Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Bộ đề bài tập cơ bản lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.02 KB, 43 trang )

DẠNG 1: ĐỌC, VIẾT, CẤU TẠO SỐ TỰ NHIÊN
DẠNG 2: TÌM X, TÍNH NHANH
DẠNG 3: ĐẠI LƯỢNG ĐO LƯỜNG
DẠNG 4: TỐN TRUNG BÌNH CỘNG
DẠNG 5: TỔNG VÀ HIỆU
DẠNG 6: TÍNH CHU VI VÀ DIỆN TÍCH
DẠNG 7: BÀI TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH
DẠNG 8: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2, 3, 5, 9
DẠNG 9: PHÂN SỐ
DẠNG 10: BÀI TOÁN VỀ TỈ SỐ - TÌM PHÂN SỐ CỦA MỘT SỐ
DẠNG 11: TỔNG VÀ TỈ SỐ
DẠNG 12: HIỆU VÀ TỈ SỐ

DẠNG 1: ĐỌC, VIẾT, CẤU TẠO SỐ TỰ NHIÊN
I. Đọc số
Để đọc đúng số tự nhiên, học sinh phải nắm được cách đọc số:
- Tách số thành các lớp, mỗi lớp 3 hàng theo thứ tự từ phải sang trái.


- Đọc số dựa vào cách đọc số có ba chữ số kết hợp với đọc tên lớp đó (trừ
lớp đơn vị).
Ví dụ:
Số: 123 456 789
triệu nghìn đơn vị
Đọc số: Một trăm hai mươi ba triệu bốn trăm năm mươi sáu nghìn bảy trăm
tám mươi chín.
1. Trường hợp số có chữ số tận cùng là 1.
- Đọc là “một” khi chữ số hàng chục nhỏ hơn hoặc bằng 1.
Ví dụ:
201: Hai trăm linh một.
811: Tám trăm mười một.


6827901: Sáu triệu tám trăm hai mươi bảy nghìn chín trăm linh một.
- Đọc là “mốt” khi chữ số hàng chục lớn hơn hoặc bằng 2, nhỏ hơn hoặc bằng 9.
(đọc là “mốt” khi kết hợp với từ “mươi” liền trước).
Ví dụ:
6381: Sáu nghìn ba trăm tám mươi mốt.
50621: Năm mươi nghìn sáu trăm hai mươi mốt.
608561: Sáu trăm linh tám nghìn năm trăm sáu mươi mốt.
2. Trường hợp số có chữ số tận cùng là 4.
- Đọc là “bốn” khi chữ số hàng chục nhỏ hơn hoặc bằng 1.
Ví dụ:
3204: Ba nghìn hai trăm linh bốn.
89514: Tám mươi chín nghìn năm trăm mười bốn.
6281304: Sáu triệu hai trăm tám mươi mốt nghìn ba trăm linh bốn.


- Đọc là “tư” khi chữ số hàng chục lớn hơn hoặc bằng 2, nhỏ hơn hoặc bằng 9.
(đọc là “tư” khi kết hợp với từ “mươi” liền trước).
Ví dụ:
324: Ba trăm hai mươi tư. (Ba trăm hai mươi bốn)
1944: Một nghìn chín trăm bốn mươi tư. (Một nghìn chín trăm bốn mươi
bốn)
9764: Chín nghìn bảy trăm sáu mươi tư.
(* Lưu ý: Có thể đọc là “bốn” khi chữ số hàng chục bằng 2 hoặc 4).
3- Trường hợp số có chữ số tận cùng là 5.
- Đọc là “lăm” khi chữ số hàng chục lớn hơn 0, nhỏ hơn hoặc bằng 9.
(đọc là “lăm” khi kết hợp với từ “mươi” hoặc “mười” liền trước).
Ví dụ:
1115: Một nghìn một trăm mười lăm.
5555: Năm nghìn năm trăm năm mươi lăm.
20395: Hai mươi nghìn ba trăm chín mươi lăm.

- Đọc là “năm” khi hàng chục bằng 0 hoặc khi kết hợp với từ chỉ tên hàng, từ
“mươi” liền sau.
Ví dụ:
6805: Sáu nghìn tám trăm linh năm.
687586: Sáu trăm tám mươi bảy nghìn năm trăm tám mươi sáu.
505155: Năm trăm linh năm nghìn một trăm năm mươi lăm.
II. Viết số:
Để viết đúng số tự nhiên, học sinh phải nắm được cách viết số:
- Viết số theo từng lớp (từ trái sang phải).
- Viết đúng theo thứ tự các hàng từ cao xuống thấp.


1- Viết số theo lời đọc cho trước.
- Xác định các lớp. (chữ chỉ tên lớp).
- Xác định số thuộc lớp đó. (nhóm chữ bên trái tên lớp).
(Lưu ý: khi đọc số khơng đọc tên lớp đơn vị nên nhóm chữ bên phải lớp nghìn là
nhóm chữ ghi lời đọc số thuộc lớp đơn vị.).
Ví dụ: Viết số sau:
- Năm mươi sáu triệu chín trăm mười hai nghìn ba trăm bốn mươi bảy.
=> Giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định như sau:
- Năm mươi sáu triệu chín trăm mười hai nghìn ba trăm bốn mươi bảy.
56

(tên lớp)

912

(tên lớp)

347


=> Viết số: 56 912 347
Ví dụ :
+ Viết số, biết số đó gồm:1 trăm triệu, 8 triệu, 5 trăm nghìn, 6 chục nghìn, 3
nghìn, 9 chục và 8 đơn vị.
=> Giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định như sau:
+ Liệt kê các hàng theo thứ tự từ lớn đến bé.
trăm
triệu

chục
triệu

triệu

trăm
nghìn

chục
nghìn

nghìn

trăm

chục

đơn vị

1


0

8

5

6

3

0

9

8

1 trăm triệu
9 chục
8 đơn vị.

8 triệu

5 trăm nghìn

6 chục nghìn

+ Xác định giá trị các hàng rồi viết vào hàng đó các giá trị tương ứng.
=> Viết số: 108 563 098


3 nghìn


B. CẤU TẠO SỐ>
1. Một số tự nhiên luôn được cấu tạo từ các chữ số: 0, 1, 2, …..,9. Số 0 là số tự
nhiên nhỏ nhất, khơng có số tự nhiên lớn nhất.
- Các số có tận cùng bằng 0, 2, …, 8 là số chẵn
- Các số có tận cùng bằng 1, 3, …, 9 là số lẻ
2. Phân tích cấu tạo số:
ab = a x 10 + b ( a>0)
abc = a x 100 + b x 10 + c = ab x 10 + c
3. Hai số tự nhiên liên tiếp (đứng liền nhau) hơn kém nhau 1 đơn vị.
- Hai số tự nhiên lẻ hoặc chẵn liên tiếp nhau hơn kém nhau 2 đơn vị.
4. Quy tắc so sánh số tự nhiên:
- Số tự nhiên nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn.
- Nếu 2 số đó có cũng chữ số thì số nào có chữ số kể từ bên trái lớn hơn thì lớn
hơn( so sánh theo hàng đơn vị)
LUYỆN TẬP:
Bài 1: Đọc các số sau:
100000, 1 000 000, 30 000 000, 45 234 345, 234 445 098, 123 000 209.
Bài 2. Viết các số sau:
a/ Hai trăm linh ba nghìn:
b/ Một triệu chín trăm bốn mươi hai nghìn ba trăm.
c/ Ba trăm linh tám triệu khơng nghìn chín trăm sáu mươi hai.
Bài 3. Viết số gồm:
a/ 4 triệu, 6 trăm nghìn và 9 đơn vị
b/ 3 chục triệu, 4 triệu, 7 trăm và 8 đơn vị.
d/ 2 trăm triệu và 3 đơn vị.
Bài 4. Nêu giá trị của chữ số 3 trong mỗi số sau:
300 484 098; 198 390 456; 568 403 021; 873 049 764; 873 876 986

Bài 5. Điền số thích hợp vào chỗ chấm:


a/ 123; 124; 125;………;…………..;……….
b/ 346; 348; 350………;…………..;……….
c/ 450; 455’460;………;…………..;……….
d/ 781; 783; 785;………;…………..;……….
e/ 1; 2; 4; 8; 16;………;…………..;……….
Bài 6.
a/ Viết số nhỏ nhất có hai chữ số, ba chữ số, bốn chữ số:
b/ Viết số lớn nhất có hai chữ số, ba chữ số, bốn chữ sô:
c/ Viết số chẵn nhỏ nhất có hai chữ số, ba chữ số, bốn chữ số:
d/ Viết số chẵn lớn nhất có hai chữ số, ba chữ số, bốn chữ số:
e/ Viết số lẻ lớn nhất có hai chữ số, ba chữ số, bốn chữ số:
g/ Viết số lẻ nhỏ nhất có hai chữ số, ba chữ số, bốn chữ số:
g/ Viết số tròn chục nhỏ nhất nhất
i/ Viết số lẻ bé nhất:
Gợi ý giải
Bài 1: Đọc các số sau:
100000: Một trăm nghìn
1 000 000: Một triệu
30 000 000: Ba mươi triệu
45 234 345: Bốn năm triệu hai trăm ba mươi tư nghìn ba trăm bốn mươi lăm
234 445 098: Hai trăm ba mươi tư triệu bốn trăm bốn mươi lăm nghìn khơng trăm
chín mươi tám
123 000 209: Một trăm hai mươi ba triệu khơng nghìn hai trăm linh chín
Bài 2. Viết các số sau:
a/ Hai trăm linh ba nghìn: 203 000
b/ Một triệu chín trăm bốn mươi hai nghìn ba trăm: 1 942 300
c/ Ba trăm linh tám triệu khơng nghìn chín trăm sáu mươi hai: 308 000 962

Bài 3. Viết số gồm:
a/ 4 triệu, 6 trăm nghìn và 9 đơn vị: 4 600 009
b/ 3 chục triệu, 4 triệu, 7 trăm và 8 đơn vị: 34 700 008
d/ 2 trăm triệu và 3 đơn vị: 200 000 003
Bài 4. Nêu giá trị của chữ số 3 trong mỗi số sau:
300 484 098; 198 390 456; 568 403 021; 873 049 764; 873 876 986
300 484 098:  Ba trăm triệu
198 390 456: Ba trăm nghìn


568 403 021: Ba nghìn
873 049 764: Ba triệu
873 876 986:  Ba triệu
Bài 5. Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
a/ 123; 124; 125; 126; 127; 28
b/ 346; 348; 350; 352; 354; 356
c/ 450; 455; 460; 465; 470; 475
d/ 781; 783; 785; 787; 789; 791
e/ 1; 2; 4; 8; 16; 32; 64; 128
Bài 6.
a/ Viết số nhỏ nhất có hai chữ số, ba chữ số, bốn chữ số: 10, 100, 1000
b/ Viết số lớn nhất có hai chữ số, ba chữ số, bốn chữ số: 99, 999, 9999
c/ Viết số chẵn nhỏ nhất có hai chữ số, ba chữ số, bốn chữ số: 10, 100, 1000
d/ Viết số chẵn lớn nhất có hai chữ số, ba chữ số, bốn chữ số: 98, 998, 9998
e/ Viết số lẻ lớn nhất có hai chữ số, ba chữ số, bốn chữ số: 99, 999, 999
g/ Viết số lẻ nhỏ nhất có hai chữ số, ba chữ số, bốn chữ số: 11, 101, 1001
g/ Viết số tròn chục nhỏ nhất: 10
h/ Viết số chẵn nhỏ nhất: 2
i/ Viết số lẻ bé nhất: 1
DẠNG 2: TÌM X, TÍNH NHANH

A. TÌM X
Phép cộng: Số hạng + Số hạng = tổng
=> Số hạng = Tống – Số hạng
Phép trừ :

Số bị trừ - Số trừ = Hiệu
=> Số bị trừ = Số trừ + Hiệu, Số trừ = Số bị trừ - Hiệu

Phép nhân : Thừa số × Thừa số = Tích
=> Thừa số = Tích : Thừa số
Phép chia: Số bị chia : Số chia = Thương.
=> Số bị chia = Số chia × Thương, Thương = Số bị chia: Số
chia


Dạng 1: Tìm x ( cơ bản)
VD1: 549 + X = 1326
X = 1326 - 549
X = 777
VD2: X - 636 = 5618
X = 5618 + 636
X = 6254
Dạng 2: Tìm x hai vế.
Ví dụ 1: Tìm X:
736 - X : 3 = 106
X : 3 = 736 - 106
X : 3 = 630
X = 630 × 3
X = 1890
Ví dụ 2: ( 3586 - X) : 7 = 168

( 3586 - X) = 168 x 7
3586 - X = 1176
X = 3586 - 1176
X = 2410
Ví dụ 3: Tìm X
X : 6 = 45 : 5
X:6=9
X=9x6


X = 54
B. TÍNH NHANH
Dạng 1: NHĨM CÁC SỐ HẠNG
Ví dụ: Tính bằng cách thuận tiện.
VD1: 349 + 602 + 651 + 398
= (346 + 651 ) + (602 + 398)
= 1000 + 1000
= 2000
VD2: 3145 - 246 + 2347 - 145 + 4246    - 347
=  (3145 - 145) + (4246 - 246) +   (2347 - 347)
=  3000 + 4000 + 2000
=  7000 + 2000
=  9000
Dạng 2. VẬN DỤNG CÁC TÍNH CHẤT
+ Tính chất giao hốn và tính chất kết hợp của phép nhân
Ví dụ :

Tính nhanh:

B = 8 x 5 x 125 x 4 x 2 x 25

Giải: B = 8 x 5 x 125 x 4 x 2 x 25
B = (5 x 2) x (8 x 125) x (4 x 25)
=
=

10

x

1000

x

100

1 000 000.

+ Vận dụng quy tắc nhân một số với một tổng, nhân một số với một hiệu
Ví dụ : Tính bằng cách thuận tiện nhất:


a.
Giải:

254 x 99 + 254

254 x 99 + 254
= 254 x 99 + 254 x 1
= 254 x ( 9 + 1) = 254 x 10 = 2540
b. 477 x 93 - 93 x 427

= 93 x (437 - 427)
= 93 x 10 = 930.
c. 15 : 3 +  45 : 3 + 27 : 3
= (15 + 45 + 27) : 3
= 19 x 100        = 1900                                         

LUYỆN TẬP:
Bài 1:  Bài 1. Tìm x:
a. x + 456788 = 9867655
b. x – 23345 = 9886
c. 283476 + x = 986352
d. y × 123 = 44772
e. X : 637 = 2345
Bài 2. Đặt tính rồi tính:
a. 224454 + 98808
b. 200000 – 9876
c. 5454 x 43
Bài 3. Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a. 12347 + 23455 + 76545
b. 123 x 4 x 25
Bài 4
Tính thuận tiện:

f.
g.
h.
i.

212 552 : x = 326
40000 – x =3876

(x + 1233) – 1978 = 9876
x : 2 : 3 = 138

d. 654 x 508
e. 39212 : 43
f. 10988 : 123
c. 2 x 4 x 25 x 50
d. (450 x 27) : 50

a, 237 + 357 + 763

b, 2345 + 4257 - 345

c, 4276 + 2357 + 5724 + 7643

d, 3145 + 2496 + 5347 + 7504 + 4653


e, 2376 + 3425 - 376 - 425
g, 3145 - 246 + 2347 - 145 + 4246 - 347
Bài 5: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a) 326 x 728 + 326 x 272
b) 2009 x 867 + 2009 x 133
c) 4 x 125 x 25 x 8
d) 2 x 8 x 50 x 25 x 125
Bài 6. Nhà bác An thu hoạch được 12 487 kg cà phê, nhà bác Thành thu hoạch
được ít hơn nhà bác An 563kg cà phê. Hỏi cả hai bác thu hoạch được bao nhiêu kg
cà phê?
Bài 7. Kho thóc thứ nhất chứa 1243 tấn thóc, kho thứ hai chứa số thóc gấp đơi kho
thứ nhất. Hỏi các hai kho thóc có tất cả bao nhiêu tấn thóc?

Bài 8. Kho thóc thứ nhất chứa 3245 tấn thóc, kho thứ hai chứa số thóc bằng 1/2
kho thứ nhất. Hỏi các hai kho thóc có tất cả bao nhiêu tấn thóc?
Gợi ý giải
Bài 1. Tìm x:
a/ x + 456788 = 9867655
b/ x – 23345 = 9886
x  =  9867655 - 456788
x  =  9886 + 23345
x   =  9410867
x = 33231
c/ 283476 + x = 986352
d/ y × 123 = 44772
x  = 986352 - 283476
y = 44772 : 123
x  = 702876
y  = 364
e/ X : 637 = 2345
g/ 212 552 : x = 326
x  = 2345 x 637
x  = 212552 : 326
x  = 1493765
x  = 652
h/ 40000 – x = 3876
x  = 40000 - 3876
x  = 36124
i/ (x + 1233) – 1978 = 9876
x + 1233 = 9876 – 1978
x + 1233 = 7898
x = 7898 -1233
x = 6665

k/ x : 2 : 3 = 138
Bài 2. Đặt tính rồi tính:
224454 + 98808 =323262
200000 – 9876 = 190124


5454 x 43 = 234522
654 x 508 = 332232
Bài 3. Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a/ 12347 + 23455 + 76545
12347 + (23455 + 76545) = 12347+
100000 = 1123447
b/ 123 x 4 x 25 = 123 x (4 x 25) = 123
x 100  = 12300
c/ 2 x 4 x 25 x 50 = (2 x 50) x (25 x 4)
= 100 x 100 = 10000
d/ (450 x 27) : 50 = 12150 : 50 = 243
Bài 4. 
a, 237 + 357 + 763 = (237 + 763) +
357 = 1000 + 357 = 1357

39212 : 43 = 911 (dư 39)
10988 : 123 = 89 (dư 41)
d, 3145 + 2496 + 5347 + 7504 + 4653

b, 2345 + 4257 - 345 = (2345 - 345) +
4257 = 2000 + 4257 = 6257

g, 3145 - 246 + 2347 - 145 + 4246 347


c, 4276 + 2357 + 5724 + 7643 =
(4276 + 5724) + (2357 + 7643) =
10000 + 10000 = 20000

= (3145 - 145) + (4246 - 246) + (2347
- 347)

= 3145 + (2496 + 7504) + (5347 +
4653)
= 3145 + 10000 + 10000
= 3145 + 20000 = 23145
e, 2376 + 3425 - 376 - 425
= (2376 - 376) + (3425 - 425)
= 2000 + 3000 = 5000

= 3000 + 4000 + 2000 = 9000

Bài 5:
a. 326 x 728 + 326 x 272
= 326 x (728 + 272) = 326 x 1000 = 326000
b. 2009 x 867 + 2009 x 133
= 2009 x (867 + 133) = 2009 x 1000 = 2009000
c. 4 x 125 x 25 x 8
= (4 x 25) x (125 x 8) = 100 x 1000 = 100000
d. 2 x 8 x 50 x 25 x 125
= (2 x 50) x (8 x 125) x 25 = 100 x 1000 x 25 = 2500000
Bài 6. Nhà bác An thu hoạch được 12 487 kg cà phê, nhà bác Thành thu hoạch
được ít hơn nhà bác An 563kg cà phê. Hỏi cả hai bác thu hoạch được bao nhiêu kg
cà phê?
Đáp án: 24411(kg)



Bài 7. Kho thóc thứ nhất chứa 1243 tấn thóc, kho thứ hai chứa số thóc gấp đơi
kho thứ nhất. Hỏi các hai kho thóc có tất cả bao nhiêu tấn thóc?
Đáp án: 3729
Bài 8. Kho thóc thứ nhất chứa 3245 tấn thóc, kho thứ hai chứa số thóc bằng 1/2
kho thứ nhất. Hỏi các hai kho thóc có tất cả bao nhiêu tấn thóc?
Đáp án: 4867,5 tấn
DẠNG 3: ĐẠI LƯỢNG ĐO LƯỜNG
KHỐI LƯỢNG: Tấn, tạ, yến, kg, hg, dag, g
ĐỘ DÀI: Km, hm, dam, m, dm, cm, mm
DIỆN TÍCH: m2, dm2, cm2
THỜI GIAN: Giây
1 giờ = 60 phút
1 phút = 60 giây
1 giờ = 60 phút = 3600 giây. 


Thực hiện đổi đơn vị: 

a giờ = a x 60 (phút) = a x 3600 (giây)
a phút = a : 60 (giờ)
a giây = a : 60 (phút)
Thế kỷ
1 thế kỷ = 100 năm
Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỷ thứ I
Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỷ thứ II
Từ năm 201 đến năm 300 là thế kỷ thứ III

Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỷ thứ XX

Từ năm 2001 đến năm 2100 là thế kỷ thứ XI




Cách xác định nhanh năm nào thuộc thế kỷ bao nhiêu: ( Chừa lại 2 chữ
số cuối cùng, còn lại những chữ số phía trước ta cộng 1 đơn vị sẽ ra thế kỉ.
Trừ những năm có chữ số 00 cuối cùng thì khơng áp dụng được)

Năm 20: Thuộc thế kỉ: 1
Năm 100: Thuộc thế kỉ 1 ( Vẫn giữ nguyên) .
Năm 1900: Thuộc thế kỉ 19.

Năm 2000: Thuộc thế kỉ 20.

Năm 101: Thuộc thế kỉ : 1 +1= 2
Năm 678: Thuộc thế kỉ : 6 +1 = 7
Năm 1010: thuộc thế kỉ 10 +1 = 11
Năm 2022: thuộc thế kỉ : 20 +1 = 21.
Tổng hợp các đơn vị đo thời gian


Giây => Phút => Giờ => Ngày => Tuần => Tháng => Năm => Thập
kỷ => Thế kỷ => Thiên niên kỷ.

1 thiên niên kỷ = 1000 năm.
1 thế kỷ = 100 năm.
1 thập kỷ = 10 năm.
1 năm = 12 tháng =  365 ngày/ 366 ngày (năm nhuận).
1 tháng = 30 ngày hoặc 31 ngày (Trừ tháng 2).

1 tuần = 7 ngày.
+ Cứ 4 năm sẽ có một năm nhuận, tháng 2 năm đó có 29 ngày, năm khơng nhuận
tháng 2 có 28 ngày.
+ Ta có: Tháng 1; 3; 5; 7; 8; 10; 12 là các tháng có 31 ngày. Tháng 4; 6; 9; 11 là
các tháng có 30 ngày. Tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày (năm nhuận).


+ Xác định năm nhuận:
- Nếu có hai chữ số cuối cùng chia hết cho 4 là năm nhuận: VD: 2008,
2016, 2020…..
- Với Trường hợp hai chữ số cuối cùng có hai chữ số 0 ví dụ 1900, 1700
…thì số đó phải chia hết cho 400 mới là năm nhuận. Vậy: 1900 khơng
phải năm nhuận vì khơng chia hết cho 400. Năm 2000: là năm nhuận.
LUYỆN TẬP:
Bài 1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a/ 1 tấn = ……tạ;
b/ 2 tấn 3 tạ = ………tạ;
c/ 4 tấn 6 kg = ……kg;
d/ 5 tạ 17 kg =…..kg
e/ 4 hg = ……g;
g/ 7 dag = …….g;
i/ 23 tạ = …….yến;
k/ 12 tấn 5 kg = ……..kg
Bài 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a/ 20000 kg = ……tạ;
b/ 12000 tạ = ……tấn;
c/ 45000 g = .…kg;
d/ 23000kg = ….tấn
Bài 3. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a/ 3 km = ………m;

b/ 3km 54m =……..m;
c/ 12 m = …….dm;
d/ 7m 4cm = ……cm
Bài 4. Viết số thích hợp vào chỗ chấm
a/ 5m2 = …….dm2;
b/ 12 dm2 = ……..cm2;
c/ 3m2 = ……..cm2;
d/23m2 = ………..cm2
Bài 5. Viết số thích hợp vào chỗ chấm

m/  tấn = …….kg;
n/  tạ = …….kg;
p/  kg = …….g;
q/  tạ = …….g;
e/ 3456 kg = ……tấn…….kg;
g/ 1929 g = …….kg ….. g;
h/ 349 kg =…….tạ……kg

g/ 1/2 km = …….m;
h/ 1/5 m = …….cm;
i/ 2600dm = …….m;
k/ 4200cm = ……m;
e/ 4500dm2= …….m2;
g/ 30000cm2= ……….dm2;
h/ 1200000m2=……………hm2


a/ 2 giờ 5 phút = …….phút;
i/ 123 giây = …….phút……..giây;
b/ 4 phút 23 giây = ……giây;

k/ 189 phút = …….giờ………phút
c/ 7 phút 12 giây =……giây
m/ 3 thế kỉ = ………năm;
d/ 1/2 giờ = …….phút;
n/ 1/5 thế kỉ = …….năm;
g/ 1/3 phút = ……giây;
p/ 3 ngày = ……….giờ
h/ 1/5 phút =……giây
Bài 6: So sánh các đại lượng sau
a) 3kg 50g … 3050g
e) 875m … 46hm
b) 4h 36 phút ... 5425 giây
f) 12km 750dam … 12750m
c) 8km 7dam … 2484 m
g) 3 năm 18 tháng … 60 tháng
d) 3 năm … 48 tháng
h) 7 tấn 6 tạ 54 yến … 28470 kg
Bài 7: Tính các đại lượng sau:
a) 72hm 5m + 72m = ?m
c) 15 năm - 126 tháng = ? tháng
b) 157 phút + 4 giờ = ? phút
d) 5 tấn 7kg x 20 kg = ? kg
Bài 8: Một tuần có 7 ngày, hỏi:
a) 10 tuần thì có bao nhiêu ngày?
b) 623 ngày thì có bao nhiêu tuần?
Bài 9: Một chiếc xe ơ tô chở mỗi lần chở được 516kg cam. Hỏi 30 lần thì chở
được bao nhiêu kg cam?
Bài 10: Tính thời gian Minh thực hiện các hoạt động buổi sáng?
Minh thức dậy lúc 6 giờ 15 phút tập thể dục và vệ sinh đến 6 giờ 35 phút. Sau đó
đi bộ đến trường là lúc 7 giờ

a) Hỏi thời gian Minh tập thể dục và vệ sinh là bao lâu?
b) Thời gian Minh đi bộ tới trường mất bao nhiêu phút?
Gợi ý giải
Bài 1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a/ 1 tấn = 10 tạ;
m/  tấn = 500 kg;
b/ 2 tấn 3 tạ = 23 tạ;
c/ 4 tấn 6 kg = 1006 kg;
n/  tạ = 20 kg;
d/ 5 tạ 17 kg = 517kg
e/ 4 hg = 400 g;
p/  kg = 200g;
g/ 7 dag = 70 g;
i/ 23 tạ = 230 yến;
q/  tạ =  200000 g;
k/ 12 tấn 5 kg = 12005 kg
Bài 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:


a/ 20000 kg = 200 tạ;
e/ 3456 kg = 3 tấn 456 kg;
b/ 12000 tạ = 1200 tấn;
g/ 1929 g = 1 kg 929 g;
c/ 45000 g = 45 kg;
h/ 349 kg = 3 tạ 49 kg
d/ 23000kg = 23 tấn
Bài 3. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a/ 3 km = 1000 m;
g/ 1/2 km = 500 m;
b/ 3km 54m =3054 m;

h/ 1/5 m = 20 cm;
c/ 12 m = 12000 dm;
i/ 2600dm = 260 m;
d/ 7m 4cm = 704 cm
k/ 4200cm = 420m;
Bài 4. Viết số thích hợp vào chỗ chấm
a/ 5m2 = 500 dm2;
e/ 4500dm2= 45 m2;
b/ 12 dm2 = 1200 cm2;
g/ 30000cm2= 300 dm2;
c/ 3m2 = 300 00 cm2;
h/ 1200000m2=  120 hm2
d/23m2 = 230000 cm2
Bài 5. Viết số thích hợp vào chỗ chấm
a/ 2 giờ 5 phút = 125 phút;
i/ 123 giây = 2 phút 3 giây;
b/ 4 phút 23 giây = 263 giây;
k/ 189 phút = 3 giờ 9 phút
c/ 7 phút 12 giây = 432 giây
m/ 3 thế kỉ = 300 năm;
d/ 1/2 giờ = 30 phút;
n/ 1/5 thế kỉ = 20 năm;
g/ 1/3 phút = 20 giây;
p/ 3 ngày = 72 giờ
h/ 1/5 phút = 12 giây
Bài 6: So sánh các đại lượng sau
a) 3kg 50g = 3050g
e) 875m < 46hm
b) 4 giờ 36 phút  > 5425 giây
f) 12km 750dam = 12750m

c) 8km 7dam > 2484 m
g) 3 năm 18 tháng < 60 tháng
d) 3 năm < 48 tháng
h) 7 tấn 6 tạ 54 yến < 28470 kg
Bài 7: Tính các đại lượng sau:
a) 72hm 5m + 72m = ?m
c) 15 năm - 126 tháng = ? tháng
b) 157 phút + 4 giờ = ? phút
d) 5 tấn 7kg x 20 kg = ? kg
Bài 8: Một tuần có 7 ngày, hỏi:
a) 10 tuần thì có bao nhiêu ngày?
b) 623 ngày thì có bao nhiêu tuần?
Bài 9:
30 lần thì chở được số ki-lơ-gam cam là:
      
30x516=15480(kg)
              
Đáp số: 15480 kg cam


Bài 10: a. Thời gian Minh tập thể dục và vệ sinh:
6 giờ 35 phút - 6 giờ 15 phút =20 phút
b. Thời gian Minh đi bộ tới trường:
7 giờ - 6 giờ 35 phút =25 phút 
 DẠNG 4: TOÁN TRUNG BÌNH CỘNG
Số trung bình cộng = tổng các số hạng : số các số hạng
Tổng các số hạng = số trung bình cộng x số các số hạng
Dạng 1: Biết các số hạng, tìm Trung bình cộng.
Ví dụ 1: Tìm trung bình cộng của các số sau: 6, 9, 13, 28
Tổng của các chữ số là: 6 + 9 + 13 + 28 = 56

Số các số hạng là: 4
Trung bình cộng của 4 số đã cho là: 56 : 4 = 14
Ví dụ 2:Xe thứ nhất trở được 45 tấn hàng, xe thứ hai trở được 53 tấn hàng, xe
thứ ba trở được số hàng nhiều hơn trung bình cộng số tấn hàng của hai xe là 5
tấn. Hỏi xe thứ ba trở được bao nhiêu tấn hàng.
Bài giải:
-Trung bình cộng số tấn hàng hai xe đầu trở được là:
(45 + 53) : 2 = 49 (tấn)
-Xe thứ ba trở được số tấn hàng là:
49 + 5 = 54 (tấn)
Đáp số: 54 (tấn)
Dạng 2: Biết Trung bình cộng, tìm số hạng cịn lại.
Ví dụ 1: Biết trung bình cộng của hai số là 25, một trong hai số đó là 17. Tìm số
cịn lại?
Bài giải:
Tổng của hai số đó là: 25 x2 = 50
Số còn lại là: 50 -17 = 33.
Đáp số: 33


Ví dụ 2: Biết trung bình cộng của 3 số là số trịn chục có lớn nhất có 3 chữ số. Tìm
tổng 3 số đó
Bài giải:
Số trịn chục lớn nhất có 3 chữ số là: 990. Tổng 3 số đó là: 990 x 3 = 2970. Đáp số:
2970.
Ví dụ 3: Có hai thùng dầu, trung bình mỗi thùng chứa 38 lít dầu. Thùng thứ nhất
chứa 40 lít dầu. Tính số lít dầu của thùng thứ hai.
Bài giải:
-Tổng số lít dầu ở cả hai thùng là:
38 x 2 = 76 (lít)

-Số lít dầu của thùng thứ hai là:
76 – 40 = 36 (lít)
Đáp số: 36 (lít)
LUYỆN TẬP:
Bài 1. Tìm số trung bình cộng của các số sau:
a/ 35 và 45;
b/ 37, 42 và 56;
c/ 20, 32, 24 và 36;
d/ 25, 37, 30, 75 và 63
Bài 2. Một tổ sản xuất muối thu hoạch trong năm đợt như sau: 45 tạ, 60 tạ, 75 tạ,
72 tạ và 98 tạ. Hỏi trung bình mỗi đợt tổ đó thu hoạch được bao nhiêu tạ muối?
Bài 3. Sự tăng dân số của một xã trong ba năm lần lượt là: 90 người, 86 người, 70
người. Hỏi trung bình mỗi năm dân số của xã đó tăng thêm bao nhiêu người?
Bài 4. Một cửa hàng chuyển máy bằng ô tô. Lần đầu có 3 ô tô, mỗi ô tơ chuyển
được 16 máy. Lần sau có 5 ơ tơ khác, mỗi ơ tơ chuyển được 24 máy. Hỏi trung
bình mỗi ô tô chuyển được bao nhiêu máy?
Bài 5. Một công ti chuyển thực phẩm vào thành phố. Có 5 ơ tô, mỗi ô tô chuyển
được 36 tạ và 4 ô tô, mỗi ô tô chuyển được 45 tạ. Hỏi trung bình mỗi ơ tơ chuyển
được bao nhiêu tấn thực phẩm?


Bài 6. Một ô tô giờ thứ nhất chạy được 39 km, giờ thứ hai chạy được 60 km, giờ
thứ ba chạy được bằng quãng đường của hai giờ đầu. Hỏi trung bình mỗi giờ ơ tơ
chạy được bao nhiêu ki-lơ-mét?
Bài 7.
a/ Số trung bình cộng của hai số bằng 8. Biết một trong hai số bằng 9, tìm số kia?
b/ Số trung bình cộng của hai số bằng 20. Biết một trong hai số bằng 30, tìm số
kia?
Bài 8. Với giá trị nào của a thì:
a/ a x 5 < 1

b/ a x 6 < 20
c/ 250 : a < 5
Gợi ý giải
Bài 1. Tìm số trung bình cộng của các số sau:
a/ 35 và 45;
Đáp án: 40
b/ 37, 42 và 56;
Đáp án: 45
c/ 20, 32, 24 và 36;
Đáp án: 28
d/ 25, 37, 30, 75 và 63
Đáp án: 46
Bài 2.
Trung bình mỗi đợt thu đc số tạ muối là ;
(45 + 60 + 75 + 72 + 98 ) : 5 = 70 ( tạ )
Đáp số : 70 tạ muối
Bài 3.
Trung bình mỗi năm xã đó tăng thêm số người là:
(90 + 86 + 70) : 3 = 82 (người)
Đáp số: 82 người
Bài 4.
Số máy 3 ô tô chở lần đầu được là:
16 × 3 = 48 (máy)
Số máy 5 ơ tơ lần sau chở được là:
24 × 5 = 120 (máy)
Trung bình mỗi xe chở được số máy là:




×