Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Báo cáo hội đồng quản trị công ty cổ phần chứng khoán đại nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.95 KB, 9 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN
CHỨNG KHOÁN ĐẠI NAM
-----DNSE-----


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2012
BÁO CÁO CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ BAN ĐIỀU HÀNH
TẠI ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN NĂM 2012
------------o0o------------
I. TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG NĂM 2011
Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2011 đã trải qua một năm đầy khó khăn với kênh xu
hướng dài hạn tiếp tục giảm kể từ 23/10/2009. Chỉ số VN-Index giảm từ 486,36 điểm xuống mức
356,2 điểm (mức thấp nhất kể từ tháng 5/2010), còn chỉ số HNX-Index đạt mức thấp nhất từ khi chỉ
số này ra đời, giảm 55,4 điểm xuống 58 điểm tính đến ngày 26/12/2011.
Thanh khoản thị trường tiếp tục sụt giảm cùng với đà giảm giá của thị trường xuất phát từ
nhiều nguyên nhân vĩ mô và vi mô. Giá trị giao dịch bình quân hàng ngày chỉ đạt 1.000 tỷ đồng cả
hai sàn giao dịch so với con số bình quân 2.400 tỷ đồng của năm 2010.
Năm 2011 là năm khó khăn của ngành chứng khoán Việt Nam, kéo theo tình hình hoạt động
kinh doanh của các công ty chứng khoán gặp nhiều khó khăn. Khoảng 65% số công ty chứng khoán
báo cáo thua lỗ và ngừng hoạt động. Các hoạt động nghiệp vụ của các công ty chứng khoán sụt giảm
về doanh thu do thị trường giảm điểm và thanh khoản kém bên cạnh đó công tác quản trị rủi ro hoạt
động chưa hiệu quả dẫn đến gây nhiều chi phí từ hoạt động dịch vụ tài chính.
Mặc dù trong năm vừa qua, Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban Điều hành (BĐH) luôn kiên
định, nỗ lực hết mình thực hiện những chủ trương, kế hoạch mà ĐHĐCĐ năm 2011 đã thông qua,
nhưng với tình hình chung của TTCK, kết quả Công ty đạt được đã không như kỳ vọng.
II. CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TRONG NĂM 2011
Nhằm thực hiện Nghị quyết của ĐHCĐ thường niên năm 2011 đã đề ra, HĐQT đã nêu cao
tinh thần trách nhiệm trong việc họp bàn, ra nghị quyết và chỉ đạo thực hiện. Các kết quả đạtt được
của HĐQT trong năm 2011 về các mặt như sau:


Về quản trị điều hành:
1
1
Trong năm, HĐQT đã tiến hành họp 01 lần/ tháng, nhằm bàn bạc thảo luận, để quyết định
nhiều vấn đề quan trọng liên quan tổ chức quản trị và chỉ đạo hoạt động kinh doanh. Cụ thể như sau:
- HĐQT phối hợp với BĐH thực hiện thành công việc tăng vốn điều lệ của Công ty từ 50 tỷ đồng
lên 75 tỷ đồng và được UBCK chấp thuận theo Giấy phép điều chỉnh số 08/GPĐC-UBCK
ngày 26/01/2011;
- Cơ cấu lại Ban Lãnh đạo Công ty phù hợp với tình hình thực tế trong năm tài chính: Ban Tổng
Giám đốc còn lại một người, thay đổi chức danh giữa Tổng Giám đốc và Chủ tịch HĐQT;
- Quyết định đóng cửa Chi nhánh Tp.HCM đã được UBCKNN chấp thuận: đây là quyết định sáng
suốt và thận trọng trong tình hình khó khăn của năm 2011;
- Quyết định v/v triển khai dịch vụ Margin được UBCKNN chấp thuận trong tháng 12/2011, đáp
ứng nhu cầu cạnh tranh của Công ty đối với các doanh nghiệp cùng ngành;
- Quyết định thành lập Ban Thu hồi nợ để xử lý các khoản phải thu đang tồn đọng ở cả hội sở và
chi nhánh và phối hợp với Ban Tổng Giám đốc đưa ra các cách xử lý hiệu quả.
Hoạt động giám sát của HĐQT đối với Ban Tổng Giám đốc:
HĐQT đã triển khai công tác giám sát hoạt động của Ban Tổng Giám đốc, yêu cầu Ban Tổng
Giám đốc phải thực hiện điều hành Công ty phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
III. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2011
Các chỉ số kinh doanh chính đến 31/12/2011
Đơn vị: đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011
1 Doanh thu thuần 30.790.448.327 9.509.657.796
2 Lợi nhuận trước thuế -7.542.678.951 -15.745.640.880
3 Lợi nhuận sau thuế -7.552.593.831 -15.745.640.880
4 Vốn điều lệ 50.000.000.000 75.000.000.000
5 Nguồn vốn chủ sở hữu 44.360.151.463 53.611.492.187
6 Tổng tài sản 141.787.380.800 57.628.255.045
7 Nợ ngắn hạn 97.427.229.337 4.016.762.858

8 Nợ dài hạn 0 0
( Nguồn: Báo cáo kiểm toán năm 2011)
Tình hình thực hiện so với kế hoạch
2
2
Đơn vị: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu Kế hoạch năm
2011
Thực hiện năm
2011
% Thực hiện kế
hoạch
1 Tổng doanh thu 35.000 9.827 28,08%
2 Tổng chi phí 30.000 25.573 85,24%
3 Lợi nhuận kế toán trước thuế 5.000 -15.746 n/a
( Nguồn: Báo cáo kiểm toán năm 2011)
Giao dịch chứng khoán trong năm của thị trường chứng khoán sụt giảm, dẫn đến doanh thu
của Công ty thấp: Doanh thu năm 2011 chủ yếu từ mảng môi giới là hơn 3,5 tỷ đồng và các dịch vụ
liên quan đến hoạt động giao dịch (hợp tác kinh doanh hơn 3 tỷ đồng, ứng trước tiền bán chứng
khoán...). Ngoài ra còn có một phần doanh thu từ lãi tiền gửi và doanh thu khác. Doanh thu năm
2011 chỉ đạt 28,08% so với kế hoạch.
Nhận định tình hình khó khăn nên trong năm Công ty đặt mục tiêu cắt giảm chi phí bằng cách
tinh gọn bộ máy (bỏ P.TVTCDN và P.Đầu tư), hoạt động của Công ty tập trung vào nghiệp vụ môi
giới chứng khoán; đóng cửa chi nhánh Tp.HCM vào tháng 8/2011 do hoạt động không hiệu quả; cắt
giảm nhân sự ….chính vì vậy mà chi phí thực hiện chỉ bằng 85% chi phí kế hoạch.
Những bất lợi từ thị trường chứng khoán cùng với việc phải phân tán lực lượng để giải quyết
nội bộ trong việc thất thoát tài sản, Công ty đã không đạt được kế hoạch lợi nhuận đã đặt ra.
Tình hình ủy thác đầu tư năm 2011
Trong năm Công ty chỉ tiếp tục theo dõi và giảm dần hoạt động ủy thác đầu tư so với năm
2010. Cuối năm 2011, Công ty trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán gần 7,8 tỷ đồng, so với

năm 2010 là gần 8,5 tỷ đồng.
Đóng cửa Chi nhánh TP.HCM trong năm 2011
Do hoạt động không hiệu quả nên trong năm 2011, HĐQT đã quyết định đóng cửa Chi nhánh
vào tháng 8, điều này làm giảm gánh nặng chi phí đồng thời giúp Ban Điều hành tập trung phát triển
tại Hội sở của Công ty.
Các mặt hạn chế trong năm 2011:
HĐQT vẫn chưa thực sự sâu sát trong việc giám sát phòng ngừa các rủi ro phát sinh trong hoạt
động Công ty. Cụ thể trong trường hợp Trưởng ban Kiểm soát là bà Nguyễn Thị Thu Hằng nắm giữ
chức vụ Phó Phòng Phụ trách Phòng Dịch vụ khách hàng của Công ty đang là đối tượng điều tra của
Công an Kinh tế theo Đơn trình báo ngày 13/2/2012 của Công ty v/v khách hàng TK 064C002368
Trần Tuấn Anh mà bà Hằng được ủy quyền toàn phần đã làm thất thoát tài sản của Công ty hơn 1,2
tỷ đồng.
3
3
IV. ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG VÀ KẾ HOẠCH KINH DOANH TRONG NĂM 2012
4.1 Đánh giá kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán năm 2012
Tình hình kinh tế chung:
Nền kinh tế Việt Nam đã trải qua quý I/2012 với mục tiêu kiềm chế lạm phát được thực hiện
khá thành công (lạm phát quý I giảm rất mạnh, còn 2,55% và được dự báo tiếp tục giảm trong các
quý tiếp theo), thâm hụt thương mại được cải thiện (nhập siêu chỉ là 251 triệu USD so với 3,5 tỷ
USD cùng kỳ năm 2011), tỷ giá USD/VND biến động ổn định (thông qua hệ thống ngân hàng
thương mại được duy trì mua vào bán ra ở mức 20.790 - 20.870), lãi suất đang dần hạ nhiệt sau thời
gian tăng nóng, NHNN đã liên tục điều chỉnh các mức lãi suất trên thị trường liên ngân hàng và trần
lãi suất huy động góp phần bình ổn thị trường tiền tệ và nới lỏng định tính cho nền kinh tế thông qua
chính sách tiền tệ.
Tuy nhiên, với các chính sách vĩ mô đang được thực thi (đặc biệt là chính sách tiền tệ) nền
kinh tế dường như đang thể hiện mặt trái của nó là tốc độ tăng trưởng GDP chậm lại (GDP trong quý
I tăng chưa đến 4% so với cùng kỳ) và giảm phát đang là mối lo đối với các doanh nghiệp trong nền
kinh tế, các ngành sản xuất có thể bị đình đốn, trong khi sức cầu chung trong nền kinh tế yếu đi, điều
này là tất yếu đối với một nền kinh tế thị trường sau thời gian tăng trưởng nóng và bị kiềm chế mạnh

tay bởi các biện pháp hành chính, các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ được thực hiện triệt
để sau một thời gian quá dài…không thể ngoại trừ kịch bản kinh tế tiếp theo (sau suy thoái là lạm
phát đình đốn…)
Tình hình thị trường chứng khoán:
Trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế Việt Nam và thế giới, Thị trường chứng khoán năm
2011 đã chứng kiến xu thế giảm điểm và thanh khoản sụt giảm, nhưng bước sang những tháng đầu
năm 2012 thị trường đã có những bước hồi phục đáng kể cả về mặt biến động chỉ số và giá trị giao
dịch. Trong quý I, VN-Index và HNX-Index lần lượt tăng thêm 25,45% và 22,91% so với thời điểm
31/12/2011, với giá trị giao dịch trung bình khoảng 1.501 tỷ đồng/phiên. Thị trường liên tục giằng co
tăng trong sự phân nhóm cổ phiếu.
Trên thị trường Trái phiếu, lượng trái phiếu Chính Phủ và bảo lãnh phát hành thành công
trong quý I/2012 ðạt 51.575 tỷ đồng, chiếm 74,34% tổng lượng trái phiếu chào bán và tăng 10% so
với cùng kỳ năm 2011. Lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành thành công chủ yếu trên thị trường
quốc tế, được khoảng 340 triệu USD (khoảng 7.000 tỷ VND), trong đó, Tập đoàn Mansan phát hành
thành công 155 triệu USD (khoảng 3200 tỷ VND), Tập đoàn Vincom phát hành thành công 185 triệu
4
4
USD (khoảng 3800 tỷ VND), ngoài ra, trong 2012 cũng có nhiều doanh nghiệp đăng ký phát hành
trái phiếu công ty (tổng giá trị đăng ký khoảng 1600 – 1800 triệu USD). Đối với giá trị giao dịch
trên thị trường thứ cấp trái phiếu quý I đạt khoảng 23.612 tỷ đồng (tăng 89% so với quý I/2011).
Đánh giá thị trường:
Với kỳ vọng kinh tế vĩ mô trong nước sẽ tiếp tục được duy trì đảm bảo ổn định, từng bước đẩy
lùi khó khăn thì mặc dù còn nhiều thách thức nhưng theo đánh giá của chúng tôi thị trường chứng
khoán Việt Nam trong năm 2012 được dự báo sẽ có một kịch bản lạc quan hơn so với năm 2011 và
các chủ thể tham gia trên thị trường năm nay sẽ có nhiều cơ hội để hoạt động kinh doanh hiệu quả
hơn so với năm 2011 (trong đó có cả nhà đầu tư và các công ty chứng khoán). Tuy nhiên, thị trường
sẽ có hiện tượng thanh lọc nhà đầu tư, thanh lọc cổ phiếu và thanh lọc các Công ty chứng khoán…
Chúng tôi đặt ra các kịch bản của thị trường để từ đó xây dựng kế hoạch và chiến lược kinh
doanh phù hợp:
Kịch bản 1 (kịch bản tích cực): thị trường tạo đáy và hồi phục trở lại cùng với những tín

hiệu kinh tế vĩ mô đang dần ổn định (trong những quý tiếp theo sẽ tiếp tục chứng kiến việc tăng
trưởng của thị trường cả về quy mô và chất lượng).
Cơ sở của kịch bản: thứ nhất, thị trường đã giảm thái quá về kỹ thuật và việc tìm về mặt bằng
hợp lý cơ bản là cần thiết; thứ hai, theo phân tích của chúng tôi kết thúc quý I/2012 thị trường đã có
tín hiệu phá vỡ kênh xu thế xuống dài hạn (từ 2007 và đỉnh phục hồi 2009); thứ ba, dòng tiền nước
ngoài đang là đề tài tích cực đối với kỳ vọng thị trường trong dài hạn; thứ tư, nền kinh tế đang được
điều hành phù hợp với bối cảnh hiện tại, sau giai đoạn thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát sẽ là
giai đoạn nới lỏng định tính (thông qua chính sách lãi suất, tỷ giá…) và nới lỏng định lượng (thông
qua nghiệp vụ thị trường mở, các gói kích cầu…), trong thời gian tiếp theo tiền cơ sở và hệ số nhân
tiền tăng lên là tiền đề cho sự phục hồi của nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói
riêng…
Dự báo với kịch bản 1: Vn Index có thể đạt 600 - 700 điểm vào cuối năm với giá trị giao dịch
>2000 tỷ/phiên, sự phân hóa của thị trường là lớn nhưng xu thế chung là tăng (những cổ phiếu
nhóm ngành tài chính, ngân hàng và chứng khoán là tiền đề cho sự phục hồi, những cổ phiếu ngành
vận tải và sản xuất sẽ được hưởng lợi từ việc chính sách định hướng dòng tiền, cổ phiếu bất động
sản sẽ tiếp tục phân hóa và còn nhiều rủi ro trong năm 2012)…
Kịch bản 2 (kịch bản thận trọng): sự phục hồi của thị trường chỉ mang tính kỹ thuật (xu
thế thứ cấp tăng chỉ là điều chỉnh của xu thế chính giảm) và cần nhiều hơn những tín hiệu
phục hồi đồng bộ của nền kinh tế.
5
5

×