Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

mỏ than mạo khê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (986.59 KB, 101 trang )

1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CNXH Chủ nghĩa xã hội
HĐBT Hội đồng bộ trưởng
TKV Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam
TW Trung ương
1
2
DANH MỤC CÁC BẢNG
2
3
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phấn
đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh.
Để thực hiện điều đó, chúng ta phải phát triển nền kinh tế đất nước với nền
công nghiệp hiện đại, khoa học kĩ thuật tiên tiến.
Ngành công nghiệp đã và đang đóng vai trò hết sức quan trọng đối với
sự phát triển kinh tế của đất nước. Trong ngành sản xuất hiện nay như dầu
khí, điện năng… đang phát triển nhưng chưa thật sự mạnh. Chính vì vậy,
ngành sản xuất than đang giữ vai trò trọng yếu trong một số ngành công
nghiệp như nhiệt điện, luyện kim…Ngoài ra, than còn là mặt hàng xuất khẩu
sang Pa-na-ma, Nhật Bản…thu ngoại tệ mua sắm máy móc phục vụ cho sản
xuất, góp phần quan trọng vào thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước.
Với vai trò quan trọng như vậy, việc hiện đại hóa ngành sản xuất than
là rất cần thiết và được Đảng, Chính phủ chú ý quan tâm. Do đó ngành than
đã có nhiều chuyển biến tích cực, được thống nhất quản lí theo mô hình tập
đoàn kinh tế mạnh trong cả nước. Ngành than hiện nay đã từng bước được ổn
định và phát triển không ngừng. Để đạt được những kết quả đó, ngành than đã


phải khắc phục những khó khăn, giải quyết các vấn đề tồn đọng như cải thiện
năng lực sản xuất, tổ chức sản xuất hợp lí, đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân
có tay nghề cao, giảm chi phí lao động, nâng cao năng suất và hạ giá thành
sản phẩm. Ngoài sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, sự lãnh đạo trực tiếp
của Tổng Công ty Than Việt Nam, mỏ than Mạo Khê đang phấn đấu vượt qua
mọi khó khăn thử thách để sản xuất ra nhiều sản phẩm, góp phần vào phát
triển nền kinh tế đất nước.
Mỏ than Mạo Khê có lịch sử khai thác hơn 158 năm. Mỏ đã có nhiều
thành tích trong hoạt động sản xuất cũng như chiến đấu bảo vệ tổ quốc trong
3
4
thời kì chiến tranh. So với các mỏ than khác hiện nay, mỏ than Mạo Khê có
trữ lượng và quy mô khai thác lớn, có hệ thống sản xuất hoàn chỉnh từ khâu
vận tải, sàng tuyển đến tiêu thụ sản phẩm.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành Viên than Mạo Khê - TKV
ngày nay, tiền thân là mỏ Mạo Khê được thành lập vào ngày 15/11/1954.
Trong suốt quá trình phát triển của mình để thích ứng với điều kiện thực tế
vào những thời kì cụ thể, do đó công ty đã trải qua 3 lần đổi tên.
+ Năm 1996, thành lập doanh nghiệp Nhà nước là mỏ than Mạo Khê
(quyết định số 2605 QĐ/TCCB ngày 17/9/1996 của Bộ trưởng công nghiệp).
+ Năm 2001, đổi thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành Viên
than Mạo Khê (quyết định số 405/QĐ - HĐQT ngày 1/10/2001 của HĐQT
Tổng Công ty than Việt Nam).
+ Năm 2006, đổi thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành Viên
than Mạo Khê - TKV (quyết định số 2461/QĐ - HĐQT ngày 8/11/2006 của
HĐQT tập đoàn TKV).
Công ty than Mạo Khê hiện nay ngày càng phát triển trên mọi phương
diện hoạt động sản xuất cũng như kinh doanh, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm
vụ được giao, sản xuất được hàng triệu tấn than cho Tổ quốc, góp phần xây
dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành một tỉnh giàu, đẹp.

Mỏ Mạo Khê có vai trò quan trọng trong sản xuất than cho Tổ quốc,
nhưng đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào tìm hiểu về những
thành tựu và khó khăn của Mỏ trong hoạt động sản xuất. Giải quyết được vấn
đề này không chỉ góp phần vào tìm hiểu lịch sử của giai cấp công nhân quảng
ninh nói riêng mà còn góp phần vào tìm hiểu giai cấp công nhân Việt Nam nói
chung trong giai đoạn hiện nay; một trong những vấn để cần được các giới
quan tâm hơn nữa. Từ những lí do trên, chúng tôi đã quyết định chọn mỏ than
Mạo Khê trong thời kì đổi mới từ (1986 - 2010), làm luận văn thạc sĩ khoa
học lịch sử.
4
5
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Hoạt động sản xuất của ngành than không chỉ được các đồng chí lãnh
đạo của Đảng, Chính phủ quan tâm mà còn thu hút giới nghiên cứu lịch sử ở
cả Trung ương và địa phương. Hiện nay các nhà nghiên cứu lịch sử chú trọng
tìm hiểu về sự phát triển kinh tế của đất nước trong thời kì công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và đã xuất bản những công trình nghiên cứu khoa học có giá trị
thực tiễn cao.
Nguyễn Hữu Thắng (chủ biên), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay”,
Nxb Chính trị Quốc gia (2008); PGS.TS Hà Huy Thành (chủ biên) với tác
phẩm, “Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”,
Nxb Chính trị Quốc gia (2006); PGS.TS Nguyễn Chơn Trung, Trương Gia
Long (đồng chủ biên) tác phẩm “Phát triển các khu công nghiệp, khu chế
xuất trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá”, Nxb Chính trị Quốc gia
(2004)… Những tác phẩm của các nhà nghiên cứu nêu trên đã làm rõ về sự
năng động của nền kinh tế thị trường. Tuy không đề cập đến hoạt động của
mỏ than Mạo Khê nhưng đây là nguồn tài liệu quan trọng để chúng tôi tìm
hiểu, nghiên cứu về quá trình phát triển của mỏ than Mạo Khê trong thời kì
đất nước đổi mới.

Ngoài các tác phẩm nghiên cứu về lịch sử dân tộc, hướng tìm hiểu về
lịch sử phong trào công nhân cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đến
nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này: Lê Duẩn biên soạn
“Giai cấp công nhân và liên minh công nông”, NxbST, Hà Nội (1976); Trần
Văn Giàu biên soạn “Giai cấp công nhân Việt Nam” (2003); Lê Duẩn với tác
phẩm “Vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam và nhiệm vụ của công đoàn
trong cách mạng xã hội chủ nghĩa” (Nxb Sự thật 1975); “Lịch sử phong trào
công nhân mỏ Quảng Ninh”, Tập I, Ty Văn hoá Thông tin xuất bản (1974).
5
6
Ở địa phương, công tác chỉ đạo biên soạn lịch sử Đảng bộ tỉnh và các
địa phương, lịch sử các ngành, nghề, nhà máy, xí nghiệp… rất được coi trọng.
Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Tỉnh ủy Quảng Ninh biên soạn “Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam Tỉnh Quảng Ninh”, Tập I (1928 - 1945); Hồi kí của đồng
chí Hải Thanh, “Tiếng chuông Bắc Mã”, Hội văn hóa nghệ thuật Quảng Ninh
xuất bản (1985); “Quảng Ninh thi đua đổi mới và phát triển”, Hội đồng thi
đua và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy xuất bản; Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ biên soạn
cuốn “Lịch sử phong trào công nhân Khu mỏ than Quảng Ninh 1846-1975”.
Thực hiện nghiên cứu biên soạn lịch sử Đảng bộ và lịch sử truyền
thống. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Đông Triều đã biên soạn “Lịch sử
Đảng bộ huyện Đông Triều”, (9/1995 ). Đối với các mỏ than trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh cũng rất coi trọng công tác biên soạn lịch sử ngành, lịch sử truyền
thống của đơn vị. Đến nay các Công ty than Nam Mẫu, Hà Tu, Mạo Khê…
lần lượt biên soan lịch sử ngành. Riêng mỏ than Mạo Khê, nhân dịp kỉ niệm
50 năm khôi phục, xây dựng và phát triển (15/11/1954 - 15/11/2004), lãnh đạo
Công ty Than Mạo Khê cho ra mắt cuốn sách “Truyền thống công nhân Công
ty Than Mạo Khê”, trên cơ sở bổ sung, chỉnh lí cuốn “Truyền thống công
nhân mỏ than Mạo Khê”, (1846 - 1994), và biên soạn tiếp chặng đường lịch
sử từ năm 1994 đến năm 2004.
Tuy vậy cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên

cứu một cách có hệ thống về mỏ than Mạo Khê trong thời kì từ năm 1986 -
2010. Chúng tôi đánh giá cao các công trình nghiên cứu trên và coi đó là
nguồn tư liệu quý giúp chúng tôi hoàn thành luận văn này.
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động sản xuất than ở mỏ than Mạo Khê thời kì đổi mới (1986- 2010).
6
7
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Địa bàn được nghiên cứu của luận văn là mỏ than
Mạo Khê (Đông Triều- Quảng Ninh).
Phạm vi thời gian: Luận văn tìm hiểu về hoạt động và khai thác ở mỏ
than Mạo Khê từ năm 1986- 2010. Tuy nhiên, để làm rõ yêu cầu của đề tài,
luận văn đề cập tới tình hình mỏ than Mạo Khê trước năm 1986.
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
Khái quát tình hình mỏ than Mạo Khê từ năm 1846 đến trước cách mạng
Tháng Tám. Đời sống và phong trào đấu tranh của công nhân mỏ Mạo Khê.
Khái quát về hoạt động sản xuất than và tinh thần chiến đấu của công
nhân mỏ than Mạo Khê thời kì đất nước có chiến tranh.
Tìm hiểu về hoạt động khai thác than và những đóng góp của mỏ than
Mạo Khê vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Nguồn tài liệu
Để tìm hiểu về mỏ than Mạo Khê thời kì đổi mới từ năm 1986 - 2010,
chúng tôi đã sưu tầm tìm đọc, tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Sử
dụng các tài liệu lưu trữ gồm các chỉ thị, văn kiện Đảng, số liệu thống kê…
lưu tại Tổng Công ty than Đông Bắc, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một
Thành Viên than Mạo Khê - TKV… Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các
nguồn tài liệu khác như sách, báo, tạp chí… đề cập tới hoạt động sản xuất
than ở mỏ Mạo Khê.

4.2. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử là chủ
yếu. Ngoài ra các phương pháp lôgic, phân tích, phỏng vấn nhân chứng, tổng
hợp cũng được sử trong việc nghiên cứu đối tượng của đề tài, làm rõ nội dung
của đề tài.
7
8
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Luận văn trình bày cơ bản và hệ thống về quá trình phát triển, từng
bước vượt qua mọi khó khăn thử thách để ổn định sản xuất than ở mỏ than
Mạo Khê.
- Luận văn làm rõ tình hình sản xuất than ở mỏ than Mạo Khê, những
thành tựu đã đạt được với những đóng góp to lớn của mỏ cho sự nghiệp công
nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
- Luận văn góp phần vào việc giáo dục tuyên truyền tinh thần yêu lao
động, yêu đất nước nói chung và niềm tự hào của những người con đất Mỏ
nói riêng. Động viên những người thợ mỏ tích cực lao động sản xuất hơn nữa.
6. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn kết
cấu thành 3 chương nội dung.
Chương 1: Khái quát về mỏ than Mạo Khê trước năm 1986.
Chương 2: Mỏ than Mạo Khê từ năm 1986 - 2000.
Chương 3: Mỏ than Mạo Khê từ năm 2001 - 2010.
8
9
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ MỎ THAN MẠO KHÊ TRƯỚC NĂM 1986
1.1. MỎ THAN MẠO KHÊ DƯỚI THỜI THỰC DÂN PHÁP CAI TRỊ (1846 - 1945)
1.1.1. Sự hình thành mỏ than Mạo Khê
Mỏ than Mạo Khê nằm ở Huyện Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh. Trước

tháng 8/1945 gọi là mỏ Mạo Khê, sau ngày hòa bình lập lại được gọi là mỏ
than Mạo Khê, ngày 16/10/2001 được đổi thành Công ty Than Mạo Khê. Mỏ
than Mạo Khê phía Đông giáp xã Hoàng Quế, phía Tây giáp xã Kim Sen, phía
Nam giáp xã Yên Thọ và thị trấn Mạo Khê, phía Bắc là đồi núi cao giáp xã
Tràng Lương. Khu vực khai thác chính hiện nay có độ cao trung bình 250m,
chạy dọc theo hướng Bắc thuộc vùng đồi núi của vòng cung Đông Triều. Mỏ
có hệ thống giao thông vận tải đường bộ và đường thủy thuận lợi nhờ quốc lộ
18A đi thành phố Hạ Long (trung tâm kinh tế - chính trị của tỉnh Quảng Ninh)
và ngược lại phía Phả Lại - Bắc Ninh - Hà Nội, đồng thời quốc lộ 18A có
nhánh đường 200 đi Hải Phòng, tuyến đường sắt quốc gia Yên Viên, Kép,
Uông Bí, Hạ Long có nhiều nhánh vào tận nhà sàng. Bên cạnh đó còn có cảng
Bến Cân trên sông Đà Bạch (một nhánh của sông Kinh Thầy) là nơi trung
chuyển than bằng đường thủy đi khắp nơi.
Mỏ Mạo Khê nằm sâu trong nội địa, phía Bắc là đồi núi, còn lại là mặt
bằng rộng rãi, nằm giữa hai nhà máy nhiệt điện lớn là Uông Bí và Phả Lại.
Cách 2km về phía nam có nhà máy xi măng Hoàng Thạch, có thể vận chuyển
than đi các nơi một cách dễ dàng. Bởi vậy nó giữ vai trò quan trọng góp phần
vào xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Theo nghiên cứu địa chất, than ở mỏ Mạo Khê là than trầm tích được
hình thành vào Kỷ Đề - Vôn. Trải qua các cuộc vận động tạo sơn, đặc biệt là
cuộc vận động tạo sơn In-đô-xi-át cách đây khoảng 170 đến 200 triệu năm.
9
10
Do hiện tượng tạo sơn nên bề mặt trái đất bị đảo lộn, những cây quyết cổ đại,
dương xỉ bị vùi lấp xuống lòng đất và dần dần trở thành than. Căn cứ vào
thăm dò địa chất, xác định than ở mỏ Mạo Khê có 54 vỉa, chiều dày toàn bộ là
271,74m, trong đó có 37 vỉa có giá trị khai thác. Hầu hết các vỉa cánh Bắc và
cánh Nam đều chạy theo hướng Đông - Tây với chiều dài từ 6 - 8km. Cánh
Bắc vỉa mỏng, than cục ít, chỉ có 3/10 vỉa có than cám 4, chiếm tỉ lệ 30%, còn
lại là cám 5+6; độ dốc vỉa từ 30 độ đến 52 độ. Cánh Nam vỉa dày hơn, tỉ lệ

than cục cao hơn, độ dốc vỉa trung bình cao từ 30 - 60 độ, không có than cám
4, chỉ có than cám 5+6 [19, 10].
Toàn vùng mỏ than Mạo Khê không có than cám đủ tiêu chuẩn để xuất
khẩu. Than cục độ bền cơ học thấp, so với vùng Hồng Gai - Cẩm Phả, than ở
mỏ Mạo Khê có độ tro cao, nhiệt lượng thấp nên giá bán bình quân thấp hơn.
Tuy nhiên về giá trị sử dụng thích hợp với cơ khí luyện kim, nhiệt điện, sản
xuất vật liệu và chất đốt sinh hoạt. Phần trữ lượng than ở mức +30
(
1
)
(so với
mực nước biển) thuận lợi cho khai thác lò bằng; còn phần nằm dưới mức +30
phù hợp với phương thức khai thác lò giếng. Giới hạn khai thác của mỏ than
Mạo Khê được quy hoạch là 40km
2
, với tổng trữ lượng than còn lại khoảng
300 triệu tấn.
Than ở Đông Triều mới được khai thác rải rác dưới thời Minh Mạng
(1820 - 1840). Năm 1859, Tổng đốc Hải An là Tôn Thất Bật dâng sớ xin khai
thác ở núi Yên Lãng (xã Yên Thọ). Đến thời Tự Đức (1846 - 1884), mỏ than
Mạo Khê bắt đầu được khai thác dưới hình thức “trưng khai” của một số
thương nhân nước ngoài như Trần Mục Thầu người Trung Quốc và sau đó là
Li - Ri người Đức.
Sau khi chiếm được khu mỏ (1883) thực dân Pháp ép triều đình nhà
Nguyễn bán khu mỏ Hồng Gai - Cẩm Phả (1884) và khu mỏ Uông Bí, Đông
1
()
Độ cao của mỏ khai thác than so với mực nước biển 30m.
10
11

Triều (1887) cho chúng. Nhưng khai thác than ở đây vẫn chậm chạp do chủ
yếu là lao động thủ công, và mãi đến khi thành lập Công ty than gầy Bắc kì
(15/10/1920), thì việc khai thác ở đây mới được mở rộng và nằm dưới sự cai
quản của chính quyền thực dân Pháp.
1.1.2. Tình hình hoạt động của mỏ than Mạo Khê
- Về nhân công - kĩ thuật
Nguồn tuyển và tay nghề công nhân
Phát hiện thấy mỏ than Mạo Khê có trữ lượng than lớn, nhiệt lượng cao
cần cho nền công nghiệp chính quốc. Thực dân Pháp đã đẩy mạnh khai thác,
và để hạn chế tối đa mức chi phí cho sản xuất chúng bần cùng hóa người dân,
nông dân mất ruộng phải ra các hầm lò làm việc mưu sinh, họ biến thành công
nhân mỏ, bên cạnh đó chúng còn tuyển chọn một số công nhân ở các vùng lân
cận với đồng lương rẻ mạt. Công nhân mỏ than Mạo Khê chủ yếu là người
dân ngay địa phương, phần lớn là những người của hai huyện Đông Triều và
Kinh Môn. Một số ăn cơm nhà đi làm sở (tối về nhà ăn cơm với vợ con làm
nông nghiệp), số khác chồng làm công nhân mỏ, vợ làm đồn điền Sallé Mạo Khê,
phần còn lại là nông dân ở tỉnh Nam Định và thái Bình. Họ sống trong các
xóm thợ, vườn thông, chợ con, cống Trắng, xung quanh phố và ở ngay tại các
cửa lò, trong các lán thợ, trại của cai kí, ngay cạnh những công trường khai
thác, mỗi lán có khoảng 50 - 100 người. Do xuất thân từ những người nông
dân bị bần cùng hóa, phải vào mỏ làm công nhân nên trình độ tay nghề của họ
rất thấp. Mọi công việc đều làm thủ công từ việc cuốc than, đội than… trong
khi đó việc đầu tư trang thiết bị khoa học, kĩ thuật hầu như không có, vì thế
công nhân không có điều kiện tiếp xúc với máy móc, công nghệ hiện đại.
Số lượng công nhân
Số công nhân mỏ than Mạo Khê tính theo số thẻ phát (trong sổ sách) đến
năm 1913 là 950 người, năm 1929 đã tăng lên 2800 người. Cuộc khủng hoảng
11
12
kinh tế của các nước TBCN năm 1929 - 1933 đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới

các thuộc địa, hàng hóa bị ứ đọng, công nhân bị sa thải nên đến tháng
11/1936, số công nhân có thẻ ở mỏ than Mạo Khê chỉ còn 2407 người, năm
1937 có 4 người Tây và 2540 người Á Đông. Thực tế lúc này công nhân mỏ
than Mạo Khê thường 2 - 3 người chung một thẻ, nên số lượng có thể dao
động từ 4500 - 5000 người [19, 20].
Năm 1939, chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, toàn nhân loại đứng
trước sự đe dọa của chủ nghĩa phát xít. Ở châu âu phát xít Đức đang chiếm ưu
thế, trong khi đó ở Châu Á, Nhật Bản làm chủ vùng viễn đông. Để mở rộng
thế lực độc chiếm Châu Á, năm 1940 Nhật Bản tràn vào Đông Dương câu kết
với Pháp bóc lột nhân dân ta, từ đây nhân dân ta phải chịu một cổ hai tròng,
đời sống vô cùng cực khổ. Tại các mỏ than, Nhật vẫn cho Pháp tiếp tục được
khai thác nhưng chúng cử một tên quan hai trực tiếp cai quản, điều hành và
quyết định mọi vấn đề quan trọng. Sản lượng than hàng năm sa sút, công nhân
bị sa thải nên số lượng giảm đi rõ rệt. Công ty Pháp mỏ than Bắc Kì năm
1939 có 26385 người thì năm 1940 chỉ còn 17029 người [19, 67]. Cùng với
sự giảm sút về số lượng thì cuộc sống của người công nhân cũng ngày càng
khó khăn.
Đời sống công nhân
Các chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đều nhằm vơ vét,
bóc lột một cách tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân công rẻ
mạt của Việt Nam, làm lợi cho nước Pháp. Vì lẽ đó đời sống của tất cả những
người lao động ngày càng bần cùng cực khổ, nhất là giai cấp công nhân.
Đối với công nhân mỏ than Mạo Khê phải chịu hai tầng áp bức đó là:
bộ máy bạo lực của chính quyền thực dân phong kiến tỉnh Hải Dương và bộ
máy bạo lực của bọn thực dân chủ mỏ. Bên cạnh đó điều kiện lao động cũng
hết sức khắc nghiệt. Những người làm việc ở lò cái cũng không hơn gì làm ở
12
13
lò chợ trong hầu hết các đường lò, nhất là lò cái, lò đầy bùn ngập tới cổ chân,
trần lò nước thường xuyên chảy ra rơi lõng bõng, công việc đội đất đá khi đào

phỗng hoặc đội, cõng than từ gương lò ra, vận chuyển đất đá lấp “om - le”
(
2
)
đều do phụ nữ và trẻ em làm việc. Ở mỏ than Mạo Khê, phụ nữ vào lò đào
than chỉ mặc một chiếc quần đùi, một cái yếm, trên đầu quấn đụn lá chuối khô
bện suốt ngày đội cõng những thúng than đầy, gặp đường lò quá thấp gần như
phải bò. Thời gian lao động là 12 giờ một ngày, kéo dài từ 6 giờ sáng tới tối.
Những người ở gần, về tới nhà cũng phải 17 đến 20 giờ tối, những công nhân ở
Hạ Chiểu, Kinh Môn (Hải Dương) phải qua đò thì về tới nhà muộn hơn nhiều.
Mặc dù thời gian lao động kéo dài, cường độ lao động tăng nhiều so
với nơi khác, nhưng mức lương khoán của mỏ than Mạo Khê trong những
năm 1920 - 1925 thấp hơn nhiều so với thợ mỏ một số nơi trong khu mỏ. Ở
Hồng Gai - Cẩm Phả, mỗi công my - nơ (thợ cuốc than trong lò) phải cuốc
được 26 xe than thì chủ mới trả 35 xu, nhưng ở mỏ than Mạo Khê chủ chỉ trả
từ 2 hào 4 (24 xu) đến 2 hào 8 là tột cùng. Còn đối với người làm theo thời vụ
thì chủ thầu chỉ trả 20 xu. Để đạt mức lương đó, người công nhân phải làm
trong lò từ 12 - 14 giờ. Ở lò cái, các khâu như xúc than lên toa xe, lấp om-le…
thì tiền công còn rẻ mạt hơn nhiều.
Công nhân cuốc than trong lò cái thì cai thầu khoán đo khối lượng theo
chiều dài. Vì thế thời gian làm việc rất dài nhưng tiền lương lại rất thấp. Gặp
những đoạn lò sụt lở có khi làm cả ngày cũng không được tính công nào. Phụ
nữ và trẻ em đội than trong lò suốt 12 giờ trong một ngày mà cũng chỉ nhận
được 8 - 9 xu. Thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933, tiền lương
công nhân cuốc than năm 1929 là 35 xu một ngày công, năm 1935 là 28 xu
một ngày công. Năm 1936 công nhân mỏ than Mạo Khê chuẩn bị đấu tranh,
bọn chủ mỏ lo sợ vội vàng tăng lương cho công nhân. Ai ăn lương dưới 0,60
đồng (tiền Đông Dương) mỗi ngày thì được tăng 10%.
2
()

Phần đất sạt lở ở 2 bên đường lò khai thác
13
14
Đồng lương ít ỏi, cuộc sống đói rách lầm than, điều kiện lao động khó
khăn, luôn luôn đe doạ tính mạng, người thợ lò cố hết sức một tháng thường
chỉ làm được 15 - 17 công. Sống bằng đồng lương vô cùng vất vả, công nhân
còn lo bị cai, sếp đe doạ cúp phạt và đánh đập. Công nhân không làm đủ định
mức bị phạt, xe than lẫn đất đá chủ cũng phạt, chặt cột không đúng quy cách
phát trái cạnh phạt 1 hào, chặt một đuôi gỗ phạt 82 xu, thậm chí khi chúng gọi
tên xưng nhầm cũng bị phạt. Công nhân bị bọn chủ mỏ thực dân bóc lột gián
tiếp qua các cai thầu, bên cạnh đó bọn cai thầu ăn chặn bóc lột công nhân trực
tiếp không có một luật lệ nào. Gặp khi mưa bão, đường lò ngập nước hoặc
than bán không chạy, thợ phải nghỉ việc không được hưởng lương. Để có tiền
sinh sống người công nhân phải đi vay nặng lãi (một đồng ăn bẩy hào), hoặc
mua gạo bằng thẻ 1 đồng mua được 60 bơ và giá gạo tại Mỏ, 1 đồng mua
được 90 bơ và giá gạo ngoài mỏ 1 đồng mua được 135 bơ. Kẻ cho vay nặng
lãi chính là người nhà, gia đình vợ con chủ thầu, cai kí, giám thị ở mỏ… một
số chủ thầu bóc lột một cách tinh vi khôn khéo, nham hiểm. Hàng tháng
chúng chỉ trả một số tiền lương đủ ăn dè sẻn, còn bao nhiêu thì chúng “giữ
hộ”, cuối năm trả một lần. Chính vì thế bọn chủ thầu, cai thầu đối xử tàn nhẫn
với công nhân nhưng họ không dám bỏ việc vì bỏ về không có tiền về, mặt
khác sẽ mất luôn số tiền mà chúng “giữ hộ”.
Chế độ lao động quá vất vả, không có bảo hiểm lao động, ăn uống
kham khổ, bệnh tật liên miên không được chữa trị. Toàn mỏ có 4500 - 5000
công nhân, nhưng chỉ có 1 nhà thương (trạm xá) với 3 gian nhà. Dù mắc các
bệnh khác nhau nhưng khi đến xin thuốc cũng chỉ được cho một loại là thuốc
Ký ninh, vì thế hàng năm ở mỏ than Mạo Khê đều có thợ chết vì bệnh dịch.
Sống trong cảnh nước mất, nhà tan, và trước nỗi thống khổ của mình
công nhân mỏ than Mạo Khê cũng như nhân dân cả nước đã vùng dậy chống
sự áp bức bóc lột của bọn đế quốc thực dân, phong kiến mà trực tiếp là bọn

chủ mỏ, cai thầu.
14
15
Lúc đầu công nhân chẳng biết làm gì hơn là kêu ca, chửi bóng gió, bỏ
việc (bỏ chủ thầu này sang chủ thầu khác), đánh cai kí, giám thị, phá máy
móc, dụng cụ, chống đánh đập đòi tăng lương… Năm 1922, một nhóm công
nhân ở mỏ than Mạo Khê sau lúc nghỉ đã vây đánh tên giám thị Tuấn, người
Trạo Hà - Đông Triều vì hàng ngày hắn bán tích kê gian lận để ăn quỵt tiền
công của thợ. Năm 1925, do tiền công thấp, giá cả tăng, đời sống công nhân
khổ sở, một số công nhân đã kéo lên bàn giấy gặp chủ mỏ đưa yêu sách, đòi
tăng lương cho thợ; đàn ông từ 0,25 đồng lên 0,30 đồng (tiền Đông Dương),
đàn bà từ 0,15 lên 0,25 đồng, toàn bộ công nhân mỏ mỏ than Mạo Khê đồng
loạt nghỉ việc, trước tình hình đó chủ mỏ buộc phải chấp nhận tăng lương
10%: “Những cuộc đấu tranh của công nhân mặc dù chỉ đòi những yêu sách
về kinh tế đều thường biến thành những cuộc đấu tranh có tính chất chính trị.
Vì chế độ thuộc địa luôn chống lại một cách tàn nhẫn bất cứ một sự cải cách
nào”, [29, 336]. Cuối tháng 2/1930, đã diễn ra hội nghị thành lập chi bộ Đảng
cộng sản ở mỏ than Mạo Khê. Nó mở ra bước ngoặt quan trọng cho phong
trào công nhân tại khu mỏ. Từ khi chi bộ Đảng cộng sản ra đời ở mỏ than
Mạo Khê, và ảnh hưởng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, phong trào đấu tranh
của công nhân phát triển ngày càng mạnh. Phong trào đấu tranh tăng lương,
giảm giờ làm ở mỏ than Mạo Khê giành thắng lợi “Ngày 7/11/ 1930 cờ đỏ
búa liềm lại tung bay trong các khu mỏ mỏ than Mạo Khê…”[16, 26]. Từ
những thắng lợi đó đã tạo điều kiện cho công nhân mỏ than Mạo Khê đấu
tranh với nhiều hình thức, mở rộng quy mô hơn nữa và kết quả tất yếu mỏ than
Mạo Khê được giải phóng từ khá sớm (6/1945). Sau khi mỏ than Mạo Khê được
giải phóng, do trình độ quản lí và điều hành sản xuất của ta còn hạn chế, để bảo
đảm đời sống cho công nhân Mỏ, chính quyền cách mạnh vẫn để chủ mỏ khai
thác, nhưng chúng phải chịu sự quản lí của chính quyền cách mạng.
15

16
- Khai thác - Kinh doanh
Mỏ than Mạo Khê được phát hiện và khai thác dưới Triều Nguyễn; việc
khai thác lúc đầu chỉ là đào bới những vỉa than lộ thiên; điều kiện kĩ thuật
khai thác còn sơ sài, sản lượng than thu được không đáng kể. Năm 1837,
trong số các sản phẩm mà Nhà Nguyễn mua được ở Bắc Kì, lần đầu tiên mua
than mỏ; cũng trong thời kì này Bộ Công Sai vận chuyển 10 vạn cân than
Đông Triều về Kinh [34, 40].
Than Mạo Khê được xuất ra nước ngoài và được các chủ lò ở Hoa Nam
(Trung Quốc) rất ưa dùng. Dưới thời Tự Đức mỏ Mạo Khê được giao cho một
người Hoa họ Vạn Lợi trưng khai, [20, 89]. Ngoài ra than ở Mạo Khê được các
hãng công nghiệp Nhật Bản, Pháp, Thái Lan và Thượng Hải ưa chuộng [20, 92].
Dưới thời Pháp thuộc, mỏ than Mạo Khê được gọi là “mỏ nhà quê” vì
Mỏ nằm giữa vùng nông thôn bán sơn địa và chủ mỏ ít đầu tư trang bị kĩ thuật,
trình độ khai thác lạc hậu và sử dụng nguồn nhân công quá rẻ mạt. Việc đầu tư
thiết bị ở Mỏ rất hạn chế; mọi công việc từ đào lò đá, khai thác vận chuyển đều
làm thủ công, lò giếng sâu 40m vẫn chưa được sử dụng năng lượng điện, vận
chuyển than chủ yếu là đội, gánh và đun xe khung sắt thùng gỗ.
Trong tổng số các lò của Pháp đã khai thác ở mỏ than Mạo Khê, chúng
đều tập trung vào các mỏ dễ khai thác. Nhiều lò chúng chỉ đào sâu 30 - 40m
lấy một số than rồi bỏ đi, gặp thời kì bán than không chạy (1929 - 1933),
chúng đổ cả than cám vào lấp om-le. Sản lượng than Pháp khai thác ở mỏ
than Mạo Khê năm 1913 là 62000 tấn than; năm 1925 tăng lên 107000 tấn;
năm 1939 là năm sản lượng cao nhất của Công ty than gầy Bắc Kì đã đưa sản
lượng lên 150000 tấn. Tính đến năm 1945, bọn tư bản, chủ mỏ Pháp đã vơ vét
trên 3643980 tấn than ở mỏ than Mạo Khê. Công ty tư nhân (1900 - 1920) vơ
vét 686586 tấn; Công ty than gầy Bắc Kì SAT (1920 - 1933) vơ vét 1503115
tấn; Công ty Pháp mỏ than Bắc Kì (1933 - 1945) vơ vét 1454279 tấn, trong đó
16
17

có 30% than củ và than don, mang lại món lợi kếch xù cho bọn tư bản Pháp.
Năm 1924, mỗi cổ phần của Công ty than gầy Bắc Kì thu được 6 triệu Fơ - răng,
nhưng chỉ một năm sau đó, mỗi cổ phần đã lên tới 9 triệu Fơ - răng, [19, 20].
Thời kì mỏ than Mạo Khê lọt vào tay Công ty Pháp mỏ than Bắc Kì
(S.F.C.T) tức thời kì Công ty, bộ máy thống trị cũng như hệ thống tổ chức sản
xuất không thay đổi nhiều, đứng đầu là tên chủ mỏ Hen-nơ-canh, sau là Rit-
sa. Mấy năm đầu một số cửa lò chính khai thác dưới quyền trực tiếp của chủ
mỏ người Pháp, sau đó phần lớn nhân viên người Pháp đều rút về Hồng Gai
và thay thế vào đó là những nhân viên kĩ thuật khai thác lò và các chủ thầu
khác người Việt.
Quá trình khai thác than ở mỏ than Mạo Khê thực dân Pháp triệt để áp
dụng chế độ bao thầu trong hầu hết các khâu có công việc nặng nhọc, lao
động thủ công. Bởi vậy trừ một số cửa lò và xưởng cơ khí, còn phần lớn thợ
mỏ không trực tiếp chịu sự cai quản của chủ người Pháp mà chỉ lao động và
liên quan trực tiếp với người trung gian và chủ thầu.
Cuộc khủng hoảng kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa trong những
năm 1929 - 1933 trong đó có Pháp cũng lâm vào tình trạng điêu đứng. Nó kéo
theo hệ thống kinh tế ở các nước thuộc địa, ngành khai thác than của Pháp ở
khu mỏ chịu sự tác động rất mạnh mẽ… than khai thác ra không có nơi tiêu
thụ. Sản lượng than ở mỏ Mạo Khê cũng như các mỏ khác đều bị giảm sút,
than ứ đọng không tiêu thụ được, hàng nghìn công nhân bị thất nghiệp, các
mỏ và các công ty quy mô nhỏ có nguy cơ phá sản. Trước tình hình đó bọn
chủ mỏ thực dân phải giảm mức sản xuất và chi phí sản xuất, mà phần chủ
yếu là giảm lương của công nhân, sản lượng than của khu mỏ năm 1929 là
1561000 tấn đến năm 1931 chỉ còn 1072000 tấn, [19, 53].
Để cứu nguy, Công ty than gầy Bắc Kì và Công ty than Kế Bào, Công ty
than Hạ Long, Công ty than Đồng Đăng và Công ty than Phấn Mễ thỏa thuận
17
18
liên hiệp thành một Công ty mang tên Công ty than Đông Dương, nhằm tập

trung vốn, tạo thế lực tìm kiếm thị trường tiêu thụ để vượt qua cuộc tổng
khủng hoảng. Trước sự phá sản không có gì cưỡng nổi, tháng 10/1930, Công
ty than Đông Dương phải đình chỉ việc mở rộng kiến thiết, thu hẹp quy mô
sản xuất. Đến năm 1931, than ứ đọng không tiêu thụ được lên tới 80000 tấn.
Do vậy, đến năm 1932, Công ty than Đông Dương buộc phải gán toàn bộ tài
sản cố định cho ngân hàng Đông Dương, ngày 26/9/1933 Công ty này rơi vào
tay ngân hàng Đông Dương. Cũng trong năm này ngân hàng Đông Dương sáp
nhập vào Công ty Pháp mỏ than Bắc Kì (S.F.C.T), từ đó mỏ than Mạo Khê
thuộc về Công ty Pháp mỏ than Bắc kì (S.F.C.T).
Dưới sự khai thác bóc lột của thực dân Pháp, mỏ than Mạo Khê hầu như
không được đầu tư về vốn, kĩ thuật, trong khi đó quy mô khai thác chưa được
mở rộng… chỉ khi chính quyền cách mạng về tay nhân dân, mỏ than Mạo Khê
nằm dưới sự quản lí của nhà nước thì Mỏ mới có những điều kiện thuận lợi để
phát triển.
1.2. MỎ THAN MẠO KHÊ DƯỚI CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG (1946 -
1985)
1.2.1. Khôi phục, tổ chức sản xuất
Cách mạng tháng Tám thắng lợi, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, chính quyền về tay nhân dân. Tuy nhiên chỉ một thời gian ngắn
sau, với sự giúp đỡ của quân đội Anh, thực dân Pháp đã quay trở lại xâm lược
nước ta một lần nữa. Trước tình hình đó nhân dân ta chỉ còn một con đường
đứng lên tiếp tục chống Pháp; “Ngày 19/12/1946, tín hiệu bắt đầu cuộc
kháng chiến trong toàn quốc đã được phát ra” [30, 48].
Ngay khi tiếng súng kháng chiến toàn quốc đang rền vang ở Hà Nội và
trên toàn quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và
được truyền đi khắp cả nước; “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân
18
19
nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì
chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa. Không, chúng ta thà hi sinh tất

cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ” [30, 49]. Lời
kêu gọi đó là nguồn cổ vũ nhân dân ta quyết tâm chống Pháp. Hòa cùng với
khí thế toàn quốc kháng chiến công nhân mỏ than Mạo Khê cũng tích cực
chuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp như cùng nhân dân trong vùng
tích cự tiêu thổ kháng chiến, toàn bộ công sở và những cơ sở sản xuất như
đường sắt, bến cảng nhà sàng… hàng loạt cầu cống dọc đường số 18 như cầu
Đại Tân, Đạm Thủy, Đá Bạc, Phà Triều, Phà Đụn bị phá bỏ để ngăn đường
tiến quân của địch từ Hải Phòng, Hồng Gai, Hải Dương đến. Vì vậy phải mãi
tới tháng 2/1948, chúng mới chiếm được mỏ than Mạo Khê. Nhưng các hầm
lò, công sở… đã bị ta phá hủy nên thực dân Pháp không thể khai thác được.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta kết thúc bằng
thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Với thắng lợi này Miền Bắc nước
ta hoàn toàn được giải phóng, Miền Nam tạm thời nằm dưới ách thống trị của
kẻ thù. Cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn mới với hai nhiệm vụ chiến
lược; xây dựng CNXH ở Miền Bắc, và đấu tranh giải phóng Miền Nam thống
nhất đất nước. Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết giữa chính phủ ta và
Chính phủ Pháp, tháng 9/1954, Cục khai khoáng đã giao nhiệm vụ cho một số
cán bộ về khôi phục mỏ than Mạo Khê, tìm mọi cách làm ra than để góp phần
cung cấp cho nhà máy nhiệt điện Yên Phụ - Hà Nội, thắp sáng thủ đô, phục vụ
Trung ương Đảng và chính phủ từ chiến khu về [15, 18]. Do Chiến tranh kéo
dài, công nhân đi sơ tán hết, vì vậy để khôi phục lại sản xuất, yêu cầu trước
tiên mỏ than Mạo Khê phải tuyển công nhân. Ban đầu tuyển được 3 thợ có
nhiệm vụ khai phá lộ vỉa Hồ Thiên. Đến cuối năm 1954 trên điều một số cán
bộ công nhân quân giới Nam Bộ và Liên Khu V tập kết ra Bắc cùng đoàn cán
bộ, công nhân ngành dệt về, tất cả hơn 40 người, đây là lớp công nhân đầu
19
20
tiên của Mỏ. Tháng 3/1955, Mỏ tiếp nhận thêm 37 công nhân từ mỏ than Bố
Hạ, tháng 4/1955 tiếp nhận 42 công nhân là thợ mỏ Đồi Hoa Chi Lê, Quyết
Thắng, mỏ phốt phát Vĩnh Thịnh về; sau đó cấp trên cho tuyển dụng 25 công

nhân là người xung quanh Mỏ. Do được bổ sung công nhân kịp thời nên số
lượng cán bộ, công nhân của Mỏ ngày càng tăng; tháng 4/1955 tổng số cán
bộ, công nhân của Mỏ là 160 người. Năm 1958, tổng số cán bộ, công nhân
của Mỏ là 1000 người, tháng 4/1959 lên tới 2326 người (kể cả hợp đồng).
Năm 1960 tăng lên 3568 người, trong đó có 2586 công nhân trực tiếp làm lò,
1000 công nhân kiến thiết cơ bản, [19, 103].
Bắt tay vào lao động sản xuất đã nảy sinh nhiều khó khăn phức tạp,
công cụ sản xuất cầm tay thiếu, trình độ tay nghề công nhân chưa cao… tình
hình đó đòi hỏi mỏ than Mạo Khê cần nỗ lực khắc phục mọi khó khăn tìm ra
những hướng đi mới, biện pháp mới để khai thác than có hiệu qủa. Sau một
thời gian, Mỏ mua được một quạt đèn quay tay ở chợ trời Hà Nội, một máy
tiện quay tay. Cuối năm 1955 Cục khai khoáng cho một máy phát điện bằng
hơi nước La-boóc-đờ-e 25CV, mang về chủ yếu phát điện cho nhà máy cơ khí.
Đầu năm 1955, cán bộ, công nhân bắt tay vào khôi phục các lò. Để đảm
bảo kế hoạch của bộ giao cho cùng với việc bòn vét than ở những lò ngắn
như: Cốt Di (1600 tấn); Văn Lôi (2200 tấn); Mỏ đã nghiên cứu và khai thác lò
chợ dốc Sa - lê (năm 1955) tích cực mở thêm các đường lò mới Gioóc - dan
(1956), Non Đông (1957) và PhôngTen (1958). Tháng 12 năm 1955, Mỏ bắt
tay vào khôi phục tuyến đường goòng từ Gioóc - dan (56) ra Bến Cân, sau 3
tháng tuyến đường sắt đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng. Vì vậy nó đẩy
năng suất từ 2 công một thìu lên 3 công 2 thìu, chống lò từ 1m lên 3m một ca,
sàng than mức cũ 2 tấn lên mức mới 3 tấn. Đồng thời sản lượng than của Mỏ
cũng được tăng lên nhanh chóng, từ 1 vạn tấn/ năm (1955) tới năm 1960 đạt
20 vạn tấn/ năm [43, 4].
20
21
Bên cạnh khôi phục các lò cũ, từ năm 1958 - 1960, mỏ than Mạo Khê
bắt đầu xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật thực hiện cải tạo Xã hội chủ nghĩa
(XHCN). Đầu năm 1958, Mỏ được nhà nước cho lắp đặt cột máy phát điện
CT100, đến 9/1959 thêm một máy phát điện CK250 và đầu năm 1960 được

lắp thêm một máy mới CT 125. Song song với việc đầu tư máy móc, Nhà
nước cũng đã tập trung vốn cho mỏ than Mạo Khê làm nhiệm vụ kiến thiết cơ
bản; năm 1959 là 718257 đồng, năm 1960 là 2145990 đồng, trong đó đầu tư
cho các công trình phục vụ sản xuất là 1840171 đồng [15, 87]. Do được đầu
tư hiệu quả, sản lượng than năm 1958 tăng 20,72%, năm 1959 tăng 21,42%,
năm 60 tăng 15%. Đến năm 1961, Mỏ tiến hành khai thác các lò Non Đông 2;
50/3; 58/3… đào thêm các lò đá mới, chủ yếu là các lò xuyên vỉa, năm 1962
xin cấp vốn cho kiến thiết cho các khu vực Bình Minh khu 58, các khu vực 65
và Non Đông. Năm 1963, tiến hành thăm dò than khu vực Bình Minh, đào
1680m lò trong đó có 245m lò đá ở 2 vỉa A và B.
Nhìn chung trong khoảng tám năm đầu tiên bắt tay vào khôi phục sản
xuất, mỏ than Mạo Khê đã đạt được những kết quả bước đầu, các lò cũ được
khôi phục, đầu tư lắp đặt máy phát điện… tuy nhiên bên cạnh những kết quả
đó mỏ than Mạo Khê còn gặp rất nhiều khó khăn như cơ sở vật chất còn
nghèo, kĩ thuật khai thác lạc hậu, đội ngũ lao động mỏng. Những khó khăn
này còn nhân lên gấp bội khi đế quốc Mĩ gây ra cuộc chiến tranh phá hoại
đánh phá miền Bắc trong những năm sau đó. Trong cuộc chiến tranh phá hoại
được tiến hành bằng không quân và hải quân của đế quốc Mĩ đánh ra Miền
Bắc lần thứ nhất (1964 - 1968) “4 lần chúng đánh phá trực tiếp vào mỏ, Khu
Ga, Cống Trắng, khu Tự lực, Bến Cân, với hằng trăm quả bom các loại và
bắn xuống nhiều tên lửa (rốc két), đạn 20 ly” [19, 127]. Mặc dù cuộc chiến
tranh phá hoại của giặc Mĩ ngày càng ác liệt nhưng than Mạo Khê vẫn ra lò,
vẫn cung cấp đều đều cho sinh hoạt của nhân dân. Đội súng cao xạ của tự vệ
21
22
Mỏ góp phần bắn rơi máy bay Mĩ… Mỏ than Mạo Khê vẫn vững vàng vừa
chiến đấu vừa bảo vệ sản xuất [43, 4]. Tuy nhiên hoạt động sản xuất của mỏ
than Mạo Khê gặp nhiều khó khăn và sản lượng than giảm đi rõ rệt. Trước
hoàn cảnh đó tháng 8/1965, Hội Đồng chính Phủ quyết định thành lập Tổng
Công ty than Quảng Ninh, Mỏ than Mạo Khê tách khỏi Công ty than Hồng Gai

trở thành đơn vị hạch toán riêng biệt trực thuộc Tổng Công ty than Quảng Ninh;
từ đây mỏ than Mạo Khê đã có những bước tiến vượt bậc. Mỏ tích cực cải tạo
các lò đá, tập trung cơ giới hóa khâu lò đá, đồng thời giải quyết vấn đề năng
lực, trình độ đội ngũ cán bộ, công nhân.
Từ năm 1966 đến năm 1967, Mỏ đã hoàn chỉnh công nghệ khai thác lò
chợ dài ở các vỉa: X.56/1, X.56/3, B.56/3, B.56/5 và Non Đông. Thí điểm
thành công phương pháp khai thác “cột lưu than”

ở lò có vỉa dốc và đưa vào
sử dụng ở 2 lò chợ vỉa 3. Năm 1967 nghiên cứu đưa vì sắt vào chống ở lò cái
và một số lò chợ. Năm 1969 tiếp tục đưa cột sắt Ba Lan vào chống thí điểm
trong lò 58 và mở rộng ra các lò chợ khu 56, từ tháng 2/1971, Mỏ Mạo Khê
đã sử dụng cột sắt chống thí điểm trong lò chợ 58, tháng 9/1971 áp dụng vào
lò chợ 56/1. Đến năm 1968, trong tổng số 12 gương lò đá đã có 5 gương lò
được trang bị máy hơi ép, búa khoan; 2 gương lò được trang bị máy xúc đá. Từ
năm 1971, mỏ than Mạo Khê đã mạnh dạn nghiên cứu, cơ giới hóa toàn bộ
khâu khoan bắn, xúc và vận tải ở 14 gương lò đá. Vì vậy năng suất đào lò tăng
lên nhanh chóng, từ năm 1966 đến năm 1975, đào được 23000m lò đá mới,
nhiều năm đạt kỷ lục trên dưới 3000m (1970=2983m; 1971=3962m), [19, 121].
Sau ngày đất nước thống nhất, tháng 12/1976, Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IV của Đảng đã vạch rõ phương hướng phát triển của ngành than
“Triệt để phát huy các mỏ cũ, xây dựng nhiều mỏ mới, đảm bảo các khâu vận
chuyển, sàng rửa, bến cảng, cân đối với nhịp độ khai thác” [19,130].
22
23
Thực hiện kế hoạch đã đề ra, Mỏ tiếp tục mở rộng cải tạo khai thác khu
cánh Đông 58, tận dụng tài nguyên đường lò Non Đông, đóng cửa Bình Minh
1; 3; 4 vì hết tài nguyên từ mức +88 trở lên. Ngày 5/6/1978 Mỏ bắt tay vào
kiến thiết lò mới. Sau hơn 2 tháng khẩn trương hai phân xưởng mới 2a và 2b
ra đời, có sản lượng 1000 tấn/ ngày. Tới tháng 12/1979, Mỏ tiếp nhận bàn

giao khu vực lò 56 đã nhanh chóng hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất, chủ yếu
là khâu vận tải. Để tiện chỉ đạo sát sao công việc, chấm dứt các hoạt động
chồng chéo phức tạp của ngành Điện và Than thì ngày 23/1/1982, Hội đồng
Chính phủ ra quyết định số 169/CP tách Bộ Điện và Than thành hai Bộ, Bộ
Điện lực và Bộ Mỏ và Than; Mỏ than Mạo Khê trực thuộc Công ty than Uông Bí.
Sau khi tách thành hai Bộ, mỏ than Mạo Khê dưới sự quản lí của Bộ Mỏ và
Than đã có những chủ trương, việc làm tích cực trong hoạt động sản xuất. Vì
vậy từ năm 1981 đến năm 1985, hàng loạt công trình được tiếp tục xây dựng
và cải tạo như; hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất tại các phân xưởng Tự Lực I,
Tràng Khê, tự thiết kế và thi công trạm quạt Book ở phân xưởng 56, lắp đặt
hệ thống băng tải tiêu thụ than cho tàu quốc gia tại nhà sàng, xây dựng đường
“cầu vẹt” khu 56 Tràng Khê, mở rộng nhà sàng, cải tạo hộc tiêu than đuôi
băng một tại bến. Mở rộng các ga ở vỉa 3 và 7, cải tạo đường sắt ở lò mức +53
Tràng Khê, mở thêm các ga tránh xe ở các lò cái dọc các vỉa 9,9b. Nhiều công
trình kiến thiết cơ bản, sản xuất vật liệu xây dựng…phục vụ đời sống ra đời.
Bên cạnh những kết quả đạt được trong suốt quá trình khôi phục sản
xuất của mình, mỏ than Mạo Khê còn gặp phải nhiều khó khăn thử thách do
mưa gió gây sụt lở các hầm lò cũng như công cụ lao động, trình độ kĩ thuật
tay nghề của công nhân còn thấp. Từ thực tế đó mỏ than Mạo Khê có những
biện pháp tích cực phù hợp, khắc phục mọi khó khăn để duy trì hoạt động sản
xuất và phát triển.
1.2.2. Những khó khăn thử thách
23
24
Sau khi kháng chiến chống thực Pháp thắng lợi, Pháp buộc phải kí Hiệp
định Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ). Miền Bắc nước ta bước vào giai đoạn độc lập, tự
chủ và đi lên xây dựng CNXH. Việc trước mắt là khôi phục hàn gắn vết
thương chiến tranh. Với tinh thần tự lực, mỏ than Mạo Khê tiến hành khôi
phục và sản xuất than cho tổ quốc trong điều kiện còn nhiều khó khăn như
thiếu tài liệu, bản đồ cũ… nên “Cuối năm 1954 đến đầu năm 1955 còn đang

tìm hiểu tình hình các lò, chưa nắm vững được các vỉa than thường hay bị
vập vào các lò cũ. Các công trường lộ thiên chỉ còn rất ít than, chỉ có tính
cách bòn - vét, các hầm lò cũ đều đã sâu, hiện nay hầu hết đã sập đổ…” [21,
3]. Để có thể tiến hành khai thác trở lại các mỏ than trên cần phải đầu tư các
phương tiện kĩ thuật như quạt gió, bơm nước, nhưng cơ sở vật chất lúc này
quá nghèo nàn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Trong khi đó nhiều lò bị
ngập nước, lò thì bị bỏ lâu năm không chống đỡ, nhiều nóc lò bị sụt không
bảo đảm tính an toàn trong khai thác, máy móc vẫn chưa có gì, sản xuất hoàn
toàn thủ công, dụng cụ khai thác than vẫn chỉ là xẻng, cuốc chèng búa, đèn,
dụng cụ rèn nguội; do đó việc sản xuất gặp rất nhiều khó khăn.
Về tình hình công nhân: cuối năm 1954 mỏ than Mạo Khê có một đại
đội thanh niên xung phong, gồm có 158 người tới khai thác. Một số thanh
niên mới về Mỏ lao động do thiếu năng lực chuyên môn và tính chuyên
nghiệp nên phải vừa học vừa làm, vì vậy năng suất lao động thấp hơn hẳn so
với những công nhân giàu kinh nghiệm. Cuối tháng 12/1954, Mỏ có thêm 41
công nhân Miền Nam tập kết ra Bắc, hầu hết là thợ đúc, thợ dệt, thợ nguội,
không có thợ mỏ, tới ngày 14/1/1955 có thêm 24 người. Công nhân xí nghiệp
Hải Vân thuyên chuyển đến gồm thợ mộc, thợ đúc, nhưng không có thợ mỏ.
Công nhân địa phương có 25 người, trong đó có 10 my- nơ và 15 súc đội. Bên
cạnh những khó khăn tuyển dụng công nhân thì tình hình nhà cửa của Mỏ vẫn
chưa kiến thiết được gì, công nhân phải ở tạm trong nhà điện cũ. Năm 1955,
24
25
Tại công trường mới có 1 nhà kho 3 gian làm tạm để trú nắng mưa, nơi làm
việc rèn nguội còn làm ngoài trời che tạm bằng mấy tấm tôn.
Trong khai thác và vận chuyển than, mỏ than Mạo Khê cũng gặp rất
nhiều khó khăn. Vận chuyển than từ các công trường sản xuất ra bến bãi
“đường dài trung bình 3km500 có thể thực hiện bằng 2 phương tiện vận tải
bằng ô tô, đường goòng” [21, 4]. Đường ô tô đã lâu ngày không sử dụng đến,
mưa sụt nhiều quãng, cây cỏ mọc cao muốn sử dụng phải sửa chữa hết.

Đường goòng địch phá để lấy nguyên liệu xây đồn bốt, còn lại 2500m ở xa
các công trường sản xuất hiện không sử dụng được. Các xe goòng thì nhân
dân đã phá hoại hoặc phân tán về nhà dùng gần hết. Còn lại ở xí nghiệp một
số rất ít hầu hết là hư hỏng, sửa chữa mất nhiều công và nguyên liệu.
Trong quá trình khôi phục và tiếp tục sản xuất than, mỏ than Mạo Khê
nhiều lần là mục tiêu bắn phá của giặc Mĩ, gây thiệt hại về người và của. Làm
đảo lộn cuộc sống lao động sản xuất của cán bộ, công nhân. Các nhà xưởng,
nhà ăn phải tách nhỏ ra để hạn chế thiệt hại do máy bay Mĩ bắn phá, 4 nhà ăn
lớn phải tách ra làm 13 bếp ăn nhỏ. Bên cạnh những khó khăn do giặc Mĩ gây
ra thì mỏ than Mạo Khê cũng vấp phải nhiều khó khăn khác như thiên tai lũ
lụt nhiều, tài nguyên cạn kiệt, nguyên vật liệu (nhất là gỗ chống lò) thiếu. Kế
hoạch trên giao cho quá cao so với thực tế sản xuất của Mỏ, bởi vậy mà các
năm 1976, 1977, 1978, 1979, 1985 Mỏ không hoàn thành kế hoạch. Từ năm
1985, tài nguyên khai thác của Mỏ từ mức +30 trở lên lộ vỉa ngày càng cạn
kiệt. Những vỉa than tốt, gần và dễ khai thác đã hết, chỉ còn lại vỉa dốc, vỉa
than kém phẩm chất, hoặc các khoảnh than của các vỉa năm trước đây do khó
khăn không khai thác được phải bỏ lại.
Tuy vậy, với sự lỗ lực của cán bộ, công nhân mỏ than Mạo Khê đã từng
bước cải tiến quản lí, công tác tổ chức và cán bộ, khắc phục khó khăn, tìm tòi
sáng tạo, thận trọng trong mọi bước đi, cách làm, duy trì sản xuất…từng bước
làm thay đổi bộ mặt của Mỏ.
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×