Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Triển khai chương trình phát triển công nghiệp phần mềm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.72 KB, 4 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
Số 27/KH-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Sóc Trăng, ngày 03 tháng 8 năm 2011
KẾ HOẠCH
Triển khai chương trình phát triển công nghiệp phần mềm và
chương trình phát triển công nghiệp nội dung số năm 2012.
I - CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH:
- Luật Giao dịch điện tử, ngày 29/11/2005;
- Luật Công nghệ thông tin, ngày 29/6/2006;
- Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg, ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP, ngày 10/4/2007 của Chính phủ về Ứng dụng công
nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
- Quyết định số 51/2007/QĐ-TTg, ngày 12/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình phát triển công nghệ phần mềm Việt Nam đến năm 2010;
- Quyết định số 56/2007//QĐ-TTg, ngày 03/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam đến năm 2010;
- Chỉ thị số 07/2008/CT-BTTTT, ngày 30/12/2008 của Bộ Thông tin và Truyền
thông về đẩy mạnh sử dụng phần mềm mã nguồn mở trong hoạt động các cơ
quan, tổ chức nhà nước;
- Quyết định số 50/2009/QĐ-TTg, ngày 03/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành “Quy chế quản lý chương trình phát triển công nghiệp phần mềm và chương
trình phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam”;
- Thông tư số 142/2010/TTLT-BTC-BTTTT, ngày 22/9/2010 của liên Bộ Tài chính
và Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí chi
phát triển công nghiệp công nghệ thông tin;
- Công văn số 1964/BTTTT-CNTT, ngày 05/7/2011 của Bộ Thông tin và Truyền


thông về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch năm 2012 triển khai Chương trình
phát triển công nghiệp phần mềm và Chương trình phát triển công nghiệp nội
dung số Việt Nam;
- Trên cơ sở hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
II - ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NĂM 2011:
1. Môi trường pháp lý:
Năm 2011, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã ban hành Kế hoạch số
23/KH-UBND thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm và
Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số năm 2011.
2. Hiện trạng ứng dụng mã nguồn mở trong các cơ quan nhà nước tại
tỉnh Sóc Trăng:
Hiện nay, khoảng 80% cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh được trang bị
máy vi tính; các đơn vị đều có kết nối internet băng thông rộng, một số đơn vị
cũng đã có kết nối với các cơ quan trung ương theo hệ thống ngành dọc, các cơ
quan khối Đảng kết nối mạng diện rộng của Tỉnh ủy, tỷ lệ các Sở, Ban ngành, các
huyện, thành phố có hệ thống mạng nội bộ chiếm tỷ lệ khoảng 90%. Nhìn chung,
việc triển khai phần mềm mã nguồn mở đang được các đơn vị tích cực tham gia.
Trên cơ sở đó, năm 2011 tỉnh Sóc Trăng đã dự kiến triển khai một số công việc
trọng tâm sau:
- Đào tạo tập huấn cho cán bộ, công chức về ứng dụng các phần mềm mã
nguồn mở.
- Đào tạo cho cán bộ quản trị các phần mềm mã nguồn mở nhằm nâng cao
trình độ cho cán bộ quản trị hệ thống thông tin trên nền mã nguồn mở.
- Hỗ trợ chi phí và kỹ thuật cho các đơn vị chuyển đổi từ phần mềm mã
nguồn đóng sang phần mềm mở.
- Tổ chức các hội thảo để nâng cao ý thức và trách nhiệm sử dụng phần mềm
mã nguồn mở cho cán bộ, công chức.
- Chỉ đạo các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh ưu tiên sử dụng các phần
mềm mã nguồn mở trong hoạt động của đơn vị.
- Tổng kinh phí phục vụ cho các nhiệm vụ nêu trên là: 955.000.000 đồng.

Tuy nhiên, hiện nay quá trình triển khai các công việc đang gặp một số khó
khăn, cụ thể như sau:
- Hầu hết các cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng chưa
tạo được thói quen trong khai thác và sử dụng phần mềm mã nguồn mở.
- Kinh phí thực hiện chuyển đổi sang sử dụng phần mềm mã nguồn mở khá
lớn, trong khi nguồn kinh phí địa phương còn hạn chế nên không bố trí đủ để thực
hiện các nhiệm vụ; do đó, cần được sự hỗ trợ của trung ương để triển khai đồng
bộ các công việc như: đào tạo, tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật, khắc phục sự
cố,…
- Một số ứng dụng đang vận hành tại đơn vị không thích nghi được với các
phần mềm mã nguồn mở nên có khả năng không thể tiếp tục sử dụng. Các ứng
dụng này hiện tại chưa có kinh phí chuyển đổi thích nghi với phần mềm mã
nguồn mở.
- Các công ty, doanh nghiệp lớn hiện nay trên địa bàn tỉnh vẫn chưa mạnh
dạn sử dụng phần mềm mã nguồn mở vì tính thông dụng của nó còn thấp, các
2
phần mềm ứng dụng thực tế cho phần mềm mã nguồn mở chưa nhiều và tính hỗ
trợ các thiết bị kết nối chưa đa dạng.
III - KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2012:
1. Mục tiêu:
- Trên 50% các cơ quan cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố thực hiện
chuyển đổi từ phần mềm mã nguồn đóng sang phần mềm mã nguồn mở (Open
Office), trình duyệt web, Mozilla firefox, phần mềm thư điện tử (Thunderbird), bộ
gõ tiếng việt (Unikey).
- Củng cố và tăng cường đào tạo cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin
nhằm nâng cao năng lực hoạt động cho các cơ quan nhà nước trong việc ứng dụng
chương trình công nghiệp phần mềm và nội dung số.
2. Nội dung Kế hoạch:
a. Tiếp tục thực hiện việc sử dụng phần mềm mã nguồn mở cho một số phần
mềm nằm trong danh mục các phần mềm mã nguồn mở được khuyến khích sử

dụng ban hành theo Thông tư số 41/2009/TT-BTTTT, ngày 30/12/2009 của Bộ
Thông tin và Truyền thông.
b. Đào tạo, tập huấn về phần mềm mã nguồn mở cho người sử dụng:
- Đào tạo nâng cao năng lực về cài đặt, cấu hình, khắc phục các sự cố phần
mềm nguồn mở cho cán bộ chuyên trách về CNTT tại các Sở, Ban, Ngành, cụ thể
như sau:
+ Đối tượng: Cán bộ chuyên trách hoặc được phân công phụ trách công nghệ
thông tin ở các cơ quan, tổ chức nhà nước.
+ Nội dung đào tạo: Hướng dẫn cài đặt, cấu hình các phần mềm mã nguồn
mở như: Open office, Mozilla firefox, phần mềm thư điện tử (Thunderbird), bộ gõ
tiếng việt (Unikey), hệ điều hành Ubuntu cho các máy trạm; Các giải pháp và
cách chuyển đổi dữ liệu từ các ứng dụng mã nguồn đóng sang nguồn mở.
c. Chuyển đổi từ phần mềm nguồn đóng sang phần mềm nguồn mở:
- Chuyển đổi, sao lưu các dữ liệu của các ứng dụng nguồn đóng và chuyển
sang nguồn mở.
- Hỗ trợ kỹ thuật cho người sử dụng sau khi đưa phần mềm mã nguồn mở
vào sử dụng.
d. Tổ chức các cuộc Hội thảo để nâng cao ý thức và trách nhiệm sử dụng
phần mềm mã nguồn mở cho cán bộ, công chức.
đ. Đào tạo cán bộ chuyên trách về CNTT quản trị mạng trên nền nguồn mở.
e. Hỗ trợ Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông – Sở Thông tin và
Truyền thông xây dựng phần mềm lõi trên nền nguồn mở phục vụ cho hoạt động
của cơ quan nhà nước cấp huyện.
3. Kinh phí thực hiện:
3
Tổng kinh phí triển khai cho Kế hoạch phát triển công nghiệp phần mềm và
công nghiệp nội dung số năm 2012 là: 595.960.000 đồng (Năm trăm chín mươi
lăm triệu, chín trăm sáu chục ngàn đồng), trong đó:
- Vốn địa phương bố trí: 359.040.000 đồng.
- Vốn Trung ương: 236.920.000 đồng.

(Chi tiết theo phụ lục đính kèm).
4. Các giải pháp tổ chức thực hiện:
- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban ngành trên
địa bàn tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch đồng thời tham mưu cho Ủy ban nhân
dân tỉnh các cơ chế chính sách để đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực cho việc
ứng dụng công nghiệp phần mềm và nội dung số tỉnh Sóc Trăng.
- Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư: Ưu tiên bố trí đủ kinh phí để triển
khai thực hiện Kế hoạch.
Nơi nhận:
- Bộ TTTT;
- TT. TU, HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: TTTT, KHĐT, TC;
- Lưu: VX, HC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Quách Việt Tùng

4

×