Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

THUYẾT TRÌNH - KHÔNG KHÓ NHƯ MỌI NGƯỜI NGHĨ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.82 KB, 3 trang )

THUYẾT TRÌNH - KHÔNG KHÓ
NHƯ MỌI NGƯỜI NGHĨ
Rất nhiều người luôn cho rằng việc thuyết trình thật phức tạp khi phải
đối mặt với rất nhiều vấn đề từ việc tâm lý của cá nhân đến việc chuẩn
bị tư liệu cho thuyết trình, ứng xử với những thính giả không tập trung,
trả lời các câu hỏi khó của người nghe… Và đây là nguyên nhân khiến
cho rất nhiều người bước lên bục thuyết trình với một tâm lý bị đè nặng
do không thể kiểm soát cảm giác căng thẳng, áp lực của việc đứng trước
công chúng.
Thật ra, việc thuyết trình không đến nỗi phức tạp và rối rắm như chúng
ta thường nghĩ. Chỉ cần hiểu biết một ít phương pháp và kỹ thuật cần
thiết thì mỗi người đều có thể thuyết trình tốt. Điều quan trọng nhất của
một buổi thuyết trình là phải có sự chuẩn bị chu đáo từ chi tiết đến tổng
thể. Thường rất nhiều người thuyết trình chủ quan trong khâu chuẩn bị
và đã phải trả giá rất lớn cho việc bất cẩn này.
Và có rất nhiều người không biết việc chuẩn bị phải bắt đầu từ đâu. Thật
ra có rất nhiều điều cần phải chuẩn bị cho một bài bài thuyết trình hoàn
hảo, nhưng có ba điều quan trọng cần phải chuẩn bị mà bất cứ một
người nói chuyện trước công chúng nào cũng phải chú ý: một là tâm lý
xuất hiện của bản thân, hai là nội dung của bài nói chuyện và ba là đối
tượng tham dự.
Đầu tiên, tâm lý xuất hiện của bản thân có thể nói là một phần quyết
định đến những phần phía sau. Có những người chuẩn bị nội dung rất kỹ
nhưng lại yếu về mặt tâm lý khiến cho việc trình bày nội dung không
được như mong muốn. Và một trong những phương pháp để luôn giữ sự
bình tĩnh là luyện tập thật nhiều lần trước khi trình bày chính thức và
hình dung ra mọi viễn cảnh có thể xảy ra trong quá trình bắt đầu bài
thuyết trình. Một suy nghĩ không tốt là chúng ta luôn nghĩ rằng những
người nghe đang đánh giá, phán xét mình và điều nguy hiểm nhất về mặt
tâm lý là chính người đang thuyết trình cũng đánh giá tiêu cực về bản
thân. Từ đó dẫn đến sự tự ti trong suy nghĩ và dẫn đến những hành động


có những diễn biến tương tự.
Chúng ta cần phải xác định rõ là mình đang đem đến cho người nghe
một kiến thức mới, một điều thú vị hoặc chia sẻ về những trải nghiệm
của bản thân. Nghĩa là việc xuất hiện của mình ở đây là thật sự có giá trị
cho mọi người. Mình đã đào sâu tìm hiểu, nghiên cứu đề tài và đây là cơ
hội để mang những điều tốt đẹp cho những người tham dự. Chính cách
suy nghĩ lạc quan này sẽ giúp cho người thuyết trình có thêm động lực
và tự tin hơn khi trình bày.
Việc hồi hộp trong những giây phút đầu của buổi thuyết trình là một
điều rất bình thường mà ngay cả những người có nhiều kinh nghiệm nói
trước công chúng cũng thường xuyên gặp phải. Đó là trạng thái rung
động của con người trước những sự kiện và con người mới. Và sự hồi
hộp sẽ nhanh chóng được kiểm soát bởi những bước đi nhẹ nhàng,
khoan thai, tươi cười, hít thở sâu, uống từng ngụm nước.
Việc chuẩn bị thứ hai, đó là mặt nội dung. Hãy chú ý câu hỏi mà mọi
người đều đặt ra trong đầu trong suốt quá trình các bạn thuyết trình: “Tôi
được gì từ bài nói chuyện của Anh/Chị?”. Chính vì vậy các nội dung cần
phải được cô đọng, súc tích và mang lại nhiều giá trị thật sự cho người
nghe. Bên cạnh, các ý trình bày cần phải được sắp xếp với những thứ tự
hợp lý để giúp cho người nghe dễ theo dõi, nắm bắt cũng như giúp cho
người nói luôn tập trung vào từng vấn đề một, tránh những hiện tượng
nói lan man những ý không cần thiết.
Việc chuẩn bị thứ ba, đó là hiểu rõ người nghe. Nhiều người thuyết trình
đã thất bại do không tìm hiểu kỹ những đặc điểm của người tham dự để
từ đó chuẩn bị những cách thức tiếp cận, cũng như có những minh
chứng, ví dụ phù hợp với đối tượng. Chính điều này dẫn đến những mâu
thuẫn ngầm giữa người nói và người nghe khiến cho hiệu quả của việc
thuyết trình không được như mong muốn.
Vậy thuyết trình là một việc không quá khó nếu chúng ta có sự chuẩn bị
kỹ về mọi phương diện từ tâm lý bản thân, nội dung trình bày đến đối

tượng tham dự. Khi đã lường trước được mọi sự việc có khả năng xảy ra
sẽ giúp chúng ta bình tâm hơn khi giải quyết các tình huống, biến cố có
thể xảy ra trong quá trình nói chuyện trước mọi người. Hãy xem việc
thuyết trình là một cơ hội để chúng ta có thể bộc bạch, chia sẻ những
quan điểm, niềm đam mê và thông qua đó lắng đọng lại những giá trị
cho người tham dự sau khi quay trở về cuộc sống của họ.
Chuyên gia đào tạo Trần Đình Tuấn

×