Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giải trình kết quả kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.28 KB, 3 trang )


1
HSG: Giải trình kết quả kinh doanh

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (Mã CK: HSG) giải trình biến động kết quả
kinh doanh quý 1 niên độ tài chính 2008 – 2009, từ ngày 01/10/2008 đến ngày
31/12/2008 như sau:
1. Các nguyên nhân kết quả kinh doanh quý 1 niên độ tài chính 2009 bị
âm
1.1 Giá thép thế giới giảm nhanh và mạnh
Khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng phát vào tháng 9/2008 đã dẫn đến giá thép
cuộn cán nóng trên thế giới giảm nhanh và mạnh chưa từng thấy trong lịch sử
ngành thép từ năm 2001 đến nay. Giá thép cu
ộn cán nóng nhập khẩu từ khoảng
1.100 USD/tấn (tháng 8/2008) đã giảm xuống khoảng 480 USD/tấn (tháng
12/2008), giảm trung bình 56%.
1.2 Nhu cầu trong nước giảm sút đột ngột
Bắt đầu từ tháng 10/2008 thì sự cộng hưởng giữa hiệu lực của các chính sách
thắt chặt tiền tệ, thu hẹp đầu tư của Chính phủ với tác động của cuộc khủng
hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm cho nhu cầu tiêu thụ thép
trong nước giảm đột ngột, chỉ còn 1/3 mức tiêu thụ trung bình của các tháng đầu
năm.
1.3 Giá thép trong nước giảm mạnh
Trước sự tác động kép của giá thép thế giới giảm và nhu cầu tiêu thụ thép trong
nước giảm, giá thép trong nước đã giảm mạnh, buộc Công ty phải giảm giá bán.
Trong 03 tháng 10, 11, 12 năm 2008, gía bán tôn mạ bình quân của công ty đã
giảm gần 31%, từ 26 triệu/tấn (tháng 10/2008) xuống còn 18 triệu/tấn (tháng
12/2008).
Để giảm nhanh số lượ
ng hàng tồn kho, bảo đảm tính thanh khoản, tạo nguồn
tiền tiếp tục mua thép nguyên liệu theo mặt bằng giá mới nhằm duy trì sản xuất,


giữ vững thị phần, giải quyết việc làm cho người lao động, công ty buộc phải
bán hàng dưới giá vốn, chấp nhận lợi nhuận gộp âm và lỗ toàn bộ chi phí tài
chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý.
Kết quả kinh doanh quý 1 niên độ tài chính 2008 - 2009 của công ty bị âm
116,267,438,141 đồng, chi tiết như sau:

CHỈ TIÊU Qúy này
DT thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 660,709,880,996
Giá vốn hàng bán 680,642,151,282
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ
(19,932,270,286)
Doanh thu hoạt động tài chính 329,169,027
Chi phí tài chính 42,571,913,003

2
Trong đó: Chi phí lãi vay

29,574,670,303
Chi phí bán hàng 31,970,724,894
Chi phí quản lý doanh nghiệp 22,954,939,200
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (117,100,678,356)
Thu nhập khác 1,942,112,228
Chi phí khác 1,024,385,493
Lợi nhuận khác
917,726,735
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (116,182,951,621)
Chi phí thuế TNDN hiện hành 84,486,520
Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (116,267,438,141)


2. Các giải pháp khắc phục đã triển khai
2.1. Giải pháp về sản xuất kinh doanh
- Phát huy tối đa ưu thế của hệ thống 82 chi nhánh phân phối – bán lẻ để đẩy
mạnh bán hàng, giảm nhanh lượng hàng tồn kho, bảo đảm tính thanh khoản,
tạo nguồn tiền tiếp tục mua nguyên liệu theo mặt bằng giá mới nhằm duy trì
sản xuất, giữ vững thị phần, bảo đảm việc làm cho ng
ười lao động. Kết quả
thực hiện: sản lượng bán ra tăng vọt so với quý 3 năm 2008, giải phóng cơ
bản lượng hàng tồn kho giá cao, nhập thép nguyên liệu theo mặt bằng giá
mới làm giá vốn hàng bán giảm rõ rệt; thị phần của công ty tăng từ 17% lên
19% (nguồn: Hiệp hội Thép Việt Nam).
- Tiết giảm sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường để giảm áp lực vay
vố
n ngân hàng thanh toán tiền nhập khẩu thép cuộn cán nóng.
- Quản lý hàng tồn kho ớ mức hợp lý để giảm nhu cầu vay vốn lưu động
nhưng vẫn bảo đảm cung ứng đủ hàng bán cho thị trường.
- Bổ sung chức năng kinh doanh vận tải cho Công ty TNHH MTV Cơ khí và
Xây dựng Hoa Sen (công ty con) và đổi tên thành Công ty TNHH MTV Vận
tải và Cơ khí Hoa Sen; sáp nhập đội xe tải và xe con vào Công ty TNHH
MTV Vận tải và Cơ Khí Hoa sen để khai thác xe tải và xe con hiệu quả hơn.
2.2 Giải pháp tiết giảm chi phí
- Tạm dừng triển khai các dự án đầu tư: Cảng biển Hoa Sen - Gemadept, Nhà
máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ, Nhà máy luyện và cán thép xây dựng, Nhà máy
vật liệu xây dựng giai đoạn 2, Chung cư căn hộ Phước Long B; đồng thời
giãn tiến độ đầu tư các dự án: xây dựng hệ thống chi nhánh phân phối - bán
lẻ, Chung cư căn hộ Hoa Sen – Phố Đông.
- Chuyển đổi các hợp đồng vay VN
Đ có lãi suất cao trong năm 2008 thành
các hợp đồng vay VNĐ với lãi suất thấp hơn (ngày 23/01/2009 Ngân Hàng

Nhà nước công bố lãi suất cơ bản là 7%/năm) để giảm chi phí lãi vay;

3
chuyển đổi các hợp đồng vay USD thành vay VNĐ để tránh rủi ro biến động
tỷ gía VNĐ/USD trong năm 2009. Chi phí tài chính hợp nhất quý 1 niên độ
tài chính 2008 - 2009 toàn Hoa Sen Group đã giảm 19.444.606.652 đồng,
tương đương giảm 45,67%.
- Tiết giảm tối đa các khoản chi phí quản lý chưa thật cần thiết như: tiếp thị,
truyền thông, tài trợ, đào tạo; bố trí lại việc sử dụng xe con trong toàn Công
ty; tiết giảm mặt b
ằng làm việc để tiết giảm chi phí điện, nước, điện thoại.
Chi phí quản lý doanh nghiệp hợp nhất quý 1 niên độ tài chính 2008 - 2009
tòan Hoa Sen Group đã giảm 7.868.335.873 đồng, tương đương giảm
34,24%.
Cụ thể , việc tiết giảm chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp như
sau:
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu Quý 1 niên độ tài
chính 2008-2009
(01/10/2008-
31/12/2008)
Quý 3 năm 2008
(01/07/2008-
30/09/2008)
Tăng giảm % tăng
giảm
Chi phí tài
chính
42.571.913.003 62.016.519.655 -19.444.606.652 - 45,67%
Trong đó:

Chi phí lãi vay 29.574.670.303 37.443.006.176

-7.868.335.873

- 26,6%
Chi phí quản lý
doanh nghiệp
22.954.939.200 30.331.205.998 -7.868.335.873 - 34,24%

- Tiết giảm chi phí về nhân sự bằng việc định biên nhân sự trên cơ sở tinh gọn
bộ máy, bố trí công việc hợp lý, giảm ngày làm việc, khoán quỹ lương theo
khối lượng và hiệu quả công việc. Kết quả thực hiện: số lượng lao động
giảm 602 người, quỹ lương giảm 3,6 tỷ đồng (giảm 49,3%), chi tiết như sau:
Chỉ tiêu Tháng 11/2008 Tháng 02/2009 % tăng giảm
Số lượng lao động 1.959 người 1.357 người - 30,7%
Tổng lương 7,1 tỷ 3,6 tỷ - 49,3%

×