BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỆT NAM
BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KHÔNG DÂY CÓ ĐỊNH
HƯỚNG VÀO HỆ THỐNG KHAI THÁC SỬ DỤNG MÃ VẠCH TẠI CÁC
TRUNG TÂM CHIA CHỌN BƯU CHÍNH
Mã số: 58-11-KHKT-RD
Chủ trì đề tài: ThS. Nguyễn Tuệ Linh.
Cộng tác viên:
1 – Võ Mạnh Linh
2 – Nguyễn Trung Tâm
3 – Lê Thành Long
4 – Vương Toàn Dũng
5 – Đinh Vương Anh
Hà Nội, tháng 11/2011
2
2
BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Tên đề tài: Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ không dây có định hướng vào hệ
thống khai thác sử dụng mã vạch tại các trung tâm chia chọn bưu chính.
Mã số: 58-11-KHKT-RD.
Ngày 22/2/2011, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam và Văn phòng Bộ Thông tin và
Truyền thông đã ký Hợp đồng Khoa học công nghệ số 59/HĐ-KHCN về việc thực hiện đề
tài “Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ không dây có định hướng vào hệ thống khai
thác sử dụng mã vạch tại các trung tâm chia chọn bưu chính” – Mã số 58-11-KHKT-
RD gồm các nội dung chính như sau:
- Phân tích, đánh giá về công tác khai thác - chia chọn bưu gửi sử dụng mã vạch
hiện tại của Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam.
- Tóm tắt, đánh giá về công nghệ phát sóng không dây có định hướng và trang thiết
bị kỹ thuật đi kèm. Đánh giá ưu/nhược điểm của công nghệ này so với các công nghệ
truyền dữ liệu khác. Giới thiệu về một số chủng loại/hãng sản xuất tiêu biểu.
- Đánh giá khả năng ứng dụng công nghệ phát sóng không dây vào hệ thống mã
vạch để triển khai dịch vụ logistics và cung cấp giá trị gia tăng cho khách hàng.
- Đề xuất phương án lắp đặt cơ sở hạ tầng (cả phần cứng và phần mềm) để triển
khai hệ thống quản lý mã vạch thời gian thực.
Triển khai nội dung nghiên cứu, nhóm đề tài gồm các cán bộ, chuyên viên có kinh
nghiệm và kiến thức thuộc lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin:
Chủ trì Nguyễn Tuệ Linh – Phó Trưởng Ban Kỹ thuật – Công nghệ thông tin, Tổng Công ty
Bưu chính Việt Nam (VNPost).
Và các thành viên tham gia nghiên cứu:
- Võ Mạnh Linh Chuyên viên Ban Kỹ thuật – CNTT, VNPost
- Nguyễn Trung Tâm Chuyên viên Ban Kỹ thuật – CNTT, VNPost
- Lê Thành Long Chuyên viên Ban Kỹ thuật – CNTT, VNPost
- Vương Toàn Dũng Giám đốc TT Nghiên cứu – Phát triển, Postef
- Đinh Vương Anh Trưởng phòng CNTT, TT Nghiên cứu – Phát triển,
Postef
Sau thời gian tổ chức nghiên cứu, nhóm đề tài đã hoàn tất các nội dung nêu trong đề
cương khoa học công nghệ được phê duyệt kèm theo Hợp đồng số 58/HĐ-KHCN ngày
22/2/2011 nội dung cụ thể như sau:
I. Phân tích, ánh giá v công tác khai thác chia ch n b u g i s d ng mã–đ ề ọ ư ử ử ụ
v ch hi n t i c a T ng Công ty B u chính Vi t Namạ ệ ạ ủ ổ ư ệ .
Đề tài đã trình bày về mô hình tổ chức khai thác chia chọn tại Tổng Công ty Bưu
chính Việt Nam (VNPost); đánh giá chi tiết thực trạng công tác khai thác, chia chọn sử
dụng mã vạch tại VNPost.
Với việc ứng dụng mã vạch đã được triển khai trong tất cả các khâu khai thác bưu
gửi và trên hầu hết các ấn phẩm nghiệp vụ, đã cho ta thấy những đặc điểm mới trong quy
3
trình khai thác bưu phẩm bưu kiện, từ đó làm nảy sinh những yêu cầu mới đối với những
trung tâm khai thác bưu chính, như sau:
1.1. Yêu cầu hỗ trợ cho khai thác
Bưu phẩm, bưu kiện đến và đi và trong thời gian chia chọn sẽ không thường xuyên
ở một vị trí cố định. Hình dạng, kích thước, trọng lượng bưu gửi biến động trong một dải
rộng. Với những bưu kiện lớn, cồng kềnh thì việc sử dụng chủ yếu các thiết bị đọc mã
vạch dùng dây hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu khai thác, do vậy:
- Các thiết bị đọc mã vạch phải gọn, nhẹ, dễ dàng cầm bằng tay trong quá trình khai
thác, hoạt động trong vùng rộng của một sàn khai thác. Vì khi bưu phẩm, bưu kiện
về, thường được phân loại bằng thiết bị đọc mã vạch. Trong suốt quá trình khai
thác, thiết bị đọc mã vạch phải luôn luôn được kết nối với máy chủ, nếu sử dụng
cáp nối thì sẽ không đảm bảo sự linh hoạt trong khi di chuyển.
- Ngoài ra, nhu cầu thông tin liên lạc giữa những người khai thác là cả một vấn đề,
khi các vị trí khai thác là khác nhau và cách xa nhau thì có một sự thông tin liên lạc
giữa những người trong tổ là điều quan trọng. Hơn nữa, khi khai thác, độ ồn lớn thì
một hệ thống liên lạc chất lượng và ổn định là cần thiết.
1.2. Yêu cầu của hệ thống
Từ những đặc điểm đã phân tích đặt ra những yêu cầu mới đối với hệ thống thiết bị
trên sàn khai thác như sau:
- Hệ thống trang thiết bị đọc mã vạch phải rất linh hoạt và cơ động. Có thể di chuyển
tới mọi vị trí của sàn khai thác.
- Đường truyền giữa thiết bị đọc tới máy chủ phải là đường truyền không dây điểm
tới đa điểm và ngược lại mới đảm bảo sự linh hoạt, cơ động và đảm bảo phạm vi sử
dụng rộng ở mọi vị trí trên sàn khai thác.
- Phạm vi hoạt động của thiết bị không dây phải đảm bảo phủ kín trong vùng khai
thác, không bị hạn chế bởi vấn đề một số thay đổi do hàng hoá tạo nên vùng che
khuất.
- Hỗ trợ cho việc di chuyển của người khai thác với tốc độ di chuyển đi bộ bình
thường.
- Đảm bảo tính sẵn sàng và hạn chế tối đa việc gián đoạn do sự cố thiết bị.
- Tin cậy trong việc trao đổi dữ liệu, tránh nguy cơ bị tấn công hoặc nghe trộm dữ
liệu trong quá trình khai thác.
- Dễ dàng và thuận lợi trong công tác triển khai, bảo trì.
1.3. Định hướng lựa chọn công nghệ cho mạng không dây
Đối với công nghệ truy nhập không dây điểm tới đa điểm hiện nay, thì trên thế giới
sử dụng chủ yếu các công nghệ Bluetooth, WiMAX, WiFi và 3G. Đề tài đã phân tích và đi
đến định hướng sử dụng công nghệ WiFi. Công nghệ WiFi có thể cho phép người dùng
thiết lập một hệ thống mạng WLAN ở một khu vực nhất định tại bất kỳ một khu vực nào
muốn triển khai. Không phải trả phí dịch vụ hàng tháng, ngoài ra công nghệ WiFi vẫn được
tổ chức IEEE liên tục cải tiến để đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất ngay cả tại những
vùng bị ảnh hưởng bởi nhiễu điện từ trường như: những nơi có nhiều dây chuyền công
nghiệp, dây chuyền sản xuất khi hoạt động đã tạo ra nguồn nhiễu điện từ trường rất lớn.
Với những lí do này, nên chúng tôi đã lựa chọn phương án thiết kế một mạng WLAN dựa
trên công nghệ WiFi để triển khai trong trung tâm chia chọn Bưu chính ở VNPost.
4
II. Tóm tắt, đánh giá về công nghệ không dây WLAN và trang thiết bị kỹ
thuật đi kèm.
Đề tài đã trình bày tổng quan về Công nghệ WLAN và xu hướng sử dụng mạng truy
nhập không dây dùng WiFi trên thế giới. Đề tài đã phân tích các đặc điểm của WiFi bao
gồm:
- Các tiêu chuẩn WiFi IEEE 802.11 a/b/g/n.
- Các tiêu chuẩn bảo mật của WiFi.
- Các công nghệ anten hỗ trợ mạng WiFi: công nghệ Beamforming với anten vô
hướng va định hướng; kỹ thuật MIMO (Multi input Multi output).
- Công nghệ WiFi Mesh.
- Tính năng Roaming trong mạng WiFi.
Từ đó, đề tài định hướng lựa chọn WiFi cho hạ tầng hệ thống mạng không dây phục
vụ các trang thiết bị trong khai thác bưu chính nói chung và thiết bị đọc mã vạch không
dây như sau:
- Sử dụng mạng Wireless Mesh để hạn chế việc đi dây trong triển khai, dễ dàng mở
rộng và tái cấu trúc mạng.
- Sử dụng băng tần 2,4GHz, vì các thiết bị đầu cuối phổ biến sử dụng băng tần này;
có thể xem xét sử dụng băng tần 5GHz cho việc liên kết giữa các AP.
- Sử dụng chuẩn N cùng với công nghệ về anten MIMO, cho phép hệ thống WiFi
tăng được đáng kể thông lượng đủ cho các dịch băng rộng thời gian thực, như:
• Tốc độ cực cao với phạm vi tín hiệu tốt và ít bị che khuất. Bổ sung công
nghệ anten MIMO giúp chống fading, nâng cao QoS. Tương tích ngược hoàn
toàn với các chuẩn a/b/g trước đó.
• Tốc độ truyền vật lý có thể lên tới 600Mbps (MIMO 4x4) – Cho phép hỗ trợ
các ứng dụng băng rộng kể cả theo thời gian thực.
- Sử dụng anten có định hướng, có thể kết hợp anten đẳng hướng, cho phép mạng
WLAN dùng WiFi có thể mở rộng vùng phủ sóng xa hơn và có định hướng, việc
này cho phép cải thiện đáng kể tỷ số S/N cho hệ thống.
- Với tính năng Roaming đã cho phép các thiết bị nhận tín hiệu WiFi có thể di chuyển
ở tốc độ cao tương đương như các phương tiện giao thông công cộng hiện nay. Như
vậy với yêu cầu cho khai thác bưu chính, người khai thác thực hiện di chuyển với
tốc độ của người đi bộ sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc di chuyển; thời gian chuyển
đổi việc truy nhập của các thiết bị đầu cuối với các trạm phát sóng sẽ đảm bảo việc
khai thác số liệu liên tục (thời gian thực) và không bị gián đoạn.
- Sử dụng các công nghệ bảo mật WPA/2 và IEEE802.1x để bảo vệ tính toàn vẹn của
hệ thống và tránh được sự tấn công từ bên ngoài.
III. Đánh giá khả năng ứng dụng công nghệ phát sóng không dây vào hệ
thống mã vạch để triển khai dịch vụ logistics và cung cấp giá trị gia tăng cho khách
hàng.
Việc quét mã vạch đã giúp cho quá trình khai thác được thực hiện nhanh chóng,
chính xác, rút ngắn thời gian kiểm gạch thủ công đã thực hiện trước đây. Từ đó đã giúp cho
việc tăng năng suất và chất lượng khai thác dịch vụ. Trong hành trình đi của một bưu gửi
từ khi chấp nhận tại giao dịch đến tay người nhận trung bình thường qua các cấp bưu cục
5