Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

(Tiểu luận) chuyên đề xử lý rác thải bằng phương pháp hóa học sử dụng nhiệt hiện trạng áp dụng ở việt nam (tphcm) và một số nước phát triển trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (718.55 KB, 35 trang )

TỔNG LIÊN ĐỒN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƠN ĐỨC THẮNG
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

BÁO CÁO CUỐI KỲ
MƠN QUẢN LÍ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY
HẠI

CHUYÊN ĐỀ: XỬ LÝ RÁC THẢI BẰNG
PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC SỬ DỤNG NHIỆT.
HIỆN TRẠNG ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM
(TPHCM) VÀ MỘT SỐ NƯỚC PHÁT TRIỂN
TRÊN THẾ GIỚI
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Thanh Hương
Nhóm sinh viên thực hiện:
Đồn Thị Hồng Trâm

92000164

Nguyễn Ka Thy

92000163

Ngơ Tồn Mỹ

92000113

Nguyễn Như Bình

92000070


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2023
1

h


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH................................................................................................5
MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 6
XỬ LÝ RÁC THẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC SỬ DỤNG NHIỆT. HIỆN
TRẠNG ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM (TPHCM) VÀ MỘT SỐ NƯỚC PHÁT TRIỂN
TRÊN THẾ GIỚI.............................................................................................................7
I.

TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN....................................................................7

1.1.

Khái niệm chất thải rắn.........................................................................................7

1.2.

Phân loại chất thải rắn...........................................................................................7

1.3.

Mục đích của việc xử lí chất thải rắn....................................................................8

1.4.


Các phương pháp chính dùng để xử lí chất thải rắn...........................................8

II. XỬ LÍ RÁC THẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP HĨA HỌC SỬ DỤNG NHIỆT....8
2.1.

Phân loại chất thải có thể xử lí bằng phương pháp sử dụng nhiệt.....................9

2.1.1. Những chất thải không nên đốt.......................................................................9
2.1.2. Những chất thải không được đốt.....................................................................9
2.1.3. Những chất thải nên đốt...................................................................................9
2.2.

Phương pháp xử lí chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt...............................10

2.2.1. Phân loại hệ thống xử lí chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt..................11
2.2.1.1. Đốt hóa học..............................................................................................11
2.2.1.2. Đốt dư khí.................................................................................................11
2.2.1.3. Khí hóa.....................................................................................................12
2.2.1.4. Nhiệt phân.................................................................................................14
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cháy.....................................................16
2.2.2.1. Thành phần, tính chất chất thải................................................................16
2.2.2.2. Ảnh hưởng của hệ số cấp khí....................................................................17
2.2.2.3. Nhiệt trị.....................................................................................................17
2.3.

Các ngun tắc cơ bản của q trình cháy.........................................................18

2.4. Ưu điểm và khuyết điểm của phương pháp xử lí chất thải rắn bằng phương
pháp nhiệt....................................................................................................................... 18
2.4.1. Ưu điểm..........................................................................................................18

2.4.2. Khuyết điểm....................................................................................................19
2.5.

Vấn đề lựa chọn công nghệ xử lý chất thải bằng phương pháp nhiệt..............19

2.6.

Cơng nghệ xử lí rác thải bằng lò đốt...................................................................20
2

h


2.6.1. Phân loại theo quy mô đốt..............................................................................20
2.6.2. Phân loại theo kiểu lị đốt chất thải cơ bản...................................................20
2.7.

Ví dụ minh họa về một số lò đốt chất thải..........................................................20

2.7.1. Lò đốt một cấp................................................................................................21
2.7.2. Lị đốt tầng sơi................................................................................................21
2.7.3. Lị đốt thùng quay (300 tấn rác/ngày)............................................................23
III. HIỆN TRẠNG ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC SỬ DỤNG NHIỆT
TRONG XỬ LÝ RÁC THẢI.........................................................................................25
3.1.

Tình trạng phát sinh chất thải rắn......................................................................25

3.1.1. Tình trạng phát sinh chất thải rắn ở Việt Nam.............................................25
3.1.2. Tình trạng phát sinh chất thải rắn ở Thành phố Hồ Chí Minh....................26

3.1.3. Tình trạng phát sinh chất thải rắn ở các nước trên thế giới.........................26
3.1.3.1. Châu Âu....................................................................................................26
3.1.3.2. Nhật Bản...................................................................................................27
3.1.3.3. Trung Quốc...............................................................................................27
3.2. Hiện trạng áp dụng phương pháp hóa học sử dụng nhiệt trong xử lí chất thải
rắn ở Việt Nam và các nước trên thế giới.....................................................................27
3.2.1. Ở Việt Nam.....................................................................................................27
3.2.2. Ở các nước trên thế giới.................................................................................28
3.2.2.1. Châu Âu....................................................................................................28
3.2.2.2. Nhật Bản...................................................................................................28
3.2.2.3. Trung Quốc...............................................................................................29
3.3.

Khó khăn trong việc xử lí chất thải rắn ở Việt Nam.........................................29

3.3.1. Khó khăn trong hệ thống quản lí chất thải rắn ở TPHCM...........................29
3.3.2. Khó khăn trong cơng nghệ xử lí chất thải rắn..............................................29
3.3.3. Đốt rác sai quy định........................................................................................30
3.4. Một số biện pháp đề xuất để giải quyết khó khăn trong việc xử lí chất thải
rắn…............................................................................................................................... 31
3.4.1. Đối với hệ thống quản lí chất thải rắn...........................................................31
3.4.2. Đối với cơng nghệ xử lí chất thải rắn............................................................32
3.4.3. Đối với việc đốt rác sai quy định....................................................................32
3.5.

Khuyến nghị công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.............33

KẾT LUẬN.....................................................................................................................34
3


h


TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................35

4

h


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1 Các phương pháp chính để xử lí chất thải rắn........................................................8
Hình 2 Sơ đồ phân loại chất thải nên xử lí bằng phương pháp đốt...................................10
Hình 3 Các hệ thống xử lí chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt.....................................11
Hình 4 Lị đốt một cấp.....................................................................................................21
Hình 5 Lị đốt tầng sơi......................................................................................................22
Hình 6 Lị đốt thùng quay................................................................................................25
Hình 7 Cháy do đốt rác sai quy định................................................................................31

5

h


MỞ ĐẦU
Là một nước đang phát triển, trong thời đại tồn cầu hóa và phát triển cơng nghệ
vượt bậc trên thế giới hiện nay, Việt Nam muốn tiến đến phát triển bền vững thì khơng
thể chỉ chú trọng phát triển kinh tế, mà cịn phải tính đến các giải pháp an sinh xã hội và
bảo vệ môi trường. 
Xét riêng vấn đề bảo vệ môi trường, như nhiều nước đang phát triển khác, Việt

Nam chú trọng trước hết đến các vấn đề về nước, nước thải rồi mới đến rác thải. Về rác
thải, nước ta chỉ thực sự đẩy mạnh quan tâm từ thập niên 70 - 80 của thế kỷ trước. Tuy
nhiên công tác quản lý chất thải rắn (được các nhà quản lý quan tâm tập trung chủ yếu tại
chất thải từ hoạt động sinh hoạt của con người (chất thải rắn sinh hoạt). Chính vì vậy, mơ
hình thu gom, xử lý khi đó cũng mới chỉ ở mức độ đơn giản. 
Hiện nay trên thế giới công nghệ đốt chất thải đã ngày càng được áp dụng rộng rãi
do có một số ưu điểm nổi bật so với các cơng nghệ khác như có thể giảm được 90 - 95%
thể tích và khối lượng chất thải, có thể tận dụng nhiệt, tiết kiệm được diện tích so với
biện pháp chôn lấp, giảm thiểu ô nhiễm nước, mùi hôi, giảm phát thải khí nhà kính so với
biện pháp chơn lấp ... .Tại Việt Nam, vấn đề đốt chất thải cũng đang được quan tâm do
khối lượng chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại, chất thải sinh hoạt ngày càng gia
tăng. Bên cạnh đó biện pháp xử lý rác đang tồn tại (chôn lấp) ngày càng biểu hiện các
nhược điểm rất khó giải quyết.
Vì thế nên, để giải quyết vấn đề liên quan đến việc tiêu hủy chất thải rắn, qua bài
báo cáo này, chúng em sẽ làm rõ hơn về việc áp dụng xử lý rác thải bằng phương pháp
hóa học sử dụng nhiệt. Bên cạnh đó, nêu lên biện pháp thơng qua tìm hiểu thơng tin về
hiện trạng áp dụng phương pháp hóa học sử dụng nhiệt ở Việt Nam (Tp. Hồ Chí Minh)
và một số nước phát triển trên thế giới.

6

h


XỬ LÝ RÁC THẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC SỬ DỤNG NHIỆT.
HIỆN TRẠNG ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM (TPHCM) VÀ MỘT SỐ NƯỚC
PHÁT TRIỂN TRÊN THẾ GIỚI.
I.
I.1.


TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN
Khái niệm chất thải rắn

Chất thải là loại vật liệu mà người ta thải đi như một thứ vô giá trị. Quan niệm về
chất thải thường được xét theo nhận định về giá trị sử dụng đối với người sở hữu nó. Chất
thải rắn bao gồm tất cả những chất thải khơng phải nước thải và khí thải. Vì vậy cái gọi là
chất thải rắn có thể là một chất rắn, nửa đặc thậm chí là chất lỏng.
I.2.

Phân loại chất thải rắn

Có nhiều cách phân loại chất thải rắn như phân loại theo bản chất của chúng,
chẳng hạn rác, tro than, xác súc vật chết, rác quét đường. Tuy vậy, cách phân loại phổ
biến nhất là phân loại theo nguồn phát thải.
Rác thải gia đình (rác sinh hoạt) bao gồm các loại chất thải phát sinh trong sinh
hoạt gia đình. Chúng bao gồm: rác do chế biến thức ăn, quét dọn nhà cửa, tro bếp và rác
dọn vườn, các vật dụng cũ, bao gói, giấy vệ sinh, phân người,… Tại các nước phát triển
thì chủ yếu là giấy, bao bì, túi ni lơng, kinh, kim loại, nhựa, vỏ lon.
Chất thải thương mại: bao gồm rác của các cửa hàng, trạm xăng dầu, nhà hàng,
khách sạn, kho tàng và chợ. Thành phần chủ yếu là các vật đựng, bao bì và thực phẩm
thải bỏ. Tại các nước đang phát triển thì rác chợ chiếm một phần lớn của rác thương mại.
Rác chợ có một tỷ lệ chất hữu cơ rất cao do hàng ăn và gánh bán rong vứt ra.
Chất thải công sở: bao gồm rác trường học, cơ quan, chất thải bệnh viện, nhà thờ,
doanh trại bộ đội, công an. Chất thải cơ quan, trường học thì chủ yếu là giấy. Chất thải
của các doanh trại thì giống như rác sinh hoạt gia đình.
Chất thải bệnh viện: chứa nhiều chất thải nguy hiểm cho sức khoẻ nhưng tại các
nước nghèo vẫn được thu gom cùng với rác sinh hoạt. Rác quét đường: thường chứa
nhiều đất bẩn, lá cây, vỏ lon, bao bì. Tuy vậy ở Việt Nam trong rác qt đường vẫn có
nhiều rác sinh hoạt trong gia đình, phân người, phân súc vật, xác súc vật chết, bùn nạo vét
cống. 

Chất thải xây dựng: bao gồm gạch ngói vỡ, cát, đất, vôi vữa. Loại chất thải này
thường được đổ chất đống ven đường phố hay trong khu dân cư. Chất thải vệ sinh: đang
là một vấn đề gay cấn của nước ta do sự yếu kém của hệ thống cống rãnh và nhà tiêu.
Phân người tại các bể phốt của hố xí tự hoại, bán tự hoại, hố xí thùng, bùn nạo vét cống
chưa được thu gom và vận chuyển đúng quy định. Việc thu dọn phân người vào ban đêm
chưa được kiểm sốt chặt chẽ do đó một số công nhân vệ sinh vẫn đổ phân lung tung vào
những nơi không được phép. 
Chất thải công nghiệp: bao gồm nhiều chủng loại được phát sinh trong quá trình
hoạt động sản xuất của nhà máy, xí nghiệp. Chúng có thể là bao bì, phế thải chế biến thực
phẩm, kim loại, vải sợi, nhựa, tro than, dầu mỡ, hoá chất thải bỏ v.v. Các xí nghiệp lớn
thường có hợp đồng thu gom và vận chuyển riêng. Cịn các xí nghiệp nhỏ nhiều khi đổ
7

h


chất thải của mình vào chung với rác sinh hoạt. Việt Nam vẫn chưa có hệ thống xử lý rác
độc hại riêng.
I.3. Mục đích của việc xử lí chất thải rắn
Tái sử dụng và tái sinh chất thải.
Không làm phát tán các chất gây nguy hại vào môi trường.
Chuyển từ các chất độc hại thành các chất ít độc hại hơn hoặc vơ hại.
Giảm thể tích chất thải trước khi chơn lấp.
I.4.

Các phương pháp chính dùng để xử lí chất thải rắn

Hình 1 Các phương pháp chính để xử lí chất thải rắn
II.


XỬ LÍ RÁC THẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP HĨA HỌC SỬ DỤNG
NHIỆT

8

h


Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt là q trình sử dụng nhiệt để chuyển
hóa chất thải từ dạng rắn sang dạng khí, lỏng, tro…đồng thời giải phóng năng lượng dưới
dạng nhiệt.
II.1. Phân loại chất thải có thể xử lí bằng phương pháp sử dụng nhiệt
Ngày nay, có rất nhiều biện pháp xử lý khác nhau được áp dụng để trong các hoạt
động xử lý chất thải như: thu hồi để tái sử dụng, tái chế, chôn lấp hợp vệ sinh, chế biến
phân hữu cơ, chế biến biogas, ổn định đóng rắn, đốt. Tuỳ theo đặc tính và thành phần của
từng loại chất thải mà ta áp dụng phương pháp xử lý phù hợp nhất để tăng giá trị kinh tế
cho chất thải, giảm thiểu tối đa lượng chất thải đem đốt cũng như giảm thiểu sự hình
thành và phát thải POP (Persistant Organic Pollutants): Các chất ô nhiễm hữu cơ khó
phân hủy. 
Các hướng lựa chọn phương pháp xử lý chất thải theo đặc tính và thành phần chất
thải tương ứng bao gồm:
II.1.1. Những chất thải không nên đốt
Các chất thải có thể thu hồi để tái sử dụng, tái chế như: phế liệu thải ra từ quá trình
sản xuất; các thiết bị điện, điện tử dân dụng và công nghiệp; các phương tiện giao thông;
các sản phẩm phục vụ sản xuất và tiêu dùng đã hết hạn sử dụng; gỗ, bao bì bằng giấy,
kim loại, thuỷ tinh, hoặc chất dẻo khác; Các thành phần chất thải hữu cơ có thể phân huỷ
sinh học sau phân loại của chất thải rắn đô thị như: các loại thực vật, lá cây, rau, thực
phẩm dư thì nên được xử lý bằng phương pháp sinh học với nhiều mục đích khác nhau ví
dụ chế biến phân hữu cơ vi sinh, thu hồi khí biogas hoặc chơn lấp hợp vệ sinh; Các sản
phẩm tiêu dùng chứa các thành phần hoá chất độc hại như pin, ắc quy thì nên áp dụng

cơng nghệ chôn lấp chất thải rắn nguy hại Kỹ thuật xử lý chất thải rắn: “Xử lý chất thải
rắn bằng phương pháp nhiệt”.
II.1.2. Những chất thải không được đốt
Chất thải phát sinh trong q trình xây dựng hoặc từ cơng tác đào đất, nạo vét lớp
đất mặt như gạch, ngói, vữa, bê tơng, vật liệu kết dính q hạn sử dụng, bùn đất hữu cơ.
Mặt khác chúng cịn có thể được tái chế hoặc tái sử dụng làm vật liệu san lấp cho các
cơng trình xây dựng; Các chất thải có tính oxi hố mạnh, ăn mịn, dễ gây nổ như: bình
đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí dung, dung dịch HCl, HNO 3, pin, ắc qui, amiăng; Chất
thải có chứa thành phần các kim loại nặng như: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy
ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ
bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đốn hình ảnh,
xạ trị); Các chất thải có thành phần phóng xạ phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán, điều
trị tại các bệnh viện, từ các cơ sở nghiên cứu khoa học và từ các nhà máy, khu công
nghiệp.
II.1.3. Những chất thải nên đốt
9

h


Chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp không nguy hại có chứa các thành phần
hữu cơ như giấy, gỗ, vải, da, cao su thải, lốp xe thải, nhựa thải, sinh khối, thức ăn gia súc
không phân loại được triệt để cho mục đích tận dụng, tái sinh tái chế; Chất thải y tế nguy
hại như: Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất khơng cịn khả năng sử dụng, các mô, cơ
quan, bộ phận cơ thể người, bào thai và xác động vật thí nghiệm, bơm kim tiêm, đầu sắc
nhọn của dây truyền, dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm; Chất thải nguy hại hữu cơ bao gồm
các thành phần hydrocarbon, dầu thải, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hữu
cơ, dung môi đã qua sử dụng, sơn thải và dung môi; Bùn cặn từ công nghiệp lọc dầu, hóa
chất, sản xuất giấy, từ xưởng in, từ quá trình xử lý nước thải, đất nhiễm bẩn;  Nhựa
đường chua, đất sét, than hoạt tính đã qua sử dụng; Chất thải nhiễm khuẩn hoặc các loại

hóa chất độc hại; Chất thải có chứa halogen như: dầu máy biến thế nhiễm PCB, CFC,
clorophenol.

Hình 2 Sơ đồ phân loại chất thải nên xử lí bằng phương pháp đốt
II.2. Phương pháp xử lí chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt
Xử lý CTR bằng phương pháp nhiệt là quá trình sử dụng nhiệt để chuyển hóa chất
thải từ dạng rắn sang dạng khí, lỏng và tro…đồng thời giải phóng năng lượng dưới dạng
nhiệt.
Xử lý CTR bằng phương pháp nhiệt là phương pháp xử lý rác thải phổ biến nhất
ngày nay được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Đây là quá trình oxi hóa chất thải rắn
ở nhiệt độ cao tạo thành CO, và hơi nước, có thể giảm thể tích chất thải xuống 85-95%.
Phương pháp này giúp xử lý triệt để rác thải, tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh và các chất
ơ nhiễm, diện tích xây dựng nhỏ, vận hành đơn giản, thích hợp cho việc xử lý chất thải
10

h


bệnh viện, chất thải nguy hại, các loại chất thải có thời gian phân hủy dài. Ngồi ra cịn
thu hồi nhiệt phục vụ cho các nhu cầu khác nhau như tận dụng cho lị hơi, lị sưởi, cấp
điện,...Tuy nhiên, nó cịn có một số hạn chế là sinh khói bụi và một số khi ô nhiễm khác
như dioxin, furan, SO2,CO2, HCI, NOx, CO, ... Do vậy khi thiết kế xây dựng lò đốt phải
xây dựng theo hệ thống xử lý khí thải.
II.2.1. Phân loại hệ thống xử lí chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt
Có 4 loại hệ thống xử lí chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt: Đốt hóa học, nhiệt
phân, khí hóa và đốt dư khí.

Hình 3 Các hệ thống xử lí chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt
II.2.1.1. Đốt hóa học
Q trình đốt được thực hiện với một lượng oxy cần thiết vừa đủ để đốt cháy hồn

tồn CTR gọi là q trình đốt hóa học. Lượng khơng khí cần thiết cho q trình đốt chất
thải rắn được dựa theo các phương trình phản ứng giữa thành phần cacbon, hydro và lưu
huỳnh trong phần hữu cơ của chất thải rắn đơ thị với oxy khơng khí như sau:
C + O2 => CO2
2H2 + O2 => H2O
S + O2 => SO2
II.2.1.2. Đốt dư khí
11

h


Q trình đốt được thực hiện với dư lượng khơng khí cần thiết được gọi là q
trình đốt dư khí.  Chế độ cấp dư khí được sử dụng nhằm đảm bảo sự xáo trộn tốt và mọi
thành phần trong CTR tiếp xúc tốt với khơng khí. Lượng dư khơng khí cho quá trình đốt
ảnh hưởng đến nhiệt độ và thành phần của khí đốt sinh ra. Khi phần trăm dư lượng khơng
khí tăng, oxy trong khí lị tăng, nhiệt độ lị giảm. Do đó, ta cần điều chỉnh lượng khơng
khí dư cung cấp cho lò.
Trong một số hệ thống đốt CTR, chế độ cấp dư khí được sử dụng nằm đảm bảo sự
xáo trộn tốt và mọi thành phần trong CTR tiếp xúc tốt với khơng khí. Lượng dư khơng
khí cho quá trình đốt ảnh hưởng đến nhiệt độ và thành phần của khí đốt sinh ra. Khi phần
trăm dư lượng khơng khí tăng, oxy trong khí lị tăng, nhiệt độ lị giảm. Do đó điều chỉnh
lượng khơng khí dư cung cấp là một phương pháp để kiểm soát nhiệt độ lị đốt. Nhiệt độ
có ảnh hưởng đến sự xuất hiện của các khí gây mùi trong thành phần của khói lị. Khi
nhiệt độ lị nhỏ hơn 787oC các khí gây mùi có trong thành phần khói lị, nhưng khi nhiệt
độ lớn hơn 982oC, thì sự phát sinh các khí gây mùi như dioxin, furan, các chất hữu cơ bay
hơi (VOC) và các chất độc tiềm tàng khác là thấp nhất.
II.2.1.3. Khí hóa
Q trình đốt khơng hồn tồn CTR dưới điều kiện thiếu khí và tạo ra các khí cháy
như cacbon monooxit (CO), hydrogen (H2) và các khí hydrocacbon gọi là q trình khí

hóa.
Khí hóa là q trình có thể chuyển đổi các hợp chất hữu cơ hoặc các nguyên liệu
hóa thạch thành khí CO, H2 và khí tổng hợp. Đây là quá trình tương tác phản ứng giữa
nguyên liệu đầu vào ở nhiệt độ cao (> 700°C), không đốt cháy, với việc kiểm sốt lượng
khơng khí hoặc hơi nước.
Hệ thống khí hóa:
Một hệ thống khí hóa được tạo nên bởi 3 yếu tố: Lị khí hóa, hệ thống làm sạch khí
gas và hệ thống phục hồi năng lượng.
a. Lị khí hóa
Dùng để tạo ra khí đốt. Một lị khí hóa gồm 2 phần:
Buồng cố định: Được chia làm 2 phần: phần khí hóa trên và phần khí hóa dưới. 




Phần khí hóa trên: Là phần khí hóa ngược dịng, ở đây phế thải được đưa vào từ
đỉnh, trong khi không khí được đưa vào từ đáy lị phản ứng. Phế thải bắt đầu được
xử lý từ lúc phế thải ở đỉnh lị gồm: làm khơ, nhiệt phân, nén và đốt. 
Phần khí hóa dưới: Là phần khí hóa xi dịng, vật liệu than được đưa vào từ đỉnh,
khơng khí được đưa vào từ phía trên sườn lị trong khi khí gas cháy được lấy ra ở
12

h


phía dưới sườn lị, hơi nhiệt phân cho phép ảnh hưởng đến sự bẻ gãy về nhiệt của
hắc ín. 
Buồng hóa lỏng: Q trình khí hóa ở vùng hóa lỏng ban đầu phát triển để giải
quyết những vấn đề hoạt động của buồng hóa lỏng liên quan đến những phế thải với
lượng tro lớn, nhưng chủ yếu là làm tăng hiệu suất. Hiệu suất của buồng hóa lỏng bằng

khoảng 5 lần ở buồng cố định, với giá trị khoảng 2000 kg/(m2.h). Buồng hóa lỏng lị
phản ứng là những loại khí hóa với các vùng phản ứng khác nhau. Chúng hoạt động ở
buồng cách ly về nhiệt tại nhiệt độ thường vào khoảng 700 – 900oC, thấp hơn nhiệt độ tối
đa tại buồng cố định.
b. Hệ thống làm sạch khí gas
Được dùng để loại bỏ những thành phần hỗn hợp từ khí gas bị đốt cháy.  
Quá trình bẻ gãy bằng nhiệt: Những loại chất thải được lấy ra từ nhựa đường có
liên kết rất bền vững và rất cứng để bẻ gãy bằng phương pháp nhiệt. Nhiệt độ đòi hỏi vào
khoảng 1000 – 1300oC. Hai phương pháp được sử dụng trong bình không đổi để đạt được
nhiệt độ bẻ gãy: sử dụng nhiệt độ của vùng lò đốt và gia tăng của quá trình thời gian.  
Bẻ gãy xúc tác: Tiến trình bẻ gãy xúc tác cho sự chuyển đổi nhựa đường cần phản
ứng ở nhiệt độ 800 - 900oC. Q trình có thể được thực hiện ở cả buồng hóa lỏng với việc
thêm vào chất xúc tác hoặc một lò phản ứng đặc biệt bên dưới bình khí hóa.
c. Hệ thống phục hồi năng lượng
Chu kì hơi: Là sự lựa chọn đơn giản nhất cho việc phục hồi năng lượng. Nó khơng
cần q trình làm sạch khí bởi vì khí thải được đốt trong bộ đốt và không thể phá hủy nồi
hơi. Hiệu suất mạng điện tối đa của nhà máy chu kỳ khí hơi khoảng 23%.  
Động cơ: Động cơ đốt tia lửa, thường sử dụng với xăng hoặc dầu lửa, có thể vận
hành bằng riêng gas. Động cơ diesel có thể được chuyển đổi thành hoạt động bằng gas sử
dụng tỷ lệ áp suất thấp và quá trình cài đặt hệ thống đánh lửa. Bởi vì giá trị nhiệt thấp
hơn, động cơ chuyển thành gas với hiệu suất thấp hơn lúc khơng chuyển, tuy nhiên một
động cơ hiện đại có thể được chỉnh sửa để có thể đạt được trên 25% lưới điện đầu ra.  
Tuabin khí: Nhà máy điện dựa trên chu kỳ kết hợp tiên tiến, tuabin khí có thể cho
phép hiệu suất khoảng 60%. Hiệu suất điện đầu ra thấp hơn 40% bởi vì sự tiêu tốn gas ở
quá trình làm sạch khí.
Các phản ứng hóa học xảy ra trong q trình khí hóa
Trong nồi hơi, vật liệu trải qua quá trình cacbon khác nhau:  

13


h






Nhiệt phân: Quá trình xảy ra làm cho hạt carbonaceous nóng lên. Chất dễ bay hơi
được giải phóng và than được sản xuất. Q trình này phụ thuộc vào tính chất của
vật liệu cacbon, cấu trúc và thành phần của các tro than, sau đó sẽ trải qua các
phản ứng khí hóa.  
Đốt: Q trình tạo ra sản phẩm dễ bay hơi và than phản ứng với oxy để tạo thành
khí CO2 và CO, cung cấp nhiệt cho các phản ứng khí hóa sau này. 
Phản ứng cơ bản ở đây là: 
C + 1/2 O2 => CO  



Q trình khí hóa: Than phản ứng với CO2 và hơi nước để sản xuất khí CO và H 2
thông qua phản ứng: 
C + H2O =>  H2 + CO  



Ngồi ra, đảo ngược khí ở giai đoạn nước phản ứng sẽ làm thay đổi khí đạt đến
trạng thái cân bằng rất nhanh ở nhiệt độ trong nồi hơi. Điều này cân bằng nồng độ
của khí CO, hơi nước, CO2 và H2.
 CO + H2O => CO2 + H2

II.2.1.4. Nhiệt phân

Nhiệt phân là quá trình xử lý rác thải rắn bằng phương pháp nhiệt đốt nóng vật
liệu hữu cơ. Chẳng hạn như sinh khối trong điều kiện khơng có oxy. Vì khơng có oxy nên
vật liệu khơng cháy nhưng các hợp chất hóa học như xenlulo và lignin sẽ bị phân hủy
nhiệt thành khí và than dễ cháy. Hầu hết các khí dễ cháy này có thể ngưng tụ thành 1 chất
lỏng gọi là dầu nhiệt phân.
Quá trình nhiệt phân được sử dụng nhiều trong cơng nghiệp hóa chất. Ví dụ, để
sản xuất ethylene, nhiều dạng carbon và các hóa chất khác từ dầu mỏ, than đá, thậm chí là
gỗ, than cốc từ than đá. Nhiệt phân cũng được sử dụng trong chuyển đổi khí tự nhiên
thành hydro khơng gây ô nhiễm và than carbon rắn không ô nhiễm.
Phản ứng nhiệt phân chất thải rắn được mô tả một cách tổng quát như sau:
Chất thải Các chất bay hơi (khí gas) + cặn rắn 
Trong đó: 



Khí gas gồm: CxHx, H2, COx, NOx, SOx và hơi nước. 
Cặn rắn: cacbon cố định và tro. 
Các giai đoạn của quá trình đốt chất thải trong lò nhiệt phân:
14

h


Tại buồng sơ cấp: Đốt thiếu oxy (lượng khí cấp khoảng 70 – 80% so với nhu cầu
lí thuyết), các q trình xảy ra gồm:
 Sấy khơ (bốc hơi nước) chất thải: chất thải được đưa vào buồng đốt, thu nhiệt từ
khơng khí nóng của buồng đốt, nhiệt độ của chất thải đạt trên 1000 oC, q trình
thốt hơi ẩm xảy ra mãnh liệt, khi nhiệt độ tiếp tục tăng sẽ xảy ra quá trình nhiệt
phân chất thải và tạo ra khí gas.
 Q trình phân hủy nhiệt tạo khí gas và cặn cacbon: chất thải bị phân hủy nhiệt

sinh ra khí gas, tức là từ các hợp chất hữu cơ phức tạp tạo thành các chất đơn giản
như: CH4, CO, H2,… Thực tế, với sự xảy ra quá trình cháy, nhiệt sinh ra lại tiếp
tục cấp cho quá trình nhiệt phân như vậy sinh ra quá trình “tự nhiệt phân và tự đốt
sinh năng lượng” mà khơng địi hỏi phải bổ sung năng lượng từ bên ngồi vào
(khơng cần tiến hành cấp nhiệt quá béc đốt), và do vậy đã tiết kiệm được năng
lượng.
 Thơng qua q trình kiểm sốt chế độ cấp khí và diễn biến nhiệt độ buồng đốt sơ
cấp sẽ đánh giá được giai đoạn: sấy, khí hóa, đốt cặn trong buồng nhiệt phân.
 Q trình nhiệt phân của chất thải rắn thường bắt đầu từ 250 – 650 oC. Thực tế, để
nhiệt phân chất thải người ta thường tiến hành ở nhiệt độ từ 425 – 760 oC. Khi quá
trình nhiệt phân kết thúc, sẽ hình thành tro và cặn cacbon, do vậy người ta gọi giai
đoạn này là cacbon hóa.
Tại buồng thứ cấp: Quá trình đốt được cấp dư khí oxy (lượng khí cấp khoảng 110
– 200% so với nhu cầu lí thuyết để đảm bảo cháy hồn tồn, nhiệt độ khoảng trên
1000oC), khí gas sinh ra từ buồng sơ cấp, được đưa lên buồng thứ cấp để đốt triệt để. Tốc
độ cháy phụ thuộc vào nhiệt độ và nồng độ chất cháy trong hỗn hợp khí gas. Khi đã cháy
hết 80 – 90% khí gas thì tốc độ phản ứng giảm dần.
Q trình tạo tro xỉ: Giai đoạn cuối mẻ đốt, nhiệt độ buồng đốt nâng tới 950 oC để
đốt cháy cặn cacbon, phần rắn không cháy sẽ tạo thành tro xỉ. Các giai đoạn của q trình
cháy thực tế khơng phải tiến hành tuần tự, tách biệt mà tiến hành gối đầu và xen kẽ nhau.
Kiểm sốt q trình đốt trong lị nhiệt phân:
Quá trình đốt nhiệt phân chất thải phụ thuộc vào: nhiệt độ và chế độ cấp khí.
Khơng khí cấp cho quá trình nhiệt phân và nhiệt độ buồng sơ cấp có mối quan hệ khắng
khít với nhau.
 Khi V (lượng khơng khí cấp tức thời) < Vo (lượng khơng khí đủ) – vùng thiếu khí
thì nhiệt độ tăng khi lưu lượng khơng khí tăng.
 Khi V > Vo (vùng dư khí) thì nhiệt độ sẽ giảm khi lưu lượng khơng khí cấp vào lị
tăng.
Kiểm sốt q trình đốt tại buồng sơ cấp:
15


h


 Ở giai đoạn đầu của quá trình nhiệt phân, diễn ra q trình sấy, phân hủy chất (tạo
khí gas), và cháy một phần khí nhiệt phân, do đó tăng khơng khí nghĩa là tăng oxy
cho q trình cháy, nhiệt phản ứng tỏa ra dẫn đến làm tăng nhiệt độ. Khi nhiệt độ
tăng, phải giảm lưu lượng cấp khơng khí. Khi nhiệt độ giảm, phải tăng lưu lượng
cấp khơng khí.
 Đây là q trình đốt thiếu khí có kiểm sốt. Nhiệt độ ở buồng sơ cấp được kiểm
sốt thơng thường từ 300 – 650 oC. Lượng khí cấp thường là tăng dần theo thời
gian nhiệt phân, để tăng nhiệt độ giai đoạn đốt cuối lên tới 1000 oC (giai đoạn đốt
cặn cacbon).
Kiểm sốt q trình đốt tại buồng thứ cấp:
 Buồng thứ cấp có nhiệm vụ đốt cháy hồn tồn khí gas từ buồng sơ cấp, nhiệt độ
cần duy trì trên 1100oC khi đốt chất thải nguy hại.
 Người ta phải dùng detector – đầu dò nhiệt tự động được kiểm sốt cùng với quạt
cấp khí để kiểm sốt q trình đốt.
 Như vậy, các loại chất hữu cơ dạng rắn, lỏng, khí đều có thể áp dụng biện pháp xử
lí chất thải bằng lị nhiệt phân. Tuy nhiên, chất thải rắn phải được nạp từ buồng sơ
cấp. Chất lỏng và khí được đốt thẳng ở buồng thứ cấp, lúc này buồng đốt có cải
tiến, lắp thêm bộ đốt chất lỏng.
 Riêng những chất thải có phản ứng thu nhiệt sẽ khơng được đốt trong lị nhiệt
phân. Q trình xáo trộn chất thải phải hạn chế tối đa. Vì vậy một số chất dạng
bột, bột giấy cũng hạn chế đốt bằng lò nhiệt phân.
II.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến q trình cháy
II.2.2.1. Thành phần, tính chất chất thải
Thành phần cơ bản của chất thải là: C + H + O + N + S + A + W = 100% 
Trong đó: C, H, O, N, S, A, W là phần trăm theo trọng lượng của các nguyên tố
cacbon, hydro, oxi, nito, lưu huỳnh, tro và độ ẩm. 

Cacbon (C) là thành phần cháy chủ yếu trong chất thải. Nhiệt trị của cacbon là
8000 kcal/kg. Nhiên liệu rắn chứa nhiều cacbon hơn nhiên liệu lỏng và khí nhưng thành
phần chất trợ cháy ít hơn, chất trợ cháy trong thiên nhiên càng thấp càng khó cháy. Chất
thải có thành phần cacbon càng cao thì sản phẩm cháy CO2 càng nhiều.
Hydro (H) là thành phần thứ hai của chất thải. Nhiệt trị thấp của hydro lớn gấp bốn
lần than. Hàm lượng hydro càng nhiều chất thải càng dễ bắt lửa. Chất thải dạng lỏng và
khí có nhiều hydro hơn chất thải rắn.
Lưu huỳnh (S) cũng là thành phần cháy nhưng tỏa nhiệt ít. Sản phẩm cháy của lưu
huỳnh tạo thành khí SOx, gặp hơi nước có khả năng tạo thành axit gây ăn mòn các thiết
16

h


bị. Khí SOx là dạng khí độc, lưu huỳnh là ngun tố khơng mong muốn trong q trình
đốt.
Oxy và Nito là chất vơ ích. Nó làm giảm thành phần cháy của chất thải.
Độ tro (A) là yếu tố tiêu cực đối với quá trình đốt. Độ tro càng cao, thành phần
chất cháy càng giảm, gây đông kết ở trung tâm buồng đốt và đáy lò. Tro dễ phủ lên bề
mặt tiếp nhiệt của buồng đốt làm giảm hiệu quả đốt.
Độ ẩm (W) thể hiện mức độ chứa nước trong chất thải. Độ ẩm lớn, thành phần
chất cháy giảm, làm nhiệt trị của chất thải giảm. Khi đốt nhiệt lượng bị hao phí một phần
để làm bay hơi nước. Một chất thải có độ ẩm trên 95% hoặc một loại bùn thải có ít hơn
15% thành phần rắn sẽ được xem là khơng có khả năng đốt.
Muối vơ cơ: trong một hệ thống đốt thông thường, nếu chất thải giàu muối vơ cơ,
muối kiềm sẽ gây khó khăn cho q trình đốt. Từng lượng muối nhỏ sẽ thăng hoa, sau đó
tập trung trên bề mặt lò tạo nên một lớp xỉ hoặc đóng bánh làm giảm khả năng đốt của lị.
Thành phần hóa học của chất thải có ảnh hưởng tới q trình đốt cháy chất thải.
Dựa vào thành phần hóa học có thể tính được nhiệt trị của chất thải, lượng oxy cần thiết
để đốt cháy hoàn toàn chất thải, cũng như những loại khí sinh ra.

II.2.2.2. Ảnh hưởng của hệ số cấp khí
Hệ số cấp khí (𝛼) là tỉ số giữa lượng khơng khí thực tế cấp cho lị đốt và lượng
khơng khí lý thuyết, hay cịn gọi là hệ số khơng khí dư, hệ số cấp khí có ảnh hưởng đến
hiệu quả cháy. 
𝛼 = v/V 
Trong đó:  




𝛼 là hệ số cấp khí.  
v là lượng khơng khí (oxy) thực tế được cấp vào buồng đốt. 
V là lượng khơng khí (oxy) lý thuyết được cấp vào buồng đốt. 

Trong từng trường hợp cụ thể, có thể tính tốn được lượng khơng khí cần thiết cho
quá trình đốt.
II.2.2.3. Nhiệt trị
Nhiệt trị của chất thải rắn là lượng nhiệt sinh ra khi đốt hoàn toàn một đơn vị khối
lượng chất thải rắn (kcal/kg). Nhiệt trị cần được quan tâm khi đốt chất thải rắn để tận
dụng năng lượng nhiệt tỏa ra. Nếu chất thải rắn có nhiệt trị khơng đáng kể thì khơng nên
17

h


xử lí bằng phương pháp đốt, những chất thải rắn có nhiệt trị thấp hơn 556 kcal/kg thì hầu
như khơng có khả năng đốt.
Nhiệt trị thấp của nhiên liệu rắn, lỏng tính theo cơng thức của Mendeleep:
Q (kcal/kg) = 81C + 300H – 26 (O – S) – 6 (9A + W)
Trong đó: C, H, O, S, A, W là phần trăm trọng lượng các nguyên tố cacbon, hydro,

oxy, lưu huỳnh, tro và độ ẩm trong chất thải.
II.3. Các nguyên tắc cơ bản của quá trình cháy
Để đạt hiệu quả cao, quá trình cháy phải tuân thủ theo nguyên tắc “3T”: nhiệt độ
(temperature), độ xáo trộn (turbulence), thời gian lưu cháy (time).
Nhiệt độ: phải đảm bảo đủ cao để phản ứng xảy ra nhanh và hồn tồn, khơng tạo
ra dioxin, đạt hiệu quả xử lí tối đa (nhiệt độ đối với chất thải nguy hại là trên 1100 oC, đối
với chất thải rắn sinh hoạt > 900oC). Nếu nhiệt độ quá cao, lưu lượng khí sinh ra quá lớn,
ảnh hưởng đến thời gian lưu khí trong buồng thứ cấp, làm giảm sự tiếp xúc giữa khơng
khí và khí gas, khói thải đen, nồng độ các chất ô nhiễm như CO, THC trong khí thải cao.
Nếu nhiệt độ khơng đủ cao, phản ứng sẽ xảy ra khơng hồn tồn và sản phẩm khí thải
cũng có khói đen. Vì vật nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp cũng sẽ làm giảm hiệu quả
cháy.
Độ xáo trộn: để tăng cường sự tiếp xúc giữa chất thải rắn cần đốt và chất oxy hóa
có thể đặt các tấm chắn trong buồng đốt hoặc tạo góc nghiêng thích hợp giữa dịng khí và
béc phun để tăng khả năng xáo trộn. Độ xáo trộn có thể đánh giá thông qua yếu tố xáo
trộn:
F = 100% x

lượngkhông khí thực tế
lượngkhơng khí lí thuyết

Trong đó: F là yếu tố xáo trộn, F càng lớn thì hiệu quả xử lí càng cao.
Thời gian: thời gian lưu cháy đủ lâu để phản ứng cháy xảy ra hoàn toàn. Đối với
các lị hoạt động theo ngun lí nhiệt phân đảm bảo thời gian lưu cháy phù hợp sẽ kiểm
soát được chế độ nhiệt phân tại buồng sơ cấp để cấp khí gas lên buồng thứ cấp, quyết
định hiệu quả xử lí của lò đốt. Thời gian lưu cần thiết bảo đảm đốt cháy hoàn toàn của
mỗi chất phụ thuộc vào bản chất bị đốt và nhiệt độ đốt.
II.4. Ưu điểm và khuyết điểm của phương pháp xử lí chất thải rắn bằng
phương pháp nhiệt
II.4.1. Ưu điểm


18

h


Có thể tận dụng được nguồn năng lượng phát sinh trong q trình thiêu đốt cho
các lị hơi, lị sưởi hoặc các ngành công nghiệp cần nhiệt và phát điện. 
Là biện pháp tối ưu hiện nay xử lý triệt để các chất thải độc hại từ công nghiệp hay
các chất thải y tế lây nhiễm, cũng như các loại chất thải nguy hại khác (thuốc bảo vệ thực
vật, dung môi hữu cơ…).
Thể tích và khối lượng CTR giảm tới mức nhỏ nhất, CTR được xử lý khá triệt để
(giảm 80 - 90% khối lượng phần hữu cơ trong CTR).
CTR chuyển thành dạng khí ở thời gian ngắn.
CTR có thể được xử lý tại chỗ, giảm được chi phí cho vận chuyển, tránh được rủi
ro khi không cần vận chuyển xa.
II.4.2. Khuyết điểm
Khơng phù hợp cho chất thải có độ ẩm quá cao.
Vốn đầu tư cao hơn so với các phương pháp khác bao gồm chi phí đầu tư cho xây
dựng, vận hành lị đốt và chi phí cho lượng lớn khí thải sinh ra.
Q trình thiết kế và vận hành phức tạp địi hỏi nguồn nhân cơng trình độ cao.
Tốn nhiên liệu cho q trình duy trì nhiệt cho lị đốt.
Chứa nhiều tiềm năng tác động đến con người và mơi trường nếu khơng có biện
pháp kiểm sốt trong q trình đốt, xử lý khí thải khơng đảm bảo. Việc kiểm sốt lượng
lượng khí sinh ra và lượng kim loại nặng từ chất thải như Pb; Cr; Cd;... từ quá trình đốt
có thể gặp nhiêu nhiều khó khăn. 
Tro thu được sau khi đốt là chất thải nguy hại cần được xử lý theo cơng nghệ đóng
rắn hoặc chơn lấp an tồn.
Lị đốt sau một thời gian phải dừng hoạt động để bảo trì, bảo dưỡng gây gián đoạn
quá trình xử lý.

Phương pháp này khơng cịn mới trên thế giới nhưng chất thải được đốt có thành
phần, tính chất khác nhau nên địi hỏi áp dụng các cơng nghệ thích hợp, quy trình vận
hành hợp lý mới đạt hiệu quả kinh tế cao khi vận hành.
II.5. Vấn đề lựa chọn công nghệ xử lý chất thải bằng phương pháp nhiệt
Hiện nay, xử lý CTR bằng phương pháp nhiệt đang rất được ưa chuộng, nhất là xử
lý CTNH. Tuy nhiên, với rất nhiều công nghệ hiện hành khác nhau như hiện nay, việc lựa
chọn một công nghệ xử lý hiệu quả phải đòi hỏi sự xem xét, cân nhắc để quyết định một
cách chính xác.
Số lượng rác thải: Cơng suất của mỗi công nghệ sẽ khác nhau, nên số lượng rác
thải cần phải được tính tốn để chọn cơng nghệ có cơng suất xử lý phù hợp.
Thành phần, tính chất chất thải:
o Thành phần hóa học, độ tro, độ ẩm của chất thải.
19

h


Tính chất hóa học của chất thải: khả năng ăn mịn, khả năng phản ứng, khả
năng polyme hóa…
o Tính chất vật lý của chất thải: độ nhớt, nhiệt độ nóng chảy… năng suất tỏa
nhiệt của rác thải.
Các tiêu chuẩn môi trường: việc đốt rác sẽ thải ra một lượng khí thải vào mơi
trường, do đó cần xem xét để lựa chọn cơng nghệ phù hợp, có những chỉ tiêu đáp ứng với
tiêu chuẩn đề ra.
Lựa chọn vị trí: việc lựa chọn khu vực là thiết yếu để đảm bảo khả năng được chấp
nhận về mặt sức khỏe cộng đồng do những tác động của khí thải ra từ lị đốt. 
Chi phí đầu tư: phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi công ty, doanh nghiệp để lựa chọn
công nghệ phù hợp với kinh phí vốn có.
Đội ngũ vận hành: đội ngũ vận hành phải có chun mơn cao, có khả năng vận
hành hệ thống an toàn, hiệu quả, xử lý tốt các tình huống khi có sự cố xảy ra.

II.6. Cơng nghệ xử lí rác thải bằng lị đốt
Nếu đi theo thứ tự các phương pháp xử lý chất thải nguy hại liệt kê phía trên thì
phương các phương pháp vật lý, hóa học hay sinh học khá khó thực hiện trong thực tế vì
tính phức tạp trong vận hành và địi hỏi kiểm sốt chặt chẽ. Ngồi ra chúng cần phương
án tiếp tục xử lý cho các sản phẩm sau q trình xử lý đó. Các phương án hóa rắn và chơn
lấp an tồn cần có quỹ đất lớn (điều này hồn tồn khơng khả thi trong tình trạng dân số
tăng chóng mặt như hiện nay) và chi phí đầu tư lớn nếu thực sự làm đúng bài bản để
không rị rỉ chất thải vào mơi trường đất, nước. Thực tế là cho đến hiện nay, Việt Nam
chưa có được bãi chôn lấp chất thải nào đạt tiêu chuẩn an tồn. Cịn việc dùng chất thải
làm nhiên liệu trong sản xuất thì địi hỏi cơng nghệ sản xuất phải tiên tiến và các biện
pháp vận hành, giám sát phải cực kỳ nghiêm túc.
Người ta phân loại lò đốt theo 2 cách: phân loại theo quy mô đốt, phân loại theo
kiểu lò đốt chất thải cơ bản.
II.6.1. Phân loại theo quy mơ đốt
o

Quy mơ nhỏ: < 500 kg/h. 
Quy mơ trung bình và vừa: từ 500 – 1.000 kg/h. 
Quy mô lớn: từ 1.000 đến dưới 5.000 kg/h.
Quy mô siêu lớn: từ 5.000 – 10.000 kg/h.
II.6.2. Phân loại theo kiểu lò đốt chất thải cơ bản
Lị đốt hở thủ cơng (Open Burning). 
Lị đốt có một buồng đốt.
Lị đốt có nhiều buồng đốt.
Lị đốt kiểu hố đốt hở.
20

h




×