Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Báo cáo khoa học " TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ ĐỘNG THÁI CỦNG CỐ TÀI KHÓA TẠI MỘT SỐ NƯỚC PHÁT TRIỂN " pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.89 KB, 11 trang )

1

TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI
VÀ ĐỘNG THÁI CỦNG CỐ TÀI KHÓA
TẠI MỘT SỐ NƯỚC PHÁT TRIỂN

Đặng Đình Quý
Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao

I. TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI :
Kinh tế thế giới tiếp tục khẳng định chiều hướng phục hồi rõ nét mặc dù không đồng
đều giữa các nước, các khu vực và tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức và tiềm ẩn nhiều
rủi ro.
- Trong Báo cáo cập nhật về Triển vọng Kinh tế Thế giới (tháng 7/2010), IMF đã
nâng dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2010 lên 4,6% (so với mức 4,2% trong báo
cáo tháng 4) mặc dù tiếp tục giữ vững mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu cho năm
2011 ở mức 4,3%. Trong khi IMF điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ lên mức 3,3%
trong năm 2010 (so với mức 3,1% trong báo cáo tháng 4), IMF lại duy trì dự báo tăng
trưởng chung cho khu vực đồng Euro ở mức 1%. Đáng chú ý, IMF điều chỉnh giảm dự báo
tăng trưởng kinh tế tại khu vực này trong năm 2011 còn 1,3% (so với mức 1,5% trong báo
cáo tháng 4), trong khi điều chỉnh tăng dự báo kinh tế của Mỹ cho năm 2011 lên 2,9% (so
với mức 2,6%). IMF dự báo khu vực Châu Á sẽ tăng trưởng 7, 5% năm 2010 (so với mức
7% dự báo trước đó) và duy trì mức tăng trưởng khá bền vững trong năm 2011 là 6,75% do
một số quốc gia sẽ rút các gói kích thích kinh tế
1
.
- Thương mại quốc tế phục hồi và phát triển với tốc độ tăng trưởng 5,3% trong 6
tháng đầu năm 2010 là một điểm sáng so với mức suy giảm kỷ lục 11% trong năm 2009.
- Tuy nhiên, kinh tế thế giới vẫn bộc lộ những bất ổn có thể cản trở quá trình phục
hồi kinh tế :
(i) Nguy cơ suy thoái kép có thể xảy ra với việc xuất hiện dấu hiệu giảm phát tại các


nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật, khu vực đồng Euro.

1
Dựa trên mức độ phục hồi kinh tế mạnh mẽ tại các quốc gia này trong nửa đầu năm 2010, IMF đã điều
chỉnh tăng dự báo tăng trưởng kinh tế : Trung Quốc lên mức 10,5% (so với mức 10% trong báo cáo tháng
4), Ấn Độ lên mức 9,4% (so với mức 8,8%), ASEAN lên mức 6,4% (so với 5,4%), Braxin lên mức 7,1% (so
với mức 5,5%).
2

Chỉ số giá tiêu dùng ở Mỹ (không tính giá thực phẩm và nhiên liệu) tháng 5 tăng
0,94% so với chỉ số cùng kỳ năm ngoái và tương đương mức tăng thấp nhất trong 40 năm
gần đây. Tương tự, chỉ số giá ở khu vực đồng Euro tăng ở mức thấp nhất kể từ năm 1991.
Lạm phát cơ bản ở Mỹ đang ở mức 1%. Với tình trạng dư thừa khả năng sàn xuất của nền
kinh tế Mỹ, có nhiền khả năng giá sẽ tiếp tuc giảm. Theo Ngân hàng Goldman Sachs, mức
lạm phát ở Mỹ đang tiến dần đến 0%.
Tại Nhật, từ đầu năm 2010, chỉ số giá liên tục giảm. Giảm phát duy trì từ tháng 1 (-
1,3%), và có cải thiện chút ít vào tháng 5 (-0,9%) nhưng tiếp tục là mối đe doạ. Tại các
nước Châu Âu như Ai-len, tình trạng giảm giá đang là một vấn đề nhức nhối (chỉ số giá bắt
đầu giảm từ giữa năm 2009) và có xu hướng xấu đi khi chính phủ áp dụng chương trình tài
khoá khắc khổ. Với viễn cảnh nhiều nền kinh tế Châu Âu đã bắt đầu thực thi các chương
trình thắt chặt chi tiêu tài khoá, rủi ro giảm phát sẽ tiếp tục tiềm ẩn.
(ii) Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ chưa cải thiện đáng kể. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ trong
tháng 6 năm 2010 vẫn duy trì ở mức cao là 9,5%. Theo Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên
bang Boston Eric Rosengren, tỉ lệ thất nghiệp tại Mỹ sẽ khó cải thiện trong nửa cuối năm
2010 do tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế phải đạt ít nhất 4% để có thể đem lại thay đổi
nhưng điều này là khó xảy ra và các dự báo lạc quan về tăng trưởng chỉ xoay quanh mức 2
– 3%.
(iii) Tình hình tài khoá của nhiều quốc gia, đặc biệt các quốc gia phát triển đang ở
trong tình trạng thâm hụt nghiêm trọng. Đáng lo ngại là tuy kinh tế thế giới có xu hướng
phục hồi, tình hình tài khoá của các quốc gia hầu như không cải thiện. Cuộc khủng hoảng

nợ công ở Châu Âu bắt nguồn từ khủng hoảng nợ Hy Lạp đã làm xói mòn lòng tin vào
chính sách tài chính công của các quốc gia. Trong một động thái nhằm khôi phục lòng tin
thị trường, Châu Âu đã yêu cầu 91 ngân hàng phải trải qua cuộc sát hạch khả năng chống
chịu các đợt suy thoái trong tương lai (bank stress test). Kết quả công bố ngày 23/7 cho
thấy chỉ có 9 ngân hàng cần tăng vốn (với tổng giá trị 4,5 tỉ đô la Mỹ, thấp hơn nhiều so với
các dự đoán).
(iv) Trung Quốc lại đang đối mặt với rủi ro tăng trưởng kinh tế quá nóng. Theo Giáo
sư Harvard Kenneth Rogoff, Cựu Kinh tế trưởng IMF, bong bóng nhà đất của Trung Quốc
đang bắt đầu "sụp đổ" và sẽ ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng quốc gia, gây tác động bất
lợi đến phục hồi kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những ý kiến trái chiều về vấn đề
này. Bộ phận Nghiên cứu của Ngân hàng Deutsche Bank cho rằng thị trường bất động sản ở
Châu Á (bao gồm Trung Quốc) chưa tạo ra bong bóng đáng lo ngại. Đây vẫn là một rủi ro
cần giám sát chặt chẽ.



3

II. Củng cố tài khoá – Sức ép hay lựa chọn chính sách hậu khủng hoảng hướng
tới phát triển bền vững :
1. Quan điểm của cộng đồng quốc tế
- Một trong những điểm đồng thuận chính đạt được tại Hội nghị Cấp cao G20 vừa
qua tại Canada là cam kết của Lãnh đạo 20 nước đại diện cho các nước phát triển và đang
phát triển về sự cần thiết phải chủ động thực hiện củng cố tài khoá với một phương thức
linh hoạt, phù hợp với đặc thù của từng nền kinh tế nhằm tạo những điều kiện thuận lợi hỗ
trợ tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu cụ thể là giảm ½ mức thâm hụt ngân sách vào năm 2013
và giảm tỉ lệ nợ trên GDP xuống còn 50% vào năm 2016 tại các nền kinh tế phát triển
2
.
- Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo vấn đề tài khoá hiện tại đang ở mức trầm

trọng nhất trong lịch sử kể từ Chiến tranh Thế giới Thứ 2. Mặc dù quá trình phục hồi kinh
tế thế giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, chính phủ các nước cần có những động thái chính sách
tài khoá phù hợp hướng tới sự bền vững trong dài hạn nhằm tạo lòng tin và ổn định thị
trường.
- Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OECD) nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết phải củng cố
tài khoá bởi một số lý do : (i) dân số già đi tại các nước phát triển sẽ tạo gánh nặng lớn cho
ngân sách (lương hưu và y tế) nhất là trong bối cảnh ngân sách thâm hụt nặng nề và nợ
công cao như hiện nay; (ii) Nợ công cao sẽ hạn chế khả năng sử dụng chính sách tài khoá
nếu kinh tế gặp khó khăn như suy giảm kinh tế theo chu kỳ; (iii) Phát hành quá nhiều trái
phiếu chính phủ sẽ gây áp lực làm tăng lãi suất dẫn đến hạn chế đầu tư tư nhân, và cản trở
tăng trưởng dài hạn; (iv) tăng ngân sách để trả nợ sẽ làm giảm các nguồn ngân sách đầu tư
cho các nhân tố tạo tăng trưởng dài hạn như R&D, đào tạo nguồn lực, phát triển cơ sở hạ
tầng.
Lãnh đạo nhiều nền kinh tế mới nổi cho rằng chưa phải là thời điểm để rút gói kích
thích kinh tế.
2- Thực tế tình hình tài khoá tại một số quốc gia trên thế giới và chiến lược điều
chỉnh :


2
Nguyên tắc định hướng cho các kế hoạch củng cố tài khóa ở các nước phát
triển: (i) Kế hoạch ngân sách phù hợp và ổn định; (ii) Xây dựng kế hoạch ngân sách
trung hạn từ giữa năm 2010; (iii) Thực thi các chính sách củng cố tài khóa hỗ trợ
tăng trưởng.

4

Tình hình tài khoá ở một số quốc gia và chiến lược điều chỉnh
Đơn vị : % GDP




Số liệu năm 2010 Chiến lược điều chỉnh tài khoá để
đạt tỉ lệ nợ mục tiêu vào năm
2030

Tổng
nợ/GDP
Cân đối thu
chi ngân sách
trung bình
Cân đối thu
chi ngân sách
trung bình
2020 - 30
Mức độ cần điều
chỉnh trong giai
đoạn 2010 – 2020
Các nền kinh tế
phát triển

Ốtxtrâylia 20,6 -4,7 0,2 4,9
Ca-na-đa 84,8 -1,6 2,4 4,0
Pháp 84,9 -2,1 3,9 6,0
Đức 77,3 -1,7 2,7 4,4
Hy Lạp 129,5 -6,5 9,0 15,5
Ai-len 74,5 -8,7 4,8 13,5
Italia 117,6 0,5 5,3 4,9
Nhật 228,6 -6,7 6,7 13,4
Hàn Quốc 34,7 2,0 0,3 -1,7

Niu-di-lân 31,3 -1,2 0,3 1,5
Bồ Đào Nha 83,3 -3,7 3,9 7,5
Xing-ga-po 91,4 2,3 2,2 -0,2
Tây Ban Nha 63,7 -6,1 3,3 9,4
Thuỵ Sỹ 43,6 0,0 0,4 0,4
Anh 79,6 -6,2 4,1 10,4
Mỹ 91,8 -6,4 4,2 10,6
Trung bình các
nước G20
105,1 -4,7 4,1 8,8
Các nền kinh tế
mới nổi

Trung Quốc 20,8 -2,7 0,2 2,9
Ác-hen-ti-na 51,6 -0,5 0,6 1,1
Ấn Độ 81,3 -3,8 3,8 7,6
In-đô-nê-xia 30,4 -0,4 0,3 0,7
Nga 9,9 -1,3

0,1 1,4
5

Thổ Nhĩ Kỳ 48 0,6 1,0 0,3
Phi-líp-pin 60,4 0,8 1,2 0,4
Ma-lai-xia 48,3 -4,6 2,3 6,8
Ghi chú : Tỷ lệ nợ mục tiêu vào năm 2030 được xác định là 60% tại các nền kinh tế
phát triển và 40% tại các nền kinh tế mới nổi. (Nguồn : IMF, Tháng 1, 2010)
3- Nội hàm của Củng cố tài khoá hậu khủng hoảng :
Theo IMF, điều kiện đầu tiên để củng cố tài khoá thành công là hiểu được quy mô và
phạm vi của thách thức tài khoá hiện hữu, qua đó thiết kế các điều chỉnh cần thiết. Điều này

đòi hỏi các quốc gia phải có báo cáo toàn diện, kịp thời và đáng tin cậy về tình hình tài khoá
hiện tại đồng thời dự báo được tình hình tài khoá trong trung hạn có tính đến các yếu tố
mang tính bền vững như biến đổi khí hậu, cơ cấu dân số…
OECD cho rằng các kế hoạch củng cố tài khoá cần được xây dựng trong một chiến
lược thoát rộng lớn hơn trong đó bao hàm những hành động đồng thời trong nhiều phạm vi
chính sách khác nhau, cả tiền tệ và tài khoá. Tốc độ và thời gian thực hiện các chính sách
này phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia, triển vọng kinh tế, dự báo lạm phát
và tình trạng ngân sách công.
Kế hoạch củng cố tài khoá cần được điều chỉnh theo tốc độ hồi phục kinh tế. Tốc độc
củng cố tài khoá phụ thuộc vào tình trạng nền kinh tế và mức độ hữu hiệu của chính sách
tiền tệ và cân nhắc đến quy mô bất cân đối trong tài chính công. Các quốc gia có tăng
trưởng cầu yếu và lãi suất gần bằng không cần củng cố với tốc độ chậm hơn còn những
quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao, và khả năng nới lỏng tiền tệ lớn hơn cần cải thiện ngân
sách nhanh hơn. Tương tự, các quốc gia có thâm hụt ngân sách và nợ công thấp có thể củng
cố theo lộ trình chậm rãi hơn các quốc gia có thâm hụt lớn. Tốc độ củng cố tài khoá càng
trở nên quan trọng khi thị trường tài chính thiếu lòng tin về mức độ cam kết củng cố của các
chính phủ.
Để đảm bảo củng cố tài khoá thành công, chiến lược thoát cần được công bố rõ ràng,
qua đó xác định kỳ vọng của người dân và nhà đầu tư. Đồng thời, các kế hoạch củng cố tài
khoá cần tính đến tác động của việc các quốc gia khác nhau cùng tiến hành củng cố đồng
thời. Thông qua các liên kết thương mại và tài chính, các hoạt động kinh tế không chỉ chịu
ảnh hưởng của các biện pháp củng cố trong nước mà cả những biện pháp củng cố thực thi
tại các nước khác.
Để đảm bảo củng cố tài khoá được thực thi trong năm 2011, các chiến lược và kế
hoạch củng cố cần được quyết định vào giữa năm 2010 và được thể hiện trong kế hoạch
ngân sách. Để đảm bảo củng cố tài khoá thành công, những cam kết củng cố tài khoá dài
hạn và đáng tin cậy để đảm bảo lòng tin của các hộ gia đình và của thị trường tài chính.
6

Đồng thời, các chính phủ phải thể hiện cam kết trong việc thực hiện các điều chỉnh mang

tính bền vững thông qua việc thực hiện các cải cách đối với hệ thống lương hưu và y tế.
Để thực hiện những điều chỉnh lớn về tài khoá, cần kết hợp nhiều biện pháp khác
nhau, tác động đến cả nguồn thu va chi ngân sách. Tại các nền kinh tế phát triển, các biện
pháp sẽ tập trung nhiều hơn vào mảng chi ngân sách do thuế suất đã ở mức cao nên việc
tăng thuế sẽ không phải là một lựa chọn dễ dàng. Tuy nhiên, do quy mô điều chỉnh tài khoá
lớn nên vẫn cần tính đến các biện pháp tác động đến nguồn thu ngân sách. Tại các nền kinh
tế mới nổi, các biện pháp sẽ bao gồm các biện pháp tăng thuế đặc biệt khi các nước này dự
kiến sẽ tăng cường cho các chương trình đầu tư xã hội như bảo hiểm xã hội, y tế, giáo dục.
Các biện pháp cắt giảm chi ngân sách
Một trong các biện pháp đã được các nước sử dụng trong quá khứ là "đóng băng"
hay giữ nguyên mức chi tiêu thực tính trên đầu người trong trung hạn. Chiến lược này sẽ
giúp tiết kiệm 3% đến 4% GDP tại các nền kinh tế phát triển trong vòng 10 năm nữa. Đây
là kinh nghiệm củng cố tài khoá mà một số nước đã áp dụng thành công trong quá khứ như
Bỉ (1983 – 2000), Đan Mạch (1982 – 1986), Phần Lan (1993 – 2000), Thuỵ Sỹ (1993 –
2000).
Trong các hạng mục chi ngân sách, chi cho chăm sóc y tế và lương hưu hiện đang
chiếm hơn 1/3 tổng chi tại các nước G7. Các khoản chi cho chăm sóc y tế dự kiến sẽ là một
thách thức lớn do áp lực cơ cấu dân số già đi tại các nước phát triển. Vì thế, cải cách trong
lĩnh vực này sẽ yêu cầu phải kiềm chế được sự gia tăng trong chi tiêu đồng thời đảm bảo
người dân được tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế có chất lượng. Các nước phát triển sẽ phải
xử lý những thách thức như đảm bảo công nghệ và các biện pháp y tế hiệu quả chi phí hay
tăng cường chia sẻ chi phí giữa nhà nước và công ty bảo hiểm. Còn các nước đang phát
triển lại tập trung vào mở rộng mạng lưới chăm sóc y tế một cách bền vững về tài khoá.
Các khoản chi cho lương hưu cũng sẽ là một hạng mục cần cải cách. Nhiều quốc gia
đang tính đến việc tăng tuổi nghỉ hưu và các biện pháp như giảm phúc lợi và tăng mức đóng
góp cho quỹ lương hưu.
Các biện pháp tăng thu ngân sách :
Các biện pháp tăng thu bao gồm cải thiện nguồn thu từ thuế VAT (bằng việc dỡ bỏ
các mặt hàng miễn thuế VAT hoặc được hưởng thuế VAT thấp trước đây), đánh thuế các
mặt hàng như thuốc lá và rượu, thuế xăng, thuế nhà đất, đánh thuế phát thải các-bon hoặc

đấu giá giấy phép phát thải. Theo tính toán của IMF, các biện pháp này sẽ giúp tăng trung
bình 2,8% GDP tại các nền kinh tế G7.
Đồng thời, để đảm bảo tăng thu thành công, các biện pháp đảm bảo tuân thủ trong
nộp thuế và hợp tác quốc tế giữa các cơ quan quản lý nhằm chia sẻ thông tin cũng đóng vai
trò quan trọng. Tăng cường năng lực của các cơ quan lập kế hoạch tài khoá và các kế hoạch
7

tài khoá tin cậy, khả thi cũng đóng vai trò quan trọng đảm bảo thành công của kế hoạch
củng cố tài khoá.
Trong khi đó, mặc dù triển vọng tài khoá của các nước mới nổi sáng sủa hơn đáng kể
so với các nước phát triển nhưng vẫn còn rủi ro. Theo số liệu của IMF, dự kiến tỉ lệ nợ tại
các nền kinh tế mới nổi sẽ trở lại mức trước khủng hoảng vào năm 2013. Dự kiến một số
nền kinh tế mới nổi sẽ áp dụng chính sách tài khoá thắt chặt vào năm 2010 với mức độ củng
cố tài khoá cao hơn việc rút các gói kích thích đã được áp dụng trong thời kỳ khủng hoảng.
Tại các nền kinh tế đang phát triển, rủi ro trả nợ cũng đang trên đà gia tăng. Trước khủng
hoảng, tỉ lệ nợ của nhiều nước này giảm nhờ các biện pháp củng cố tài khoá và được hỗ trợ
bởi tốc tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và các ưu đãi xoá nợ từ các nước phát triển. Tuy nhiên,
theo IMF, do tác động của khủng hoảng, tỉ lệ nợ/GDP tại một số quốc gia đang phát triển có
khả năng gia tăng đáng kể trong những năm tới và là một rủi ro cần giám sát.
4- Việc triển khai củng cố tài khoá ở một số nước :
a) Các nền kinh tế phát triển :
Theo dự báo của IMF, các nền kinh tế phát triển trong G20 có mức thâm hụt thấp
như Ốt-xtrâylia, Ca-na-đa, Hàn Quốc dự kiến sẽ trở lại cân bằng ngân sách và thậm chí
thặng dư vào năm 2012/2013 – 2016. Theo Hiệp ước Ổn định và Tăng trưởng, các quốc gia
thành viên trong khối Liên minh Châu Âu cần đưa thâm hụt xuống dưới mức 3% GDP
trong thời gian từ năm 2012 đến 2014. Trong khi đó, thâm hụt ngân sách ở Mỹ dự kiến sẽ
duy trì ở mức 6% GDP vào năm 2014 mặc dù đã tính đến những điều chỉnh ngân sách trung
hạn đáng kể.
Sau đây là tổng hợp các biện pháp củng cố tài khoá mà một số quốc gia đang thực
hiện và dự kiến sẽ thực hiện trong thời gian tới :

- Anh :
Trong số các nước G20 và khu vực Châu Âu, Anh có sự điều chỉnh chính sách kinh
tế vĩ mô tương đối nhanh và mạnh trong thời gian gần đây, có thể nói là một trong những
nước G20 đi đầu chuyển từ vị thế hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế sang ưu tiên củng cố tài
chính, đặc biệt là xử lý thâm hụt ngân sách và nợ công.
Trong diễn văn nhậm chức đầu tiên ngày 28/5/2010, Thủ tướng David Cameron đề
cập giải quyết tham hụt ngân sách đứng đầu trong 5 đường hướng kinh tế ưu tiên của chính
phủ mời và khẳng định : "Nếu không xử lý vấn đề (thâm hụt ngân sách) sẽ không có tăng
trưởng và không có phục hồi kinh tế." Báo cáo dự trù ngân sách đột xuất của Chính phủ
(tháng 6/2010) dự tính cắt giảm liên tục thâm hụt ngân sách năm 2010-2011 từ mức 149 tỉ
bảng, tương đương 10,1% GDP, xuống còn 116 tỉ bảng năm 2011-2012 và 37 tỉ bảng,
khoảng 1,1% GDP cho năm cuối nhiệm kỳ của Quốc hội; thông qua gói cắt chi tiêu công,
giảm phúc lợi xã hội và tăng thuế lên tới 86 tỉ bảng, tương đương với 5,8% GDP trong vòng
8

5 năm tới nhằm giảm dần thâm hụt ngân sách cơ cấu của Anh từ 6,1% năm 2009-2010 và
đạt mức thặng dư 0,8% GDP và năm 2015-2016. Các biện pháp này được OECD đánh giá
là "mạnh bạo" và được IMF coi là lộ trình cắt giảm thâm hụt ngân sách nhanh hơn tất cả các
nền kinh tế phát triển khác.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Anh khẳng định củng cố tài chính chỉ là bước đầu và chưa
đủ để sửa chữa những khiếm khuyết căn bản mà mang tính cơ cấu của hệ thống kinh tế - xã
hội Anh trong thập kỷ qua, mà ông cho rằng "không bền vững, bất ổn, bất công và thiếu sức
sống. Chính phủ đang xúc tiến hàng loạt các chính sách nhằm thúc đẩy tự do hoá, giảm
thiểu thủ tục, giảm thuế kinh doanh và tăng cường trợ giúp doanh nghiệp (củng cố hệ thống
ngân hàng, nâng cao kỹ năng, khuôn khổ cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, giao thông, năng lượng
và hạ tầng kỹ thuật số…).
Đức :
Đầu tháng 6/2010, Chính phủ Đức đưa ra kế hoạch tiết kiệm 82 tỉ Euro (96 tỉ USD)
đến năm 2014 với lộ trình tăng dần như sau :


Mục giảm chi
2011 2012 2013 2014
Giảm trợ cấp năng lượng, hàng không 2,0 2,5 2,5 2,5
Giảm trợ cấp năng lượng hạt nhân, đường sắt,
đánh thuế giao dịch tài chính
3,3 5,3 5,3 5,3
Điều chỉnh phúc lợi xã hội (giảm hỗ trợ nhà ở,
gia đình…)
3,0 7,0 9,4 10,9
Giảm chi quốc phòng 1,0 3,0
Tiết kiệm chi hành chính (giảm chi lương, tinh
giản bộ máy, công chức…)
2,3 3,3 3,9 3,9
Các khoản tiết giảm khác 0,6 1,1 1,7 2,0
Tổng số tiết kiệm 11,2 19,1 23,7 27,6
(Đơn vị : tỉ Euro)

Với lộ trình này, Đức kỳ vọng giảm thâm hụt ngân sách xuống ngưỡng cho phép của
EU vào năm 2013 và mức quy định trong Hiến pháp vào năm 2016. (Năm 2009, Đức là
nước đầu tiên trên thế giới đã luật hoá thâm hụt ngân sách vào Hiến pháp, trong đó quy định
tới năm 2016 thâm hụt ngân sách không vượt quá 0,35% GDP và tiến đến cân bằng ngân
sách sau năm 2020). Đặc thù trong kế hoạch giảm ngân sách của Đức là : (i) Giảm chi theo
lộ trình trung hạn nhằm đảm bảo thâm hụt ngân sách không gây áp lực lạm phát trong trung
hạn; (ii) Không tăng thuếd, ngoại trừ áp thuế đánh vào các giao dịch tài chính (khoảng 1,2 tỉ
Euro/năm); (iii) Không giảm chi cơ sở hạ tầng, giáo dục KHCN và y tế.
Bất chấp nhiều ý kiến chỉ trích, nhất là trong bối cảnh uy tín của liên minh
CDU/CSU/FDP đang suy giảm, Chính phủ Đức vẫn thể hiện quyết tâm cao thúc đẩy củng
cố tài khoá. Nhiều ý kiến lại cho rằng kế hoạch tiết kiệm của Chính phủ Đức có tính "hướng
9


vào tăng trưởng" vì không tăng thuế, không giảm chi cho giáo dục, khoa học, cơ sở hạ tầng
nên vẫn khuyến khích được sản xuất, đầu tư, và Chính phủ Đức còn nhiều không gian giảm
chi và tăng thu ngân sách mà không ảnh hưởng đến tăng trưởng và phúc lợi xã hội như tăng
hiệu quả sử dụng ngân sách, cắt một số trợ cấp không hiệu quả (trợ cấp xăng dầu, hàng
không…).
- Pháp :
Kế hoạch tài khoá trung hạn của Pháp là đưa thâm hụt về mức 3% GDP vào năm
2013 bằng các biện pháp cắt giảm chi và tăng thu kèm theo cải cách cơ cấu. Trong giai đoạn
2009 - 2010, thâm hụt của Pháp gia tăng do giảm thuế VAT trong lĩnh vực kinh doanh nhà
hàng và chi cho các chương trình trợ cấp việc làm, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng
cường hỗ trợ thất nghiệp. Tuy nhiên, Chính phủ Pháp sẽ thắt chặt tài khoá từ năm 2011
bằng việc cắt giảm chi tiêu chính phủ tương đương 0,25% GDP và duy trì cam kết chỉ thay
thế nhiều nhất một nửa số công chức nghỉ hưu. Pháp cũng đang cân nhắc việc cải cách hệ
thống lương hưu và chăm sóc y tế và tăng các loại thuế ít gây bóp méo thị trường như thuế
tài sản và thuế giá trị gia tăng.
- Hy Lạp :
Chính phủ Hy Lạp đang có những điều chỉnh tài khoá trên quy mô lớn nhằm giảm
mức thâm hụt xuống dưới 3% GDP vào năm 2014 so với dự kiến 13,5% năm 2009. Hơn
một nửa các biện pháp điều chỉnh được tiến hành vào năm 2010 và 2011 dựa trên sự kết
hợp giữa các biện pháp tăng thu và giảm chi. Các biện pháp cho năm 2010 hiện nay đã
được luật hoá và việc thực thi đến nay đã đi đúng hướng. OECD dự đoán thâm hụt ngân
sách của Hy Lạp năm 2010 là 8,1 % GDP, phù hợp với mục tiêu Chính phủ Hy Lạp đề ra
khi áp dụng các biện pháp củng cố tài khoá (giảm thâm hụt xuống còn khoảng 7,5% GDP).
- Tây Ban Nha :
Các biện pháp tài chính tạm thời đưa ra trong năm 2008 và 2009 để kích thích nền
kinh tế sẽ được thu hồi trong năm 2010 và dự kiến sẽ tiết kiệm ngân sách trị giá 2,25%
GDP.
Chính phủ dự kiến cũng cắt giảm chi tiêu thường xuyên (0,3% GDP). Các biện pháp
cắt giảm chi tiêu của các chính quyền địa phương bao gồm giảm giá dược phẩm thanh toán
bằng bảo hiểm y tế (0,2% GDP). Thuế suất thuế GTGT tiêu chuẩn sẽ tăng từ 16% đến 18%

và tỉ lệ giảm từ 7% đến 8% từ ngày 1 tháng 7 năm 2010. Nhìn chung, các biện pháp thuế dự
kiến sẽ tăng thêm doanh thu hàng năm trị giá 1% GDP. Chính quyền Trung ương và các địa
phương đã đồng ý về mục tiêu rất tham vọng thay thế chỉ 1 trong số 10 nhân viên khu vực
công nghỉ hưu mỗi năm từ năm 2011 trở đi (các dịch vụ y tế và giáo dục, cũng như các đô
thị nhỏ được miễn mục tiêu này). Một biện pháp cắt giảm chi tiêu mạnh hơn, trị giá 1,5%
GDP công bố tháng 5 vừa qua bao gồm cắt giảm 5% tiền lương người lao động trong khu
10

vực công trong năm 2010, không tăng mức lương và lương hưu hiện hành vào năm 2011,
giảm lợi ích dành cho trẻ em và tiếp tục giảm đầu tư công.
Tháng 5, 2010, Chính phủ Tây Ban Nha công bố các biện pháp củng cố tài khoá
trong năm 2010 – 2011, với mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách xuống còn 7% GDP vào
năm 2011. Dự kiến Tây Ban Nha sẽ cải cách hệ thống lương hưu và thị trường lao động.
- Mỹ :
Chương trình cải cách ngân sách bao gồm ngừng tài trợ 3 năm cho các khoản chi tuỳ
định trong lĩnh vực phi an ninh, yêu cầu ngành dịch vụ tài chính hoàn trả chi phí Chính phủ
đã chi cho chương trình Giải cứu các Tài sản Độc hại (TARP) hậu khủng hoảng, mở rộng
phạm vi doanh nghiệp chịu thuế và đánh thuế nhóm người có thu nhập cao, và loại bỏ trợ
cấp nhiên liệu hoá thạch không hiệu quả. Năm 2014, thâm hụt dự kiến đạt 3,9% GDP. Việc
thực hiện cải cách y tế dự kiến sẽ giảm thâm hụt ngân sách 143 tỉ USD đến năm 2019.
Chính phủ Mỹ đã thành lập một uỷ ban tài khoá với nhiệm vụ xác định các lĩnh vực có thể
tiết kiệm hơn nữa để đạt được cân bằng thu chi ngân sách vào năm 2015 và đạt được ổn
định tài khoá trong dài hạn.
b) Các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển : :
Sau đây là tổng hợp các kế hoạch củng cố tài khoá tại một số nền kinh tế mới nổi và
đang phát triển :
- Trung Quốc :
Gói kích thích kinh tế dự kiến sẽ tiếp tục duy trì đến hết năm 2010. Theo IMF, Trung
Quốc chưa công bố kế hoạch củng cố tài khoá trung hạn cụ thể.
- Ấn Độ :

Ấn Độ dự kiến đưa thâm hụt ngân sách năm 2010 giảm xuống mức 5,5% vào năm 2010
và 3% năm 2013/2014. Các biện pháp sẽ tập trung vào tăng cường nguồn thu từ tăng trưởng
kinh tế, tăng doanh thu từ thuế thông qua đơn giản hoá mã số thuế, tăng cường tuân thủ hệ
thống thu thuế một cách tự nguyện, và cắt giảm các trường hợp miễn trừ thuế, cho phép sự
gia tăng nhỏ trong thuế xăng và dầu diesel. Mới đây, Ấn Độ đã ngừng khoản ngân sách tài
trợ cho dầu và trợ cấp phân bón.
Trong một nỗ lực nhằm giảm thâm hụt ngân sách, chính phủ Ấn Độ dự định sẽ
huy động khoảng 8,66 tỉ USD bằng việc giảm sở hữu cổ phần của các doanh nghiệp quốc
doanh, đây là chương trình cắt giảm sở hữu lớn nhất kể từ khi chính phủ bắt đầu giảm sở
hữu cổ phần của các doanh nghiệp trong năm 1992 tới nay.
- Bra-xin :
Theo IMF, ngoài kế hoạch trở lại mức thâm hụt mục tiêu là 1,5% GDP trước khủng
hoảng vào năm 2010, Bra-xin chưa công bố kế hoạch củng cố tài khoá cụ thể nào. Theo tiêu
11

chuẩn quốc tế, đầu tư công vẫn ở mức thấp nhưng dự kiến sẽ gia tăng đáng kể trong phạm
vi Chương trình Thúc đẩy Tăng trưởng quốc gia. Dự kiến World Cup năm 2014 và Thế vận
hội Olympic 2016 tổ chức tại Bra-xin sẽ là các dự án chi tiêu lớn của nước này.
- In-đô-nê-xi-a :
Với mục tiêu đạt mức thâm hụt 1,2% vào năm 2014, In-đô-nê-xia thực thi dần các
biện pháp củng cố tài khoá. Các biện pháp củng cố sẽ tập trung vào cải thiện nguồn thu
thông qua cải cách cơ quan quản lý thuế và cải thiện nguồn thu thuế. Đồng thời, In-đô-nê-
xia sẽ tập trung vào các chính sách tăng cường nguồn thu từ khai thác dầu khí. Dự kiến chi
ngân sách trên GDP sẽ gia tăng để hỗ trợ phát triển kinh tế và giảm nghèo.
III. Một số ĐÁNH GIÁ KINH TẾ VIỆT NAM của nước ngoài :
1. Dư luận quốc tế nhìn chung đánh giá cao kết quả của các gói kích cầu kịp thời của
Việt Nam nhằm chặn đà suy giảm kinh tế, giữ vững tăng trưởng ổn định ở mức cao. Trong
báo cáo kinh tế tháng 7/2010, Cơ quan Thông tin Kinh tế (EIU - Anh) đã điều chỉnh dự báo
tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2010 lên 6,4% từ mức 6,2% của kỳ dự báo trước.
Đầu tháng 6, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã công bố bảng xếp hạng chỉ số cạnh tranh

về thúc đẩy thương mại của 125 nền kinh tế thế giới trong đó Việt Nam được coi là đã có
một cuộc bứt phá ngoạn mục khi thăng tới 18 hạng, từ vị trí 89 năm 2009 lên vị trí 71 năm
2010. Chỉ số thúc đẩy thương mại (ETI) được WEF đánh giá qua các tiêu chí như tiếp cận
thị trường, cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc và môi trường kinh doanh… Trong khi
Singapore giữ vững vị trí thứ nhất trong bảng xếp hạng, Việt Nam là quốc gia duy nhất
thăng hạng trong khi Ma-lai-xi-a (30), Thái Lan (60), In-đô-nê-xia (68), Phi-lip-pin (92) và
Cam-pu-chia (102) đều tụt hạng. Mỹ đứng thứ 19 (tụt 3 hạng), Nhật thứ 25 (tụt 2 hạng), các
nước EU nhìn chung đều tụt hạng. Riêng Trung Quốc cải thiện 1 bậc thứ hạng của mình lên
vị trí 48. Đây là kết quả của những nỗ lực từ phía Việt Nam trong việc thực hiện những cam
kết WTO nhằm cải thiện môi trường thương mại và đầu tư; điển hình là sự tự do hoá của
thương mại hàng hoá và dịch vụ, các cải tiến về thủ tục hành chính cửa khẩu và thủ tục hải
quan.
2. Tuy nhiên, Cơ quan Thông tin Kinh tế (EIU - Anh) cho rằng tình hình tài chính
Việt Nam trong thời gian tới sẽ tiếp tục ở trong tình trạng yếu ớt do chi tiêu gia tăng và dự
báo Việt Nam sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào vốn ODA trong những năm tới. Giáo sư Kubota
Teruyoshi, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Việt Nam tại Nhật dự đoán FDI
vào Việt Nam sẽ giảm từ 2013 sau khi Việt Nam thực hiện Ưu đãi thuế quan có hiệu lực
chung (CEPT) trong ASEAN và Việt Nam sẽ đối mặt với những tác động ngược chiều của
hội nhập quốc tế như thâm hụt mãn tính và bất cân đối FDI trong công nghiệp chế tạo so
với bất động sản và dịch vụ.

×