Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Diễn biến và bình luận tình hình kinh tế trong nước và thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.85 KB, 25 trang )

Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM
1
VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG
TRUNG TÂM THÔNG TIN - TƯ LIỆU
------------------------------------------------------------------------------

TRANG TIN: DIỄN BIẾN VÀ BÌNH LUẬN TÌNH HÌNH KINH TẾ
TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI
SỐ 6-2009

I- TIN TRONG NƯỚC
A- Tổng hợp tính hình kinh tế 7 tháng đầu năm 2009
1. Tình hình kinh tế 7 tháng đầu năm 2009
1. 1. Bội chi ngân sách tăng cao
Việt Nam đang thực hiện gói kích thích kinh tế có tỷ lệ so với GDP khá cao so
với thế giới, do đó ngân sách nhà nước (NSNN) đang phải đối mặt với nhiều vấn
đề nan giải. Theo Bộ Tài chính, tổng thu NSNN 7 tháng đầu năm 2009 ước đạt
222.120 tỷ đồng, đạt 57,0% dự toán năm, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2008.
Nguồn thu ngân sách giảm trong những tháng đầu năm 2009 do kinh tế suy giảm,
hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu gặp khó khăn. Bên cạnh đó, việc
thực hiện chính sách kích cầu, an sinh xã hội thông qua các biện pháp giãn, hoãn
hay miễn thuế đều ảnh hưởng đến thu ngân sách. Trong khi đó chi ngân sách lại có
mức tăng đáng kể. Tổng chi NSNN thực hiện tháng 7 ước 39.340 tỷ đồng. Tính
chung 7 tháng lên tới 264.820 tỷ đồng, tăng 3,2%.
Để bù đắp bội chi ngân sách, trong 7 tháng đầu năm 2009, NSNN đã vay
35.200 tỷ đồng. Trong số đó có 31.000 tỷ vay trong nước, còn lại là vay ngoài
nước. Mức vay này lớn hơn nhiều tổng số thu ngân sách trung bình một tháng của
cả nước.
Theo nhận định của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), gói kích thích kinh tế mạnh có
thể ảnh hưởng xấu đến tính bền vững của NSNN của Việt Nam. Nếu tung quá
nhiều tiền ra đầu tư, cộng với chính sách tài khóa, tiền tệ nới lỏng trong một thời


gian dài sẽ khiến tỷ lệ bội chi ngân sách tăng cao, dẫn đến nguy cơ tái lạm phát.
Thâm hụt ngân sách tăng còn là hệ lụy dẫn đến giảm đầu tư tư nhân hay gia tăng
thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai, làm giảm niềm tin đối với năng lực điều hành
vĩ mô của Chính phủ. Đồng thời, nó cũng làm tăng mức lạm phát kỳ vọng của
người dân và nhà đầu tư vì họ cho rằng Chính phủ sẽ phải in thêm tiền để tài trợ
Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM
2
thâm hụt. Nguy cơ rơi vào vòng xoáy: Lạm phát – suy giảm kinh tế - kích cầu –
lạm phát cao là có thể xảy ra.
Vì vậy, thách thức trong thời gian tới là chặn đứng được sự suy giảm và thúc
đẩy tăng trưởng những vẫn phải kiểm soát được thâm hụt ngân sách. Để thu hẹp
ngân sách, song song với việc giảm chi tiêu, Chính phủ cũng cần cải thiện nguồn
thu, tránh tình trạng ngân sách phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn thu không bền
vững như dầu mỏ và thuế nhập khẩu như hiện nay (khoảng 40%).
1.2. Nhập siêu tăng cao và rủi ro từ sự sai lệch cơ cấu nhập khẩu
Tháng 7 là tháng thứ tư liên tiếp Việt Nam nhập siêu
1
. Đây cũng là điều được
các chuyên gia kinh tế cảnh báo khi tình trạng nhập siêu bắt đầu xuất hiện trở lại
vào tháng 04/2009, sau 3 tháng xuất siêu. Có 3 nhân tố chính dẫn đến nhập siêu
tăng nhanh: Một là, Việt Nam ngày càng hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn
nhưng không những không tận dụng được xu hướng tăng xuất khẩu, mà còn chịu
sức ép lớn của xu hướng tăng nhập khẩu. Hai là, đầu tư tăng nhanh trong quá trình
phát triển dẫn đến nhu cầu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu nhiều nên nhập khẩu
tăng cao. Ba là, việc tăng tiêu dùng bất hợp lý của một bộ phận trong xã hội có xu
hướng xài sang.
Có ý kiến cho rằng, đối với Việt Nam điều quan trọng không phải là nhập siêu
bao nhiêu mà là cơ cấu nhập siêu thế nào? Hiện nay, Chính phủ đang thực hiện gói
kích cầu đầu tư và tiêu dùng nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước, do đó nếu nhập
khẩu nhiều nguyên liệu, nhiên liệu, thiết bị để phục vụ sản xuất thì đó là điều

không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu nhập khẩu ô tô, xe máy, hàng xa xỉ hay hàng
tiêu dùng quá nhiều thì đó là vấn đề quan trọng cần xem xét. Theo nhận định, rất
có thể các chính sách kích cầu tiêu dùng sẽ không giúp kích thích sản xuất trong
nước, mà lại kích thích nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài. Điều này có vẻ đang
diễn ra trong thực tế, khi trên thị trường tràn ngập hàng hóa nhập khẩu từ nước
ngoài đặc biệt là từ Trung Quốc.
Thực tế, số liệu của TCTK cũng cho thấy, trong 7 tháng đầu năm, Việt Nam
nhập khẩu ô tô, xe máy các loại có trị giá tới 1,63 tỷ USD; hàng điện tử, máy tính
và linh kiện có kim ngạch 1,908 tỷ USD; 269 triệu tiền sữa và sản phẩm sữa; 134
triệu rau quả; 602 triệu USD tân dược… Đây hầu hết là những sản phẩm phục vụ
cho tiêu dùng, chiếm khoàng 12% trong số 35,734 tỷ USD tổng kim ngạch nhập

1
Theo số liệu của TCTK, 7 tháng đầu năm KNXK hàng hóa đạt 32,3 tỷ USD. KNNN hàng hóa
đạt 35,7 tỷ USD. Nhập siêu hàng hóa 7 tháng đầu năm đạt 3,4 tỷ USD bằng 10,5% KNXK.

Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM
3
khẩu của cả nước. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu các loại nguyên phụ liệu
máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng chỉ ở mức 6,23 tỷ USD giảm 19,3% so với
cùng kỳ năm ngoái. Tương tự nhập khẩu nguyên vật liệu dệt may, giày dép chỉ
bằng 77,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoại trừ phân bón, giá trị nhập khẩu của
hầu hết các nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của Việt Nam đều giảm so với cùng
kỳ năm ngoái. Việc nhập khẩu các nguyên vật liệu, thiết bị… giảm mạnh so với
cùng kỳ tiếp tục là lời cảnh báo với vấn đề suy giảm sản xuất.
Để thúc đẩy xuất khẩu và giảm nhập siêu, từ nay đến cuối năm, đi liền với tạo
thuận lợi tối đa nhằm khuyến khích xuất khẩu, cần kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu
nhằm giảm nhập siêu các loại hàng tiêu dùng không thiết yếu. Bên cạnh đó, cần có
chính sách khuyến khích đầu tư cho sản xuất hàng thay thế nhập khẩu, tăng cường
sử dụng các loại máy móc, vật tư, thiết bị sản xuất trong nước đối với các dự án sử

dụng nguồn NSNN, ngay cả những nhóm hàng cần thiết nhập khẩu cũng cần áp
dụng các công cụ điều tiết thị trường để giảm cầu hợp lý.
Có thể nói, cách thiết thực nhất để chống đỡ sức ép nhập khẩu là có nền sản
xuất trong nước mạnh, có khả năng cạnh tranh để trụ vững trước sức ép khi hội
nhập. Trong khi đó, nhà nước cần có những chính ách ưu đãi cho các ngành sản
xuất nhằm tạo tiền đề và động lực để thúc đẩy sản xuất trong nước
2
.
1.3. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp
Về vốn đầu tư trong nước
Liên quan đến hiệu quả đầu tư, cần chú ý hai mặt. Một là, trong điều kiện kích
cầu để muốn giải ngân nhanh nên dễ bị lãng phí, thất thoát. Hai là, kinh tế thế giới
chưa vượt qua đáy và kinh tế trong nước vẫn còn đang nỗ lực thoát đáy vượt dốc đi
lên, nên việc tiêu thụ gặp khó khăn. Khi vốn đầu tư tăng, tăng trưởng kinh tế giảm
thì hiệu quả đầu tư tăng trưởng bị giảm là khó tránh khỏi.
Thực tế, vốn đầu tư từ NSNN thực hiện 7 tháng đầu năm 2009 thấp và chỉ đạt
70,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 49,3% kế hoạch điều chỉnh. Trong đó tỷ lệ thực hiện
của phần vốn do Trung ương quản lý còn đạt thấp hơn của phần vốn do địa phương
quản lý (46,5% so với 51,1%). Vốn đầu tư của khu vực ngoài Nhà nước ước đạt

2
Nhập khẩu ô tô là phản ứng của người tiêu dùng Việt Nam với sản xuất trong nước, là biểu hiện
của chính sách không hợp lý, không thúc đầy được năng lực cạnh tranh. Ngành điện tử Việt Nam
không còn chỗ đứng ngay trên thị trường Việt Nam. Các nhà đầu tư vào Việt Nam phải nhập từ
nguyên liệu, linh kiện…đến công nghệ. Việt Nam có khoáng sản nhưng không có khả năng chế
biến thành nguyên liệu trung gian. Dệt may sau nhiều năm phát triển vẫn chủ yếu là gia công …

Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM
4
110,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 34,1% và tăng 37,4%. Tuy số doanh nghiệp đăng ký

kinh doanh mới tăng cao (40 nghìn, tăng 14%), nhưng lượng vốn đăng ký mới lại
giảm (40%).
Về vốn đầu tư nước ngoài (FDI)
Việt Nam đang trong giai đoạn cần tăng trưởng nhanh và bền vững do đó thu
hút FDI rất quan trọng, bởi FDI không chỉ đơn thuần là tiền mà còn là động lực
giúp ổn định các yếu tố vĩ mô và tác động tích cực lan tỏa đến kinh tế đất nước. Số
liệu của TCTK cho thấy, 7 tháng đầu năm, cả nước thu hút được 10,1 tỷ USD vốn
FDI; vốn thực hiện ước đạt hơn 4,6 triệu USD. Nếu so sánh với cùng kỳ năm ngoái
thì số này chỉ bằng 18,8%. Tuy nhiên, theo nhận định, số vốn FDI đầu tư vào Việt
Nam nhiều hay ít ở thời điểm này không phải là vấn đề cốt lõi, điều quan trọng
nhất là thực hiện nguồn vốn đó như thế nào và thực hiện được bao nhiêu. Thực tế
thu hút và sử dụng vốn FDI vẫn còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn với độ rủi ro cao.
Thứ nhất, rủi ro từ việc phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng các địa phương.
Kể từ tháng 10/2006, chính quyền địa phương đã được trao gần hết quyền cấp
phép các dự án FDI. Nhưng, ba điều kiện tiên quyết để phân cấp quản lý đầu tư và
xây dựng có hiệu quả đã bị xem nhẹ hoặc lãng quên. Đó là: năng lực của cơ quan
được phân cấp phải đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụ được giao; quyền được phân
cấp phải gắn liền với trách nhiệm về quyết định đã ra; phải có các chế tài kiểm tra,
giám sát thường xuyên.
Để có thể chọn lọc được các dự án FDI phù hợp với lợi ích dài hạn của quốc
gia cần phải có bộ máy thẩm định, đánh giá dự án có năng lực. Tuy nhiên, không
phải địa phương nào cũng có đủ năng lực đánh giá dự án. Trách nhiệm về việc ra
quyết định phê duyệt dự án sai
3
cũng ít khi bị truy cứu và có biện pháp xử lý thích
đáng. Công tác giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước vẫn còn những bất cập.
Thứ hai, cơ cấu hút vốn đầu tư lệch lạc. Trong số vốn FDI mới đăng ký vào
Việt Nam có đến phân nửa là xin tăng thêm vốn của các dự án cũ. Cơ cấu này là
ngược lại so với năm 2008 khi tổng vốn của các dự án đăng ký mới luôn chiếm tới
hơn 90% tổng vốn thu hút.

Sự phân bố của vốn đầu tư cho thấy FDI tập trung cao ở những khu vực đã có
dấu hiệu quá tải về đầu tư như BĐS, dịch vụ. Những ngành cần tăng vốn FDI lại

3
Tình trạng giao đất, cho nhà đầu tư thuê đất với mức có thể cao hơn nhu cầu thực tế của dự án
đầu tư; chuyển đổi đất nông nghiệp sang phát triển công nghiệp, dịch vụ chưa hợp lý hoặc nhiều
hơn mức cần thiết...

Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM
5
không có sự thay đổi trong tháng như: y tế và trợ giúp xã hội, giáo dục và đào tạo,
cấp nước và xử lý chất thải; nông – lâm nghiệp và thủy sản; sản xuất; chế tác. Số
liệu thống kê cho thấy chỉ có 18% tổng vốn FDI là đổ vào kinh doanh BDS, còn
lại, phần lớn là vốn FDI đăng ký vào khu vực dịch vụ lưu trú và ăn uống, chiếm
45%, song các chuyên gia cho rằng thực chất đây vẫn là các dự án kinh doanh
BĐS. Và như vậy, con số đầu tư kinh doanh BĐS chiếm tới 63% tổng vốn đầu tư
FDI. Cơ cấu phân bổ vốn FDI cho thấy, mức đầu tư tăng vọt không chỉ do sự hấp
dẫn của môi trường đầu tư mà một phần do các doanh nghiệp bên ngoài muốn lợi
dụng sự quản lý dễ dãi, lỏng lẻo của ta về khai thác tài nguyên, cấp đất đai, bảo vệ
môi trường để thu lợi.
Như vậy, đã đến lúc phải điều chỉnh để có được một cơ cấu FDI có thể đóng
góp cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam vì cơ cấu hiện nay chỉ mang lại
nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp nước ngoài. Một điểm cần lưu ý là, “Điều tra
triển vọng đầu tư thế giới 2009-2011” vừa được hội nghị Liên hợp quốc về thương
mại và phát triển (UNCTAD) công bố ngày 27/7 cho thấy, các công ty xuyên quốc
gia (TNC) lớn dự định giảm chi phí FDI của họ trong năm 2009, song sẽ tăng
mạnh vào năm 2011 và châu Á vẫn là điểm đến sáng giá. Tuy nhiên, các TNC
cũng đánh giá về sức thu hút FDI của Việt Nam năm 2009 giảm 5 bậc so với năm
2008, Việt Nam xếp thứ 11 trên bản đồ thu hút FDI của thế giới.
Điều này cũng có nghĩa là hơn lúc nào hết Việt Nam cần nhanh chóng tạo ra

những lực hút FDI mới theo hướng thu hút vốn FDI sang các lĩnh vực khác có giá
trị gia tăng cao hơn. Đặc biệt là giảm sự sai lệch trong phân bổ nguồn lực. Bởi
việc FDI phát triển không cân đối có thể là nhân tố gia tăng bất ổn cho nền kinh tế
vĩ mô. Hơn thế, dòng vốn vào các lĩnh vực này cần phải được xem xét trong tương
quan với cán cân thanh toán quốc tế để có giải pháp hạn chế rủi ro.
Thứ ba, khả năng hấp thụ còn nhiều hạn chế. So với vốn đăng ký còn hiệu lực
là 164,68 tỷ USD, con số vốn FDI thực tế hiện tính trong 7 tháng là 4,65 tỷ USD
chỉ chiếm 2,79%. Tháng 7 cũng đã chứng kiến thêm 6 dự án đã “ra đi” với số vốn
279,5 triệu USD.
Ngoài ra, còn một loạt các nguy cơ như: “thổi phồng” về vốn và lợi nhuận; sử
dụng quá nhiều nguồn lực khan hiếm hoặc đang thiếu trầm trọng như đất đai, năng
lượng, tài nguyên thiên nhiên; hủy hoại và gây ô nhiễm môi trường; không phù
hợp với quy hoạch phát triển dài hạn, hoặc gây mất cân đối về cơ cấu trong quá
trình phát triển dài hạn; sử dụng công nghệ lạc hậu, thải loại; “cướp vốn” của khu
vực kinh tế tư nhân trong nước; thiếu hụt ngoại tệ và rủi ro tỷ giá.
1.4. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng và nguy cơ lạm phát cao trở lại
Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM
6
Để ngăn chặn khủng hoảng kinh tế, Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp
kích thích đầu tư và tiêu dùng thông qua việc hỗ trợ lãi suất và miễn giảm thuế.
Nếu nguồn tiền này được sử dụng hiệu quả thì sẽ kích thích sản xuất kinh doanh
trong nước tạo nguồn hàng phong phú, tạo việc làm, nâng cao thu nhập người dân.
Tuy nhiên, điều này đồng thời với việc cung tiền được đẩy lên cao làm tăng nguy
cơ tái lạm phát
4
, nhất là khi chi tiêu Chính phủ kém hiệu quả thì không những
không thúc đẩy được sản xuất. Điều này kéo theo nhiều hậu quả khác như tăng bội
chi ngân sách, ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội… Do đó, cần xem xét lại nên
kéo dài thời gian hỗ trợ sản xuất trong bao lâu, nên hỗ trợ những ngành nào, ngừng
hỗ trợ những ngành nào…

Một yếu tố khác không kém phần quan trọng là sự phụ thuộc của Việt Nam
vào thị trường thế giới. Khi giá cả thế giới tăng, do vẫn tiếp tục phải nhập nguyên
liệu để sản xuất và chế biến khiến kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam cũng tăng,
theo đó đẩy giá hàng hóa trong nước cũng tăng. Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt
Nam cũng chưa thể tăng được ngay do vẫn phải duy trì sức cạnh tranh, trong khi
đó, thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam (Mỹ, EU, Nhật Bản, ASEAN…)
vẫn đang phục hồi rất chậm. Hơn nữa, sự suy yếu của đồng USD khiến các nhà
đầu tư lo ngại nguy cơ khủng hoảng tiền tệ làm tăng khả năng lạm phát trên thế
giới, trong đó có Việt Nam.
Có thể nói, sự cộng hưởng của các nhân tố trong và ngoài nước đang làm cho
nguy cơ tái lạm phát trở nên khó lường, cần phải được theo dõi, điều chỉnh kịp
thời.
1.5. Sản xuất công nghiệp (SXCN) còn nhiều khó khăn
Theo số liệu của TCTK, 7 tháng năm 2009, giá trị SXCN theo giá so sánh
1994 tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2008, bao gồm: Khu vực kinh tế Nhà nước
tăng 1,5% (Trung ương quản lý tăng 3%; địa phương quản lý giảm 3,9%); khu vực
ngoài Nhà nước tăng 7,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 5,3% (dầu mỏ
và khí đốt tăng 13,5%, các ngành khác tăng 4,2%).
Có nhiều nguyên nhân làm cho công nghiệp có xu hướng tăng cao lên. Một là,
việc nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khóa đã giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận và
giảm chi phí vay vốn, cắt giảm, hoãn thuế, trong đó riêng việc hỗ trợ lãi suất đến
nay đã góp phần kéo lượng vốn lớn lên đến trên 375.000 tỷ đồng từ các NHTM ra

4
CPI tháng 7/2009 tăng 0,52% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm 2008, CPI tháng 7/2009
tăng 3,31%; so với tháng 12/2008 CPI tháng 7/2009 tăng 3,22%. CPI bình quân 7 tháng năm
2009 tăng 9,25% so với 7 tháng năm 2008.


Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM

7
sản xuất. Hai là, do tiêu thụ trong nước đã cao lên qua các tháng, nhờ các yếu tố
tiêu dùng cuối cùng tăng lên và tỷ lệ tiêu dùng thông qua mua bán tăng lên.
Tuy nhiên, SXCN trong 7 tháng qua cũng còn nhiều nhiều thách thức: Thứ
nhất, dưới tác động của khủng hoảng kinh tế và suy thoái kinh tế toàn cầu nên
càng lộ rõ hơn những hạn chế, bất cập vốn có như tính gia công cao, nguyên nhiên
vật liệu phụ thuộc vào nước ngoài, công nghiệp phụ trợ chậm phát triển, hiệu quả
và sức cạnh tranh còn thấp, chất lượng sản phẩm thấp…. Điều này làm cho giá trị
sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng thấp chỉ bằng 1/3 cho đến ½ tốc độ tăng
cùng kỳ của các năm trước. Trong 3 khu vực thì khu vực nhà nước là tăng chậm
nhất, thậm chí các DNNN ở địa phương còn bị giảm. Trong 3 ngành công nghiệp
thì công nghiệp chế biến tăng chậm nhất. Các ngành khác của khu vực có vốn FDI
tăng thấp. SXCN ở nhiều địa phương giảm mạnh. Nhiều sản phẩm chủ yếu tăng
chậm thậm chí còn bị giảm. Thứ hai, xuất khẩu hàng công nghiệp bị giảm mạnh
(nếu không tính đến xuất khẩu vàng thì tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giảm
20,3%, hàng nông-lâm nghiệp, thủy sản giảm ít hơn, giảm 9,6% nên các mặt hàng
còn lại, trong đó chủ yếu là hàng hóa công nghiệp giảm tới 23,9%). Thứ ba, thời
gian và lượng vốn để thực hiện bù lãi suất lưu động không còn nhiều điều này sẽ
ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch SXCN.
1.6. Tình trạng thất nghiệp tăng, mức sống dân cư giảm sút
Số lượng lao động thiếu việc và mất việc tăng cao trong 7 tháng đầu năm, tập
trung chủ yếu ở các doanh nghiệp trong các lĩnh vực giày da, may mặc, chế biến
nông-lâm-hải sản, xây dựng, điện-điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng... Bên cạnh đó,
đa phần là các DNNVV do không tiêu thụ được sản phẩm, không thu hồi được vốn
đầu tư để tái sản xuất nên phải thu hẹp sản xuất và cắt giảm lao động.
Ngoài ra, do tác động của cuộc khủng hoảng, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm giảm,
thiếu nguyên liệu, thiếu vốn nên hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều làng
nghề sản xuất kinh hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ xuất khẩu gặp nhiều khó khăn,
ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm và đời sống của người lao động.
Trong tình hình đó, 7 tháng đầu năm công tác tạo việc làm mới chỉ đạt được

hơn 30%. Từ năm 2008 đến quý II năm 2009, theo báo của 52 tỉnh, TP, số lao
động mất việc làm trong khu vực làng nghề là hơn 37.000 người và gần 110.000
người thiếu việc làm phải nghỉ luân phiên. Tại các thành phố lớn tình trạng mất
việc làm cũng tiếp tục ra tăng, Hà Nội hơn 15.000 người mất việc, Tp. HCM hơn
23.000 lao động mất việc. Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội mục tiêu tạo
1,7 triệu việc làm mới như kế hoạch đặt ra trong năm 2009 là không thực hiện
được, thay vào đó năm 2009 chỉ có thể đạt được 1,4-1,5 triệu việc làm mới và tình
Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM
8
huống xấu nhất, số người lao động mất việc làm vào cuối năm 2009 sẽ là 400.000
người.
Trước bối cảnh suy giảm kinh tế, công nhân thiếu việc làm, mức sống của dân
cư giảm sút đáng kể, đặc biệt là khu vực nông thôn. Tại các công ty nước ngoài,
lương mà các nhà sử dụng lao động trả cho người lao động giảm từ 15 – 50%.
Trong khi đó, thu nhập của người nông dân sản xuất những sản phẩm nông nghiệp
cũng đang giảm tương đối do thị trường tại các đối tác nhập khẩu giảm mạnh.
Thêm vào đó, mức thu nhập thực tế của dân cư còn giảm do mặt bằng giá cả hàng
hóa và dịch vụ tiêu dùng vẫn ở mức cao. CPI thuộc nhóm ăn uống và dịch vụ ăn
uống đã tăng lên đáng kể, gây thêm khó khăn cho người dân.
1.7. Một số lưu ý trong việc ổn định kinh tế vĩ mô những tháng cuối năm
Theo đánh giá, những tháng cuối năm Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều
thách thức. Do đó, để ổn định kinh tế vĩ mô, cần chú ý tới các vấn đề sau:
Thứ nhất, kinh tế Việt Nam chứa đựng rất nhiều khó khăn như: Gói kích cầu
đến với người dân và doanh nghiệp vẫn chậm; lực lượng được hưởng lợi từ gói
kích cầu không nhiều như mong đợi; thủ tục rườm rà, kể cả thủ tục hành chính và
thủ tục để giải phóng gói kích cầu. Do đó, cần có những giải pháp mới để tiếp tục
nâng cao hiệu quả, đồng thời sửa chữa khiếm khuyết, nhất là trong điều hành và
triển khai gói kích cầu.
Thứ hai, Chính phủ đang đưa ra một lượng tiền lớn vực dậy nền kinh tế. Vấn
đề đặt ra là cần phải dừng ở đâu để ngăn chặn nguy cơ lạm phát. Đây là một bài

toán khó đối với Việt Nam trong khi vẫn phải chống suy giảm kinh tế. Nếu như
dừng việc bơm tiền thì gói kích cầu coi như không thành công trong nhiệm vụ
chống suy giảm. Nhưng nếu cứ tiếp tục bơm tiền một cách không hiệu quả thì lạm
phát cao sẽ xảy ra. Vì vậy, đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan điều
hành phải có những sự phòng xa để “phanh” đúng lúc, kịp thời.
Thứ ba, trong công cuộc chống suy giảm kinh tế và khôi phục nền kinh tế, cần
phải quay về bảo vệ sức cạnh tranh của hàng trong nước và sản xuất nội địa bằng
nhiều hình thức khác nhau.
Thứ tư, việc tăng đầu tư công để chống suy giảm trong điều kiện nguồn thu
giảm sẽ dẫn đến bội chi ngân sách tăng nhanh. Điều này sẽ tạo ra áp lực lạm phát
rất lớn. Do đó, việc chi vào đâu và chi như thế nào, hiệu quả ra làm sao… cần phải
có sự giám sát, quản lý chặt chẽ.
Thứ năm, việc đưa ra một khoản tiền lớn trong một khoảng thời gian ngắn cần
phải được kiểm tra, giám sát chặt chẽ, nhất là khi thời gian chuyển bị, khả năng
Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM
9
đáp ứng về nhân sự cũng như cách thức thực hiện không đáp ứng được nhu cầu
thực tiễn.
2. Một số dự báo và nhận định của các tổ chức quốc tế về kinh tế Việt Nam
Những đánh giá và dự báo gần đây đều cho thấy kinh tế Việt Nam đã bắt đầu
thoát đáy và có dấu hiệu phục hồi. Bên cạnh đó, hoạt động thương mại và đầu tư
đang tăng trưởng trở lại, tạo điều kiện tốt cho xuất khẩu của Việt Nam
2.1. Dự báo của các tổ chức quốc tế
Ngân hàng ANZ: Theo ANZ, năm 2009, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ở
mức ổn định 4,5%. Bên cạnh đó, nguồn vốn FDI mạnh mẽ sẽ là chìa khóa để hỗ
trợ cho thâm hụt thương mại và là phương tiện chuyển giao cả công nghệ và thực
tiễn tốt nhất. ANZ cũng cho rằng các đơn hàng xuất khẩu tăng lên giúp tạo sự hy
vọng về sự phục hồi trong đầu tư, thu nhập và có tác động đến mức tiêu dùng. Quá
trình này sẽ tạo thêm đà cho năm 2010 nhưng sẽ chỉ đạt được xu hướng tăng
trưởng vào năm 2011.

Ngân hàng phát triển châu Á (ADB): ADB nhận định kinh tế Việt Nam có
thể chạm đáy vào cuối năm nay trước khi đi lên từ 2010, tốc độ tăng trưởng năm
2010 đạt 6,5%, cao thứ hai trong khu vực Đông Á mới nổi
5
, chỉ sau Trung Quốc.
Ngân hàng Standard Chartered – Singapore: Trên cơ sở phân tích những
diễn biến kinh tế Việt Nam, Standard Chartered dự đoán tình hình kinh tế như hiện
nay còn kéo dài đến cuối năm. Thâm hụt thương mại tiếp tục tăng nhưng ở mức độ
cho phép. NSNN sẽ thâm hụt khoảng 10% của GDP trong năm 2009. Mức lãi suất
cơ bản 7% được duy trì đến cuối năm, trước khi có một đợt tăng vào giữa năm
2010.
Điểm đáng lưu ý là Standard Chartered cho rằng, lạm phát tại Việt Nam trong
tháng 6/2009 đã giảm xuống 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái và có khả năng sẽ
giảm sâu hơn, xuống mức dưới 3% trong những tháng tới, nếu giá năng lượng và
thực phẩm vẫn tiếp tục duy trì như hiện nay.
Nomura International: Báo cáo mới nhất ra ngày 31/7/2009 của Nomura
International đánh giá rằng “không còn suy thoái tại Việt Nam” và có nhiều khả
năng GDP của Việt Nam năm 2010 sẽ ở mức 6,4%. Việt Nam có thể đạt được mức
tăng đó nhờ vào sự tăng trưởng của đầu tư công vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, sự
phục hồi đầu tư từ khối tư nhân trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng ngân hàng tiếp
tục tăng. Ngoài ra, tiêu dùng nội địa tăng nhờ gói kích cầu của Chính phủ.

5

Các nước Đông Á mới nổi gồm ASEAN, Trung Quốc, Hong Kong, Hàn Quốc và Đài Loan

Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM
10
2.2. Nhận định của các tổ chức quốc tế về khó khăn của Việt Nam
Ngoài những dự báo về kinh tế Việt Nam, báo cáo của các tổ chức cũng đã chỉ

rõ, những yếu kém của kinh tế Việt Nam như: kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh
trong nửa đầu năm 2009 so với cùng kỳ năm 2008; sản lượng công nghiệp vẫn ở
mức thấp; những ngành như: nông nghiệp, sản xuất, khách sạn và bất động sản
đang có dấu hiệu đi xuống; mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam đang ở vào khoảng
20 tỷ USD, tương đối thấp trong khu vực; sự thiếu hụt về cơ cấu ngân sách đang
hiện hữu do nguồn thu chủ yếu dựa vào xuất khẩu dầu thô. Bên cạnh đó, các đợt
đấu giá trái phiếu chính phủ không thành công cũng là nguyên nhân khiến cho
nguồn thu ngân sách giảm đáng kể.
Theo nhận định, suy thoái toàn cầu làm cho đầu tư quốc tế và xuất khẩu giảm
nên Việt Nam vẫn tiếp tục nhập siêu và thâm hụt cán cân vãng lai. Điều ấy ảnh
hưởng đến tỷ giá đồng nội tệ và chế độ ngoại hối. Cụ thể là đồng tiền giảm giá và
có thể còn đi xuống cho đến cuối năm, trong khi đồng USD trở nên khan hiếm hơn
trên thị trường. Đồng thời Việt Nam bị bội chi ngân sách và càng khó vay mượn
trên thị trường trái phiếu. Ngoài ra, lượng tín dụng bơm ra quá nhiều với lãi suất
ưu đãi, có khi lại không dành cho đối tượng cần, mà còn gây khó khăn về sau.
Trong khi đó, DNNN vẫn chiếm vai trò chủ đạo cho dù hiệu quả không được như
mong muốn. Không những thế giữa cơn khủng hoảng lại hình thành thêm các tổng
công ty quốc doanh mới. Ngoài ra, nhà nước vẫn kiểm soát quá nhiều về giá cả,
tính dụng và phân phối hàng hóa nên chưa ra khỏi tình trạng quản lý rất rộng mà
lại rất nông.
Như vậy, những bất ổn về vĩ mô vì vậy vẫn còn nguyên như trước cơn khủng
hoảng. Do đó, nhân cơ hội khủng hoảng Việt Nam nên thay đổi lại tư duy về vai
trò can thiệp của nhà nước, cụ thể là rà soát và giải tỏa dần chế độ kiểm soát giá cả
để thị trường giữ vai trò quyết định nhiều hơn. Nhà nước cũng cần chấn chỉnh thu
chi ngân sách để giảm bớt thâm hụt. Tiếp đó là điều chỉnh chính sách tiền tệ, trong
đó có chính sách bù lãi suất 4% và nới rộng biên độ giao dịch của đồng nội tệ để
giảm bớt tình trạng khan hiếm đồng USD. Bên cạnh đó cũng cần đẩy mạnh tiến
trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
B- Các sự kiện kinh tế nổi bật tháng 07/2009
1. Công bố kết quả kiểm toán năm 2008

Ngày 23/07/2009 Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã công bố kết quả kiểm toán
năm 2008. Theo đó, thực hiện kế hoạch kiểm toán năm 2008, KTNN đã tiến hành
kiểm tra báo cáo quyết toán của 20 bộ, cơ quan trung ương, 35 tỉnh, thành phố, 19
dựa án đầu tư xây dựng và chương trình mục tiêu quốc gia, 2 chuyên đề, 29 đơn vị

×