Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

(Tiểu luận) đề tài 6 4 nguyên nhân, thực trạng, giải pháp giảm tình trạng kẹt xe ở tp hcm hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 25 trang )

z

Tiểu đội 5_DHAV17B

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHỊNG VÀ THỂ CHẤT



BÀI TIỂU LUẬN
MƠN: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
ĐỀ TÀI: 6-4
NGUYÊN NHÂN, THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP GIẢM
TÌNH TRẠNG KẸT XE Ở TP.HCM HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Vũ Khương
Lớp: DHAV17B
Nhóm: 05

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 10 năm 2021

h


Tiểu đội 5_DHAV17B

DANH SÁCH, NHIỆM VỤ, KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ

ST
T



41

Họ và tên

Nguyễn Như
Khánh

42

Phạm Tấn Khoa

43

Nguyễn Hoàng
Nhật Linh

44

Nguyễn Thị
Khánh Linh

45

46

47

48


49

50

Trần Thị Nhã
Linh
Nguyễn Thị
Loan
Lê Thị Trúc
Mai
Ngơ Thị Thầm

Đồn Thị Ngọc
My
Nguyễn Huyền
My

MSSV

21035621

21079331

21021071

21036791

21031841

21019871


21023051

21078821

21073691

21030601

Kết
quả
đánh
giá

Nội dung
phân cơng

Thời gian
thực hiện

Trưởng nhóm:
Trang bìa,
phân cơng
nhiệm vụ, soạn
nội dung.
Soạn nội
dung,soạn lời
cảm ơn
Tìm kiếm hình
ảnh, soạn nội

dung
Soạn nội dung,
tìn kiếm hình
ảnh, hỗ trợ
Soạn nội dung,
tìm kiếm hình
ảnh, hỗ trợ
Soạn nội dung,
thống kê kết
quả đánh giá
Soạn nội dung,
soạn phần mục
lục
Phần đặt vấn
đề, soạn nội
dung, hỗ trợ
Soạn nội dung,
soạn liên hệ
bản thân
Thư ký: tổng
hợp, chỉnh sửa,
soạn phần mở
đầu

23/10 –
25/10/2021

10A

23/10 –

28/10/2021

10A

23/10 –
28/10/2021

10A

23/10 –
28/10/2021

10A

23/10 –
28/10/2021

10A

23/10 –
28/10/2021

10A

23/10 –
28/10/2021

10A

23/10 –

28/10/2021

10A

23/10 –
28/10/2021

10A

23/10 –
28/10/2021

10A

h

Ghi
chú


Tiểu đội 5_DHAV17B

MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Phần mở đầu
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Kết cấu của đề tài

Nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn nạn kẹt xe tại Thành phố Hồ Chí Minh
A. Một số khái niệm, định nghĩa
B. Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn nạn kẹt xe
tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 2: Phân tích thực trạng về vấn nạn kẹt xe
tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Các giải pháp chống kẹt xe tại Thành phố Hồ Chí Minh
A. Phương pháp giải quyết vấn nạn kẹt xe Thành phố Hồ Chí Minh
B. Liên hệ bản thân
Phụ lục

h

1
2

3
3
3
4
7
12
12
21
22


Tiểu đội 5_DHAV17B


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến thầy Nguyễn Vũ
Khương. Trong q trình tìm hiểu và học tập bộ mơn Quốc phòng và
An ninh, chúng em đã nhận được sự giảng dạy và hướng dẫn rất tận
tình, tâm huyết của thầy. Thầy đã giúp tụi em tích lũy thêm nhiều kiến
thức hay và bổ ích. Từ những kiến thức mà thầy truyền đạt, em xin
trình bày lại những gì mình đã tìm hiểu về vấn đề: “Nguyên nhân,
thực trạng, giải pháp giảm tình trạng kẹt xe ở TP.HCM hiện nay” gửi
đến thầy.
Tuy nhiên, kiến thức về bộ môn của chúng em vẫn cịn những hạn chế
nhất định. Do đó, khơng tránh khỏi những thiếu sót trong q trình
hồn thành bài tiểu luận này. Mong thầy xem và góp ý để bài tiểu luận
của nhóm chúng em được hồn thiện hơn. Kính chúc thầy ln dồi
dào sức khỏe và thành cơng hơn nữa trong sự nghiệp.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

1

h


Tiểu đội 5_DHAV17B

PHẦN MỞ ĐẦU
 Lý do chọn đề tài
Ùn tắt giao thông không chỉ là một sự bất tiện. Chúng có thể gây chết người. Theo
báo cáo của WHO, ùn tắt giao thơng ở Thành Phố Hồ Chí Minh đã cướp đi sinh mạng
của hơn 4.000 người kể từ năm 2007. Chưa tính đến vơ số những vụ kẹt xe dưới 30
phút xảy ra hằng ngày trên thành phố. Thật vậy, đối với những ai đã từng sống hoặc

đang sinh sống, làm việc và học tập tại TP.HCM thì khơng ai cịn xa lạ với cảnh kẹt xe
tại Thành phố đông dân nhất cả nước này. Kẹt xe tiếp xảy ra ngay trên những đường
vốn vẫn lưu thông dễ dàng, và cả vào những giờ không phải cao điểm. Hầu hết các
tuyến đường trong thành phố đều đông nghẹt ô tô, xe máy,… thêm vào đó là những
công trường xây dựng các cao ốc văn phịng, cơng trình đào đường lắp cống… làm “lô
cốt” mọc lên liên tục càng làm cho việc ùn tắt giao thông dễ xảy ra. Trình trạng này cứ
kéo dài với mức độ ngày càng trầm trọng.
Hậu quả tàn khốc của ùn tắt giao thông khơng chỉ giới hạn ở những ảnh hưởng của
nó đối với sức khỏe và năng suất của con người. Lượng ô tô giao thông trên đường
nhiều cũng dẫn đến tình trạng ơ nhiễm khơng khí gia tăng. Điều này khơng chỉ ảnh
hưởng đến những người sống gần đó mà cịn có thể tạo ra những ảnh hưởng lâu dài
đến chức năng bộ não và sức khỏe tổng thể của con người. Ùn tắt giao thơng có thể
gây khó chịu và có thể khiến mọi người mất bình tĩnh. Điều tội tệ nhất là chúng cũng
rất khó đốn, điều này càng khiến bạn bực bội hơn. Tiểu đội 5 chúng tôi cũng rất thấu
hiểu nỗi khổ của cảnh “kẹt xe”. Chính vì vậỵ, tiểu đội chúng tơi quyết định chọn đề tài
“Nguyên nhân, thực trạng, giải pháp giảm tình trạng kẹt xe ở TP.HCM hiện nay” cho
bài tiểu luận môn Quốc phịng & An ninh của tiểu đội.
 Mục đích nghiên cứu
Rút ra một số những yếu tố ảnh hưởng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng kẹt xe tại
thành phố, từ đó phân tích, đánh giá và đưa ra một vài giải pháp để giải quyết tình
trạng này.
 Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu nguyên nhân, thực trạng, giải pháp giảm tìn.h trạng kẹt xe
ở TP.HCM hiện nay.
 Phương pháp nghiên cứu
Với phương pháp luận là nguyên nhân, thực trạng và giải pháp nạn kẹt xe ở TP.HCM
hiện nay đi tìm hiểu sâu giúp cho góc độ nghiên cứu luôn đi đúng hướng và hiệu quả.
Kết hợp phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp liên
ngành là ba phương pháp nghiên cứu chính khi nghiên cứu đề tài này.
 Kết cấu của đề tài

Đề tài gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lí luận về nạn kẹt xe tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Chương 2: Phân tích thực trạng về vấn nạn kẹt xe tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Chương 3: Các giải pháp chống kẹt xe tại Thành phơ Hồ Chí Minh
Do thời gian có hạn và “kẹt xe” thực tế là một vấn đề “đau đầu” không chỉ
riêng ở TP.HCM mà còn là của cả nước, và là vấn đề mang tầm vĩ mô không thể giải
quyết trong một sớm một chiều. Chính vì vậy, đề tài của tiểu đội chắc chắn khơng
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy và các bạn để
đề tài phong phú và hiệu quả thiết thực hơn.
2

h


Tiểu đội 5_DHAV17B

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN NẠN KẸT XE TẠI THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH
A. Một số khái niệm, định nghĩa:
 Kẹt xe: là tình trạng không thể lưu thông được của xe cộ do hệ thống giao thông bị
quá tải hay do những nguyên nhân bất khả kháng. Tình trạng kẹt xe là căn bệnh
khá trầm trọng của các đô thị hiện đại, mà điển hình là tại Thành phố Hồ Chí Minh
(TP.HCM).
 Phương tiện giao thông đường bộ bao gồm phương tiện giao thông cơ giới đường
bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ:
 Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (xe cơ giới), gồm: xe ơ tơ; máy kéo;
rơ mc hoặc sơ mi rơ mc được kéo bởi xe ơ tơ, máy kéo; xe mô tô hai bánh;
xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự, kể
cả xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy dành cho người tàn tật.

 Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (xe thô sơ), gồm: các loại xe không di
chuyển bằng sức động cơ, gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích-lơ, xe súc
vật kéo và các loại xe tương tự; xe lăng có động cơ dành cho người tàn tật.
 Văn hóa giao thơng: là tinh thần, ý thức tự giác chấp hành pháp luật về trật tự an
toàn giao thơng trên nhiều khía cạnh, là cách ứng xử văn minh, lịch sự, tôn trọng
người khác khi tham gia giao thông là những thái độ, hành động, cách ứng xử
trong khi lưu thông trên đường sao cho mọi chuyện suông sẻ, không chen lấn,
phạm luật, chạy lên vỉa hè, không đánh chửi nhau mà nên nhường nhịn nhau để
mọi người được đi đến nơi về đến chốn mà vẫn vui vẻ trong bất kì tình huống nào.
 Người tham gia giao thông đường bộ gồm: người điều khiển, người sử dụng
phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật và
người đi bộ trên đường bộ.
 Cơ sở hạ tầng giao thông: bao gồm các cơng trình như y tế, văn hóa, giáo dục, thể
thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cấy xanh, công viên, mặt nước và các cơng
trình khác.
 Tai nạn giao thơng: sự việc bất ngờ xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của người điều
khiển phương tiện giao thông khi đang di chuyển trên đường giao thông, do quy
phạm các quy tắc an tồn giao thơng hay do gặp những tình huống, sự cố đột xuất
khơng kịp phịng tránh, gây nên thiệt hại nhất định về người và tài sản.
 Quy hoạch đô thị: khoa học, nghệ thuật về tổ chức không gian sống cho các đô thị
và các khu vực đơ thị. Nó là nghệ thuật sắp xếp tổ chức các khơng gian chức năng,
khống chế hình thái kiến trúc trong đô thị trên cơ sở các điều tra, dự báo, tính tốn
sự phát triển, đặc điểm, vai trị, nhu cầu và nguồn lực của đô thị, nhằm cụ thể hóa
chính sách phát triển, giảm thiểu các tác động có hại phát sinh trong q trình đơ
thị hóa, tận dụng tối đa các nguồn lực, và hướng tới sự phát triển bền vững.
 Mật độ dân cư: là số người sống trong một vùng đơ thị theo diện tích đất ở.

3

h



Tiểu đội 5_DHAV17B

B. Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn nạn kẹt xe tại TP.HCM:
Kẹt xe ở TP. HCM đang là vấn đề đang được nhắc khá nhiều trên các tin tức hay
báo chí. Tình trạng kẹt xe ở thành phố Hồ Chí Minh khơng q xa lạ đối với những
người dân nơi đây. Tuy đã có một số phương pháp được đưa ra nhằm giải vấn đề
này nhưng vẫn không thể nào triệt hết được. Vậy nguyên nhân kẹt xe là do đâu?
 Kẹt xe ở thành phố Hồ Chí Minh do lưu lượng xe quá nhiều
Theo như các báo cáo hằng năm thì một trong những vấn đề nghiêm trọng và ảnh
hưởng đến cuộc sống người dân ở thành phố Hồ Chí Minh là kẹt xe. Tình trạng kẹt xe
ở thành phố Hồ Chí Minh rất phổ biến và thường xuyên xảy ra gây ảnh hưởng rất lớn
đến các vấn đề khác như: công việc, thời gian và sức khỏe. Nguyên nhân hàng đầu
được nhắc đến là xe máy.

Hiện nay, nhu cầu sử dụng xe máy hay xe mô tô đang rất phổ biến và thông dụng đối
với người dân. Bởi xe máy dễ sử dụng, vừa nhanh mà cịn vừa gọn hơn xe oto hay xe
bt. Chính vì điều đó, số lượng người dùng xe máy ngày càng nhiều và đặc biệt tăng
gấp đôi so với hằng năm dẫn đến tình trạng kẹt xe ngày càng nghiêm trọng và khó giải
quyết. Một trong những nguyên nhân khiến xe máy tăng lên là do: nhu cầu cá nhân,
mẫu mã xe hay xe giá rẻ, rất thuận tiện cho việc di chuyển .
Hằng năm, có ít nhất khoảng 3 triệu xe máy tăng lên và số lượng mỗi xe máy không
hề tuyên giảm mà ngày càng nhiều dẫn đến sự bùng nổ xe máy khá nghiêm trọng.
Thêm nữa, số lượng xe máy càng lớn thì khả năng gây mất kiểm sốt giao thơng càng
cao, đặc biệt là các tuyến đường lớn. Chính vì vậy, việc hạn chế xe máy đang rất được
cân nhắc và đưa ra một số phương pháp nhằm giảm bớt số lượng xe máy hằng năm.kẹt
xe ở thành phố hồ chí minh

4


h


Tiểu đội 5_DHAV17B

 Kẹt xe ở thành phố Hồ Chí Minh do tập trung các tuyến đường chính:
Các mặt đường được thiết kế vừa phải và không quá lớn. Tuy nhiên, số lượng người ở
thành phố Hồ Chí Minh thì ngày càng tăng trong khi các cơ sở vật chất hạ tầng thì
khơng thể nào theo kịp, nhất là các tuyến đường chính. Thậm chí, khi cả xe máy và xe
ơ tơ đều ở trên cùng tuyến đường thì vấn đề ùn tắc giao thơng càng khó có thể giải
quyết. Ngoài ra, theo như một số khảo sát, hằng năm phải có đến hơn 1000 xe máy
hay xe ơ tơ mới được đăng ký và diện tích mặt đường thì khơng đủ đáp ứng được điều
đó. Chính vì thế, một số phương pháp đã được bàn luận và đưa ra nhằm giải quyết vấn
đề ùn tắc giao thông.

5

h


Tiểu đội 5_DHAV17B

 Kẹt xe ở thành phố Hồ Chí Minh do dân số:
Đây được xem là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến vấn đề ùn tắc giao
thông ngày càng tăng. Số lượng dân khẩu ở thành phố Hồ Chí Minh mỗi năm đều tăng
lên khá cao. Hằng năm, số lượng học sinh, sinh viên khắp các tỉnh đổ dồn vào Hồ Chí
Minh rất lớn. Chính vì thế, lưu lượng người đổ ra đường ngày càng nhiều, đặc biệt là
các giờ cao điểm hay những tháng tựu trường. Do đó, giao thơng trên các tuyến đường
lúc nào cũng tắc nghẽn gây khó chịu và mệt mỏi đối với người dân.


Trên đây là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng kẹt xe ở thành phố Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, vẫn sẽ còn một vài nguyên nhân khác nữa cũng ảnh hưởng đến vấn đề
nghiêm trọng về giao thông . Mặc dù hiện nay có rất nhiều phương pháp được đưa ra
hay đã áp dụng như: xây dựng thêm tuyến đường nhánh, xây cầu vượt hay điều chỉnh
các tuyến đường,… nhưng vẫn chưa thể giải quyết triệt để được giải quyết triệt để vấn
đề này .
 Có 6 nguyên nhân chính là :
 Nguyên nhân thứ nhất là ý thức chấp hành Luật Giao thông của người điều
khiển xe cộ đi đường (cả phương tiện có động cơ và thô sơ) quá thấp.
 Nguyên nhân thứ hai là hạ tầng giao thông yếu kém, phương tiện cá nhân tham
gia giao thông tăng cao. Cho đến nay, hạ tầng giao thông TP.HCM chỉ đáp ứng
được khoảng 30% so với quy hoạch phát triển giao thơng của TP. Các cơng
trình hạ tầng, đường xá, cầu cống chật hẹp, xuống cấp. Quá trình xây dựng
chậm chạp, đình trệ.
6

h


Tiểu đội 5_DHAV17B

 Nguyên nhân thứ ba bắt nguồn từ yếu kém của vận tải hành khách công cộng.
TP.HCM muốn giảm ùn tắc giao thơng, giảm xe cá nhân thì phải đặt mục tiêu
phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng lên hàng đầu
 Nguyên nhân thứ tư là việc phân luồng bất hợp lý, việc phân luồng, phân làn xe
chạy, điều phối giao thơng, đèn tín hiệu ở nút giao nhau chưa tốt.
 Nguyên nhân thứ năm không kém phần quan trọng gây nên ùn tắc giao thơng là
việc lấn chiếm vỉa hè, lịng đường để bn bán, kinh doanh của một số đông
người bán lẻ, chủ yếu là người bán hàng rong, hàng ăn uống. Thực trạng này tồn

tại ở hàng trăm tuyến đường tại TP.HCM, nhiều nhất ở các quận 1, 3, 5, Gị
Vấp, Bình Thạnh… Những tuyến đường bị hàng rong "chiếm đóng" thường
hình thành những nút thắt dẫn đến kẹt xe, người dân đi lại khó khăn.
 Nguyên nhân thứ sáu là mức phạt chưa đủ răn đe, lực lượng chức năng xử lý chưa
nghiêm, phạt thấp, chấp pháp chưa nghiêm.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ VẤN NẠN KẸT XE TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trong nhiều năm trở lại đây, hệ thống pháp luật giao thơng đã có những đổi mới đáng
kể, từng bước đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân
ngày càng tốt hơn. Cùng theo đó chất lượng dịch vụ giao thơng cơng cộng ngày càng
phát triển và hồn thiện, hợp lý hóa luồng tuyến… Tuy nhiên, với tình hình dân số
ngày càng gia tăng thì thực trạng giao thơng hiện nay đã trở thành báo động đỏ cho
toàn xã hội. Đặc biệt là ở trung tâm kinh tế sầm uất như TP.HCM, đứng trước thách
thức khó khăn trong vấn nạn kẹt xe, lượng phương tiện cơ giới tăng chóng mặt làm
cho tình trạng ùn tắt giao thơng diễn biến phức tạp, gây ra nhiều hiểm họa đến môi
trường cũng như sự an tồn cho sức khỏe của người dân.
Tình trạng kẹt xe ở TP.HCM

Tình trạng kẹt xe trầm trọng trên nhiều tuyến đường ở TP.HCM nơi có các trường học
nằm trên các tuyến đường này.
7

h


Tiểu đội 5_DHAV17B

Theo số liệu thống kê của Phòng Cảnh sát giao thơng TP Hồ Chí Minh, từ đầu năm
2011 đến nay đã xảy ra 23 vụ ùn tắc giao thơng kéo dài từ 30 phút trở lên, trong đó có
9 vụ kéo dài đến hơn ba giờ. Số liệu này chỉ nói lên một phần nhỏ của tình trạng ùn tắc

giao thơng tại thành phố. Thật ra, tình trạng này xảy ra thường xuyên ở mọi lúc, mọi
nơi, đến nỗi đã lưu truyền một câu cửa miệng:’Cứ ra đường là bị kẹt xe’ hay theo tiến
sĩ Phạm Sanh – chuyên gia giao thông nhận định: “Nếu hơn 7 triệu xe cùng lưu thơng
trên diện tích hơn 26 triệu m2 mặt đường giao thơng TP.HCM thì các xe gần như xếp
kín mặt đường”.
Theo thống kê của Sở GTVT TP HCM, tính đến tháng 3 năm nay thành phố đang
quản lý gần 8 triệu ôtô xe máy (7,3 triệu xe máy và gần 640 nghìn ơtơ), chưa tính
khoảng một triệu xe mang biển số tỉnh đang lưu thông trên địa bàn thành phố. Mỗi
ngày có thêm khoảng 1.000 ơtơ và xe máy đăng ký mới. Ngày 20/4, tại hội thảo Kiểm
soát nhu cầu sử dụng xe cá nhân trên địa bàn TP HCM - Thực trạng và giải pháp,
PGS. TS Phạm Xuân Mai (nguyên trưởng khoa Kỹ thuật Giao thông - ĐH Bách Khoa
TP HCM) nói rằng, ơng tham gia rất nhiều buổi họp bàn hạn chế xe cá nhân nhưng
đến nay vẫn chưa có giải pháp nào được thực hiện, còn xe máy vẫn tăng lên từng
ngày.

 Các tuyến đường thường xuyên ùn tắc giao thông ở TP.HCM
 Là hướng giao thơng chính của hàng ngàn người dân ở khu vực phía Tây, tuyến
đường Trường Chinh, Cộng Hịa là một trong những điểm nóng ùn tắc, kẹt xe của
thành phố nhiều năm qua. Nếu vài năm trước, tình trạng này chỉ diễn ra ở trục
đường Cộng Hịa (quận Tân Bình) thì hiện nay, tình trạng cịn lan rộng ra cả đường
Trường Chinh (quận Tân Phú, quận 12).

8

h


Tiểu đội 5_DHAV17B

 Cũng nằm ở phía Tây, nơi tuyến Quốc lộ 1A, tỉnh lộ 10, quốc lộ 50 từ TP HCM đi

các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã trở thành điểm nóng nan giải về ùn tắc giao
thơng. Gần như bất cứ kỳ nghĩ lễ nào, tình trạng ùn tắc kẹt xe cũng diễn ra ở khu
vực này, thậm chí ngay cả tuyến cao tốc TP HCM - Trung Lương cũng chịu chung
số phận. Hay như tuyến tỉnh lộ 10 nối với tỉnh Long An hiện nay đã phải ngăn
không cho ôtô đi một chiều.

 Cũng phải chịu cảnh ùn tắc, kẹt xe nhiều năm qua là trục cửa ngõ phía Bắc, với các
điểm nóng là đường Xơ Viết Nghệ Tĩnh, quốc lộ 13, Quang Trung (quận Gò Vấp,
Thủ Đức, Bình Thạnh). Cũng như khu vực phía Tây, tại đây có nhiều dự án hạ tầng
để giải quyết bài toán ùn tắc, kẹt xe.

9

h


Tiểu đội 5_DHAV17B

 Trong khi đó, ở khu vực phía Nam, nơi sự phát triển hạ tầng vùng ngoại ô đang rất
nóng với các địa phương là quận 7, huyện Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ.

 Đối với cửa ngõ phía Đơng của thành phố, là nơi tồn tại một trong những điểm
nóng ùn tắc, kẹt xe là khu vực cảng Cát Lái và phà Cát Lái. Đây là khu vực tốc độ
phát triển đô thị nhanh nhất ở TP HCM khoảng 10 năm qua với sự hình thành khu
đô thị Thủ Thiêm, cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây hay Dự án sân bay
Long Thành.

10

h



Tiểu đội 5_DHAV17B

 Ùn tắc giao thông ở các trường đại học tại TP.HCM:
 Ghi nhận tại trường Đại học Cơng nghiệp TP.HCM, hiện nay trường có cơ sở
chính tại đường Nguyễn Văn Bảo, thuộc khu vực quận Gò Vấp, TP.HCM. Số
lượng tân sinh viên từ các tỉnh thành trên cả nước nhập học cùng với các sinh viên
năm 2 đến năm 4 đi học trở lại đã gây ra tình trạng kẹt xe kéo dài. Khu vực đoạn
đường dẫn vào trường luôn trở thành nỗi ám ảnh của người dân và sinh viên mỗi
giờ cao điểm vì lưu lượng người tham gia giao thông rất lớn, chưa kể khu vực này
cịn có thêm 2 trường THCS và mầm non, do đó mỗi giờ tan học và nhập học, học
sinh, sinh viên đến từ 3 ngôi trường phải chịu cảnh ách tắc giao thông.

 Ghi nhận tại một số tuyến đường trên địa bàn thành phố như Dương Đình Hội,
Nguyễn Xiển, (quận 9), đường Nguyễn Thái Học (quận 1)… ùn tắc giao thông vào
giờ cao điểm. Những khu vực này thường xuyên ùn tắc là do lượng xe lưu thông
đông trong khi có nhiều trường học nằm trên các tuyến đường này.Đáng chú ý là
đường Dương Đình Hội, khu vực cổng trường THCS Tăng Nhơn Phú quận 9, hằng
ngày vào buổi chiều, xe phụ huynh đưa đón con tràn ra đường, giao thông lộn xộn
gây kẹt xe kéo dài. Nơi đây lượng xe đi lại nhiều, trong khi đường nhỏ hẹp gây tắc
nghẽn cục bộ. Kẹt xe là vậy, tuy nhiên, khơng có bóng dáng lực lượng CSGT điều
tiết giao thông, người dân phải xuống đường để giải tỏa ùn tắc.

 Điển hình như tại trường Tiểu học Dịch Vọng B, Trung học cơ sở Nghĩa Tân (quận
Cầu Giấy), tiểu học Kiến Hưng (quận Hà Đông), Trường Tiểu học, Trung học cơ
sở và Trung học phổ thông Thực nghiệm khoa học giáo dục (số 50-52 phố Liễu
11

h



Tiểu đội 5_DHAV17B

Giai, quận Ba Đình), Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lê Ngọc Hân (quận Hai
Bà Trưng)… hầu như ngày nào cũng diễn ra tình trạng ùn tắc giao thông. Nằm trên
địa bàn “đất chật, người đông”, trường Tiểu học Trần Quốc Toản (phố Nhà Chung,
quận Hoàn Kiếm) ùn tắc nghiêm trọng ở khu vực cổng trường vào khoảng 11 giờ
trưa và 4 giờ chiều là khung giờ phụ huynh đưa đón con đi học. Quãng đường hơn
500 m phố Nhà Chung, trước cổng trường Trần Quốc Toản dường như tắc cứng.
Tại đây khơng có người phân luồng, điều chỉnh giao thông vào giờ cao điểm nên
giao thông rất lộn xộn.

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỐNG KẸT XE TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
A. Phương pháp giải quyết vấn nạn kẹt xe TP.HCM:
Theo như tiểu đội chúng em, trước hết Sở Giao thơng vận tải TP cần có kế hoạch rà
sốt lại tất cả những "điểm nóng" bao gồm các cung đường cũng như giờ cao điểm ùn
tắc; phối kết hợp với các ngành liên quan như công an, thơng tin truyền thơng cùng
ban ngành đồn thể khác từ thành phố đến cấp quận huyện, xã phường để tái lập trật tự
giao thơng bằng nhiều hình thức:
 Tăng cường hiệu quả hoạt động của CSGT như tăng nhân sự, nghiêm túc xử phạt
những hành vi vi phạm luật giao thông, đặc biệt là những hành vi lấn chiếm làn
đường, luồn lách trên vỉa hè, phần
đường dành cho bộ hành. Những
hành vi vi phạm Luật giao thông
đường bộ này làm cho thực trạng đã
"ùn" càng thêm "tắc". Giảm mật độ
xe trên đường bằng cách xây mới,
mở rộng đường, bố trí giải phân cách

giữa các làn xe; Xây dựng hệ thống
ITS để hỗ trợ kiểm sốt các dịng xe,
cung cấp thông tin giao thông trực
tuyến; Phát triển các hệ thống, dịch
vụ GTCC để thu hút người sử dụng
xe máy.
12

h


Tiểu đội 5_DHAV17B

 Qua hoạt động chuyên môn, ban ngành đoàn thể thường xuyên lồng ghép xây dựng
chuyên đề tuyên truyền xây dựng văn hóa giao thơng cho người tham gia giao
thơng có những hành vi ứng xử phù hợp, văn minh để nâng cao nhận thức của
người tham gia giao thông.

 Căn cứ trên thực trạng giao thông, Sở Giao thơng vận tải TP cần có kế hoạch điều
chỉnh cách vận hành hệ thống giao thông, phân luồng hợp lý, tăng hoặc giảm hợp
lý một số đường một chiều trên một số cung đường có thể dẫn tới ùn tắc một số
đường trong hiện tại và tương lai. Thành lập đội cảnh sát mơ tơ lưu động. Mục
đích của việc này là xử lý các trường hợp cố tình vượt đèn đỏ, xe chạy quá tốc độ,
lấn làn đường, chở hàng cồng kềnh nhất là các xe đã quá cũ nát như xe babetta, xe
lam… Chính phủ nên dành một phần tiền phạt thu được làm chế độ đãi ngộ thoả
đáng cho các cán bộ chiến sỹ, một phần dành để thuê kho bãi có mái che để giữ
các phương tiện giao thơng vi phạm tránh tình trạng phạt nhưng khơng biết giữ
phương tiện ở đâu, phần cịn lại nộp vào Kho bạc Nhà nước.

13


h


Tiểu đội 5_DHAV17B

 Thực hiện chính sách kiểm sốt dân số, phân bổ dân số trên nhiều tiểu vùng trong
thành phố khác nhau; mạnh dạn thu hồi những dự án bất động sản liên quan đến
việc xây dựng nhà cao tầng có nguy cơ tích tụ dân số ở một tiểu vùng tích tụ dân
số. Kinh nghiệm này đã thực hiện thành công ở Tokyo, Nhật Bản.

 Phát triển và hồn thiện các phương tiện vận tải cơng cộng như số đầu xe, chất
lượng xe và chất lượng phục vụ, dứt điểm nạn cướp giật… trên các phương tiện
công cộng. Khơng thể có kiểu "đánh trống bỏ dùi" trong việc khuyến khích người
dân dùng phương tiện vận chuyển cơng cộng thay thế dần các phương tiện di
chuyển cá nhân.
 Phát triển càng nhiều tuyến, chuyến xe buýt thông minh, chất lượng cao. Xây dựng
các trạm đi đến hiện đại khép kín khơng khác gì xe điện ngầm ở các nước tiên tiến.
Đây là một mơ hình khả thi, có hiệu quả ở các nước đang phát triển như Brazil
chẳng hạn.

 Liên quan tới việc làm tốt phương tiện vận tải cơng cộng cũng cần hồn thiện hạ
tầng giao thơng, thường xuyên duy tu bảo dưỡng đường sá, hệ thống tín hiệu đèn
giao thông, hệ thống cảnh báo tài xế ùn tắc cục bộ để góp phần vào việc tạo điều
kiện giao thông được thông suốt.
 Cần sắp xếp lại trật tự hè phố, kết hợp với mơ hình sử dụng LRT. Với cùng một
khoảng không gian như nhau nhưng ở TP.HCM sự lấn chiếm lề đường buôn bán
mất vệ sinh và lộn xộn gây mất cảnh quan đô thị.

14


h


Tiểu đội 5_DHAV17B

Lập lại trật tự hành lang giao thông đường bộ bị lấn chiếm và mở thêm các bãi đỗ xe
công cộng.
Việc giải toả hành lang bị lấn
chiếm là điều cấp thiết tiếp
theo là mở thêm các bãi đỗ xe
cơng cộng cịn về lâu về dài
thì trên cơ sở những bãi đỗ xe
này Nhà nước có thể tổ chức
cho các cá nhân, tập thể đấu
thầu nâng cấp dần dần các bãi
đỗ xe này lên và vấn đề quản
lý bến bãi.
Xây dựng thêm các chợ xanh
quanh khu dân cư để tránh
tình trạng bán tràn lan trên vỉa
hè.

Phần lớn các siêu thị ở Việt Nam chưa phát triển và cũng do quỹ thời gian eo hẹp của
chị em phụ nữ cho nên đến giờ tan tầm họ không vào các chợ mà tiện đường ghé mua
thực phẩm cho nhanh và cũng khơng mất tiền gửi xe cho nên dẫn tới tình trạng lòng
đường vỉa hè trở thành chợ dẫn đến cảnh ùn tắc kéo dài. Cũng cần nói thêm rằng, lúc
này các biển cấm các phương tiện để trên vỉa hè hết hiệu lực (Cấm các phương tiện để
trên vỉa hè lòng đường từ 7h đến 17h30) Cho nên trên vỉa hè lúc này đã trở thành cái
chợ thực sự .

 Nâng cấp hệ thống nút giao thông:
Đối với khu vực nội và ngoại thành, cần rà soát tất cả các nút giao thông (nút), nhất là
các nút nằm trong khu vực thường xảy ra ách tắc giao thơng và có giải pháp thích hợp
15

h


Tiểu đội 5_DHAV17B

để nâng cao năng lực thông hành của xe cộ (cải tạo đồng mức hoặc xây dựng khác
mức).
Tại các nút có lưu lượng giao thơng khơng q cao, nếu địa hình cho phép thì thực
hiện cơng tác cải tạo, nâng cấp nút đồng mức (mở rộng nút), còn nếu địa hình khơng
cho phép mở rộng thì tiến hành nghiên cứu, đề xuất phương án xây nút khác mức hoặc
bổ sung một số tuyến đường phụ để giải toả một phần lưu lượng xe cộ thông qua nút.
Tại các nút có lưu lượng giao thơng q cao thì nên xem xét phương án xây dựng nút
giao khác mức (ngầm hoặc trên cao). Trong khu vực nội thành, do kiến trúc mặt tiền
đường khá hoàn chỉnh, để đảm bảo mỹ quan đơ thị, trong q trình nghiên cứu cải tạo
nút cần ưu tiên xem xét phương án xây dựng nút ngầm khác mức.
 Phương án khả thi: Điều chỉnh qui hoạch theo hướng dãn dân ra ngoại thành và
các khu đô thị mới. Cần bắt đầu công việc này từ khâu điều chỉnh qui hoạch giao
thơng, trong đó bổ sung các nút giao thơng khác mức và qui hoạch hồn chỉnh hệ
thống nút giao thông tại các khu đô thị mới.
 Lưu ý: Do mật độ xây dựng xung quanh các nút giao thông rất dày đặc nên việc
điều chỉnh này sẽ rất khó khăn và tốn kém. Cần phải nghiên cứu một cách khoa
học và toàn diện trước khi quyết định đầu tư.
 Nâng cấp hệ thống đi bộ vượt đường:
Đối với tất cả các cơng trình xây dựng mới, nhất là các trục đại lộ, cần xây dựng hoàn
chỉnh hệ thống lối đi bộ vượt đường khác mức (ngầm hoặc trên cao) tại tất cả các vị

trí trọng yếu trên tuyến (khu thương mại, ngã ba, ngã tư…).
Đối với các tuyến đường cải tạo, nâng cấp có qui mô lớn (rộng ≥4 làn xe) phải ưu tiên
xây dựng lối đi bộ vượt đường khác mức. Để nâng cao mức độ an tồn giao thơng, tại
tất cả các nút giao thông đồng mức và nhiều hướng (> 4 hướng), cũng phải xây dựng
các lối đi bộ vượt đường khác mức.
Chỉ các nút giao có lưu lượng giao thơng thấp, qui mơ nhỏ (rộng ≤2 làn xe) thì mới sử
dụng lối đi bộ vượt đường đồng mức.
 Phương án khả thi: Điều chỉnh qui hoạch theo hướng dãn dân ra ngoại thành và
các khu đô thị mới. Cần bắt đầu công việc này từ khâu điều chỉnh qui hoạch (xác
định vị trí và qui mơ của từng lối đi bộ vượt đường), trong đó cần tăng cường cơng
tác hồn thiện hệ thống cảnh báo giao thông trong nội và ngoại thành (đồng mức
cũng như khác mức) và qui hoạch hoàn chỉnh hệ thống đi bộ vượt đường tại các
khu đô thị mới.
 Lưu ý: Để phát triển vận tải công cộng, ưu tiên hàng đầu là phải đảm bảo an toàn
cho người đi bộ. Muốn xây dựng lối đi bộ vượt đường khác mức, cần bố trí vỉa hè
đủ rộng nhằm đảm bảo mỹ quan đô thị và trong quá trình nâng cấp, khơng nên xây
16

h


Tiểu đội 5_DHAV17B

dựng rập khuôn. Cần phải nghiên cứu một cách khoa học và toàn diện trước khi
quyết định đầu tư.
 Nâng cấp hệ thống giao thông tĩnh:
Phải điều chỉnh qui hoạch để bổ sung hệ thống giao thông tĩnh (bến bãi đậu đỗ ơ tơ) vì
hiện nay hệ thống này đang rất yếu kém.
Căn cứ số lượng mô tô trong thực tế để dự báo nhu cầu ô tô hóa và lập kế hoạch xây
dựng bến bãi cho từng khu vực.

Các cơng trình này có khối lượng giải toả và tái định cư rất lớn. Mặc dù chi phí xây
dựng rất cao, tuy nhiên để giải quyết bức xúc của xã hội, các ngành chức năng cần
phải nhanh chóng vào cuộc.
 Phương án khả thi: Điều chỉnh qui hoạch theo hướng dãn dân ra ngoại thành và
các khu đô thị mới. Cần phải bắt đầu công việc này từ khâu điều chỉnh qui hoạch
giao thơng, trong đó cần bổ sung các bến bãi đậu xe (ưu tiên ngầm hoá dưới các
cơng viên, sân trường, các cơng trình cơng cộng…) và qui hoạch hồn chỉnh hệ
thống giao thơng tĩnh tại các khu đô thị mới.
 Lưu ý: Do mật độ xây dựng rất dày đặc (từ đường cho đến ngõ phố) nên việc điều
chỉnh này sẽ rất khó khăn và tốn kém, yêu cầu tái định cư rất lớn. Cần phải nghiên
cứu một cách khoa học và toàn diện trước khi quyết định đầu tư.
 Nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước:
Thành phố càng phát triển, dân số ngày càng tăng, việc sử dụng nước ngày càng
nhiều, phạm vi thu nước ngày càng rộng…. thì qui mơ cống, cửa cống, kênh rạch tiêu
thoát nước phải ngày càng lớn.
Cần xác định lại kích thước của từng tuyến và đoạn cống, phạm vi thu nước và khả
năng thoát nước của từng cửa xả hoặc nhóm cửa xả. Xử lý ngay các đoạn tuyến và cửa
xả chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
Cần có kế hoạch khai thơng lịng cống, nạo vét và giải toả vật cản trên các kênh rạch
dẫn nước, xử lý nghiêm các hành vi lấn chiếm kênh, rạch…
Để xử lý q trình tích tụ nước một cách cục bộ, làm quá tải khả năng tiêu thoát nước,
dẫn đến ngập lụt (trước, trong và sau mưa)… cần phải có giải pháp ngăn chặn hiện
tượng dồn nước mưa từ các khu vực có địa hình cao sang các khu vực có địa hình thấp
(theo qui tắc bình thơng nhau).
Để phịng, chống nguy cơ triều cường làm ngập lụt đường phố cần phải xây dựng đê
bao đa mục tiêu. Đường kết hợp với đê bao là cơng trình giao thơng có hệ thống điều
tiết nước một cách tự nhiên hoặc sử dụng hệ thống điều tiết nhân tạo một cách hợp lý
(bằng cửa xả, nắp cống…hoặc bơm hút bằng máy).

17


h


Tiểu đội 5_DHAV17B

 Phương án khả thi: Điều chỉnh qui hoạch theo hướng dãn dân ra ngoại thành và
các khu đô thị mới. Cần phải bắt đầu công việc này từ khâu điều chỉnh hệ thống
cống và đê bao chống lũ (xác định vị trí và qui mơ các tuyến cống, vùng thu nước
và khả năng thoát nước của từng cửa xả, mức độ điều hoà của các hệ cống lân
cận… qui mô của từng đê bao) và qui hoạch hồn chỉnh hệ thống tiêu thốt nước
và đê bao tại các khu đô thị mới.
 Lưu ý: Để xây dựng đô thị ngày càng văn minh, hiện đại…. tất yếu phải đầu tư
nâng cấp hệ thống thốt nước (dù vơ cùng tốn kém cũng phải làm). Là một đô thị
lớn, địa hình phức tạp, việc đầu tư nâng cấp cơng phải hết sức thận trọng.
 Xây dựng mới hệ thống metro cao tốc (metro):
Đây là loại hình vận tải hồn tồn mới, chưa có tiền lệ tại thành phố Hồ Chí Minh và
các đơ thị khác ở Việt Nam.
Xây dựng hệ thống metro (ngầm hoặc trên cao) là yêu cầu tất yếu của các đô thị lớn
nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân một cách an toàn và nhanh chóng. Thành
phố Hồ Chí Minh, với trên 8.42 triệu dân (năm 2006), là một trong những đô thị rất
lớn, do đó việc đầu tư xây dựng hệ thống metro là vơ cùng cần thiết.
Để hệ thống metro có thể phát huy tác dụng như mong muốn, mạng lưới vận tải công
cộng (ở các khu vực này) phải tương đối hoàn chỉnh: mặt đường đủ rộng trong mọi
điều kiện (thời tiết, thời gian…) để các loại hình vận tải có thể tham gia trung chuyển
hành khách, tại các trạm metro phải có các dịch vụ vận tải an tồn và kịp thời (xe buýt,
taxi…), vỉa hè phải rộng, có lối đi bộ và hệ thống nút giao hợp lý để đảm bảo an toàn
cho người bộ hành (đi dọc và ngang đường), hệ thống xe buýt phải tiện lợi, không bị
ách tắc trong các giờ cao điểm (hoạt động đều khắp và nối các trạm metro với hầu hết
các khu dân cư tập trung ở nội và ngoại thành).

Đối với các khu vực nội thành, với mức độ đô thị hóa như hiện nay, việc cải tạo và
nâng cấp hệ thống giao thông nhằm đảm bảo các yêu cầu như trên là rất khó khăn và
tốn kém, tính khả thi không cao. Cần phải hết sức thận trọng trong việc quyết định đầu
tư xây dựng, nếu không sẽ gây lãng phí rất lớn.
Với các vùng ngoại thành (mới phát triển, hệ thống giao thơng chưa hồn chỉnh, mức
độ đơ thị hoá chưa cao), việc xây dựng các tuyến metro có nhiều thuận lợi hơn (chi
phí giải phóng mặt bằng thấp hơn, điều kiện tái định cư dễ dàng hơn, việc điều chỉnh
và mở rộng mặt đường có tính khả thi cao hơn, công tác qui hoạch và xây dựng các
bến bãi vận tải cơng cộng khơng q khó khăn…).
Đối với các khu đô thị mới (đô thị vệ tinh, đô thị mở rộng theo quy hoạch…), việc xây
dựng các tuyến metro là rất thuận lợi (có chi phí giải phóng mặt bằng thấp, điều kiện

18

h


Tiểu đội 5_DHAV17B

tái định cư dễ dàng, công tác qui hoạch hệ thống giao thơng một cách khoa học và
hồn chỉnh, có tính khả thi rất cao…).
 Phương án khả thi: Điều chỉnh qui hoạch theo hướng dãn dân ra ngoại thành và
các khu đô thị mới. Cần bắt đầu công việc từ khâu điều chỉnh qui hoạch giao
thông, trong đó cần bổ sung hệ thống metro trong khu vực nội và ngoại thành
(ngầm hoặc trên cao) và qui hoạch hồn chỉnh hệ thống giao thơng tại các khu đơ
thị mới.
 Lưu ý: Do chi phí đầu tư cực lớn, kỹ thuật thi công và bảo dưỡng rất phức tạp, cần
phải phân tích một cách khoa học và tồn diện trước khi quyết định đầu tư. Nhìn
chung, đối với khu vực có địa chất yếu (vùng châu thổ sơng rạch ở trung tâm và
nam thành phố…), việc xây dựng metro ngầm sẽ rất tốn kém và do ảnh hưởng

nước ngầm, có thể xảy ra hiện tượng lún cục bộ tại nhiều khu vực; trong thời gian
vận hành, công tác khắc phục các sự cố kỹ thuật về vỏ hầm sẽ rất tốn kém và cực
kỳ nguy hiểm, việc điều tiết giao thơng trong đường hầm sẽ rất khó khăn.
 Cải tạo qui hoạch đơ thị:
Cần có giải pháp dãn dân từ nội thành ra ngoại thành và các khu đô thị mới. Hình
thành các trung tâm vệ tinh hồn chỉnh, từng bước giảm mật độ dân số và xe cộ trong
các khu vực nội thành.
Đối với các khu vực nội thành: khơng xây thêm các cao ốc văn phịng, các chung cư;
không bổ sung các dịch vụ đông người; không cấp phép cơi nới cao tầng (vượt quy
hoạch); cần mở rộng công viên cây xanh, bãi xe…
Tại các vùng ngoại ô và các khu đô thị mới: cần ưu tiên xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng
kỹ thuật và xã hội, tạo các điều thuận lợi về đời sống và sinh hoạt; tổ chức các dịch vụ
mới, hiện đại; xây dựng hồn chỉnh các cơ sở cơng cộng như trung tâm hành chính,
giáo dục, cơng nghiệp, tài chính, thương mại, y tế…
Bổ sung hệ thống đường cao tốc hướng tâm (ngầm, trên mặt đất hoặc trên khơng) nối
thành phố Hồ Chí Minh với trung tâm các tỉnh, thành phố như: Vũng Tàu, Đà Lạt,
Phan Thiết,… Bình Phước, Tây Ninh; Tân An, Bến Tre, Cần Thơ, Kiên Giang, Cà
Mau… để nhanh chóng giải toả xe cộ và hành khách vãng lai.
Bổ sung hệ thống các đường tròn cao tốc vành đai (ngầm, trên mặt đất hoặc trên
không) nối liền các trung tâm hành chính, thương mại ở nội, ngoại thành và các khu
đô thị mới… để tăng đầu mối trung chuyển giữa các khu vực, các vùng và giảm áp lực
xe cộ và hành khách trong khu vực nội thành.
 Phương án khả thi: Điều chỉnh qui hoạch theo hướng dãn dân ra ngoại thành và
các khu đô thị mới. Cần bắt đầu công việc này từ khâu điều chỉnh qui hoạch khu
vực nội và ngoại thành và qui hoạch hoàn chỉnh các khu đô thị mới.
19

h



Tiểu đội 5_DHAV17B

 Lưu ý: Di dời các cơ sở đông người từ nội thành ra ngoại thành và các đô thị mới
càng sớm càng tốt.
 Các cơ quan chức năng của Nhà nước cũng đã tìm ra nhiều biện pháp để giảm ung
tắc giao thơng. Tuy nhiên, tình hình vẫn có rất ít tiến triển. Kết quả là, trước khi
chờ câu trả lời thành công của Nhà nước, ai trong chúng ta cũng phải “vận động”
để giảm thiểu tác động của ùn tắc giao thông đến cuộc sống của mình. Dưới đây là
một số giải pháp có thể giúp giảm thiểu nạn kẹt xe.
 Cố gắng sắp xếp thời gian đi làm sớm hơn. Đơn giản chỉ cần tránh tắc nghẽn giao
thông trong khi cho phép bạn tận dụng thời gian của mình. Khơng bị dừng xe để
khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn, giúp bạn làm việc hiệu quả và thành công hơn.
 Nếu phải đi qua các tuyến đường hay tắc đường, bạn cũng có thể về muộn hơn một
chút để tránh tắc đường. Ngoài ra hãy sắp xếp giờ làm việc của bạn với cơ quan để
bạn vẫn có thể làm việc theo giờ và phịng tránh tắc nghẽn giao thông.
 Trên cơ sở các phân tích nêu trên, cần tập trung chỉ đạo các cơng việc sau:
 Khẩn cấp di dời các cơng trình cơng cộng đông người ra khỏi các khu vực trung
tâm với tiêu chí càng nhanh, càng tốt. Tập trung vốn đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ
thuật và xã hội tại các khu đô thị mới và sớm di dời các trung tâm hành chính, giáo
dục, cơng nghiệp, tài chính, thương mại, y tế, giao thông (cảng)… ra khỏi khu vực
nội thành, trong đó ưu tiên di dời các cơng trình nằm trong khu vực có nguy cơ ùn
tắc giao thơng.
 Dừng ngay kế hoạch xây dựng các cao ốc mới. Không xây thêm các cao ốc tại các
quận trung tâm và các khu vực có nguy cơ ùn tắc giao thơng. Sau khi hồn thành
các dự án đang triển khai, sẽ tiến hành đánh giá tình hình giao thơng trong khu vực
và thực hiện các giải pháp đảm bảo an tồn giao thơng. Trên cơ sở các tính tốn
khoa học và tồn diện về giao thơng vận tải, bảo đảm khơng xảy ra ách tắc giao
thơng, thì mới cho phép triển khai các dự án mới.
 Điều chỉnh và cải tạo qui hoạch một cách hợp lý. Với các khu vực không đảm bảo
giao thông, việc nâng cấp sẽ rất tốn kém và không hiệu quả, cần khoanh vùng các

khu vực này để cải tạo theo tiêu chí giữ gìn hiện trạng. Đối với các khu vực có khả
năng cải tạo (vùng ngoại thành) thì tiến hành điều chỉnh qui hoạch một cách đồng
bộ đô thị và giao thông. Với các khu vực mới phát triển (khu vực Thủ
Thiêm, Nam Sài Gịn…) thì triển khai qui hoạch một cách hồn chỉnh, hiện đại.
 Phát triển đô thị một cách bền vững.
 Hai trung tâm Sài Gịn và Chợ Lớn khơng thể đáp ứng các tiêu chí của một đơ thị
hiện đại, việc nâng cấp sẽ rất tốn kém nhưng hiệu quả khơng cao. Do đó, bên cạnh
việc cải tạo, nâng cấp các khu vực này, cần bổ sung các trung tâm mới với qui mô
20

h


Tiểu đội 5_DHAV17B

hiện đại, đảm bảo an tồn giao thơng (đường sá, bến bãi), an toàn động đất (địa
chất, kết cấu xây dựng), khơng ngập úng (địa hình, qui mơ hệ thống tiêu thốt
nước), có giá trị lịch sử, văn hóa…
 Xét trên nhiều yếu tố, để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, cần mở rộng đô thị
về hướng Bắc. Về qui mô: bên cạnh việc mở rộng, cần nhập Thủ Dầu Một và Biên
Hoà vào thành phố Hồ Chí Minh để hình thành một đơ thị rộng lớn với sáu trung
tâm là Sài Gòn - Chợ Lớn - Hốc Môn - Củ Chi - Thủ Dầu Một - Biên Hồ, trong
đó xây dựng Hốc Mơn - Củ Chi và Thủ Dầu Một thành ba trung tâm hiện đại
nhất. Về điều kiện phát triển: Thủ Dầu Một đang là đơ thị mới, khá hiện đại; cịn
Hốc Mơn và Củ Chi là các vùng ngoại thành có địa hình cao, q trình đơ thị hố
chưa cao, dễ cải tạo và nâng cấp. Về giao thơng vận tải: ngồi các tuyến giao thông
huyết mạch hiện nay, Hốc Môn, Củ Chi và Thủ Dầu Một có thể tận dụng tốt lợi thế
của hai quốc lộ mới cực kỳ quan trọng là đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ biên giới
N1.
 Phát triển giao thông một cách đồng bộ. Xác định các trục cao tốc hướng tâm và

đường vịng đơ thị và tập trung xây dựng các tuyến này một cách đồng bộ, trong đó
ưu tiên phát triển các loại hình vận tải mới. Cải tạo và nâng cấp đường phố, ngõ
phố, vỉa hè và hạ tầng kỹ thuật một cách đồng bộ, hợp lý.
 Triển khai các giải pháp phòng, chống ùn tắc giao thông. Tuỳ đặc điểm của từng
khu vực, cần lựa chọn và triển khai các giải pháp phòng, chống ùn tắc giao thông
một cách hợp lý.
B. Liên hệ bản thân:
Cuộc sống của mỗi người được tạo nên từ nhiều yếu tố cộng hưởng. Và việc đảm bảo
an toàn giao thông cũng quan trọng không kém. Chúng ta là những sinh viên hãy
chung tay xây dựng một môi trường tham gia giao thơng lành mạnh, an tồn nhất bằng
các biện pháp như: tìm hiểu, tham gia và chấp hành tốt luật bảo vệ ATGT; ý thức được
mốc giờ cao điểm khi nào xảy ra ùn tắc giao thông để kịp thời phòng tránh; nâng cao ý
thức cá nhân, tuyên truyền cho những người xung quanh nhận thức mối nguy hại của
vấn đề, để từ đó cùng nhau tìm ra phương hướng giải pháp phù hợp giúp giảm thiểu
vấn nạn kẹt xe hiện đang diễn ra nhức nhói trong hệ thống vận hành giao thơng của
TP.HCM nói riêng cũng như của cả nước nói chung.
“MỖI MỘT Ý THỨC BẢN THÂN LÀ CẢ Ý THỨC MỘT CỘNG ĐỒNG”

21

h


Tiểu đội 5_DHAV17B

PHỤ LỤC
/> />Link ảnh : />Link ảnh: /> /> /> /> />
22

h



×