Tải bản đầy đủ (.ppt) (203 trang)

QUẢN TRỊ DỰ ÁN VÀ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.82 KB, 203 trang )

“QUẢN TRỊ DỰ ÁN VÀ DOANH NGHIỆP
CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI”

Chương 1 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
QUẢN TRỊ DỰ ÁN VÀ DOANH NGHIỆP
CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
1.1 KHÁI NiỆM DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỰC TiẾP
NƯỚC NGOÀI
1.KHÁI NiỆM
là những dự án đầu tư có sự khác nhau về quốc tịch
của các nhà đầu tư nước ngoài, hoặc/và có sự góp vốn
của các nhà đầu tư nước ngoài đến 100% vốn pháp
định và có sự phân chia kết quả kinh doanh
là những dự án đầu tư do tổ chức kinh tế và cá nhân ở
nước ngoài tự mình hoặc cùng với tổ chức kinh tế
hoặc cá nhân ở nước tiếp nhận đầu tư (từ đây gọi là
nước sở tại) bỏ vốn đầu tư, trực tiếp quản lý và điều
hành để thu lợi trong kinh doanh.
2.ĐẶC TRƯNG
- Nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc tự mình
quản lý, điều hành đối tượng bỏ vốn.
- Các bên tham gia vào dự án FDI có quốc tịch khác
nhau đồng thời thường sử dụng nhiều ngôn ngữ khác
nhau.
- Dự án FDI chịu sự chi phối đồng thời của nhiều hệ
thống pháp luật (bao gồm luật pháp của các quốc gia
xuất thân của các bên và luật pháp quốc tế). Quá trình
tự do hóa thương mại và đầu tư quốc tế đòi hỏi các
quốc gia đều phải tiến hành cải tiến hệ thống pháp
luật của mình cho phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Có sự gặp gỡ, cọ xát giữa các nền văn hóa khác nhau


trong quá trình hoạt động của dự án.
- Các dự án FDI được thực hiện thông qua nhiều hình
thức có tính đặc thù.
- Hầu hết các dự án FDI đều gắn liền với quá trình
chuyển giao công nghệ với nhiều hình thức và mức
độ khác nhau.
- “Cùng có lợi” được các bên coi là phương châm chủ
đạo, là nguyên tắc cơ bản để giải quyết quan hệ giữa
các bên trong mọi giai đoạn của dự án FDI
3. Phân loại dự án FDI
Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh của dự án

Dự án FDI trong lĩnh vực công nghiệp

Dự án FDI trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp

Dự án FDI trong lĩnh vực dịch vụ
Căn cứ vào hình thức đầu tư của dự án

Dự án “Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng”
(BCC)

Dự án “Doanh nghiệp liên doanh” (JV)

Dự án “Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài”

Dự án BOT và các hình thức phát sinh của nó
Căn cứ vào quy mô của dự án

Dự án quy mô nhỏ


Dự án quy mô vừa

Dự án quy mô lớn
Căn cứ vào địa điểm đầu tư của dự án

Dự án FDI ở Tỉnh A

Dự án FDI ở Tỉnh B …
Số lượng các dự án hoặc vốn đầu tư của từng Tỉnh,
Thành phố (trực thuộc TW) và quan hệ tỷ lệ giữa các
Tỉnh, Thành phố về số dự án hoặc về vốn đầu tư tạo
thành cơ cấu FDI theo địa giới hành chính trong một
nước
Căn cứ vào mức độ tập trung của các dự án

Dự án đầu tư vào các khu vực đầu tư tập trung

Dự án đầu tư độc lập
Căn cứ và tính chất vật chất của các dự án

Dự án FDI có tính chất vật chất

Dự án FDI có tính chất phi vật chất
1.2 QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI
1. Thế nào là quản trị dự án FDI
là tổng hợp các hoạt động định hướng đầu tư, tổ chức
các hoạt động hình thành triển khai và vận hành dự
án, phối hợp nhịp nhàng các giai đoạn khác nhau của

dự án nhằm làm cho dự án hoạt động có hiệu quả cao,
đồng thời phục vụ tốt nhất cho việc thực hiện chiến
lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước
là việc tiến hành các hoạt động hoạch định, tổ chức,
điều khiển, kiểm soát các giai đoạn của dự án FDI và
phối hợp tốt các giai đoạn ấy để đạt được các mục
tiêu của dự án.
2. Nội dung của quản trị dự án FDI
Căn cứ vào các lĩnh vực quản lý của dự án

Quản trị về tổ chức

Quản trị về nội dung của dự án

Quản trị về tài chính của dự án

Quản trị về phương pháp lập và trình bày dự án

Quản trị về tiến độ của dự án
Căn cứ vào các giai đoạn của dự án

Quản trị giai đoạn hình thành dự án

Quản trị giai đoạn triển khai thực hiện dự án

Quản trị giai đoạn vận hành, khai thác dự án

Quản trị giai đoạn kết thúc hoạt động của dự án
1.3 DOANH NGHIỆP CÓ VỐN FDI
1. Khái niệm:

- Quan điểm 1: Doanh nghiệp có vốn FDI là những loại
hình doanh nghiệp có vốn của Bên nước ngoài và
có sự quản lý trực tiếp của Bên nước ngoài. Doanh
nghiệp này hoạt động theo luật pháp của nước sở tại
để tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm thu
được lợi ích cho tất cả các bên.
- Quan điểm 2: là những tổ chức kinh doanh quốc tế có
tư cách pháp nhân, có vốn của Bên nước ngoài và có
sự quản lý trực tiếp của Bên nước ngoài để tiến hành
các hoạt động kinh doanh nhằm thu được lợi ích.
- Quan điểm 3: là những pháp nhân mới được thành lập
tại nước nhận đầu tư. Trong đó, các đối tác có quốc
tịch khác nhau và Bên nước ngoài có tỷ lệ góp vốn tối
thiểu đủ để trực tiếp tham gia quản lý doanh nghiệp
2. Các đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp có vốn FDI

Doanh nghiệp có vốn FDI là những tổ chức kinh
doanh quốc tế và là những pháp nhân của nước sở tại

Trong các doanh nghiệp này có sự quản lý trực tiếp
của nước ngoài. Quyền quản lý của các Bên phụ
thuộc vào tỷ lệ góp vốn

Doanh nghiệp có vốn FDI hoạt động theo luật pháp
nước sở tại, các hiệp định và các điều ước quốc tế.

Doanh nghiệp là nơi gặp gỡ và cọ sát giữa các nền
văn hóa khác nhau

Quá trình thành lập và vận hành doanh nghiệp luôn

có sự cộng đồng trách nhiệm của các Bên, đại diện
cho lợi ích của các quốc gia khác nhau. .
3. Phân loại doanh nghiệp có vốn FDI
Căn cứ vào loại hình pháp lý

Công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn FDI

Công ty cổ phần

Công ty sở hữu hoàn toàn và công ty sở hữu chung
Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh

Doanh nghiệp có vốn FDI hoạt động trong lĩnh vực
công nghiệp

Doanh nghiệp có vốn FDI hoạt động trong lĩnh vực
nông, lâm, ngư nghiệp

Doanh nghiệp có vốn FDI hoạt động trong lĩnh vực
dịch vụ
Căn cứ vào tính chất của sản xuất – kinh doanh

Doanh nghiệp có vốn FDI chuyên khai thác

Doanh nghiệp có vốn FDI chuyên hoạt động chế biến

Doanh nghiệp có vốn FDI hoạt động phục vụ
Căn cứ vào tính chất vật chất

Doanh nghiệp có vốn FDI sản xuất vật chất


Doanh nghiệp có vốn FDI phi sản xuất vật chất

×