.
CHƯƠNG II.
CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
2.1.Đặc điểm
Chiến tranh thương mại là tình huống mà các bên tham gia vào cuộc chiến tiến hành các biện
pháp liên quan đến thuế quan, hạn ngạch hay những biện pháp hạn chế khác nhằm giảm bớt

lượng hàng nhập khẩu (Kimberly Amaded, 2021). Thơng qua đó, chiến tranh thương mại nhằm
bảo hộ sản xuất cho các mặt hàng nội địa do nhiều nguyên nhân khác nhau như thường xuyên
thâm hụt thương mại, giải quyết các vấn đề liên quan đến việc làm, quyền sở hữu trí tuệ, …
Trong ngắn hạn, các cuộc chiến tranh thương mại có thể tác động tích cực đến nền kinh tế đặc
biệt là cán cân thương mại của quốc gia đó, đồng thời tạo ra nhiều việc làm. Giải thích về điều
này có thể lý giải bằng thuế quan. Thuế quan mang lại lợi thế cạnh tranh cho các nhà sản xuất
trong nước cho sản phẩm của họ. So sánh với giá của sản phẩm cùng loại trên thị trường ở các
nước khác sẽ trở nên thấp hơn. Từ đó, nhận được nhiều đơn hàng hơn, phát triển mạnh mẽ doanh
nghiệp có thể tạo ra được nhiều việc làm hơn.
Nhưng về lâu dài, trong dài hạn, một cuộc chiến tranh thương mại lại gây ra những hậu quả
trái ngược với ngắn hạn, khiến cho mất việc làm. Hơn nữa, nó cịn làm giảm tốc độ tăng trưởng
kinh tế của tất cả các quốc gia có liên quan. Nó cũng gây ra lạm phát khi thuế nhập khẩu cũng
tăng lên một cách nhanh chóng.
2.2.Nguyên nhân
2.2.1 Bảo hộ mậu dịch và các hình thức bảo hộ mậu dịch
Chính phủ của các nước sẽ đưa ra những hình thức bảo hộ mậu dịch để bảo vệ cho những
ngành sản xuất trong nước (Trần Bá Thọ, 2021). Các công cụ thường được sử dụng là thuế quan
và phi thuế quan. Đặc biệt đối với công cụ thuế quan, ngày càng trở nên đa dạng và tính bảo hộ
vơ cùng chặt chẽ đồng thời lại mang tới những bất cập cho người tiêu dùng. Các công cụ phi
thuế quan bao gồm hạn ngạch, trợ cấp xuất khẩu, rào cản kỹ thuật, yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa, …
cũng được các nước tận dụng triệt để trong các thỏa thuận thương mại song phương, đa phương,

2.2.2 Tồn cầu hóa và chủ nghĩa dân tộc
Trong những thập niên gần đây, xu thế tồn cầu hóa đang là một xu thế tích cực, góp phần làm
cho các nước trở nên gần lại nhau hơn, thu hẹp khoảng cách về địa lý. Kết hợp với sự phát triển
vượt bậc của khoa học cơng nghệ, đặc biệt là cơng nghệ thơng tin tồn cầu, hàng hóa, dịch vụ,
cơng nghệ và vốn của nước này có thể di chuyển giữa các khu vực một cách dễ dàng và nhanh
chóng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, gần đây đã xuất hiện chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch mới, xuất
phát từ chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và sẵn sàng can thiệp bất hợp pháp vào thương mại tự do. Các
nước này đi ngược lại với những thỏa thuận trong WTO để gây hấn, hay trả thù lẫn nhau (Trần

Bá Thọ, 2021).
2.2.3 Thâm hụt thương mại
Page | 6


lOMoARcPSD|21993952

Thâm hụt thương mại của một nước diễn ra khi giá trị xuất khẩu hàng hóa của nước đó nhỏ
hơn giá trị hàng hóa nhập khẩu (nhập siêu). Khi một quốc gia lâm vào tình trạng thâm hụt
thương mại trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt của nền kinh tế như tỷ lệ
thất nghiệp gia tăng, lạm phát tăng từ đó đồng tiền bị mất giá, một điều hiển nhiên sẽ xảy ra
chính là nền kinh tế suy giảm, tài sản trong nước sẽ bị nước ngồi nắm nhiều hơn (dịng vốn ra
rịng tăng). Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thương mại (Trần Bá Thọ, 2021).
2.3.Tác động và hậu quả
Hậu quả đầu tiên của chiến tranh thương mại chính là kim ngạch xuất khẩu của các nước này.
Kim ngạch xuất khẩu sẽ suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân thương mại của
các quốc gia này. Đặc biệt đối với các nước phát triển dựa vào nền kinh tế xuất khẩu thì đây
chính là điều kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Hơn nữa, nếu chiến tranh thương mại diễn
ra ở các cường quốc kinh tế như Hoa Kỳ hay Trung Quốc thì khơng chỉ các nước này bi ảnh
hưởng mà còn tác động đến cả nền kinh tế của toàn cầu.
Thứ hai, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát gia tăng. Đây là hậu quả trong dài hạn, nó tác động chủ
yếu qua các doanh nghiệp của quốc gia đó. Các doanh nghiệp khơng xuất khẩu được hàng hóa,
dẫn đến dư thừa hàng hóa trong nước, quy mơ sản xuất thu hẹp, tình trạng thất nghiệp gia tăng.
Đối với hàng hóa nhập khẩu, do bị đánh thuế cao nên giá cao, dẫn đến lạm phát.
Tiếp theo, tình trạng kỳ thị hay quốc gia bị cơ lập có thể diễn ra. Những lệnh trừng phạt do
các nước trong cuộc chiến dành cho nhau, nhưng trong nền kinh tế hiện nay, các quốc gia thường
liên kết, tác động theo khu vực. Do đó, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến những phần bị cô lập
trên thế giới.
Cuối cùng, không dừng lại ở một cuộc chiến tranh thương mại, nó có thể dẫn đến các cuộc
chiến tranh ở các lĩnh vực khác như chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao, … Chiến tranh

thương mại vừa có thể là hậu quả vừa là nguyên nhân dẫn đến một cuộc chiến tranh khác. Những
điều này ảnh hưởng tiêu cực đến ngoại giao giữa các nước, khơi dậy sự phân biệt chủng tộc, màu
da, niềm tin giữa các nước khơng cịn được như trước (Trần Bá Thọ, 2021).
CHƯƠNG III. CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
3.1.Tổng quan
3.1.1 Nguyên nhân
Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới cuộc chiến tranh thương mại Mỹ -Trung đến từ nhiều khía
cạnh. Đầu tiên, do Mỹ, do chính sách bảo hộ của chính quyền Donald Trump với phương châm
là “Nước Mỹ là trên hết”, “Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Ông Trump cho rằng việc thâm hụt
thương mại liên tục trong nhiều năm với Trung Quốc là nguyên nhân dẫn đến Hoa Kỳ mất việc
làm và ảnh hưởng đến quyền sở hữu trí tuệ. Chính quyền Mỹ đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc
giảm thặng dư thương mại với Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc cho rằng biện pháp để giảm thâm hụt
thương mại, chính là phía Mỹ cần tăng cường hoạt động xuất khẩu. Nhưng phần lớn lượng hàng
hóa nhập khẩu từ Trung Quốc đều do cơng ty Mỹ sản xuất. Còn về phần Trung Quốc, Trung
Quốc tham vọng muốn trở thành quốc gia công nghệ hàng đầu thế giới. Trung Quốc u cầu các
cơng ty nước ngồi muốn bán sản phẩm tại Trung Quốc phải chia sẻ bí mật thương mại của họ.
Page | 7
Nguồn: UN Comtrade


lOMoARcPSD|21993952

Xuất nhập khẩu của Mỹ với Trung Quốc
200
100

Nguyên nhân đến từ
hai phía dẫn đến chiến
tranh thương mại Mỹ
- Trung (Thái Văn

Long, 2020).

0
-100

Ngoài ra, nguyên
nhân sâu xa dẫn đến
-300
chiến tranh thương
-400
mại Mỹ - Trung chính
là cạnh tranh về địa vị
-500
chính trị. Mặc dù
-600
Nhập khẩu
Xuẩt khẩu
Cán cân
thâm hụt thương mại
2015
2016
2017
2018
2019
2020
của Mỹ với Trung
Quốc được xem là nguyên nhân trực tiếp của cuộc chiến tranh thương mại, song vấn đề cốt lõi
của căng thẳng giữa 2 nước chính là Mỹ lo ngại Trung Quốc sẽ vượt lên là nền kinh tế số một thế
giới. Nhiều chỉ số kinh tế cơ bản có thể Trung Quốc đã vượt Hoa Kỳ như GDP tính theo ngang
giá sức mua. Một số ngành công nghiệp của Hoa Kỳ có dấu hiệu giảm sút, năng lực cạnh tranh

kém đi (Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp, 2019).
-200

3.1.2 Diễn biến
Chiến tranh trở nên căng thẳng sau phát ngơn của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông
tuyên bố với thế giới rằng: “Trung Quốc đã bước vào “thời đại mới” gần đến trung tâm của vũ
đài quốc tế và tiến tới trở thành “Cường quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại với một lực lượng quân
đội hiện đại hàng đầu thế giới vào giữa thế kỷ XXI”. Thời gian này, tổng thống Trump cũng vừa
trở thành tổng thống Hoa Kỳ, nhận thấy được sự đe dọa của Trung Quốc, ơng tiến hành thay đổi
chính sách chiến lược đối với Trung Quốc, cụ thể ông ký ban hành “Cách tiếp cận chiến lược của
Mỹ đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” (United States Strategic Approach to The People’s
Republic of China). Thay đổi chính sách từ tiếp xúc sang hướng tiếp cận cạnh tranh công khai,
quyết liệt, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực (Thái Văn Long, 2020). Từ đây, cả hai nước bắt đầu
vào việc đánh thuế cao đối với nhiều mặt hàng khác nhau.
Trong suốt khoảng thời gian từ năm 2018 đến nay, hai bên luôn đáp trả nhau những trừng phạt
nặng nề về thuế quan. Năm 2018, một chuỗi hành động liên tiếp như: Hoa Kỳ đánh thuế 50 tỷ
USD lên hàng hóa Trung Quốc, Trung Quốc lại áp trả bằng thuế suất từ 15 – 25% đối với 128
sản phẩm của Mỹ. Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng áp đặt các hạn chế đầu tư hay xuất khẩu công nghệ
sang Trung Quốc. Cuộc chiến ngày càng gay gắt khi ông Trump hủy cuộc đối thoại thương mại
với Trung Quốc vì thất vọng với cách Bắc Kinh xử lý đại dịch COVID-19 (Kimberly Amaded,
2021).
Năm 2020, đánh dấu cho bước chuyển mình của cuộc chiến, khi cuộc chiến đã dần chuyển
sáng mục tiêu cụ thể, trọng tâm hơn chính là mảng cơng nghệ. Trump tun bố cấm Tik Tok và
Wechat tại Mỹ với lý do quan ngại về an ninh quốc gia và bảo mật dữ liệu (Andrew Browne,
Page | 8


lOMoARcPSD|21993952

2020). Trước đây, Mỹ đã từng trừng phạt nặng nề với Huawei - một tập đoàn đa quốc gia về thiết

bị mạng và viễn thông – ngăn chặn không cho tiếp với công nghệ của Mỹ.
Mặc dù thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 đã được ký kết giữa hai nước Mỹ - Trung vào đầu
1 năm 2020, song thuế quan của Mỹ đối với các sản phẩm của Trung Quốc vẫn được duy trì ở
mức 25% trong suốt 4 năm qua. Khi ông Biden thay thế Donald Trump lãnh đạo nước Mỹ, thì
cuộc chiến tranh thương mại này vẫn tiếp tục tiếp diễn và tàn phá nền kinh tế Mỹ (Sara Hsu,
2021).
3.2.Tác động
3.2.1 Đối với thế giới
Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai siêu cường kinh tế nhất nhì trên thế giới. Do đó, dù cuộc chiến
tranh thương mại có bất kì diễn biến nào đều ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế thế giới. Trong
ngắn hạn, nguy cơ suy thoái kinh tế, hạn chế sự phục hồi của nền kinh tế luôn bị đe dọa nếu cuộc
xung đột vượt khỏi tầm kiểm sốt. Ngồi ra, cuộc chiến có thể dẫn đến các thị trường tài chính
mất
ổn
định,
gây
Dự
báo
ảnh
hưởng
của
chiến
tranh
thương
mại
Mỹ
Trung
ra
thiệt
đến

GDP
các
nước
hại
trên
diện
rộng đối với việc tăng trưởng kinh tế tồn cầu.

Theo tính tốn của Trung tâm thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Nguồn: NCIF
quốc
gia
(NCIF,
2018),
dự
báo
rằng
đỉnh
điểm
của tác
động
tiêu
cực là
vào
năm
2021
đến
2023,
sau
đó thị
trường

sẽ tự
điều
chỉnh,
giảm
dần tác động tiêu cực vào các năm tiếp theo. Tác động tiêu cực sẽ khiến tăng trưởng kinh tế thế
giới giảm 0,53% và 0,52% vào các năm 2021 và 2022 trong kịch bản 250 tỉ USD so với tình
huống khơng có chiến tranh thương mại.

Page | 9


lOMoARcPSD|21993952

Trong nghiên cứu, Bloomberg Economics ước tính rằng 1% trong hoạt động kinh tế toàn cầu
được quyết định bởi thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa Mỹ và Trung Quốc. Khoảng 4% sản
lượng hàng hóa của Trung Quốc được xuất khẩu sang Mỹ và bất kỳ tác động tiêu cực nào đối với
các nhà sản xuất Trung Quốc cũng sẽ gây ảnh hưởng lan rộng khắp các chuỗi cung ứng trong
khu vực. EU, ASEAN, các nước công nghiệp như Nhật Bản, Hàn Quốc, … cũng chịu thiệt hại ít
nhiều hay thậm chí rơi vào tình trạng “tiến thối lưỡng nan”. Tình hình xuất nhập khẩu, hay
thương mại quốc tế tồn cầu biến động khơng ngừng, mất tính ổn định trong chuỗi cung ứng.
Trước tình hình dịch COVID-19, Trung Quốc đã được hưởng lợi từ xuất khẩu thiết bị y tế và
cũng nhờ đó, Trung Quốc phục hồi một cách nhanh chóng vượt xa các nền kinh tế khác và gia
tăng đáng kể thâm hụt thương mại với Mỹ trong năm 2020. Về phía Mỹ, các cơng ty cơng nghệ
của Mỹ cũng chịu tác động không nhỏ khi mất đi các khách hàng lớn của Trung Quốc, hơn 25%
doanh thu của Nvidia (hãng chip đồ họa của Mỹ) đến từ Trung Quốc (NCIF, 2020).
3.2.2 Đối với Việt Nam
Theo dự báo của Trung tâm Thông tin và dự báo KTXH quốc gia (NCIF,2018). Tốc độ tăng
trưởng kinh tế nói chung của Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực, mức ảnh hưởng tăng dần và đạt

Dự báo ảnh hưởng của chiến tranh thương mại

Mỹ - Trung đến Việt Nam

cao nhất ở mức -0,55 % và -0,52 % vào năm 2020 và 2021.

Nếu hàng hóa Trung Quốc hạn chế nhập khẩu tại Mỹ, đây
Nguồn: NCIF
một cơ hội mở ra cho hàng hóa Việt Nam nhập khẩu vào thị
này vì những mặt hàng mà Mỹ đánh thuế Trung Quốc hầu hết
mạnh của Việt Nam. Mặt khác, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc sẽ

cũng là
trường
là thế
khó khăn
Page | 10


lOMoARcPSD|21993952

hơn vì Trung Quốc tăng cường thực thi biện pháp bảo vệ thị trường nội địa. Hoặc Trung Quốc
thực hiện các chính sách phá giá, đẩy hàng sang Việt Nam, điều này lại gây sức ép cho các doanh
nghiệp trong nước. Nền kinh tế Việt Nam tuy nhỏ nhưng có độ mở lớn, lại phụ thuộc nhiều vào
xuất nhập khẩu, trong đó, Trung Quốc và Mỹ là hai đối tác lớn nhất về ngoại thương của Việt
Nam. Do đó, khi 2 đối tác lớn xảy ra xung đột sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định tới hoạt
động xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Từ cuộc chiến về công nghệ, Việt Nam có thể đón nhận dịng vốn đầu tư từ các công ty công
nghệ ở các nước khác như Đài Loan dịch chuyển một phần hoạt động sản xuất khỏi Trung Quốc
do chịu áp lực của Mỹ. Không chỉ công nghệ, Việt Nam cịn được dự đốn sẽ nhận được nhiều
đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) từ nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, …bao gồm
nhiều lĩnh vực khác nhau.

Tác động mạnh tới thị trường tài chính – tiền tệ Việt Nam. Chiến tranh thương mại tuy không
trực tiếp tác động lên lãi suất tại Việt Nam nhưng có thể tác động gián tiếp thơng qua biến động
tỷ giá và áp lực lạm phát. Lãi suất tăng nhẹ, khiến cho chi phí tài chính tăng theo làm giảm lợi
nhuận của doanh nghiệp, tạo áp lực không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam.
CHƯƠNG IV. TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
ĐỐI VỚI NGÀNH GỖ VÀ CÁC SẢN PHẨM GỖ
Theo Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam
trong năm 2020 đạt 12,37 tỷ USD, tăng 16,2% so với năm 2019. Năm 2020, xuất khẩu G&SPG
vươn lên đứng thứ 6 về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Trong bối cảnh của đại
dịch COVID-19, năm 2020 đánh dấu một năm thành công của ngành, với kim ngạch xuất khẩu
tăng 16,3% so với năm 2019. Tăng trưởng của ngành năm 2020 đưa ra tín hiệu rõ ràng đà tăng
trưởng sẽ tiếp tục được duy trì trong năm 2021.
4.1.Diễn biến xuất nhập khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Trung Quốc và Mỹ
trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
Theo số liệu từ UN Comtrade (UN Comtrade, 2021), đối với ngành G&SPG cũng bị ảnh
hưởng từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, khi cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu của Mỹ từ
Trung Quốc đều giảm từ năm 2018. Kim ngạch hai chiều đạt 4,28 tỷ USD, giảm 9,13% so với
năm 2019. Cụ thể xuất khẩu G&SPG tăng nhẹ ở mức 1.58 tỷ USD, mức tăng không đáng kể
0,2% so với năm trước, nhưng so với năm 2018 đã giảm gần 44,7 %. Tương tự cho nhập khẩu,
năm 2020, nhập khẩu giảm 13,84 % so với năm 2019, và gần 39,3 % so với năm 2018.
Giải thích cho hiện tượng này chính là việc Mỹ liên tục đánh thuế cao vào mặt hàng gỗ nội
thất và các sản phẩm gỗ dán cứng, gỗ dán mềm. Nhiều loại thuế được áp dụng như nâng mức
thuế lên 20-25 % đối với các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, đánh thuế bổ sung 10% vào tháng
9/2018, thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng lên đến 183,36% cho mặt hàng gỗ dán cứng
nhập khẩu từ Trung Quốc (Hiệp Hội gỗ và lâm sản Việt Nam, 2019).
4.2.Diễn biến xuất nhập khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sang Mỹ
và Trung Quốc trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Page | 11



lOMoARcPSD|21993952

Theo Hải quan Việt nam, về thị trường xuất khẩu: Hoa Kỳ là thị trường chủ lực đóng góp lớn
vào tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG trong năm 2020 của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu đạt
7,17 tỷ USD, tăng 33,8% so với năm 2019. Xuất khẩu G&SPG tăng nhẹ sang thị trường Trung
Quốc, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,2 tỷ USD, tăng 3,17% so với năm 2019. Việt Nam đã tận dụng
được cơ hội từ hậu quả cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi kim ngạch xuất khẩu vào
Mỹ G&SPG liên tục tăng từ năm 2018 đến nay.
Về thị trường nhập khẩu: năm 2020, Trung Quốc tiếp tục duy trì là thị trường cung ứng
G&SPG lớn nhất cho Việt Nam, đạt 862,3 triệu USD, chiếm 33,7% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu G&SPG từ thị trường Hoa Kỳ giảm so với năm 2019. Trung
Quốc có thể đang tuồn hàng G&SPG vào Việt Nam, nhằm mục đích gắn mác hàng Việt Nam cho
sản phẩm của mình rồi xuất ngược lại sang Mỹ. Hải quan Mỹ đã phát hiện Cơng ty FINEWOOD
Việt Nam có hành vi nhập khẩu gỗ dán từ Trung Quốc, sau đó, đưa về nhà xưởng thay đổi nhãn
mác xuất xứ Việt Nam và xuất khẩu sang Mỹ. Việt Nam cũng đang ráo riết điều tra, ngăn chặn
các hành vi trên để tránh nhận trừng phạt từ Mỹ gây ra tổn thất vơ cùng to lớn cho ngành gỗ nói
riêng và cả nền kinh tế nói chung (Báo Cơng thương, n.d.).
Do lệnh đánh thuế 20 – 25 % G&SPG của Mỹ đối với Trung Quốc, nhiều nhà sản xuất gỗ ở
Trung Quốc đã chuyển sang các nước khác để nhập khẩu nguyên liệu, hoặc để sản xuất xuất
khẩu sang Mỹ, do đó, Việt Nam là một trong những lựa chọn tốt nhất. Theo Cục Đầu tư Nước
ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đầu tư FDI vào ngành gỗ đang tăng trưởng mạnh. 5 tháng đầu
năm 2019, đã có 49 dự án đầu tư FDI vào ngành gỗ, tương đương 73% số dự án FDI của cả năm
2018. Trong đó, Trung Quốc dẫn đầu trong danh sách các quốc gia về số lượng dự án đầu tư vào
ngành gỗ Việt Nam (Hội Nông dân Việt Nam, 2019).

Page | 12


lOMoARcPSD|21993952


CHƯƠNG V.

KẾT LUẬN

Đầu tiên, bài tiểu luận đã phân tích được những chính sách thương mại quốc tế mà Việt Nam
đã và đang áp dụng cho hai thị trường là Trung Quốc và Mỹ trên cơ sở là các cam kết khi là
thành viên của WTO. Cụ thể chính là các cam kết đa phương và cam kết mở cửa thị trường, bao
gồm thị trường hàng hóa và thị trường dịch vụ. Đối với Trung Quốc, Việt Nam xem Trung Quốc
như một đối tác tin cậy, là nguồn hàng nhập khẩu chính cho các ngành sản xuất Việt Nam.
Những năm gần đây, Việt Nam luôn muốn giảm nhập siêu từ Trung Quốc nhưng dường như
chính sách chưa đạt được những điều như mong muốn. Thay vào đó là các hiệp định thương mại
tự do được ký kết có sự tham gia của Việt Nam – Trung Quốc như EVFTA hay gần đây nhất là
RCEP ln được chú trọng trong chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam. Đối với Mỹ, đây
là thị trường mà Việt Nam luôn hướng tới để xuất khẩu hàng hóa. Mặc dù giữa hai nước chưa có
một hiệp định thương mại tự do được kí kết nhưng những MFN mà Mỹ dành cho Việt Nam cũng
được tận dụng triệt để.
Thứ hai, phân tích được các nguyên nhân, đặc điểm cũng như tác động của một cuộc chiến
tranh thương mại quốc tế khi diễn ra. Thông qua đó, có thể nhận biết được một trong những
nguyên nhân chính dẫn đến cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chính là thâm hụt thương
mại giữa hai nước. Hay một nguyên nhân sâu xa hơn chính là Mỹ “sợ” Trung Quốc cướp lấy
ngơi vương của mình. Lo ngại về mặt công nghệ hay bảo mật thông tin quốc gia cũng là những
nguyên nhân được Mỹ đưa ra.
Thứ ba, vì đây là cuộc chiến tranh giữa hai siêu cường kinh tế nên cũng có nhiều tác động đến
thế giới cũng như ở Việt Nam. Tác động dễ nhận thấy nhất chính là gây ra mất ổn định cho nền
kinh tế thế giới trong ngắn hạn. Trong dài hạn còn có thể ảnh hưởng đến thị trường tài chính thế
giới, gây lũng đoạn chuỗi cung ứng tồn cầu. Cịn đối với Việt Nam, ngồi những tác động tiêu
cực, cịn nhận thấy được những tác động tích cực như mở rộng thị trường hàng hóa xuất khẩu
sang Mỹ, nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI tăng, …
Cuối cùng, cuộc chiến tranh cũng đã ảnh hưởng đến ngành Gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam.

Do những trừng phạt của Mỹ dành cho Trung Quốc, nên xuất khẩu G&SPG của Việt Nam sang
Mỹ cũng tăng một cách vượt bậc. Một tác động tích cực nữa chính là FDI trong ngành G&SPG
cũng tăng qua các năm từ 2018 đến nay. Về mặt Trung Quốc liên tục tuồn hàng sang Việt Nam
để xuất khẩu sang Mỹ là tác động tiêu cực đến ngành cũng như đối diện với lệnh trừng phạt thuế
của Mỹ nếu tình trạng này cịn tiếp diễn.

Page | 13

Downloaded by tr?n hi?n ()


lOMoARcPSD|21993952

CHƯƠNG VI.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Andrew Browne, T.2020. China is Winning the Trade War with Trump.
/>Báo Công thương. Trùng với sản phẩm Trung Quốc, gỗ Việt xuất khẩu đứng trước cảnh
báo đỏ. />Bộ Công thương Việt Nam, T.2020. 25 năm quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam - Hoa
Kỳ và con đường phía trước. />Bộ Cơng thương Việt Nam. Giai đoạn từ 2007 đến 2011. />Bộ Công thương Việt nam. Giao thương trực tuyến doanh nghiệp Việt Nam – Trung
Quốc. />Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và
những ảnh hưởng đến nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam. />Hà Vũ, T.2020. Việt Nam đang nỗ lực theo đuổi chính sách thương mại cân bằng với Hoa
Kỳ. />Hải quan Việt Nam. />Hiệp Hội gỗ và lâm sản Việt Nam, T.2019. Cuộc chiến thuế gỗ dán giữa Mỹ và Trung
Quốc. />Hội Nông dân Việt Nam, T. 2019. Gỗ Việt trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Cơ
hội lớn ở thị trường Mỹ. /> />Kimberly Amaded, T.2021. Trade wars and their effect on the economic and you.
/>NCIF, T.2018. Tác đô ̣ng của chiến tranh thương mại tới kinh tế thế giới và Viê ̣t Nam.
/>NCIF, T.2020. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung lan rộng, chuyển sang tấn cơng tồn
diện các lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc. />Nhà xuất bản công thương. (2021). Báo các xuất nhập khẩu Việt Nam 2020, trang 29
Sara Hsu, T.2021. The US-China Trade War Is Still Happening. />Thái Văn Long, T.2020. Đặc điểm mới của cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc và đối

sách của Việt Nam. />Trần Bá Thọ, T.2021. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và những ứng phó của ASEAN.
/>UN Comtrade, T.2021. />Uyên Hương, T. (2020), Thúc đẩy hợp tác thương mại Việt Nam – Trung Quốc,
/>VCCI, T.2021.Tổng hợp các FTA của Việt Nam tính đến tháng 05/2021.
/>Page | 14

Downloaded by tr?n hi?n ()


lOMoARcPSD|21993952

Page | 15

Downloaded by tr?n hi?n ()



×