Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bài thuyết trình báo cáo về việc khai thác các di sản ảnh hưởng đến môi trường sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.04 KB, 3 trang )

Bài thuyết trình báo cáo về việc khai thác các di sản
ảnh hưởng đến môi trường sống
TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC
• Thay mặt Ban Lãnh Đạo của Vụ Khoa học-Công Nghệ và Môi trường,chúng tôi
xin đưa ra những ý kiến cho tình hình phát triển của các khu di tích di sản văn
hóa hiện nay.
 Việt Nam có nhiều thế mạnh để trở thành điểm đến với bạn bè quốc tế, nhất là khi có tới 9
di sản được công nhận là Di sản Thiên nhiên và Văn hóa thế giới. Quá trình phát triển đi đôi
với việc các ngành phát triển đặc biệt là ngành du lịch. Chính vì thế việc các di sản văn hóa là
những nơi khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan ngày càng đông. Việc khai thác
sử dụng các nguồn di sản quí báu ấy sao cho hợp lí là một vấn đề nan giải chưa được triển
khai chặt chẽ và tuyên truyền rộng rãi với mọi người
 Giải quyết thật thoả đáng mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa nói chung, giữa bảo tồn và
phát triển nói riêng là vấn đề mang tính toàn cầu, được quan tâm ở tất cả các quốc gia, đặc
biệt là đối với các nước đang phát triển và hội nhập như Việt Nam. Từ đây việc xây dựng
những kế hoạch và hướng đi mới cho ngành du lịch của chúng ta mới là trọng tâm của vấn
đề cấp bách hiện nay.
• Các di sản trở thành khu du lịch lớn, nhưng có nơi mới là điểm du lịch nhỏ. Thế nhưng, các di
sản thế giới của VN có điểm chung là đều chưa có quy hoạch phát triển du lịch. Vì thế, nhiều nơi,
việc đầu tư phát triển du lịch còn dàn trải, manh mún.
• Không có chính sách hợp lý, nên hiệu quả trong huy động cộng đồng tham gia bảo tồn và khai
thác tài nguyên du lịch yếu, đã trở thành một trong những nguyên nhân khiến các di sản thế giới ở
Việt Nam đứng trước thách thức: môi trường du lịch xuống cấp và hủy hoại, giá trị bị suy giảm,
ảnh hưởng đến mục tiêu phát huy di sản để phát triển du lịch, xóa đói giảm nghèo ở các địa
phương.
• Sự không thống nhất trong tổ chức quản lý dẫn đến, dù sức hấp dẫn của các di sản ngang
nhau, song mức độ phát triển về du lịch lại khác biệt: Vịnh Hạ Long là nơi thu hút lượng khách du
lịch lớn nhất trong 5 di sản ở VN, tiếp đến là Huế và Hội An. Phong Nha – Kẻ Bàng và Mỹ Sơn còn
khá khiêm tốn, nhất là Phong Nha – Kẻ Bàng mới chủ yếu là khách nội địa đến tham quan.
(hình ảnh dẫn chứng)
• Hoạt động du lịch không gắn với công tác bảo tồn, trong khi bảo tồn là điều sống còn của các


di sản, đã cho thấy vấn đề quản lý Nhà nước ở khu vực di sản còn có nhiều điều chưa ổn. Mô
hình tổ chức cũng như chức năng của các cơ quan quản lý du lịch ở các di sản cũng rất khác biệt,
tác động không nhỏ đến hiệu quả hoạt động du lịch ở đây. Du lịch chỉ được xem là một trong
nhiều hoạt động phát triển ở di sản, nên không có BQL riêng, mà chỉ có BQL di sản chung.
• Là 2 di sản lớn, nhưng cả vịnh Hạ Long và Khu di tích Mỹ Sơn không có bộ phận chuyên quản
lý hoạt động du lịch, còn vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng lại có BQL với chức năng quản lý
rừng đặc dụng theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng… Các địa phương chưa khai thác hết giá trị
của di sản để xây dựng các sản phẩm đa dạng và hấp dẫn, thậm chí, còn có tình trạng khai thác
sai mục đích.
• Tình trạng ăn xổi, ở thì, chặt chém du khách, rồi lạm dụng xây dựng công trình mới ở di sản
đã khiến nhiều người e ngại về những giá trị to lớn của di sản. Trong khi đó, sự phối hợp giữa Bộ
VH, TT&DL, Ủy ban UNESCO Việt Nam và chính quyền cấp tỉnh nơi có di sản để xây dựng mô hình
tổ chức và các chính sách, giải pháp phát triển du lịch từ phát huy các giá trị di sản, còn hạn chế.
(Hình ảnh dẫn chứng)
• Các di sản cần được quản lý ở cấp quốc gia với một tổ chức riêng đảm nhiệm, chứ không nên
chỉ coi đó là một nhiệm vụ quản lý của Cục Di sản văn hóa như hiện nay. Cần có quy định cụ thể
về công tác bảo tồn và phát triển du lịch, nhằm tránh những sai phạm hiện có như sử dụng vật
liệu mới, xây dựng thêm các công trình phục vụ kinh doanh du lịch…
• Sự phối hợp giữa địa phương với Bộ VH, TT&DL, Ủy ban UNESCO VN và các bộ, ngành liên
quan là cần thiết, để điều chỉnh lại mô hình tổ chức quản lý phát triển du lịch ở các di sản thế
giới, đồng thời bổ sung hoặc xây dựng mới các chính sách và hệ thống qui định pháp luật phù
hợp với đặc điểm cụ thể của khu vực di sản.
• Vấn đề nhất thiết đối với cơ quan quản lý trực tiếp các di sản thế giới là phải xây dựng được
chiến lược khai thác và phát huy có hiệu quả các giá trị của di sản. Đặc biệt, việc quản lí vệ sinh
cũng như đảm bảo an toàn môi trường cho các khu di sản phải thực sự được đẩy mạnh quá trình
công tác này. Nó giúp phần giữ gìn nét thuần khiết và đậm tính truyền thống của di sản vừa thể
hiện dân tộc Việt Nam giàu mạnh và phát triển dần theo năm tháng.
[ Dẫn chứng ô nhiễm ở VHL]
(Phát triển kinh tế đã và đang trở thành nguy cơ phát sinh nguồn ô nhiễm, có khả năng ảnh hưởng mạnh
mẽ tới môi trường vùng Vịnh Hạ Long – Bái Tử Long khi việc kiểm soát nguồn thảo của địa phương hiện

nay chưa thật sự hiệu quả… Hầu hết các nguồn ô nhiễm chưa được xử lý khi thải ra môi trường… Thời gian
qua công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn TP Hạ Long đã được đặc biệt chú trọng. Tuy nhiên, với sự
phát triển mạnh và quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh đã gây ra không ít tác động tiêu cực đến môi trường
như ô nhiễm bụi, khí thải từ các hoạt động khai thác than, bồi lắng, ô nhiễm môi trường nước Vịnh Hạ
Long. Những tồn tại trên đã đặt ra cho Hạ Long cần phải quan tâm tìm giải pháp khắc phục…)
Nếu trong mỗi người dân có ý thức về việc làm và hành động của mình đến
môi trường và tài nguyên thiên nhiên, các di sản văn hóa của dân tộc ta như
thế nào thì việc phát triển của dân tộc ta không còn là một vấn đề nan giải
nữa. Hãy hành động vì cuộc sống và môi trường của chúng ta!
(Nhóm trưởng: đã xem và chỉnh sửa)

×