Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Tiểu luận môn học tư tưởng hồ chí minh tư tưởng hồ chí minh về con người và sự vận dụng trong việc xây dựng con người việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.85 KB, 38 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MƠN HỌC
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI VÀ SỰ VẬN DỤNG
TRONG VIỆC XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY

GVHD: Th.S Ngô Thị Thu Hoài
SVTH:
1. Trương Mộng Trinh

21125356

2. Phan Nhật Trung

20151135

3. Võ Lê Minh Trung

21146347

4. Bùi Nguyễn Nhật Trường 19142409
5. Lê Minh Triết

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2022

21146337




Nhận xét của giáo viên:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
..........................................................................................
Ngày ............ tháng......... năm.......
Giáo viên chấm điểm


Nội dung thực hiện

Sinh viên thực hiện

Nhóm tự đánh

hồn th

(Tốt / Khá
PHẦN MỞ ĐẦU
Nội dung 1: Lý do chọn đề tài, mục tiêu và

Bùi Nguyễn Nhật Trường


Tốt

phương pháp nghiên cứu, in tiểu luận
PHẦN KIẾN THỨC CƠ BẢN
Nội dung 2: Quan niệm Hồ Chí Minh về con

Võ Lê Minh Trung

Tốt

Phan Nhật Trung

Tốt

Lê Minh Triết

Tốt

Trương Mộng Trinh

Tốt

người, Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trị con
người
Nội dung 3: Quan điểm Hồ Chí Minh về xây
dựng con người.
Nội dung 4: Thực trạng con người Việt Nam
hiện nay, chỉnh sửa hoàn chỉnh bài tiểu luận, tài
liệu tham khảo.

Nội dung 5: Định hướng và giải pháp xây dựng
con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong
công cuộc đổi mới hiện nay, Thực trạng sinh
viên vận dụng vấn đề xây dựng con người
PHẦN KẾT LUẬN
Nội dung 6: Viết kết luận

Bùi Nguyễn Nhật Trường

PHỤ LỤC – BẢNG PHÂN CƠNG NHIỆM VỤ TRONG NHĨM

MỤC LỤ

Tốt


C

PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG........................................................................................................4
CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI................................4
1.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về con người.............................................................4
1.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trị con người.........................................................5
1.3. Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng con người....................................................8
1.3.1. Ý nghĩa của việc xây dựng con người...............................................................8
1.3.2. Nội dung xây dựng con người...........................................................................9
1.3.3. Phương pháp xây dựng con người...................................................................14

CHƯƠNG 2: SỰ VẬN DỤNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT
NAM HIỆN NAY........................................................................................................18
2.1 Thực trạng con người Việt Nam hiện nay...............................................................18
2.2 Định hướng và giải pháp xây dựng con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong
cơng cuộc đổi mới hiện nay..........................................................................................19
KẾT LUẬN..................................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................23



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử ln có những vĩ nhân, những anh hùng,
những lãnh tụ mà cuộc đời và sự nghiệp, tư tưởng và hành động
gắn với một giai đoạn lịch sử tiêu biểu cho lý tưởng, ý chí và
nguyện vọng của dân tộc và xu thế phát triển đại thời gian. Hồ
Chí Minh là một trong số những người như vậy. Tên tuổi người
trở thành biểu tượng trường tồn trong lòng dân tộc, là niềm tự
hào của nhân loại tiến bộ.
Đánh giá những di sản vô giá của Người, Đại hội lần thứ
IX của Đảng Cộng sản Việt Nam định hướng: “Tư tưởng Hồ
Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và chuyên sâu
về những ký tự cơ bản của mạng Việt Nam, là kết quả của sự
vận dụng sáng tạo ra chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ
thể nước ta, kế thừa những giá trị tryền thống tốt đẹp của dân
tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”. Và do đó, cùng với
chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành nên kim
chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng và nhân dân Việt Nam.
Có thể nói, trong hệ thống mạng thơng tin của Hồ Chí
Minh, tư tưởng về con người, về xây dựng con người vị trí

trung tâm, chứa những giá trị khoa học vơ cùng to lớn. Quả
thực, suốt cuộc đời cách mạng của mình, từ thuở thiếu thời cho
đến phút cuối cùng, Hồ Chí Minh ln đấu tranh khơng mệt
mỏi vì con người, cho con người. Trước khi từ biệt giới, Người
có căn dặn Đảng và Nhà nước ta phải luôn ghi nhớ điều đầu
tiên là công việc với con người. Những tư tưởng đúng đắn, sáng
suốt của Hồ Chí Minh về con người góp phần to lớn vào sự
nghiệp đấu tranh giải phóng giai cấp, dân tộc và con người tạo
1


nên thành công của cách mạng Việt Nam trong công cuộc
“kháng chiến, kiến quốc”. Nói cách khác, ln tơn trọng con
người, chăm lo hết mực cho con người và biết dựa vào con
người,... là những nội dung chủ đạo, căn bản trong tư tưởng Hồ
Chí Minh xây dựng con người. Với những tư tưởng khoa học
và có giá trị nhân văn ấy, Hồ Chí Minh khơng chỉ là nhà lãnh tụ
thiên tài của cách mạng Việt Nam, mà còn là một danh nhân
văn hóa thế giới, một nhân tài cách mạng lớn mang tính thời
đại.
Ngày nay, do sự tác động, chi phối bởi thời đại và do
yêu cầu của sự phát triển đất nước, vị trí và vai trị của con
người trong sự nghiệp đổi mới được nhìn lại. Trong đó, con
người được coi là nhân tố nội tại, cơ bản, quyết định sự nghiệp
đổi mới.
Nhìn lại gần 30 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Cộng
sản Việt Nam, vấn đề con người, xây dựng con người có những
bước phát triển nhất định, đời sống vật chất và đời sống tinh
thần của con người ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, để
đáp ứng xu thế phát triển của thời đại, thực hiện thành cơng sự

nghiệp đổi mới thì việc xây dựng con người toàn diện vẫn là
vấn đề đặt ra và cần được giải quyết.
Hiện thực đất nước ta đã chứng minh rằng, qua mọi lợi
ích của mạng Việt Nam đều gắn liền với sự nghiệp và tư tưởng
Hổ Chí Minh. Vì vậy, xây dựng con người tồn diện trong sự
thay đổi nghiệp đổi mới ở nước ta cần dựa trên những giá trị tư
tưởng của Hổ Chí Minh về con người và xây dựng con người.
Đúng như đồng chí Võ Ngun Giáp đã nói: “chúng ta cần phải
phát triển sáng tạo tư cách tường Hồ Chí Minh, xây dựng cho
2


được một chiến lược con người, coi đó là vấn đề trung tâm của
chiển lược kinh tế - xã hội. Với những nghĩa trên việc nghiên
cứu TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI VÀ SỰ
VẬN DỤNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG CON NGƯỜI
VIỆT NAM HIỆN NAY là rất cần thiết, có nghĩa đặc biệt
quan trọng về phương diện lí luận lẫn phương diện thực tiễn.”
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu mục tiêu của luận án là phân tích
một cách có hệ thống một số nội dung cơ bản trong tư tưởng
Hồ Chí Minh về con người và xây dựng con người. Từ đó làm
sáng tỏ một số vấn đề về xây dựng con người trong công cuộc
đổi mới ở nước ta hiện nay theo tư tưỏng Hồ Chí Minh qua sự
vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Để đạt được mục đích trên thì nhiệm vụ của tiểu luận
là:
Thứ nhất, trình bày và phân tích tư tưởng Hổ Chí Minh
về con người và xây dựng con người.
Thứ hai, phân tích sự vận dụng tư tưởng Hơ Chí Minh

về con người và xây dựng con người trong công cuộc đổi mới ở
nước ta hiện nay.
Thứ ba, nêu ra một số định hướng và giải pháp tiếp tục
xây dựng con người trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện
nay.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bài tiểu luận này nhóm đã sử dụng nhiều
phương pháp nghiên cứu khác nhau. Trên cơ sở vận dụng chủ
nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu các tài
liệu báo đài, Internet, giáo trình, tạp chí. Phương pháp nghiên
3


cứu cụ thể: phương pháp so sánh, phương pháp logic phân tích,
tổng hợp và làm rõ vấn đề nghiên cứu.

4


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI
1.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về con người
Khi nhắc đến quan niệm Hồ Chí Minh về con người
chúng ta thấy rõ các quan niệm về con người được nhìn nhận
qua các góc độ như sau:
Thứ nhất, con người được nhìn nhận như một chỉnh
thể.
Con người là một chỉnh thể thống nhất giữa mặt sinh
học và mặt xã hội. Hồ Chí Minh xem con người như một chỉnh
thể thống nhất về tâm lực, thế lực và các hoạt động của nó. Dù

thế nào đi nữa, con người ln có xu hướng vươn lên cái Chân
- Thiện - Mỹ. Ngồi ra Hồ Chí Minh xem xét con người trong
sự thống nhất của hai mặt đối lập: thiện và ác hay và dở, tốt
và xấu, hiền và dữ, … bao gồm cả tính người - mặt xã hội và
tính bản năng - mặt sinh học của con người. Theo Hồ Chí
Minh, con người có tốt có xấu, nhưng vẫn ln có tính người.
Thứ hai: Con người được nhìn nhận dựa vào lịch sử cụ
thể.
Bởi lẽ, con người chủ thể của các mối quan hệ xã hội lịch sử. Người xem xét con người trong các mối quan hệ xã hội,
quan hệ giai cấp, theo giới tính (thanh niên, phụ nữ), theo lứa
tuổi (cao tuổi, nhi đồng), nghề nghiệp (công nhân, nơng dân, trí
thức…), trong khối thống nhất của cộng đồng dân tộc (sĩ, nông,
công, thương) và quan hệ quốc tế (bầu bạn năm châu, các dân
tộc bị áp bức, bốn phương vơ sản).
Thứ ba, con người nhìn nhận qua bản chất mang tính xã
hội.
5


Đây là chủ thể sáng tạo và hưởng thụ các giá trị vật
chất và tinh thần của xã hội. Cụ thể là để sinh tồn, con người
phải lao động sản xuất. Trong quá trình lao động, sản xuất, con
người dần nhận thức được các hiện tượng, quy luật của tự
nhiên, của xã hội: hiểu về mình và hiểu biết lẫn nhau từ đó xác
lập các mối quan hệ giữa người với người. Trong quan niệm
của Hồ Chí Minh, con người là sự tổng hợp các quan hệ xã hội
từ hẹp đến rộng, chủ yếu bao gồm các quan hệ: anh, em; họ
hàng; bạn bè; đồng bào; lồi người. Qua đó ta thấy con người là
sản phẩm của xã hội.
Trong vấn đề con người, điều mà Hồ Chí Minh quan

tâm nhất đó là con người Việt Nam, những quan hệ xã hội
trong xã hội Việt Nam. Quan điểm của Người về con người và
bản chất của con người đều xuất phát từ thực tiễn. Từ tiếp thu
những truyền thống văn hóa dân tộc, quan điểm chủ nghĩa MácLênin về con người mà Hồ Chí Minh đưa ra những quan điểm
chủ yếu về con người rất độc đáo mà rất thiết thực.
1.2 Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trị con người
Trong quan điểm Hồ Chí Minh về con người, Hồ Chí Minh ln khẳng định vai
trị quan trọng, nịng cốt của con người.
Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành
công của sự nghiệp cách mạng.
Người luôn tin vào sức mạnh của quần chúng nhân dân.
Theo Hồ Chí Minh, “trong bầu trời không quý bằng nhân dân,
trong thế giới khơng gì mạnh bằng lực lượng đồn kết của nhân
dân”. Vì vậy, “vơ luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ
đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”. Người cho rằng “việc dễ
mấy khơng có nhân dân cũng chịu, việc khó mẩy có dân liệu
6


cũng xong”.
Nhân dân là người tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh
thần. Hồ Chí Minh có niềm tin mãnh liệt về tài năng, trí tuệ của
nhân dân. Dân ta là tài năng, trí tuệ và sáng tạo, họ biết “giải
quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà
những người tài giỏi, những đồn thể to lớn, nghĩ mãi khơng
ra”. Đặc biệt là lịng căm thù giặc, hăng hái của dân để thực
hiện con đường cách mạng.
Hơn thế nữa, nhân dân có lịng u nước nồng nàn, ý chí kiên cường
bất khuất. Với những phẩm chất này chúng ta không chỉ thắng lợi mà nhất
định sẽ thắng lợi. Hồ Chí Minh cũng khẳng định vai trị của nhân dân nói

riêng và con người nói chung như sau: “Dân ta có một lịng nồng nàn u
nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ
quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sơi nổi. Nó kết thành một làn sóng vơ
cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn
chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng: phải coi
trọng, chăm sóc, phát huy nhân tố con người.
Con người vừa là mục tiêu giải phóng, vừa là động lực của cách
mạng, cũng là nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là
quan điểm của Người về vai trò của con người về sự phát triển lịch sử.
Đầu tiên, con người là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng. Hồ Chí
Minh khẳng định rõ mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng con người, cơng
cuộc phấn đấu cho tự do, hạnh phúc của con người phải do chính bản thân
con người thực hiện. Vì khi đất nước cịn nơ lệ, nghèo đói, phụ thuộc thì
mục tiêu trước hết, quan trọng là giải phóng dân tộc, giành được độc lập tự
do cho nhân dân. Khi đó, thì phải ưu tiên chú tâm đến việc chăm lo cho lợi
7


ích cho nhân dân. Con người là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng thì mọi
chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ phải phục vụ cho lợi ích chính
đáng của con người; có thể là lợi ích lâu dài cho cả dân tộc hoặc lợi ích của
một bộ phận, tầng lớp, cá nhân.
Niềm tin vào sức mạnh của nhân dân được nhận thức ở mối quan hệ
giữa nhân dân với Đảng và Chính phủ. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nếu khơng có
nhân dân thì Chính phủ khơng đủ lực lượng, nếu khơng có Chính phủ thì
nhân dân khơng có ai dẫn đường. Lực lượng bao nhiêu là nhờ dân hết. Bởi vì
khi có được sự giác ngộ đầy đủ và lao động sáng tạo của hàng chục triệu
quần chúng nhân dân thì sự nghiệp cách mạng giành độc lập dân tộc mới
thực hiện được.”

Con người là động lực chỉ có thể thực hiện được khi hoạt động có tổ
chức, có lãnh đạo. Vì vậy, cần có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Do đó
phải kiên quyết khắc phục kịp thời các phản động lực trong con người và tổ
chức. Điều này cho thấy, càng phải giữ vững niềm tin ở nhân dân; nếu
không yêu thương, tin tưởng nhân dân sẽ dẫn đến “căn bệnh” quan liêu,
mệnh lệnh cực kỳ nguy hiểm.
Thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất:
Sự phát triển lực lượng sản xuất của các quốc gia phải
chịu tác động vô cùng to lớn bởi các cuộc cách mạng công
nghiệp. Không chỉ thế các cuộc cách mạng chọn tác động mạnh
mẽ tới quá trình điều chỉnh cấu trúc và vai trò của các nhân tố
trong lực lượng sản xuất. Máy móc ra đời thay thế cho lao động
tay chân, chuyển nền sản xuất sang giai đoạn tự động hóa, q
trình tập trung hóa sản xuất được đẩy nhanh. Nó chịu tác động
lớn đến sự phát triển nguồn nhân lực, đòi hỏi về chất lượng
nguồn nhân lực ngày càng cao đồng thời cũng tạo điều kiện cho
nguồn nhân lực phát triển. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
8


nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, làm xuất hiện hai giai cấp cơ
bản trong xã hội là tư sản và vơ sản. Việc máy móc thay thế cho
lao động thủ công vừa làm tăng nạn thất nghiệp, vừa tăng mức
bóc lột lao động, đã kéo theo sự mâu thuẫn đối kháng giữa giai
cấp vô sản và tư sản ngày càng trở nên gay gắt. Về đối tượng
lao động, cách mạng công nghiệp đã đưa sản xuất của con
người vượt qua những giới hạn về tài nguyên thiên nhiên.
Những đột phá của cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm mất đi
lợi thế của nền sản xuất truyền thống nhất là những nước đang
phát triển. Cách mạng công nghiệp cần tạo điều kiện cho các

nước phát triển nhiều ngành kinh tế thông qua việc mở rộng
ứng dụng thành tựu về công nghệ thông tin, công nghệ số...
Thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu kinh tế, hình thành cơ cấu kinh tế
mới theo hướng hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.
Thúc đẩy hồn thiện quan hệ sản xuất:
Cuộc cách mạng công nghiệp tạo sự phát triển nhảy vọt
về chất trong lực lượng sản xuất dẫn đến q trình điều chỉnh,
phát triển và hồn thiện quan hệ sản xuất xã hội và quản trị phát
triển. Đầu tiên là sự biến đổi về tư liệu sản xuất, quy luật giá trị
thặng dư và cạnh tranh gay gắt đã tác động đến q trình tích tụ
và tập trung của tư bản tạo ra những xí nghiệp có quy mơ lớn.
Tư bản liên kết lại với nhau dưới hình thức cơng ty cổ phần. Từ
đó, chế độ sở hữu của các nước được điều chỉnh phù hợp, thực
hiện đa dạng hóa sở hữu, lấy sở hữu tư nhân làm nòng cốt đồng
thời phát huy sức mạnh và ưu thế của sở hữu và khu vực kinh tế
nhà nước. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai tiếp tục
nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy sự phát triển của lực
lượng sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mế, nông
9


nghiệp sang công nghiệp - dịch vụ, thương mại. Dẫn đến trình
đơ thị hóa, dịch chuyển dân cư từ nơng thôn sang thành thị.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai còn làm gia tăng mâu
thuẫn giữa các nước tư bản dẫn đến các cuộc chiến tranh thế
giới lần thứ nhất và thứ hai, gây ra những thiệt hại to lớn. Cách
mạng cơng nghiệp đã làm hồn thiện dần thể chế kinh tế thị
trường, tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập quốc tế và trao đổi
thành tựu khoa học công nghệ giữa các nước. Lĩnh vực tổ chức,
quản lý kinh doanh cũng theo đó mà có sự thay đổi to lớn…

Các nước chậm phát triển có thể rút ra bài học từ các nước tiên
tiến để hạn chế những sai lầm và tìm được phương án phát triển
tốt nhất. Đồng thời mở rộng quan hệ giữa các nước, hội nhập
kinh tế quốc tế sâu rộng, ... Phát triển những mơ hình kinh
doanh mới, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và các
doanh nghiệp.
Thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị phát triển:
Qua các cuộc công nghiệp cách mạng, chính phủ đã có
những sự thay đổi nhanh chóng về phương thức quản trị, điều
hành để thích ứng với sự phát triển của nền cơng nghệ mới,
hình thành hệ thống tin học hóa trong quản lý và “Chính phủ
điện tử”. Các công ty xun quốc gia nắm giữ vai trò quan trọng
trong hệ thống tư bản chủ nghĩa. Các quốc gia cần chú tới việc
phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô, điều tiết và phối hợp quốc tế
được tăng cường. Cách mạng cơng nghiệp 4.0 có tác động
mạnh mẽ đến phương thức quản trị và điều hành của các nhà
nước thông qua hạ tầng số và Internet. Bắt buộc các doanh
nghiệp phải thay đổi cách thức thiết kế, tiếp thị và cung ứng
dịch vụ hàng hóa theo cách mới, bắt nhịp với Không gian số.
1


Các doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh dựa trên
nguồn lực xuất phát chủ yếu là cơng nghệ, trí tuệ đổi mới, sáng
tạo. Định hướng các chiến lược và hoạch định kế hoạch phát
triển một cách hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu
quả sản xuất kinh doanh.
1.3. Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng con người
1.3.1. Ý nghĩa của việc xây dựng con người
Xây dựng con người là yêu cầu khách quan của sự

nghiệp cách mạng, vừa cấp bách vừa lâu dài, có ý nghĩa chiến
lược. Xây dựng con người là một trọng tâm, bộ phận hợp thành
của chiến lược phát triển đất nước, có mối quan hệ chặt chẽ với
nhiệm vụ xây dựng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Hồ Chí
Minh nêu hai quan điểm nổi bật làm sáng tỏ sự cần thiết xây
dựng con người:
“Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” [1]. “Trồng
người” là công việc lâu dài, gian khổ, vừa vì lợi ích trước mắt
vừa vì lợi ích lâu dài, là cơng việc của văn hóa giáo dục.
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm rằng, con người, các
nhân cách vừa là sản phẩm của lịch sử, vừa là động lực phát
triển lịch sử con người sinh ra trong xã hội, do đó, các hồn
cảnh xã hội làm nẩy sinh trong con người cả cái thiện và cái ác.
Mỗi xã hội đều có thước đo cái thiện, cái ác của nó. Vì lẽ đó,
khi kiến tạo một xã hội mới, theo quan niệm của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, trước hết phải tích cực, chủ động xây dựng những
con người, những nhân cách cho xã hội đó. Xã hội nào cũng có
những con người đại diện cho nó. Xã hội phong kiến ở Việt
Nam, có những nhân cách kẻ sĩ, bậc trượng phu, người quân tử
1

Đây là lời của chủ tịch Hồ Chí Minh khi người đến dự và phát biểu tại “Lớp học chính trị của giáo viên cấp 2, cấp

1


3 toàn miền Bắc”, ngày 13/9/1958.

1



làm nòng cốt xây dựng xã hội ấy. Xã hội tư sản đã coi các
thương gia, nhân sĩ các nhà tư bản là nịng cốt xây dựng xã hội
đó. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, mục tiêu phấn đấu của cuộc
cách mạng của chúng ta là chủ nghĩa xã hội, vì vậy “Muốn xây
dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần phải có những con người
xã hội chủ nghĩa”

[2]

. Chủ nghĩa xã hội sẽ tạo ra những con

người xã hội chủ nghĩa, con người xã hội chủ nghĩa là động lực
xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong quan điểm lãnh đạo của mình, Đảng Cộng sản
Việt Nam ln chú trọng vai trò của nhân tố con người trong sự
phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế là do con người và vì con
người. Thực tế phát triển của Việt Nam thời gian vừa qua thể
hiện rất rõ mối quan hệ đó. Phát huy nhân tố con người trong
phát triển kinh tế, hay con người vừa là mục tiêu, vừa là động
lực trong phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam là một trong những quan điểm cốt lõi, xuyên suốt
trong đường lối lãnh đạo chính trị của Đảng cộng sản Việt
Nam.
1.3.2. Nội dung xây dựng con người
Con người xã hội chủ nghĩa vừa là sản phẩm sinh thành
của quá trình phát triển xã hội mới, vừa là kết quả của hoạt
động tích cực, chủ động của hàng triệu người trong xã hội. Con
người xã hội chủ nghĩa là những con người có các phẩm chất
rất mới mà xã hội cũ khơng có. Con người xã hội chủ nghĩa

khác với nhân cách của kẻ sĩ, thương gia, trượng phu, quân tử,
nhà tư bản. Đó là những con người được hình thành khơng chỉ
gắn với tiến trình cách mạng của nhân dân ta, mà nó cịn phải
Hồ Chí Minh, NXB. Chính trị Quốc gia – Sự thật, H, 2011, tr.13, tr.66: Đó là lời Chủ tích Hồ Chí Minh khi
Người nói chuyện trước Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội, ngày 20/6/1960.
2

1


đại diện cho các giá trị đạo đức mới, lý tưởng xã hội mới. Đó là
những con người kiên quyết chống áp bức và bóc lột; coi lao
động là nguồn sống, là trách nhiệm, là vinh dự, là nguồn tạo ra
hạnh phúc. Đó là những con người yêu nước sâu sắc kết hợp
với yêu đồng loại, yêu những người lao động và nghèo khổ trên
thế giới. Nhân tố cơ bản tạo thành tính cách của những con
người như vậy là tính cách mạng của nó. Nó vừa có đạo đức
trong sạch vừa có lý tưởng tiên tiến.
Muốn có một cách phổ biến những con người như vậy
xuất hiện trong công nhân, nơng dân, lao động trí óc, và các
tầng lớp xã hội khác, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cần chủ động
xây dựng nó. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Ta xây dựng con
người cũng phải có ý định rõ ràng như nhà kiến trúc. Định xây
dựng ngôi nhà như thế nào rồi mới dùng gạch, vữa, vôi, cát, tre,
gỗ, ... mà xây nên” [3].
Ý định rõ ràng trong tư tưởng xây dựng con người của
Chủ tịch Hồ Chí Minh là giải phóng tính nǎng động xã hội, tính
tích cực sáng tạo của con người, nhằm đưa hàng chục triệu
quần chúng tham gia sáng tạo lịch sử, xây dựng cuộc sống mới
của mình. Con người mà Chủ tịch Hồ Chí Minh hướng đến xây

dựng trước hết là những con người có lý tưởng sống cao đẹp,
mà Người gọi là “hồng thắm”; có đạo đức trung thực, thẳng
thắn, mà Người gọi là “có đức”. Những con người có các phẩm
cách “hồng thắm” và “có đức” này phải biểu hiện thành hành
động, thành hiệu quả trong lao động cần cù, sáng tạo, mang lại
lợi ích cho mình và cho xã hội, mà chủ tịch Hồ Chí Minh gọi là
"chuyên sâu và có tài". Theo Người, “hồng thắm”, “chuyên
sâu”; “có đức”, “có tài” phải được kết hợp chặt chẽ với nhau.
3

Hồ Chí Minh, Tồn tập, tr.12, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.551.

1


Có đức mà khơng có tài, hồng thắm mà khơng chuyên sâu chỉ
như ông bụt ngồi ở chùa, chả làm lợi gì cho ai và chẳng hại đến
ai thì xã hội ta khơng cần đến họ. Ngược lại, có tài mà chẳng có
đức, có chun sâu mà khơng hồng thắm thì như anh làm kinh
tế giỏi, nhưng lại hay tham ô, thụt két, chỉ có lợi riêng cho anh
ta, chẳng những khơng có ích gì cho xã hội mà cịn ảnh hưởng
tiêu cực đến đời sống xã hội.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Muốn chủ
nghĩa Cộng sản thực hiện được, cần phải có kỹ nghệ, nơng
nghiệp và tất cả mọi người đều được phát triển hết khả năng
của mình”[4]. Đó chính là mục tiêu mà chủ nghĩa xã hội hướng
tới: giải phóng con người nhằm phát triển mọi tiềm năng, giá trị
nhân cách của con người.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội năm 1991, Đảng ta đã xác định: xã hội xã hội

chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng là một xã hội con
người được giải phóng, nhân dân lao động làm chủ đất nước; có
nền kinh tế phát triển cao và nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc; mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc,
có điều kiện để phát triển tồn diện cá nhân; cơng bằng xã hội
và dân chủ được bảo đảm.
Sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng
con người là hai nhiệm vụ mang tầm chiến lược to lớn trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Hai nhiệm vụ đó
có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau, vừa là
điều kiện, vừa là tiền đề của nhau, trong đó xây dựng con người
vừa là mục tiêu, vừa là động lực để thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Ngược lại, sự nghiệp cơng nghiệp hóa,
4

Hồ Chí Minh, Tồn tập, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1955, tr.4, tr.272.

14



×