10 lưu ý khi làm bài thi trắc nghiệm
TS Nguyễn An Ninh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Giáo dục (Bộ
GD&ĐT) cho biết, thi trắc nghiệm là cuộc chạy "marathon", do vậy, cần vận dụng kiến
thức, kỹ năng để nhanh chóng quyết định chọn phương án trả lời đúng. Dưới đây là 10
lưu ý đối với thí sinh khi làm bài thi trắc nghiệm:
1. Đề thi gồm nhiều câu, rải khắp chương trình, không có trọng tâm cho mỗi môn thi, do
đó cần phải học toàn bộ nội dung môn học, tránh đoán "tủ", học "tủ".
2. Gần sát ngày thi, nên rà soát lại chương trình môn học đã ôn tập; xem kỹ hơn đối với
những nội dung khó; nhớ lại những chi tiết cốt lõi. Không nên làm thêm những câu trắc
nghiệm mới vì dễ hoang mang nếu gặp những câu trắc nghiệm quá khó.
3. Đừng bao giờ nghĩ đến việc mang "tài liệu trợ giúp" vào phòng thi hoặc trông chờ sự
giúp đỡ của thí sinh khác trong phòng thi vì các thí sinh có đề thi hoàn toàn khác nhau.
4. Trước giờ thi, nên "ôn" lại toàn bộ quy trình thi trắc nghiệm để hành động chính xác
và nhanh nhất, vì có thể nói, thi trắc nghiệm là cuộc chạy "marathon".
5. Không phải loại bút chì nào cũng thích hợp khi làm bài thi trắc nghiệm. Nên chọn loại
bút chì mềm (như 2B ). Không nên gọt đầu bút chì quá nhọn mà nên mài dẹt, phẳng để
nhanh chóng tô đen ô trả lời. Khi tô, cần cầm bút chì thẳng đứng để làm được nhanh.
Nên có vài chiếc bút chì đã gọt sẵn để dự trữ khi làm bài.
Dùng bút chì đúng cách
Vào phòng thi, khi nhận được phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN), TS phải điền ngay vào
các mục từ 1 đến 9 (bao gồm thông tin các nhân và thông tin về phòng thi, hội đồng coi
thi, môn thi, ngày thi). Sau khi nhận đề, TS phải điền vào mục số 10 là mã đề thi. Tất cả
thông tin này đều phải điền bằng bút bi hoặc bút mực, không được sử dụng màu đỏ. Nếu
điền thiếu bất cứ thông tin nào, bài làm đều phạm quy.
Đồng thời chú ý xem lướt qua đề thi và phiếu trả lời xem có đầy đủ câu hỏi không, các
câu hỏi có được in rõ ràng không. TS không làm bài trực tiếp vào đề thi mà phải trả lời
trên phiếu TLTN.
TS trả lời câu hỏi trắc nghiệm bằng cách dùng bút chì tô đen toàn bộ khung A, B, C hoặc
D. Nên dùng loại bút chì mềm (2B, 6B ) và phải mang theo vài bút chì gọt sẵn dự trữ,
đề phòng trường hợp gẫy ngòi. Không nên gọt bút chì quá nhọn, nên để đầu bút chì dẹt
và cầm bút chì thẳng đứng để tô đen nhanh.
Khi tô các ô tròn, TS phải chú ý tô đậm kín cả ô, tô thừa ra ngoài một chút không sao
nhưng tuyệt đối không tô thiếu. Trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn trả lời lại, TS
dùng tẩy, tẩy thật sạch ô cũ và tô kín ô mới. Nếu không tẩy sạch, máy chấm sẽ coi như
có 2 ô đen và câu trả lời đó không được chấm điểm.
TS nên để phiếu TLTN bên phía tay cầm bút, bên kia là đề thi. Tay trái giữ ở vị trí câu
trắc nghiệm đang làm, tay phải dò tìm số câu trả lời tương ứng trên phiếu TLTN và tô
vào ô trả lời được lựa chọn. Tuy phải tận dụng thời gian nhưng cũng cần rất cẩn thận,
tránh tô nhầm sang dòng của câu khác bởi vì chỉ cần một câu nhầm dòng có thể dẫn đến
sai dây chuyền toàn bộ các câu sau đó.
6. Theo đúng hướng dẫn của giám thị, thực hiện tốt và tạo tâm trạng thoải mái trong
phần khai báo trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Bằng cách đó, thí sinh có thể củng cố sự tự
tin khi làm bài.
7. Thời gian là một thử thách khi làm bài trắc nghiệm. Thí sinh phải hết sức khẩn trương,
tiết kiệm thời gian, phải vận dụng kiến thức, kỹ năng để nhanh chóng quyết định chọn
phương án trả lời đúng.
8. Nên để phiếu trả lời trắc nghiệm phía tay cầm bút (thường là bên phải), đề thi để phía
bên kia: tay trái giữ ở vị trí câu trắc nghiệm đang làm, tay phải dò tìm số câu trả lời
tương ứng trên phiếu và tô vào ô trả lời được lựa chọn (tránh tô nhầm sang dòng của
câu khác).
9. Khi làm một câu trắc nghiệm, phải đánh giá để loại bỏ ngay những phương án sai và
tập trung cân nhắc trong các phương án còn lại đâu là phương án đúng.
10. Chia đề làm 3 nhóm, làm bài thành 3 vòng
Khi làm bài thi, TS nên chia câu hỏi thành 3 nhóm. Nhóm 1 là câu hỏi mà TS có thể trả
lời được ngay. Nhóm 2 là những câu hỏi cần phải tính toán và suy luận. Nhóm 3: là
những câu hỏi còn phân vân hoặc vượt quá khả năng của mình thì TS cần đọc kỹ dành
thêm thời gian
Ngay khi nhận đề thi, TS nên lướt quan toàn bộ đề thật nhanh trong vòng vài phút và lựa
chọn những câu cảm thấy dễ nhất và chắc chắn nhất để làm trước, đồng thời đánh dấu
những câu chưa làm được trong đề thi. Sau đó quay lại một lượt nữa để giải quyết
những câu đã bỏ qua. Lưu ý là trong số những câu của vòng 2, TS vẫn nên chọn các câu
dễ hơn để làm trước, những câu quá khó vẫn tiếp tục gác lại để vòng ba.
Vì thi trắc nghiệm là một cuộc đua về thời gian nên TS không nên dừng lại quá lâu ở bất
cứ câu hỏi nào. Với những câu không biết chắc đáp án chính xác, nên dùng phương pháp
loại trừ để loại bỏ được càng nhiều phương án sai càng tốt. Khi rút lại được 2 phương án,
cơ hội sẽ là 50/50. Nếu khi ấy vẫn chưa có đáp án thì TS buộc phải lựa chọn theo cảm
tính.
Tuyệt đối không nên để trống một câu nào. Kể cả với những câu không thể trả lời được
cũng nên đánh dấu vào một trong các phương án bởi nếu may mắn, TS có thể trả lời
đúng còn nếu trả lời sai thì cũng không bị trừ điểm
Một số kinh nghiệm học, thi trắc nghiệm môn Vật lí
Thư viện xin giới thiệu đến các bạn bài viết chia sẻ kinh nghiệm về học
và thi trắc nghiệm môn vật lý của tác giả Dương Văn Đổng. Hiện nay,
trong các kì thi tốt nghiệp PTTH, tuyển sinh ĐH, CĐ, các môn thi bằng
hình thức trắc nghiệm, các câu hỏi trắc nghiệm thường sử dụng là loại
câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn (4 lựa chọn) .
Loại câu trắc nghiệm này có hai phần: phần đầu là phần dẫn, phần sau là các phương án trả
lời. Trong các phương án chọn, chỉ có duy nhất một phương án đúng hoặc phương án đúng
nhất; các phương án khác là phương án có tác dụng “gây nhiểu” hay còn gọi là “mồi nhữ”
(từ dùng của quí thầy cô ở trường ĐHSP Hồ Chí Minh).
Trong một đề thi sẽ có một số câu dễ và một số câu khó để phân thứ bậc cho các sĩ tử.
Câu dễ là những câu kiểm tra lí thuyết đơn thuần hoặc tính toán đơn giản với "mồi nhữ"
không mấy hấp dẫn.
Câu hơi khó là câu cần phải có sự suy luận, tính toán kĩ lưỡng với các "mồi nhữ" hấp dẫn.
Câu cực khó là câu cần phải có sự đầu tư sâu rộng. Nếu đó là câu lí thuyết thì đòi hỏi phải
hiểu rỏ vấn đề và suy luận đúng hướng, trong câu đó sẽ có những "mồi nhữ" cực kì hấp
dẫn. Nếu đó là câu hỏi cần phải có sự tính toán thì đó là sự tính toán khá phức tạp, các "mồi
nhữ" là các số liệu khá có lí.
Khi học và làm bài thi trắc nghiệm nên lưu ý đến một số điều sau:
1. Đọc, hiểu rồi tự tóm tắt những kiến thức cơ bản của từng bài trong sách giáo khoa. Kiến
thức cơ bản thì có thể thầy cô giảng dạy đã hệ thống lại hoặc sách tham khảo đã viết nhưng
tự mình làm rồi so sánh, điều chỉnh, bổ sung thì hay hơn.
Đặc điểm của một đề thi trắc nghiệm là khả năng bao quát khá rộng nên khi học chúng ta
không thể bỏ qua bất cứ một bài nào, phần nào trừ những những phần, những bài đã được
giảm tải.
Khi giảng dạy, hướng dẫn học sinh ôn tập, quí thầy cô nên lưu ý cho học sinh điều này để
học sinh không học tủ, học lệch. Thầy cô cũng nên chỉ cho học sinh biết những phần, những
bài đã được giảm tải để học sinh khỏi mất thời gian học những phần, những bài không cần
thiết.
2. Giải các bài tập tự luận theo từng chủ đề, qua mỗi bài tự luận, rút ra một kết luận, một
cách giải nhanh, một công thức tính toán nhanh cho một trường hợp tương tự nào đó.
Khi giảng dạy, hướng dẫn học sinh ôn tập, quí thầy cô nên hướng dẫn cho học sinh cách
giải nhanh một số dạng bài tập và lập công thức tính nhanh cho một số trường hợp thường
gặp để từ đó học sinh có thể thực hiện cho các trường hợp tương tự.
Ví dụ: Cho quang hệ gồm hai thấu kính L
1
và L
2
có tiêu cự f
1
= 20cm, f
2
= -10cm đặt đồng
trục, cách nhau một khoảng O
1
O
2
= l. Đặt trước L
1
(theo chiều truyền của ánh sáng) vật
sáng AB vuông góc với trục chính của hệ. Xác định l để số phóng đại ảnh qua hệ không phụ
thuộc vào vị trí đặt vật AB. Tính số phóng đại trong trường hợp đó.
A. l = 30cm; k = 2. B. l = 10cm; k = 0,5. C. l = 10cm; k = 2. D. l = 30cm; k = - 0,5.
Rõ ràng đây thuộc dạng là câu cực khó. Nếu chưa giải hoặc giải rồi mà chưa rút ra được
công thức riêng thì có thể nói là bó tay.com vì giải bài này bài bản để tính ra kết quả cuối
cùng không dưới 10 phút.
Tuy nhiên từ câu cực khó trở thành là câu dễ nếu đã giải bài tập tự luận dạng này và rút
ra được (hệ vô tiêu) l = f
1
+ f
2
và k = -f1/f2.
3. Trong phòng thi. Phiếu trả lời trắc nghiệm chính là “bài làm” của thí sinh. Thí sinh phải ghi
đầy đủ các mục theo qui định bằng mực khác màu đỏ. Phải tô đúng số báo danh của mình
theo qui định.
Để “làm bài” thí sinh phải đem vào phòng thi bút chì đen (loại mềm 2B, …, 6B), cục tẩy và
dụng cụ để gọt bút chì. Nên đem vài cây bút chì đã gọt sẵn để “phòng hờ bất trắc” khi làm
bài hoặc “ra tay cứu độ” cho “bằng hữu” (điều này không vi phạm nội qui trường đấu).
Không nên gọt bút chì quá nhọn để việc tô đáp án nhanh hơn, tránh làm rách phiếu trả lời.
Nên dùng một cục tẩy rời thay vì dùng tẩy ở đuôi bút chì để tiết kiệm thời gian.
4. Khi nhận được đề thi phải kiểm tra xem đề thì có đủ số lượng câu như yêu cầu không,
chữ có bị mờ, mất nét và mã đề thi ở các trang có giống nhau hay không.
Phải tô mã đề thi đúng theo qui định. Nếu không tô hoặc tô sai thì xem như “vứt đi” vì
“máy” chấm chứ không phải như thầy cô chấm bài kiểm tra mà đi năn nĩ rằng “em quên”
kính mong thầy cô “thông cảm”. “Máy” sẽ “thông cảm” cho em vào “kì thi sau” !!!.
5. Khi làm bài nên cẩn thận tô kín câu trả lời đúng, không tô nữa vời hoặc gạch chéo vào ô
lựa chọn. Nếu muốn sửa lại thì phải tẩy sạch lựa chọn cũ, tô lại lựa chọn mới.
Trong một câu mà có hai lựa chọn là phạm qui, “máy” sẽ loại không chấm câu này.
6. Thời gian làm bài với đề thi 40 câu thường là 60 phút, đề thi 50 câu thường là 90 phút.
Như vậy khoảng thời gian làm bài dành cho một câu trung bình chưa tới 2 phút. Trong quá
trình làm bài, nếu đọc một câu nào đó hơn 2 lần mà chưa trả lời được thì thì có thể dùng
phương pháp loại trừ hoặc phỏng đoán để chọn lấy một câu trả lời và nên ghi chú lại để sau
này quay trở lại nếu còn thời gian.
* Phỏng đoán là dựa vào kiến thức của mình mà phân tích, tổng hợp, phán đoán để lựa
chọn câu đúng.
Ví dụ: Có thể làm cho một khối lượng chất phóng xạ biến đổi thành chất khác nhanh hơn
bằng cách
A. đưa khối chất phóng xạ đó vào từ trường mạnh.
B. đưa khối chất phóng xạ đó vào điện trường mạnh.
C. nung nóng khối chất phóng xạ đó.
D. hiện nay chưa có cách nào để thực hiện điều đó.
Ta thấy khối lượng chất phóng xạ biến đổi thành chất khác nhanh hay chậm phụ thuộc vào
chu kì bán rã T mà lâu nay chưa thấy có trường hợp nào nói đến việc thay đổi T cả nên
phương án lựa chọn phải là D.