Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Tiểu luận đạo đức kinh doanh đề tài alibaba bê bối quản lý cấp cao quấy rối tình dục nhân viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.38 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


ĐẠO ĐỨC KINH DOANH - BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
Đề tài: Alibaba - Bê bối quản lý cấp cao quấy rối tình dục nhân viên

GVHD: Dương Thị Thuý Quỳnh
Lớp học phần: IBS3001_3

1.
2.
3.
4.
5.

NHÓM 2
Thành viên:
Trần Thị Gia Phương 45K01.4
Lê Thị Bảo Ngọc 46K01.4
Hoàng Thị Hà Vi 46K01.2
Trương Diễm Quỳnh 46K01.4
Đoàn Thị Anh Thư 46K01.4

Đà Nẵng, tháng 11 năm 2022


MỤC LỤC
1. Tóm tắt chủ đề/ sự việc..............................................................................................2
2. Xác định các bên hữu quan:.......................................................................................3
3. Nhận diện, trình bày bản chất của vấn đề (vô) đạo đức/ trách nhiệm xã hội dựa trên


tác động của các hành vi hoặc của sự việc đến các bên hữu quan.................................3
3.1. Đối tượng bên trong................................................................................................3
3.2 Đối tượng bên ngoài................................................................................................5
4. Xác định nguyên nhân................................................................................................7
4.1. Chủ nghĩa vị kỷ........................................................................................................7
4.2. Chủ nghĩa vị kỷ trong sáng.....................................................................................8
4.3. Chủ nghĩa vị lợi.......................................................................................................9
4.4. Thuyết đạo đức tương đối....................................................................................10
4.5. Thuyết đạo đức hành vi........................................................................................11
4.6. Thuyết đạo đức nhân cách...................................................................................12
5. Nhận xét cách xử lý và phản ứng.............................................................................12
5.1. Nhân viên của công ty...........................................................................................12
5.2. Ban lãnh đạo của Alibaba.....................................................................................13
5.3. Cộng đồng.............................................................................................................15
5.4. Giới truyền thông...................................................................................................15
5.5. Đối thủ cạnh tranh.................................................................................................16
5.7. Khách hàng...........................................................................................................16
5.8. Gia đình của nạn nhân..........................................................................................17
6. Đề xuất cách giải quyết/ Bài học kinh nghiệm:.........................................................17
6.1. Đưa ra cách giải quyết..........................................................................................17
6.2. Bài học kinh nghiệm..............................................................................................18
Tài liệu tham khảo:..........................................................................................................19

NHÓM 2_ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

1


1. TĨM TẮT CHỦ ĐỀ/ SỰ VIỆC 
Alibaba (hay cịn gọi là Cơng ty Hữu hạn Cổ phần Tập đồn Alibaba) là một tập

đoàn về thương mại điện tử nổi tiếng trên toàn thế giới, được thành lập bởi Jack Ma
vào năm 1999, có trụ sở chính đặt tại Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc.
Tuy nhiên vào năm 2021, với bê bối ép rượu và quấy rối tình dục nhân viên nữ ở
Alibaba - biểu tượng công nghệ tại Trung Quốc đã gây chấn động dư luận không chỉ
ở nước này mà cịn trên tồn thế giới về văn hóa tại nơi làm việc của các cơng ty, tập
đồn. Và cụ thể sự việc này xảy ra như thế nào?
Năm 2021, trên mạng xã hội có một bài viết của một nữ nhân viên Alibaba tố cáo
ngày 27/7/2021, cô bị một khách hàng khơng rõ danh tính và ơng Wang - quản lý đã
quấy rối, cưỡng hiếp cô trong một buổi gặp gỡ khách hàng tại Tế Nam. 
Theo đó, vị khách hàng này đã hôn cô. Vào sáng hôm sau, sau khi ngủ dậy, cơ
trong tình trạng khỏa thân ở phịng khách sạn và khơng cịn nhớ những sự kiện tối qua.
Ngồi ra, trên sàn nhà có áo quần của cơ và hộp bao cao su đã mở. Và theo camera
giám sát thu được từ cảnh sát, ơng Wang đã vào phịng khách sạn cơ 4 lần. 
Ngay sau đó, cơ đã tố cáo việc này lên quản lý cấp cao và được chấp nhận về
yêu cầu sa thải quản lý Wang, Tuy nhiên, vào phút cuối phòng nhân sự đã thay đổi. Vì
thấy khiếu nại của mình khơng được xem xét kỹ càng, cô đã dùng loa để tố cáo vụ việc
này tại nhà ăn Hàng Châu, nhưng đã bị lực lượng an ninh của Alibaba ngăn chặn.
Cô quyết định đăng bức tâm thư tố cáo dài 11 trang lên mạng xã hội sau khi
nhận thấy công ty không giải quyết cho mình. Ngay sau khi được đăng lên, bức tâm thư
đã lan truyền mạnh mẽ trên các trang mạng xã hội tại Trung Quốc. 
Ngày 09/8, Alibaba đã cho thôi việc quản lý cũng như hai quản lý cấp cao sau
khi người quản lý đã thừa nhận đã có hành vi tấn cơng tình dục với nhân viên nữ.
Ngồi ra, tập đồn này còn ban hành một bản ghi nhớ nội bộ cho các nhân viên để
ngăn chặn các tình trạng quấy rối tình dục và các chính sách khắt khe trong chính sách
để tạo văn hóa làm việc chun nghiệp và an toàn cho nhân viên. Trên trang mạng nội
bộ của Alibaba, giám đốc điều hành Daniel Zhang đã đăng lời xin lỗi cũng như cam kết
gia tăng trách nhiệm đối với các nhân viên nữ trong tồn cơng ty. 
Cảnh sát đã vào cuộc khi biết đến lời tố cáo này và yêu cầu Alibaba cam kết hợp
tác điều tra. Ngày 06/09, Viện kiểm sát nhân dân quận Hoài Lâm, Tế Nam đã quyết
định khơng bắt giữ vì người bị tố cáo có hành động khiếm nhã nhưng khơng cấu thành

tội và chấm dứt cuộc điều tra.
Qua bê bối này, chúng ta đã thấy một phần chìm trong tảng băng nổi khổng lồ
trong văn hóa làm việc tại các tập đồn, công ty lớn tại Trung Quốc. Alibaba đang phải
đối diện với làn sóng gay gắt từ phía người lao động đối với bê bối nhân viên nữ bị
NHÓM 2_ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

2


quản lý cưỡng hiếp, và còn gây khủng hoảng nội bộ tại tập đoàn. Vấn đề này đã đẩy
giá cổ phiếu của công ty xuống mức thấp và đe dọa sự tồn vong của tập đoàn.
2. XÁC ĐỊNH CÁC BÊN HỮU QUAN
2.1. Đối tượng bên trong
 Nhân viên của công ty
 Nhân viên trực tiếp bị quấy rối                 
 Các nhân viên khác tại công ty
 Ban lãnh đạo của công ty
 Các nhà quản lý
 Giám đốc điều hành
 Các cổ đơng của cơng ty
2.2. Đối tượng bên ngồi
 Khách hàng
 Đối thủ cạnh tranh
 Cộng đồng
 Truyền thông
 Đối với các cơ quan chức năng, chính phủ
 Gia đình của nạn nhân
 Đối tác của Alibaba
3. NHẬN DIỆN, TRÌNH BÀY BẢN CHẤT CỦA VẤN ĐỀ (VÔ) ĐẠO ĐỨC/ TRÁCH
NHIỆM XÃ HỘI DỰA TRÊN TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HÀNH VI HOẶC CỦA SỰ

VIỆC ĐẾN CÁC BÊN HỮU QUAN
3.1. Đối tượng bên trong
a. Nhân viên tại công ty
 Đối với nhân viên trực tiếp bị quấy rối:
 Nhân viên nữ bị quấy rối tình dục và ép rượu sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khỏe, tinh thần, danh dự, gây ám ảnh tâm lý và khủng hoảng về
sau.
 Khó khăn trong việc tìm kiếm một cơng việc mới, mơi trường phù hợp và
lành mạnh khi trước đó cơ đã có tâm lý sợ hãi, ác cảm, mất niềm tin với
các cơng ty lớn.
 Có xu hướng sợ sệt, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh đặc biệt là
người khác giới.
 Khi đi công tác, gặp gỡ với nhiều đối tác cơ sẽ có thái độ dè dặt, cẩn
trọng, khơng thoải mái khi tiếp xúc gần hay xảy ra các tình huống tương
tự như bị ép rượu, cười đùa. 
NHĨM 2_ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

3


Đối với các nhân viên khác tại công ty:
 Các nhân viên khác trong cơng ty sẽ có tâm lý sợ hãi, chán nản khi làm
việc trong một môi trường “tình dục hóa phụ nữ”, điều này khiến cho hiệu
suất công việc bị giảm đi đáng kể. Đồng thời, khi gặp gỡ khách hàng hay
đi công tác, nhân viên sẽ có tâm lý dè dặt, khơng thoải mái và cẩn trọng
hơn để tránh những tình huống tương tự xảy ra.
 Mất niềm tin vào các cơng ty lớn.
 Có xu hướng nhảy việc, từ bỏ cơng việc hiện tại vì cảm thấy khơng an
tồn, khủng hoảng khi làm việc trong một mơi trường khơng lành mạnh,
thường xun có những hành vi, cử chỉ không tôn trọng nhân viên từ

những nhà quản lý cấp cao.
b. Các nhà quản lý
 Đối với nhà quản lý là ông Wang:
 Nhà quản lý là ông Wang sẽ bị sa thải và bị truy cứu trách nhiệm pháp lý
vì có những hành vi khơng đúng mực với nhân viên nữ.
 Uy tín, danh tiếng bị sụt giảm nghiêm trọng.
 Bị chỉ trích, đánh giá là người vơ đạo đức, đồng nghiệp, đối tác sẽ có cái
nhìn khơng thiện cảm về ơng
 Hành vi của ơng gây ảnh hưởng đến văn hóa cơng ty, danh tiếng của
công ty trở nên xấu đi trong mắt khách hàng và nhà cung cấp
 Khó tìm được cơng việc mới khi sự việc bị phơi bày trước công chúng.
 Đối với các nhà quản lý khác trong công ty:
 Bị chỉ trích, phê phán, đánh mất niềm tin tưởng của nhân viên cũng như
khách hàng dành cho công ty khi đã nhận được báo cáo về sự việc
nhưng lại không giải quyết mà im lặng bao che cho hành vi xấu đó.
 Tốn nhiều thời gian, chi phí hơn để xem xét và tổ chức lại các quy định
trong làm việc và quyền lợi đối với nhân viên nữ
c. Giám đốc điều hành
 Giám đốc điều hành công ty là Daniel Zhang sẽ bị khiển trách vì giải quyết
vấn đề quá muộn và thiếu chuyên nghiệp khi nhận được thông báo sự
việc.
 Phải chịu trách nhiệm pháp lý
 Mất đi nhiều cơ hội làm ăn
 Uy tín, danh dự cá nhân bị sụt giảm đồng thời ảnh hưởng đến danh tiếng
của cơng ty trên thị trường.


NHĨM 2_ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

4



Niềm tin, sự tin tưởng và tôn trọng của nhân viên đối với giám đốc điều
hành từ trước đến nay bị sụt giảm
d. Các bên cổ đông của công ty
 Bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi, uy tín của doanh nghiệp với
công chúng và các đối tác kinh doanh
 Giảm đi doanh thu và lợi nhuận khi khách hàng mất lịng tin vào thương
hiệu
 Đánh mất hình ảnh tốt đẹp của doanh nghiệp trong mắt khách hàng, gây
ảnh hưởng tới hành vi mua của khách hàng sau này
 Mất chi phí để Alibaba nghiên cứu và sắp xếp lại hệ thống quản lý của
doanh nghiệp Công ty mất uy tín có thể khiến các cổ đơng rút bớt vốn đầu
tư hoặc tạo sức ép lên lãnh đạo công ty
 Nếu cơng ty niêm yết trên sàn chứng khốn thì khả năng cao cổ phiếu
của cơng ty bị sụt giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nguồn vốn và thu
nhập của các nhà đầu tư
3.2 Đối tượng bên ngoài
a. Khách hàng
 Lo lắng, hoang mang khi đã và đang sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công
ty Alibaba.
 Mất niềm tin vào công ty Internet hàng đầu trên thị trường.
 Ảnh hưởng tâm lý khách hàng, đặc biệt với khách hàng nữ khi làm họ nhớ
tới phong trào #Metoo. Khách hàng có cái nhìn tiêu cực khi những hành vi
trên xâm phạm quyền phụ nữ.
 Khi đi làm việc, gặp gỡ đối tác thì khách hàng sẽ trở nên cẩn thận hơn
trong lời nói cũng như hành động vì có thể điều này sẽ có thể xem như là
hành động quấy rối tình dục. 
 Tác động vào nhận thức người dùng. Họ sẽ cẩn thận hơn trong việc lựa
chọn đối tác có hình ảnh thương hiệu lành mạnh và có liên quan đến các

hành vi quấy rối tình dục, coi thường phụ nữ.
b. Đối thủ cạnh tranh
 Nâng cao vị thế, có thêm cơ hội phát triển trên thị trường khi loại bớt
được một đối thủ.
 Thu hút và có thêm nhiều khách hàng mới, giúp tăng doanh thu và phát
triển bền vững


NHÓM 2_ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

5


Tuy nhiên, kinh doanh trở nên khó khăn hơn khi vì bị đánh đồng là văn
hóa cơng ty cũng có thể tiềm ẩn những hành vi quấy rối đối với nhân viên
nữ như cơng ty Alibaba
 Có thể bị các cơ quan thanh tra kiểm tra thường xuyên và kỹ càng hơn =>
ảnh hưởng đến cơng việc, uy tín.
 Tốn nhiều thời gian, chi phí để kiểm tra, xem xét và tổ chức lại các chính
sách văn hóa của cơng ty, đặc biệt là quy định ứng xử phù hợp với nhân
viên nữ.
c. Cộng đồng địa phương:
 Mất niềm tin, nghi ngờ về môi trường công sở tồi tệ của các công ty lớn
kinh doanh thương mại bởi theo ấn tượng của thế giới bên ngoài, những
người khổng lồ Internet phải là những cơng ty có nền quản trị tiên tiến và
hiện đại hơn trong tất cả các doanh nghiệp.
 Về mặt tích cực, chủ động lên tiếng mạnh mẽ trước những hành vi không
đúng chuẩn mực đối với phụ nữ. Đặc biệt, cộng đồng mạng có những bài
viết lên tiếng bảo vệ nạn nhân cũng như lan truyền sự việc giúp nạn nhân
có thể giải quyết nhanh chóng hơn. 

d. Truyền thơng:
 Có cơ hội đăng tin, viết bài liên quan đến sự việc
 Những trang báo, tạp chí từng đưa tin tốt về công ty Alibaba sẽ bị phản
ánh, chỉ trích vì đưa tin khơng đúng sự thật.
e. Đối với các cơ quan chức năng, chính phủ
 Đối mặt với nhiều chỉ trích trong cơng tác quản lý, đồng thời mất uy tín
trong mắt người lao động. 
 Mất nhiều thời gian hơn để nỗ lực thay đổi các chính sách quy định chặt
chẽ hơn về quyền lợi của người lao động cũng như nạn quấy rối ở các
công ty và mức phạt thích đáng và thi hành một cách chặt chẽ nhằm đảm
bảo quyền lợi cho người lao động, đặc biệt là nữ giới. 
 Đồng thời phải tăng cường thanh tra, rà soát và đưa ra các biện pháp xử
lý mạnh ngăn chặn các tình huống tương tự xảy ra trong tương lai. 
f. Đối tác của Alibaba
 Các đối tác bán hàng, nhãn hàng đăng ký kinh doanh trên sàn thương mại
điện tử của Alibaba cũng chịu ảnh hưởng đến uy tín vì bị người tiêu dùng
đánh đồng và đặt ra nghi vấn về việc có hệ sinh thái cũng như mơi trường
làm việc giống Alibaba


NHĨM 2_ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

6


Việc Alibaba giảm uy tín cũng ảnh hưởng đến doanh thu của họ vì khách
hàng có xu hướng tẩy chay thương hiệu và không mua các sản phẩm trên
sàn nữa
 Họ sẽ phải cân nhắc về việc hợp tác lâu dài với Alibaba và phải tốn nhiều
thời gian và công sức hơn để tìm kiếm các kênh thương mại điện tử thay

thế
g. Gia đình của nạn nhân:
 Có thái độ bức xúc, tức giận khi người thân của mình bị gây tổn hại đến
thân thể, tinh thần
 Ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, mất nguồn thu nhập vì người thân bị mất
việc
 Bị mọi người xung quanh bàn tán, chỉ trích vì cho rằng nạn nhân có đạo
đức khơng tốt
 Có thể kiện cơng ty và các đối tượng trực tiếp liên quan
4. XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN 
Như mọi vấn đề khác, việc để tình trạng quấy rối nơi cơng sở bắt nguồn từ nhiều
nguyên nhân khác nhau. Tất cả các ngun nhân có thể được phân tích và lý giải qua
các triết lý đạo đức - niềm tin mà mỗi người có được trong việc quyết định tính đúng –
sai của vấn đề này.
4.1. Chủ nghĩa vị kỷ
a. Nguyên nhân bên trong
 Quản lý và khách hàng hành động ép rượu và lạm dụng tình dục với nhân viên
nữ vì lợi ích cá nhân với mục tiêu thỏa mãn ham muốn tình dục và thể hiện
quyền lực của mình. Họ xâm phạm quyền lợi và danh dự của nhân viên nữ, gây
tổn hại đến sức khỏe, tinh thần và danh dự của nhân viên nữ.
 Quản lý cấp cao và khách hàng xem nhẹ quyền con người của nhân viên nữ nên
khơng kiềm chế và kiểm sốt được bản thân khi có rượu. Họ chỉ quan tâm đến
việc làm thế nào để thỏa mãn được bản thân mà bỏ qua những thiệt hại của
nhân viên nữ khi bị họ thực hiện hành vi quấy rối tình dục.
 Quản lý cấp cao không quan tâm đến thiệt hại về lâu dài vì ơng ta nghĩ rằng bản
thân vẫn tiếp tục làm việc ở cơng ty vì có các nhà lãnh đạo cấp cao chống lưng.
Ơng ta nghĩ rằng khơng thể bị đuổi việc mà cịn có khả năng làm cho nạn nhân
im lặng, khơng tố cáo ơng ta hay “bóc trần” sự việc khiến công ty lao đao.
 Khách hàng khơng quan tâm đến thiệt hại về lâu dài vì ông ta nghĩ rằng mình
đang ở vị thế cao hơn nhân viên nữ kia. Ông ta nghĩ rằng việc vạch trần khách



NHÓM 2_ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

7


hàng - đối tác làm ăn lớn của công ty - là một việc mà nhân viên nữ kia không
dám làm nếu không muốn bị mất việc hay bỏ tiền đền bù cho dự án.
 Nhân sự trong công ty thì thiếu nhận thức cũng như kiến thức, họ chỉ quan tâm
đến lợi ích cá nhân, tiếp tục đi làm và nhận lương mà không quá để tâm đến mọi
thứ xung quanh, những người xung quanh, đồng nghiệp họ có vi phạm đạo đức
hay khơng và cũng khơng có thái độ đấu tranh vì lẽ phải. Họ khơng nhận thức sự
vơ tâm của mình đã gây ảnh hưởng lớn đến tinh thần của nạn nhân cũng như đã
để lại hình ảnh xấu trong lâu dài về nhân sự tại tập đoàn lớn như Alibaba. 
 Các nhà quản lý cấp cao muốn che đậy mà phớt lờ nhân viên, bao che cho hành
động của quản lý cấp dưới, thể hiện sự không công bằng mà không nghĩ đến
hậu quả lâu dài khi vụ việc không được giải quyết ổn thỏa. 
b. Nguyên nhân bên ngoài
 Khi tham gia các buổi tụ tập có sử dụng rượu bia, nạn nhân chỉ quan tâm đến lợi
ích trước mắt là được thăng tiến trong cơng việc nên đã lơ là, không cảnh giác
dẫn đến nhận thức và kiến thức của xã hội về tình trạng quấy rối vấn đề tình dục
khơng đầy đủ.
 Nữ nhân viên vì sự thăng tiến của mình mà đã đặt lịng tin sai chỗ vào người
trong cơng ty, đặc biệt là quản lý - cấp trên của mình mà khơng nghĩ tới hậu quả
về sau. 
 Những tư tưởng lạc hậu, tiêu cực, sai lệch... (đặc biệt là tư tưởng trọng nam
khinh nữ của người dân Trung Quốc hay quan điểm sai trái rằng “Làm hoa cho
người ta hái, làm gái cho người ta trêu”) vẫn tiếp tục tồn tại trong xã hội Trung
Quốc thời hiện đại, những người có lối suy nghĩ đó đã bỏ qua đi những hậu quả

lâu dài của nó đã khiến cho sự việc xảy ra và tiếp diễn theo cách tồi tệ hơn bao
giờ hết.
 Bên cạnh đó, cơ quan chức năng có thể khơng xem trọng việc thanh tra, xử lý.
Họ muốn tiết kiệm thời gian, công sức nên đã lơ là nhiệm vụ, khơng thực hiện rà
sốt kỹ càng mơi trường làm việc tại các tổ chức và để cho vấn nạn quấy rối tình
dục tiếp diễn.
4.2. Chủ nghĩa vị kỷ trong sáng
a. Nguyên nhân bên trong
 Nhân sự trong công ty chọn cách lờ đi sự việc để tiếp tục đi làm và nhận lương
có thể họ đang suy nghĩ cho hình ảnh lâu dài của công ty khi sự việc vỡ lở. Họ
có đang suy nghĩ đến quyền lợi lâu dài của bản thân, suy nghĩ cho công việc của
những đồng nghiệp khác hay quyền lợi của gia đình mình. 

NHĨM 2_ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

8


Các nhà quản lý cấp cao chọn cách che đậy cho sự mà phớt lờ nhân viên, bao
che cho hành động của quản lý cấp dưới có thể là vì họ nghĩ đến hình ảnh lâu
dài của cơng ty, nghĩ đến công ăn việc làm của các nhân viên công ty có thể bị
ảnh hưởng bởi sự việc. Bên cạnh đó, họ e ngại xã hội và tầng của họ sẽ bị đánh
giá tiêu cực, ảnh hưởng đến bộ mặt của xã hội và tầng lớp đó.
b. Nguyên nhân bên ngồi
 Tư tưởng “Từ chối là thiếu tơn trọng” đã khắc sâu vào tâm trí của những nhân
viên cấp thấp tại các công ty. Những cuộc tụ tập ăn uống và sử dụng rượu bia
sau giờ làm việc được xem là chìa khóa để xây dựng mối quan hệ trong cơng
việc, và những nhân viên trẻ có tham vọng thăng tiến cao sẽ khó lịng từ chối
tham gia những cuộc tụ họp như vậy. Bên cạnh đó, ý thức về thứ bậc ở Trung
Quốc cũng khá mạnh mẽ, nhân viên thường thể hiện sự tơn trọng của mình với

cấp trên bằng cách nâng cốc và cạn chén với bất kỳ lời mời nào. Họ lo lắng rằng
mình sẽ bị đánh giá là cư xử không đúng mực và bị đối xử không công bằng nếu
từ chối đề nghị uống rượu từ các sếp.
 Tư tưởng trọng nam khinh nữ hay quan điểm “Làm hoa cho người ta hái, làm gái
cho người ta trêu” đã khắc sâu trong tâm trí của nhân viên nữ trong xã hội Trung
Hoa. Họ sợ việc đứng lên thay đổi quan điểm trên sẽ làm ảnh hưởng đến danh
tiếng của nữ giới trong xã hội mang tính truyền thống quá sâu sắc như Trung
Quốc và đe dọa đến sự thuận lợi trong công việc của bản thân hay những nhân
viên nữ khác tại công ty.
 Sự bất cập của pháp luật và chế tài chưa thật sự hiệu quả trong quá trình ngăn
chặn và xử lý các vi phạm về quấy rối khơng hẳn là vì các nhà chức trách không
muốn bảo vệ quyền lợi cho từng các nhân cụ thể mà cịn có thể áp dụng trong
nhiều trường hợp khác. Những người có thực hiện hành vi quấy rối tình dục ít
nhiều đều sẽ bị xử phạt và có khả năng răn đe, tuy mức hình phạt khơng cao
đến mức họ có thể tiếp tục phạm tội.
4.3. Chủ nghĩa vị lợi
a. Nguyên nhân bên trong
 Nhân sự trong công ty chọn cách lờ đi sự việc để tiếp tục đi làm và nhận lương
vì họ nghĩ rằng điều đó sẽ ít nhiều mang lại lợi ích (thường là lợi ích ngắn hạn)
cho nhiều nhân viên tại cơng ty hơn là đứng lên đấu tranh vì quyền lợi của nhân
viên nữ bị xâm hại. Nếu sự việc bị phanh phui, công việc của nhiều người tại
công ty có thể bị ảnh hưởng bởi vụ việc do danh tiếng cơng ty giảm sút. Bên
cạnh đó, nhiều người cũng mất thời gian tham gia điều tra để làm rõ vụ việc và


NHÓM 2_ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

9



công việc của đa số nhân sự trong công ty nói chung hay những người đồng
nghiệp trực tiếp có mặt tại hiện trường cũng bị đình trệ. 
 Các nhà quản lý cấp cao chọn cách che đậy cho sự mà phớt lờ nhân viên, bao
che cho hành động của quản lý cấp dưới có thể là vì họ nghĩ đến danh tiếng hiện
tại của công ty, kết quả kinh doanh sẽ ảnh hưởng tiêu cực bởi sự việc. Công ty
cũng e ngại việc bị mất đi một khách hàng và dự án mà cơng ty đang thực hiện
cũng bị trì trệ hay hủy bỏ, dẫn đến thua lỗ. Ngoài ra, cơng ty cịn mất thời gian để
điều tra và có những biện pháp để bồi thường cho nạn nhân, mất thời gian để
tìm người bù đắp vào chỗ trống của quản lý họ Wang hay mất thời gian cũng
như tiền bạc để xoa dịu truyền thông sau khi vụ việc được đưa ra ánh sáng…
b. Nguyên nhân bên ngoài
 Tư tưởng “Từ chối là thiếu tôn trọng” đã khắc sâu vào tâm trí của những nhân
viên cấp thấp tại các cơng ty và việc thay đổi quan điểm đó có thể ảnh hưởng
đến công việc của nhân viên nữ. Cô ấy muốn cơng việc và dự án của mình làm
diễn ra suôn sẻ hơn nếu cô ấy nhân nhượng và chiều theo lời mời của quản lý
và khách hàng.
 Bên cạnh đó, ý thức về thứ bậc ở Trung Quốc cũng khá mạnh mẽ, nhân viên nữ
phải thể hiện sự tơn trọng của mình với cấp trên bằng cách nâng cốc và cạn
chén với bất kỳ lời mời nào vì lợi ích của bản thân cũng như sự thành cơng của
những dự án mà họ đang đảm nhận. Cô ấy lo lắng rằng mình sẽ bị đánh giá là
cư xử không đúng mực và bị đối xử không công bằng nếu từ chối đề nghị uống
rượu từ các sếp điều đó dẫn đến kết quả cơng việc khơng tốt, cơ ấy có thể bị
đuổi việc hay các đồng nghiệp khác cũng bị liên lụy.
 Tư tưởng trọng nam khinh nữ hay quan điểm “Làm hoa cho người ta hái, làm gái
cho người ta trêu” đã khắc sâu trong tâm trí của các nhân viên nữ. Họ sợ việc
đứng lên thay đổi quan điểm trên sẽ đe dọa đến sự thuận lợi trong công việc của
bản thân hay những nhân viên nữ khác tại công ty.
4.4. Thuyết đạo đức tương đối
a. Nguyên nhân bên trong
 Quản lý và khách hàng có ý đồ xấu và động cơ xấu từ trước vì họ nghĩ những

nhân viên cấp cao hay những người có quyền lực trong xã hội đều làm như vậy
với các nhân viên cấp thấp hơn. Bên cạnh đó, có thể họ đã từng chứng kiến
những vụ việc tương tự và chưa bị phát giác nên họ quyết định thực hiện hành vi
trên.
 Các nhà quản lý cấp cao muốn che đậy mà phớt lờ nhân viên, bao che cho hành
động của quản lý cấp dưới có thể bởi vì những nhà quản lý khác hay những
NHÓM 2_ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

10


công ty khác cũng đã từng xử lý như vậy và sự việc được che đậy một cách
thuận lợi mà khơng ảnh hưởng đến cơng ty. Họ có thể đã tham khảo những vụ
án tương tự và chọn cách giải quyết như thế vì nó tốn ít chi phí của công ty nhất.
 Nhân sự trong công ty chọn cách lờ đi sự việc có thể vì họ thấy những người
đồng nghiệp của mình hay những nhà quản lý cấp cao hơn cũng làm như thế và
họ không lý nào để bản thân bị ảnh hưởng khi can thiệp vào vụ việc của nạn
nhân nữ. Ngồi ra, họ có từng biết những người can thiệp vào những vụ tương
tự như vậy bị ảnh hưởng, bị đuổi việc hay bị làm khó trong q trình làm việc và
họ khơng muốn bị như vậy dù thấy cắn rứt lương tâm hay họ muốn can thiệp
nhưng nghe theo sự cản trở của những người xung quanh mình.
b. Ngun nhân bên ngồi
 Nhân viên nữ chủ quan và chưa có sự chuẩn bị tốt đối với vấn đề bị quấy rối vì
cơ ấy thấy những người xung quanh mình chưa có ai gặp phải. Bên cạnh đó,
nhân viên nữ có thể đã xem xét đánh giá tốt về nhà quản lý cũng như khách
hàng, có sự tin tưởng vào họ nên đã lơ là khiến sự việc xảy ra.
 Nhân viên nữ cho rằng những nhân viên khác ở trong trường hợp như cô thì
cũng khó lịng từ chối những lời mời của cấp trên và khách hàng vì khơng muốn
kết quả cơng việc bị ảnh hưởng. Cô ấy cũng cho rằng những người xung quanh
ở trong buổi tiệc đều ở trong trạng thái an tồn nên cơ lơ là cảnh giác khiến quản

lý họ Wang và khách hàng lợi dụng sơ hở để ép rượu và thực hiện hành vi quấy
rối tình dục.
 Đối chiếu sự việc với những tư tưởng lạc hậu, sai trái (tư tưởng trọng nam khinh
nữ của người dân Trung Quốc, quan điểm “Làm hoa cho người ta hái, làm gái
cho người ta trêu” ...), nhiều người cho rằng sự việc xảy ra là một điều bình
thường và nguyên nhân chính để sự việc diễn ra như vậy là lỗi ở nhân viên nữ
nên họ có cái nhìn khơng đúng đắn về sự việc, khiến sự việc trở nên trầm trọng
hơn
4.5. Thuyết đạo đức hành vi
Ngược lại với thuyết này, tất cả những bên hữu quan đều đã không đề cao con người,
hành động vì lợi ích của con người, phớt lờ những quy tắc đặt ra bởi pháp luật.
a. Nguyên nhân bên trong
 Quản lý và khách hàng có ý đồ xấu và động cơ xấu từ trước đã không coi trọng
đến quyền con người và những điều luật dùng để bảo vệ quyền lợi của con
người. Họ đã lựa chọn xâm hại đến những quyền lợi cơ bản ấy, gây ra hậu quả
nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của nạn nhân.

NHÓM 2_ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

11


Nhân sự trong công ty lựa chọn lờ đi sự việc vì họ đã khơng nhận thức được
nghĩa vụ của mình là phải đứng lên vì lẽ phải, bảo vệ quyền lợi cho người bị hại
nói riêng và quyền lợi lâu dài của những nhân viên nữ tại công ty nói chung.
 Các nhà quản lý cấp cao muốn che đậy mà phớt lờ nhân viên, bao che cho hành
động của quản lý cấp dưới đã không nhận thức được nghĩa vụ của mình là phải
đảm bảo quyền lợi của nhân viên, phải tạo ra một môi trường làm việc bình đẳng
và an tồn.
b. Ngun nhân bên ngồi

 Nhân viên nữ chưa nhận thức được quyền lợi của mình đang bị xâm hại, chưa
có cách phịng vệ và cảnh giác chưa tốt khiến quyền lợi của mình bị xâm hại.
 Cơ quan chức năng và các nhà ban hành luật cịn lơ là trong việc kiểm sốt mơi
trường làm việc của các cơng ty, chưa nhận thức được tính cấp bách của vấn đề
xâm phạm tình dục nơi làm việc và chưa có những bộ luật thật sự hiệu quả trong
quá trình ngăn chặn và xử lý các vi phạm về quấy rối. Số tiền xử phạt hành
chính cho tội quấy rối vẫn chưa cao. Vì thế, nhiều người xem thường pháp luật
và vẫn thực hiện hành vi quấy rối, xâm hại như chuyện hàng ngày.
 Các nhà hàng, khách sạn chưa nhận thức được nghĩa vụ xã hội của mình, gián
tiếp tạo điều kiện cho hung thủ thực hiện hành vi xâm phạm nạn nhân mà khơng
có những biện pháp cụ thể để bảo vệ quyền lợi cho cô gái.
4.6. Thuyết đạo đức nhân cách
a. Nguyên nhân bên trong
 Quản lý và khách hàng có bản chất xấu xa sẵn từ trước, sẵn sàng bất chấp
quyền lợi của người khác và pháp luật để thực hiện hành vi xâm hại tình dục của
nhân viên nữ.
 Quản lý và khách hàng là những người lạm quyền, sẵn sàng chèn ép những
người ở vị trí thấp hơn.
 Các nhà quản lý cấp cao và nhân sự trong công ty là những người thờ ơ, sẵn
sàng phớt lờ đi sự an toàn cũng như quyền lợi của người khác. Bên cạnh đó họ
cũng là những người lạm dụng quyền lực, sử dụng sức mạnh của công ty để
khiến cô gái im lặng, khơng cơng khai sự việc.
b. Ngun nhân bên ngồi
 Cơ gái là người có tham vọng cao, chọn cách nhân nhượng để cho quản lý và
khách hàng có cơ hội để thực hiện hành vi ép rượu và xâm phạm tình dục để
nhận được sự tơn trọng và vị trí cao hơn trong công ty. 
 Cô gái là người dũng cảm, sẵn sàng đứng lên để đòi lại quyền lợi của mình.
5. NHẬN XÉT CÁCH XỬ LÝ VÀ PHẢN ỨNG 



NHĨM 2_ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

12


5.1. Nhân viên của công ty
 Nhân viên trực tiếp bị quấy rối
Phản ứng: Sau khi bị cấp trên của mình - ơng Wang ép đi cơng tác cùng và thực hiện
hành vi chuốc say cô rồi cưỡng hiếp khi đang ở phòng khách sạn, nữ nhân viên này đã
nhiều lần yêu cầu ban lãnh đạo của Alibaba xử lý vụ việc của mình nhưng cơ đều
khơng nhận được bất cứ hồi đáp nào. Quá bất mãn, nữ nhân viên này đã đăng tải câu
chuyện của mình lên mạng xã hội, khiến cộng đồng mạng Trung Quốc “dậy sóng” và
buộc cảnh sát phải vào cuộc để điều tra. 
Nhận xét: Nữ nhân viên này làm vậy là hoàn toàn hợp lý và đúng đắn. Bởi vì nữ nhân
viên sau khi bị cấp trên cưỡng hiếp và chịu cú sốc tinh thần rất lớn như vậy nhưng cơ
vẫn bình tĩnh giải quyết bằng cách báo cáo lên ban lãnh đạo và yêu cầu được xử lý vụ
việc của mình. Nhưng tất cả những gì cơ nhận lại là sự ngó lơ của cơng ty khi biết nhân
viên của mình bị quấy rối tình dục. Vì vậy để bảo vệ danh dự, nhân phẩm và quyền lợi
của chính bản thân mình thì việc thơng cáo, cơng khai với báo chí, xã hội là điều cần
thiết phải làm. Nó khơng chỉ đơn giản là việc mà nữ nhân viên này địi lại cơng bằng
cho bản thân mà cịn là hồi chng cảnh báo nạn ép bức, quấy rối nhân viên nữ trong
các công ty nói riêng và lạm dụng nhân viên nói chung để các cơ quan có thẩm quyền
có hướng giải quyết và xử lý những hành vi trên triệt để về sau, bảo vệ quyền lợi cho
người lao động. Hành động này được cộng đồng mạng Trung Quốc hết sức hưởng
ứng vì sự dũng cảm của cô gái đã mạnh mẽ và dám nói lên nỗi đau của mình cơng khai
trước xã hội bất chấp việc cơ sẽ bị chỉ trích, đàm tiếu và bị cơng ty đuổi việc. Nhưng nó
chính là một địn chí mạng đánh vào ban lãnh đạo của Alibaba và các công ty khác khi
đối diện với nạn lạm dụng, quấy rối nhân viên. 
5.2. Ban lãnh đạo của Alibaba
Phản ứng đầu tiên: Khi nhận được khiếu nại xử lý vấn đề của nữ nhân viên vì việc cơ

bị cấp trên của mình cưỡng hiếp, ban lãnh đạo đã nhiều lần giữ im lặng và phớt lờ ý
kiến của cơ khiến nữ nhân viên này rơi vào tình trạng chán nản, tuyệt vọng.
Nhận xét: Phản ứng này của ban lãnh đạo Alibaba là hồn tồn sai trái và khơng chấp
nhận được. Hành động này của Alibaba khơng khác gì thừa nhận việc công ty vô trách
nhiệm, thờ ơ và chế độ đối đãi với nhân viên của Alibaba là vơ cùng tệ, chưa nói đến
mức độ nặng nề hơn là Alibaba đang tiếp tay cho những hành động vô đạo đức, sai trái
này tiếp tục diễn ra với những nhân viên nữ khác trong công ty. Hành động này minh
chứng cho việc Alibaba bất chấp về mặt đạo đức, không hề coi trọng giá trị đạo đức,
giá trị con người và đảm bảo quyền lợi của nhân viên khi làm việc tại cơng ty mà thản

NHĨM 2_ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

13


nhiên xem thường, xâm phạm đến họ. Hành động này phải được trừng trị thích đáng và
bị xã hội lên án, phẫn nộ gay gắt để bài trừ triệt để.
Phản ứng sau đó: 
Phản ứng của ban lãnh đạo nói chung 
Trước làn sóng phẫn nộ mạnh mẽ của cư dân mạng nhắm vào Alibaba, “gã khổng lồ
công nghệ Trung Quốc” mới đưa ra quyết định sa thải một loạt vị trí lãnh đạo. Li
Yonghe - người vừa được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo bộ phận "dịch vụ địa phương"
của Alibaba, và một giám đốc nhân sự đã phải từ chức sau vụ việc.
Nhận xét: Về hành động sa thải lãnh đạo của Alibaba sau khi vụ việc bị phanh phui này
của Alibaba thực chất là liều thuốc xoa dịu dư luận, được thể hiện một cách đối phó
nhằm giữ danh tiếng và thương hiệu cho công ty chứ không mang tính chất thành tâm.
Bên cạnh đó, việc chủ động từ chức của LiYonghe và giám đốc nhân sự của cơng ty
cũng được xem xét bởi hai khía cạnh: Nếu như họ nhận thấy lỗi sai xuất phát từ bản
thân và cắt rứt lương tâm với bản thân và với nghề nên quyết định từ chức thì đây là
một hành động có thể cảm thơng và được xem là hành động có trách nhiệm khi biết

nhận lỗi sai. Nhưng nếu việc từ chức là bị ép buộc từ ban lãnh đạo, thì nhóm cho rằng,
đây cũng chỉ là hành động xoa dịu nỗi lòng của nhân viên và dư luận chứ không thực
sự xuất phát từ việc công ty thực sự quan tâm đến nhân viên và không đánh giá cao
hành động này.
Phản ứng của giám đốc điều hành DanielZang
Sau khi sự việc bị phát giác kéo theo việc Alibaba có những sự thay đổi trong bộ máy
lãnh đạo và Wang vào những cuộc điều tra với phía các cơ quan thẩm quyền, giám đốc
điều hành DanielZang đã khẩn trương gửi một thư nội bộ đến cho nhân viên của công
ty, khẳng định rằng vụ việc là một thách thức mang tính hệ thống với hoạt động của
Alibaba, buộc cơng ty phải có những chấn chỉnh để bảo vệ hơn nữa quyền lợi của các
nữ nhân viên đang làm việc trong công ty.
Nhận xét: Hành động của giám đốc điều hành DanielZang là hành động cần thiết phải
làm. Bởi vì sau vụ việc, nhân viên của Alibaba là người chịu ảnh hưởng lớn nhất về mặt
tinh thần và tâm lý làm việc tại công ty, đặc biệt là các nhân viên nữ. Vì Vậy, việc gửi
thư nội bộ để giải trình sự việc của DanielZang có thể được xem là việc thể hiện sự
quan tâm của ban lãnh đạo đến quyền lợi của nhân viên nữ trong công ty để họ cảm
thấy an tâm làm việc hơn. Cũng như sau vụ việc này, ông cũng đã nhận ra được lỗ
hổng của hệ thống hoạt động của Alibaba khiến dẫn đến sự việc ngày càng lớn và cần
NHÓM 2_ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

14


phải chấn chỉnh cho tồn cơng ty biết về điều này để nhanh chóng sửa đổi và khơng lặp
lại những sai phạm về sau.
Phản ứng tiếp theo: 
Alibaba thành lập một ủy ban để chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến môi
trường làm việc bao gồm chống quấy rối tình dục và nhóm ALI-WE (nhóm chống thói
quen xấu) để kiểm tra và xóa bỏ phong cách làm việc khiến nhân viên không thoải mái
tại nơi làm việc.

Nhận xét: Hành động này của Alibaba cho thấy rằng công ty thực sự nghiêm túc với
nạn quấy rối tình dục nơi công sở đối với các nhân viên nữ tại công ty và thực sự hành
động để bảo vệ quyền lợi của nhân viên bằng việc đưa ra các chính sách, thành lập ủy
ban chịu trách nhiệm cho vấn đề này. Tuy phát giác muộn màng nhưng nhóm vẫn đánh
giá tinh thần hợp tác điều tra và cải tiến để sửa đổi và kiểm soát chặt chẽ các hoạt
động diễn ra trong công ty ảnh hưởng tới quyền lợi của nhân viên mà Alibaba đang làm
là đúng đắn. 
5.3. Cộng đồng
Phản ứng tích cực: Sau khi nữ nhân viên chia sẻ câu chuyện bị quấy rối tình dục của
mình lên mạng xã hội, cộng đồng mạng đã dậy sóng, phản ứng gay gắt và thể hiện sự
đồng cảm và buộc Alibaba phải giải quyết sự việc này một cách thích đáng.
Nhận xét: Hành động này của cộng đồng mạng là một hành động tốt và đã gây ảnh
hưởng rộng rãi tới tất cả mọi người để cùng đứng lên đấu tranh đòi lại cơng lý, quyền
bình đẳng giới cho phụ nữ cũng như bảo vệ nữ giới trong môi trường công sở. Đặc
biệt, trong trường hợp của nữ nhân viên thì những việc làm của cộng đồng mạng là vô
cùng đáng trân trọng vì họ đã giúp cơ có được tiếng nói và buộc Alibaba phải giải quyết
vấn đề này để đòi lại công bằng và quyền lợi cho cô, giúp cho các cơ quan chức năng
phát giác được vụ việc nghiêm trọng này để nhanh chóng điều tra và ngăn chặn.
Phản ứng tiêu cực: Một số bộ phận cư dân mạng đã đùa cợt, bng lời bình luận
khiếm nhã về câu chuyện đầy ám ảnh mà nữ nhân viên đã trải qua, cơng kích nữ nhân
viên bằng việc “đổ lỗi cho nạn nhân”.
Nhận xét: Đây là những hành động đáng lên án và nên được bài trừ. Bởi vì, những
phát ngơn cơng kích thiếu hiểu biết khi khơng nắm rõ thơng tin cũng như không hiểu
tường tận nỗi đau mà người trong cuộc phải chịu đựng sẽ khiến cho nạn nhân bị ảnh
hưởng về tâm lí nặng nề và thậm chí dẫn đến việc nghĩ quẩn và làm những hành động
đáng thương tiếc, đẩy nạn nhân vào đường cùng. 
5.4. Giới truyền thơng
Có 2 luồng phản ứng từ báo chí:

NHĨM 2_ĐẠO ĐỨC KINH DOANH


15


Phản ứng tích cực: Các tờ báo theo sát vụ bê bối này cũng như các vấn đề xung
quanh, phỏng vấn các bên liên quan tới vụ việc một cách trung thực, thành thật, tham
khảo ý kiến của cộng đồng trước hành vi của Alibaba. Viết những bài báo tổng hợp
chính xác, khách quan giúp người đọc dễ nắm bắt tình hình
Nhật xét: Trước phản ứng của báo chí, nhóm mình cho rằng các tờ báo đã biết nắm
bắt sự kiện rất tốt, ngồi ra cịn việc theo đạo đức nghề nghiệp phản ánh đúng sự thật,
lên án hành vi sai trái và bảo vệ quyền lợi của nữ nhân viên nơi công sở.
Phản ứng tiêu cực: Các tờ báo lá cải, hoạt động vì mục đích lợi nhuận, giật tít, câu
view lợi dụng cơ hội để viết bài trục lợi, truyền thông sai sự thật. 
Nhật xét: Những việc làm này gây ra hoang mang cho dư luận trong một thời gian dài
khiến họ khơng cịn lịng tin với các sàn thương mại điện tử nào nữa. Đây là một hành
động sai trái và nên được lên án để củng cố lòng tin của người dân trước cơn bão dư
luận. 
5.5. Đối thủ cạnh tranh
Phản ứng: Các đối thủ cạnh tranh là các công ty công nghệ lớn khác như Pinduoduo,
Xiaomi... hay tập đồn giải trí Tencent Music cũng đã nhanh chóng rà sốt và chỉnh đốn
và thắt chặt các quy tắc hành xử nơi làm việc. Các công ty đối thủ cũng đã nhanh
chóng gửi thư nội bộ tới cho nhân viên nhắc nhở về các quy tắc chống quấy rối cũng
như sử dụng tình huống của Alibaba để răn đe và yêu cầu các nhân viên không được
để trường hợp tương tự xảy ra.
Nhận xét: Đây là một hành động nhanh chóng đúng đắn và kịp thời để sửa sai và tạo
lòng tin cho nhân viên cũng như thu hút các tài năng, người lao động là nữ làm việc tại
cơng ty của họ. Bên cạnh đó hành động này cũng giúp các cơng ty có thể nâng cao vị
thế và khẳng định được thương hiệu của mình trước khách hàng trước cơn bão dư
luận.
5.6. Cơ quan nhà nước

Phản ứng: Sau khi vụ việc được dấy lên trong dư luận thì các cơ quan chức trách có
thẩm quyền với bắt tay vào xử lý và điều tra giải quyết vụ việc. 
Nhận xét: Theo nhóm, về phản ứng này của các cơ quan nhà nước chưa thực sự hiệu
quả, đúng trách nhiệm của một cơ quan chức trách mà chỉ mới thể hiện sự trịn vai. Bởi
vì luật chống quấy rối tình dục tại nơi cơng sở ở Trung Quốc còn là điều khá mới và
chưa quá khắt khe. Theo đó, một điều khoản trong bộ luật dân sự mới có hiệu lực từ
đầu năm nay chỉ quy định rằng các cơng ty và nơi làm việc nên có những biện pháp để
ngăn chặn quấy rối tình dục. Luật vẫn cịn thiếu các hình phạt xử lý đối với các công ty
sai phạm. Điều này đã tạo cơ hội cho những ý đồ đồi bại, xấu xa tồn tại trong môi
trường làm việc và gây ảnh hưởng tới quyền lợi của các nhân viên nữ trong cơng ty. 
NHĨM 2_ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

16


5.7. Khách hàng
Phản ứng:
Khách hàng sẽ có hai chiều hướng phản ứng trước bê bối của công ty trái ngược nhau.
 Chỉ trích, tẩy chay các mặt hàng của Alibaba một cách mạnh mẽ
Nhận xét: Trước phản ứng này, nhóm thấy đây là một nhóm khách hàng chân chính,
đề cao giá trị của những người lao động tạo ra sản phẩm cho công ty bởi vậy họ cần
được tôn trọng, đãi ngộ cơng bằng vì khơng có họ thì Alibaba không thể tạo nên sự
thành công cũng như tạo ra doanh thu lớn như vậy. Vì vậy họ chọn cách tẩy chay các
mặt hàng của Alibaba như là một lời cảnh tỉnh cũng như hưởng ứng phong trào #Metoo
bảo vệ quyền bình đẳng của phụ nữ trong xã hội và tẩy chay những thương hiệu kinh
doanh trên cơ thể của người lao động, không tôn trọng con người.
 Im lặng và khơng có phản ứng gì.
Nhận xét: Đây là cộng đồng khách hàng chiếm phần đa. Bởi vì họ chỉ quan tâm tới
những lợi ích mà bản thân họ nhận được từ việc mua hàng của Alibaba chứ không
quan tâm đến các yêu tố khác. Theo nhóm, đây là phản ứng thông thường của những

người mua hàng không suy nghĩ sâu xa và khơng đáng trách. 
5.8. Gia đình của nạn nhân
Phản ứng: Giữ im lặng trước những làn sóng dư luận
Nhận xét: Theo nhóm, điều này là việc làm đúng đắn và tốt nhất cho nữ nhân viên. Bởi
vì nếu lơi kéo cả những thành viên trong gia đình lên tiếng trong vụ bê bối này sẽ khiến
cho sự việc ngày càng đi xa hơn và người tổn thương nhất vẫn là người bị hại, đặc biệt
những đàm tiếu và soi mói của cộng đồng sẽ đổ dồn lên gia đình của nạn nhân và gây
áp lực lớn cho người bị hại khiến cơ cảm thấy có lỗi và cắn rứt lương tâm. Việc giữ im
lặng cũng là cách để mọi chuyện sớm được giải quyết và cơ gái có thể sớm địi lại
được sự bình đẳng và cơng bằng cho chính mình mà khơng Wang thêm vào bất cứ
những tin đồn dư luận nào nữa. 
6. ĐỀ XUẤT CÁCH GIẢI QUYẾT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
6.1. Đề xuất cách giải quyết
Về phía doanh nghiệp: 
 Ln ln cập nhật và ban hành những luật lệ mới, nên có nhiều hình phạt, mức
độ kỷ luật khác nhau để tránh máy móc, nhân viên lặp lại vì phạm và lách luật.
 Phổ biến ngay từ đầu về luật lệ của công ty là nhân viên làm việc trong môi
trường lành mạnh, không bị quấy rối tình dục là quyền của người lao động,
chống quấy rối tình dục nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động.
 Doanh nghiệp cần đứng ra chịu trách nhiệm và lên tiếng xin lỗi nhân viên trước
hành vi không đúng chuẩn mực của người quản lý, cấp trên. Một lời xin lỗi từ
NHÓM 2_ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

17


chính vị trí nhân sự cao nhất của một tập đoàn lớn trong trường hợp này sẽ là
lựa chọn an tồn nhất.
 Thay vì đổ lỗi cho nhân viên và phớt lờ đi những phản hồi từ nhân viên thì doanh
nghiệp nên đưa người đã gây ra vụ bê bối này đứng ra chịu trách nhiệm trực

tiếp, tránh đùn đẩy, thờ ơ với nhân viên cơng ty. Có thể áp dụng những hình
phạt cao nhất trong quy định của cơng ty như sa thải quản lý, chấm dứt hợp
đồng với bên khách hàng... để bảo vệ quyền lợi của nhân viên trong cơng ty.
Về phía cơ quan nhà nước (Chính phủ)
 Đây được xem là hành vi quấy rối có mục đích cụ thể cả về mặt đạo đức lẫn
pháp luật. Cơ quan điều tra cần tìm kiếm thêm những bằng chứng, chứng cứ có
liên quan đến vụ việc này bằng cách trích xuất camera, đối chứng giữa người bị
hại và người gây ra vụ việc nói trên.
 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các luật lệ, quy tắc của công ty để yêu
cầu bổ sung kịp thời, tránh để sự việc diễn ra rồi mới ban hành Luật.
Về phía nhân viên:
 Mặc dù đã làm đưa ra quyết định đúng đắn để bảo vệ quyền lợi của mình nhưng
cũng khơng nên hấp tấp và vội vàng khi chưa nắm đầy đủ chứng cứ ⇒ dễ bị hại
và tố cáo ngược.
 Những cá nhân làm việc trong công ty nên có những quyết định mang tính đạo
đức hơn, đừng vì danh lợi, tiền bạc mà bảo vệ, bao che việc làm sai trái. Chẳng
may, một ngày nào đó người bị hại chính là họ thì kết quả cũng sẽ không khả
quan hơn.
6.2. Rút ra bài học
 Bài học đối với tập đồn Alibaba
Với bê bối lần này có thể khiến khách hàng của Alibaba mua một lần và không bao giờ
quay lại, và “vệt đen” này sẽ mãi khắc sâu vào trí nhớ của những người ngưỡng mộ
Jack Ma. Khách hàng mục tiêu của Alibaba - đặc biệt là những thế hệ Gen Y và Gen Z
sẽ có cái nhìn khác về tập đồn Alibaba đã rất nổi tiếng. Có thể thấy việc xử lý chậm trễ
bê bối trên đã khiến khơng ít khách hàng mất tin tưởng vào chính tập đồn lớn.
Các trưởng phịng, quản lý và đặc biệt những người có chức vụ, những người có khả
năng phân giải nên chú trọng vào nhân viên mà mình đang quản lý. Khơng nên có
những hành động bắt ép, cưỡng cầu nhân viên làm theo ý mình. Những người có chức
vụ cao hơn nên tiếp nhận những ý kiến từ nhân viên, đặc biệt là những phản hồi tiêu
cực. Nên xem xét nhanh chóng, đầy đủ và đưa ra cách giải quyết quyết liệt, phù hợp để

không ảnh hưởng đến bản thân người bị hại, cao hơn là ảnh hưởng đến danh tiếng tập
đồn lớn như Alibaba.
NHĨM 2_ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

18


Bài học dành cho doanh nghiệp tại Việt Nam
Ngay sau khi nhận những phản hồi từ nhân viên thì cơng ty nên xem xét thật kĩ, đánh
giá khách quan và đưa ra những hướng giải quyết tốt nhất cho người bị hại. Luôn luôn
lắng nghe phản hồi từ nhân viên và tránh để sự việc quá lâu là nguồn cơn để bùng lên
một sự việc đáng tiếc ảnh hưởng danh tiếng cơng ty. Câu chuyện của tập đồn Alibaba
đã buộc các doanh nghiệp phải tự nhìn lại mình trong việc xây dựng, giữ gìn lịng tin đối
với nhân viên và đạo đức kinh doanh. Bên cạnh việc kinh doanh có hiệu quả, cơng ty
cần nhìn nhận những vấn đề xung quanh đang diễn ra đối với những cá nhân, thành
viên của cơng ty. Từ những cá nhân nhỏ có thể sẽ ảnh hưởng đến một tổ chức lớn. 
 Bài học dành cho nhân viên
Không nên quá tin tưởng vào quản lý, các cấp trên của mình. Ln ln làm việc với
thái độ trung thành nhưng vẫn phải bảo vệ bản thân một cách chính đáng. Có thể từ
chối khéo léo trong các bữa tiệc, các buổi gặp mặt đối tác khi bị mời uống quá nhiều
chất kích thích. Đảm bảo cơ thể và đầu óc trong tình trạng tỉnh táo nhất có thể.


 Tài liệu tham khảo:
/> /> /> />
NHĨM 2_ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

19




×