Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Nghệ thuật truyền thống nhã nhạc cung đình huế của người việt ở tỉnh thừa thiên huế trong phát triển du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 40 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
-------------------

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN:

VĂN HÓA DU LỊCH
NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG NHÃ NHẠC CUNG
ĐÌNH HUẾ CỦA NGƯỜI VIỆT Ở TỈNH THỪA THIÊN
HUẾ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

CBHD: TS. NGUYỄN VĂN BỐN
Họ và tên SV: BÙI THỊ DIỄM QUỲNH
Khoa: KHOA DU LỊCH
Lớp: 62-QTKS-2
MSSV: 62131708

Khánh Hòa, ngày 24 tháng 11 năm 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
-------------------

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN:

VĂN HÓA DU LỊCH
NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG NHÃ NHẠC CUNG
ĐÌNH HUẾ CỦA NGƯỜI VIỆT Ở TỈNH THỪA THIÊN
HUẾ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH


CBHD: TS. NGUYỄN VĂN BỐN
Họ và tên SV: BÙI THỊ DIỄM QUỲNH
Khoa: KHOA DU LỊCH
Lớp: 62-QTKS-2
MSSV: 62131708

Khánh Hòa, ngày 24 tháng 11 năm 2022


LỜI CAM ĐOAN
Em cam đoan tiểu luận này là kết quả nghiên cứu của riêng em và có sự hỗ trợ
của người hướng dẫn. Các kết quả trong tiểu luận là trung thực, không đạo văn và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ tiểu luận nào khác.
Sinh viên

Bùi Thị Diễm Quỳnh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài, em đã nhận được nhiều sự chỉ bảo, quan
tâm, sự động viên nhiệt tình từ thầy, gia đình và bạn bè. Em xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến thầy, gia đình và bạn bè đã hết lịng giúp động viên em trong
quá trình học tập và làm việc, đặc biệt là lúc em hoàn thành bài tiểu luận này.
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến thầy TS. Nguyễn Văn Bốn, đã
hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, giải đáp thắc mắc của em gặp phải trong suốt thời
gian hoàn thành đề tài tiểu luận. Nhờ có những lời hướng dẫn, và nhận xét quý
báu của thầy đã giúp cho bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận, em khơng thể nào tránh khỏi

những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến quý giá của thầy.
Cuối cùng, em xin chúc thầy có sức khỏe dồi dào, và ln thành cơng
trên con đường giảng dạy của mình. Chúc cho các bạn hồn thành tốt bài tiểu
luận của mình và ngày càng phát triển trên con đường mình lựa chọn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Khánh hòa, ngày 24 tháng 11 năm 2022
Sinh Viên

Bùi Thị Diễm Quỳnh

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................I
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. II
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... V
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ......................................................................................1
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:.....................................................................2
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: ................................................................2
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: ................................................................2
5. PHƯƠNG PHÁP, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU: .2
5.1 Phương pháp nghiên cứu đề tài: .................................................................2
a. Phương pháp thu thập, phân tích tài liệu:...................................................2
b. Phương pháp so sánh:.................................................................................3
c. Phương pháp xử lí số liệu: .........................................................................3
d. Phương pháp thống kê:...............................................................................3
5.2 Đối tượng nghiên cứu đề tài: .......................................................................3
5.3 Phạm vi nghiên cứu đề tài: ..........................................................................3

6. BỐ CỤC BÀI TIỂU LUẬN: ...............................................................................3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG
CỦA NGƯỜI VIỆT TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ............................. 3
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI: .....................................................................3
1.1.1 Văn hóa: .....................................................................................................3
1.1.2 Gía trị văn hóa: ..........................................................................................4
1.1.3 Di sản văn hóa: ..........................................................................................4
1.1.4 Phân loại di sản văn hóa: ..........................................................................4
a. Di sản văn hóa phi vật thể: .........................................................................4
b. Di sản văn hóa vật thể: ...............................................................................5
1.1.5 Du lịch: .......................................................................................................5
1.1.6 Du lịch văn hóa: .........................................................................................5
1.2 NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG: ................................................................5
1.2.1 Nghệ thuật: .................................................................................................6
1.2.2 Truyền thống: ............................................................................................6
1.2.3 Khái quát về Nghệ thuật truyền thống: ..................................................6
1.2.4 Một số loại hình nghệ thuật truyền thống: .............................................6
1.2.5 Thành tựu của nghệ thuật truyền thống: ................................................6

CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG NHÃ NHẠC CUNG
ĐÌNH HUẾ CỦA NGƯỜI VIỆT Ở THỪA THIÊN HUẾ TRONG PHÁT
TRIỂN DU LỊCH ............................................................................................ 7
2.1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ:.................................................7
2.1.1 Vị trí địa lý: ................................................................................................7
iii


2.1.2 Điều kiện tự nhiên: ....................................................................................8
a. Địa hình: .....................................................................................................8

b. Hệ thống sơng ngồi: .................................................................................8
c. Tài ngun, khống sản: ............................................................................9
d. Khí hậu, thời tiết:........................................................................................9
2.1.3 Điều kiện xã hội: ........................................................................................9
a. Dân cư: .......................................................................................................9
b. Văn hóa và tính cách con người: ..............................................................10
2.2 KHÁI QUÁT VỀ NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ: .....................................10
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển: ..........................................................10
2.2.2 Nhã nhạc cung đình Huế: .......................................................................14
2.2.3 Phân loại Nhã nhạc cung đình Huế: ......................................................15
2.3 PHONG CÁCH CỦA NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ: ..............................15
2.4 NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ: ........16
2.5 NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ: ..........................17
2.5.1 Giá trị nghệ thuật: ...................................................................................17
2.5.2 Giá trị văn hóa: ........................................................................................17
2.5.3 Giá trị giáo dục: .......................................................................................18
2.5.4 Giá trị giải trí: ..........................................................................................18
2.6 NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở
THÀNH PHỐ HUẾ: ..............................................................................................18
2.6.1 Số lượng khách đến với Nhã nhạc cung đình Huế: ..............................18
2.6.2 Doanh thu của ngành du lịch từ Nhã nhạc cung đình Huế: ................19
2.6.3 Địa điểm thời gian, nội dung biểu diễn của Nhã nhạc cung đình Huế:
............................................................................................................................20
2.7 THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH
HUẾ: ......................................................................................................................21
2.7.1 Thuận lợi: .................................................................................................21
2.7.2 Khó khăn: .................................................................................................22

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NHÃ NHẠC
CUNG ĐÌNH HUẾ Ở THỪA THIÊN HUẾ TRONG PHÁT TRIỂN DU

LỊCH ............................................................................................................... 23
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 26
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH VÀ BẢNG BIỂU

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CÁC TỪ VIẾT TẮT

CHÚ THÍCH

B

Bắc

Đ

Đơng

m

Mét

km

Ki- lô- mét

km2


Ki- lô- mét vuông

UNESCO

United Nations Educational,
Scientific and Cultural
Organization (Tổ chức Liên Hợp Quốc
về giáo dục, khoa học và văn hóa)

UNWTO

World Tourism Organization (Tổ
chức Du lịch Thế giới)

NĐ-CP

Nghị định - Chính phủ

UBND

Ủy ban nhân dân

TTBTDTCĐ

Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đơ

PGS

Phó giáo sư


GS

Giáo sư

NSND

Nghệ sĩ nhân dân

TS

Thạch sĩ

GVHD

Giáo viên hướng dẫn

SV

Sinh viên

MSSV

Mã số sinh viên

v


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Việt Nam với hơn bốn nghìn năm văn hiến, lịch sử đất nước ta phải trải qua
biết bao thăng trầm, biến cố. Một đất nước tuy nhỏ, nhưng lại có nhiều kẻ thù mưu
toan xâm chiếm và đồng hóa nhân dân ta. Tuy bị đàn áp, bốc lột và đồng hóa đến
nghẹt thở, nhưng dân ta vẫn giữ được các loại hình nghệ thuật truyền thống cho đến
hôm nay. Không những vậy họ còn tiếp thu những tinh hoa của nghệ thuật nước khác
làm cho loại hình nghệ thuật truyền thống của mình thêm phần phong phú, hấp dẫn,
mới lạ nhưng không mất đi thuần phong mỹ tục. Để có một loại hình nghệ thuật
truyền thống hay và hấp dẫn như hôm nay, là cả một quá trình lao động, sáng tạo, đấu
tranh bền bỉ và mồ hôi sương máu của ông cha ta.
Trong một thế giới phẳng như hiện nay, giao lưu và tiếp biến giữa các nền văn
hóa trên thế giới vào nước ta là một điều rất rất dễ dàng. Chưa nói đến là sự thay đổi
về thị hiếu của con người với các loại hình văn hóa dưới tác động của tồn cầu hóa,
thì việc bảo tồn và phát huy những giá trị nghệ thuật truyền thống đã bị đặt vào thế
khó. Vì vậy, việc bảo tồn các loại hình nghệ thuật truyền thống như: Nhã nhạc cung
đình Huế, Chèo, Tuồng, Cải lương, Múa rối nước,… là một điều vô cùng cấp bách
của cả dân tộc ta. Và đồng thời cũng là niềm trăn trở khôn nguôi của những người
trong cuộc và nhất là những người yêu nghề và có tâm huyết với nghệ thuật. Có lẽ,
việc bảo tồn, duy trì và phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống đó là một dấu
hỏi lớn mà khó có thể giải quyết và thực hiện rành rẽ được.
Hiện nay việc đưa nghệ thuật truyền thống vào biểu diễn để kích cầu du lịch
là một việc làm vơ cùng cần thiết. Làm cho chúng ta đa dạng hóa về sản phẩm du lịch,
cũng như là thu hút được khách du lịch trong và ngồi nước, đồng thời cũng quảng
bá hình ảnh văn hóa của nước nhà ra thế giới. Song, bên cạnh những lợi ích như vậy
thì nó vẫn tồn tại những rủi ro như làm biến dạng nghệ thuật truyền thống và mất đi
nét riêng biệt vốn có của nó. Vậy làm thế nào để phát triển du lịch mà không mất đi
những giá trị và bản sắc văn hóa của nghệ thuật truyền thống Việt Nam. Và đó cũng

1



là lý do mà em chọn đề tài “ Nghệ thuật truyền thống Nhã nhạc cung đình Huế của
người Việt ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong phát triển du lịch”.
Từ khóa: Nhã nhạc cung đình Huế.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
Đề tài này được nghiên cứu từ năm 2020 đến 2022, tại thành phố Huế, tỉnh
Thừa Thiên Huế.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
Tiểu luận nhằm làm rõ lịch sử hình thành và phát triển, những nét đặt trưng và
giá trị của Nghệ thuật truyền thống Nhã nhạc cung đình Huế. Từ đó nhìn nhận các
thực trạng và đề xuất những giải pháp để bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật
này trong phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
Hệ thống hóa một cách có chọn lọc và phát triển ở mức độ nhất định của đề
tài. Về những khái niệm về văn hóa, di sản văn hóa, du lịch văn hóa, nghệ thuật truyền
thống và những vấn đề lý luận về giá trị văn hóa để làm cơ sở cho việc tiếp cận đối
tượng nghiên cứu.
Tổng quan về tỉnh Thừa Thiên Huế và Nhã nhạc cung đình Huế trong tiến
trình lịch sử văn hóa Việt Nam cùng với phong cách, những nét đặt trưng và giá trị
của nghệ thuật truyền thống Nhã nhạc cung đình Huế.
Đánh giá và nêu được thực trạng khai thác Nhã nhạc cung đình Huế trong du
lịch. Từ đó đề xuất các giải pháp để duy trì, bảo tồn và phát huy nét văn hóa ấy trong
xã hội hiện nay.
5. PHƯƠNG PHÁP, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
5.1 Phương pháp nghiên cứu đề tài:
a. Phương pháp thu thập, phân tích tài liệu:
Các thơng tin được thu thập từ Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô; Sở du lịch
Thừa Thiên Huế; Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống cung đình Huế; Trường cung cấp
Văn hóa Nghệ thuật cung đình Huế; Giáo trình văn hóa du lịch; Các khóa luận tốt
nghiệp của các anh chị ở các trường đại học và các bài luận văn của Thạc sĩ.


2


b. Phương pháp so sánh:
Phương pháp này dùng để so sánh Nhã nhạc cung đình Huế với các loại hình
nghệ thuật khác.
c. Phương pháp xử lí số liệu:
Sử dụng phần mềm Excel để xử lí các số liệu liên quan đến đề tài.
d. Phương pháp thống kê:
Được sử dụng trong việt thống kê các bài báo và các bài viết về Nhã nhạc
Cung đình Huế trên mạng Internet.
5.2 Đối tượng nghiên cứu đề tài:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là Nhã nhạc cung đình Huế trong phát
triển du lịch.
5.3 Phạm vi nghiên cứu đề tài:
Các hoạt động biểu diễn của loại hình nghệ thuật truyền thống Nhã nhạc cung
đình Huế ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ năm 2007 đến năm 2020.
6. BỐ CỤC BÀI TIỂU LUẬN:
Thực hiện đề tài: “ Nghệ thuật truyền thống Nhã nhạc cung đình Huế của người
Việt ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong phát triển du lịch”. Ngoài phần mở đầu, nội dung,
kết luận và tài liệu tham khảo, tiểu luận được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và nghệ thuật truyền thống của người Việt trong phát
triển du lịch.
Chương 2: Nghệ thuật truyền thống nhã nhạc cung đình Huế của người Việt
trong phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế.
Chương 3: Các giải pháp để bảo tồn và phát huy nhã nhạc cung đình Huế ở
Thừa Thiên Huế trong phát triển du lịch.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG
CỦA NGƯỜI VIỆT TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI:
1.1.1 Văn hóa:

3


Theo tổ chức UNESCO: “Văn hóa (Culture) phản ánh và thể hiện một cách
tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống con người đã diễn ra trong quá khứ
và cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ nó đã cấu thành nên một
hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mĩ, lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự
khẳng định bản sắc riêng của mình”.
UNESCO: “Đối với một số người văn hóa chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt
vời trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo; đối với người khác, văn hóa bao gồm tất
cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi
hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động”.
Theo PGS. Trần Ngọc Thêm, 1997: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá
trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua q trình hoạt động
thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với mơi trường tự nhiên và xã hội”.
1.1.2 Gía trị văn hóa:
Gía trị văn hóa Việt Nam nhìn từ các chiều cạnh giá trị quốc gia, vùng miền,
tộc người là: “Giá trị văn hóa là một hình thái của đời sống tinh thần, được phản
ánh và kết tinh từ đời sống văn hóa của con người, giúp điều tiết hành vi và định
hướng sự phát triển tới chân - thiện - mỹ, góp phần tạo cơ sở cho sự phát triển bền
vững của các quốc gia - dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam”.
1.1.3 Di sản văn hóa:
Theo điều 1 Luật Di sản văn hóa 2021: “Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần,
vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
1.1.4 Phân loại di sản văn hóa:
Theo điều 1 Luật Di sản văn hóa và Điều 2 nghị định 98/2010/NĐ-CP thì di

sản văn hóa gồm 2 loại như sau:
a. Di sản văn hóa phi vật thể:
Theo khoản 1 Điều 4 Luật Di sản văn hóa 2001 (sửa đổi 2009): “Di sản văn
hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và
khơng gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử văn hóa khoa học, thể hiện bản sắc

4


cộng đồng, không ngừng được tái tạo và lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác
bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác”.
Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm:
 Tiếng nói, chữ viết;
 Ngữ văn dân gian;
 Nghệ thuật trình diễn dân gian;
 Tập quán xã hội và tín ngưỡng;
 Lễ hội truyền thống;
 Nghề thủ công truyền thống;
 Tri thức dân gian.
b. Di sản văn hóa vật thể:
Theo khoản 2 Điều 4 Luật Di sản 2021: “Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm
vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh
lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia”.
Di sản văn hóa vật thể bao gồm:
 Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
 Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
1.1.5 Du lịch:
Theo UNWTO: “Du lịch (Tourism) là hoạt động về chuyến đi đến một nơi
khác với môi trường sống thường xuyên của con người và ở lại đó để tham quan, nghỉ
ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngồi các hoạt động để có thù lao ở nơi

đến với thời gian liên tục ít hơn một năm”.
1.1.6 Du lịch văn hóa:
Theo UNWTO: “Du lịch văn hóa (Cultural tourism) bao gồm hoạt động của
những người với động cơ chủ yếu là nghiên cứu, khám phá, về văn hóa như các
chương trình nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật biểu diễn, về các lễ hội và các sự
kiện văn hóa khác nhau, thăm các di tích đền đài, du lịch nghiên cứu thiên thiên,
văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian hành hương”.
1.2 NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG:
5


1.2.1 Nghệ thuật:
Nghệ thuật là sáng tạo của con người hướng tới cái đẹp.
1.2.2 Truyền thống:
Truyền thống là có từ lâu đời, được truyền từ đời này qua đời khác và tồn tại
cho đến ngày hôm nay.
1.2.3 Khái quát về Nghệ thuật truyền thống:
Việt Nam sở hữu một hệ thống nghệ thuật truyền thống rất đồ sộ và trải dài từ
Bắc vào Nam. Rất khó để xác định nước ta tồn tại bao nhiêu loại hình nghệ thuật
truyền thống. Nghệ thuật truyền thống Việt Nam là các môn nghệ thuật biểu diễn và
nhạc cổ truyền, ngồi ra có nghệ thuật tạo hình, kiến trúc,...
Vai trị của nghệ thuật truyền thống Việt Nam là thể hiện bản sắc riêng biệt
của dân tộc, là một thành phần quan trọng cấu thành cốt cách, tinh thần, văn hóa và
là một phần lịch sử, tự hào của dân tộc Việt.
Hiện nay Việt Nam có khoảng 8.000 lễ hội lớn nhỏ mỗi năm, và trong lễ hội
đó khơng thể thiếu những màn biểu diễn nghệ thuật cổ truyền đặc sắc, ấn tượng. Và
nước ta được biết đến là nước có nhiều lễ hội truyền thống nhất thế giới.
1.2.4 Một số loại hình nghệ thuật truyền thống:
 Nhã nhạc cung đình Huế;
 Chèo;

 Tuồng;
 Cải lương;
 Múa rối nước;
 Hát xoan;
 Quan họ;
 Ca trù – hát ả đào;
 Hát xẩm;
 Khơng gian văn hóa Cồng chiên Tây Nguyên;...
1.2.5 Thành tựu của nghệ thuật truyền thống:

6


Nghệ thuật truyền thống Việt Nam đã đạt rất nhiều thành tự to lớn, và có được
sự cơng nhận của UNESCO như:
Năm 2003, UNESCO cơng nhận Nhã nhạc cung đình Huế là Kiệt tác truyền
khẩu và phi vật thể nhân loại.
Ngày 25/11/2005 UNESCO, cơng nhận Khơng gian văn hóa Cồng chiên Tây
Nguyên là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.
Ngày 30/09/2009 UNESCO, công nhận Quan họ là Di sản văn hóa phi vật thể
đại diện của nhân loại.
Ngày 01/10/2009, Ca trù Việt Nam được UNESCO ghi danh vào Danh sách
Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.
Ngày 24/11/ 2011, UNESCO công nhận Hát Xoan – Phú Thọ, Việt Nam là Di
sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG NHÃ NHẠC CUNG
ĐÌNH HUẾ CỦA NGƯỜI VIỆT Ở THỪA THIÊN HUẾ TRONG PHÁT
TRIỂN DU LỊCH
2.1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ:

2.1.1 Vị trí địa lý:
Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở dải đất ven biển miền Trung Việt Nam, thuộc
Bắc Trung Bộ, bao gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông.
Với điểm cực Bắc là 16°44'30" vĩ Bắc và 107°23'48" kinh Đông tại thôn Giáp
Tây, xã Điền Hương, huyện Phong Điền. Điểm cực Nam là 15°59'30" vĩ Bắc và
107°41'52" kinh Đông ở đỉnh núi cực Nam, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông. Điểm
cực Tây là 16°22'45" vĩ Bắc và 107°00'56" kinh Đông tại bản Paré, xã Hồng Thủy,
huyện A Lưới. Điểm cực Đơng là 16°13'18" vĩ Bắc và 108°12'57" tại bờ phía Đông
đả Sơn Trà, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc.
Phần đất liền, Thừa Thiên Huế có diện tích 503.320,5 ha (Theo niên giám
thống kê năm 2013), kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nơi dài nhất 120 km
(dọc bờ biển), nơi ngắn nhất 44 km (phần phía Tây). Mở rộng chiều ngang theo hướng

7


Đông Bắc - Tây Nam với nơi rộng nhất dọc tuyến cắt từ xã Quảng Công (Quảng
Điền), phương Tứ Hạ (thị xã Hương Trà) đến xã Sơn Thủy – Ba Lé (A Lưới) 65 km
là nơi hẹp nhất cực Nam chỉ khoảng 2-3 km.
Về vùng nội thủy là rộng 12 hải lý. Vùng đặc quyền kinh tế mở rộng đến 200
hải lý tính từ đường cơ sở. Trên thềm lục địa biển Đơng về phía Đơng cách mũi Khém
khoảng 600 m có đảo Sơn Chà. Tuy diện tích đảo khơng lớn, nhưng có vai trị rất
quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của cả nước.
Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc – Nam,
và trục hành lang Đông Tây nối 3 nước Thái Lan – Lào – Việt Nam theo đường số 9.
Là vị trí trung lộ của cả nước, nằm giữa thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Có đường bở biển dài 120 km, có cảng Thuận an và vịnh Chân Mây với độ
sâu là 18 - 20 m đủ điều kiện xây dựng cảng nước sâu, cơng suất lớn. Và có cảng
hàng khơng Phú Bài ở quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt dọc theo tỉnh.
2.1.2 Điều kiện tự nhiên:

a. Địa hình:
Địa hình của tỉnh có cấu tạo dạng bậc khá rõ rệt như: Địa hình núi chiếm
khoảng ¼ diện tích , từ biên giới Việt Lào, kéo dài đến thành phố Đà Nẵng.
Địa hình Trung du chiếm khoảng ½ diện tích, độ cao phần lớn dưới 500 m, có
đặc điểm chủ yếu là đỉnh rộng, sườn thoải và phần lớn là đồi bát úp, với chiều rộng
vài trăm mét.
Đồng bằng điển hình cho kiểu mài mịn, tích tụ, có cồn cát, đầm phá. Diện tích
vùng đồng bằng chiếm khoảng 1.400 km2 . Tổng diện tích đất cho các loại cây trồng
là 90.974 ha. Trong đó diện tích cây hàng năm là: 44.546,67 ha; diện tích cây lâu năm
là 5.343,2 ha (theo số liệu năm 2022).
b. Hệ thống sơng ngồi:
Gồm có sơng suối và sông đào. Tổng chiều dài sông suối và sông đào là 1.055
km, với tổng diện tích lưu vực là 4.195 km2 . Tính từ Bắc và Nam tỉnh có các sơng
chính như: Sơng Ơ Lâu, Hệ thống sơng Hương, Sông Nong, Sông Truồi, Sông Cầu

8


Hai, Sơng Bù Lu. Trong đó có sơng Hương là dịng sơng lớn nhất, có 2 nguồi chính
và đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn.
Ngồi các sơng thiên nhiên, xung quanh thành phố Huế cịn các nhiều sơng
đào như: Sông A Cựu, Sông Đông Ba, Sông Kẻ Vạn,...
c. Tài nguyên, khoáng sản:
Trên lãnh thổ Thừa thiên Huế đã phát hiện được 120 mỏ, điểm khoáng sản với
25 loại khoáng sản, tài nguyên nước dưới đất phân bố đều khắp. Trong đó, tỷ trọng
đáng kể và có giá trị là các khống sản phi kim loại và nhóm vật liệu xây dựng.
Khoáng sản nguyên liệu chủ yếu là than bùn, ở Phong Chương trữ lượng mỏ
thang bùn lên tới 5 triệu m3 .
Khống sản kim loại có: sắt, titan, chì, kẽm, vàng, thiếc,...
Khống sản phi kim loại và nhóm vật liệu xây dựng là nhóm có triển vọng

nhất tỉnh, bao gồm: pyrit, phosphorit, kaolin, sét, đá granit, đá gabro, đá vôi, cuội sỏi
và cát xây dựng.
Tài nguyên nước nhạt và nước khống nóng được phân bố tương đối đều trên
địa bàn tỉnh. Có 7 nguồn nước khống nóng có thể sủ dụng để uống và chữa bệnh
như: Thanh Tân, Mỹ An, A Rồng,...
d. Khí hậu, thời tiết:
Là kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm đặc trưng với nền nhiệt độ cao,
bức xạ dồi dào, và đặc biệt là chế độ mưa ở vùng này không giống với vùng nào trên
cả nước. Là tỉnh có lượng mưa nhiều nhất nước ta, mùa mưa ở Thừa Thiên Huế lệch
với 2 miền Bắc, Nam. Mưa chỉ tập trung vào tháng 3 đến tháng 4 trong năm chiếm
khoảng 70% lượng mưa trong năm. Cịn tháng 10, 11 có thể lên tới 53% mua trong
năm. Và mùa nắng nóng cũng ngược lại với 2 miền Bắc, Nam. Nếu miền Bắc và miền
Nam đang ra sức chống bão thì ở Huế lại chịu những cơn nắng oi bức, và ngược lại.
2.1.3 Điều kiện xã hội:
a. Dân cư:

9


Tính đến năm 2021, dân số của tỉnh có 1.153.795 người. Trong đó, nam là 571.
245 người, nữ là 583.550 người, mật độ dân số là 233,2 người/km2, sống ở thành thị
là 609.377 người, ở vùng nông thôn là 544,418 người.
Ngồi dân tộc Kinh tỉnh cịn có các dân tộc thiểu số như: Cơtu, Tà Ôi, Bru
Vân Kiều được xem là người bản địa sống ở phía tây của tỉnh. Ngồi ra, cịn có các
dân tộc khác như Hoa, Mường, Thái và Thổ. Trải qua quá trình sinh sống lâu dài với
nhau các dân tộc này đã tạo nên bản lĩnh dân tộc và nét văn hóa đặc trưng, thống nhất
và đa dạng cho tiểu vùng mà dân tộc mình sinh sống.
b. Văn hóa và tính cách con người:
Thừa Thiên Huế là trung tâm văn hóa lớn và đặc sắc của Việt Nam. Thừa
Thiên Huế hiện đã có 5 danh hiệu được UNESCO cơng nhận. Trong đó, có 1 di sản

văn hóa thế giới, 1 di sản văn hóa phi vật thể thế giới, 3 di sản tư liệu thế giới là:






Quần thể di tích Cố đơ Huế: 1993
Nhã nhạc cung đình Huế: 2003
Mộc bản triều Nguyễn: 2009
Châu bản triều Nguyễn: 2014
Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế: 2016

Hiện nay, tỉnh đang xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đậm đà bản sắc
dân tộc, bản sắc văn hóa Huế gắn liền với bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn
hóa truyền thống, là khâu đột phá để phát triển du lịch.
Về tính cách của con người nơi đất Cố đơ họ có tính trầm lặng, kín đáo, nề nếp
và gia phong đã ăn sâu vào trong dịng máu của mỗi người. Họ ít nói, ln sống giữ
kẽ và hết sức kín đáo trong lời ăn tiếng nói hằng ngày. Thường giấu kín những khó
khăn riêng của mình trước bạn bè, khơng để điều to tiếng, chuyện buồn đối với khách
khứa láng giềng. Người Huế vô cùng tiết kiệm và chắt chiu, rất cân nhắc đến việc chi
tiêu tiền bạc nhưng họ rất biết cách hưởng thụ cuộc sống. Người dân ở đây được đánh
giá là rất thân thiện với mọi người là người nhân văn và có trách nhiệm cao. Đối với
ẩm thực họ rất nghiêm túc và cầu kì trong chế biến ẩm thực, là cái nơi của nền ẩm
thực cung đình Việt Nam. Và trang phục truyền thống của người dân Huế là “ Áo
dài”.
2.2 KHÁI QUÁT VỀ NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ:
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển:

10



Từ xưa, Nhã nhạc đã có tiến trình hình thành và phát triển khá rõ ràng. Lịch
sử hình thành cũng như từng giai đoạn phát triển của loại hình nghệ thuật này đã được
ghi lại theo từng cột mốc thời gian. Theo đó, có nhiều thế hệ đã kế thừa, giữ gìn, và
khơng ngừng phát triển, bổ sung, sáng tạo thêm để loại hình nghệ thuật này ngày càng
hồn thiện, phong phú, tinh tế để rồi đến triều đại nhà Nguyễn đã đạt đến đỉnh cao và
phát triển huy hoàng nhất mọi thời đại. Sau đây là tóm tắt lại quá trình hình thành và
phát triển của Nhã nhạc cung đình Huế:


Dưới thời Vua Đinh (thế kỷ X): Nhã nhạc đã xuất hiện nhưng do tình

hình và hồn cảnh lúc bấy giờ nên khơng có tư liệu nào để lại và đến thời Tiền Lê
cũng vậy.


Dưới thời nhà Lý (1010 - 1225): Triều đình đã cho thành lập một chức

ca nhạc múa cung đình với quy mơ hơn 100 người. Xây dựng dựa trên cơ sở truyền
thống văn hóa, văn nghệ dân gian của người Việt cổ, sinh hoạt hát múa trong cung
đình ở thời Lý đã trở nên phong phú, bài bản về các loại hình. Cuộc sống giữa các
quý tộc và dân thường vẫn khá gần gũi nên các hình thức ca hát, múa nhạc trong cung
đình vẫn cịn khăng khít với dịng nhạc dân gian. Nhưng bên cạnh đó cung đình vẫn
chịu ảnh hưởng nhất định giữa hai nền văn hóa lân cận là Chiêm Thành và Trung
Hoa. Nên càng về sau sự phân hóa giai cấp ngày càng rõ rệt hơn, khiến cho mức độ
chính quy hóa về mặt tổ chức trong cung đình ngày càng cao, nên có sự phân biệt và
khắt khe hơn trong việc sử dụng các loại đàn, nhạc, hát, múa trong cung đình với
nhân gian.



Dưới thời Trần (1225 - 1400): Cùng với sự xuất hiện của Đại nhạc và

Tiểu nhạc, nên Triều đình quy định rõ ràng về: Đại nhạc chỉ dành cho vua, cịn hồng
gia và các quan lớn khi nào có lễ tết mới được xem; Tiểu nhạc thì kẻ trên người dưới
đều có thể xem. Dưới thời nhà Trần, Đại nhạc và Tiểu nhạc có biên chế và các loại
nhạc cụ như sau: Đối với Đại nhạc gồm có trống cơm, ống kèn, tiểu quản, xập xõa,
trống lớn; Tiểu nhạc gồm có đàn cầm, đàng tranh, đàn tỳ bà, đàn thất huyền, đàn song
huyền, địch, sái, kèn và quản.

11




Dưới thời nhà Hồ (1400 - 1407): Bước sang thế kỷ XV, âm nhạc cung

đình đã có những bước chuyển biến đáng kể. Mặc dù dưới thời nhà Hồ tồn tại trong
thời gian rất ngắn, nhưng có nhiều cuộc cải tiến về văn hóa, kinh tế, xã hội. Đối với
nhạc cung đình, nhà Hồ đã chính thức cho du nhập Nhã nhạc cùng một số nguyên tắc
của nó từ Trung Hoa. Trong đó có nguyên tắc là cho sử dụng múa văn và múa võ.


Dưới thời nhà Lê (1427 - 1788): Nhã nhạc hoàn thiện với tư cách là

điển chế, phát triển như là loại nhạc chính thống, một thứ tài sản riêng của triều đình.
Loại hình nghệ thuật này chỉ dành riêng cho giới quý tộc, bác học với kết cấu của tổ
chức phức tạp và quy mô tổ chức rõ ràng, chi tiết. Đối lập với nó là tục nhạc, loại
hình âm nhạc dân gian, cùng tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, sang thế kỷ XVI, XVII,
cuối thời Lê âm nhạc cung đình dần suy thối. Vua Lê cho thành lập 2 tổ chức là

Đường thượng chi nhạc và Đường hạ chi nhạc với thể chế như sau:
Đường thượng chi nhạc gồm: Trống tre lớn, biên khánh, biên chung, đàn cầm,
đàn sắt, sinh, tiêu, quản thược, chúc, ngữ, huân, trì.
Đường hạ chi nhạc gồm: phương hướng treo, không hầu, tỳ bà, quản cổ, quản
địch.


Thời nhà Nguyễn (1802 - 1945): Thời này tình hình trên được cải thiện.

Vào nữa đầu thế kỷ XIX, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ổn định đã tạo điều kiện
cho văn hóa nghệ thuật phát triển. Đặc biệt là thời vua Minh Mạng (1802 - 1840),
Triệu Thị ( 1841 - 1847) và Tự Đức (1848 - 1883). Âm nhạc triều đình được coi trọng
và giao cho Bộ Lễ tổ chức. Và quy định 7 thể loại âm nhạc: Giao nhạc, Miếu nhạc,
Ngũ tự nhạc, Đại triều nhạc, Thường triều nhạc, Yến nhạc và Cung trung nhạc. Nhã
nhạc được dùng trong các tế lễ đại triều 2 lần/tháng, thường triều 4 lần/tháng. Các lễ
như Nam Giao, Tịch điền, sinh nhật vua và hoàng hậu. Các lễ tế bất thường như Đăng
quang, lễ tang của vua và hồng hậu, đón tiếp sứ thần. Tùy theo từng cuộc tế lễ mà
có các thể loại khác nhau như: Đại triều nhạc dùng trong lễ Nguyên đán, Ban sóc,…
Đại yến cửu tấu nhạc dùng trong mừng thọ, chúc thọ, tiếp đãi sứ thần,… Cung trung
nhạc biểu diễn trong các cung hoàng thái hậu và thái hoàng thái hậu,… Miếu nhạc sử
dụng tại các nơi thờ vua, chúa,… Ngũ tự nhạc dùng trong tế Xã tắc, Tiên nông,…

12


Bên cạnh đó triều đình bổ sung nhiều loại đàn nhạc như: Nhã nhạc, Huyền nhạc, Ti
Trúc Tế nhạc, Ty chung, Ty khánh, Ty cổ và biên chế được mở rộng hơn rất nhiều.
Cụ thể, Đại nhạc gồm 42 nhạc cụ; Nhã nhạc gồm 8 nhạc cụ; Ti Trúc Tế nhạc gồm 8
ca sinh và 8 nhạc công; Ty chung- Ty khánh gồm 6 nhạc công chơi các nhạc cụ; Ty
cổ gồm 7 nhạc công.

Tuy nhiên vào cuối thế kỳ XIX, khi đất nước lâm vào nạn ngoại xâm, vai trị
của triều đình mờ dần, thì âm nhạc trong các lễ nghi cũng giảm dần. Vào cuối thời
Nguyễn, chỉ còn duy trì 2 loại đàn nhạc là Đại nhạc và Tiểu nhạc. Ngồi ra, triều đình
cịn cho du nhập dàn Quân nhạc của phương Tây, làm cho vai trò của Nhã nhạc ngày
càng mờ nhạt dần.


Sau năm 1945: Nhã nhạc đã mất đi khơng gian vốn có của nó và có

nguy cơ mai một dần. Từ sau năm 1975 Chính phủ, Bộ Văn Hóa - Thơng tin và lãnh
đạo của Thừa Thiên Huế đã có nhiều chủ trương, quyết định để bảo tồn loại hình văn
hóa độc đáo này. Đến tháng 3/1994 Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO phối
hợp với Bộ Văn Hóa - Thơng tin, UBND tỉnh, Trung tâm bảo tồn di tích Cố đơ Huế
tổ chức hội nghị quốc tế về bảo vệ và giữ gìn phục hồi văn hóa phi vật thể vùng Huế.
Đến tháng 9/1996, Dự án đào tạo Nhã nhạc đầu tiên ở Việt Nam đã được xây dựng
và tổ chức khai giảng tại Trường Đại học Nghệ thuật Huế với 15 sinh viên và học các
nhạc cụ thuộc Đại nhạc và Tiểu nhạc. Tháng 8/2002, phối hợp với ủy ban UNESCO
Việt Nam, Viện Âm nhạc Việt Nam, TTBTDTCĐ Huế, đã tổ chức Hội thảo Quốc tế
về Âm nhạc cung đình Huế - Nhã nhạc với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu
trong và ngồi nước, góp phần thúc đẩy cơng cuộc bảo tồn Nhã nhạc. Trung tuần
tháng 8/2002 bộ hồ sơ Nhã nhạc đã được TTBTDTCĐ Huế thực hiện và chính phủ
đã ký quyết định gửi đến UNESCO đăng ký ứng cử vào Danh mục Kiệt tác phi vật
thể và Truyền khẩu của nhân loại. Đến ngày 7/11/2003, Nhã nhạc cung đình Việt
Nam đã được UNESCO cơng nhận Kiệt tác phi vật thể và Truyền khẩu của nhân loại.


Hiện nay: Nhã nhạc đã khơng cịn được diện mạo như xưa, nhưng vẫn

có thể là một minh chứng độc đáo về sự sáng tạo văn hóa đặc biệt của dân tộc Việt
Nam. Tuy đã được duy trì và phát triển qua cả nghìn năm, nhưng ngày nay các tài


13


liệu lịch sử về Nhã nhạc đã khơng cịn nhiều, lại phân bố ở nhiều nơi, khơng có cơ
quan nào lưu trữ một cách bài bản và hệ thống, các nghệ nhân và người hiểu biết về
kỹ thuật diễn xướng cũng như kiến thức về loại hình này khá ít ỏi. Thực tế đó đã và
đang là vấn đề nan giải trong việc bảo tồn và phát huy giá trị.
2.2.2 Nhã nhạc cung đình Huế:
Nhã nhạc cung đình Huế được xem là loại hình âm nhạc chính thống, và là
quốc nhạc của nhà Nguyễn (1802 - 1945). Nhã nhạc thường được dùng để biểu diễn
trong các ngày lễ trọng của Hoàng cung như: Tế Nam Giao, Tế Xã Tắc, mừng đăng
quang, mừng thọ vua, tiếp đón sứ thần,... Nhã nhạc cung đình là biểu tượng cho vương
quyền về sự trường tồn, hưng thịnh của triều đại. Vì vậy Nhã nhạc được các triều đại
quân chủ Việt Nam rất coi trọng. Nhã nhạc Việt Nam đã xuất hiện từ thời nhà Lý
(1010 – 1225) nhưng phát triển mạnh mẽ và bài bản nhất là vào thời nhà Nguyễn
(1802 – 1945). Dưới thời Nguyễn Nhã nhạc được gọi là Nhã nhạc cung đình Huế.
Ngày 7/11/2013, Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO cơng nhận là Kiệt tác
Di sản văn hóa Phi vật thể và Truyền khẩu của nhân loại.
Về cơ bản, nhạc nghi thức trong âm nhạc cung đình Việt Nam, nhạc tế trong
các đình làng cũng như loại nhạc được chơi trong đám cưới hay đám tang, tất cả
thường được chia thành 2 nhóm chính là: Nhóm phe văn và nhóm phe võ. Việc phân
chia các nhóm nhạc cụ hịa tấu trong dàn nhạc cung đình Huế từ đầu thế kỷ XIX và
nguồn gốc của nó được tìm thấy trong các quy luật của nhiều nghi thức cúng đình tại
làng, xã của người Việt ở Bắc bộ từ nhiều thế kỷ trước đây.
Ngày nay, Nhã nhạc cung đình Huế được biểu diễn dưới các hình thức như
dàn nhạc, ca chương, bài bản, vũ khúc được diễn xướng trong nhiều dịp như: Festival
Huế, lễ hội Phật giáo, lễ hội dân gian, âm nhạc thính phịng,... Ngồi ra Nhã nhạc cịn
được biểu diễn trong các nghi thức ngoại giao, biểu diễn phục vụ khách du lịch và
dân địa phương ở các dịp đại lễ và tết cổ truyền,... Nhã nhạc ngày nay có điều kiện

và khơng gian diễn tấu phong phú. Giá trị nghệ thuật được giữ gìn và trường tồn để
tiếp tục phát huy. Hiện tại, mọi người có thể xem Nhã nhạc cung đình Huế trên sơng
Hương, ở nhà hát Duyệt Thị Đường và Minh Khiêm Đường ( Lăng Tự Đức).

14


2.2.3 Phân loại Nhã nhạc cung đình Huế:
Phần lớn các loại nhạc nghi thức và lễ tế Cung đình là Nhã nhạc. Theo GS
Trần Văn Khê: “Nhã nhạc tồn tại ở hai loại là: Tiểu nhạc và Đại Nhạc.
Đại nhạc gồm 5 nhạc cụ. Trong đó, có 2 nhạc cụ hơi thổi và 3 nhạc cụ gõ, chỉ
sử dụng trong Cung đình, chỉ có vua và những người hồng tộc, các quang đại thần
mới xem trong các đại lễ triều đình.
Tiểu nhạc gồm 5 nhạc cụ dây và 3 nhạc cụ hơi thổi. Bất kể người giàu, hay
người nghèo đều có thể xem”.
Hiện nay, Nhã nhạc cung đình Huế tồn tại dưới 3 hình thức là Đại nhạc, Tiểu
nhạc và Múa cung đình.
Dàn Đại nhạc: So với dàn Đại nhạc của nhà Nguyễn thì hiện nay dàn Đại nhạc
có biên chế gọn nhẹ hơn. Với cấu trúc bao gồm: Bộ gõ (trống đại, trống chiến, trống
bồng, não bạt hay xập xõa, mõ sừng trâu, trống cơm); Bộ hơi (kèn); Bộ dây (đàn nhị).
Dàn Tiểu nhạc: So với Đại nhạc thì Tiểu nhạc tương đối ổn định với màu sắc
trang nhã, vui tươi thường diễn trong các lễ đại Khánh và Tết Nguyên Đán,... Với cấu
trúc bao gồm: Bộ gõ (trống bảng, sinh tiền, tâm âm la, phách); Bộ hơi (sáo); Bộ dây
(đàn nguyệt, đàn tỳ bà, đàn tam huyền, đàn nhị).
Múa cung đình: Ngày nay múa cung đình được tiếp thu, nâng cao, sáng tạo từ
những điệu múa cung đình của triều Nguyễn và những điệu múa dân gian của thời
đại trước, thành điệu múa mới mang nét đặc trưng của nghệ thuật biểu diễn thời
Nguyễn. Chủ yếu là múa tập thể, tư tưởng chủ đề thường biểu hiện ở các đội hình
duy chuyển và kết thúc bằng đội hình ngưng đọng. Một số điệu múa nổi bật là múa
bát dật, múa lục cúng hoa đăng, múa lân mẫu xuất lân nhi.

2.3 PHONG CÁCH CỦA NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ:
Hồnh tráng: Tổ chức của nhã nhạc có quy mơ lớn. Những buổi lễ quan trọng
như Tế Giao, lễ Đại triều, gần 100 người tham gia trình diễn. Trong đó, múa Bát dật
gồm 64 người, Đại nhạc 42 người, Huyền nhạc 26 người,... Quan cảnh hùng tráng
với binh lính, voi ngừa chầu hầu, trăm quang trang nghiêm làm lễ cùng với lời ca,
tiếng nhạc vang lên.

15


Trang trọng và uy nghiêm: Là loại hình âm nhạc được dùng trong các nghi
lễ Triều đình với người xem là vua chúa, thần linh. Đặc điểm này thể hiện qua cách
trình tấu của những người biểu diễn, qua giai điệu, tiết tấu chậm rãi và sắc thái âm
nhạc.
Tính bác học: Biểu hiện ở tính triết lí trong nội dung tư tưởng, các quan niệm
về nhân sinh, vũ trụ. Thể hiện rõ qua các yếu tố như Tôn quân, đề cao Thần quyền,
Quân quyền. Lời của nhạc chương được trau chuốt, giàu hình tượng và tính bác học
cao.
2.4 NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ:
Nhã nhạc cung đình Huế có quan hệ mật thiết với nghệ thuật Tuồng: Giữa
nghệ thuật Tuồng và múa cung đình có mối quan hệ mật thiết với nhau, nhiều làn
điệu hát trong múa cung đình cũng là làn điệu Tuồng.
Nhã nhạc cung đình Huế rất phong phú và đa dạng: Âm nhạc cung đình Huế
tổng hợp trong đó nhiều mặt như: Về loại hình (ca, nhạc, múa, kịch, văn thơ, mỹ
thuật); Thể loại (nhạc lễ, nhạc thính phịng, sân khấu, nhạc khơng lời, nhạc có lời,
nhạc kèn múa dễn xuất,...); Chủng loại (nhạc khí và âm sắc); Mơi trường trình diễn
(trong nhà, ngoài trời, đền, miếu, đàn tế, sân khấu, dưới thuyền); Nhạc điệu.
Nhã nhạc cung đình Huế có tính biến hóa và biến tấu cao: Khi diễn tấu tuy
cùng một bản nhạc, nhưng mỗi nhạc cụ lại có cách thể hiện riêng, mỗi nghệ nhân có
thể chơi khác nhau thậm chí là tùy vào tâm trạng, không gian, cảm hứng,... người

nghệ nhân họ sẽ chơi mỗi lúc mỗi khác.
Nhã nhạc cung đình Huế có quy mơ lớn và tính chun nghiệp cao: Tổ chức
dàn nhạc và tiết mục ca múa cung đình có quy mơ lớn, gồm nhiều nhạc khí, nhiều
nhạc cơng, ca cơng, diễn viên trình diễn. Chẳng hạn: Cổ Xúy đại nhạc có 40 nhạc
cơng, múa bát dật hoặc bai bơng có 64 vũ cơng chưa kể đến dàn bát âm đệm, dàn bên
ngồi.
Nhã nhạc cung đình Huế đã có hệ thống lí luận âm nhạc: Hệ thống âm luật với
những cách quan niệm, chi phối và phân loại bài bản kèn theo cách rung, nhấn, hệ
thống âm nhạc dành riêng cho từng loại bài bản và nhiều niêm luật khác.

16


2.5 NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ:
2.5.1 Giá trị nghệ thuật:
Là một trong những nét đẹp của văn hóa nghệ thuật độc đáo ở Huế. Đã được
UNESCO cơng nhận là Kiệt tác Di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân
loại.
Vì triều đình có đủ điều kiện về chính trị lẫn tài chính để quy tụ nhân tài từ
khắp nơi trong đất nước, nên thu hút được rất nhiều nhạc sĩ, nhạc công tài năng. Khi
tiến cung thì họ có thời gian và dụng cụ để phát triển, đồng thời cũng trau dồi kỹ năng
nghệ thuật của mình để trở thành những nhạc sĩ chuyên nghiệp, với khả năng sáng
tác cao, và biểu diễn tinh vi, hấp dẫn. Những con người mang trong mình niềm đam
mê bất tận với âm nhạc và nghệ thuật, họ sẵn sàng hi sinh và cống hiến cả đời mình
cho Nhã nhạc.
Tiếp đó là những nhạc khí được chế tác rất công phu, tỉ mỉ, chạm cần một cách
khéo léo, đa dạng và có khơng dưới 30 nhạc khí. Đầy đủ các âm sắc như: tiếng kim,
tiếng thổ, tiếng trong, tiếng đục, tiếng bổng, tiếng trầm, tiếng da, tiếng khánh, tiếng
đồng,.. Về độ cao thì có tiếng sáo và trầm thì có tiếng của đàn tỳ bà. Những âm sắc
này kết hợp hài hòa với nhau tạo nên khúc nhạc hồn mỹ. Và đó cũng là cái hay, nét

đặt trưng để khiến người nghe cảm thấy hứng thú.
Nhã nhạc cung đình Huế có quy mơ lớn và kết cấu rõ ràng, chia thành hai dàn
nhạc. Đại nhạc có kèn, trống và các bộ gõ, có thể có đàn nhị, kèn thì có rất nhiều loại
như kèn đại, kèn trung và kèn tiểu. Về trống có đủ loại từ trống lớn nhất là trống đại
cổ, trống tiểu cổ đến cặp trống vỗ. Bộ gõ có mõ, phách, chng to, chng nhỏ, đại
la, tiểu loa, chập chõa. Tiểu nhạc có những nhạc khí dùng dây tơ, sáo trúc,...
2.5.2 Giá trị văn hóa:
Bắt nguồn từ âm nhạc dân gian, có chọn lọc, tinh chế và nâng cao cho phù hợp
với cung đình. Bên cạnh đó trong q trình phát triển có tiếp thu, ảnh hưởng của âm
nhạc cung đình Trung Hoa và văn hóa Chăm Pa (như quan niệm về vũ trị nhân sinh
liên quan đến âm dương ngũ hành,...). Và là nét tương đồng chung của văn hóa
phương Đơng.

17


Nhã nhạc có bản sắc văn hóa đậm nét và mang âm điệu đặc trưng của Huế.
Thể hiện qua phong cách, tâm hồn bản sắc Việt nói chung và Huế nói riêng. Đồng
thời cũng là đại diện cho văn hóa cung đình Huế. Nhã nhạc có mối quan hệ gần gũi
với âm nhạc dân gian Huế, như việc họ cùng áp dụng một số loại hơi nhạc đặc trưng
như hơi Khách và hơi Dựng.
Trong âm nhạc truyền thống, hơi nhạc được cấu thành bởi thang âm và các
hình thức chữ nhạc phù hợp với ngữ điệu, giọng nói Huế. Tính ưu việt của Nhã nhạc
thể hiện ở sự ảnh hưởng đến loại hình âm nhạc khác như Ca Huế, nhạc Tuồng, và lan
tỏa vào miền nam để sinh ra hình thức biểu diễn mới là Đờn ca tài tử và Cải lương.
2.5.3 Giá trị giáo dục:
Giá trị giáo dục có tính bao trùm hơn cả bởi lẽ giáo dục là sự định hướng về
xã hội cũng như lý tưởng, đạo đức và hành vi của con người theo những chuẩn mực
xã hội, để thể hiện tính nhân loại của một nền văn hóa. Ngày nay, đứng trước thách
thức, Nhã nhạc cung đình Huế cần phải được bảo tồn, gìn giữ như các di sản văn hóa

khác. Vì mỗi một di sản văn hóa nó giúp ta gợi nhớ về lịch sử, quá trình hình thành,
phát triển nên. Giá trị mang tính chức năng của văn hóa, tạo nên sự phát triển liên lục
của lịch sử dân tộc ta.
2.5.4 Giá trị giải trí:
Nhã nhạc cung đình Huế là một loại hình âm nhạc, là một trong những yếu tố
không thể thiếu trong các buổi đại lễ lớn, nhỏ của cùng đình Huế. Đã trở thành tiếng
nói và cầu nối giữ những người Việt với nhau và các bạn bè quốc tế. Nhã nhạc cung
đình Huế mang đến những giá trị trường tồn trong tâm thức của mỗi con đất Viêt,
nhất là với người Huế. Và đây cũng là một loại hình nghệ thuật thu hút du khách đến
với Huế để tìm tòi, khám phá, trải nghiệm là yếu tố thức đẩy du lịch nói chung và các
loại hình giải trí nói riêng.
2.6 NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở
THÀNH PHỐ HUẾ:
2.6.1 Số lượng khách đến với Nhã nhạc cung đình Huế:

18


×