Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

GIÁ TRỊ CỦA NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.87 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
1
A. LỜI GIỚI THIỆU
Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc cung đình thời phong kiến, được biểu
diễn vào các dịp lễ hội trong năm của các triều đại nhà Nguyễn – Việt Nam. Nhã nhạc
cung đình Huế được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân
loại vào năm 2003. Theo đánh giá của UNESCO: “Trong các thể loại nhạc cổ truyền ở
Việt Nam, chỉ có Nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia.”
Nhã nhạc được phát triển từ thế kỷ XIII ở Việt Nam và đến thời nhà Nguyễn,
Nhã nhạc đạt độ chín muồi và hoàn chỉnh nhất. Cùng với không gian văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên, đây là di sản phi vật thể của Việt Nam được UNESCO chính thức
công nhận.
Nhã nhạc cung đình Huế là sự kế thừa, kể từ khi những dàn nhạc – trong đó có
nhiều nhạc khí cung đình – xuất hiện dưới dạng tác phẩm chạm nổi trên bệ đá kê cột
chùa thời Lý (thế kỷ XI – XII) đến lúc ông vua cuối cùng của triều Nguyễn thoái vị vào
giữa thế kỷ XX.
Bởi những giá trị to lớn về văn hóa, nghệ thuật và ấn tượng của cá nhân mình về
thể loại Nhã nhạc cung đình Huế, nên trong chuyến đi thự thế của khoa về thăm xứ
Huế, nghe đêm nhạc Huế, tôi thật sự nảy sinh nhiều suy nghĩ và tình cảm với thể loại
nhạc này. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài: “Nhã nhạc cung đình Huế” là nội dung cho
bài tiểu luận của mình.
Như vậy, với nội dung mà tôi đã trình bày chưa thể nói hết được giá trị, ý nghĩa
của Nhã nhạc cung đình Huế song một phần nhỏ nào đó tôi muốn thể hiện tình cảm của
cá nhân mình với di sản này. Đồng thời khi tìm hiểu về nhã nhạc cung đình, tôi hi vọng
góp thêm một tiếng nói ca ngợi cũng như giới thiệu với mọi người – những ai đã có dịp
về thăm Huế, được lắng nghe ca Huế hay cả với những ai chưa một lần đến Huế sẽ hiểu
thêm và yêu mến Nhã nhạc cung đình Huế.
Với kiến thức còn hạn chế, bởi vậy bài tiểu luận của tôi không tránh khỏi những
sai xót và hạn chế. Tôi mong được sự góp ý từ tất cả các bạn để bài viết của tôi được bổ
sung và hoàn thiện hơn.
Xin được cảm ơn quý thầy cô khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội


2 đã giúp tôi hoàn thành chuyến thăm quan thực tế miền Trung và hoàn thiện bài tiểu
luận này!
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xuân Hòa, ngày 10 tháng 3 năm 2011
2
B. NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT
1. Giới thiệu chung về nhạc Huế
Với bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa, vùng đất sông Hương - núi Ngự là nơi
hội tụ nhiều dòng nhạc mang đậm bản sắc Huế như dòng nhạc cung đình bác học, dòng
nhạc dân gian, dòng nhạc tín ngưỡng tôn giáo, cùng với nền tảng thơ văn, mỹ thuật, lễ hội
dân gian và làng nghề thủ công truyền thống góp phần làm phong phú đời sống văn hóa
tinh thần của nhân dân Huế xưa và nay.
Nhạc Huế mang sắc thái địa phương rõ rệt, nhưng nhạc Huế lại không phải là một thứ
âm nhạc địa phương, dưới các triều đại phong kiến nhà Nguyễn. Do hoàn cảnh lịch sử,
nhạc Huế - qua thành phần nhạc lễ và cung đình của nó - đã một thời gian khá dài đóng vai
trò là "quốc nhạc" dưới thời thuộc Pháp. Nhạc Huế vẫn chinh phục được quần chúng hâm
mộ rộng rãi, được sử dụng phổ biến ở các tỉnh phía Bắc và Nam. Và ở những nơi này,
không phải chỉ có vấn đề thưởng thức nhạc Huế như một đặc sản có hương vị lạ từ nơi
khác đem đến, mà người ta còn thấy hiện tượng nhạc Huế thâm nhập vào nhạc Bắc, ảnh
hưởng trở lại làm giàu có thêm cội nguồn miền Bắc, đồng thời khi đi sâu vào Nam, nó lại
đã đóng góp những nhân tố quan trọng, từ đó đã nảy sinh và hình thành cái được xem là
phong cách đặc thù của âm nhạc miền Nam.
Nếu nói về gốc gác lịch sử, có lẽ không ai phủ nhận nhạc Huế đã khởi sự hình thành
từ cội nguồn nhạc Bắc. Những cứ liệu lịch sử từ thời Nguyễn Hoàng vào xã Ái Tử (Quảng
Trị) hay câu chuyện Đào Duy Từ , cho thấy: trên đà mở nước vào phía Nam, văn học nghệ
3
thuật nơi đất Tổ lưu vực sông Hồng đã từ mấy thế kỷ vượt qua sông Gianh và Bến Hải. Lại
có thể lấy chứng cớ khác ngay trong bản thân nhạc Huế: những "bản Bắc", còn mang một
cái tên có ý nghĩa nữa là những "bản Ngự", với tính chất một thành phần cơ sở của nhạc

Huế, đã vừa nói lên cái xuất xứ cũng như mối quan hệ khăng khít với nhạc Bắc...
Do hoàn cảnh địa lý, với những bãi biển, với sông Hương núi Ngự dễ để con người
tức cảnh sinh tình, hay trong cuộc sống lao động và sự sinh tồn, để giảm bớt những khó
khăn vất vả, nhọc nhằn trong lao động sản xuất, những điệu hò câu ví và các loại hình nghệ
thuật dân gian cũng được hình thành và ngày càng phong phú. Nói cách khác, do những
điều kiện kinh tế khắc nghiệt nhiều hơn là thuận lợi, đã buộc con người, bằng mọi cách, kể
cả cách dùng phương tiện nghệ thuật, vươn lên chống chọi với thiên nhiên, kiếm tìm cuộc
sống ấm no hơn. Do những dấu giọng đặc thù trong tiếng nói, uyển chuyển tinh vi, những
cái "tiểu dị" thực đáng yêu trong cái "đại đồng" của tiếng nói chung dân tộc, hay là do
chính ở đây, nơi tiếp xúc với nền văn hóa nghệ thuật, dân tộc Chăm đã hình thành những
âm điệu, giọng điệu, những thể loại mới mẻ so với cái vốn cổ truyền từ Bắc đem vào, tạo
nét đặc trưng riêng cái thường được gọi là phong cách "Huế", phong cách "miền Trung",
hay nói gọn là "nhạc Huế".
Ngày nay dưới con mắt những người đang tìm hiểu và nghiên cứu âm nhạc truyền
thống, tạm cách ly khỏi mọi ảnh hưởng của "tân nhạc" đã lan tràn và phổ biến rộng khắp từ
phong trào "cải cách", "nhạc Huế" với tư cách một bộ phận của truyền thống đó thường
được xem như gồm ba thành phần chính yếu:
+ Nhạc Lễ (bao gồm cả nhạc Cung đình và nhạc Rõi bóng)
+ Dân ca (bao gồm các điệu hò, lý, kể vè...)
+ Ca Huế
2. Nhạc cung đình
Nhạc Cung đình là một bộ môn âm nhạc truyền thống đặc sắc của Việt
Nam, đặc biệt Nhã Nhạc Huế đã có giá trị rất cao về phương diện lịch sử
lẫn nghệ thuật. Tuy được sử dụng ở chốn cung đình, nhưng việc sáng tạo
và biểu diễn hầu hết đều do nhữn nhạc sĩ, nghệ sĩ xuất thân từ trong dân
gian, nhờ có tay nghề cao mà được sung vào cung để phục vụ cho triều
đình.
Đây là một bộ môn âm nhạc vô cùng tinh vi mà cho đến nay chúng ta vẫn chưa nhậ thức
được đầy đủ giá trị của nó. Trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, Nhạc cung đình là một bộ
môn duy nhất được ghi vào sử sách từ xa xưa, trải qua bao thăng trầm của các triều đại,

bao biến thiên của thời cuộc mà vẫn còn lưu lại được một di sản đáng kể có thể sử dụng để
4
nghien cứu về nhiều mặt: nhạc khí đa dạng, sắp xếp dàn nhạc tinh vi, nhạc ngữ độc đáo,
bài bản dồi dào và quan điểm thẩm mỹ sâu sắc.
Trong Khâm định Đại Thanh Hội điển sử lệ ( quển 538, tờ 3b) xuất bản năm 1908 ( thư
viện Hội châu Á: Socété Asatique) có ghi rành rẽ chi tiết của dàn nhạc cung đình, có mặt
cùng một lúc với phái đoàn hữu nghị do vua Quang Trung phái sang Trung Quốc, dưới thời
vua Càn Long (1789), sử gia nhà Thanh đã gọi là An Nam Quốc nhạc.
Năm 1802, dàn nhạc đổi tên là Việt Nam Quốc nhạc, vì vị vua Gia Long lên ngôi năm
1802, đặt tên nước là Việt Nam.
Ngược dòng thời gian, đã có một dàn Đại nhạc cung đình đầu tiên xuất hiện trong sử
sách, có lẽ là vào đời nhà Trần, trong quyển "An Nam chí lược" của Lê Tắc.
Đời Hậu Lê, có nhiều bộ sử ghi lại sự kiện năm Thiệu Bình thứ tư( 1437) dưới thời
vua Lê Thái Tông ( 1434-1442), nhà vua giao cho Nguyễn Trãi cùng với Lương Đăng có
nhiệm vụ định ra Nhã nhạc cho triều đình.
Lương Đăng muốn sắp đặt dàn Đường thượng chi nhạc giống như dàn nhạc Triều hạ
yến hưởng chi nhạc của nhà Minh và Đường Hạ chi nhạc giống như các dàn Đơn bệ đại
nhạc vầ Giáo phường ty nữ nhạc của nhà Minh.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Ức trai thi tập thì Nguyễn Trãi đã dâng biểu cho nhà vua
từ chối nhiệm vụ được giao phó vì không tán thành quan điểm của Lương Đăng. Bức thư
của Nguyễn Trãi là bài học quý giá về thái độ của một người nhạc sĩ chân chính đối với
nền âm nhạc dân tộc, trong đó có những suy tư về âm nhạc rất sâu sắc như:


Hoà bình là gốc của nhạc, thanh âm là căn của nhạc, hài hòa là tính chất của nhạc.
Thần mong rằng Bệ hạ thương dân để cho trong cả nước không có một âm thanh nào nói
lên sự bất bình hay buồn thảm của dân. Nếu dân còn buồn thảm hay bất bình tức là Bệ hạ
đã đánh mất một cái gốc của nhạc.
Ngoài ra còn nhiều quyển sử khác có ghi đôi nét về Nhạc cung đình qua các thời, như
Quốc triều thông lễ (triều vua Trần Thái Tông), Trần triều đại diễn (triều vua Trần Dụ

5
Tông), Lê triều hội điển, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Vũ Trung tùy
bút của Phạm Đình Hổ...
Những bài thuộc loại Cửu tấu, ngoài âm nhạc còn có lời ca được ghi đầy đủ trong
quyển Đại nam Hội điển sự lệ, như trong Miếu Triệu Tổ (miếu thờ Nguyễn Kim), tên các
bài ca phải có chữ Hòa, chẳng hạn Hàm hòa (trong lúc nghinh thần), Gia hòa (lúc hiến lụa),
Tương hòa (trong lúc sơ hiến, dâng rượu lần đầu), Dự hòa (trong lúc á hiến, dâng rượu lần
thứ nhì), Ninh hòa (trong lúc chung hiếnm dâng rượu lần cuối cùng), Mỹ hòa (lúc dâng
trà). Túc hòa (lúc triệt hạ các lễ vật), An hòa (lúc tiễn thần), ưng hòa (lúc mang đuốc đi, sau
khi đốt sớ).
Trong Văn miếu thờ Đức Khổng tử thì tên những bài hát phải có chữ Văn, trong loại
Yến nhạc tên bài hát phải có chữ Thành (dưới triều Gia Long), chữ Khánh (thời Minh
Mạng thứ 18) hay chữ Phúc (thời Minh Mạng thứ 21) v.v...
So với các bộ môn khác, Nhạc cung đình có một giá trị nghệ thuật rất cao mà trước
tiên là vì triều đình có đủ quyền lực chính trị và khả năng tài chính để quy tụ những nhạc sĩ
cũng như nhạc công tài năng từ khắp nơi trong đất nước, rồi tạo nhiều điều kiện thuận lợi
cho họ luyện tập kỹ thuật, trau dồi nghệ thuạt để trở thành những nghệ sĩ chuyên nghiệp,
sáng tác dồi dào, biểu diễn tinh vi.


Các nhạc khí được dùng trong Nhạc cung đình cũng được chế tạo rất kỹ, chạm cẩn
khéo léo, tinh xảo hơn nhạc khí dùng trong dân gian, lại có đầy đủ màu âm: tiếng kim,
tiếng thổ, tiếng trong, tiếng đục, tiếng trầm, tiếng bổng, tiếng tơ, tiếng trúc, tiếng da, tiếng
đá (khánh), tiếng đồng. Về độ cao có tiếng trầm của dây đài đàn tỳ bà, tiếng cao vút vi vu
của tiếng sáo.
Nhìn chung, dàn nhạc cũng đa dạng và quy mô hơn các dàn nhạc khác, chẳng những
đa dạng và quy mô mà còn rất đặc biệt trong sự phối hợp màu âm, không quan tâm đến số
lượng, mà chú trọng đến chất lượng. Khi hòa dàn thì không nhạc khí nào có thể át các nhạc
khí khác mà mỗi loại âm thanh đèu có thể phân biệt rõ ràng.
Lại không có bộ môn nào huy động nhiều diễn viên và xiêm y phong phú như nhạc

cung đình.
6
Cuối cùng, Nhạc cung đình còn đặc biệt ở điểm bao gồm tất cả các bộ môn âm nhạc khác,
từ Lễ nhạc (dùng vào các cuộc tế lễ lớn nhỏ của cung đình, trong các chùa miếu), nhạc
thính phòng, sân khấu, kể cả các cũ điệu, nà mỗi bộ môn đều có những nghệ sĩ thượng
thặng chuyên sáng tạo và biểu diễn.
Theo dòng lịch sử, không đi vào chi tiết, chỉ ghi những nét đại cương trong việc tổ
chức Nhạc cung đình qua các triều đại, thì Nhạc cung đình Việt nam đã có một truyền
thống rõ rệt.
Nhà Lý (thế kỷ thứ 11-13)


Tuy không có ghi lại trong sách sử, nhưng xem bức chạm trên các tảng đá ở chân cột
chùa Phật Tích (Bắc Ninh), chúng ta thấy có 10 nhạc công chia thành hai nhóm. Những
nhạc khí họ sử dụng bao gồm: Phách (hai miếng tre gõ vào nhau), đàn gáo, ống sáo ngang,
đàn tranh, ống sênh (loại khèn bè). Ngay chính giữa là một hoa sen cách điệu hóa, tiếp theo
là ống sênh, đàn tỳ bà, ống tiêu (thổi dọc), dà loại nguyệt cầm, trống loại phong yêu cổ
(một tay cầm dùi, một tay vỗ như loại trống ghì nằng của Chăm mà hình thắt đáy lưng
ong).
Nhà Trần (thế kỷ thứ 13-15)
Theo An nam chí lược của Lê Tắc thì Đại Nhạc dùng trong triều đình gồm kèn tất lật
(cùng loại vói Pili Trung Quốc, Pili Triều Tiên và Hichiriki Nhật Bản), tiểu quản loại ống
thổi dọc), tiểu bạt (chập chõa nhỏ) và phạn oỏ (trống cơm, có chú thêm "gốc từ nhạc khí
Chiêm Thành, người Chăm) và một nhạc khí gọi là "đại cấu". Về nhạc khí này, cố Giáo sư
Hoàng Xuân Hãn khi tra các Từ Nguyên, Từ Hải không thấy chữ "cấu" nên cũng không
biết đó là loại gì, vì thế khi thấy trong chữ "cấu" có bộ "cung" nên Giáo sư cho rằng đó là
một nhạc khí có cung kéo).
7



Tiểu nhạc dùng trong dân dã, gồm có cầm, tranh, thất huyền, song huyền và tiêu loại.
Không rõ "cầm" có phải là gupin (có 7 dây tơ) của Trung Quốc truyền sang hay loại đàn
nào khác. Thất huyền đàn 7 dây mà guqin của Trung Quốc cũng có 7 dây.
Nhà Lê (thế kỷ thứ 15 đến cuối thế kỷ 18)
Lương Đăng phỏng theo nhạc nhà Minh lập ra hai dàn nhạc Đường thượn chi nhạc,
Đường hạ chi nhạc (mà chúng tôi đã nhắc đến trong đoạn đầu) nhưng không đwocj dùng
lâu. Do các quan trong triều như Nguyễn Trãi, Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận phản đối nên
về sau hai dàn nhạc ấy được thay thế bằng hai đôi Đồng Văn, Nhã nhạc và sau đó lần lần
Giáo phường đã thay thế hai đội này.
Trong Lê triều hội điển và Lịch triều hiến chương loại chí đều có ghi về 8 thể loại
nhạc (Giao nhạc, Miếu nhạc, Ngũ tự nhạc, Đại triều nhạc, Thường triều nhạc, Đại Yến
nhạc, Cung trung chi nhạc, Cứu nhật nguyệt giao trùng nhạc) cùng nhiều điệu múa liên
quan.
Nhà Nguyễn (đầu thế kỷ 19 đến năm 1945)
Tổ chức rất chặt chẽ và được ghi trong Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (bản chữ
Hán quyển 99, và trong bản dịch tiếng Nôm in tại Thừa Thiên do Nàh Xuất bản Thuận Hóa
phát hành năm 1993, quyển 7, trang 68-118) đã ghi rõ về tổ chức các dàn nhạc, gồm: Đại
nhạc, Nhac nhạc, Huyền nhạc... Tế giao, Miếu nhạc, Yến nhạc... Với những nhạc cụ khác
nhau và cách thức ứng xử trình diễn khác nhau.

8

×