Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

nghiên cứu thiết kế chế tạo máy thử tính kháng thấm nước của vải dưới áp suất thuỷ tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 42 trang )

TRSI

1

BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2010

1/ Cơ quan chủ trì:
Phân Viện Dệt-May Tại Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ : 345/128A Trần Hưng Đạo, Quận 1, Tp. HCM

2/ Tên đề tài:
“Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy thử ma sát dây giày ”
Thực hiện theo hợp đồng KHCN số 097.10RD/HD-KHCN ký ngày 25 tháng 02 năm
2010 giữa Bộ cơng thương và Phân Viện Dệt May tại TP.Hồ Chí Minh.

3/ Chủ nhiệm đề tài:

KS. Nguyễn Văn Chất

4/ Cán bộ phối hợp nghiên cứu đề tài:
Lê Đại Hưng

Kỹ sư điện –điện tử

Nguyễn Thanh Tuyến

Kỹ sư cơ khí dệt

Lương Cơng Kiều


ThS Dệt

Trịnh Thành Trung

Kỹ sư cơ khí chế tạo máy

5/ TP. Hồ Chí Minh – Tháng 12 năm 2010

MÁY THỬ MA SÁT DÂY GIẦY - 10


TRSI

2

LỜI NĨI ĐẦU
Giày có thể được phân ra 2 loại cơ bản, đó là loại giày có dây thắt và loại giày
khơng có dây thắt. Loại giày có dây thắt chủ yếu dùng trong lĩnh vực thể thao
và thời trang, loại giày khơng có dây thắt chủ yếu được sử dụng trong cơng sở
và thời trang, ít vận động hoặc vận động nhẹ nhàng. Đối với loại giày có dây
thắt thì việc sử dụng như thế nào đã được các nhà khoa học trên thế giới nghiên
cứu rất kỹ về cách cột và thắt dây giày để ít bị ảnh hưởng tới các mắt cá chân,
cổ chân và di chuyển nhẹ nhàng thoải mái nhưng vẫn đảm bảo tính thời trang
của nó. Người ta đã tính tốn ra rằng, có khoảng 400 triệu cách khác nhau để
xâu được một sợi dây qua hai hàng lỗ (giả thiết mỗi hàng có 7 lỗ). Tuy nhiên,
qua hàng trăm năm thử và rút kinh nghiệm, con người đã rút ra cách thắt dây
giày chặt nhất, đó là vắt chéo và xỏ ngang. Tuy nhiên mỗi cách xâu dây giày sẽ
làm ảnh hưởng đến chất lượng của dây giày do giữa các nút tiếp xúc sẽ bị ma
sát với nhau khi vận động và làm cho dây giày bị hao mài mòn đi.
Khả năng chống mài mòn của dây giày ( Shoe Lace Abrasion ) phụ thuộc vào

nhiều yếu tố như là loại thuốc nhuộm, thành phần nguyên liệu dệt ra vải bọc,
cách xâu dây giày v.v...
Nguyên nhân gây ra mài mòn dây giày là gì ? Đó chính là sự ma sát tạo ra giữa
dây giày với dây giày và dây giày với các lỗ xâu dây, sự kiểm tra, thử nghiệm
về chỉ tiêu này là rất quan trọng.
Để kịp thời dự báo về chất lượng của dây giày cũng như sự mài mòn của dây
giày, nhà sản xuất cần được trang bị thiết bị thử khả năng chống mài mòn dây
giày. Hiện nay, ở Việt Nam thiết bị thử khả năng chống mài mòn dây giày được
nhập từ các nước trên thế giới với giá thành cao. Để phục vụ và đáp ứng nhu
cầu này, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu chế tạo máy thử nghiệm độ mài
mòn dây giày.

MÁY THỬ MA SÁT DÂY GIẦY - 10


TRSI

3

MỤC LỤC

TÓM TẮT NHIỆM VỤ…………….……………………………………………………………….…………………..……..5
Mục tiêu đề tài…………………………………………………………………...……………………………………..……5
Nội dung đề tài…………………………………………………………..…………………………………………...………5
Phương pháp nghiên cứu……………………………………………..……………….……………...………………6
MỞ ĐẦU…………………………………………..………………………………………………..…….….……………...………………7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.………………………………..………….……………………………7
I. Tìm hiểu một số loại giày cơ bản và Ảnh hưởng của giày dép đối với con
người ………………………………………………………………………………………………………………...…………………………7
1. Tìm hiểu một số loại giày cơ bản …………………………………………………………………..……7

2. Ảnh hưởng của giày dép đối với con người ……………………………….……………….……9
II. Dây giày và tầm quan trọng của dây giày…………………………………………………………….….9
1. Dây giày…………….…………………………………………………….………………………….………………………9
2. Tầm quan trọng của dây giày …………….……………………………………………………,,…………11
III. Lỗ xâu dây và các dạng xâu dây giày……………………..…………………….……………..…………12
1. Lỗ xâu…………….………………..……………………………………….………………………………………..………12
2. Các dạng xâu …………….………………………………..……………………………………...……………………12
IV. Các chỉ tiêu thử nghiệm về dây giày ……………………………………………………….……….……13
1. Thử độ chống trơn trượt của dây giày ………………………………………………….…………..13
2. Thử nghiệm kéo lỗ xỏ dây giày …………………………….……………………………...……………14
3. Thử độ mài mòn dây giày…………………………….…………………………….…………………………14
V. Tìm hiểu về Tiêu chuẩn và phương pháp thử ISO 22774.………………………………...17

MÁY THỬ MA SÁT DÂY GIẦY - 10


TRSI

4

CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM……………………………………………………………………..…………………23
I. Các dạng thiết bị thử ma sát dây giày …………………………………………………………….……….23
II. Lựa chọn dạng máy thiết kế…………………………………………………..……………….……………………24
III. Triển khai thiết kế……………………………………………………………………………………….………..….……26
1. Thiết kế hệ thống cơ khí ……………………………………………………………………….…...…………26
2. Thiết kế hệ thống điều khiển ………….……………………………………………….………..…………27
IV. Lắp ráp kiểm tra hiệu chỉnh thiết bị ……………………………………………….….…………………30
1. Lắp ráp hướng dẫn sử dụng thiết bị…………………………………………….…………..…………30
2. Kiểm tra hiệu chỉnh thiết bị ………….…………………………………………..…………………..….…31
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN …………………………….....……………..………….………36

1. So sánh với thiết bị ngoại ……………………………………………………………………………………36
2. Thử nghiệm mẫu so sánh ……………………………………………………………..………...……..……37
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………………………….…………………….………41
PHỤ LỤC………………….………………………………………………………………………………………..……….………...…42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………….………………………………….….……….……….43

MÁY THỬ MA SÁT DÂY GIẦY - 10


TRSI

5

TÓM TẮT NHIỆM VỤ
Mục tiêu :
1. Nghiên cứu thiết kế chế tạo Máy thử ma sát dây giày, phù hợp với :
ISO 22774 – 2004
+ Gồm 6 vị trí thử mẫu.
+ Tạo sức căng bằng quả tạ.
+ Kiểm soát chu kỳ mài.
+ Tốc độ mài chà 60 chu kỳ/ phút.
+ Cho phép lưu và đặt chu kỳ mài chà.
+ Điện áp sử dụng 220 V – 50/60Hz.
2. Đáp ứng nhu cầu thử nghiệm chỉ tiêu mới về thử nghiệm độ chống
mài mòn của dây giày cho Trung tâm giám định dệt may.
3. Trang bị cho Trung tâm giám định dệt may - Phân viện dệt may. Mở
ra chỉ tiêu thử nghiệm về lĩnh vực da giày.
4. Thích hợp cho các phòng thử nghiệm vật liệu dệt may và phòng thử
nghiệm da giày.


Nội dung đề tài:
1. Nghiên cứu lý thuyết.
 Tìm hiểu một số loại giầy cơ bản.
 Dây giày và tầm quan trọng của dây giày.
 Lỗ xâu dây giầy và các dạng xâu dây.
 Các chỉ tiêu thử nghiệm về dây giày.
 Tiêu chuẩn và phương pháp thử ma sát dây giày.

MÁY THỬ MA SÁT DÂY GIẦY - 10


TRSI

6

2. Các bước triển khai và thực hiện.
 Tìm hiểu các dạng máy thử ma sát dây giày hiện có.
 Lựa chọn máy dạng thiết kế.
 Thiết kế máy thử ma sát dây giày.
 Lắp ráp, kiểm tra hiệu chuẩn thiết bị.

3. Chạy thử và đánh giá thiết bị
 Đánh giá so sánh thiết bị.
 Chạy thử mẫu đối chứng.
 Nhận xét và đánh giá.

Phương pháp nghiên cứu:
1. Tiếp cận thông tin trên mạng, các tài liệu từ các hãng cung cấp thiết bị và
những tiêu chuẩn cần thiết về thiết bị thử ma sát dây giày.
2. Lựa chọn nguyên lý hoạt động và thông số kỹ thuật cần thiết cho việc thiết

kế máy thử ma sát dây giày.
3. Tiến hành thiết kế dựa trên các thông số đã được lựa chọn.

MÁY THỬ MA SÁT DÂY GIẦY - 10


TRSI

7

MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 . TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I. Tìm hiểu một số loại giày cơ bản và ảnh hưởng giày dép đối với con người.
1. Một số loại giày cơ bản.
1.1. Giày cao gót: phù hợp bàn chân có ngón chân dài và khơng thích hợp với cử
động mạnh (chạy, nhảy).

Hình 1 : Giày cao gót
1.2. Giày Ba-lê: phù hợp với người có lịng bàn chân chắc và bàn chân mềm dẻo.

Hình 2 : Giày Ba-lê

1.3. Giày cao gót có thêm quai ngang nên giữ chắc bàn chân và giảm ma sát vùng
sau, giúp đi lại dễ dàng, cho phép di chuyển mạnh và nhanh hơn.

Hình 3 : Giày cao gót có quai
MÁY THỬ MA SÁT DÂY GIẦY - 10


TRSI


8

1.4. Giày mọi: dễ mang, nhanh và không cần cúi xuống hay cột dây.

Hình 4 : Giày mọi
1.5. Giày đế thấp thông thường: phù hợp với hầu hết các loại bàn chân.

Hình 5 : Giày đế thấp
1.6. Giày cao cổ: cổ giày vượt qua mắt cá chân, gót thấp, có tác dụng giữ
chắc cổ chân và bảo vệ da, tiện cho người mang chi giả.

Hình 6 : Giày cao cổ
1.7. Giày thể thao: bền chắc nhưng mềm mại và co giãn tốt, ôm sát bàn chân, đặc
biệt là cổ chân, có thể giảm xóc khi vận động mạnh. Thích hợp với hầu hết các
hoạt động.

Hình 7 : Giày thể thao

MÁY THỬ MA SÁT DÂY GIẦY - 10


TRSI

9

2. Ảnh hưởng của giày dép đối với con người.
Giày dép là phần trang phục bao bọc và bảo vệ bàn chân. Không như da trên thân,
bàn chân cần được bảo vệ đặc biệt trước những tác nhân bên ngoài như nhiệt độ,
nắng, gió, mặt đất gồ ghề, đá sỏi, gai góc v.v… Cùng với sự phát triển kinh tế xã

hội, nhu cầu về thẩm mỹ trong trang phục ngày càng được quan tâm, tính thời
trang trong trang phục nói chung và giày dép nói riêng hiện đang được đặt nặng
đến mức người ta quên đi chức năng ban đầu của nó. Nhiều nhà tạo mẫu đơi khi
xem nhẹ hay bỏ quên một số quy tắc bắt buộc và đặc điểm sinh lý của bàn chân
con người, làm cho giày dép không những mất đi chức năng bảo vệ mà thậm chí
cịn trở thành tác nhân gây hại cho người sử dụng.

II/ Dây giày và tầm quan trọng của dây giày.
1. Dây giày.
Các dây giày được cung cấp cùng với đơi giày có thể nhìn rất đẹp và thực sự bổ
sung cho giày, nhưng dây giày thường có nhiều thiếu sót. Vấn đề lớn nhất hiện nay
là loại dây giày làm từ sợi tổng hợp, trơn trượt hơn nhiều so với dây giày làm từ
bông. Một vấn đề thông thường là giày thường được cung cấp với dây quá dài.
Phần dư thừa này cần phải được giấu bên trong hoặc thắt hai nút để làm giảm chiều
dài của dây. Chiều dài dây giày đúng là khó để tính tốn. Nó dựa chủ yếu vào các
kích thước của giày, số lượng các lỗ xâu (eyelets) và phương pháp xâu được sử
dụng. Dây với một cấu hình trịn thường ít cảm thấy thoải mái hơn so với những
dây có một cấu hình phẳng vì chúng tạo thành "gờ" và bị xiết vào bàn chân. Đối
với dây phẳng thường mềm mại hơn, thắt chặt hơn và đáng tin cậy hơn.
Dây giày truyền thống được làm bằng da, bông vải, đay, gai, hoặc vật liệu khác .
Dây giày hiện đại thường kết hợp nhiều sợi tổng hợp, thường là trơn trượt hơn so
với làm từ sợi truyền thống. Mặt khác, dây giày từ sợi tổng hợp thường ít bị ma sát,
và ít bị mục nát do ảnh hưởng của độ ẩm.
Các dây giày có thể bọc các đầu khác nhau: đồng, nhựa, tại mỗi đầu của dây giày,
các đầu này giữ cho dây bện không bị tở xoắn và dễ dàng xâu qua lỗ xâu (eyelets).
MÁY THỬ MA SÁT DÂY GIẦY - 10


TRSI


10

Dây giầy thường dệt kiểu jacquard hoặc từ các sợi đã nhuộm, có các dạng dây
Dây trịn ( round shape )
Dây dẹt ( flat shape )
Dây ovan ( Oval shape )
1.1 Dây giày dệt từ sợi 100% polyester.
 Độ bền, độ trơn trượt cao.
 Loại dây dẹt có kích thước rộng 8 mm.
 Loại dây trịn có đường kính từ 4 mm đến 6 mm.

Hình 8 : Các loại dây giày 100% polyester
1.2 Dây giày dệt từ sợi Nylon.
 Loại dây này có độ bền kém, chủ yếu dùng trong thời trang.
 Chủ yếu là dây trịn có đường kính 2,0 mm đế 6,0 mm.

Hình 9 : Các loại dây giày Nylon
MÁY THỬ MA SÁT DÂY GIẦY - 10


TRSI

11

1.3 Dây giày dệt từ sợi cotton.
 Có độ bền khơng cao và khơng bị trơn trượt.
 Dây dẹt, có kích thước rộng 8 mm.
 Dây trịn, có đường kính từ 4,0 mm đến 6,0 mm.

Hình 10 : Các loại dây giày Cotton Fabric


1.4 Ngồi ra dây giày cịn có thể được làm bằng vật liệu khác, như da, sợi tổng
hợp… Đối với các loại dây này độ bền không cao, trơn trượt. chủ yếu được sử
dụng trong thời trang.
2. Tầm quan trọng của dây giày.
Mọi người thường đánh giá thấp tầm quan trọng của dây giày trong giày dép.
Trong thực tế, với nhiều sự lựa chọn các loại giày, có thể có loại giày khơng có
dây giày. Tuy nhiên, nếu muốn có đơi giày tốt cho chạy, đi bộ, đi bộ đường dài,
hoặc trong thực tế, kể cả về mặt thời trang, đại đa số giày đi kèm với dây
giày.Về lý thuyết, dây giày là một loại đơn giản, thanh lịch, chỉ cần thắt chặt và
cột một nút . Trong thực tế, có rất nhiều lĩnh vực cần phải sử dụng loại giày có
dây giày, đặc biệt là cho những người hoạt động trong lĩnh vực thể thao.
Dây giày là một yếu tố rất quan trọng, trong quá trình vận động khi thi đấu hay
leo núi dây bị tuột ra có thể gây chấn thương cho một vận động viên, nghiêm
trọng hơn có thể gây tử vong đối với vận động viên leo núi!
MÁY THỬ MA SÁT DÂY GIẦY - 10


TRSI

12

III. Lỗ xâu và các dạng xâu dây:
1. Lỗ xâu.
Lỗ xâu có rất nhiều hình dáng khác nhau. Lỗ xâu có thể được làm từ các vật liệu
khác nhau như : Đồng thau, nhơm, sứ, nhựa v.v…

Hình 11 : Các loại mắt xâu dây giày

2. Các kiểu xâu dây giày.

Trên thế giới người ta đã tính tốn ra rằng, có khoảng 400 triệu cách khác nhau để
xâu được một sợi dây qua hai hàng lỗ (giả thiết mỗi hàng có 7 lỗ) trên một chiếc
giày.

Hình 12: Các kiểu xâu dây giày

MÁY THỬ MA SÁT DÂY GIẦY - 10


TRSI

13

Tuy nhiên, "qua hàng trăm năm thử và rút kinh nghiệm, con người đã rút ra cách
thắt dây giày chặt nhất, đó là vắt chéo và xỏ ngang".

Hình 13 : Hai kiểu xâu dây giày thường sử dụng
Theo cách đầu tiên, dây được lồng theo đường chéo, từ lỗ xâu ở hàng bên nọ sang
lỗ xâu ở hàng bên kia. Còn theo kiểu xỏ ngang, người ta xuyên một đầu dây qua lỗ
dưới cùng của một hàng, kéo xiên lên lỗ trên cùng của hàng kia, và từ đó, dây được
vắt ngang sang hàng còn lại. Cả hai cách này đều giúp tạo ra lực căng ngang tối đa
trên cả hai hàng giày, khi người buộc cầm hai đầu dây kéo mạnh.
Tuy nhiên, hiệu quả nhất về phương diện sử dụng dây phải kể đến kiểu “thắt nơ
bướm", thường chỉ xuất hiện trong các shop trưng bày. Theo đó, dây được xỏ qua
tất cả các lỗ, với chiều dài ngắn nhất.
Nhưng trong thực tế, sự khác biệt về hiệu quả sử dụng dây giày và độ chắc chắn
giữa các phương pháp buộc dây khác nhau chỉ là rất nhỏ. Và đối với nhiều người,
phép buộc chéo được chọn nhiều nhất chỉ là vì nó tiện lợi, dễ dàng nhất, và đảm
bảo rằng sẽ không bị thừa ra một lỗ .


IV. Các chỉ tiêu thử nghiệm về dây giây
1. Thử độ chống trơn trượt của dây giày – Slip Resistance of laces.
Phương pháp này xác định lực cần để có thể mở 1 nút thắt.
Trong thực tế chỉ tiêu này ít được thử nghiệm.
Yêu cầu thiết bị thử là máy thử kéo đứt
MÁY THỬ MA SÁT DÂY GIẦY - 10


TRSI

14

Hình 14 : Phương pháp thử độ trơn trượt của dây giày

2. Thử nghiệm kéo lỗ xỏ dây giày – Eyelet pull test.
Phương pháp này mô phỏng cách chịu lực của lỗ xâu dây giày.
Trong thực tế chỉ tiêu này ít được thử nghiệm.
Yêu cầu thiết bị thử là máy thử kéo đứt
3. Thử độ mài mòn dây giày ( Shoe Laces Abrasion).
Phương pháp này xác định độ chống mài mòn của dây giày.
3.1 Mài mòn của dây giày với chất liệu khác do khách hàng yêu cầu.

Hình 15 : Phương pháp thử độ mài mòn của dây giày với vật liệu khác
MÁY THỬ MA SÁT DÂY GIẦY - 10


TRSI

15


3.2 Mài mòn của dây giày với dây giày.
 Phương pháp mài ma sát này được xác định cho đến khi phát hiện dây giây bị
đứt lớp “ xơ “ bên ngồi và kết qủa được tính trung bình của 6 mẫu thử.
 Yêu cầu thiết bị.
+ Tốc độ di chuyển 60 chu kỳ/phút.
+ Hành trình di chuyển 35 mm.
+ Lực tạo căng dây 2,45 N
+ Góc mài ma sát 52,5o

3

F

S

4

5

1

2

Hình 16 : Phương pháp mài ma sát giữa dây giày với dây giày

01 : Dây giày .
02 : Dây giày.
03 : Kẹp tạo góc 52.5 o .
04 : Ngàm kẹp cố định.
05 : Ngàm kẹp di động

S : Hành trình di chuyển 35 mm.
T : Lực căng 2,45 N
3.3 Mài mòn của dây giày với mắt cắt ra ở giày.
3.3.1 Phương pháp mài vng góc.
MÁY THỬ MA SÁT DÂY GIẦY - 10


TRSI

16

 Phương pháp này do Hiệp hội thương mại nghiên cứu về giày ( SATRA ) Satra Shoe and Allied Trade Research Association của nước Anh yêu cầu :
 Dây được mài ma sát với mắt cắt ra ở giày cho đến khi dây giây bị đứt hẳn và
kết qủa được tính trung bình của 6 mẫu thử.
 u cầu thiết bị.
+ Tốc độ di chuyển 100 chu kỳ/phút.
+ Hành trình di chuyển 76 mm.
+ Lực tạo căng dây 4,46 N
+ Góc mài ma sát 90 o
3
S
90 o
4

1

2
F

Hình17 : Phương pháp mài ma sát giữa dây giày với lỗ xâu


1: Dây giày.
2 : Thanh gắn lỗ xâu dây giày.
3 : Lỗ xâu dây giày.
4 : Ngàm kẹp di động.
F : Lực tạo sức căng ( N ).
S : Hành trình di chuyển ( mm )

MÁY THỬ MA SÁT DÂY GIẦY - 10


TRSI

17

3.3.2 Phương pháp mài trên mặt phẳng

3

F

S
4
1

5

2

Hình 18 : Phương pháp mài ma sát giữa dây giày với mắt xâu


01 : Thanh gắn mắt xâu .
02 : Dây giày.
03 : Mắt xâu.
04 : Ngàm kẹp cố định.
05 : Ngàm kẹp di động
S : Hành trình di chuyển 35 mm.
T : Lực căng 2,45 N
3.4 Mài mòn của dây giày với mắt chuẩn.
Phương pháp mài này cũng giống như phương pháp mài ma sát giữa dây giày và
mắt xâu, chỉ thay mắt xâu bằng mắt chuẩn - Standard Eyelets. Đây là phương dùng
làm trọng tài, phương pháp này cũng ít được thực hiện.

V. Tìm hiểu về Tiêu chuẩn và phương pháp thử ISO 22774 :
1 Phạm vi sử dụng :
Tiêu chuẩn này qui định 3 phương pháp xác định khả năng chống mài mòn của
dây giày khi mài đi mài lại.
2 Thuật ngữ và định nghĩa.
MÁY THỬ MA SÁT DÂY GIẦY - 10


TRSI

18

. Chống mài mòn của dây giày.
Khả năng chống lại sự mài qua mài lại của dây giày với một dây giày tương tự
hoặc một mắt giày.
. Số chu kỳ mài hỏng mẫu.
Trung bình cộng số chu kỳ mài phá hỏng của mẫu gửi thử và mẫu thử.

. Loại phá hỏng mẫu.
Thể hiện phá hỏng dây ngắn hay dây dài, cùng với sự mô tả tương ứng khi phá hủy
lớp vỏ ngoài và lõi bên trong mỗi dây.
3 Nguyên tắc :
 Method 1 : Sự ma sát giữa dây giày và dây giày.

52.550

T
s

01

02

03

04

Hình19 : Phương pháp mài ma sát giữa dây giày với dây giày-ISO

01 : Ngàm kẹp di động.
02 : Dây giày.
03 : Dây giày.
04 : Ngàm kẹp cố định.
S : Hành trình di chuyển 35 mm.
T : Lực căng 2,45 N
MÁY THỬ MA SÁT DÂY GIẦY - 10



TRSI

19

 Method 2 : Sự ma sát giữa dây giày và mắt chuẩn.
05
T
s

01

02

03

04

Hình 20 : Phương pháp mài ma sát giữa dây giày với lỗ xâu

01 : Ngàm kẹp di động.
02 : Tấm kim loại.
03 : Dây giày.
04 : Ngàm kẹp cố định.
05 : Lỗ xâu dây hoặc mắt chuẩn
S : Hành trình di chuyển 35 mm.
T : Lực căng 2,45 N
 Method 3 : Sự ma sát giữa dây giày và mắt cắt ra ở giày.

4.Thiết bị gồm :
. Kẹp di động cứng vững.

. Một kẹp cố định, Kẹp di động di chuyển theo phương nằm ngang,
khỏang cách hai miệng kẹp ở vị trí thấp nhất là 280  50mm.
. Một vòng đệm cứng bề rộng 255mm ( Phương pháp thử 1) :
MÁY THỬ MA SÁT DÂY GIẦY - 10


TRSI

20

. Standard Eyelets ( Phương pháp thử 2) :
+ Cấu trúc : lọai rõ ràng
+ Vật liệu : Đồng thau
+ Đường kính bên trong : 4,5 mm
+Chiều dài tổng thể 5,5 mm

Hình 21 : Mắt chuẩn

.Vật mang Mắt thử ( Phương pháp thử 2,3) :
+ Bảng phíp : l lọai vật liệu cứng với chiếu dầy 3  0,5 mm
+ Eyelet thì được gắn chặt trong lỗ khoan 5 0,2 mm
5. Điều kiện thử:
Mẫu dây giày và lỗ xâu phải để trong môi trường chuẩn với nhiệt độ 20 ± 2o C và
độ ẩm 65±4 %rh trong vòng 48 giờ trước khi đem ra thử mẫu.
6. Thử mẫu.
6.1. Phương pháp 1 : Thử 6 mẫu..
Chuẩn bị mẫu :
* Cắt 6 mẫu thư với chiều dài nhỏ nhất 2 x ( D -160), với D = 280 50 mm ( gọi là
dây l1)


MÁY THỬ MA SÁT DÂY GIẦY - 10


TRSI

21

* Cắt 6 mẫu thử với chiều dài 500  10 mm ( Có khi thử ở chiều dài 100 mm)( gọi
là dây l2)
Thử mẫu :
- Cả hai đầu dây của dây l1 được kẹp chặt trong ngàm kẹp di động giống như 1 cái
móc.
- Một đầu của sợi dây giày l2 được kẹp chặt trong ngàm kẹp cố định, Đầu còn lại
của sợi dây giày l2 được luồn qua sợi dây l1 và tạo 1 lực ổn định 2,45 N  0,03 N
( 250 3g) ở đầu sợi dây giày còn lại .
- Một vòng đệm được gắn chặt trên sợi dây giày l1 và tạo ra một góc 52,550.
- Reset Counter (s) bắt đầu chạy máy.
- Dừng thử mẫu khi một trong hai sợi dây giầy bị rách hoặc đứt .
- Mỗi mẫu dây giày thử đều ghi lại số chu kỳ phá hỏng và lọai chu kỳ phá hỏng.
- Thử tiếp tục 5 mẫu còn lại.
6.2 Method 2 : Thử 6 mẫu
Chuẩn bị mẫu :
* Cắt 6 mẫu thử với chiều dài 300 10 mm
Thử mẫu :
- Gắn chặt 1 mắt thử ( Mắt chuẩn ) từ đầu cuối của 1 mảnh kim lọai.
- Đầu kia của mảnh kim lọai được gắn vô ngàm kẹp di động, khỏang cách từ ngàm
kẹp di động đến vật mang Mắt thử khỏang chừng D-60 mm.( D= 280 50 mm ).
- Thực hiện các bước tiếp theo giống như ở phương pháp 1.

MÁY THỬ MA SÁT DÂY GIẦY - 10



TRSI

22

- Mỗi mẫu dây giày thử đều ghi lại số chu kỳ phá hỏng , lọai chu kỳ phá hỏng và
bất kỳ sự phá hỏng nào của Mắt thử.
6.3 Method 3 : Thử 6 mẫu
Chuẩn bị mẫu :
* Cắt 6 mẫu thử với chiều dài 300 10 mm
Thử mẫu :
- Gắn chặt 1 mắt thử ( Mắt thử được cắt ra từ giày ), từ đầu cuối của mảnh kim
lọai.
- Thực hiện tiếp các bước giống như phương pháp 2.
-Mỗi mẫu dây giày thử đều ghi lại số chu kỳ phá hỏng , lọai chu kỳ phá hỏng và
bất kỳ sự phá hỏng nào của Mắt thử.
7. Tính tốn kết quả.
Số chu kỳ mài phá hủy của mẫu thử là bình quân của 6 mẫu thử.
8. Báo cáo kết quả
+ Tên tiêu chuẩn thử nghiệm.
+ Phương pháp thử ( ma sát giữa dây giày với dây giày hoặc giữa dây giày với mắt
chuẩn hoặc giữa dây giày với mắt cắt ra ở giày).
+Mô tả đầy đủ.
+Số chu kỳ mài chà bị phá hủy.
+Phạm vi chu kỳ mài chà phá hủy.
+Loại phá hủy.
+Một vài thông tin từ phương pháp thử.
+ Ngày thử mẫu.


MÁY THỬ MA SÁT DÂY GIẦY - 10


TRSI

23

CHƯƠNG 2 . THỰC NGHIỆM
I. Các dạng thiết bị thử nghiệm mài mòn dây giày.
1. Thiết bị thử nghiệm mài mòn dây giày do Đài loan sản xuất.
 Gồm 4 vị trí thử mẫu.
 Tạo sức căng bằng qủa tạ 250 g.
 Đếm chu kỳ tổng.
 Tốc độ mài ma sát 60 chu kỳ/phút.
 Hành trình di chuyển 35 mm
 Điện áp sử dụng 220 V 50/60 Hz
 Tiêu chuẩn thử nghiệm của Adidas.

Hình 22 : Máy thử mài mịn dây giày do Taiwan sản xuất

2. Thiết bị thử nghiệm mài mòn dây giày do châu âu sản xuất.
 Gồm 6 vị trí thử mẫu.
 Tạo sức căng bằng qủa tạ 250 g.
 Tốc độ mài ma sát 60 chu kỳ/phút.
 Hành trình di chuyển 35 mm
 Kiểm sốt chu kỳ tổng.
MÁY THỬ MA SÁT DÂY GIẦY - 10


TRSI


24

 Điện áp sử dụng 220 V 50/60 Hz
 Tiêu chuẩn thử nghiệm ISO 22774-2004

Hình 23 : Máy thử nghiệm mài mòn dây giày do England sản xuất

II. Lựa chọn dạng máy thiết kế.
Qua tìm hiểu và phân tích ở trên, nhóm nghiên cứu nhận thấy:
1. Máy do Taiwan sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn của Adidas do chỉ có 4 vị trí
thử, trong khi đó Tiêu chuẩn ISO 22774-2004 yêu cầu là 6 mẫu thử.
2. Máy do châu âu sản xuất đáp ứng được tiêu chuẩn ISO 22774-2004 và phương
pháp thử nghiệm mài mòn dây giày.
3. Căn cứ theo yêu cầu của tiêu chuẩn và phương pháp thử ISO 22774-2004. Máy
đề tài nghiên cứu phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
 Gồm 6 vị trí đặt mẫu.
 Kiểm soát tốc độ mài chà 60 rpm.
 Lưu trữ dữ liệu và đếm số chu kỳ mài chà.
 Tạo sức căng bằng bộ qủa tạ 250 g.
 Phù hợp với tiêu chuẩn và phương pháp thử ISO 22774-2004.
 Điện áp sử dụng 220 V – 50/60Hz
 Nguyên lý và kích thước hình học :

MÁY THỬ MA SÁT DÂY GIẦY - 10


TRSI

25


2

3
52.550

1

25±5

X

35±5

35 2

F

D – 160 mm

4
D = 280 ±50 mm

5
7

6

Y
35±5


35±2

F

D – 60 mm

4
Hình 24 : Nguyên lý mài ma sát và yêu cầu kích thước.

X : Phương pháp mài ma sát giữa dây giầy với dây giầy.
Y : Phương pháp mài ma sát giữa dây giầy với mắt xâu dây và mắt chuẩn.
F : Lực căng dây 2,45 N ± 0,03 N
1: Dây giầy
2: Tấm tạo góc mài
3: Con lăn
4: Ngàm kẹp cố định
5: Ngàm kẹp di động
6: Thanh gắn mắt xâu dây.
7: Mắt xâu hoặc mắt chuẩn.
MÁY THỬ MA SÁT DÂY GIẦY - 10


×