Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tổng quan về văn hóa tổ chức và môi trường tổng quát phân tích văn hóa tổ chức và môi trường bên ngoài của techcombank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.81 KB, 14 trang )

lOMoARcPSD|20701584

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG KINH DOANH UEH
----

TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC
CHƯƠNG 3: VĂN HĨA CƠNG TY VÀ MƠI TRƯỜNG
Đề tài:

“Tổng quan về văn hóa tổ chức và mơi trường tổng qt – Phân tích
văn hóa tổ chức và mơi trường bên ngồi của Techcombank”
---Mơn học: Quản Trị Học.
Giảng viên: Thầy Lê Việt Hưng.
Lớp học phần: 23D1MAN50200103.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Kế Lê Tiến.
Ngày sinh: 23/04/2003.
MSSV: 31211024149.
TP. Hồ Chí Minh, Ngày 07 tháng 03 năm 2023


lOMoARcPSD|20701584

MỤC LỤC
1. Tổng quan về vụ án Trịnh Văn Quyết và FLC................................................................1
1.1 Thông tin cơ bản về ông Trịnh Văn Quyết và Tập đoàn FLC...................................1
1.2 Tổng quan những sai phạm của ông Trịnh Văn Quyết và FLC.................................1
2. Những sai phạm của ông Trịnh Văn Quyết....................................................................2
2.1 Vi phạm các quy định của Luật Chứng khoán..........................................................2
2.2 Giao dịch lượng lớn cổ phiếu mà không đưa ra thông báo.......................................3
2.3 Bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra hành vi “Thao túng thị trường chứng khoán”. .4


2.4 Bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”: Tăng
khống vốn điều lệ của công ty để chiếm đoạt tiền từ Nhà đầu tư...................................4
2.5 Hàng loạt sai phạm từ các dự án Bất động của Tập đoàn FLC.................................5
3. Hậu quả.......................................................................................................................... 5
3.1 Những thiệt hại không nhỏ về kinh tế......................................................................5
3.2 Lũng đoạn niềm tin thị trường..................................................................................6
3.3 Những hậu quả về đạo đức và môi trường kinh doanh.............................................7
4. Bài học đạo đức rút ra từ vụ án ông Trịnh Văn Quyết và Tập đoàn FLC.......................8
4.1 Đạo đức phải là một trong những yếu tố hàng đầu khi kinh doanh..........................8
4.2 Theo đuổi những cam kết đạo đức dài hạn sẽ đem lại kết quả tốt, và ngược lại.......8
4.3 Bài học đối với con đường nghề nghiệp của mỗi sinh viên (người lao động)...........9
5. Kiến nghị giải pháp & Tổng kết...................................................................................10
5.1 Giải pháp................................................................................................................ 10
5.1.1 Xây dựng bộ chính sách quản lý chặt chẽ, hạn chế các tình huống vi phạm đạo
đức trong môi trường kinh doanh.............................................................................10
5.1.2 Xây dựng bộ khung nguyên tắc đạo đức riêng trong lòng mỗi doanh nghiệp..11
5.2 Tổng kết.................................................................................................................11


lOMoARcPSD|20701584

LỜI MỞ ĐẦU
Đạo đức kinh doanh là một phần không thể thiếu để tạo ra lợi nhuận trong môi
trường cạnh tranh, là quy tắc ứng không thể thiếu được với mọi doanh nghiệp cần sự
trường tồn và phát triển bền vững. Những năm gần đây, các bê bối đạo đức liên quan tới
những tập đoàn lớn như Tân Hoàng Minh, FLC, Vạn Thịnh Phát, … đã khiến lòng tin của
xã hội vào các tập đồn lớn giảm đi khơng nhỏ. Những ảnh hưởng tiêu cực từ các vụ
trọng án kinh tế nêu trên, có thể được kiểm sốt, giảm nhẹ nhờ vào việc xây dựng và thực
thi hiệu quả các chính sách văn hóa và đạo đức cơng ty.
Ở bối cảnh quốc tế, công ty công nghệ sinh học nổi tiếng – Theranos đã khiến cả

thế giới sửng sốt khi hóa ra hầu hết các mẫu xét nghiệm của cơng ty đều khơng chính xác
và các nhà quản trị của Theranos đã biết điều này. Họ dựng lên một màn kịch, lừa đảo
hàng tỉ đô la trước khi chấm dứt hoạt động vào năm 2018, nữ CEO Elizabeth Holmes bị
xét xử vì tội lừa đảo và gian lận với15 năm tù giam. Như vậy, có thể thấy các hoạt động
phi đạo đức có thể diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi và ở cả những quốc gia tiên tiến nhất như
Hoa Kỳ. Nhưng đó khơng phải là lý do để tha thứ hay thậm chí mù quáng theo đuổi
những hành động phi đạo đức để trục lợi ngắn hạn.
Trong phạm vi bài luận này, tác giả tập trung phân tích vụ án của ông Trịnh Văn Quyết
nhằm rút ra những bài học về đạo đức trong môi trường kinh doanh. Đồng thời từ những
phân tích và bài học ấy, đưa ra ý kiến đề xuất giúp nâng cao nhận thức về đạo đức, hy
vọng cung cấp góc nhìn để hạn chế các sai phạm và thúc đẩy các doanh nghiệp hướng tới
phát triển bền vững.


lOMoARcPSD|20701584

1. Tổng quan về môi trường tổng quát và môi trường tổ chức.
Khi đưa ra các quyết định các nhà quản trị cần quan tâm đến các yếu tố của mơi trường vì
các yếu tố này có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của tổ chức. Các yếu tố
của mơi trường quản trị có thể phân thành ba nhóm:
 Các yếu tố mơi trường vĩ mơ bên ngồi tổ chức.
 Các yếu tố mơi trường vi mơ bên ngồi tổ chức.
 Các yếu tố mơi trường vi mơ bên trong tổ chức.
Vì các nhà quản trị chỉ có thể thay đổi chút ít hoặc khơng thể thay đổi các yếu tố này nên
họ cần hiểu và thích ứng với các yếu tố của mơi trường. Các yếu tố này có thể tạo điều
kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cho sự phát triển của tổ chức, bởi vậy các nhà quản trị
cần nhanh nhạy với sự biến động của các yếu tố đó để nắm bắt cơ hội hoặc chuẩn bị đối
phó với những biến động của môi trường.
1.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô bên ngồi tổ chức
1.1.1. Yếu tố kinh tế vĩ mơ

Mơi trường kinh tế vĩ mô bao gồm các yếu tố nằm bên ngồi tổ chức, chúng
khơng chỉ định hướng và có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động quản trị của tổ
chức, mà cịn ảnh hưởng cả tới mơi trường vi mơ bên ngồi và mơi trường nội bộ bên
trong tổ chức.
Các yếu tố kinh tế là những yếu tố gây ra sự biến động trong nền kinh tế, được phản ánh
thông qua các chỉ số như: GDP, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất
nghiệp, tỷ giá, lãi suất, … Những biến động trong nền kinh tế có thể tạo ra cơ hội hoặc
thách thức cho các tổ chức.
Ví dụ, khi nền kinh tế đang trong thời kỳ tăng trưởng, tổng sản phẩm quốc nội tăng, tỷ lệ
thất nghiệp giảm, nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ tăng lên tạo ra cơ hội mở rộng và phát
triển cho các tổ chức. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng của nhu cầu, thẩm mỹ và thị hiếu
của người tiêu dùng cũng thay đổi, tổ chức nào khơng kịp thời nhận ra và thích ứng với
điều này sẽ bị tụt hậu.
1.1.2. Yếu tố văn hóa – xã hội
Yếu tố dân số bao gồm: Dân số, mức gia tăng dân số ở mỗi địa phương, quốc gia cũng
như xu hướng di dân từ địa phương này sang địa phương khác có ảnh hưởng đến hai
trong số các yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của tổ chức là nguồn nhân lực và
khách hàng. Ngoài ra, các nhà quản trị doanh nghiệp thường phải phân tích cơ cấu dân số
về giới tính, tuổi tác,... để phân khúc và xác định thị trường mục tiêu, xác định đặc tính
sản phẩm, giá bán và các chính sách xúc tiến bán.
1


lOMoARcPSD|20701584

Văn hóa cũng là một yếu tố quan trọng trong môi trường vĩ mô, đây là một phạm trù
phức tạp với nhiều định nghĩa khác nhau. Theo một thống kê gần đây của UNESCO, hiện
có gần 400 định nghĩa về văn hóa. Từ góc độ quản lý, các nhà quản trị có thể sử dụng
định nghĩa văn hóa là những đặc trưng chung như ngôn ngữ, nghệ thuật, hệ thống quan
niệm sống, thái độ đối với tự nhiên, môi trường, các di sản văn hóa và trình độ phát triển

kinh tế; cùng các giá trị chung để phân biệt một nhóm người này với các nhóm người
khác.
Trong các yếu tố vĩ mơ, nghề nghiệp cũng đóng vai trị quan trọng trong hoạch định các
chiến lược của tổ chức. Chuyên môn hóa và hợp tác hóa lao động xã hội là một quy luật
tất yếu trong quá trình phát triển của các quốc gia, khu vực. Xã hội càng phát triển, tính
chun mơn hóa càng sâu và đa dạng hóa về nghề nghiệp càng tăng. Các nghề nghiệp
chuyên môn sâu khác nhau sẽ dẫn đến những đòi hỏi về phương tiện và công cụ lao động
khác nhau, nhu cầu về ăn ở đi lại vui chơi giải trí ... cũng khác nhau. Các nhà quản trị
phải tính đến các yếu tố đó khi ra các quyết định có liên quan.
Về văn hóa và lối sống, mỗi quốc gia, mỗi địa phương, mỗi dân tộc, mỗi cá nhân lại có
những đặc trưng khác nhau về phong cách và lối sống. Điều này dẫn đến các động cơ làm
việc và nhu cầu tiêu dùng khác nhau. Phong cách, lối sống của mỗi cá nhân đều có thể
thay đổi theo khơng gian và thời gian. Do đó, các nhà quản trị khơng chỉ cần quan tâm
đến các đặc trưng phong cách, lối sống hiện tại mà cịn cần có những dự đốn trước cho
tương lai.
Cuối cùng, mỗi nhà quản trị cần cân nhắc yếu tố tôn giáo trước khi ra quyết định, mỗi tôn
giáo đều có những quan niệm, niềm tin và thái độ riêng về cuộc sống, về hành vi ứng xử
giữa các tín đồ với nhau và với mọi người. Do đó, các nhà quản trị khơng thể khơng tính
đến các ảnh hưởng của tôn giáo đến quyết định mua hàng của khách hàng, đến phản ứng
của đối thủ cạnh tranh, đến hành vi của nhân viên dưới quyền.
1.1.3 Yếu tố chính trị, pháp luật
Sự ổn định chính trị tạo ra mơi trường thuận lợi cho hoạt động của tổ chức. Trong một xã
hội ổn định về chính trị, các nhà kinh doanh được đảm bảo an toàn về đầu tư, quyền sở
hữu tài sản do đó họ sẵn sàng đầu tư các khoản vốn lớn vào các dự án dài hạn.
Môi trường chính trị ổn định cũng là một trong những yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư
nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định đầu tư vào một quốc gia cần đánh
giá mức độ rủi ro chính trị của quốc gia đó.
Đối với yếu tố pháp luật, hệ thống pháp luật được xây dựng dựa trên nền tảng của các
định hướng chính trị, nhằm quy định những điều mà các thành viên trong xã hội không


2


lOMoARcPSD|20701584

được làm và là cơ sở để chế tài những hành động vi phạm các mối quan hệ xã hội mà
pháp luật bảo vệ.
Các bộ luật, nghị định, thông tư và các quyết định như bộ Luật Lao động, Luật Thương
mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Thuế xuất nhập khẩu, Luật Bảo vệ môi
trường... đưa ra các quy định điều chỉnh hoạt động của các tổ chức ở các lĩnh vực có liên
quan.
1.1.4 Yếu tố cơng nghệ
Sự phát triển nhanh chóng của khoa học – kỹ thuật và công nghệ ngày nay vừa tạo ra cơ
hội đồng thời cũng tạo ra những thách thức đối với các tổ chức. Những thành tựu của
công nghệ ngày nay đã và đang làm thay đổi phương pháp làm việc của con người.
Sự bùng nổ của cuộc cách mạng về thông tin và truyền thông đã tác động đến tất cả các
lĩnh vực hoạt động của tổ chức như sản xuất, lưu thông, phân phối hay cách thức giao
tiếp, phối hợp trong nội bộ tổ chức. Điều này cũng đồng nghĩa với việc công nghệ mới,
tiên tiến sẽ thay thế cho các công nghệ cũ, sản phẩm mới sẽ thay thế các sản phẩm cũ với
tốc độ ngày càng nhanh.
Chu kỳ đổi mới cơng nghệ và vịng đời của sản phẩm ngày càng ngắn hơn khiến vị thế
cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp cũng biến đổi liên tục, bởi vậy các nhà
quản lý cần liên tục cập nhật những thông tin về yếu tố này.
1.1.5 Yếu tố quốc tế hóa
Nền kinh tế thế giới đang ở trong giai đoạn quốc tế hóa và tồn cầu hóa. Ngày nay, khơng
có một quốc gia nào tồn tại độc lập mà khơng có bất cứ sự liên hệ và phụ thuộc nào với
các quốc gia khác. Cũng vì thế mà hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp ngày nay
khơng thể khơng tính đến các yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế, vươn ra thế giới hoặc cạnh
tranh với các doanh nghiệp nước ngoài tại ngay thị trường nội địa.
Các nhà quản trị của các tổ chức cần có tầm nhìn quốc tế và chú ý tới các tác động của

các yếu tố quốc tế tới hoạt động của tổ chức của mình.
1.2 Các yếu tố mơi trường vi mơ bên ngồi tổ chức
1.2.1 Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh là những tổ chức hay cá nhân có khả năng thỏa mãn nhu cầu của các
khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp bằng cùng một loại sản phẩm hoặc những sản
phẩm có khả năng thay thế sản phẩm của doanh nghiệp.
1.2.2 Nhà cung ứng
Các nhà cung ứng là các tổ chức cung cấp các nguồn lực cho doanh nghiệp. Các nguồn
lực đó có thể là nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ (nông sản đối với các
3


lOMoARcPSD|20701584

công ty chế biến lương thực, thực phẩm, linh kiện máy tính đối với các cơng ty lắp ráp
máy tính) hay các sản phẩm, dịch vụ đầu vào (hàng tiêu dùng đối với các siêu thị).
Ngoài ra, các nguồn lực đó cịn bao gồm lao động (các nhà cung ứng là các công ty giới
thiệu việc làm), vốn (các nhà cung ứng là các ngân hàng, cơng ty tài chính) hay thông tin
(các cơ quan thống kê cung cấp các số liệu thống kê về kinh tế).
1.2.3 Khách hàng
Khách hàng là người mua các sản phẩm và dịch vụ của tổ chức, doanh nghiệp. Khách
hàng có thể là các cá nhân hay các tổ chức (trường học, bệnh viện, các cơ quan chính
quyền, các doanh nghiệp, những nhà bán bn, bán lẻ).
Khách hàng là yếu tố quyết định sự tồn tại của tổ chức, bởi vậy các quyết định, các hoạch
định về chính sách và chiến lược của tổ chức, doanh nghiệp cần dựa trên các nghiên cứu
kỹ lưỡng về khách hàng.
1.2.4 Cơ quan hữu quan
Các cơ quan hữu quan là các tổ chức có thể kiểm sốt hoặc tác động tới hoạt động của
doanh nghiệp. Các tổ chức này có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động
của tổ chức, doanh nghiệp.

Căn cứ trên mức độ ảnh hưởng, có thể chia các tổ chức này thành 2 loại: Các cơ quan
chính phủ và các nhóm áp lực:
 Các cơ quan chính phủ: các cơ quan của chính phủ quản lý các hoạt động có liên
quan của tổ chức, doanh nghiệp như Tổng cục thuế, Tổng cục Hải quan, Sở kế
hoạch đầu tư,...
 Các nhóm áp lực: các tổ chức có ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp
một cách gián tiếp vì họ khơng có quyền hạn chính thức để tác động đến các tổ
chức ví dụ Hội phụ nữ, Hiệp hội tiêu dùng,... nhưng họ có thể gây ảnh hưởng đến
tổ chức thơng qua các phương tiện thông tin đại chúng.
1.2.5 Các đối tác
Nhiều doanh nghiệp lựa chọn chiến lược hợp tác để cùng phát triển. Các đối tác hợp tác
trong sản xuất, kinh doanh với nhiều hình thức như liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh
doanh, liên doanh để tận dụng những sức mạnh mà mình chưa có như mối quan hệ với cơ
quan chính quyền địa phương, hệ thống phân phối, thương hiệu,…
Ngồi ra, các đối tác liên kết có thể giúp doanh nghiệp chia sẻ rủi ro hay phát triển một
thị trường mới. Thị trường đang chứng kiến những sự hợp tác bền vững và hai bên cùng
đạt được nhiều lợi ích như McDonald’s hợp tác với chuỗi siêu thị Walmart hay Disney để

4


lOMoARcPSD|20701584

mở các cửa hàng bán đồ ăn nhanh ở tất cả các siêu thị của Wal-Mart và các công viên
Disney trên tồn thế giới.
1.3 Các yếu tố mơi trường vi mô bên trong tổ chức
1.3.1 Chủ sở hữu của tổ chức
Chủ sở hữu của tổ chức là các cá nhân, tổ chức có quyền sở hữu một phần hoặc tồn bộ
tổ chức được pháp luật bảo vệ. Các nhà quản trị có trách nhiệm trình bày đầy đủ và chính
xác cho các chủ sở hữu của tổ chức về việc mình sử dụng các nguồn tài nguyên của tổ

chức như thế nào và kết quả của việc sử dụng các nguồn lực đó.
Quyền cơ bản của một chủ sở hữu không chỉ là lợi nhuận (đối với doanh nghiệp) mà cịn
được đảm bảo thơng tin để có thể căn cứ vào đó để đưa ra quyết định đầu tư một cách
khôn ngoan và luật pháp bảo vệ quyền được nhận thơng tin đó của các chủ sở hữu.
1.3.2 Nhân viên
Kết quả công việc của nhà quản trị phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của người nhân viên
đối với công việc, trình độ, nghiệp vụ chun mơn của người nhân viên. Nguồn lực quan
trọng nhất của đa số các tổ chức ngày nay chính là nguồn lực con người. Trong mối quan
hệ với nhân viên, nhà quản trị không chỉ đóng vai trị là người có quyền hạn mà cịn đóng
vai trị là người có trách nhiệm đối với những yêu cầu cơ bản của người nhân viên như
an toàn và sức khỏe, tiền lương và thời gian làm việc, các phúc lợi khác (bảo hiểm, phụ
cấp ngành nghề, trợ cấp thất nghiệp,…).
Ngày nay, các tổ chức nói chung và các nhà quản trị nói riêng đều coi trọng cơng tác đào
tạo nhân viên vì việc này vừa có tác dụng nâng cao chất lượng và năng suất lao động của
người nhân viên vừa thỏa mãn nhu cầu hoàn thiện bản thân của người nhân viên.
Ngoài ra, vấn đề giữ chân người nhân viên giỏi và có kinh nghiệm cũng là một trong
những nhiệm vụ quan trọng của nhà quản trị. Nhà quản trị có thể áp dụng nhiều biện pháp
linh hoạt và sáng tạo để làm điều này ngoài những cơng cụ truyền thống như tiền lương,
tiền thưởng. Ví dụ, chế độ thời gian làm việc linh hoạt cho phép người nhân viên có thể
chủ động bố trí và cân bằng giữa cơng việc và gia đình là một trong những biện pháp đã
và đang được sử dụng.
Trong xã hội hiện đại, phụ nữ tham gia ngày càng tích cực và chủ động vào các công việc
xã hội, vai trị của họ cũng khơng kém gì các đồng nghiệp nam giới. Nhiều công ty đã
chú trọng đến vấn đề hỗ trợ chăm sóc người già và trẻ em.
1.3.3 Mơi trường làm việc
Môi trường làm việc về mặt vật lý (điều kiện làm việc, bố trí khơng gian nơi làm việc)
của tổ chức cũng có ảnh hưởng đến cơng việc của nhà quản trị. Có nhiều cách bố trí
5



lOMoARcPSD|20701584

không gian làm việc khác nhau. Các tổ chức ở các thành phố đơng dân cư thường có
khoảng khơng gian làm việc rất chật hẹp nhưng giao thông thuận lợi. Ngược lại, các nhà
máy sản xuất thường đặt ở các vùng tập trung ít dân, điều kiện hạ tầng chưa phát triển và
khó tìm kiếm nhân lực chất lượng cao tại địa phương.
Cách bố trí khơng gian làm việc cũng ảnh hưởng đến giao tiếp trong tổ chức và quá trình
ra quyết định. Tại nhiều tổ chức, các nhà quản trị ngồi riêng một phòng tách biệt với nhân
viên. Xu hướng ngày nay, không gian làm việc ngày càng mang tính mở, mọi người cùng
làm việc với nhau trong một phòng lớn, nhân viên của các bộ phận khác nhau có thể dễ
dàng qua lại và thảo luận với nhau. Tại nhiều công ty, chỗ làm việc của các nhà quản trị
cấp cao được bố trí ở trung tâm, xung quanh đó là chỗ làm việc của các nhà quản trị cấp
thấp hơn. Cách bố trí như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm việc nhóm và ra các
quyết định cần có sự tham gia của nhiều bộ phận.
Ngồi mơi trường làm việc mang tính chất vật lý như mô tả ở trên, kết quả làm việc của
cán bộ, nhân viên trong tổ chức còn phụ thuộc nhiều vào bầu khơng khí của tổ chức hay
văn hóa của tổ chức. Các nhà quản trị cần chú trọng tới việc xây dựng bầu khơng khí làm
việc tích cực trong tổ chức, nhấn mạnh các yếu tố mà tổ chức đó coi trọng như tinh thần
làm việc nhóm, đồn kết, cạnh tranh lành mạnh,…
2. Trường hợp của Techcombank
2.1 Phân tích mơi trường bên ngồi: Phân tích PEST
2.1.1 Phân tích mơi trường chính trị (Political)
Tình hình chính sách thắt chặt tín dụng và cơ cấu trái phiếu doanh nghiệp cao, chịu nhiều
rủi ro từ các chính sách nâng lãi suất khiến cơ cấu nợ xấu của Techcombank có khả năng
sẽ tăng vì Techcombank có tỷ lệ cho vay BĐS cao trong khối các ngân hàng thương mại.
Thị trường BĐS còn nhiều khó khăn, trong khi đó Chính phủ đề xuất khơng giải cứu thị
trường BĐS vì cho rằng đây là cơ hội để thanh lọc giới kinh doanh bất động sản, để
những doanh nghiệp có lịch sử làm ăn sạch sẽ, nghiêm chỉnh có cơ hội vươn lên, và nhờ
đó thị trường có hy vọng quay về mặt bằng gần nhất với mức giá mà đa số người dân
trong xã hội đang mong muốn.

Ngồi ra, Chính phủ đã ra quy định kiểm sốt dịng tín dụng vào lĩnh vực bất động sản và
giám sát thận trọng hơn về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Quy định về
thị trường TPDN (Nghị định 153) đang được sửa đổi một cách chặt chẽ hơn để đảm bảo
tính bền vững của thị trường vốn Việt Nam. Việc thắt chặt quy định của Chính phủ đối
với thị trường vốn đã dẫn đến tình trạng bán tháo mạnh trên thị trường chứng khoán Việt
Nam và TCB không là ngoại lệ…

6


lOMoARcPSD|20701584

2.1.2 Phân tích mơi trường kinh tế (Economic)
Về mơi trường kinh tế, 2022 – 2023 là giai đoạn với nhiều sự bất định và bối cảnh nền
kinh tế thế giới nói chung vẫn chưa hồn tồn thốt khỏi bối cảnh suy thoái. Rủi ro vẫn
tăng cao và tâm lý chung vẫn là e ngại, mặc dù có những hy vọng le lói cho tương lai. Cụ
thể, theo phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2023, các nhà hoạch định chính sách
cho rằng mặc dù tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của
nền kinh tế được bảo đảm, ổn kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc, sức ép lạm phát cịn
cao, rủi ro nợ xấu gia tăng. Nhiều ngành cơng nghiệp giảm hoặc tăng trưởng thấp.
Ngoài ra, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giảm so với cùng kỳ. Giải ngân vốn đầu tư
cơng cịn chậm, chưa đáp ứng u cầu. Hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó
khăn; số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động 02 tháng giảm
11,2%, số doanh nghiệp rút khỏi thị trường tăng 14,5% so với cùng kỳ; một số doanh
nghiệp tiếp tục giảm giờ làm, cắt giảm lao động. Các thị trường trái phiếu doanh nghiệp,
bất động sản cịn nhiều khó khăn.
Thời gian tới, dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại, rủi ro gia tăng. Ở trong nước,
sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn; tăng trưởng kinh tế Quý I đối mặt với thách
thức lớn; áp lực thanh khoản của thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp tăng
cao, rủi ro đối với nền kinh tế gia tăng; trong khi dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu

tiếp tục diễn biến bất thường…
Những khó khăn trên trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của
Techcombank khi cơ cấu nợ vay của Ngân hàng này không chỉ nằm ở các đơn vị khách
hàng bán lẻ, mà phần lớn phân phối ở các doanh nghiệp BĐS và sản xuất lớn.
2.1.3 Phân tích mơi trường xã hội (Social)
Theo số liệu cơng bố của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, tính đến ngày 31
tháng 12 năm 2022, dân số Việt Nam ước tính là 99,5 triệu người, tăng khoảng 1.5 triệu
người so với 97.757.118 người năm trước. Trong đó, dân số thành thị chiếm 37,3%, dân
số nông thôn chiếm 62,7%, dân số nam chiếm 49,6% và dân số nữ chiếm 50,4% trong
tổng dân số. Mật độ dân số Việt Nam là 297 người/km 2 , đứng thứ ba ở khu vực Đông
Nam Á.
Theo khảo sát của Delloit vào năm 2022, COVID-19 và giai đoạn phong tỏa đã thúc đẩy
nhiều hành vi tiêu dùng trực tuyến và tăng động lực chuyên dịch sang các kênh thương
mại điện tử. Xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục trong tương lai, khi việc sử dụng cơng cụ
số trở thành thói quen lâu dài: Theo một ước tính, thị trường thương mại điện tử của Việt
Nam dự kiến sẽ tăng gấp ba lần, từ 13 tỷ USD vào năm 2021 lên 39 tỷ USD vào năm
2025.
7
Downloaded by v?ng v?ng ()


lOMoARcPSD|20701584

Sự gia tăng của phương pháp thanh toán kỹ thuật số cũng góp phần thúc đẩy nhanh xu
hướng này tại Việt Nam. Theo một cuộc khảo sát với 15.000 nhà bán lẻ, thanh tốn khơng
dùng tiền mặt chiếm 73% tổng số giao dịch vào năm 2021, tăng 9% so với cùng kỳ năm
ngoái. Chuyển khoản ngân hàng là phương thức thanh toán kỹ thuật số phổ biến nhất, tiếp
theo là ví điện tử, mã QR, thẻ ngân hàng và cổng thanh tốn.
Ngồi ra, nhờ dịch bệnh COVID-19 lắng xuống, tạo đà cho triển vọng lạc quan cho người
tiêu dùng. Theo một nghiên cứu, Chỉ số Niềm tin Người tiêu dùng của Việt Nam đạt 113

điểm vào tháng 12 năm 2021 - tăng từ 105 điểm trong giai đoạn trước và chỉ đứng sau
Indonesia trong khu vực Đông Nam Á về mức độ lạc quan nói chung.
Xuất phát từ các xu thế chung này, giao dịch trực tuyến qua hệ thống ngân hàng đang là
một xu thế mà khách hàng quan tâm, đặc biệt là giới trẻ. Điều này, đòi hỏi ngành Ngân
hàng nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng hồn thiện quy định và hạ tầng
cơng nghệ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
2.1.4 Phân tích mơi trường cơng nghệ (Technological)
Theo nghiên cứu của các chuyên gia công nghệ hàng đầu trên thế giới, trong thập kỷ tới,
sẽ có 5 xu hướng thay đổi, đó là: (i) Sự tác động sâu rộng của trí tuệ nhân tạo (AI) thông
qua các trợ lý ảo trên các thiết bị như smart phone, loa thông minh, tivi, tủ lạnh; (ii) Dữ
liệu cá nhân trở thành tài sản quý và hiện những nền tảng xã hội như Facebook và Google
đang là những gã khổng lồ nắm trong tay những “mỏ dầu” này; (iii) Camera nhận diện
khuôn mặt khắp nơi và Trung Quốc đang là quốc gia đi đầu trong việc sử dụng cơng nghệ
này cho mục đích an ninh; (iv) Kết nối 5G sẽ mở ra khả năng kết nối dễ dàng, nhanh và
rộng hơn hẳn cho hàng tỷ thiết bị trong tương lai; (v) “Thực tế ảo” dự kiến sẽ thay thế
Smartphone trong thập kỷ mới thông qua các ứng dụng mới như: Glass, VR, AR…
Dưới ảnh hưởng của dịch đại Covid-19, hai xu hướng mới nổi sẽ định hình lại cách thức
kinh doanh và đóng một vai trò quan trọng giúp các doanh nghiệp mở rộng hoạt động
trong thế giới cạnh tranh hậu Covid-19, đó là thanh tốn khơng dùng tiền mặt và dịch vụ
điện tốn đám mây, cụ thể như: (i) Đại dịch Covid-19 đã làm dấy lên những lo ngại chưa
từng có về việc lây nhiễm virus SARS-CoV-2 qua tiền mặt. Theo một số thống kê của các
ngân hàng trung ương ở một số quốc gia châu Á và châu Âu, số lượt tìm kiếm trên
Internet liên quan đến vấn đề này ở mức cao kỷ lục, vượt cả giai đoạn dịch cúm H1N1
những năm 2009 - 2010; (ii) Trong thời gian đại dịch Covid-19 bùng phát, do tốc độ lây
lan virus SAR-CoV-2 trong cộng đồng nhanh nên nhiều cơng ty khuyến khích nhân viên
làm việc tại nhà và gửi các văn bản hay dự án của họ thông qua dịch vụ đám mây. Xu
hướng dịch chuyển lên các nền tảng đám mây cũng diễn ra trong chính hoạt động của các
chính phủ. Nhằm hạn chế khả năng lây lan của dịch bệnh, nhiều quốc gia đã đẩy nhanh

8

Downloaded by v?ng v?ng ()


lOMoARcPSD|20701584

q trình số hóa các hoạt động hành chính, xây dựng các cổng thông tin và hỗ trợ phát
triển các nền tảng kỹ thuật số cấp quốc gia.
Rõ ràng, với những xu hướng và thay đổi lớn về công nghệ trong thời gian gần đây địi
hỏi ngành Ngân hàng nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng phải đầu tư hạ
tầng công nghệ, nâng cấp các phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng để tương thích
với các thay đổi trên. Đồng thời, tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân lực công nghệ thông
tin về cả lượng và chất để đẩy nhanh q trình số hóa và xây dựng các ứng dụng để gia
tăng các điểm tương tác và tăng cường trải nghiệm tiện ích cho khách hàng.
2.2 Phân tích mơi trường bên trong - văn hóa cơng ty
2.2.1 Văn hóa doanh nghiệp giúp Techcombank vượt qua COVID-19
2021 là một năm đầy thách thức khi các quốc gia trên toàn cầu phải liên tiếp chống chọi
với những nguy cơ đến từ đại dịch COVID-19, và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Điều khiến Techcombank khác biệt và mang tới một sức mạnh to lớn hơn bao giờ hết cho
Ngân hàng chính là sự gắn kết với các giá trị cốt lõi và tầm nhìn, sứ mệnh của của Ngân
hàng, với mục đích "Chuyển đổi ngành tài chính, nâng tầm giá trị sống".
Văn hóa Doanh nghiệp của Techcombank được xác định bởi năm giá trị cốt lõi, là kim
chỉ nam cho mọi hoạt động của Ngân hàng. Năm giá trị này là (Thuộc chương trình
“Hành trình văn hóa 2021):
 Khách hàng là trọng tâm: Lắng nghe ý kiến khách hàng - Tăng điểm NPS.
 Hợp tác vì mục tiêu chung: First Hand Day; Star Merit (Thưởng sao cho thái độ
hợp tác); Đánh giá lãnh đạo theo khung năng lực (LCF).
 Đổi mới và sáng tạo: Mở khoá tri thức; Ra quyết định dựa trên dữ liệu.
 Phát triển bản thân: Huấn luyện; đào tạo Star Merit (Thưởng sao cho thái độ cầu
thị liên tục); Chia sẻ và học hỏi.
 Làm việc hiệu quả: Mở lối thành cơng.

Các giá trị này là nền móng của mọi hoạt động thường nhật tại Ngân hàng: hồn thiện
cơng việc, đưa ra quyết định kinh doanh, tương tác với đồng nghiệp và phục vụ khách
hàng.
Ngay từ đầu đại dịch, Techcombank đã tạo điều kiện cho nhân viên làm việc tại nhà khi
cần thiết, cũng như cung cấp các khoá đào tạo và học tập trực tuyến cho tất cả cán bộ
nhân viên.

9
Downloaded by v?ng v?ng ()


lOMoARcPSD|20701584

2.2.2 Chiến lược phát triển văn hóa doanh nghiệp của Techcombank
Năm 2021, Techcombank được ghi nhận là “Top 6% Công ty có chỉ số cao nhất về Hiệu
quả Nhân viên ở Đông Nam Á”, đồng thời cũng là “Top 12% Cơng ty có chỉ số cao nhất
về Mức độ Gắn kết và Thúc đẩy tại Đông Nam Á”.
Để đạt được kết quả này, Techcombank theo đuổi chương trình “Hành trình Văn hóa của
Ngân hàng” – thành lập năm 2013. Chương trình được tạo dựng để khuyến khích và khen
thưởng thái độ ứng xử và hành động đúng mực của các cá nhân và tập thể phù hợp với
các giá trị của Ngân hàng. Hoạt động này cũng giúp tăng cường tính liên kết, gắn bó và
cộng tác giữa các đơn vị kinh doanh, phịng ban, Hội sở chính, cùng nhân sự của Mạng
lưới phân phối bán lẻ. Cụ thể, các hoạt động chính:
 Kaizen (Hoạt động cải tiến liên tục): Khuyến khích tư duy đổi mới và sáng tạo liên
tục, tập trung vào việc sử dụng dữ liệu hiệu quả. 400 hoạt động cải tiến liên tục
mới đã được đệ trình ở cấp bộ phận, tập trung vào việc sử dụng dữ liệu hiệu quả
hơn trong cơng việc. Trong đó 28 Kaizen đã được công nhận ở cấp ngân hàng.
 Huấn luyện: Giúp nhân viên tiến bộ và phát triển. 97% người được khảo sát cảm
thấy rất hài lòng với các buổi huấn luyện nhận được từ huấn luyện viên.
 Lắng nghe ý kiến khách hàng: Thu thập phản hồi của khách hàng thông qua các

cuộc gọi điện và/hoặc cuộc gặp trực tiếp với khách hàng. Sau đó nhận xét và phản
hồi của khách hàng đã được thu thập bởi các Giám đốc chi nhánh và Giám đốc bộ
phận kinh doanh thông qua các cuộc điện thoại ghi nhận ý kiến đóng góp của
khách hàng. Phần lớn các phản hồi của khách hàng đã được Techcombank ghi
nhận, trả lời và giải quyết. Đặc biệt, thời gian chờ đợi tại các chi nhánh là một
trong những ý kiến đóng góp chính được nêu ra và thời gian chờ đã được giảm
xuống 10% trong năm 2021.
 First Hand Day (Đối thoại trực tiếp): Khuyến khích sự hợp tác giữa các đơn vị có
tiếp xúc với khách hàng và các Văn phịng Hội sở. Các quản lý Hội sở đến thăm
và thảo luận trực tiếp với đội ngũ nhân viên dịch vụ khách hàng để hiểu rõ các tình
huống, vấn đề và đưa ra các giải pháp để giải quyết các tồn tại, khó khăn và vướng
mắc đã được nhận diện. Các buổi đối thoại trực tiếp được tổ chức trực tiếp tại các
đơn vị để hiểu rõ hơn về các thách thức và cung cấp hướng dẫn hoặc giải quyết
các vấn đề một cách trực tiếp. Trong các buổi gặp mặt này, có tổng cộng 630 vấn
đề đã được nêu ra, 55% trong số đó đã được giải quyết trong năm 2021.
2.2.3 Văn hóa Doanh nghiệp là một trụ cột quan trọng trong Định vị Giá trị Nhân
viên mới của Techcombank
Theo chiến lược mới của Ngân hàng, trong năm 2021, Techcombank đã tập trung vào
việc xây dựng Định vị Giá trị Nhân viên (EVP) mới với mục tiêu:
10
Downloaded by v?ng v?ng ()


lOMoARcPSD|20701584

 Thu hút những nhân tài phù hợp nhất, là những cá nhân chia sẻ ADN và giá trị của
Techcombank.
 Phát triển và giữ chân những nhân tài có thành tích cao để hồn thiện tầm nhìn của
Techcombank.
 Thu hút nhân tài bằng cách khen thưởng các cam kết và đóng góp của mỗi cá nhân

cho các giá trị đặc biệt mang lại.
Techcombank cũng đã phát triển bộ định vị thương hiệu nhân viên mới của mình, tên là
“Bản Lĩnh Vượt Trội”. Bộ định vị giá trị nhân viên mới được thiết kế xoay quanh bốn trụ
cột chính là “Văn hóa & Mơi trường làm việc”, “Hiệu suất cơng việc”, “Ghi nhận và
Tưởng thưởng”, “Đào tạo và Phát triển”. Mỗi trụ cột đều thể hiện mối tương quan chặt
chẽ với văn hóa doanh nghiệp nhằm phản ánh bản ngã của Techcombank, nơi đề cao
Nhân tài như một yếu tố then chốt cho sự phát triển và thành công lâu dài của Ngân hàng.
3. Kết luận

11
Downloaded by v?ng v?ng ()



×