Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

nghiên cứu thiết kế hệ thống cơ giới hoá liên hoàn việc nhập và xuất nguyên liệu dạng hạt ở kho dự trữ phẳng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 96 trang )



BỘ CÔNG THƢƠNG
TỔNG CÔNG TY MÁY ĐỘNG LỰC VÀ MÁY NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VIỆN NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ CHẾ TẠO MÁY NÔNG NGHIỆP






BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 2011


Đề tài:

“NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ GIỚI HOÁ
LIÊN HOÀN VIỆC NHẬP VÀ XUẤT NGUYÊN LIỆU DẠNG HẠT
Ở KHO DỰ TRỮ PHẲNG’’

Mã số: 123.11RD/HĐ-KHCN



Cơ quan chủ quản: Bộ Công Thƣơng
Đơn vị chủ trì: Viện nghiên cứu thiết kế
chế tạo máy Nông nghiệp
Chủ nhiệm đề tài: TS. NGUYỄN ĐÌNH TÙNG













Hà Nội, 5/2011
Viện nghiên cứu thiết kế chế tạo máy Nông nghiệp – RIAM


Đề tài A-2011 - Nghiên cứu, thiết kế hệ thống cơ giới hóa liên hoàn việc nhập và xuất
nguyên liệu dạng hạt ở kho dự trữ phẳng

2

BỘ CÔNG THƢƠNG
TỔNG CÔNG TY MÁY ĐỘNG LỰC VÀ MÁY NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VIỆN NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ CHẾ TẠO MÁY NÔNG NGHIỆP





BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 2011



Đề tài:

“NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ GIỚI HOÁ
LIÊN HOÀN VIỆC NHẬP VÀ XUẤT NGUYÊN LIỆU DẠNG HẠT
Ở KHO DỰ TRỮ PHẲNG’’

Mã số: 123.11RD/HĐ-KHCN






Đơn vị chủ trì
Viện NCTKCT máy NN







Chủ nhiệm đề tài







TS. Nguyễn Đình Tùng







Hà Nội, 12/2011
Viện nghiên cứu thiết kế chế tạo máy Nông nghiệp – RIAM


Đề tài A-2011 - Nghiên cứu, thiết kế hệ thống cơ giới hóa liên hoàn việc nhập và xuất
nguyên liệu dạng hạt ở kho dự trữ phẳng

3

DANH SÁCH NHỮNG NGƢỜI THỰC HIỆN


TT
Họ và tên
Học hàm, học vị,
chuyên môn
Chức vụ
Cơ quan
1
Nguyễn Đình Tùng
Tiến sĩ kỹ thuật
Viện trƣởng

Viện máy Nông nghiệp
2
Nguyễn Tƣờng Vân
Tiến sĩ kỹ thuật
Nguyên Viện trƣởng
Viện máy Nông nghiệp
3
Nguyễn Đình Quý
KS chế tạo máy
Nghiên cứu viên
Viện máy Nông nghiệp
4
Đỗ Thị Thanh Xuân
Kỹ sƣ điện
Phó trƣởng phòng KT
Viện máy Nông nghiệp


Viện nghiên cứu thiết kế chế tạo máy Nông nghiệp – RIAM


Đề tài A-2011 - Nghiên cứu, thiết kế hệ thống cơ giới hóa liên hoàn việc nhập và xuất
nguyên liệu dạng hạt ở kho dự trữ phẳng

4




LỜI CÁM ƠN



Để hoàn thành đề tài này nhóm tác giả xin chân thành gửi lời Cám ơn đến Bộ
Công Thƣơng, Vụ Khoa học Công nghệ là đơn vị quản lý Khoa học và đã
cung cấp kinh phí để nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu này.
Ngoài ra nhóm tác giả cũng xin chân thành cám ơn trung tâm kho lƣu trữ
Quốc gia tại cụm Đông Anh, Cục dự trữ nhà nƣớc khu vực Hà Nam Ninh,
Thành Phố Nam Định đã giúp đỡ nhóm tác giả trong quá trình tìm hiểu và
khảo sát hệ thống kho lƣu trữ-bảo quản hiện tại của Việt Nam tại hai địa điểm
nêu trên.
Viện nghiên cứu thiết kế chế tạo máy Nông nghiệp – RIAM


Đề tài A-2011 - Nghiên cứu, thiết kế hệ thống cơ giới hóa liên hoàn việc nhập và xuất
nguyên liệu dạng hạt ở kho dự trữ phẳng

5
LỜI MỞ ĐẦU

Theo thống kê của tổ chức Nông lƣơng Thế giới (FAO) cho thấy diện tích
trồng lúa và năng suất lúa bình quân trên Thế giới ngày một tăng tập chung
chủ yếu ở các nƣớc Châu Á. Diện tích trồng lúa (theo thống kê năm 2008)
đứng đầu là 8 nƣớc Châu Á nhƣ: Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh,
Thái Lan, Myanmar, Việt Nam, Philippines. Mặc dù năng suất lúa ở các nƣớc
châu Á còn thấp nhƣng do diện tích sản xuất lớn nên Châu Á vẫn là nguồn
đóng góp rất quan trọng cho sản lƣợng lúa trên thế giới (trên 90%). Nhƣ vậy
có thể nói Châu Á là vựa lúa quan trọng nhất Thế giới trong đó có Việt Nam,
một nƣớc xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới [5,6,7].
Cũng theo số liệu của tổ chức FAO hàng năm tổn thất về nông sản sau thu
hoạch trên toàn thế giới khoảng 13% tƣơng đƣơng với 13 triệu tấn lƣơng thực

bị mất và không sử dụng đƣợc. Ở Việt Nam tỷ lệ đó còn trên cả 13%. Nhƣ vậy
quy ra hàng năm chúng ta mất khoảng 3  5 triệu tấn thóc. Vì vậy việc quan
tâm, nghiên cứu để giảm thiểu tổn thất và bảo quản lúa sau thu hoạch là khâu
rất quan trọng trong quá trình dự trữ lƣơng thực của các Quốc gia.
Hiện nay phƣơng tiện bảo quản lúa gạo ở nƣớc ta chủ yếu là các nhà kho với
kết cấu đơn giản, bên cạnh đó cũng đã có một số các cụm Silo, song công
nghệ lạc hậu, không đảm bảo điều kiện kỹ thuật. Đặc biệt toàn bộ các công
đoạn nhập và xuất nguyên liệu đều đƣợc thực hiện bằng thủ công, sử dụng
sức lao động và các dụng cụ thô sơ nhƣ: “thúng, mủng, cào ” để xuất, nhập
và lƣu chuyển nguyên liệu. Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu, thiết kế hệ
thống cơ giới hóa liên hoàn việc nhập và xuất nguyên liệu dạng hạt ở kho
dự trữ phẳng” đáp ứng nhu cầu cấp bách hiện nay của việc cơ giới hóa trong
khâu bảo quản và dự trữ nông sản (thóc) sau thu hoạch.



Viện nghiên cứu thiết kế chế tạo máy Nông nghiệp – RIAM


Đề tài A-2011 - Nghiên cứu, thiết kế hệ thống cơ giới hóa liên hoàn việc nhập và xuất
nguyên liệu dạng hạt ở kho dự trữ phẳng

6
Chƣơng 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Nội dung trong chương này chúng tôi đề cập một số vấn đề chính sau:
 Tình hình sản xuất lúa gạo trên Thế giới,
 Tình hình sản xuất lúa gạo của Việt Nam hiện nay,

 Tình hình giảm tổn thất sau thu hoạch ở Việt Nam hiện nay, cũng như
chính sách của nhà nước về vấn đề này.

1.1 . Tình hình sản xuất lúa gạo trên Thế giới
Hiện nay trên thế giới, lúa chiếm một vị trí tƣơng đối quan trọng, đặc biệt ở
vùng Châu Á. Ở Châu Á, lúa là món ăn chính giống nhƣ bắp của dân Nam
Mỹ, hạt kê của dân Châu Phi hoặc lúa mì của dân Châu Âu và Bắc Mỹ.
Theo nhƣ kết quả thống kế của tổ chức Nông lƣơng thế giới (FAO) năm 2008
cho thấy, có tới 114 nƣớc trên thế giới trồng lúa, trong đó 18 nƣớc có diện
tích trồng lúa trên trên 1.000.000 ha tập trung nhiều ở Châu Á, 31 nƣớc có
diện tích trồng lúa trong khoảng 100.000 ha - 1.000.000 ha. Trong số đó có
đến 27 nƣớc có năng suất đạt trên 5 tấn/ha, đứng đầu là Ai Cập (9.7 tấn/ha),
tiếp theo là Úc (9.5 tấn/ha), El Salvador (7.9 tấn/ha) [5-7].
Cũng theo kết quả thống kê của FAO năm 2008 cho thấy, diện tích trồng lúa
trên thế giới đã gia tăng rõ rệt từ năm 1961 đến 1980. Trong vòng 19 năm đó,
diện tích trồng lúa trên thế giới tăng bình quân 1,53 triệu ha/năm. Từ năm
1980, diện tích lúa tăng chậm và đạt cao nhất vào năm 1999 (156,8 triệu ha)
với tốc độ tăng chậm với tốc độ tăng trƣởng bình quân 630.000 ha/năm. Từ
năm 2000 trở đi diện tích trồng lúa thế giới có nhiều biến động và có xu
hƣớng giảm dần, đến năm 2005 còn ở mức 155,1 triệu ha. Từ năm 2005 đến
Viện nghiên cứu thiết kế chế tạo máy Nông nghiệp – RIAM


Đề tài A-2011 - Nghiên cứu, thiết kế hệ thống cơ giới hóa liên hoàn việc nhập và xuất
nguyên liệu dạng hạt ở kho dự trữ phẳng

7
2008 diện tích lúa gia tăng liên tục đạt 159,0 triệu ha cao nhất kể từ năm 1995
tới nay.
Bên cạnh diện tích trồng lúa, năng suất lúa bình quân trên thế giới cũng tăng

khoảng 1,4 tấn/ha trong vòng 24 năm từ năm 1961 đến 1985, đặc biệt sau
cuộc cách mạng xanh của thế giới vào những năm 1965-1970, với sự ra đời
của các giống lúa thấp cây, ngắn ngày, không quang cảm, mà tiêu biểu là
giống lúa IR5, IR8. Đến những năm 1990 dẫn đầu năng suất lúa trên thế giới
là các nƣớc Triều Tiên, Úc, Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha (IRRI, 1990) (FAO,
2008) [5-7]. Từ năm 1990 trở đi đến tại thời điểm hiện nay năng suất lúa thế
giới liên tục đƣợc cải thiện đạt 4,3 tấn/ha năm 2008, do ứng dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là công nghệ sinh học
đã và đang phát triển nhanh, mạnh nhƣ hiện nay. Qua đây cho thấy nhìn
chung năng suất ở hầu hết các nƣớc sản xuất lúa gạo đều tăng trong 8 năm (từ
2000 – 2008) [5,6].
Nhìn chung các nƣớc có diện tích trồng lúa nhiều nhất thế giới, đứng đầu vẫn
là 8 nƣớc Châu Á, đó là: Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh, Thái
Lan, Myanmar, Việt Nam, Philippines. Tuy nhiên nói về năng suất chỉ có 2
nƣớc có năng suất cao hơn 5 tấn/ha, đó là Trung Quốc và Việt Nam. Mặc dù
năng suất lúa ở các nƣớc Châu Á còn thấp nhƣng do diện tích sản xuất lớn
nên Châu Á vẫn là nguồn đóng góp rất quan trọng cho sản lƣợng lúa trên thế
giới (chiếm tỉ lệ trên 90%). Nhƣ vậy, có thể nói “không ngoa” Châu Á là vựa
lúa quan trọng nhất Thế giới trong thời điểm hiện nay [6,7].
Bên cạnh việc quan tâm đến năng suất/sản lƣợng lúa chúng ta cần phải quan
tâm cả đối với tình hình sản xuất (xuất khẩu) gạo, vì đây là giai đoạn góp
phần làm nâng cao (tăng) giá trị kinh tế đối với ngƣời sản xuất (trồng lúa). Về
tình hình xuất khẩu gạo xét trong năm 2008, Thái Lan vẫn là nƣớc xuất khẩu
gạo dẫn đầu thế giới 9 triệu tấn hơn Việt Nam đứng thứ 2 (3.8 triệu tấn). Đối
với Việt Nam, nếu xét về cả số lƣợng và giá trị, chiếm 31% sản lƣợng xuất
khẩu gạo thế giới, và 38,8% sản lƣợng xuất khẩu gạo của châu Á (mặc dù
năng suất lúa chỉ khoảng 3 tấn/ha), ƣu thế này do có thị trƣờng truyền thống
rộng hơn, và chất lƣợng gạo cao hơn. Ngoài ra các nƣớc nhƣ Pakistan, Mỹ,
Viện nghiên cứu thiết kế chế tạo máy Nông nghiệp – RIAM



Đề tài A-2011 - Nghiên cứu, thiết kế hệ thống cơ giới hóa liên hoàn việc nhập và xuất
nguyên liệu dạng hạt ở kho dự trữ phẳng

8
Ấn Độ cũng là những nƣớc xuất khẩu gạo quan trọng. Tuy nhiên theo IRRI,
lúa gạo sản xuất ra chủ yếu là để tiêu dùng nội địa, chỉ có khoảng 6-7% tổng
sản lƣợng lúa gạo trên thế giới đƣợc lƣu thông trên thị trƣờng quốc tế (IRRI,
2005) [5-7].
Theo dự đoán tình hình lúa gạo trên Thế giới của các chuyên gia cho thấy,
trong 10 năm tới lúa gạo vẫn luôn phải đƣợc quan tâm. Theo (Wailes và
Chavez, 2006) nhận xét trong vòng 10 năm tới, năng suất lúa thế giới tiếp tục
tăng bình quân trên 0,7% hằng năm, trong đó 70% tăng trƣởng về sản lƣợng
lúa thế giới sẽ từ Ấn Độ, còn lại 30% sẽ từ Indonesia, Việt Nam, Thái Lan,
Myanmar và Nigeria [5]. Tuy nhiên do tốc độ tăng dân số nhanh hơn nên
hằng năm mức tiêu thụ gạo bình quân đầu ngƣời sẽ giảm khoảng 0,4 % mỗi
năm. Ấn Độ và Trung Quốc vẫn sẽ là các nƣớc tiêu thụ gạo nhiều nhất và ƣớc
khoảng 50% lƣợng gạo tiêu thụ toàn Thế giới. Giá gạo thế giới sẽ tăng bình
quân 0,3% mỗi năm và lƣợng gạo lƣu thông cũng gia tăng trung bình 1,8%
mỗi năm. Khoảng đến năm 2016, lƣợng gạo trao đổi toàn cầu sẽ đạt 33,4 triệu
tấn (17% cao hơn mức kỷ lục năm 2002). Dù vậy, lƣợng gạo lƣu thông trên
thị trƣờng thế giới cũng chỉ chiếm khoảng 7,5% lƣợng gạo tiêu thụ hàng năm.
Nhu cầu nhập khẩu gạo trong 10 năm tới của các nƣớc Châu Phi và Trung
Đông dự đoán sẽ chiếm gần 42% lƣợng gạo nhập khẩu trên Thế giới. Nigeria
dự đoán sẽ nhập khẩu 2,4 triệu tấn vào năm 2016. Sản xuất lúa ở Trung Đông
bị trở ngại do thiếu nƣớc, nên các nƣớc Iran, Iraq, và Saudi Arabia vẫn tiếp
tục gia tăng nhập khẩu do tăng dân số và tăng mức tiêu thụ gạo bình quân đầu
ngƣời. Cũng trong khoảng thời gian này, gần 30 % sản lƣợng gạo nhập khẩu
của thế giới sẽ thuộc về các nƣớc EU, Mexico Hàn Quốc và Philippines [7].
Xét về dân số thế giới, theo Liên Hiệp Quốc ƣớc lƣợng trên cơ sở dữ liệu

quốc tế (IDB) sẽ là 6,8 tỷ năm 2011, châu Á chiếm khoảng 60,3% dân số thế
giới khoảng 4,1 tỷ, châu Phi 1 tỷ chiếm 14,7%, châu Âu 731 triệu chiếm 11%,
Bắc Mỹ 514 triệu chiếm 8%, Nam Mỹ 371 triệu chiếm 5,5%, Châu Úc 21
triệu chiếm 0,3 %. Theo thống kê của FAO năm 2009 đã có 1,02 tỷ ngƣời
thiếu đói (chiếm 14%) tập trung ở hai khu vực chính là Châu Á và Châu Phi.
Viện nghiên cứu thiết kế chế tạo máy Nông nghiệp – RIAM


Đề tài A-2011 - Nghiên cứu, thiết kế hệ thống cơ giới hóa liên hoàn việc nhập và xuất
nguyên liệu dạng hạt ở kho dự trữ phẳng

9
Ngoài ra theo nguồn số liệu của Bộ Nông Nghiệp Mỹ (năm 2007) cho thấy,
tổng nhu cầu tiêu thụ gạo trung bình hằng năm của cả thế giới ƣớc tính từ 410
triệu tấn (năm 2004-2005), đã tăng lên đến khoảng 424,5 triệu tấn (năm
2007), trong khi tổng lƣợng gạo sản xuất của cả thế giới luôn thấp hơn nhu
cầu này. Cũng theo cơ quan này, hằng năm thế giới thiếu khoảng 2-4 triệu tấn
gạo, đặc biệt năm 2003-2004 sự thiếu hụt này lên tới 21 triệu tấn [5,7].
Từ tìm hiểu và phân tích nhƣ trên cho thấy nhu cầu thiếu lúa gạo trên Thế giới
có xu hƣớng ngày càng tăng, vì tốc độ tăng dân số nhanh dẫn đến nhu cầu lúa
gạo lớn, trong khi sản lƣợng lúa gạo sản xuất ra chƣa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu
dùng (tiêu thụ) của Thế giới. Qua đó cho thấy việc quan tâm đến kho lƣu trữ
và bảo quản lúa gạo đạt chất lƣợng cao là việc làm cấp bách và là việc cần
phải quan tâm của toàn bộ các ban ngành có liên quan chứ không chỉ của
ngành Nông nghiệp.
1.2 . Tình hình sản xuất lúa gạo của Việt Nam
Ở Việt Nam, trồng lúa là một nghề truyền thống có từ thời xa xƣa và đã trở
thành thân thiết lâu đời đối với ngƣời Nông dân, đặc biệt là ở hai khu khu vực
Đồng Bằng Sông Hồng (miền Bắc) và Đồng Bằng Sông Cửu Long (miền Nam).
Bƣớc sang thập niên 1980, năng suất lúa tăng dần do các công trình thuỷ lợi

trong cả nƣớc, đặc biệt ở ĐBSCL. Cơ chế quản lý nông nghiệp thoáng hơn
với chủ trƣơng khoán sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp. Năm 1982, nƣớc
ta đã chuyển từ nƣớc phải nhập khẩu gạo hàng năm sang nƣớc tự túc gạo [18].
Từ năm 1975 đến năm 1990, trong vòng 15 năm diện tích lúa tăng gần 1 triệu
ha đạt 6,0 triệu ha với năng suất tăng gần 1 tấn/ha đạt 3,2 tấn/ha. Kể từ lúc
gạo Việt Nam tái nhập thị trƣờng thế giới năm 1989 thì năm 1990 đã đứng vị
trí xuất khẩu gạo thứ 4 sau Thái Lan, Pakistan và Mỹ, đến năm 1991 lên ở vị
trí thứ 3 và tiếp tục lên hạng vào năm 1995 ở vị trí xuất khẩu gạo thứ 2 thế
giới . Từ năm 1990 đến 2005, cũng trong vòng 15 năm nhƣng diện tích lúa
tăng gần 1,3 triệu ha đạt 7,3 triệu ha với năng suất tăng gần 1,7 tấn/ha đạt 4,9
tấn/ha và mức gia tăng năng suất vẫn tiếp tục cải thiện [18].
Viện nghiên cứu thiết kế chế tạo máy Nông nghiệp – RIAM


Đề tài A-2011 - Nghiên cứu, thiết kế hệ thống cơ giới hóa liên hoàn việc nhập và xuất
nguyên liệu dạng hạt ở kho dự trữ phẳng

10
Theo kết quả thống kế của FAO năm 2008, Việt Nam có diện tích trồng lúa
khoảng 7,4 triệu ha và đứng thứ 7 xếp sau các nƣớc có diện tích trồng lúa
nhiều ở khu vực Châu Á, đó là: Ấn Độ (~44.0 triệu ha), Trung Quốc (~29.5
triệu ha), Indonesia (~12.3 triệu ha), Bangladesh (~11.7 triệu ha), Thái Lan
(~10.2 triệu ha) và Myanmar (~8.2 triệu ha). Về năng suất, Việt Nam có năng
suất bình quân 5,2 tấn/ha đứng xếp thứ 24 trên thế giới sau Ai Cập (9,7
tấn/ha), Úc (9,5 tấn/ha), El Salvador (7,9 tấn/ha) [5-7]. Mặc dầu vậy, Việt
Nam vẫn là nƣớc đứng đầu khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 4 trong khu
vực châu Á, chỉ sau Hàn Quốc (7,4 tấn/ha), Trung Quốc (6,6 tấn/ha) và Nhật
(6,5 tấn/ha). Việt Nam có mức tăng năng suất trong 8 năm qua trung bình là
0,98 tấn/ha, mức tăng này đứng thứ 12 trên thế giới và đứng đầu của 8 nƣớc
có diện tích trồng lúa nhiều ở Châu Á về khả năng cải thiện năng suất lúa trên

thế giới, Việt Nam vƣợt trội trong khu vực Đông Nam Á nhờ thuỷ lợi đƣợc
cải thiện đáng kể và áp dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón,
và bảo vệ thực vật [5].
Cũng theo kết quả thống kế của FAO năm 2008, Việt Nam có tổng sản lƣợng
lúa hàng năm đứng thứ 5 trên thế giới, nhƣng lại là nƣớc xuất khẩu gạo đứng
thứ 2 (5,2 triệu tấn) chỉ sau Thái Lan (9,0 triệu tấn), chiếm 18% sản lƣợng
xuất khẩu gạo thế giới, 22,4% sản lƣợng xuất khẩu gạo của châu Á, mang lại
lợi nhuận 1275,9 tỷ USD (năm 2006) [6,7].
Khi đem so sánh diện tích canh tác và sản lƣợng giữa lúa và các cây lƣơng
thực khác ở Việt Nam (năm 2008) thì lúa gạo vẫn là sản phẩm cần đƣợc ƣu
tiên hàng đầu vì chiếm diện tích nhiều nhất cả nƣớc, nhiều hơn bắp (ngô), sắn,
và khoai lang (theo FAO, 2010).
Qua tìm hiểu kết quả phân tích cho thấy, thị trƣờng xuất khẩu gạo chính của
VN trong 15 năm qua, thứ nhất là các quốc gia Đông Nam Á (chiếm khoảng
40-50% lượng gạo xuất khẩu), thứ hai là các quốc gia Châu Phi (chiếm
khoảng 20-30%), một thị trƣờng khá ổn định. Các thị trƣờng khác là Trung
Đông và Bắc Mỹ, nhƣng lƣợng gạo xuất khẩu sang các nƣớc này không ổn
định, đặc biệt là trong giai đoạn 2001-2004. Trong những năm qua, gạo xuất
khẩu của VN tăng trƣởng về số lƣợng và chất lƣợng cũng nhƣ mở rộng thị
Viện nghiên cứu thiết kế chế tạo máy Nông nghiệp – RIAM


Đề tài A-2011 - Nghiên cứu, thiết kế hệ thống cơ giới hóa liên hoàn việc nhập và xuất
nguyên liệu dạng hạt ở kho dự trữ phẳng

11
trƣờng. Đến năm 2003, ngoài các thị trƣờng truyền thống của VN nhƣ là
Philipines, Việt Nam đã mở rộng và phát triển thêm một số thị trƣờng tiềm
năng nhƣ Châu Phi, Mỹ Latinh và EU. Yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến các
doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam là ít kinh nghiệm nên thiếu khả

năng duy trì và khai thác các thị trƣờng nhiều biến động. Nếu có mối liên kết
tốt hơn và tổ chức thị trƣờng tốt, họ sẽ nâng cấp hạng ngạch và giá trị xuất
khẩu gạo của Việt Nam [5-7].
Đồ thị 1. Hiện trạng về sản xuất và xuất khẩu gạo ở Việt Nam

Diện tích và sản lƣợng Xuất khẩu
Nguồn: Sản xuất – Tổng cục thống kê, Xuất khẩu – Bộ NN&PTNT
Xét về giá cả, gạo Việt Nam đã dần dần đƣợc nâng lên tƣơng đƣơng với gạo
Thái Lan, vào cùng thời điểm và cấp loại gạo. Điều này cho thấy, chất lƣợng
gạo và quan hệ thị trƣờng của gạo Việt Nam đã có thể cạnh tranh ngang hàng
với gạo Thái Lan trên thị trƣờng thế giới ( bảng 1.1) [18].




Viện nghiên cứu thiết kế chế tạo máy Nông nghiệp – RIAM


Đề tài A-2011 - Nghiên cứu, thiết kế hệ thống cơ giới hóa liên hoàn việc nhập và xuất
nguyên liệu dạng hạt ở kho dự trữ phẳng

12
Bảng 1.1. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam so với một số nước (giá USD/tấn)
Loại gạo
Đầu tháng 12/1997
Cuối tháng 1/1997
Thái 100B (100% gạo nguyên)
285
280
Thái 5% tấm

280
275
Thái 25% tấm
245
245
Việt Nam 5% tấm
275
275
Việt Nam 25% tấm
245
245
Ấn Độ 5% tấm
275
-

Ấn Độ 25% tấm
225
235
Pakistan 15-20% tấm
235
-
Pakistan 25% tấm
225
230
Nguồn: [5-7, 18]
Vựa lúa lớn nhất cả nƣớc đồng bằng Sông Cửu Long, từ năm 1975 đến năm
2008 có những bƣớc tiến rõ rệt. Từ vùng lúa nổi mênh mông An Giang, Đồng
Tháp, vùng trũng phèn Đồng Tháp Mƣời, Tứ giác Long Xuyên, với chỉ một
vụ Lúa Mùa, năng suất thấp và bấp bênh nay đã chuyển dần thành vùng lúa 2-
3 vụ ngắn ngày năng suất cao, ổn định, cộng với những hệ thống canh tác đa

dạng, đã góp phần rất đáng kể vào việc nâng cao sản lƣợng lƣơng thực và
lƣợng nông sản hàng hoá xuất khẩu hàng năm của cả nƣớc. Năng suất bình
quân cả năm của toàn đồng bằng đã gia tăng từ 2,28 t/ha (năm 1980) đến 3,64
tấn/ha (năm 1989), 5,0 tấn/ha (năm 2005) và 5,3 tấn/ha (năm 2008) (bảng
1.2). Hiện nay, ĐBSCL có tổng diện tích gieo trồng lúa gần 3,9 triệu ha chiếm
53,4% diện tích gieo trồng lúa cuả cả nƣớc, cung cấp 20,7 triệu tấn lúa trong
tổng sản lƣợng 38,7 triệu tấn lúa của cả nƣớc chiếm tỷ lệ 53,5 %, mà trong
đó hơn 80% sản lƣợng gạo xuất khẩu hằng năm từ đây [18].
Nhƣ vậy, để thấy rõ đƣợc bức tranh tổng quát về vấn đề này, chúng ta có thể
tìm hiểu thông qua việc xem xét tiềm năng về diện tích canh tác và sản lƣợng
lúa của Việt Nam hiện nay nhƣ dƣới đây:
Việt Nam là nƣớc sản xuất Nông nghiệp, chiếm tới trên dƣới 80% dân số làm
nông nghiệp. Đối với nền sản xuất nông nghiệp của Việt Nam, chủ yếu là
canh tác các loại cây lƣơng thực nhƣ: ngô, đậu, đỗ, khoai, sắn và đặc biệt là
Viện nghiên cứu thiết kế chế tạo máy Nông nghiệp – RIAM


Đề tài A-2011 - Nghiên cứu, thiết kế hệ thống cơ giới hóa liên hoàn việc nhập và xuất
nguyên liệu dạng hạt ở kho dự trữ phẳng

13
cấy lúa chiếm phần lớn tỉ lệ trong tổng các cây lƣơng thực đƣợc canh tác ở
Việt Nam hiện nay [5,18].
Qua tìm hiểu kết quả thống kê cho thấy trong gia đoạn khoảng mƣời năm trở
lại đây, từ những năm 2000 đến 2009, diện tích canh tác giảm từ 7666 nghìn
ha (năm 2000) xuống còn 7440 nghìn ha (năm 2009), tuy diện tích canh tác có
phần giảm đi nhƣng đƣợc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất, thâm canh, canh tác cho nên năng suất/sản lƣợng lúa không giảm mà
còn tăng lên nhiều, cụ thể sản lƣợng lúa từ 32529,5 nghìn tấn (năm 2000) đã
tăng lên đến 38895,5 nghìn tấn (năm 2009), mặc dù sự thay đổi về diện tích

và sản lƣợng giữa các năm và giữa vụ Đông Xuân, Hè Thu và Vụ Mùa có
khác nhau, nhƣng nhìn chung là tổng sản lƣợng lúa ngày một tăng đáng kể,
chi tiết hơn về vấn đề này đƣợc trình bày ở bảng 1.2.
Bảng 1.2. Diện tích và sản lượng lúa của Việt Nam trong giai đoạn mười năm
(từ năm 2000 đến 2009)
Năm
Diện tích (nghìn ha)
Sản lượng (nghìn tấn)
Tổng
số
Chia ra
Tổng số
Chia ra
Lúa
Đông
Xuân
Lúa

Thu
Lúa
Mùa
Lúa
Đông
Xuân
Lúa Hè
Thu
Lúa
Mùa
2000
7666,3

3013,2
2292,8
2360,3
32529,5
15571,2
8625,0
8333,3
2001
7492,7
3056,9
2210,8
2225,0
32108,4
15474,4
8328,4
8305,6
2002
7504,3
3033,0
2293,7
2177,6
34447,2
16719,6
9188,7
8538,9
2003
7452,2
3022,9
2320,0
2109,3

34568,8
16822,7
9400,8
8345,3
2004
7445,3
2978,5
2366,2
2100,6
36148,9
17078,0
10430,9
8640,0
2005
7329,2
2942,1
2349,3
2037,8
35832,9
17331,6
10436,2
8065,1
2006
7324,8
2995,5
2317,4
2011,9
35849,5
17588,2
9693,9

8567,4
2007
7207,4
2988,4
2203,5
2015,5
35942,7
17024,1
10140,8
8777,8
2008
7400,2
3013,1
2368,7
2018,4
38729,8
18326,9
11395,7
9007,2
Sơ bộ
2009
7440,1
3060,7
2358,3
2021,1
38895,5
18696,3
11184,1
9015,1
Nguồn: Thông tin thống kê tháng 3/2011 của Trung tâm tư liệu thống kê - Tổng cục thống kê

(), download tháng 3.2011

Viện nghiên cứu thiết kế chế tạo máy Nông nghiệp – RIAM


Đề tài A-2011 - Nghiên cứu, thiết kế hệ thống cơ giới hóa liên hoàn việc nhập và xuất
nguyên liệu dạng hạt ở kho dự trữ phẳng

14
1.3 . Tình hình giảm tổn thất sau thu hoạch và chính sách của nhà nƣớc
về vấn đề này
Thông qua bảng 1.2 nhƣ trên đây cho thấy sản lƣợng lúa gạo của Việt Nam
ngày một tăng dần và ngày càng đem lại giá trị kinh tế trong sản xuất nông
nghiệp cho ngƣời nông dân trồng lúa. Tuy nhiên giá trị kinh tế của sản phẩm
(lúa gạo) và tổng sản lƣợng đó còn có thể tăng lên hơn nữa nếu nhƣ chúng ta
có các biện pháp và quan tâm đúng mức hơn đến vấn đề giảm tổn thất sau thu
hoạch, cụ thể cần phải có chiến lƣợc cụ thể về giảm tỉ lệ tổn thất sau thu
hoạch, theo số liệu nghiên cứu của FAO cho thấy, hàng năm tổn thất về nông
sản sau thu hoạch trên toàn thế giới khoảng 13% tƣơng đƣơng với 13 triệu tấn
lƣơng thực bị mất và không sử dụng đƣợc. Đặc biệt ở Việt Nam tỷ lệ đó còn
lớn hơn 13%., nếu quy đổi ra hàng năm chúng ta mất khoảng 3  5 triệu tấn
thóc [5-7]. Vì vậy việc quan tâm, nghiên cứu để giảm thiểu tổn thất và bảo
quản lúa sau thu hoạch là khâu rất quan trọng trong quá trình dự trữ lƣơng
thực của Quốc gia.
Ngoài ra còn phải quan tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong
vấn đề bảo quản và lƣu trữ sản phẩm, nhằm chủ động hơn trong việc “điều
tiết” giá cả của sản phẩm đợi đến thời điểm/cơ hội thuận lợi cho việc xuất
khẩu lúa gạo ra thị trƣờng Thế giới, muốn vậy nhà nƣớc cần có chính sách và
mục tiêu cụ thể để thúc đẩy chiến lƣợc xây dựng hệ thống kho lƣu trữ và bảo
quản nông sản (lúa gạo). Nếu đƣợc nhƣ vậy sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao

hơn cho ngƣời Nông dân và góp phần vào việc đảm bảo anh ninh lượng
thực Quốc gia.
Trƣớc vai trò quan trọng của an ninh lƣơng thực trong tƣơng lai của Thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng, trong đó Việt Nam giữ một vai trò quan
trọng vì hiện tại là nƣớc xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới. Trƣớc vai trò,
nhiệm vụ và cũng là thách thức đó, trong 2 năm gần đây, xuất phát từ tầm
quan trọng trong công việc dự trữ và bảo quản nông sản sau thu hoạch nên
Chính phủ đã ban hành 02 Quyết định:


Viện nghiên cứu thiết kế chế tạo máy Nông nghiệp – RIAM


Đề tài A-2011 - Nghiên cứu, thiết kế hệ thống cơ giới hóa liên hoàn việc nhập và xuất
nguyên liệu dạng hạt ở kho dự trữ phẳng

15
 Quyết định 57/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về miễn tiền
thuê đất đối với các dự án xây dựng kho dự trữ 4 triệu tấn lúa, ngô,
kho lạnh bảo quản thủy sản, rau quả và kho tạm trữ cà phê theo quy
hoạch và,
 Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng
Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch
đối với nông sản, thủy sản.
Mục đích của 02 Quyết định này nhằm cơ giới hóa và giảm tổn thất sau thu
hoạch đồng thời góp phần thúc đẩy lĩnh vực kỹ thuật kho bảo quản nguyên
liệu dạng hạt nói chung và kỹ thuật kho dự trữ (Silo hoặc kho phẳng) nói
riêng ngày một hòa nhập kịp với thế giới.



Viện nghiên cứu thiết kế chế tạo máy Nông nghiệp – RIAM


Đề tài A-2011 - Nghiên cứu, thiết kế hệ thống cơ giới hóa liên hoàn việc nhập và xuất
nguyên liệu dạng hạt ở kho dự trữ phẳng

16
Chƣơng 2

MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ CƠ SỞ
LÝ THUYẾT

Nội dung trong chương này đề cập đến phương pháp, nội dung nghiên cứu,
đặc biệt là phân tích cơ sở lý thuyết để lựa chọn hướng tiếp cận, nghiên cứu
để thực hiện đề tài.

2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu, thiết kế hệ thống (thiết bị) cơ giới hóa liên hoàn việc nhập và
xuất nguyên liệu dạng hạt ở kho dự trữ phẳng diện tích từ 20-30m
2
.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát cơ giới hóa kho phẳng trong nƣớc và thế giới.
- Thiết kế quy trình nhập và xuất nguyên liệu.
- Thiết kế thiết bị chính trong dây chuyền cơ giới hóa liên hoàn việc xuất
và nhập cho kho phẳng diện tích từ 20-30m
2
.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp tham khảo có kế thừa, và tham vấn ý kiến chuyên gia,

- Phƣơng pháp lý thuyết,
- Phƣơng pháp thực nghiệm,
- Phƣơng pháp mô hình có trợ giúp của một số phần mềm máy tính.
2.4. Cơ sở lý thuyết để lựa chọn
2.4.1 Nghiên cứu/tìm hiểu hiện trạng trên Thế giới
Kho lƣu trữ và bảo quản hạt ngũ cốc nói chung và thóc (lúa gạo) nói riêng
thƣờng có hai loại:
- dạng silo (đáy bằng hoặc đáy côn),
- hoặc “kho phẳng”.
Viện nghiên cứu thiết kế chế tạo máy Nông nghiệp – RIAM


Đề tài A-2011 - Nghiên cứu, thiết kế hệ thống cơ giới hóa liên hoàn việc nhập và xuất
nguyên liệu dạng hạt ở kho dự trữ phẳng

17
Nói chung dù loại nào đi chăng nữa khi dùng lƣu trữ ngũ cốc/lƣơng thực cũng
đều có vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực ổn định và điều tiết lƣơng thực. Tuy
nhiên mỗi loại đều có tính ứu việt riêng của nó, chất lƣợng của hạt bảo quản
ngoài chịu sự tác động rất lớn từ cách thức bảo quản, chúng còn chịu sự ảnh
hƣởng không nhỏ của kết cấu kho lƣu trữ, bảo quản đã lựa chọn.
Đối với nguyên liệu dạng hạt, sau khi thu hoạch hoặc tháo dỡ hàng từ tàu, xe
tải, xe lửa , các nguyên liệu với số lƣợng lớn thông thƣờng đƣợc đƣa vào
trong các silo hoặc kho phẳng để lƣu trữ hoặc bảo quản trƣớc lúc vận chuyển
tiếp đi nơi khác hoặc trƣớc lúc chế biến. Kho chứa về nguyên tắc để cân bằng
ổn định (bình ổn) sự cung cấp nguyên liệu, hoặc sản xuất sản phẩm trung gian
hoặc sản phẩm cuối cùng, hoặc phân phối các sản phẩm hoàn chỉnh.
Những xáo trộn trong kho (silo, kho phẳng) có ảnh hƣởng đến toàn bộ các quá
trình sản xuất tiếp theo. Kênh (rãnh) dẫn gió thông thoáng (hút ẩm) của hệ
thống kho lƣu trữ có thể đƣợc coi nhƣ là “chìa khóa”, hay “trái tim” của hệ

thống kho. Tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh thực tế khác nhau ta có thể xây
dựng, thiết kế kho sao cho phù hợp. Ngoài ra, việc làm sạch có thể ảnh hƣởng
đến thời gian bảo quản, thời gian sử dụng tích cực của nguyên liệu, đồng thời
quyết định đến chất lƣợng tốt hơn quá trình chế biến tiếp theo.
Hiệu quả/hiệu suất khử bụi của các máy móc và thiết bị sử dụng túi lọc có thể
làm sạch tối đa, và an toàn cho hệ thống. Có biện pháp để ngăn ngừa/ngăn
chặn các hiện tƣợng nổ do bụi gây ra. Các kênh thông thoáng và thoát ẩm
cũng góp phần hỗ trợ tốt để tối ƣu việc chống lại các hiện tƣợng nổ do bụi có
nguy cơ xảy ra.
Nhƣ vậy: các vật liệu dạng hạt nói chung và lúa nói riêng có thể lƣu trữ và
bảo quản bằng Silo hoặc bằng Kho phẳng. Tuy nhiên mỗi loại đều có ƣu
nhƣợc điểm riêng của chúng.
Nguyên lý, kết cấu của một số loại kho phẳng và silo để lƣu trữ và bảo quản
hạt ngũ cốc nói chung và hạt lúa nói riêng của một số nƣớc trên thế gới hiện
đã và đang dùng rất phổ biến, chúng đƣợc mô tả/trình bày chi tiết hơn thông
qua các hình ảnh sau đây.
Viện nghiên cứu thiết kế chế tạo máy Nông nghiệp – RIAM


Đề tài A-2011 - Nghiên cứu, thiết kế hệ thống cơ giới hóa liên hoàn việc nhập và xuất
nguyên liệu dạng hạt ở kho dự trữ phẳng

18
2.4.1.1 Silo
Các hình ảnh dƣới đây diễn tả về một số loại Silo dạng đơn hoặc chùm dùng để
lƣu trữ và bảo quản một số loại hạt ngũ cốc hiện đang đƣợc sử dụng ở một số
nƣớc châu Âu.
Nguồn: D. L. Proctor; và




Nguồn: Jens Grube, 2008

Hình 2.1. Nguyên lý cấu tạo của silo; tổ hợp silo kết cấu bằng thép; và sơ
đồ công nghệ của hệ thống kho lưu trữ bằng tổ hợp silo-CHLB Đức
Viện nghiên cứu thiết kế chế tạo máy Nông nghiệp – RIAM


Đề tài A-2011 - Nghiên cứu, thiết kế hệ thống cơ giới hóa liên hoàn việc nhập và xuất
nguyên liệu dạng hạt ở kho dự trữ phẳng

19










Nguồn: Banner_GH Storage; và

Hình 2.2. Cấu tạo của tổ hợp Silo làm bằng Beton
Tùy từng điều kiện hoàn cảnh và cụ thể là nông sản cần bảo quản thuộc lịa gì
để có thể sử dụng tổ hợp kết hợp giữa Kho phẳng và Silo nhƣ hình 1.3.








Nguồn:








Nguồn:
Hình 2.3. Nguyên lý cấu tạo tổ hợp kết hợp giữa Kho phẳng và Silo
Viện nghiên cứu thiết kế chế tạo máy Nông nghiệp – RIAM


Đề tài A-2011 - Nghiên cứu, thiết kế hệ thống cơ giới hóa liên hoàn việc nhập và xuất
nguyên liệu dạng hạt ở kho dự trữ phẳng

20
Với sự kết hợp của tổ hợp Kho phẳng và Silo thì sẽ khắc phục đƣợc một số
hạn chế và phát huy đƣợc ƣu điểm của cả hai loại trên. Tuy nhiên, nếu dùng
tổ hợp này thì chỉ phù hợp với điều kiện/nền khoa học của một số nƣớc tiên
tiến trên thế giới, chứ chƣa phù hợp với điền kiện khoa học và công nghệ chế
tạo máy của Việt Nam trong điều kiện, hoàn cảnh nhƣ hiện nay.
Từ hình 2.1 đến hình 2.3 trình bày kết cấu của kho chứa ngũ cốc kiểu silo đơn
và chùm. Với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng-ẩm nhƣ ở Việt Nam, liệu chúng
có phù hợp hay không, điều đó minh chứng qua phân tích các ƣu nhƣợc điểm

(tồn tại, hạn chế) của silo, thông qua những nhận xét khái quát về ƣu nhƣợc
điểm chung đối với loại kho lƣu trữ và bảo quản kiểu silo nhƣ sau đây:
 Hạn chế:
- Đối với silo nếu đƣơc chọn dùng để chứa nguyên liệu ngũ cốc trong điều
kiện môi trƣờng khí hậu nóng và ẩm nhƣ Việt Nam cho thấy chƣa thích hợp,
nhất là về “bộ phận thông thoáng” nằm bên trong “lõi” của silo, do đó khả
năng thông thoáng không thích hợp, thậm trí rất khó khăn. Vì bộ phận ống lõi
bên trong silo có lúc ta cần thổi gió nóng, nhƣng cũng có lúc lại cần thổi gió
lạnh.
- Đối với silo chứa liệu theo chiều dày/cao lớn (lớp liệu trong silo dày/cao),
nhƣ vậy sẽ không thích hợp với điều kiện không khí ẩm nhƣ Việt Nam, khi
lớp liệu dày không thích hợp trong điều kiện giảm ẩm. Hay nói cách khác là
khả năng giảm ẩm rất kém khi lớp liệu dày (chiều cao lớp liệu lớn).
- Việt Nam là nuớc nhiệt đới gió mùa, môi trƣờng khí hậu nắng nóng vào mùa
hè, ẩm thấp khi thời tiết gặp lúc “nồm”. Do vậy lớp vật liệu phía ngoài gần vỏ
của silo cũng sẽ rất nóng, do đó lớp liệu/lớp hạt trong silo cũng nóng lên theo,
lí do là vì lớp vỏ của silo đƣợc chế tạo bằng tôn, vì vậy bị hấp thụ nhiệt và
truyền vào lớp hạt dẫn đến lớp hạt cũng sẽ bị nóng lên. Đây chính là một
trong những lý do silo không thích hợp với điều kiện Việt Nam.
- Khi vào mùa mƣa, thƣờng có mƣa bão, nên độ kín khít của silo đặc biệt phải
quan tâm, nếu không chỉ khi có tí chút nƣớc mƣa lọt/thấm vào lớp hạt thì sẽ
làm trung tâm phát triển nấm mốc. Nhƣng việc làm để kín khít silo là không
Viện nghiên cứu thiết kế chế tạo máy Nông nghiệp – RIAM


Đề tài A-2011 - Nghiên cứu, thiết kế hệ thống cơ giới hóa liên hoàn việc nhập và xuất
nguyên liệu dạng hạt ở kho dự trữ phẳng

21
đơn giản, thậm trí có thể nói là rất khó trong điều kiện Việt Nam. Vậy silo

không thích hợp.
- Khả năng chế tạo trong nƣớc để đạt đƣợc nhƣ của nƣớc ngoài thì ở Việt
Nam khó có khả năng này.
- Giá chế tạo silo tƣơng đối cao, khoảng 50USD/1m
3
.
- Vật liệu chứa trong Silo yêu cầu phải “đồng nhất” hết với nhau, có nghĩa là
hạt có độ ẩm phải đồng đều.
- Mỗi silo chỉ có thể chứa đƣợc cho một loại nguyên liệu (một loại hạt) nào
đó, chứ không chứa đƣợc cho nhiều loại nguyên liệu đồng thời trong cùng
một silo.
 Ƣu điểm:
Ƣu điểm duy nhất đối với kho chứa dạng silo là việc thực hiện cơ giới hóa
khâu tháo, cấp liệu dễ dàng.
Nhận xét: Từ những phân tích trên đây cho thấy ở Việt Nam silo để bảo quản
thóc gạo thì chƣa thấy sử dụng, mà mới chỉ dùng trong phạm vi bảo quản, lƣu
trữ trong ngành chế biến thức ăn gia súc mà vẫn còn hạn chế.
2.4.1.2 Kho phẳng
Kỹ thuật kho phẳng ngày càng đƣợc quan tâm nghiên cứu và phát triển nhiều
ở một số nƣớc Âu Châu nhƣ: CHLB Đức, Đan Mạch, Áo, , tuy nhiên xuất
xứ và công nghệ nguồn về kỹ thuật kho phẳng đều từ CHLB Đức mà ra.
Sau này, khi tham khảo từ công nghệ nguồn của CHLB Đức kỹ thuật kho
phẳng cũng đã bắt đầu lan sang một vài nƣớc châu Á, hình 2.4 dƣới đây giới
thiệu về một kho phẳng đã đƣợc tổ chức FAO triển khai ứng dụng tại một số
nƣớc châu Á.
Viện nghiên cứu thiết kế chế tạo máy Nông nghiệp – RIAM


Đề tài A-2011 - Nghiên cứu, thiết kế hệ thống cơ giới hóa liên hoàn việc nhập và xuất
nguyên liệu dạng hạt ở kho dự trữ phẳng


22

Nguồn: www.cementdistribution.com/graphics/flat_stor
Hình 2.4. Nguyên lý cấu tạo kho phẳng đã được thiết kế để dùng cho một
số nước châu Á
Với kết cấu kho phẳng nhƣ trên hình 2.4 cho thấy kho có kết cấu đơn giản,
đƣợc chế tạo từ một số loại vật liệu rẻ tiền và chỉ phù hợp với quy mô năng
suất nhỏ (sức chứa nhỏ).
Một loại kho phẳng tiếp theo đƣợc giới thiệu nhƣ trên hình 2.5, loại này đƣợc
dùng cho kho có năng suất (sức chứa) cỡ trung bình, kho có kết cấu đơn giản,
đã kết hợp sử dụng thiết bị tháo, nạp liệu vào kho.







Nguồn:
Hình 2.5. Cấu tạo kho phẳng năng suất (sức chứa) trung bình
Trên hình 2.6 giới thiệu một trong nhiều kiểu kho phẳng có sức chứa trung
bình đã đƣợc sử dụng ở CHLB Đức để chứa một số loại nông sản hoặc các
phụ phế phẩm nông nghiệp nhƣ bã cải dầu sau khi ép lấy dầu của quá trình
chế biến tạo Biodiesel từ cây cải dầu,
Viện nghiên cứu thiết kế chế tạo máy Nông nghiệp – RIAM


Đề tài A-2011 - Nghiên cứu, thiết kế hệ thống cơ giới hóa liên hoàn việc nhập và xuất
nguyên liệu dạng hạt ở kho dự trữ phẳng


23

Nguồn:
Hình 2.6. Nguyên lý Cấu tạo kho phẳng năng suất (sức chứa) trung bình
của CHLB Đức
Tiếp theo nhƣ hình 2.7giới thiệu một trong nhiều kiểu kho phẳng có sức chứa
(công suất) lớn với cấu tạo chia ra nhiều khoang (nhiều ngăn) sử dụng công
nghệ nguồn của CHLB Đức, nhƣng đã đƣợc công ty của Đức chế tạo và
chuyển giao để sử dụng tại Đan Mạch. Kiểu kho này đã sử dụng hệ thống cấp
tháo liệu linh hoạt và gọn nhẹ. Ngoài ra, vì diện tích kho lớn cho nên ngƣời ta
đã chia kho lớn thành nhiều ngăn/nhiều khoang có diện tích nhỏ, để linh hoạt
hơn khi sử dụng, đồng thời có thể đáp ứng đƣợc mục đích sử dụng để bảo
quản/lƣu kho cho nhiều loại nguyên liệu khác nhau trong cùng một kho. Điều
này chỉ có kho lƣu trữ phẳng mới đáp ứng đƣợc, còn silo sẽ không thỏa mãn.

Nguồn:
Hình 2.7. Cấu tạo kho phẳng năng suất (sức chứa) lớn công nghệ nguồn
của Đức đã được chế tạo và ứng dụng tại Đan Mạch
Viện nghiên cứu thiết kế chế tạo máy Nông nghiệp – RIAM


Đề tài A-2011 - Nghiên cứu, thiết kế hệ thống cơ giới hóa liên hoàn việc nhập và xuất
nguyên liệu dạng hạt ở kho dự trữ phẳng

24
Đối với trƣờng hợp kho phẳng có nhu cầu diện tích kho lớn (có sức chứa lớn),
và có thể sử dụng để chứa cho nhiều loại nguyên liệu khác nhau, ngƣời ta có
thể chia nhỏ kho đó thành nhiều khoang (nhiều ngăn) có diện tích nhỏ hơn để
thuận tiện và linh hoạt hơn trong quá trình sử dụng và cơ giới hóa việc cấp

tháo liệu, xem hình 2.8.
Kiểu kho phẳng nhƣ trên hình 1.8 cho thấy có rất nhiều ƣu điểm, nhƣ sức
chứa lớn, chứa đƣợc cho nhiều loại nguyên liệu khác nhau, việc cơ giới hóa
khâu nạp và tháo liệu thực hiện dễ dàng, công nghệ chế tạo cũng không quá
khó khăn. Đặc biệt có thể chế tạo từ các vật liệu thông thƣờng không phải là
vật liệu đặc chủng. Khi cần thiết “bảo ôn” để tránh mất mát nhiệt cũng không
có vấn đề gì khó khăn. Do vậy với điều kiện ở Việt Nam chúng ta hoàn toàn
có thể áp dụng kiểu mẫu kho phẳng này. Các phân tích chi tiết hơn về ƣu
nhƣợc điểm của loại kho này để làm cơ sở lựa chọn cho thiết kế của đề tài
nhóm tác giả sẽ trình bày chi tiết hơn ở các mục/chƣơng sau.

Nguồn: schmidtseeger, 2010
Hình 2.8. Cấu tạo kho phẳng của CHLB Đức năng suất (sức chứa) lớn
được chia thành nhiều ngăn
Đối với kho phẳng có sức chứa (công suất) “cực lớn” nhƣ ở hình 2.9 có ƣu
điểm là lƣợng nguyên liệu dự trữ tập trung tại một kho lớn, nhƣng có hạn chế
và khó khăn trong khi nạp liệu vào kho. Khi cấp tháo liệu trong trƣờng hợp
Viện nghiên cứu thiết kế chế tạo máy Nông nghiệp – RIAM


Đề tài A-2011 - Nghiên cứu, thiết kế hệ thống cơ giới hóa liên hoàn việc nhập và xuất
nguyên liệu dạng hạt ở kho dự trữ phẳng

25
kho lớn nhƣ vậy thì khả năng “san” liệu đều trong kho (san lớp vật liệu dày
đều trong kho) là rất khó khăn. Cho nên bắt buộc phải dùng các hệ thống thiết
bị máy móc kiểu đặc biệt chuyên dụng nhƣ: hệ thống “san” nguyên liệu kiểu
đặc biệt (hình 2.10), hệ thống tháo-, nạp kết hợp đồng thời san nguyên liệu
(hình 2.11) thì mới đáp ứng đƣợc cho trƣờng hợp kho này.


Nguồn: www. etz-hellmuth.de GmbH
Hình 2.9. Kho phẳng có sức chứa (công suất) “cực lớn” của CHLB Đức

Nguồn: schmidtseeger. GmbH

Hình 2.10. Kết cấu và nguyên lý hoạt động thiết bị “san/tãi” liệu trong kho
phẳng chứa hạt ngũ cốc có sức chứa cực lớn của CHLB Đức

×