Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh đối với ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam_ Khóa luận tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 86 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
*****

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO
LÃNH ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM


Họ và tên sinh viên : NGUYỄN THỊ HẢO
Lớp : TTQTD
Khóa : 13
Khoa : NGÂN HÀNG





Hà Nội, tháng 05 năm 2014
NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
*****

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO
LÃNH ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM


Họ và tên sinh viên : NGUYỄN THỊ HẢO
Lớp : TTQTD
Khóa : 13
Khoa : NGÂN HÀNG
GVHD : TS. NGUYỄN THỊ HỒNG HẢI






Hà Nội, tháng 05 năm 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động bảo lãnh đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam”
là công trình nghiên cứu riêng của tôi.
Các số liệu trong khóa luận được sử dụng trung thực. Các số liệu có nguồn
trích dẫn, kết quả trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong các
công trình nghiên cứu khác.
Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Thị Hảo












LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các
thầy giáo, cô giáo trường Học viện Ngân hàng trong suốt quá trình học tập tại đây
niên khóa 2010 – 2014 đã giúp em có được những kiến thức hết sức bổ ích về chuyên
ngành học của mình.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất và chân thành nhất đến cô
giáo – TS. Nguyễn Thị Hồng Hải, người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá
trình viết khóa luận tốt nghiệp này.
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị Phòng Bảo lãnh tại Sở giao
dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam đã giúp đỡ em trong
quá trình thực tập tại đây và hoàn thành khóa luận này.














DANH MỤC KÍ TỰ VIẾT TẮT
Số thứ tự
Viết tắt
Nguyên văn
1
BLNH
Bảo lãnh ngân hàng
2
NHNN
Ngân hàng Nhà nước
3
NHTM
Ngân hàng thương mại
4
SMEs
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
5
TMCP
Thương mại Cổ phần
6
URDG
Uniform Rules for Demand Guarantees (Các quy tắc
thống nhất về Bảo lãnh theo yêu cầu)
7
VCB
Vietcombank (Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Ngoại thương Việt Nam)
8
XNK
Xuất nhập khẩu














DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Thứ tự
Tên bảng, biểu, sơ đồ
Trang
Bảng 2.1
Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam giai đoạn 2011 - 2013
30
Bảng 2.2
Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2011 - 2013
32
Bảng 2.3
Kết quả kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam giai đoạn 2011- 2013
32
Bảng 2.4

Doanh số phát hành bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2011 - 2013
36
Bảng 2.5
Số món bảo lãnh phát hành tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam giai đoạn 2011- 2013
38
Bảng 2.6
Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2011 - 2013
40
Bảng 2.7
Doanh thu bảo lãnh/ Chi phí bảo lãnh tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2011 - 2013
42
Bảng 2.8
Doanh thu bảo lãnh/ Số cán bộ bảo lãnh tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2011- 2013
44
Biểu đồ 2.1
Dư nợ tín dụng quy VNĐ tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam giai đoạn 2011 - 2013
31
Biểu đồ 2.2
Kết quả kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam giai đoạn 2011 - 2013
33
Biểu đồ 2.3
Doanh số phát hành bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2011- 2013

37
Biểu đồ 2.4
Số món phát hành bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam giai đoạn 2011- 2013
39
Biểu đồ 2.5
Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2011- 2013
40
Biểu đồ 2.6
Doanh thu bảo lãnh/ Chi phí bảo lãnh tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2011- 2013
42
Biểu đồ 2.7
Doanh thu bảo lãnh/ Số cán bộ bảo lãnh tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2011- 2013
44
Sơ đồ 1.1
Mối quan hệ giữa các chủ thể bảo lãnh
4
Sơ đồ 1.2
Phát hành bảo lãnh trực tiếp
10
Sơ đồ 1.3
Phát hành bảo lãnh gián tiếp
11
Sơ đồ 1.4
Phát hành xác nhận bảo lãnh
12
Sơ đồ 1.5

Phát hành bảo lãnh có đảm bảo
13
Sơ đồ 1.6
Phát hành đồng bảo lãnh
14
Sơ đồ 1.7
Phát hành bảo lãnh giáp lưng
14
Sơ đồ 1.8
Phát hành bảo lãnh phụ
15
Sơ đồ 2.1
Cơ cấu bộ máy quản lí tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam
29













MỤC LỤC
Trang phụ bìa

Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục kí tự viết tắt
Danh mục bảng, biểu, sơ đồ
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 3
1.1.1. Khái niệm và các bên tham gia Bảo lãnh ngân hàng 3
1.1.2. Chức năng và vai trò của Bảo lãnh ngân hàng 5
1.1.3. Phân loại bảo lãnh 7
1.2. HIỆU QUẢ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 16
1.2.1. Khái niệm về hiệu quả bảo lãnh ngân hàng 16
1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả bảo lãnh ngân hàng 17
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ BẢO LÃNH NGÂN
HÀNG 20
1.3.1. Nhân tố khách quan 20
1.3.2. Nhân tố chủ quan 21
1.4. KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA
MỘT SỐ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ 23
1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh của một số ngân hàng
quốc tế 23
1.4.2. Bài học đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam 24
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 26
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM 27
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI
THƢƠNG VIỆT NAM 27
2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ

phần Ngoại thương Việt Nam 27
2.1.2. Tình hình hoạt động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt
Nam 30
2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM 33
2.2.1. Triển khai các văn bản pháp lí điều chỉnh hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam 33
2.2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động Bảo lãnh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Ngoại thương Việt Nam 35
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM 45
2.3.1. Kết quả đạt được 45
2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân 48
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 53
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH
ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT
NAM 54
3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM 54
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH ĐỐI VỚI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM 56
3.2.1. Giải pháp ngắn hạn 56
3.2.2. Giải pháp dài hạn 59
3.3. KIẾN NGHỊ 65
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ 65
3.3.2. Kiến nghị với Quốc hội 67
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 68
3.3.4. Kiến nghị với khách hàng 72
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 74
KẾT LUẬN 75

Danh mục tài liệu tham khảo
1

LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay toàn cầu hóa là một xu hướng tất yếu. Việt Nam trên con đường công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa cũng không nằm
ngoài xu hướng ấy. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế thế giới, sự mở rộng
về quy mô, phạm vi của các giao dịch thương mại, tính phức tạp và rủi ro của các
thương vụ buôn bán cũng tăng lên. Những rủi ro đó có thể là người mua không thanh
toán hoặc thanh toán không đúng thời hạn khi người bán đã giao hàng, người bán
không giao hàng đúng như hợp đồng đã cam kết hoặc cố tình không giao hàng khi
người mua đã thanh toán… Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng, chính trị, xã
hội bất ổn hay thiên tai, dịch bệnh, rủi ro không chỉ đến từ vấn đề gian lận trong kinh
doanh mà còn do chính những yếu tố khách quan này gây ra, đặt người mua hoặc
người bán vào tình huống bất khả kháng không thể thực hiện đúng hợp đồng. Xuất
phát từ những đòi hỏi cấp thiết của nền kinh tế như vậy, bảo lãnh ngân hàng đã ra đời
và ngày càng phát triển bên cạnh các hoạt động truyền thống của ngân hàng như huy
động vốn, đầu tư, cho vay. Ngân hàng với thế mạnh về uy tín, năng lực tài chính, trình
độ chuyên môn chuyên nghiệp sẽ cam kết với người nhận bào lãnh là sẽ thực hiện
nghĩa vụ thay cho khách hàng của ngân hàng nếu như họ không thực hiện đúng cam
kết, nhờ đó mà các rủi ro với các bên trong giao dịch thương mại được hạn chế.
Phù hợp với xu hướng phát triển của ngân hàng hiện đại, bảo lãnh đang là dịch
vụ được nhiều ngân hàng chú trọng phát triển bởi những lợi ích của nó đem lại lớn hơn
chi phí bỏ ra. Tuy nhiên, sự phát triển của hoạt động bảo lãnh cũng đi kèm với sự cạnh
tranh giữa các ngân hàng thương mại. Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả bảo lãnh,
cạnh tranh được với các ngân hàng khác là bài toán khó đặt ra cho các ngân hàng
thương mại nói chung và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói riêng.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, trong quá trình thực tập tại Phòng
Bảo lãnh của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, em đã quyết

định chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh đối với Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam” làm nội dung khóa luận tốt
nghiệp với mong muốn góp phần nhỏ nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh của ngân
hàng này.
2

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xuất phát từ yêu cầu và tính cấp thiết của đề tài, khóa luận nghiên cứu nhằm
đạt được những mục đích sau:
- Tổng hợp lại các vấn đề lí luận cơ bản liên quan đến hiệu quả hoạt động bảo
lãnh của các ngân hàng thương mại.
- Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam.
- Đưa ra những đề xuất và giải pháp, kiến nghị với mục đích nâng cao hiệu qủa
hoạt động bảo lãnh đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam.
3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI
- Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: tình hình thực tế về hiệu quả bảo lãnh tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2011 đến năm 2013
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở áp dụng các phương pháp tư duy logic
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Cụ thể là: phương pháp tư duy có
phân tích, thống kê, so sánh và đối chiếu, phương pháp tổng hợp nhằm đưa ra những
kiến giải, đánh giá khách quan phù hợp với yêu cầu đề tài.
5. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lí luận cơ bản về hiệu quả hoạt động bảo lãnh của
ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh đối với Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam


3

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO
LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. TỔNG QUAN VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
1.1.1. Khái niệm và các bên tham gia Bảo lãnh ngân hàng
1.1.1.1. Khái niệm Bảo lãnh ngân hàng
Hiện nay, chưa có một khái niệm chính thống về thuật ngữ bảo lãnh ngân hàng
(Bank Guarantee) trong luật pháp cũng như các thông lệ quốc tế. Tuy nhiên ta có thể
tiếp cận khái niệm này từ các tài liệu sau:
Theo URDG 758: “Bảo lãnh (Demand Guarantee) là một cam kết, cho dù
được đặt bằng một tên bất kì, của một ngân hàng, công ty bảo hiểm hay một cơ quan
khác, được lập thành văn bản cho việc thanh toán tiền dựa trên việc xuất trình một
yêu cầu đòi tiền phù hợp với các điều khoản của cam kết đó.”
[20]
Tại Việt Nam, theo Thông tư số 28/2012/TT- NHNN ngày 3/10/2012 quy định
về BLNH: “Bảo lãnh ngân hàng (sau đây gọi là bảo lãnh) là hình thức cấp tín dụng,
theo đó bên bảo lãnh cam kết bằng văn bản với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa
vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc
thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo
lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh theo thỏa thuận.”
[8]


1.1.1.2. Các bên tham gia Bảo lãnh ngân hàng
a. Chủ thể tham gia hoạt động Bảo lãnh ngân hàng
Trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng, có ít nhất ba chủ thể tham gia là: Ngân
hàng bảo lãnh, người được bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh.
Ngân hàng bảo lãnh - The Guarantor: Là ngân hàng thương mại phát hành thư
bảo lãnh theo yêu cầu của khách hàng. Các điều kiện để trở thành người bảo lãnh là
4

ngân hàng bảo lãnh phải có uy tín, có khả năng tài chính và được người thụ hưởng
bảo lãnh chấp nhận.
Người được bảo lãnh - The Principal: Là khách hàng yêu cầu ngân hàng phát
hành thư bảo lãnh.
Người thụ hưởng bảo lãnh – The Beneficiary: Là người được ngân hàng bồi
thường khi người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng. Đây là bên sẽ được bảo đảm
quyền lợi khi những vi phạm hợp đồng xảy ra.
Ngoài ra còn có các bên liên quan khác như: bên bảo lãnh đối ứng, bên xác
nhận bảo lãnh, bên bảo đảm nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh…
b. Mối quan hệ giữa các chủ thể bảo lãnh
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các chủ thể bảo lãnh

(2) (3)
(1)

Trong đó:
(1) Mối quan hệ giữa người được bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh là
mối quan hệ gốc, được thể hiện bằng một hợp đồng gốc. Hợp đồng này có thể là: Hợp
đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng thi công, lắp đặt, hồ sơ mời thầu, đơn dự thầu…
(2) Biểu thị mối quan hệ giữa người được bảo lãnh và ngân hàng bảo lãnh.
Trong đó, người được bảo lãnh gửi đơn yêu cầu phát hành thư bảo lãnh đến ngân hàng
bảo lãnh. Nếu chấp nhận, ngân hàng bảo lãnh sẽ phát hành Hợp đồng cấp bảo lãnh,

cam kết rằng trong trường hợp người được bảo lãnh vi phạm các điều khoản được bảo
lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh đòi tiền thì ngân hàng sẽ trả thay người được bảo
lãnh và người được bảo lãnh phải có nghĩa vụ hoàn trả ngân hàng số tiền ngân hàng đã
thanh toán cho người thụ hưởng bảo lãnh.
Ngân hàng bảo lãnh
Người được bảo
lãnh
Người thụ hưởng
bảo lãnh
5

(3) Biểu thị mối quan hệ giữa ngân hàng bảo lãnh và người thụ hưởng bảo
lãnh thông qua Thư bảo lãnh hoặc Hợp đồng bảo lãnh. Khi người được bảo lãnh vi
phạm những điều khoản trong hợp đồng gốc, ngân hàng bảo lãnh bồi thường cho
người thụ hưởng.
1.1.2. Chức năng và vai trò của Bảo lãnh ngân hàng
1.1.2.1. Chức năng của bảo lãnh ngân hàng
a. Chức năng pháp lí
Ngân hàng chấp nhận bảo lãnh cho khách hàng tức là ngân hàng thừa nhận ràng
buộc pháp lí với người thụ hưởng hợp đồng bảo lãnh. Ngân hàng phải hoàn toàn chịu
trách nhiệm bồi thường khi có bất kì điều kiện bảo lãnh nào phát sinh. Nếu khách hàng
không hoàn trả số tiền trả thay này thì ngân hàng sẽ hoàn toàn chịu rủi ro.
b. Chức năng là công cụ bảo đảm
Đây là chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh ngân hàng, thể hiện ở việc bảo
lãnh ngân hàng không phải là công cụ thanh toán mà chỉ là để đảm bảo an toàn cho
người hưởng, cung cấp cho người hưởng một khoản bồi hoàn tài chính cho những thiệt
hại do hành vi vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh gây ra. Rõ ràng BLNH ra
đời là một biện pháp phòng ngừa rủi ro hữu hiệu, góp phần giải phóng các ách tắc
trong các giao dịch ở các lĩnh vực trong nước và ngoài nước.
c. Chức năng công cụ tài trợ


Bảo lãnh là một công cụ tài trợ thực sự cho người được bảo lãnh. Khi ngân
hàng phát hành thư bảo lãnh, không trực tiếp cấp vốn cho khách hàng nhưng ngân
hàng đã đem lại những thuận lợi về mặt ngân quỹ như khi được vay vốn. Ví dụ nhờ có
bảo lãnh thuế nhập khẩu, doanh nghiệp được gia hạn thời hạn nộp thuế, tránh được
những khó khăn trong thời điểm thiếu vốn. Đồng thời bảo lãnh ngân hàng tạo điều
kiện thuận lợi cho việc tái điều chỉnh gánh nặng nợ cho hợp đồng hoặc dự án bằng
cách bảo vệ bên thụ hưởng bảo lãnh chống lại những rủi ro do người được bảo lãnh vi
phạm hợp đồng.
6

d. Chức năng công cụ đôn đốc hoàn thành hợp đồng

Khi ngân hàng phát hành thư bảo lãnh thì ngân hàng bị ràng buộc nghĩa vụ trả
thay người được bảo lãnh khi người này vi phạm hợp đồng gốc và người được bảo
lãnh phải có trách nhiệm hoàn trả lại ngân hàng số tiền đó. Vì vậy, để tránh tổn thất
không xảy ra, người được bảo lãnh luôn cố gắng thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
Mặt khác, ngân hàng muốn tránh rủi ro phải trả thay nên sẽ thường xuyên kiểm tra,
giám sát tạo một áp lực buộc người được bảo lãnh phải thực hiện đúng nghĩa vụ, giảm
thiểu những vi phạm.
1.1.2.2. Vai trò của bảo lãnh ngân hàng

a. Đối với nền kinh tế
Sự tồn tại của BLNH là một tất yếu khách quan, đáp ứng nhu cầu làm cho nền
kinh tế phát triển. Nó có vai trò như một chất xúc tác giúp điều hòa và thúc đẩy các
giao dịch kinh tế. Nhờ có BLNH mà các bên có thể tin tưởng nhau, yên tâm kí các hợp
đồng kinh tế và có trách nhiệm với hợp đồng mình kí kết. Thêm vào đó, BLNH còn có
vai trò quan trọng trong việc tăng thêm nguồn vốn cho các doanh nghiệp, thu hút vốn
đầu tư cho nền kinh tế. Nhờ vào uy tín của ngân hàng bảo lãnh, BLNH trở thành công
cụ tiếp cận tới các nguồn vốn của nước ngoài. Nguồn vốn này thường được tập trung

vào sản xuất từ đó giúp doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị
trường. Hơn nữa, BLNH không chỉ giúp các giao dịch thương mại trong nước phát
triển mà BLNH còn tăng cường các mối quan hệ kinh tế quốc tế thông qua BLNH
trong ngoại thương.
b. Đối với ngân hàng
BLNH đem lại lợi ích trực tiếp cho ngân hàng đó là phí bảo lãnh. Phí bảo lãnh
đóng góp vào lợi nhuận ngân hàng một khoản không nhỏ, chiếm tỉ lệ khá lớn trong
tổng phí dịch vụ của các ngân hàng hiện nay. Không những thế, BLNH còn góp phần
đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng bên cạnh các nghiệp vụ truyền thống
như cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính…Mặt khác, nếu thực hiện tốt, BLNH giúp
NHTM bán chéo sản phẩm, thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ. Điều
7

này rất có ý nghĩa trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Hơn thế nữa,
BLNH nâng cao uy tín và tăng cường quan hệ của ngân hàng đặc biệt là trên trường
quốc tế thông qua mạng lưới ngân hàng đại lí. Nhờ bảo lãnh, ngân hàng tạo được thế
mạnh, uy tín, tăng thêm khách hàng và lợi nhuận.
c. Đối với khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh
Trong các quan hệ kinh tế, không phải lúc nào cũng có sự tin tưởng. Vì thế, để
đảm bảo an toàn, một bên thường yêu cầu bên kia có BLNH thì giao dịch mới được
thực hiện. Do đó, BLNH là bước khởi đầu để các hợp đồng được kí kết. Ngoài ra, nhờ
có BLNH mà các doanh nghiệp tiết kiệm được khoản vay vốn đáng kể, chiếm dụng
vốn hợp lí từ người bán, có thêm nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động và doanh
nghiệp chỉ phải trả một khoản phí tương đối thấp. Mặt khác, BLNH góp phần nâng cao
trách nhiệm của người được bảo lãnh về nghĩa vụ họ phải thực hiện.
1.1.3. Phân loại bảo lãnh
1.1.3.1. Căn cứ theo mục đích phát hành
a. Bảo lãnh dự thầu (Tender Guarantee)
Bảo lãnh dự thầu có ý nghĩa bảo đảm lợi ích cho bên mời thầu, bù đắp những
thiệt hại về thời gian, chi phí cho chủ thầu do những vi phạm của người đăng kí dự

thầu gây ra như: rút đơn thầu, trúng thầu nhưng không kí tiếp hợp đồng cung ứng, bổ
sung thêm điều khoản trong hợp đồng trúng thầu so với bản dự thầu…
Mức bảo lãnh theo thông lệ từ 2% - 10% giá trị hợp đồng.
Bảo lãnh dự thầu là phương tiện thay thế cho việc kí quỹ của người tham gia dự
thầu, do đó, số tiền bảo lãnh tương đương với giá trị cần kí quỹ. Bảo lãnh dự thầu còn
cho bên chủ thầu thấy đơn dự thầu là lời đề nghị nghiêm túc và bên dự thầu sẽ kí tiếp
hợp đồng khi trúng thầu. Thông qua bảo lãnh dự thầu, người dự thầu cũng thể hiện
năng lực tài chính của mình là lành mạnh, được ngân hàng tin tưởng. Bảo lãnh dự thầu
hết hiệu lực khi:
- Người dự thầu trúng thầu và đã kí bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
8

- Người dự thầu không trúng thầu.
- Bên mời thầu hủy gói thầu.
b. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng (Performance Guarantee)
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng có ý nghĩa bảo đảm lợi ích của người mua, chủ
đầu tư khi người bán, nhà thầu vi phạm hợp đồng như: Không giao hàng, giao hàng
chậm, giao hàng không đúng số lượng, chất lượng…Giá trị bảo lãnh thường bằng 10%
-15% giá trị hợp đồng gốc và có thể giảm dần theo tiến độ thực hiện hợp đồng. Bảo
lãnh thực hiện hợp đồng thường được sử dụng sau khi hết hiệu lực của bảo lãnh dự
thầu và kết thúc khi bên được bảo lãnh hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng. Bảo lãnh
thực hiện hợp đồng và bảo lãnh dự thầu không có hiệu lực song song.
c. Bảo lãnh tiền đặt cọc hoặc tiền ứng trước (Advance payment Guarantee)
Bảo lãnh tiền ứng trước lả cam kết của ngân hàng sẽ hoàn lại số tiền mà người
mua, chủ đầu tư (người thụ hưởng) đã đặt cọc hoặc ứng trước cho người bán, nhà thầu
(người được bảo lãnh) khi người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng. Loại bảo lãnh này
có hiệu lực từ ngày người được bảo lãnh sử dụng khoản tiền này và hết hiệu lực khi
người được bảo lãnh hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng cộng với một số ngày để người
thụ hưởng làm thủ tục đòi tiền (nếu có). Giá trị bảo lãnh bằng số tiền mà người thụ
hưởng đã ứng trước cho người được bảo lãnh, thường từ 5 – 20% giá trị hợp đồng

(tương ứng khoản đặt cọc hoặc ứng trước).
d. Bảo lãnh thanh toán (Payment Guarantee)
Bảo lãnh thanh toán có ý nghĩa bảo vệ lợi ích của người bán, nhà thầu trong
trường hợp hợp đồng gốc quy định việc thanh toán trả chậm nhưng người mua, chủ
đầu tư lại không thanh toán đầy đủ và đúng hạn. Giá trị bảo lãnh bằng giá trị hợp đồng
trừ các khoản ứng trước. Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh thanh toán thường trùng với
thời hạn trả chậm mà người bán cung cấp cho người mua.
e. Bảo lãnh bảo hành (Maintenance Guarantee)
9

Bảo lãnh bảo hành thường được áp dụng trong xây dựng để bảo hành chất
lượng công trình xây dựng hoặc trong các hợp đồng nhập thiết bị đồng bộ để bảo hành
máy móc thiết bị. Giá trị bảo lãnh thường từ 5- 10% hợp đồng.
Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi công trình, máy móc có sự cố mà
người cung cấp từ chối bảo hành. Khi đó ngân hàng sẽ trả tiền cho người thụ hưởng
thuê công ty khác sửa chữa, bảo hành. Bảo lãnh bảo hành có hiệu lực sau một thời gian
nhất định (thường từ 12- 24 tháng) kể từ ngày nghiệm thu hoàn thành công trình hoặc
hoàn thành việc lắp đặt, chạy thử máy móc, thiết bị.
f. Bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu (Customs Guarantee)
Loại hình bảo lãnh này mới phát sinh những năm gần đây và ngày trở nên phổ
biến khi Cơ quan Hải quan cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu sau khi đạt được các
điều kiện nhất định được phép nộp chậm thuế. Những doanh nghiệp không đủ điều
kiện nộp chậm thuế có thể sử dụng bảo lãnh thuế để có thể gia hạn thời hạn nộp thuế.
Thời hạn nộp thuế được bảo lãnh theo nhu cầu khách hàng nhưng không vượt quá thời
hạn chậm nộp thuế tối đa được pháp luật cho phép (hiện nay quy định tại Thông tư số
128/2013/TT – BTC ngày 10/09/2013 của Bộ tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra,
giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lí thuế đối với hàng hóa
xuất khẩu nhập khẩu).
Về bản chất, bảo lãnh thuế nhập khẩu là một loại hình bảo lãnh thanh toán. Nếu
quá thời hạn nộp thuế mà các doanh nghiệp nhập khẩu chưa nộp thuế thì ngân hàng

bảo lãnh phải chịu nộp số tiền thuế đó thay cho các doanh nghiệp được bảo lãnh.
g. Bảo lãnh nhận hàng (Guarantee for release of goods without original
Bill of lading)
Bảo lãnh nhận hàng là sự bảo đảm từ phía ngân hàng (sau khi đã kí kết với
người mua/ nhà nhập khẩu) cho công ty vận chuyển hoặc nhà xuất khẩu cho việc giao
hàng hóa mà chưa cần xuất trình vận đơn đường biển. Bảo lãnh nhận hàng tạo điều
kiện cho khách hàng có thể lấy hàng trước khi nhận được bộ chứng từ vận chuyển và
10

cho bất kì một lí do nào khác như thay thế vận đơn đường biển cũ đã bị thất lạc. Bảo
lãnh nhận hàng thường được phát hành kèm Thư tín dụng.
1.1.3.2. Căn cứ theo phương thức phát hành
a. Bảo lãnh trực tiếp (Direct Guarantee)
Bảo lãnh trực tiếp là loại bảo lãnh, trong đó ngân hàng của người được bảo lãnh
cam kết bồi thường không hủy ngang trực tiếp cho người thụ hưởng. Sau khi đã bồi
thường cho người thụ hưởng, ngân hàng bảo lãnh truy đòi bồi hoàn trực tiếp từ người
được bảo lãnh.
Thông thường có ba bên tham gia là: ngân hàng bảo lãnh (ngân hàng phát
hành), người thụ hưởng và người được bảo lãnh. Khi người thụ hưởng ở nước ngoài
thì thường có thêm ngân hàng thông báo thư bảo lãnh.
Sơ đồ 1.2: Phát hành bảo lãnh trực tiếp
(4)

(2) (3) (5)
(1)

Trong đó:
(1) Hợp đồng cơ sở được kí kết giữa người được bảo lãnh và người thụ hưởng.
(2) Trên cơ sở hợp đồng gốc, người được bảo lãnh yêu cầu ngân hàng phát
hành thư bảo lãnh và cam kết hoàn trả.

(3) Trong trường hợp không có ngân hàng đại lí, ngân hàng bảo lãnh phát
hành thư bảo lãnh trực tiếp cho người thụ hưởng.
(4) Trong trường hợp có ngân hàng đại lí, ngân hàng bảo lãnh phát hành thư
bảo lãnh và chuyển đến cho người thụ hưởng qua ngân hàng đại lí (ngân hàng thông báo).
(5) Ngân hàng thông báo nhận thư bảo lãnh và chuyển đến cho người thụ hưởng.
Ngân hàng phát hành
(Issuing Bank)
Ngân hàng thông báo
(Advising bank)
Người được bảo lãnh
(The Principal)
Người thụ hưởng
(The Beneficiary)
11

b. Bảo lãnh gián tiếp (Indirect Guarantee)
Bảo lãnh gián tiếp (Bảo lãnh đối ứng) là loại hình bảo lãnh, trong đó ngân hàng
bảo lãnh phát hành thư bảo lãnh không phải theo yêu cầu của người được bảo lãnh mà
là theo yêu cầu trong thư bảo lãnh đối ứng của một ngân hàng khác. Bảo lãnh gián tiếp
được sử dụng trong ngoại thương.
Thông thường có 4 bên tham gia bảo lãnh gián tiếp: người thụ hưởng, người
được bảo lãnh, ít nhất 2 ngân hàng là ngân hàng phát hành (Issuing bank) và ngân
hàng chỉ thị hay còn gọi là ngân hàng phát hành bảo lãnh đối ứng (Instructing bank).
Thời hạn của thư bảo lãnh đối ứng thường dài hơn thời hạn của thư bảo lãnh
gốc ít nhất 15 ngày, ngoài ra cam kết trả tiền của ngân hàng chỉ thị với ngân hàng bảo
lãnh luôn là vô điều kiện.
Sơ đồ 1.3: Phát hành bảo lãnh gián tiếp
(3)

(2) (4)

(1)

Trong đó:
(1) Hợp đồng cơ sở được kí kết giữa người được bảo lãnh và người thụ hưởng.
(2) Người được bảo lãnh yêu cầu ngân hàng của mình phát hành thư bảo
lãnh đối ứng.
(3) Ngân hàng chỉ thị phát hành bảo lãnh cho ngân hàng đại lí tại quốc gia
người thụ hưởng.
(4) Ngân hàng đại lí phát hành bảo lãnh cho người thụ hưởng.
c. Xác nhận bảo lãnh
Ngân hàng chỉ thị
(Instructing bank)
Ngân hàng phát hành
(Issuing bank)
Người được bảo lãnh
(The Principal)
Người thụ hưởng
(The Beneficiary)
12

Là trường hợp ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng bảo lãnh điền thêm sự xác
nhận đảm bảo khả năng thanh toán vào thư bảo lãnh trước khi thông báo cho người thụ
hưởng bảo lãnh.
Sơ đồ 1.4: Phát hành xác nhận bảo lãnh
(3)


(2) (4)
(1)



Trong đó:
(1) Hợp đồng gốc giữa người được bảo lãnh và người thụ hưởng.
(2) Người được bảo lãnh yêu cầu ngân hàng phát hành thư bảo lãnh có xác nhận.
(3) Ngân hàng phát hành thư bảo lãnh đề nghị ngân hàng xác nhận xác nhận
thư bảo lãnh.
(4) Ngân hàng xác nhận phát hành thư xác nhận bảo lãnh cho người thụ hưởng.
d. Bảo lãnh có bảo đảm
Bảo lãnh có đảm bảo là loại bảo lãnh trong trường hợp ngân hàng bảo lãnh
không thực sự tin tưởng khả năng tài chính của người yêu cầu bảo lãnh, bên cạnh việc
yêu cầu người được bảo lãnh đảm bảo bằng tài chính (tài sản đảm bảo của người được
bảo lãnh) thì ngân hàng có thể yêu cầu sự đảm bảo từ bên thứ ba (công ty mẹ, ngân
hàng, tổ chức tín dụng khác…). Trường hợp này cũng tương tự như khi ngân hàng
nhận được một bảo lãnh đối ứng để phát hành bảo lãnh.

Ngân hàng phát hành
(Issuing bank)
Ngân hàng xác nhận
(Confirming bank)
Người được bảo lãnh
(The Principal)
Người thụ hưởng
(The Beneficiary)

13

Sơ đồ 1.5: Phát hành bảo lãnh có đảm bảo


(4) (5)

(3) (4)
(2) (1) (6)

Trong đó:
(1) Hợp đồng cơ sở giữa người được bảo lãnh và người thụ hường.
(2) Người được bảo lãnh yêu cầu ngân hàng phát hành thư bảo lãnh.
(3) Người được bảo lãnh gửi yêu cầu cho bên thứ ba yêu cầu đảm bảo.
(4) Bên đảm bảo phát hành bảo lãnh đối ứng cho ngân hàng phát hành, đảm
bảo cho người được bảo lãnh.
(5) Ngân hàng phát hành phát hành thư bảo lãnh và gửi cho người thụ hưởng
qua ngân hàng thông báo.
(6) Ngân hàng thông báo thông báo thư bảo lãnh cho người thụ hường.
e. Đồng bảo lãnh
Là loại hình bảo lãnh mà nhiều ngân hàng cùng đứng ra bảo lãnh cho một người
yêu cầu trong trường hợp số tiền bảo lãnh vượt quá khả năng tài chính hoặc ngân hàng
muốn chia sẻ rủi ro. Trách nhiệm của các ngân hàng tham gia đồng bảo lãnh phụ thuộc
vào giá trị hợp đồng mà các ngân hàng đó chấp nhận bảo lãnh. Khi người được bảo
lãnh thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc vi phạm hợp đồng thì các ngân hàng thành
viên sẽ chuyển tiền về ngân hàng đầu mối để trả thay cho người được bảo lãnh và có
trách nhiệm tự truy thu lại từ khách hàng này. Ngân hàng đầu mối không có trách
nhiệm đòi tiền từ khách hàng trong phạm vi vốn góp của ngân hàng thành viên mà chỉ
chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp của mình.
Bên đảm bảo
Ngân hàng phát hành
Người được bảo lãnh
Ngân hàng thông báo
Người thụ hưởng
14

Sơ đồ 1.6: Phát hành đồng bảo lãnh

(3) (4)

(3) (2) (5)

(1)
Trong đó:
(1) Hợp đồng cơ sở được kí kết giữa người được bảo lãnh và người thụ hưởng.
(2) Người được bảo lãnh yêu cầu ngân hàng phát hành bảo lãnh.
(3) Các ngân hàng thành viên cam kết chịu trách nhiệm của mình bằng các bảo
lãnh đối ứng gửi tới ngân hàng đầu mối.
(4) Ngân hàng đầu mối phát hành thư bảo lãnh và gửi đến ngân hàng thông báo.
(5) Ngân hàng thông báo thông báo thư bảo lãnh cho người thụ hưởng.
f. Bảo lãnh giáp lưng
Trong trường hợp buôn bán tay ba, rủi ro không thanh toán/không thực hiện
hợp đồng có thể xảy ra tại các khâu trung gian. Bảo lãnh giáp lưng ra đời để bảo đảm
thực hiện hợp đồng trong trường hợp này.
Sơ đồ 1.7: Phát hành bảo lãnh giáp lƣng


Bảo lãnh (1) Bảo lãnh (2)
Bán hàng Bán hàng

Ngân hàng A
Nhà xuất khẩu
Ngân hàng B
Nhà nhập khẩu
trung gian
Nhà nhập khẩu
Người được
bảo lãnh

Người thụ
hưởng
Ngân hàng đầu
mối
Ngân hàng
thông báo
Ngân hàng
thành viên
Ngân hàng
thành viên
15

Trong trường hợp nhà xuất khẩu không giao hàng, nhà nhập khẩu trung gian đòi
tiền theo bảo lãnh thực hiện hợp đồng (1). Nếu nhà nhập khẩu trung gian mua được
hàng từ nhà cung cấp khác để đảm bảo thực hiện hợp đồng với nhà nhập khẩu thì sẽ
không làm phát sinh đòi tiền từ bảo lãnh thực hiện hợp đồng (2). Nhưng nếu nhà nhập
khẩu không thanh toán cho nhà nhập khẩu trung gian thì thì sẽ phát sinh đòi tiền từ nhà
bảo lãnh thanh toán (2).
g. Bảo lãnh phụ
Để đảm bảo cho nhà thầu thực hiện công trình theo đúng tiến độ và yêu cầu,
nhà thầu chính yêu cầu nhà thầu phụ phải mở những bảo lãnh mà người thụ hưởng là
nhà thầu chính. Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh phụ chỉ phụ thuộc vào thời hạn công
trình mà không phụ thuộc vào bảo lãnh chính.
Sơ đồ 1.8: Phát hành bảo lãnh phụ
(2) (5)

(3) (1) (5)
(4)

Trong đó :

(1), (2), (3), (4) như quy trình bảo lãnh trực tiếp. (5) Bảo lãnh phụ có thêm một
khâu là ngân hàng phục vụ nhà thầu phụ phát hành bảo lãnh phụ cho người thụ hưởng
là nhà thầu chính.
1.1.3.3. Căn cứ theo phạm vi vùng lãnh thổ
a. Bảo lãnh trong nước
Bảo lãnh trong nước là loại bảo lãnh mà các bên tham gia cùng thuộc một quốc
gia. Bảo lãnh trong nước được sử dụng để trợ giúp hầu như tất cả các hoạt động tài
Ngân hàng phát
hành
Ngân hàng thông
báo
Người được bảo
lãnh
Người thụ hưởng
bảo lãnh
Ngân
hàng phục
vụ nhà
thầu phụ
Ngân
hàng phục
vụ nhà
thầu phụ
16

chính và phi tài chính như: hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng thuê mua, hợp đồng
xây dựng, hợp đồng mua bán máy móc thiết bị…
b. Bảo lãnh quốc tế
Bảo lãnh quốc tế là loại hình bảo lãnh ngân hàng mà trong đó các bên tham gia
thuộc các nước khác nhau. Ngày nay trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới,

hoạt động của một công ty thường không bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà vươn
đến tầm khu vực hoặc thế giới. Quy mô các giao dịch ngày càng lớn, mức độ phức tạp
ngày càng cao, các giao dịch diễn ra trong nhiều khoảng thời gian khác nhau và yếu tố
khác biệt về địa lí ngày càng làm tăng rủi ro, đặc biệt là rủi ro không thực hiện đúng
hợp đồng đã kí kết. Bảo lãnh quốc tế xuất hiện đã giảm bớt rủi ro đó khi các bên tham
gia ở các quốc gia khác nhau.
1.2. HIỆU QUẢ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
1.2.1. Khái niệm về hiệu quả bảo lãnh ngân hàng
Hiện nay chưa có một khái niệm chính thống về hiệu quả bảo lãnh ngân hàng.
Bảo lãnh ngân hàng cũng là một hoạt động kinh tế, vì vậy ta có thể tiếp cận khái niệm
này từ những những tài liệu sau:
Theo Từ điển Phân tích kinh tế (Bernard Guerrien, Nguyễn Đôn Phước dịch,
nhà xuất bản Tri thức, 2007, trang 260): “Hiệu quả (Efficience/ Efficient) là thuật ngữ
mơ hồ dùng để chỉ một phân bổ nguồn lực trong số những phân bổ tốt nhất có thể”. Ý
tưởng “hiệu quả” do đó đối lập với ý tưởng “lãng phí” nguồn lực, hiểu theo nghĩa
rộng. Chẳng hạn, một kĩ thuật - hay một tổ chức sản xuất được gọi là hiệu quả nếu nó
cho được một sản lượng lớn nhất với những nguồn lực nhất định.”
[1]

Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam, tập 2 (Hội đồng quốc gia, nhà xuất bản từ
điển Bách Khoa Hà Nội, 2002, trang 290): “Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu biều hiện kết
quả của hoạt động sản xuất, mở rộng ra là hoạt động kinh tế, hoạt động kinh doanh,
phản ánh tương quan giữa kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật tư, tài chính.
Là chỉ tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố của sản xuất - kinh
doanh, nhằm đạt được kết quả kinh tế tối đa với chi phí tối thiểu. Tuỳ theo mục đích

×