Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Luận văn Đề tài gốc từ Hán và gốc từ Ấn Âu trong Tiếng Hàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.87 KB, 24 trang )

LUẬN VĂN
ĐỀ TÀI:
GỐC TỪ HÁN VÀ GỐC TỪ ẤN ÂU
TRONG TIẾNG HÀN



TP.Hồ Chí Minh
1
DẪN NHẬP
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp cơ bản của con người và là một
hiện tượng xã hội như văn hoá vậy. Nhà ngôn ngữ học nổi tiếng F. De
Saussure đã định nghĩa ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu và hệ thống
đó - theo cách hiểu kí hiệu học - là hệ thống khép kín thuần tuý ngôn
ngữ học, chứ không mang tính mở áp dụng cho các hệ thống văn hoá
hay hệ thống chính trị.

Việc trong tiếng Hàn hiện đại tồn tại hàng vạn từ Hán Hàn, cũng như
các từ có gốc Ấn – Âu là minh chứng cho lịch sử tiếp xúc mạnh mẽ,
sâu rộng và trường kỳ của tiếng Hàn với ngôn ngữ của các quốc gia
khác. Từ vựng tiếng Hàn được ước tính là có 3 thành phần : từ thuần
Hàn chiếm khoảng 35%, từ Hán – Hàn chiếm khoảng 60% và từ vay
mượn khác chiếm 5%. Những từ thuần Hàn chủ yếu là về những thứ
thiết yếu trong đời sống hằng ngày như thức ăn, quần áo, vật dụng
trong nhà, số đếm (số nhỏ, thường chỉ dưới số 30), cơ thể người, tên
thực vật, động vật còn những từ vay mượn phần lớn đều chứa đựng
yếu tố văn hóa.
Trong quá trình tìm hiểu về ngôn ngữ Hàn, việc nghiên cứu về
lượng từ vay mượn vô cùng phong phú trong kho từ vựng tiếng Hàn là
cần thiết, bởi không chỉ nghiên cứu về ngôn ngữ mà qua đó còn hiểu
biết thêm về lịch sử, văn hóa Hàn Quốc – những kiến thức vô hẳn sẽ


rất cần thiết cho sinh viên Hàn Quốc học.
2
A. GỐC TỪ HÁN TRONG TIẾNG HÀN
I. Con đường du nhập, phát triển chữ Hán ở bán đảo Triều Tiên
I.1.S ơ lược về chữ Hán
Chữ Hán vốn là văn tự do người Hán sáng tạo ra cách đây
khoảng ba ngàn năm khi họ đang còn đóng khung địa bàn cư trú của
mình trong vùng đất thuộc lưu vực sông Hoàng Hà và sông Vị. Ban
đầu, chữ Hán chỉ dùng để phục vụ riêng cho người Hán: dùng để ghi
chép những chuyện liên quan đến bói toán, ghi chép thơ ca dân gian
hoặc dùng để ghi lại các huyền thoại mà người Hán nghe được (như
huyền thoại về Tam Hoàng Ngũ Đế, Nữ Oa ). Tiến thêm một bước
nữa, chữ Hán còn là công cụ để ghi lại những bàn luận về Triết học, về
Chính trị (như các tác phẩm Luận ngữ, Mạnh Tử, Trang Tử, Tả
Truyện ) cũng như dùng để sáng tác văn học (như Sở Từ). Càng về
sau chữ Hán càng mở rộng địa bàn cư trú và phạm vi ảnh hưởng để tạo
nên một khu vực văn hoá Hán rộng lớn.
I.2. Con đường du nhập chữ Hán vào bán đảo Triều Tiên
Bên cạnh việc mở rộng địa bàn ảnh hưởng của nền văn hóa Hán
xuống phía Nam, chữ Hán và văn hoá Hán tiếp tục tràn lên phía Đông
Bắc đi vào đất nước Cao Cú Lệ ở Triều Tiên. Đồng thời từ vùng bờ
biển miền Nam Trung Quốc, chữ Hán và văn hoá Hán lại vượt biển
tràn sang Bách Tế và Tân La nằm ở miền Nam Cao Cú Lệ (Vùng bán
đảo Triều Tiên ngày nay gồm Cao Cú Lệ ở phía Bắc và Bách Tế và
Tân La ở phía Nam xưa kia). Như vậy, chữ Hán và văn hoá Hán đã
tràn vào bán đảo Triều Tiên theo hai con đường - đường thủy và đường
bộ. Đây là điểm thuận lợi hơn nhiều so với Nhật Bản.
Theo các ghi chép trong sử sách thì vào khoảng nửa sau của thế
kỷ IV đã thấy có những ghi chép bằng Hán văn trên văn bia ở Cao Cú
Lệ. Cùng khoảng thời gian này, chữ Hán cũng đã được chính thức sử

dụng ở Bách Tế. Vào khoảng thế kỷ X – XI, để đọc các sách kinh điển
của Trung Quốc, cư dân ở đây đã biết mượn âm đọc chữ Hán vùng
3
Hoa Bắc để dựng nên âm đọc chữ Hán của Triều Tiên (Sino – Korean).
Mặt khác trong các văn bản Hán văn của Triều Tiên lại thấy dùng một
phương pháp gọi là Lidoku. Phương pháp này cho phép dùng một số
chữ Hán để biểu thị các hư từ của tiếng Triều Tiên. Lidoku được dùng
mãi đến tận thế kỷ XVIII – XXI. Trong tiếng Triều Tiên không có
phương pháp như Kundoku của Nhật Bản. Xét cho cùng thì văn bản
Hán văn ở Triều Tiên chỉ được đọc theo âm chữ Hán Triều Tiên trong
đó có xen thêm các chữ Hán để biểu thị trợ từ, trợ động từ (Lidoku)
trong tiếng Hàn. Cần lưu ý rằng trong số những chữ Hán được dùng
theo phương pháp Lidoku cũng có những chữ được viết dưới dạng lược
nét. Và như vậy ngẫu nhiên đã tạo nên sự trùng hình giữa những chữ
Lidoku lược nét và Kana của Nhật Bản. Điều đáng tiếc là Lidoku của
Triều Tiên không thể phát triển lên thành một dạng văn tự độc lập mà
chỉ dừng lại ở việc ghi lại một số hư từ mà thôi. Điều này cũng cho
thấy một sự trói buộc khá mạnh của nền văn hoá Hán đối với Triều
Tiên.
I.3. Quá trình phát triển của chữ Hán ở bán đảo Triều Tiên
Chữ Hán du nhập vào bán đảo Triều Tiên thời điểm cụ thể từ bao
giờ thì vẫn chưa xác định được rõ. Nhưng, theo các sách sử Hàn Quốc
cho biết, từ năm 108 TCN, nhà Hán đem quân xâm lược bán đảo Triều
Tiên, cai trị bán đảo khoảng 100 năm và truyền bá chữ Hán, ra lệnh
dùng chữ Hán trong công văn giấy tờ của cơ quan hành chính do nhà
Hán lập ra và bắt quan lại nhân viên người bản địa phải học chữ Hán.
Từ đó, chữ Hán dần dần được mở rộng, phát triển ra ngoài xã hội và
chiếm vị trí quan trọng trong văn hóa Hàn Quốc nói chung, văn học
Hàn Quốc nói riêng.
Đến thời Ba vương quốc, chữ Hán đã được sử dụng phổ biến.

4
Koguryo có vị trí địa lý tiếp giáp với Trung Quốc nên sự tiếp nhận
văn hóa Hán thuận lợi hơn và sớm hơn so với hai vương quốc kia.
Theo Tam quốc sử ký, vào đầu thời Koguryo, chữ Hán được sử dụng
khá phổ biến và đến năm 372, nhà Thái học được xây dựng để dạy chữ
Hán cho học trò. Cùng năm, tượng Phật và kinh Phật bằng chữ Hán
cũng được đưa từ Trung Quốc sang. Tấm bia đá cao 6,39m gồm 1800
chữ Hán được dựng vào năm thứ hai đời vua Chang - Su (414) chủ yếu
ghi lại thành tựu của Quảng Khai Thổ Đại vương, vua đời thứ 19 triều
đại Koguryo với văn chương ngắn gọn, súc tích, chữ đẹp còn lưu giữ
được đã cho thấy trình độ chữ Hán và văn học chữ Hán của Koguryo
đã đạt tới một trình độ nhất định.
Ở thời kì đầu việc học chữ Hán ở các tiểu vương quốc Triều Tiên
được coi như là thời thượng, chứng tỏ vai trò của chữ Hán đối với
người Triều Tiên, lúc này chữ Hán đã được phổ cập ở mức độ tương
đối khá.
Vào khoảng thế kỉ IV sau công nguyên, tức thời kì Tam quốc, người ta
đặt ra quy tắc dùng chữ Hán để ghi tiếng Triều Tiên, gồm bốn quy tắc:
chuyển dịch theo âm, dịch nghĩa, đồng âm khác nghĩa, vừa âm vừa
nghĩa. Đây là một cách sử dụng tiếng Hán một cách chính thức.
Từ thế kỉ VIII, cách sử dụng chữ hán theo lối giả tá đã dần chuyển
sang lối sử dụng trực tiếp từ vựng Hán, địa danh và nhân danh cũng
được đặt theo chữ Hán.
Đến thế kỉ XII, ở Triều Tiên đã xuất hiện loại sách công cụ dùng
chữ Hán để làm phương tiện ghi tiếng Triều Tiên. Sự thâm nhập của
chữ Hán vào thế kỉ XIV đã khá sâu rộng với việc lượng từ hán tăng
lên.
Vào năm 1444, vua Sejong đã sáng tạo ra loại chữ Huấn dân chính
âm, tức bảng chữ cái dùng ghi âm tiết tiếng Triều Tiên. Từ lúc đó
5

người Triều Tiên sử dụng đan xen chữ Hán và chữ Hàn để ghi văn bản.
Hiện tượng các văn nhân làm thơ bằng chữ Hán vẫn còn phổ biến.
Sau 1945, khi Nhật đầu hàng đồng minh, Triều Tiên bị chia thành
hai nước là Đại Hàn dân quốc và Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều
Tiên thì việc sử dụng từ Hán và chữ Hán đã thay đổi, ở mỗi nước được
phát triển theo hai hướng khác nhau.
Tại Hàn Quốc năm 1948, sau khi chính phủ được thành lập, cuộc
vận động “Tìm về tiếng của chúng ta” đã làm cho nhiều từ thuần Hàn
được sử dụng thay thế từ gốc Hán và từ gốc Nhật. Đặc biệt là nhiều từ
Hán-Hàn gốc Nhật cũng bị loại bỏ mà thay bằng từ Hán-Hàn thời xưa.
Trung Quốc và Hàn Quốc ngót nửa thế kỉ không giao lưu với nhau
vì lí do chính trị. Trong thời gian này từ Hán được nhập vào tiếng Hàn
chủ yếu là từ Nhật Bản.
Đến thời kì Trung Quốc mở cửa, thì mối giao lưu Trung – Hàn diễn
ra mạnh mẽ càng làm thúc đẩy sự tiếp xúc ngôn ngữ. Do sức sản sinh
của tiếng Hán cao nên việc sử dụng từ Hán-Hàn có nhiều thuận lợi.
II. Hán tự (hanja, 한 자/한문한자, 漢 字/韓文漢字)
II.1. Giới thiệu về Hán tự
Hanja là cách viết Hán tự ở Hàn Quốc, hơn thế nó còn để chỉ
những chữ chữ Hán được vay mượn từ Trung quốc nhưng có chịu ảnh
hưởng của ngôn ngữ Hàn Quốc với cách phát âm của người Hàn. Bởi
vì chữ Hán được du nhập vào Hàn Quốc là kiểu chữ Hán truyền thống,
nên hanja gần như giống hoàn toàn với chữ Hán truyền thống, chỉ một
phần nhỏ hanja là thay đổi theo kiểu của tiếng Hàn Quốc. Trong khi
đó, nhiều chữ Hán được dùng trong tiếng Nhật (Kanji – Một ký tự
kanji có thể được dùng để viết một hoặc nhiều từ khác nhau, kanji cũng
6
có một hoặc nhiều cách đọc khác nhau), hay Đài Loan, Hồng Kông thì
đã được đơn giản hóa, trở thành chữ Hán giản thể, còn ít nét hơn so với
hanja.

Mặc dù bộ chữ cái Hàn Quốc Hangul được tạo bởi vua Sejong và
nhóm học giả từ khoảng thế kỉ 15, nhưng không được sử dụng rộng rãi
cho đến cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20. Bởi vì, vào thời gian đó, biết đọc
và viết hanja mới được xem là biết chữ ở Hàn Quốc. Hầu như toàn bộ
tác phẩm văn học cũng như tài liệu ở Hàn Quốc lúc bấy giờ đều được
viết bằng hanja. Ngày nay thì khác, chỉ những học giả muốn nghiên
cứu sâu về lịch sử Hàn Quốc mới cần học hanja để tìm hiểu từ những
tài liệu lịch sử. Còn nhìn tổng quát, việc học một lượng lớn hanja giúp
ích trong việc hiểu những từ được ghi bởi chúng (tên địa danh, tên
người). Hanja không dùng để viết những từ gốc Hàn mà có thể ghi
bằng hangul, thậm chí những từ gốc Hán – hanja-eo (한자어, 漢漢漢)
cũng được viết hầu hết bằng hangul.
II.2. Hanja trong từ điển
1. 修道 - 영적 훈련- tu hành
2. 受渡 – 수도 - giao nhận
3. 囚徒 – 죄수- tù nhân
4. 水稻 - 쌀 -gạo
5. 隧道 -터널- đường hầm
6. 水道 - 수로-suối
7. 首都 - 자본금-thủ đô (thành phố)
8. 手刀 -핸드 툴- dao cầm tay
9. 漢字 - 한자 -Hán tự
7
10. 略字 - 약자 - từ viết tắt
11. 文字 – 문자 – văn tự
12. 十字架 – 십자가 – chữ thập
13. 象 形文字 – 상형문자 – hieroglyph
14. 字體 - 자체 – lettering
15. 習字 – 습자 – lối viết
16. 綴字 – 철자 – chính tả

17. 字幕 – 자막 - phụ đề
II.3. Hanja dùng cho tên người
Tên tiếng Hàn thường được đặt theo hanja. Trên danh thiếp,
hanja dần biến mất, vì chỉ những người lớn tuổi mới ghi cả tên bằng
Hanja lên danh thiếp, trong khi giới trẻ chỉ ghi bằng Hangul. Tên người
Hàn thường gồm họ ( thường là 1 âm tiết, ví dụ: Seong, 성, 漢; có họ là
2 âm tiết, ví dụ: Namgung,남궁, 漢漢 ), và tên ( thường là 2 âm tiết).
Thông thường khi đặt tên, người ta thường đặt tên có 1 âm tiết giống
với những người trong gia đình cùng giới tính và thế hệ, 1 âm tiết kia
là cho cá nhân người đó, Cũng có nhiều người Hàn đặt tên con theo
nghĩa từ gốc tiếng Hàn, phổ biến như Haneul –하늘, bầu trời, hoặc
Iseul – 이슬, giọt sương buổi sớm mai… Tuy nhiên, ở các văn bản
chính thức, tên người vẫn được ghi bằng cả Hangul lẫn Hanja (nếu tên
đó có nghĩa tiếng Hán)
II.4. Hanja dùng cho tên địa danh
Do chịu sự ảnh hưởng rộng lớn của tiếng Hán trong suốt thời
Goryeo và Joseon mà toàn bộ tên địa danh Hàn Quốc thời bấy giờ đã
8
chuyển đổi hết sang hanja, và hầu hết các tên ngày nay cũng đều có
nền tảng từ hanja (viết bằng hangul nhưng mang nghĩa Hán). Tuy
nhiên, có 1 ngoại lệ duy nhất là tên thủ đô của Hàn Quốc – Seoul.
“Seoul” (서울) trong văn thơ Hàn Quốc có nghĩa là “thủ đô”, Seoul
còn có thể viết tắt theo hanja là “gyeong” (경, 京).
Hầu hết các bản đồ Hàn Quốc ngày nay được chia làm 2 loại :
một là chú thích bằng hangul (cũng có khi bằng tiếng Anh), và một là
hanja. Các biển báo ở ga tàu điện ngầm, ga xe lửa được viết bằng
hangul, hanja và tiếng Anh.
III. Từ Hán Hàn (hanjaeo,한자어, 漢字語)
Từ Hán – Hàn là từ được viết bằng hangul nhưng có gốc Hán. Từ
Hán – Hàn còn bao gồm cả từ Hán do người Hàn tạo ra mà chỉ người

Hàn sử dụng.
Từ Hán – Hàn là 1 trong 3 loại từ chính trong tiếng Hàn. 2 loại
còn lại là từ vựng thuần Hàn, từ vay mượn từ ngôn ngữ khác (chủ yếu
là tiếng Anh)
Từ Hán – Hàn được ước tính là chiếm khoảng 60% tổng lượng từ
vựng của tiếng Hàn. Vùng Bắc Triều Tiên đã cố gắng thay thế nhiều từ
Hán – Hàn bằng những từ thuần Hàn, tuy nhiên vẫn còn một lượng lớn
từ Hán – Hàn được sử dụng rộng rãi ở đây.
III. 1. Nguồn gốc từ Hán – Hàn
Nhiều từ Hán – Hàn được du nhập vào từ văn thơ Trung Quốc.
Tuy nhiên, cũng cần nhớ rằng, trong thời gian Nhật chiếm đóng Hàn
Quốc, có nhiều từ Hán – Nhật đã được du nhập vào, tuy nhiên chúng
9
lại được viết lại bằng hangul và phát âm theo cách phát âm của Hàn
Quốc.
Ngày nay, hầu hết các từ Hán – Hàn đều có nghĩa khác với tiếng Trung
Quốc. Điều này do nhiều tác nhân khác nhau, như việc vay mượn từ
Nhật Bản, sự thay đổi nghĩa Hàn Quốc từ gốc từ Hán, hay do người
Hàn tự sáng tạo ra từ mới.
Bảng dưới đây cho thấy một số từ có thể giống cũng có thể khác giữa
tiếng Hàn, Nhật và Trung Quốc
Hangul Hanja
Nhật Bản
(Shinjitai/Kyujitai
)
Trung Quốc
(giản thể/phồn
thể)
Nghĩa
일기 (ilgi) 日氣 天気/天氣 天氣/天気

Thời tiết
자동차
(jadongcha)
自動車 自動車 汽車/汽気
Ô tô
대통령
(daetongnyeon
g)
大統領 大統領 總統/気気
Đại tổng
thống
편지 (pyeonji) 便紙,片紙 手紙 信/信函
Thư
휴지 (hyuji) 休紙 塵紙
衛 生 紙 / 気 生

Khăn giấy
선물
(seonmul)
膳物 土産/土気 禮物/気物
Quà
외상 (oesang) 外上 勘定 気單/気気
Hóa đơn
식탁 (siktak) 食卓 食卓 餐気
Bàn ăn
수표 (supyo) 手票 小切手 支票
Ngân phiếu
명함
(myeongham)
名啣 名刺 名片

Danh thiếp
의사 ((eu)isa) 醫師
気師/気者,醫師/
醫者
醫生/気生,大
夫 (気気)
Bác sĩ
10
식모 (sikmo) 食母 下女
女傭/女気,女

Người hầu
gái
휴지 (hyuji)/해
지 (haeji)/취소
(choi-so)
休止/解

禁止,取消 阻止/取消
Hủy bỏ
공부 (gongbu) 工夫 勉気,気習/學習 學習/気気
Học
공항
(gonghang)
空港 空港
機場/机気,航
空港
Sân bay
비행기
(bihaenggi)

飛行機 飛行機 飛機/気机
Máy bay
소개 (sogae) 紹介 紹介 介紹/介気
Giới thiệu
경우
(gyeong'u)
境遇
場合,境遇/境遇/
気況
情 形 ,境 遇 ,場
合/気合
Tình huống
외환 (oehwan) 外換 気替/爲替 兌換/気気
Ngoại hối
약속 (yaksok)/
언약 (eonyak)
約束/言

約束 承諾/承気
Lời hứa
회사 (hoesa) 會社 気社/會社 公司
Công ty
일요일 (ilyoil)
日曜日
日曜日/日曜日 星期天
Chủ nhật
영화
(yeonghwa)
映畵 映気/映畵 電影/気影
Phim

지원 (jiweon) 支援 気気/對應 支援
Chi viện
Một vài từ Hán – Hàn có nguồn gốc từ kun'yomi trong tiếng Nhật
– đó là những từ gốc Nhật Bản được viết bằng chữ Hán. Khi vào Hàn
Quốc, những chữ này cũng được gọi là chữ Hán – Hàn (trong khi ở
Nhật, những chữ thế này không gọi là chữ Hán – Nhật mà chúng được
xem như những từ gốc Nhật Bản)
11
Nhật Bản Hanja Hangul Trung Quốc Nghĩa
組み立て
kumi-tate
zǔhé
組立
jorip
조립
jorip
組合/気合
zǔhé
Lắp ráp
建物
tate-mono
建物
geonmul
건물
geon.mul
建築物/建筑物,
樓宇/気宇
jiànzhùwù/lóuy
ǔ
Tòa nhà

見積もり
mi-tsumori
見積
gyeonjeok
견적
gyeonjeok
気計/気気
gūjì
Ước tính
試合
shi-ai
試合
sihap
시합
sihap
比賽/比気
bǐsài
Trận đấu
III.2. Hỗn dung Hán Hàn (한국어의,국한문혼용,韓國語의 國漢文混
用)
Hỗn dung Hán – Hàn là một dạng văn bản sử dụng cả hangul lẫn
hanja. Loại văn bản này chỉ dùng ở Hàn Quốc, ở Bắc Triều Tiên lối
viết này được thay thế hoàn toàn bằng hangul vào giữa thế kỉ 20 và
không còn được sử dụng nữa. Ở Hàn Quốc, lối viết này đang có xu
hướng giảm dần.
12
Khi viết hỗn dung Hán – Hàn, người viết dùng hanja để viết từ
Hán – Hàn chứ không viết những từ thuần Hàn. Điều này trái với lối
viết hiện đại của Nhật Bản, khi mà kanji không chỉ được dùng để viết
từ Hán – Nhật mà còn dùng để viết những từ thuần Nhật và gairaigo

(những từ không phải là từ Hán – Nhật, cũng không phải từ thuần
Nhật).
Từ thế kỉ 15 đến thế kỉ 20, trong văn bản hỗn dung Hán – Hàn,
hanja được dùng với bất cứ từ nào có thể (cho tất cả các từ Hán – Hàn),
và hangul chỉ được bổ sung để làm phụ tố mang ý nghĩa ngữ pháp và
những từ thuần Hàn
Dùng hangul để viết từ Hán – Hàn chỉ phổ biến từ thế kỉ 20.
Những năm 70 của thế kỉ 20, có nhiều sách báo được viết theo kiểu
hỗn dung Hán – Hàn, nhưng cũng có những bản in chỉ có hangul.
Những văn bản hiện nay, dù có từ Hán – Hàn nhưng cũng không dùng
hanja để viết nữa. Ngày nay, sự chuyển đổi ấy đã đạt đến mức hầu như
các văn bản chính thức ở Hàn Quốc không còn sự xuất hiện của hanja.
Hanja chỉ còn được viết ở tiêu đề của một số mặt báo, dùng để làm rõ
nghĩa hoặc viết tắt cho từ nào đó (ví dụ, 日 il để thay cho 日本 ilbon,
“Nhật Bản”), hoặc ở một số tác phẩm văn học.
Dưới đây là một đoạn trong Hiến pháp Hàn Quốc, bản thứ nhất được
viết bằng hangul, bản thứ 2 viết theo lối hỗn dung Hán – Hàn
Bản 1:
전문
유구한 역사와 전통에 빛나는 우리 대한 국민은 3·1 운동으로 건립
된 대한민국 임시 정부의 법통과 불의에 항거한 4·19 민주 이념을
계승하고, 조국의 민주 개혁과 평화적 통일의 사명에 입각하여 정
의·인도와 동포애로써 민족의 단결을 공고히 하고, 모든 사회적 폐
13
습과 불의를 타파하며, 자율과 조화를 바탕으로 자유 민주적 기본
질서를 더욱 확고히 하여 정치·경제·사회·문화의 모든 영역에 있
어서 각인의 기회를 균등히 하고, 능력을 최고도로 발휘하게 하며,
자유와 권리에 따르는 책임과 의무를 완수하게 하여, 안으로는 국
민 생활의 균등한 향상을 기하고 밖으로는 항구적인 세계 평화와
인류 공영에 이바지함으로써 우리들과 우리들의 자손의 안전과

자유와 행복을 영원히 확보할 것을 다짐하면서 1948 년 7 월 12 일
에 제정되고 8 차에 걸쳐 개정된 헌법을 이제 국회의 의결을 거쳐
국민 투표에 의하여 개정한다.
1987 년 10 월 29 일
Bản 2:
前文
悠久한 歷史와 傳統에 빛나는 우리 大韓國民은 3·1 運動으로 建立
된 大韓民國臨時政府의 法統과 不義에 抗拒한 4·19 民主理念을 繼
承하고, 祖國의 民主改革과 平和的統一의 使命에 立脚하여 正義·
人道와 同胞愛로써 民族의 團結을 鞏固히 하고, 모든 社會的弊習
과 不義를 打破하며, 自律과 調和를 바탕으로 自由民主的基本秩
序를 더욱 確固히 하여 政治·經濟·社會·文化의 모든 領域에 있어
서 各人의 機會를 均等히 하고, 能力을 最高度로 發揮하게 하며,
自由와 權利에 따르는 責任과 義務를 完遂하게 하여, 안으로는 國
民生活의 均等한 向上을 基하고 밖으로는 恒久的인 世界平和와
人類共榮에 이바지함으로써 우리들과 우리들의 子孫의 安全과 自
由와 幸福을 永遠히 確保할 것을 다짐하면서 1948 年 7 月 12 日에
14
制定되고 8 次에 걸쳐 改正된 憲法을 이제 國會의 議決을 거쳐 國
民投票에 依하여 改正한다.
1987 年 10 月 29 日

Một trang báo in trong
tờ báo ra ngày 30
tháng 6 năm 1933
B. GỐC TỪ TIẾNG ANH TRONG TIẾNG HÀN
Từ năm 1910 đến cuối Chiến tranh thế giới thứ 2 năm 1945 là
thời gian Nhật Bản chính thức chiếm đóng Hàn Quốc. Sự xâm lược
này đã để lại dấu ấn sâu đậm lên hầu hết các mặt của đời sống người
dân Hàn Quốc. Sau chiến tranh thế giới lần 2, Hàn Quốc bắt đầu mở

cửa giao lưu kinh tế, văn hóa, công nghệ với các nước phương Tây,
trong đó có tiếng Anh. Ngày nay, vì tiếng Anh ngày càng trở thành
công cụ giao tiếp quan trọng và lan rộng toàn cầu nên số từ vay mượn
từ tiếng Anh cũng gia tăng trên bất kì thứ ngôn ngữ nào, và Hàn Quốc
cũng không phải là một ngoại lệ.
15
Từ vay mượn – tự bản thân nó cũng đã mang nghĩa là những từ được
mượn từ những ngôn ngữ khác và sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng
ngày
I. Gốc từ và căn tố
Trong 1 từ tiếng Anh luôn có 2 yếu tố là biến tố và căn tố. Biến
tố rất đa dạng, dễ thay đổi bằng cách thêm vào phụ tố để biểu thị ý
nghĩa ngữ pháp chứ không làm thay đổi gốc từ. Trong khi căn tố làm
nhiệm vụ chuyển tải thông tin về từ đó. Còn gốc từ là từ được tạo ra
sau khi loại bỏ hết các phụ tố.
Trong tiếng Anh, 1 trong các cách để chỉ danh từ số nhiều là
thêm /-s/ hay /-es/. Thế nhưng, khi tiếng Hàn vay mượn từ tiếng Anh
thì những hậu tố này hầu như đều bị biến mất. Tiếng Hàn có khuynh
hướng bỏ những phụ tố như /-ing/ hay /-ed/ mà giữ vai trò liên kết các
từ hoặc làm thay đổi từ loại trong tiếng Anh, mà trong trường hợp này
là đổi từ động từ hay danh từ thành tính từ.
Ví dụ:
1. 슬리퍼 – seu lli peo : slippers (dép)
2. 하이힐- haihil : high heels (giày cao gót)
3. 블루진- beulujin : blue jeans (quần bò)
4. 프라이팬- peuraipen: frying pan (cái chảo)
5. 카레라이스- kareraiseu : curried rice (cơm cà ri)
6. 아이스 티 - aiseutti : iced tea (trà đá)
Một câu nói tiếng Hàn thường kết thúc bằng hậu tố 하다 (hada),
hay trịnh trọng hơn là 해요(haeyo) /합니다 (hamnida). Những hậu tố

như thế này không xuất hiện trong tiếng Anh, nhưng ở tiếng Hàn
chúng xuất hiện rất nhiều, vì thế khi những từ vay mượn từ tiếng Anh
mà muốn trở thành động từ hay tính từ thì đa số chúng sẽ được gắn
thêm hậu tố 하다 (hada) vào.
16
Ví dụ:
로맨틱하다 (romaentik hada) : romantic (lãng mạn)
섹시하다 (sek si hada) : sexy (gợi dục)
데이트하다 (de i teu hada): date (hẹn hò)
쇼핑하다 (syo ping hada): shopping (mua sắm)
II. Từ sáng chế
Tiếng Hàn ngoài những từ vay mượn từ tiếng Anh thì còn có
những từ được sáng chế ra với một nghĩa khác, và vì thế mà đến những
người nói tiếng Anh cũng không thể nào hiểu được.
Ví dụ :
1.모닝서비스 (mo ning seo bi seu) : morning service
Là từ vay mượn từ tiếng Anh, nhưng khi sử dụng trong tiếng Hàn, nó
không còn mang nghĩa phục vụ bữa ăn sáng, mà thay vào đó là thực
đơn cho bữa sáng trong các nhà hàng bán thức ăn nhanh. Thông
thường, trong thực đơn này gồm có bánh mì, trứng luộc, xà lách, cá và
1 cốc cà phê.
2. 프레이가이드 (peu re i ka i deu) : play guide
Trong tiếng Hàn 프레이가이드 được dùng với nghĩa là phòng bán vé.
Khi ai đó muốn tìm một nơi để giải trí, họ tìm đến rạp chiếu phim, buổi
hòa nhạc, xem bóng chày, người Hàn thường dùng từ động từ “놀다”
(nghĩa là “chơi”), vì thế mà họ đã dịch thành từ “play”(cũng với nghĩa
“chơi”) trong tiếng Anh. Và người Hàn dùng “guide”(hướng dẫn) là vì
ở quầy bán vé, họ có thể biết thêm nhiều thông tin theo yêu cầu.
3. 나이터 (na i teo) : nighter
Trường hợp này được xếp vào dạng căn tố, phụ tố, vì phụ tố /-er/ được

gắn vào sau từ danh từ “night”(ban đêm) để chỉ những người làm việc
gì đó vào ban đêm. Và ở Hàn Quốc, bóng chày thường được chơi vào
17
ban đêm, vì thế nên “nighter” là dùng để chỉ những cầu thủ bóng chày
đang chơi trên sân vào ban đêm.
III. Từ viết tắt
Là những chữ được tạo ra từ những chữ cái đầu tiên của mỗi
từ trong một tiêu đề hay một cụm từ nào đó, và chúng được dùng như
một từ mới. Mục đích của việc này là để viết ít hơn và dễ dàng nhớ
được. Đối với tiếng Hàn, những chữ viết tắt này có rất nhiều, nhưng
vấn đề là khi chúng trở thành từ vay mượn trong tiếng Hàn đặc biệt là
nằm trong hệ thống chữ viết hangul thì chúng đều phải được chuyển
đổi sang cách viết hangul, chỉ có phần phát âm là vẫn được giữ gần
giống với tiếng Anh. Có nhữngchữ viết tắt phải được đọc như 1 từ chứ
không phải một chuỗi các kí tự
Ví dụ :
레이저 (le i jeo) : LASER (light amplification by stimulated emission
of radiation - khuếch đại ánh sáng bằng kích thích phát xạ)
유네스코 (yu ne seu ko): UNESCO (United Nations Educational,
Scientific and Cultural Organization – Tổ chức Văn hóa, Khoa học,
Giáo dục Liên Hiệp Quốc)
나사 (na sa): NASA (National Aeronautics and Space Administration
– Cục Quản trị Hàng không và Không gian Quốc gia)
Có những chữ viết tắt phải đánh vần riêng lẻ từng kí tự chứ
không đọc thành 1 từ.
Ví dụ :
와이엠시에이 (wai em si ai) : YMCA (Young Men Christian
Association – Hiệp hội Thanh niên Cơ Đốc)
브이아이피 (beu ai pi) :VIP (Very Important Person – nhân vật
rất quan trọng)

18
더블유티오(deo beul yu ti o) : WTO (World Trade Organization – Tổ
chức Thương mại Thế giới)
IV. Từ rút gọn
Từ rút gọn là 1 từ được tạo ra bằng cách bỏ bớt đi 1 hoặc vài
kí tự từ 1 từ có nhiều âm tiết. Ví dụ thường thấy trong tiếng Anh là viết
“prof” thay cho “professor”(giáo sư), “auto” thay cho “automatic”(tự
động), “lab” thay cho “laboratory”(phòng thí nghiệm)
Có nhiều từ tiếng Hàn khi vay mượn từ tiếng Anh cũng được rút gọn
như vậy. Có các dạng rút gọn trong tiếng Hàn là rút gọn phần đầu hoặc
rút gọn phần sau, có thể rút gọn từ đơn hoặc từ ghép.
Ví dụ:
아파트 (a pa teu) : apartment (chung cư)
수퍼 (su peo) : supermarket (siêu thị)
파마 (pa ma) : permanent wave (uốn tóc)
도저 (do jeo): bulldozer ( xe ủi đất )
콜라 (kolla) : Coca Cola
벤츠 (ben cheu): Mercedez Benz
V. Từ ghép
Từ ghép là từ được tạo ra bằng cách ghép 2 từ khác nhau thành một
để diễn đạt 1 ý nghĩa nào đó. Điểm đặc biệt ở đây là trong tiếng Hàn,
không chỉ mượn từ ghép trong tiếng Anh mà còn có thể tạo ra những từ
mới bằng cách ghép từ tiếng Anh và từ tiếng Hàn.
Ví dụ:
1. danh từ tiếng Anh + danh từ tiếng Anh
도어폰 (do eo pon) : door phone = door bell (chuông cửa)
가스레인지 (ga seu re in ji) : gas range = gas stove (lò ga)
2. Danh từ tiếng Anh + danh từ tiếng Hàn
19
가스통 (ga seu tong) : gas (ga) + 통 (thùng ) = thùng ga

디지털시계 (di ji teo si kye): digital (số)+ 시계 (đồng hồ) = đồng hồ
điện tử
버스표 (beo seu pyo) : bus (xe buýt) + 표 (vé) = vé xe buýt
3. Danh từ tiếng Hàn + danh từ tiếng Anh
감차집 (gam cha jip) : 감차 (khoai tây) + chip ( lát) = lát khoai
tây
신용카드 (sin yong ka teu) : 신용 ( tín dụng) +card (thẻ) = thẻ tín
dụng
안전벨트 (an jeon bel teu) : 안전 (an toàn) + belt (dây đai) = dây an
toàn
4. Tính từ tiếng Anh + danh từ tiếng Anh
베스트셀러 (be seu teu sel leo) : best (nhất) + seller (thứ bán được) =
best seller (thứ gì đó bán chạy nhất)
페어플레이 (fe eo feul le i): fair (công bằng) + play (chơi) = fair play
(chơi đẹp)
핫라인 (hat la in) : hot (nóng) + line (đường dây) = hot line (đường
dây nóng)
5. Trạng từ tiếng Anh + tính từ tiếng Anh
비하인드스토리 (bi ha in deu seu to ri) : behind (sau) + story (câu
chuyện) = story behind the scence (hậu cảnh)
오버센스 (o beo sen seu) : over (trên) + sense (cảm giác)= over
sensitive (quá nhạy cảm)
VI. Từ pha trộn
Loại từ này cũng gần giống với loại từ ghép, nhưng chỉ ghép 1
phần của từ. Ví dụ thường thấy trong tiếng Anh là từ “smog” (sương
khói) đã được ghép từ từ “smoke” (khói) và “fog”(sương). Những từ
20
như thế này không thể phân tích rõ về hình vị được. Một vài từ pha
trộn trong tiếng Hàn có gốc từ tiếng Anh được thể hiện trong ví dụ sau:
컴푸터피아 (keom pu teo pi a) : computopia (điện toán không tưởng)

= computer (máy điện toán) + utopia (điều không tưởng)
라이거 ( la i geo) : liger (con của sư tử đực và hổ cái) = lion (sư tử) +
tiger (hổ)
KẾT LUẬN
Các kiểu tiếp xúc của ngôn ngữ và chủ thể tiếp xúc ngôn ngữ
cũng như động cơ tiếp xúc đều giống như ở tiếp xúc văn hoá. Tiếp xúc
ngôn ngữ là sự cọ sát của hai hay nhiều nhóm người nói các ngôn ngữ
khác nhau, thuộc về các văn hoá khác nhau nảy sinh trong quá trình
giao lưu về kinh tế, văn hoá, chính trị diễn ra trong lịch sử. Hình thái
đầu tiên của tiếp xúc ngôn ngữ chính là việc gọi tên các đồ vật/ sản vật
hay hành vi bằng một tên gọi khác của một ngôn ngữ khác.
Mức độ tiếp xúc càng rộng rãi và mạnh mẽ bao nhiêu thì kết qủa tiếp
xúc càng sâu sắc bấy nhiêu trên lĩnh vực ngôn ngữ: đó là việc hình
thành các vốn từ vay mượn/ từ ngoại lai, các hiện tượng hình thái học
mới, các kết cấu cú pháp mới, các mô hình liên kết văn bản mới. Khi
một từ nào đó được vay mượn từ ngôn ngữ khác và được dùng trong
giao tiếp hằng ngày, việc đọc chệch đi về ngữ âm, viết khác đi về hình
thái, sử dụng khác ý nghĩa ngữ pháp và ngữ cảnh là điều không thể
tránh khỏi. Do đó, khi nghiên cứu từ vay mượn thì từ đó phải được đặt
song song với ngôn ngữ gốc để xem xét.
21
Dù Hàn Quốc có điều kiện địa lý, lịch sử và văn hóa rất gần với
Trung Quốc nhưng lại không có cùng họ ngôn ngữ với nhau. Tuy
nhiên cả Hàn Quốc lẫn Nhật Bản đều vay mượn một lượng lớn từ Hán
thông qua lịch sử quan hệ với các triều đại của Trung Quốc, và những
từ vay mượn đó đã trở thành thành phần không thể thiếu trong vốn từ
vựng Hàn Quốc. Vì phát triển theo những hướng khác nhau nên cách
phát âm những từ có cùng 1 gốc Hán cũng hoàn toàn khác nhau, tuy
nhiên cách phát âm hanja của người Hàn được xem là gần giống với
cách phát âm ở triều đại nhà Thanh của Trung Quốc. Tiếng Hàn cũng

mượn một lượng từ vựng khá lớn từ Nhật Bản, mà những từ đó đa
phần cũng được người Nhật tạo ra từ gốc từ Hán.Tất cả những từ có
gốc Hán như vậy đều được gọi là từ Hán – Hàn.
Từ cuối chiến tranh thế giới lần 2, Hàn Quốc bắt đầu mở cửa với
nhiều quốc gia, từ đó có khoảng 20.000 từ du nhập vào từ vay mượn ở
Hàn Quốc, và 90% từ trong số đó là tiếng Anh. Trong suốt 30 năm
chịu sự đô hộ của Nhật Bản, Hàn Quốc cũng vay mượn từ Nhật một
lượng từ vựng đáng kể từ Nhật, kể cả những từ Nhật đã mượn từ gốc từ
Ấn – Âu từ trước đó.
Ngôn ngữ Hàn Quốc, ngoài lượng từ lớn có gốc Hán và gốc từ
tiếng như đã trình bày trong bài viết, mà còn gốc Nhật Bản, gốc từ Ấn
– Âu khác (ngoài tiếng Anh) vẫn đang tồn tại trong kho từ vựng vô
cùng phong phú của ngôn ngữ Hàn. Tuy nhiên, vì trình độ nghiên cứu
còn hạn hẹp, hạn chế về trình độ ngoại ngữ, cũng như thiếu thốn về tài
liệu tham khảo, thời gian thực hiện, bài viết ngắn này vẫn chưa thể
chuyển tải đầy đủ về từ ngoại lai trong tiếng Hàn, mà chỉ giúp người
đọc có thể hình dung một cách sơ lược về từ gốc Hán và từ có gốc
tiếng Anh trong tiếng Hàn. Từ đó việc nghiên cứu sâu và đầy đủ về từ
vay mượn trong tiếng Hàn trở thành mục tiêu để tiến hành nghiên cứu
trong tương lai./.
22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C.J. Eckert-K.Lee-Y.I.Lew-M.Robinson-E.W.Wagner, Mai Đặng
Mỹ Hiền dịch, Korea xưa và nay, Nxb. TPHCM, 2001.
2. Hàn Quốc, lịch sử và văn hóa, Nxb. Văn hóa, H. 1996.
3. Lê Đình Khẩn, Từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt, Nxb.
ĐHQGTPHCM, 2002.
4. Sohn Ho-Min, The Korean Language (section 1.5.3 “Korean
vocabulary”), Cambridge University Press, 2001.
5. Kim Mu-Rin (김무림), 국어의 역사 ( Lịch sử tiếng Hàn Quốc),

Seoul : Hankook Munhwasa, 2004.
23
24

×