Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tổng quan về sự phát triển của các tư tưởng quản trị và bằng chứng ở các doanh nghiệp tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.16 KB, 11 trang )

lOMoARcPSD|20701584

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG KINH DOANH UEH
----

TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC
CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TƯ TƯỞNG
QUẢN TRỊ
Đề tài:

“Tổng quan về sự phát triển của các tư tưởng quản trị và bằng
chứng ở các doanh nghiệp tại Việt Nam”
---Môn học: Quản Trị Học.
Giảng viên: Thầy Lê Việt Hưng.
Lớp học phần: 23D1MAN50200103.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Kế Lê Tiến.
Ngày sinh: 23/04/2003.
MSSV: 31211024149.
TP. Hồ Chí Minh, Ngày 06 tháng 03 năm 2023


lOMoARcPSD|20701584

MỤC LỤC
1. Sự phát triển của các tư tưởng quản trị...........................................................................1
1.1 Các quan điểm cổ điển (Classical approaches): 1911 – 1948...................................1
1.1.1 Quản trị theo khoa học (Scientific Management)..............................................1
1.1.2 Quản trị hành chính (Administrative Management)..........................................2
1.2 Các quan điểm về hành vi (Behavioral approach): 1700s – 1950s...........................2
1.2.1 Các quan điểm hành vi đương đại.....................................................................3


1.3 Các quan điểm về quản trị định lượng (Quantitative approach): 1940s – 1950s......3
1.3.1 Khoa học quản trị (Management Science).........................................................4
1.3.1 Quản trị vận hành (Operations Management)....................................................4
1.4 Các quan điểm quản trị đương đại (Contemporary approaches): 1960s – nay..........5
1.4.1 Quan điểm hệ thống (System perspective)........................................................5
1.4.2 Quan điểm tình huống (Contingency Management)..........................................5
2. Bằng chứng tại một số doanh nghiệp tại Việt Nam........................................................6
3. Kết luận.......................................................................................................................... 7


lOMoARcPSD|20701584

LỜI MỞ ĐẦU
Đạo đức kinh doanh là một phần không thể thiếu để tạo ra lợi nhuận trong môi
trường cạnh tranh, là quy tắc ứng không thể thiếu được với mọi doanh nghiệp cần sự
trường tồn và phát triển bền vững. Những năm gần đây, các bê bối đạo đức liên quan tới
những tập đoàn lớn như Tân Hoàng Minh, FLC, Vạn Thịnh Phát, … đã khiến lòng tin của
xã hội vào các tập đồn lớn giảm đi khơng nhỏ. Những ảnh hưởng tiêu cực từ các vụ
trọng án kinh tế nêu trên, có thể được kiểm sốt, giảm nhẹ nhờ vào việc xây dựng và thực
thi hiệu quả các chính sách văn hóa và đạo đức cơng ty.
Ở bối cảnh quốc tế, công ty công nghệ sinh học nổi tiếng – Theranos đã khiến cả
thế giới sửng sốt khi hóa ra hầu hết các mẫu xét nghiệm của cơng ty đều khơng chính xác
và các nhà quản trị của Theranos đã biết điều này. Họ dựng lên một màn kịch, lừa đảo
hàng tỉ đô la trước khi chấm dứt hoạt động vào năm 2018, nữ CEO Elizabeth Holmes bị
xét xử vì tội lừa đảo và gian lận với15 năm tù giam. Như vậy, có thể thấy các hoạt động
phi đạo đức có thể diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi và ở cả những quốc gia tiên tiến nhất như
Hoa Kỳ. Nhưng đó khơng phải là lý do để tha thứ hay thậm chí mù quáng theo đuổi
những hành động phi đạo đức để trục lợi ngắn hạn.
Trong phạm vi bài luận này, tác giả tập trung phân tích vụ án của ông Trịnh Văn Quyết
nhằm rút ra những bài học về đạo đức trong môi trường kinh doanh. Đồng thời từ những

phân tích và bài học ấy, đưa ra ý kiến đề xuất giúp nâng cao nhận thức về đạo đức, hy
vọng cung cấp góc nhìn để hạn chế các sai phạm và thúc đẩy các doanh nghiệp hướng tới
phát triển bền vững.


lOMoARcPSD|20701584

1. Sự phát triển của các tư tưởng quản trị
1.1 Các quan điểm cổ điển (Classical approaches): 1911 – 1948
Vào đầu thế kỷ 20, những tác phẩm và lý thuyết quản trị hội tụ với sự xuất hiện và phát
triển của các doanh nghiệp quy mô lớn. Những trường phái trong giai đoạn này được gọi
là trường phái quản lý cổ điển. Cụ thể, có hai trường phái chính:
 Quản trị theo khoa học (Scientific Management).
 Quản trị hành chính (Administrative Management).
1.1.1 Quản trị theo khoa học (Scientific Management)
Năng suất nổi lên như một vấn đề kinh doanh quan trọng trong những năm đầu của thế kỷ
XX. Tình hình thị trường kinh doanh đang mở rộng và nguồn vốn sẵn có, nhưng nguồn
cung lao động lại thiếu. Do đó, các nhà quản lý bắt đầu tìm kiếm cách sử dụng lao động
hiệu quả hơn. Các chuyên gia bắt đầu tập trung vào các cách để cải thiện hiệu suất của cá
nhân người lao động.
Công việc của họ đã dẫn đến sự phát triển của quản lý khoa học. Những lý thuyết gia đầu
tiên của quản lý khoa học bao gồm Frederick W. Taylor (1856– 1915), Frank Gilbreth
(1868–1924), và Lillian Gilbreth (1878–1972).
Năm 1911, Frederick W. Taylor xuất bản quyển “Các Nguyên Tắc Quản Trị Khoa học”
mở đầu cho một ngành quản trị mới sử dụng phương pháp khoa học để quy định “phương
pháp tốt nhất” trong công việc.
Hai nhà tiên phong khác trong lĩnh vực lý thuyết quản lý là Frank và Lillian Gilbreth,
những người đã tiến hành nghiên cứu cùng thời với Taylor. Là một đôi vợ chồng kỹ sư
công nghiệp, là nhà tâm lý học công nghiệp người Mỹ, những người đã phát minh ra lĩnh
vực nghiên cứu thời gian và chuyển động (time and motion study). Giống như Taylor,

Gilbreths quan tâm đến năng suất của công nhân, cụ thể là cách chuyển động và chuyển
động ảnh hưởng đến hiệu quả.
Ngoài Taylor, Gilbreths, Henry Gantt (1861–1919) được biết đến với các đóng góp chính
cho lý thuyết quản lý cổ điển. Theo đó, những đóng góp quan trọng của ơng gồm:
-

-

Biểu đồ Gantt: Là một cơng cụ trình bày trực quan về những cơng việc trong q
trình của một dự án. Trọng tâm của biểu đồ công việc, thời gian, tiến độ, và mối
quan hệ giữa các công việc.
Hệ thống nhiệm vụ và tiền thưởng: Liên kết tiền thưởng trả cho các nhà quản lý
với mức độ họ đã dạy nhân viên của mình để cải thiện hiệu suất.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Ông tin rằng các doanh nghiệp có nghĩa vụ
đối với phúc lợi của xã hội mà họ hoạt động.
1


lOMoARcPSD|20701584

1.1.2 Quản trị hành chính (Administrative Management).
Trong khi quản trị khoa học giải quyết các công việc của nhân viên riêng lẻ, lý thuyết
quản trị hành chánh (Administrative Management) tập trung vào quản lý tổng thể tổ chức.
Những người đóng góp chính cho quản trị hành chính gồm: Henri Fayol, Lyndall Urwick,
và Max Weber.
Henri Fayol, với tác phẩm “Quản trị tổng quát và hành chánh” (General and Industrial
Management), đã cố gắng hệ thống hóa thực tiễn quản lý. Theo đó, Fayol là người đầu
tiên xác định các chức năng quản lý cụ thể về lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm
soát. Hầu hết các sách quản lý đương đại vẫn sử dụng khuôn khổ này.
Weber đề xuất lý thuyết Quản trị quan liêu (Bureaucratic Management), theo đó một tổ

chức sẽ hiệu quả nhất nếu nó sử dụng một cấu trúc quan liêu. Doanh nghiệp lý tưởng của
Weber sử dụng các quy tắc và thủ tục tiêu chuẩn để xây dựng tổ chức. Ông tin rằng chiến
lược này đặc biệt hiệu quả đối với các hoạt động lớn.
Ralf C. Davis là Giáo sư về Kinh doanh tại Đại học Bang Ohio. Ông viết các tác phẩm:
Tác phẩm “Nguyên lý tổ chức và hoạt động kinh doanh”, “Căn bản”, “Nền tảng của quản
trị cấp cao”. Theo đó, các tác phẩm hướng tới nhiều mục tiêu như: Xác định và liên hệ
các yếu tố cơ bản của kinh doanh với chức năng của quản lý, lập kế hoạch sáng tạo, tổ
chức, kiểm soát, …
1.2 Các quan điểm về hành vi (Behavioral approach): 1700s – 1950s
Quan điểm quản lý cổ điển xem các tổ chức và công việc theo cách “cơ học”, nghĩa là, họ
đã tìm cách khái qt hóa các tổ chức như những cỗ máy và nhân viên là những bánh
răng bên trong những cỗ máy đó. Mặc dù nhiều tác giả cổ điển đã nhận ra vai trò của các
cá nhân, nhưng họ có xu hướng đặt câu hỏi: “Làm thế nào các nhà quản lý có thể kiểm
sốt và tiêu chuẩn hóa hành vi của nhân viên”.
Ngược lại, quan điểm Quản trị hành vi chú trọng nhiều hơn đến thái độ, hành vi của cá
nhân và quá trình hành vi của nhóm tại nơi làm việc. Hugo Munsterberg (1863–1916),
nhà tâm lý học người Đức, được xem là cha đẻ của tâm lý học cơng nghiệp. Ơng đã thành
lập một phịng thí nghiệm tâm lý tại Đại học Harvard năm 1892, và cuốn sách tiên phong
của ông, “Tâm lý học và Hiệu quả Công nghiệp”, đề xuất rằng các nhà tâm lý học có thể
đóng góp có giá trị cho các nhà quản lý trong các lĩnh vực tuyển chọn và thúc đẩy nhân
viên.
Quan điểm hành vi hình thành từ những bước đầu của nghiên cứu Hawthorne (Elton
Mayo và các cộng sự), từ đó phát triển phong trào quan hệ con người (Human Relations
Movement) – được thúc đẩy bởi Abraham Maslow (1908–1970) và Douglas McGregor
(1906–1964). Năm 1943, Maslow đề xuất thuyết Thứ bậc nhu cầu (Hierearchy of needs),
2


lOMoARcPSD|20701584


trong khi đó Mc Gregor đặt vấn đề về những giả định của nhà quản trị với Thuyết X và
Thuyết Y.
1.2.1 Các quan điểm hành vi đương đại
Khoa học hành vi đương đại trong quản lý xuất phát từ những nghiên cứu của
Munsterberg, Mayo, Maslow, McGregor, cùng những người khác đã có những đóng góp
quý giá cho ban lãnh đạo. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu về quản trị cũng đã lưu ý rằng
những đóng góp nói trên vẫn chưa có nền tảng học thuật chính xác, đầy đủ và được cơng
nhận bởi giới học thuật. Từ đó, các quan điểm hành vi đương đại về quản trị ra đời.
Các quan điểm đương đại, gọi là lý thuyết Hành vi tổ chức (Organizational Behavior),
cho rằng: Hành vi trong các tổ chức phức tạp hơn nhiều so với các giả định và nghiên cứu
giản đơn. Vì vậy, lĩnh vực hành vi tổ chức phải được rút ra từ cơ sở rộng lớn, liên ngành
của tâm lý học, xã hội học, nhân chủng học, kinh tế học và y học.
Một số chủ đề quan trọng trong lĩnh vực hành vi tổ chức bao gồm:
-

Mơ hình hành vi cá nhân: Xúc cảm, cách học tập, sự hài lịng trong cơng việc,
động lực.
Hành vi của tổ chức: Cấu trúc và thiết kế của các tổ chức, các giai đoạn phát triển
của tổ chức, động lực của đội nhóm, chính trị tổ chức, xung đột giữa các cá nhân.
Văn hóa doanh nghiệp, chính trị trong tổ chức.

Theo quan điểm hiện đại, các nhà quản lý hiện nay cần nhận ra tầm quan trọng của các
quá trình hành vi và xem nhân viên như những nguồn tài ngun có giá trị thay vì những
cơng cụ đơn thuần. Tuy nhiên, hành vi của tổ chức vẫn tương đối khơng chính xác trong
khả năng dự đốn hành vi của nó, đặc biệt là hành vi của một cá nhân.
1.3 Các quan điểm về quản trị định lượng (Quantitative approach): 1940s – 1950s
Trường phái quản lý chính thứ ba: “Định lượng” (“Quantitative perspectives”) bắt đầu
xuất hiện trong Thế chiến thứ hai. Trong chiến tranh, chính phủ và các nhà khoa học ở
Anh và Hoa Kỳ đã làm việc để giúp quân đội triển khai các nguồn lực của mình một cách
hiệu quả và hiệu quả hơn. Họ đã sử dụng một số phương pháp toán học để quản lý cho

các vấn đề hậu cần trong cuộc chiến tranh, như cung ứng thiết bị và tàu ngầm.
Sau chiến tranh, các công ty như DuPont và General Electric bắt đầu sử dụng các kỹ
thuật tương tự để triển khai nhân viên, lựa chọn vị trí nhà máy và lập kế hoạch kho hàng.
Về cơ bản, quan điểm này liên quan đến việc áp dụng các kỹ thuật định lượng vào quản
lý.
Cụ thể hơn, quan điểm quản lý định lượng tập trung vào các vấn đề như:
-

Tính hiệu quả chi phí, và hiệu quả tổng thể để ra quyết định
3


lOMoARcPSD|20701584

-

Lập các mơ hình tốn học và sử dụng máy tính.

Hai nhánh của cách tiếp cận định lượng là: Khoa học quản lý (Management Science) và
quản lý vận hành (Operations Management).
1.3.1 Khoa học quản trị (Management Science)
Khoa học quản trị tập trung đặc biệt vào sự phát triển của các mơ hình tốn học. Một mơ
hình tốn học là một đại diện đơn giản của một hệ thống, quá trình hoặc mối quan hệ. Ví
dụ, các nhà quản lý tại Detroit Edison sử dụng mơ hình để tính tốn lộ trình tối ưu nhất
nhằm định tuyến các đội sửa chữa trong thời gian mất điện.
Một ví dụ khác của Ngân hàng Citizens Bank ở New England sử dụng mơ hình tốn để
tính ra bao nhiêu giao dịch viên cần túc trực ở mỗi vào các thời điểm khác nhau trong
ngày.
Trong những năm gần đây, song song với sự ra đời và phát triển của công nghệ thông tin,
kỹ thuật khoa học quản lý ngày càng trở nên tinh vi.

1.3.1 Quản trị vận hành (Operations Management)
Quản trị vận hành quan tâm đến việc giúp tổ chức sản xuất các sản phẩm hoặc dịch vụ
của mình hiệu quả hơn. Cách tiếp cận này có thể được áp dụng cho nhiều loại vấn đề
trong vận hành, bằng cách sử dụng toán học và thống kê ở mức độ đơn giản hơn so với
khoa học quản lý.
Các kỹ thuật quản lý vận hành khác bao gồm lý thuyết xếp hàng, phân tích hịa vốn và
mô phỏng. Nnhững kỹ thuật thường được áp dụng trong quản lý vật tư, kho, và sản xuất.
Tuy nhiên các quan điểm về quản trị vận hành cũng được áp dụng cho các chức năng
khác, như tài chính, tiếp thị và quản lý nguồn nhân lực.
Ví dụ, cơng ty Unilever và Home Depot đều sử dụng các kỹ thuật quản lý hoạt động để
quản lý hàng tồn kho của họ. (Quản lý hàng tồn kho liên quan đến các vấn đề cụ thể về
hàng tồn kho, chẳng hạn như cân bằng giữa chi phí ghi sổ và chi phí đặt hàng, và xác
định số lượng đặt hàng tối ưu).
Quản trị vận hành có những đóng góp cực kỳ quan trọng như: Cung cấp cho các nhà quản
lý và các tập đồn rất nhiều cơng cụ hữu ích cho việc ra quyết định, tối ưu hóa quy trình
và lập kế hoạch cũng như kiểm soát rủi ro.
Quản trị vận hành đã khai sinh nhiều lĩnh vực mới, như: Hậu cần và Quản lý chuỗi cung
ứng (Logistics and Supply Chain Management); Lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp
(Enterprise Resources Planning – ERP).

4


lOMoARcPSD|20701584

1.4 Các quan điểm quản trị đương đại (Contemporary approaches): 1960s – nay
1.4.1 Quan điểm hệ thống (System perspective)
Quan điểm hệ thống (System perspective) là một trong những quan điểm quản lý đương
đại quan trọng. Bằng cách xem tổ chức như một hệ thống, các nhà quản trị có thể xác
định bốn yếu tố cơ bản: đầu vào, quá trình chuyển đổi, đầu ra và phản hồi.

Việc coi các tổ chức như một hệ thống cung cấp cho các nhà quản trị nhiều quan điểm
quan trọng về tổ chức. Ví dụ, hệ thống mở là hệ thống tương tác với mơi trường, cịn jệ
thống đóng khơng tương tác với mơi trường của chúng. Một số doanh nghiệp mắc các sai
lầm quan trọng khi bỏ qua môi trường mà các hệ thống vậnh hành.
Khi các đơn vị tổ chức (hoặc hệ thống con) làm việc cùng nhau, chúng tạo nên sức mạnh
tổng hợp (Synergy). Nhiều nghiên cứu cho thấy, các đơn vị làm việc cùng nhau mang lại
thành công lớn hơn so với làm việc đơn lẻ. Ví dụ: Cơng ty Walt Disney hưởng lợi rất
nhiều từ sức mạnh tổng hợp: Các sản phẩm phim, cơng viên giải trí, chương trình truyền
hình, và bản quyền đều mang lại lợi ích qua lại lẫn nhau và tạo thành một khối hệ thống
lớn mạnh.
Các hệ thống sẽ suy giảm dần theo thời gian, đó là bởi sự hỗn loạn – đo lường bằng
entropy. Khi một tổ chức không theo dõi phản hồi từ mơi trường của mình và thực hiện
các điều chỉnh thích hợp, tổ chức có thể suy yếu và thất bại. Mục tiêu chính của quản lý,
từ một hệ thống quan điểm, là liên tục kích hoạt lại tổ chức để tránh entropy.
1.4.2 Quan điểm tình huống (Contingency Management)
Quan điểm Quản trị theo Tình huống (Contingency Management) cho rằng các lý thuyết
phổ quát không thể được áp dụng cho các tổ chức vì mỗi tổ chức là duy nhất. Quan điểm
này cho rằng hành vi thích hợp của nhà quản lý trong một tình huống nhất định phụ thuộc
phụ thuộc vào các yếu tố duy nhất trong tình huống đó.
Ví dụ: Một số người được thúc đẩy chủ yếu bởi iền bạc —nhưng những người khác được
thúc đẩy bởi mong muốn cho thời gian giải trí, địa vị, sự chấp nhận của xã hội ...
Ví dụ: Năm 2000, Cisco Systems có vốn hóa thị trường lớn nhất trong thế giới và đang
tăng với tốc độ 50 phần trăm mỗi năm. Suy thối và khủng bố tuy nhiên, các cuộc tấn
cơng vào tháng 9 năm 2001 đã khiến lĩnh vực công nghệ sụp đổ và Cisco cổ phiếu giảm
giá 86%. Giám đốc điều hành của Cisco, John Chambers, đã phải giảm quy mô công ty
thông qua việc sa thải và cắt đứt và chuyển đổi nó thành một cơng ty nhỏ hơn. Trước đây
Chambers đã theo phong cách quản lý chuyên quyền, sử dụng hệ thống phân cấp chỉ huy
và kiểm soát. Chambers quyết định một phương pháp quản lý dân chủ hơn.

5



lOMoARcPSD|20701584

2. Bằng chứng tại một số doanh nghiệp tại Việt Nam
Theo quan sát và nhận định của tác giả, hầu hết các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam đều
hướng tới các quan điểm quản trị hiện đại, kết hợp với một số ít các nguyên tắc cổ điển
và đều áp dụng cơng nghệ vào quy trình quản lý để đạt hiệu quả cao nhất.
Đối với các doanh nghiệp lớn, được niêm yết trên thị trường chứng khoán và dẫn đầu thị
phần, quan điểm con người và quản trị hệ thống được tận dụng triệt để. Cùng với đó,
quan điểm tình huống để xử lý các vấn đề ngồi dự đốn cũng được áp dụng hiệu quả khi
dịch bệnh COVID-19 trở thành phép thử cho các hoạt động quản trị tại hầu hết các doanh
nghiệp ở Việt Nam.
Ở các doanh nghiệp đặc thù mang tính cơng nghiệp như: Doanh nghiệp ngành sản xuất
dây chuyền, khai khống, năng lượng, … địi hỏi lượng lớn lao động và quy trình đặc thù
– thường có xu hướng áp dụng mơ hình quản trị theo khoa học và các nguyên tắc quản
trị: Từng bước quy trình đặc thù cho những cơng việc đặc thù, xem cơng nhân như những
mắt xích trong quy trình sản xuất thay vì tạo khoảng trống cho việc sáng tạo và linh hoạt
theo từng tình huống – Điều này là cần thiết đối với những công xưởng, nhà máy, dây
chuyền lớn với hàng ngàn cơng nhân vì vấn đề quản lý cần đồng nhất và ổn định. Một số
doanh nghiệp có thể kể đến như: LG Electronics, Samsung Electronics, Foxconn, Intel,
xưởng đóng giày An Phước, cơng ty giày da An Thịnh, công ty giày dép Quốc Định, … Ở
đặc thù các cơng ty mang tính sản xuất, bộ phận lao động cơng nhân thường được áp
dụng các quy trình quản trị theo khoa học hoặc hành chính.
Tùy vào đặc thù người lao động và công việc, hầu hết các công ty áp dụng linh hoạt nhiều
quan điểm quản trị khác nhau ở những bộ phận lao động khác nhau: Trong khu vực sản
xuất có thể áp dụng quan điểm quản trị hành chính, vận hành. Tuy nhiên ở các bộ phận
liên quan tới vận hành chiến lược (có mặt của người lao động tri thức), các quan điểm
khác có thể được áp dụng như quan điểm hệ thống hoặc tình huống (nhằm linh hoạt xử lý
các tình huống vốn khơng thể được hoạch định theo các quy trình riêng biệt vì quá nhiều

biến số hoặc quá phức tạp). Các bộ phận như bán hàng, tài chính, marketing, … thường
có một số khoảng trống cho việc sáng tạo và linh hoạt trong việc ra quyết định.
Ở các cấp độ cao hơn trong công ty, khi nhà quản trị không thực hiện các cơng việc liên
quan tới vận hành, thay vào đó là hoạch định chiến lược, các đặc thù trong phong cách
quản trị có thể thay đổi: Theo quan sát của tác giả, phần lớn là quản trị theo tình huống
bởi ở cấp độ này, hầu hết các biến số đều không rõ ràng và mỗi quyết định có thể là một
tình huống mới chưa từng xảy ra trước đó. Vì vậy, linh hoạt và sáng tạo chính là chìa
khóa để các nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn, tuy vậy, cũng không thể bỏ qua
những quy định và nền tảng nguyên tắc được xây dựng trước đó (quan điểm cổ điển).

6


lOMoARcPSD|20701584

Nhìn chung, hầu hết các nhà quản trị và các doanh nghiệp tại Việt Nam đều có chung một
xu hướng quản trị: Kết hợp và linh hoạt. Như đã thảo luận, có thể áp dụng linh hoạt
những nguyên tắc quản trị khác nhau ở các bộ phận khác nhau trong một doanh nghiệp,
sao cho chúng tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh, thống nhất dựa vào những đặc điểm
riêng biệt của doanh nghiệp.
Quan điểm tình huống, quản trị hệ thống, quan điểm định lượng và hướng về con người
dựa trên những nguyên tắc cổ điển chính là những nguyên tắc mà doanh nghiệp nào cũng
linh hoạt áp dụng. Tuy nhiên, tỉ trọng áp dụng quan điểm của từng công ty sẽ khác nhau
dựa vào đặc thù ngành kinh doanh và đặc thù của cơng ty. Ví dụ: Các cơng ty sản xuất ở
Việt Nam sẽ có những bộ quy trình riêng biệt, hiệu quả để người lao động dễ dàng tuân
thủ và đạt được hiệu suất cao nhất (quản trị theo khoa học – cổ điển). Tuy nhiên, ở các
cấp độ cao hơn trong công ty (quản lý), các quan điểm về hệ thống và định lượng sẽ được
áp dụng khi cần tính tốn chính xác các nhu cầu, quy trình, … cho từng hoạt động, dịch
vụ. Ở những cấp độ cao hơn, cơng ty có thể vận dụng quan điểm linh hoạt, kết hợp với
các quan điểm khác để đưa ra các quyết định chiến lược đúng đắn trong mơi trường bất

định. Cùng với đó, quan điểm về con người hiện đang là xu hướng khi hầu hết các công
việc đều gắn liền với con người, và hầu như các công ty luôn đặt con người là một trong
những yếu tố tiên quyết gắn liền với thành công.

3. Kết luận

7


lOMoARcPSD|20701584

TÀI LIỆU THAM KHẢO

8



×