Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Luận văn Đề tài nguồn gốc tộc người Hàn Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.9 KB, 21 trang )

LUẬN VĂN
ĐỀ TÀI:
NGUỒN GỐC TỘC NGƯỜI
HÀN QUỐC
Tp. Hồ Chí Minh
1
SƠ LƯỢC VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA HÀN QUỐC
Hàn Quốc nằm trên bán đảo Triều Tiên (phía Đông Bắc Á), gồm phần chính là bán
đảo và 3.576 đảo, có tổng diện tích là 220.800 km
2
. Bán đảo Triều Tiên có phía Bắc giáp
Trung Quốc (có chung 1.025km đường biên giới), Nga (25km), phía Tây giáp Hoàng Hải
và phía đông là biển Nhật Bản. Khoảng cách ngắn nhất đi từ bán đảo Triều Tiên đến bán
đảo Sơn Đông (Trung Quốc) khoảng 190 km, từ cảng Pusan đến đảo Honshu (Nhật Bản)
khoảng 180km.
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ ĐẶC ĐIỂM TỘC NGƯỜI HÀN QUỐC
1. Lịch sử hình thành tộc người
*Theo huyền thoại của Hàn Quốc:
Xưa kia, Thần nhà trời tên Hwanin có một vị hoàng tử là thần Hwanung. Hwanung vì
muốn giúp loài người nên đã xin vua cha cho ông được trị vì Bán đảo Hàn Quốc. Thần nhà
trời Hwanin chấp nhận nguyện vọng của con, hoàng tử Hwanung được phái xuống trần
gian cùng với ba ngàn người hộ tống. Cũng trong thời kỳ ấy, có một con gấu và một con hổ
sống trong một cái hang lớn ở gần đó. Mỗi ngày, chúng thường đến cây gỗ đàn hương thần
và cầu xin Hwanung làm phép cho chúng được biến thành người. Sau nhiều lần cầu xin và
van nài của hai con hổ và gấu, hoàng tử Hwanung đã mủi lòng. Ông gọi hổ và gấu lại, ban
cho hai mươi nhánh tỏi, vẩy nước thần lên chúng và bảo rằng: "Các ngươi hãy ăn những
thứ này và tránh ánh sáng ban ngày trong 100 ngày tới. Nếu các ngươi làm được như vậy
các ngươi sẽ trở thành người." Nói rồi Hwanung bỏ đi, gấu và hổ ăn tỏi, chịu nước thần và
trở về hang của chúng. Tuy nhiên, sau 20 ngày, con hổ đã rời khỏi hang vì không chịu
đựng nổi. Còn con gấu thì vẫn kiên trì ở trong hang tối và sau 100 ngày nó đã biến thành
một người đàn bà vô cùng đẹp. Người đàn bà đẹp - tức con gấu - đã vui mừng khôn xiết,


nhưng lại không tìm được ai để lấy mình. Sau một thời gian dài , nàng quay trở lại gặp
Hwangung và xin thần ban cho nàng một đứa con. Và hoàng tử đã hóa thân thành người.
Người đàn bà đã thụ thai rồi sinh hạ một người con trai, bà đặt tên cho con mình là Tan
Gun
Sau đó Tan Gun trở thành vua có tính chất người đầu tiên của bán đảo Triều Tiên. Ông cho
lập ra vương quốc của mình là Choson và trị vì trong khoảng 1500 năm. Cuối cùng ông
thoái vị và trở thành thần núi. Kết thúc câu chuyện và lưu truyền mãi mãi về sau trong lịch
sử Hàn Quốc một huyền thoại có tên Tan Gun.
*Dựa trên các tài liệu về ngôn ngữ và khảo cổ:
2
- Vào thập niên cuối của thế kỷ XX, nhóm nghiên cứu Spencer Wells của National
Geographic (Mỹ) và nhóm Stephen Oppenheimer của Đại học Oxford (Anh) đi sâu vào
nghiên cứu quá trình di dân của loài người từ châu Phi. Hai Dự án cho ra cùng một kết quả:
Người hiện đại Homo sapiens được sinh ra tại Đông Phi khoảng 160.000 năm trước. Đến
khoảng 70.000 năm trước, họ đã từ châu Phi tới các đảo ngoài khơi Đông Nam Á, Việt
Nam và Nam Trung Hoa. Sau đó họ đi lên Trung Hoa, tới Trung Á, sang châu Âu rồi tới
Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản…)
- Cũng trong thập niên 90, Trung Quốc có Dự án Đa dạng di truyền người Trung Hoa
(Chinese Human Genome Diversity Project) của nhóm Giáo sư Y. Chu với nội dung chính:
Khoảng 70.000 năm trước, người Homo sapiens từ châu Phi, men theo bờ biển Ấn Độ,
Pakistan tới miền Trung và Bắc Việt Nam. Dừng lại đây trong vòng 10.000 năm, họ lai
giống, sinh sôi. Khoảng 50.000 năm trước họ di cư sang châu Úc. Khoảng 40.000 năm
trước chiếm lĩnh New Guinea và các đảo ngoài khơi Đông Nam Á. Thời gian này, do phía
bắc ấm lên, người từ Việt Nam đi lên Trung Quốc, tới Triều Tiên, Nhật Bản, sang Trung Á
rồi lên Siberia, vượt eo Beringa sang châu Mỹ.
- Cư dân Triều Tiên di cư từ Việt Nam sang theo kết luận của nhóm giáo sư Y.Chu cũng
phù hợp với điều rút ra được từ nghiên cứu về sự hình thành của nhóm người Bách Việt
của tác giả Hà Văn Thùy: Người từ châu Phi tới Việt Nam gồm hai đại chủng Mongoloid
và Australoid. Họ hòa huyết, sinh ra 4 chủng Việt cổ: Indonesian, Melanesian, Vedoid và
Negritoid. Người Việt cổ, khoảng 50.000 năm trước đã từ Việt Nam di cư sang châu Úc,

New Guinea, các đảo ngoài khơi Đông Nam Á, sang Miến Điện, Ấn Độ, sau đó lên Trung
Quốc. Sống thời gian dài ở Việt Nam và Trung Hoa, trong những điều kiện địa hình, khí
hậu, thổ nhưỡng khác nhau, từ bốn chủng Việt cổ phân ly thành những nhóm địa phương
khác nhau, được lịch sử gọi là Bách Việt. Người Bách Việt từ Trung Hoa di cư tới Triều
Tiên, Nhật Bản, rồi lên Siberia, vượt eo Beringa sang châu Mỹ.
- Theo “Địa lý Đông Bắc Á” (Huỳnh Văn Giáp, NXB ĐHQG TPHCM) :
Tổ tiên của người Hàn hiện nay có nguồn gốc di cư từ bắc Siberia, đến Mông Cổ, Mãn
Châu, bắc Trung Quốc rồi xuống bán đảo Triều Tiên vào khoảng 5.000 năm trước công
nguyên, định cư ở đây và di truyền nòi giống. Một nhánh khác của người Triều Tiên cổ tiếp
tục di chuyển vào Nhật Bản. Còn người Bắc Siberia thì trong 400 năm bị phong kiến Trung
3
Quốc đô hộ (từ năm 100 trước CN đến năm 300 sau CN) đã pha trộn huyết thống với người
Trung Quốc.
Trong các triều đại Koryo có một số lượng lớn người Hoa và Bắc Á di cư từ Trung Quốc,
Mãn Châu đến bán đảo Hàn, đồng thời cũng có một lượng lớn người Hàn di cư đến bán đảo
Sơn Đông (Trung Quốc) vì mục đích thương mại. Đến năm 668, sự hoàn chỉnh dân tộc
Triều Tiên mới được hình thành, khi vương quốc Silla thông nhất toàn bán đảo.
- Căn cứ vào các di chỉ khảo cổ học (tham khảo: “Korea xưa và nay”, Mai Đặng Mỹ Hiền
dịch, NXB TPHCM)
+ Thời kì đồ đá cũ
Những di chỉ phát hiện tại làng Kulp’ol, Unggi vào năm 1962 và 1 số di chỉ tại làng
Sokchang, Kongju vào năm 1964 đã cho thấy rằng con người thuộc Thời kì đồ đá cũ đã
từng sinh sống rộng rãi trên khắp bán đảo Triều Tiên. Niên đại của Thời kì đồ đá cuea chưa
được xác định chắc chắn. Các độ tuổi của 2 tầng văn hóa tại di chỉ làng Sokchang thuộc
Thời kì hậu đồ đá cũ đã được xác nhận cách đây khoảng từ 20.000 đến 30.000 năm. Tuy
nhiên, trong số các địa điểm đã khải quật, có ít nhất 2 khu vực xác định niên đại liệt vào
Thời sơ kì đồ đá cũ, vì vậy cho phép giả định rằng con người đã bắt đầu sinh sống và phát
triển văn hóa tại bán đảo cách đây ít nhất từ 400.000 năm đến 500.000 năm. Tuy nhiên,
theo quan điểm thống lĩnh hiện thời thì người Hàn ngày nay không phải là hậu duệ của
những cư dân Thời kì đồ đá cũ này, những người đã từng sinh sống trên mảnh đất của họ.

+ Thời kì đồ đá mới
Khoảng 5.500 năm TCN, lần đầu tiên con người thuộc thời kì đồ đá mới đã bắt đầu xuất
hiện, với những vật tượng trưng là những công cụ bằng đất hoặc đá mài nhẵn và đồ gốm.
Thời kì này ở Triều Tiên được chia làm 3 kì: Thời sơ kỳ đồ đá mới, Thời trung kỳ đồ đá
mới và Thời hậu kỳ đồ đá mới.
• Thời sơ kỳ đồ đá mới : niên đại từ 5.000 đến 6.000 năm TCN, đánh dấu qua việc
tạo nên những chiếc bình nhỏ, không trang trí, giản dị như của 1 loại bình gốm
được trang trí tùy hứng bằng cách thêm vào những sọc ngắn nhỏ bằng đất sét lên
chiếc chén hay lên thân bình. Những tạo vật này được phát hiện ở 2 cực bắc và nam
ven bờ biển phía Đông, những khu vực miền trung của bán đảo, đồng thời cũng
được phát hiện ở Mãn Châu và đảo Tsushima.
• Thời trung kỳ đồ đá mới : niên đại từ khoảng 4.000 năm TCN, được xác định dựa
vào những chiếc bình gốm có hoa văn hình học đặc thù, thường gọi là “bình gốm
kiểu răng lược”. Loại bình gốm này được khai quật tại nhiều di chỉ trên khắp bán
4
đảo , đặc biệt các khu vực bờ biển, bờ sông, và từ Siberia xuyên qua Mông Cổ, Mãn
Châu và xuống tận Nhật Bản.
• Thời hậu kỳ đồ đá mới : khoảng 2.000 năm TCN, nền văn hóa gốm sứ mới với nét
đặc thù là họa tiết, lan tràn từ Trung Quốc xuống tận bán đảo Triều Tiên. Các di chỉ
của thời đại này được phát hiện rộng rãi ở những địa điểm khai quật nằm rải rác
khắp bán đảo.
Như vậy, nền văn hóa Thời kỳ đồ đá mới ở bán đảo Triều Tiên đã qua 3 giai đoạn phát
triển chính, rất có thể chúng phản ánh 3 làn sóng di cư liên tiếp xuống bán đảo. Không
giống như trường hợp các bộ phận dân cư thuộc Thời kỳ đồ đá cũ, người ta thấy những tộc
người thuộc Thời đại đồ đá mới phát triển liên tục, không gián đoạn, góp 1 yếu tố cấu
thành nên dân tộc người Hàn sau này. Kế đến, người ta tin rằng, trong suốt quá trình phát
triển lịch sử lâu dài, những cư dân của Thời đại đồ đá mới này đã hòa nhập với nhau và
giao thoa cùng với những nhóm tộc người mới của thời đại đồ đồng sau.
+ Thời kỳ đồng thau
Niên đại kéo dài từ thế kỉ VIII đến thế kỉ IV TCN, được xác định dựa vào những chiếc dao

găm bằng đồng hình dạng 1 cây đàn măng-đô-lin và những chiếc gương đồng với những
lằn sọc đơn giản và nhiều nét lấm chấm. Sự xuất hiện của loại gốm có mô típ hình học
trong các đồ vật thuộc Thời kỳ đồ đá mới cho thấy đã có 1 giai đoạn chuyển tiếp khi có sự
tiếp xúc giữa 2 nền văn hóa. Vào thời kỳ này, việc trồng lúa cũng đã bắt đầu được tiến
hành, bằng chứng là việc sử dụng những con dao đá hình lưỡi liềm để cắt lúa và những
cuốc đá có rãnh để xới đất. Và chính vì cả 2 công cụ này được sử dụng trong nền văn hóa
lúa nước ở Trung Quốc nên người ta nghĩ rằng nền nông nghiệp lúa nước đã được truyền từ
Trung Quốc.
+ Thời kỳ đồ sắt
Vào thế kỉ thứ IV TCN, 2 nền văn hóa đồ kim loại mới, vốn có lai lịch khác nhau, đã
truyền vào bán đảo Triều Tiên. Một bên là nền văn hóa đồ sắt của Trung Quốc, bên kia là
nền văn hóa đồng thau có nguồn gốc Scytho – Siberia, thể hiện qua những đồng tiền cổ
Trung Quốc, những chiếc đai thắt lưng hình thú theo kiểu Scytho – Siberia, 1 loại đồ gốm
bằng đá xám mới và những khuôn đúc đồng hoặc sắt, các vật dụng khác bao gồm 1 loạt các
vũ khí như dao găm sắt, mũi giáo sắt nhọn… Hai nền văn hóa này giao thoa tại Mãn Châu,
sau đó lan xuống đến khu vực sông Taedong, từ đó nhanh chóng lan truyền khắp các
hướng, thậm chí xâm nhập vào Nhật Bản, nơi chúng phát triển thành văn hóa Yayoi.
5
Nói tóm lại, dù có rất nhiều bằng chứng, tư liệu khác nhau về lịch sử hình thành tộc người
Hàn Quốc, nhưng rõ ràng không phải ngay từ thời sơ khai đến thời điểm hiện tại họ chỉ là 1
dân tộc thuần nhất (có lẽ chỉ trong thần thoại về Tangun mới là điểm tựa cho niềm tin của
họ về 1 nguồn gốc duy nhất) do những cuộc di dân liên tục đã tạo nên sự xáo trộn sắc tộc
giữa các bộ lạc, giữa các thời kì, để đưa đến kết quả cuối cùng là hình thành nên tộc người
Hàn Quốc như ngày nay.
2. Đặc điểm tộc người
a, Ngôn ngữ
Ngôn ngữ Triều Tiên cách đây không lâu được phần đông các nhà khoa học coi là ngôn
ngữ biệt lập, tức là nó không được đưa vào bất kì nhóm ngôn ngữ học nào. Có những giả
thuyết khác nhau về nguồn gốc của ngôn ngữ này (giả thuyết thuộc ngôn ngữ Dravidien,
Nhật Bản, Cổ Á, Ấn – Âu, Antai). Trong đó ý kiến cho rằng tiếng Triều Tiên có tính gần

gũi với các ngôn ngữ thuộc nhánh Tungus của ngữ hệ Antai là ý kiến phổ biến nhất. Tất cả
người Hàn Quốc đều nói chung 1 ngôn ngữ, đây được coi là nhân tố quyết định trong việc
tạo nên bản sắc dân tộc mạnh mẽ của họ. Người Hàn Quốc đã từng phát triển 1 số phương
ngữ khác ngoài ngôn ngữ chuẩn được dùng tại Seoul. Tuy nhiên, những phương ngữ này,
trừ ngôn ngữ được nói ở tỉnh Jeju-do, đều khá giống với ngôn ngữ chuẩn, vì thế người nói
các tiếng địa phương có thể hiểu được nhau không mấy khó khăn. Trong vốn từ Triều Tiên
có lượng lớn từ vay mượn từ các từ Trung Quốc (54% từ gốc Hán hiện đang được sử dụng)
Người Triều Tiên được xem là những người nước ngoài đầu tiên học và sử dụng chữ Hán,
thứ chữ cổ nhất Đông Á. Đến năm 1446, Hoàng đế Sejong (1418 – 1450),vị vua thứ tư của
vương quốc Choson cùng Hội đồng học giả hoàng gia đã sáng tạo ra hệ thống chữ cái tiếng
Hàn Hunmin Chongum (Huấn dân chính âm), hay còn gọi là Hangeul. Hangeul bao gồm 10
nguyên âm và 14 phụ âm, có thể kết hợp thành vô vàn các nhóm âm tiết. Bảng chữ cái này
hết sức đơn giản, có hệ thống, dễ hiểu và được coi là 1 trong những hệ thống chữ viết khoa
học nhất trên thế giới. Hangeul rất dễ học và dễ viết, vì thế đã đóng góp 1 phần to lớn vào tỉ
lệ biết chữ cao và 1 nền công nghiệp in ấn phát triển của Hàn Quốc.
b, Tôn giáo
Hàn Quốc là một nước đảm bảo tự do tôn giáo. Tại đây, tôn giáo tín ngưỡng và các hoạt
động liên quan được tự do phát triển mạnh mẽ Tính đến năm 2005, Hàn Quốc có
24.970.000 người theo tôn giáo (theo số liệu của Cục Thống kê quốc gia) chiếm 53,1% dân
số. Trong đó, số người theo Phật giáo chiếm 43%, Tin lành 34,5%, Thiên chúa giáo 20,6%.
6
Ngoài ra, còn có các tôn giáo thiểu số khác như Nho giáo, Wonbul giáo, Cheondo giáo,
Cheungsang giáo và Deajong giáo.
c, Thành phần dân tộc
Triều Tiên nói chung và Hàn Quốc nói riêng vốn được xem là một trong những quốc gia
thuần nhất về mặt dân tộc lớn nhất thế giới. Ngoại trừ một thiểu số khoảng 30.000 người
Hoa sống ở Seoul và Inchon, dân tộc Triều Tiên là cư dân bản địa đơn dân tộc, có chung
một ngôn ngữ và một nền văn hóa truyền thống phân bổ đều khắp trên bán đảo Triều Tiên
từ xưa đến nay.
Tuy nhiên, trong vài chục năm trở lại đây, số lượng người nhập cư vào Hàn Quốc đang

tăng lên rất nhanh, vì thế khái niệm ‘một dân tộc’ đang dần chuyển đổi. Người nhập cư có
thể chia thành 2 nhóm : người nhập cư theo diện kết hôn và người lao động nước ngoài.
Trong cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính châu Á năm 1997, Hàn Quốc cùng với Nhật Bản
là hai quốc gia sớm khắc phục được khủng hoảng, vì vậy mà một số lượng lớn lao động từ
các nước châu Á khác (như Philippin, Ấn Độ) cũng như từ các nước châu Phi đã đổ về đây
để tìm kiếm việc làm trong các nhà máy lớn. Một bộ phận không nhỏ người Hoa Kỳ cũng
đang sống và làm việc tại Hàn Quốc, họ tập trung tại một khu vực của thành phố Seoul có
tên động Itaewon. Ở đây người ta cũng có thể tìm thấy một khu "làng Liên hiệp quốc" bên
cạnh nhiều đại sứ quán và công ty nước ngoài.
Theo điều tra của Cục thống kê Hàn Quốc, chỉ riêng năm 2006 đã có 39.700 cuộc kết hôn
giữa người nước ngoài và người Hàn, chiếm 11,9 % tổng số các cuộc kết hôn trong năm
đó.

7
Số lượng người nước ngoài đăng kí cư trú chính thức tại Hàn Quốc
Ngược lại cũng có rất nhiều người Hàn Quốc sinh sống tại nước ngoài, ví dụ như tại
Trung Quốc và nhiều nước vùng Trung Á. Trong thời kì bị Nhật đô hộ, một số người cũng
đã bị đưa sang Nhật Bản. Sự bất ổn chính trị, xã hội và kinh tế trong nước đã dẫn tới việc
nhiều người Hàn Quốc di cư sang Canada và Hoa Kỳ. Từ khi tình hình trong nước trở lại
ổn định, một số đã trở về quê hương (mang hai quốc tịch).
b, Ý thức tự giác tộc người
Người Hàn Quốc trong bất cứ trường hợp nào, ở bất cứ nơi cũng luôn tự hào về dân tộc
mình. Họ tin rằng cả dân tộc cùng chảy trong mình một dòng máu, cùng có nguồn gốc tổ
tiên chung. Shin Chae-Ho, một nhà dân tộc học lỗi lạc của Hàn Quốc đã cho rằng, Hàn
Quốc được xem như là một quốc gia dân tộc là được bắt nguồn từ nhân vật thần thoại
Dangun – là con của Thần Trời, vì thế họ tự hào rằng mình có nguồn gốc thần tiên.
Tính đồng nhất dân tộc dường như đã trở thành gốc rễ trong đời sống người dân Hàn
Quốc, thể hiện qua việc họ duy trì 1 chế độ chính trị, 1 ngôn ngữ duy nhất trong thời
gian dài. Và, khi phải đối mặt với sự xâm lược của các nước đế quốc, người Hàn
Quốc cũng đã biểu hiện rõ rệt tinh thần dân tộc của mình. Họ nhấn mạnh rằng, cơ sở

8
dân tộc còn mạnh mẽ hơn cả yếu tố quân sự trong việc xác lập nên đất nước Hàn
Quốc. Bằng tinh thần dân tộc bất khuất, họ đã kiên quyết chống lại những thế lực bên
ngoài, những âm mưu đồng hóa văn hóa mà họ đã truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác, khi mà trải theo chiều dài lịch sử, Hàn Quốc đã phải chịu biết bao tác động bởi
các thế lực bên ngoài như Mông Cổ, phong kiến Trung Hoa, quân phiệt Nhật, Hoa Kì.
Cũng có lúc họ bị lung lay ý chí, nhìn nhận sai vấn đề và tiếp nhận 1 cách mù quáng
văn hóa ngoại quốc, nhưng tận sâu trong gốc rễ thì bản sắc dân tộc vẫn luôn trụ vững
trong họ. Thậm chí ngày nay, người Hàn Quốc còn duy trì tinh thần dân tộc của mình
trên khắp thế giới, cộng đồng người Hàn Quốc ở nước ngoài vẫn tiếp tục hoạt động
như 1 nguồn lực quan trọng trong quan hệ kinh tế, chính trị với nước nhà.
Ý thức được bản sắc của quốc gia dân tộc chính là nguồn gốc quan trọng cho niềm tự
hào của mọi người dân trong những năm hỗn loạn của đất nước Hàn Quốc, những
nguy biến của quốc gia (chiến tranh do chủ nghĩa thực dân, sự phân chia lãnh thổ, chế
độ độc tài …) Và chính điều đó cũng đã góp phần tăng cường ý thức tập thể và nội bộ
đoàn kết chống lại sự đe dọa từ các thế lực thù địch bên ngoài. Tuy nhiên, không hẳn
tính đồng nhất của một quốc gia dân tộc bao giờ cũng là một lợi thế, mà có khi nó lại
trở thành nhân tố cực quyền trong hệ thống chính trị, văn hóa, xã hội. Tính đồng nhất
ấy đã bỏ qua yếu tố cạnh tranh và dẫn đến sự nghèo nàn trong tư tưởng, bao gồm chủ
nghĩa tự do, bảo thủ và cấp tiến; cản trở sự đa dạng văn hóa xã hội trong xã hội Hàn
Quốc. Chủ nghĩa dân tộc sẽ còn tồn tại như 1 nguyên tắc của xã hội Hàn Quốc mà
không dễ gì bỏ qua hoặc chỉ xem như 1 huyền thoại. Nhưng chủ nghĩa dân tộc cũng
không thể tồn tại dưới góc độ hợp nhất nó với hệ tư tưởng phân biệt chủng tộc với các
dân tộc khác (người Hàn Quốc gọi tộc người Trung Quốc đang sinh sống ở Hàn là
“hwakyo”-Hoa Kiều, Luật quốc tịch Hàn Quốc vẫn còn dựa trên chế độ “hợp pháp”
hoặc “bất hợp pháp”, vấn đề gia đình đa văn hóa …chính những điều này, dù vô tình
hay hữu ý đã tạo nên một khoảng cách khá lớn đối với lao động nước ngoài nhập cư
tại đây). Chính vì vậy mà Hàn Quốc phải thực sự cẩn trọng trong việc xây dựng chủ
nghĩa quốc gia dân tộc và luôn phải tìm cách giảm thiểu các tác hại ẩn sâu bên trong
nó.

9
II. SƠ LƯỢC VỀ NHỮNG VƯƠNG TRIỀU VÀ NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA GIA
ĐÌNH HÀN QUỐC
1. Những triều đại nổi bật của tộc người Hàn Quốc
Người ta vẫn cho rằng Hàn Quốc cổ xưa có đặc điểm của các quốc gia thành thị độc
lập nhỏ bé, do các cộng động thị tộc sát nhập với nhau tạo thành.
Quốc gia thành thị này đã dần dần được thống nhất thành các thị tộc với cấu trúc
chính trị hết sức phức tạp, thậm chí còn tạo thành những quốc gia. Trong số rất nhiều
những thị tộc này, Goguryeo (37 B.C đến A.D 668), có vị trí dọc theo vùng trung lưu
sông Amnokgang (Yalu), đây là một trong những thị tộc lớn mạnh và trở thành vương
quốc.
Các đội quân hiếu chiến của Goguryeo đã chính phục lần lượt các thị tộc láng giềng,
và vào năm 313, những đội quân này thậm chí còn đóng chiếm cả vùng biên cương
của nước Lolang, Trung Quốc. Baekje (18 trước CN đến năm 660 sau CN) đã phát
triển mạnh mẽ từ một quốc gia thị tộc ở phía Nam sông Hangang. Con sông tại vùng
phụ cận của Seoul ngày nay, là một vương quốc liên hợp hơi giống với vương quốc
Goguryeo. Trong suốt triều đại vua Geunchogo (từ năm 346 đến năm 370), Baekje đã
phát triển thành một quốc gia tập trung và quý tộc.
Để hiểu rõ về tộc người Hàn Quốc chúng tôi xin được lướt qua những triều đại nổi bật
của tộc người Hàn Quốc, bao gồm: vương quốc Shilla, Balhea, Joseon.
Vương quốc Silla (năm 57 trước CN đến 935 sau CN): nằm ở vị trí xa nhất phía Nam
của bán đảo, ban đầu là quốc gia yếu nhất và kém phát triển nhất trong số ba quốc gia.
Tuy nhiên, do có sự xa cách mang tính địa lý của những ảnh hưởng từ Trung Quốc,
quốc gia này được mở rộng với những sự thực hành và ý tưởng khác với Trung Quốc.
Xã hội có xu hướng phân chia giai cấp rõ rệt và sau này đã phát triển Tổ chức
Hwarang (Hoa niên), một tổ chức độc nhất phát triển về nghiên cứu Phật giáo.
Cho đến giữa thế kỷ thứ 6, Vương quốc Shilla đã xâm chiếm vương quốc Gaya láng
giềng, một nhóm các quốc gia thành thị được củng cố phát triển ở khu vực đông nam
10
của bán đảo từ giữa thế kỷ thứ nhất cho đến thế kỷ thứ 6. Vương quốc Shilla cũng đã

có mối quan hệ đồng minh về mặt quân sự với nhà Đường của Trung Quốc đã chính
phục nước Goguryeo và Baekje. Sau đó, Silla đã chiến đấu chống lại nhà Đường, và
sau đó đã vạch trần tham vọng sát nhập lãnh thổ của Goguryeo và Baekje.
Silla đã đẩy lùi Trung Quốc vào năm 676. Sau đó vào năm 698, những người dân
sống của vương quốc Goguryo sống tại phía Trung Nam của Mãn châu đã lập nên
vương quốc Balhae. Balhae bao gồm không chỉ những người dân của vương quốc
Goguryeo mà còn một lượng lớn dân số vùng Mangan.
Vương quốc Balhae: Sự thịnh vượng của vương quốc Balhae đạt đỉnh cao trong nửa
đầu thế kỷ thứ chín với sự xâm chiếm một vùng lãnh thổ rộng lớn từ sông Amur ở
phía Bắc và sông Kaiyuan ở phía Nam, từ giữa Mãn Châu cho tới phía Tây. Quốc gia
này cũng đã thiết lập một mối quan hệ ngoại giao với Thổ Nhì Kỹ và Nhật Bản.
Balhae tồn tại đến tận năm 926, khi nước này bị chiếm đóng bởi người Khistan. Rất
nhiều giai cấp cầm quyền, hầu hết là người dân trên bán đảo Triều Tiên, đã di chuyển
xuống phía Nam và tham gia vào việc xây dựng nên vương triều Goryeo.
Vương quốc Silla thống nhất bản đảo Triều Tiên vào năm 668 và đạt tới tột đỉnh của
sức mạnh và sự thịnh vượng vào giữa thế kỷ thứ 8. Vương quốc này đã nỗ lực trong
việc thiết lập nên một đất nước của Phật giáo. Đền Pulguksa được xây dựng trong thời
kỳ Silla thống nhất. Tuy nhiên, quốc gia tôn thờ đạo Phật này đã bắt đầu kém phát
triển do việc cho phép giới quý tộc sống cuộc sống quá xa xỉ. Ngoài ra, cũng có
những bất đồng giữa các nhà lãnh đạo các địa phương đòi hỏi quyền lực đối với hai
quốc gia chiếm đóng là Goguryeo và Baekje. Vào năm 935, vua Silla chính thức từ bỏ
cung điện của vương triều mới được thành lập Goryeo.
Bán đảo Triều Tiên đã được trị vì bởi một chính quyền độc nhất từ sự thống nhất của
vương quốc Silla từ năm 668 trong khi vẫn duy trì sự phụ thuộc về mặt chính trị, văn
hóa và những di sản văn hóa. Cả vương quốc Goryeo (918-1392) và Joseon (1392-
1910) đã củng cố quyền lực và phát triển nền văn hóa, đồng thời đẩy lùi các nước
ngoại xâm như Khitans, Mông Cổ và Nhật Bản. Vương quốc Goryeo do Wang Geon
lập nên, một vị tướng đã phục vụ dưới quyền của Gungye, một hoàng từ bị trục xuất
của vương triều Silla. Chọn nơi ông sinh ra, Songak (là Gaesong ngày nay) làm thủ
11

đô, Wang Geon đã tuyên bố mục đích lấy lại lãnh thổ đã mất của vương quốc
Goguryeo phía Đông Bắc Trung Quốc.
Ông đã đặt tên vương triều của mình là Goryeo, chính là tên của nước Hàn Quốc ngày
nay. Mặc dù vương quốc Goryeo đã không lấy lại được những vùng đất đã mất,
vương quốc này đã phát triển một nền văn hóa đại diện là cheongja, một loại gốm
xanh và một nền văn hóa Phật giáo phát triển hết sức mạnh mẽ. Và không gì có thể so
sánh giá trị với bản in chữ có thể di chuyển được đầu tiên vào năm 1234, đã được
Gutenberg của Đức sáng tạo ra trong hai thế kỷ. Trong cùng thời gian này, những
nghệ sỹ đầy tài năng của Hàn Quốc cũng đã hòan thành một nhiệm vụ phi thường
khắc hầu hết các quy tắc Phật giáo lên các bản khắc in lớn, được làm với mục đích
cầu mong sự phù hộ của Phật giáo đối với sức mạnh của những kẻ thù xâm lược
Mông Cổ. Những bản khắc này được gọi là Tripitaka Koreana và ngày nay đang được
lưu trữ tại đền Haeinsa.
Trong những năm tiếp đó, vương quốc Goryeo đã bị suy yếu bởi những cuộc đấu
tranh nội bộ giữa các học giả và những chiến binh, giữa đạo Khổng và đạo Phật. Sự
tấn công của Mông Cổ bắt đầu văo năm 1231, đã làm cho Goryeo trở thành quốc gia
lệ thuộc trong gần một thế kỷ mặc sự kháng cự hết sức mãnh liệt của những người
dân triều đại Goryeo.
Joseon: Vào năm 1392, Tướng quân Yi Seong-gye đã lập nên một vường quốc mới có
tên Joseon. Hệ thống cai trị đầu tiên của vương quốc này nhằm chống lại ảnh hưởng
to lớn của Phật giáo trong suốt thời kỳ Goryeo, ủng hộ đạo Khổng như một triết lý đi
đầu của vương quốc.
Bộ phận thống trị vương quốc Joseon đã cai trị vương quốc với một hệ thống chính trị
cân bằng. Một hệ thống thi quốc gia được thực hiện đển chọn ra những hệ thống quan
lại của chính phủ. Các cuộc thi được coi là cơ sở cho sự thống nhất của xã hội và hoạt
động mang tính trí thức nhất trong suốt thời kỳ này. Đây là một xã hội tôn thờ đạo
Khổng, tuy nhiên hết sức coi trọng nghiên cứu học thuật trong khi không con trọng
thương mại và sản xuất.
Trong suốt triều đại vua Sejong (1418-1450), vương triều thứ sáu của triều đại Joseon,
Hàn Quốc đã được chứng kiến một sự phát triển không ngờ được của văn hóa và nghệ

12
thuật. Dưới sự bảo trợ của đức vua, các học giải của hoang cung đã phát minh ra bảng
chữ cái Hàn Quốc, được gọi là Hangeul. Nó được gọi là Hunminjeongeum có nghĩa là
"một hệ thống chữ đúng để giáo dục dân chúng".
Vào năm 1455, hoàng tử Suyangdaegun, chú của vua Danjong, đã lật đổ ngai vàng
của vị hoàng để trẻ tuổi này Vào năm 1592, Nhật Bản đã xâm chiếm vương triều
Joseon để lát bằng con đường sang xâm lược Trung Quốc. Tại biển, đô đốc Yi Sun-
sin (1545-1598), một trong những nhân vật tôn kính nhất trong lịch sử Hàn Quốc, đã
chỉ huy hàng loạt những cuộc tấn công của thủy quân hết sức oanh liệt chống lại đội
quân của Nhật Bản, với "Geobukseon" (thuyền rùa) được coi là những thuyền chiến
được làm bằng sắt đầu tiên trên thế giới.
Còn trên mặt đất, những chiến binh nông dân tình nguyện và những đội ngũ những
tăng lữ Phật giáo đã dũng cảm chống lại kẻ thù. Nhật Bản bắt đầu rút lui khỏi Hàn
Quốc sau cái chết của Tư lệnh Toyotomo Hideyoshi. Cuộc chiến cuối cùng đã kết
thúc vào năm 1598, song nó đã ảnh hưởng vô cùng to lớn tới vương triều Joswon và
Nhà Minh Trung Quốc. Trong suốt thời gian diễn ra chiến tranh, rất nhiều những nghệ
sỹ, thợ thuyền, và cả phu khuân vác đã bị cưỡng ép mang sang Nhật Bản.
Trong nửa sau của thời kỳ Joseon, chính quyền và tầng lớp bắt đầu có những biểu
hiện của tư tưởng bè phái. Để thay đổi tình hình chính trị không được như mong đợi
này, vua Yeongjo (1724-1776) thậm chí đã đề ra một chính sách của sự công bằng.
Ông đã củng cố quyền lực của vương triều và sự ổn định về mặt chính trị.
Vua Jeongjo (1776-1800) đã duy trì chính sách công bằng này và lập nên một thư
viện của triều đình để gìn giữ những tài liệu và những ghi chép của vương triều. Ông
cũng đã khởi xướng những cuộc cải cách về chính trị và văn hóa khác.
2. Nét đặc sắc văn hóa trong gia đình tộc ngươi Hàn Quốc
Trong xã hội truyền thống Hàn Quốc, một gia đình điển hình thường bao gồm ba hoặc
bốn thế hệ sống dưới một mái nhà, ở thời đó tỉ lệ trẻ sơ sinh cao và thường một gia
đình lớn được xem là có phúc, nên mọi nhà thường mong có nhiều con cháu. Nhưng
tốc độ công nghiệp hóa và đo thị hóa nhanh chóng trong những năm 1960, 1970 đã
13

nhanh chóng khống chế tỉ lệ sinh, số con của mỗi gia đình giảm mạnh, chỉ còn từ một
đến hai con trong những năm 1980.
Do chịu ảnh hưởng lâu đời của đạo khổng, người con trai có trách nhiệm nặng trong
gia đình, tâm lý trọng nam cũng là tâm lý phổ biến trong xã hội Hàn Quốc. để giải
quyết tâm lý trọng nam khinh nữ, chính phủ Hàn Quốc đã sửa đổi hầu hết các văn bản
luật liên quan đến gia đình theo cách đảm bảo sự bình đẳng giữa con trai và con gái về
quyền thừa kế.
Đám cưới của người Hàn Quốc thường tổ chức tại nà cô dâu. Vào ngày song hỷ từ
cây cối, nhà cửa đến trang phục, món ăn và cách tiếp đón hết sức đặc sắc mang đậm ý
nghĩa chúc phúc. Những bạn chưa có người thương khi đi tìm hiều sẽ đến những chỗ
vui chơi để trao duyên và tỏ lời hứa hẹn. song kề từ khi yêu cho đến khi nâng chén
hợp cẩn, cần khá nhiều những nghi lễ tinh tế.
Trong lễ dạm hỏi nhà gái mời bà mối ăn tiệc, nhà trai biếu bà mối một đôi giày và
quần áo. Người ta viết ngày giờ sinh nhật của chú rễ bằng mực hồng, bỏ vào trong
phong bì rùi quấn chỉ hồng điều hoặc xanh vòng quanh, ngoài phong bì bọc vải. sau
đó nhờ một người có con trai đầu lòng thay mặt nhà trai sang trao tận tay nhà gái. Cô
dâu giữ gìn tờ giấy đó cho đến cuối đời. bên nhà gái cũng chọn ngày tốt, viết thư và
nhờ một người tốt phước thông báo cho bên nhà trai biết.
Ngày cưới, chú rễ mặc áo lụa, cưỡi ngựa đến xin dâu. Cùng nđi với anh là đông đảo
cha chú, anh chị.
Họ mang theo các đồ mứng đến tặng cô dâu: một bức thư xin cưới, nhiều súc lụa xanh
đỏ, hai chiếc áo choàng và một chiếc váy. Ngoài ra cón có đồ trang sức, chăn gối, các
vật biểu trưng cho hạnh phúc lứa đôi như: hạt dẻ, hồ tiêu, chỉ xanh đỏ để cầu sinh con
trai và cuộc sống yên ấm.
Sau khi hoàn tất các thủ tục, nhà gái trãi chiếu ra trước sân và bày tiệc đãi thông gia.
Lễ cưới, chú rễ quỳ trước bàn lễ. nhà trai đưa cho anh một con ngỗng đẽo bằng gỗ,
đặt lên bàn thờ. Sau đó anh đứng lên thắp hương và vái. Con ngỗng được biểu trưng
cho sự sống hạnh phúc vì loài ngỗng này sống rất chung thủy. khách dự lễ cưới tặng
đồ mứng cho đôi vợ chồng trẻ. Họ lấy hạt dẻ và táo đút vào tay chú rể, sau này anh sẽ
14

ăn trong phòng tân hôn. Hạt dẻ và táo có ý cầu mong hai người sẽ sinh được nhiều
con trai. Trước khi xa cha mẹ, cô gái bùi ngùi đi vào bếp và gõ vào nắp ấm ba lần để
từ biệt gia đình. Sau nững phút bịn rịn, thường là cha chú hoặc anh trai sẽ đi tiễn cô và
mang giúp của hồi môn. Chú rễ cưỡi ngựa còn cô dâu ngồi kiệu, những người khác đi
bộ. nhả trai rải rơm ra trước nhà và đốt cháy rơm với ý nghĩa từ bõ những cái gì là cũ
kĩ và bỏ đậu đỏ vào kiệu cô dâu nhằm đuổi tà. Kiệu hạ xuống giữa sân, chú rễ vén
rèm và cỗng cô dâu vào thẳng phòng cưới.
3. Gia đình đa văn hóa ở Hàn Quốc
Các gia đình đa văn hóa đã trở thành một mối quan tâm xã hội ở Hàn Quốc trong thời
gian ngắn trở lại đây. Khi trẻ em sinh ra giữa người nam giới và phụ nữ của nền văn
hóa quốc gia khác nhau rồi hòa nhập vào cộng đồng, trường học thì mới nảy sinh
nhiều vấn đề bất cập. Và có dự đoán rằng số trẻ em sinh ra từ gia đình đa văn hóa sẽ
tăng nhanh hơn những gia đình khác. Do đó một chính sách thích hợp từ phía chính
quyền, sự đồng thuận xã hội sẽ là điều cần thiết để giải quyết những vấn đề này.
a, Thành phần gia đình đa văn hóa
Trong những năm 1990 đàn ông Hàn Quốc bắt đầu lập gia đình với phụ nữ
nước ngoài đang tăng nhanh, những người nước ngoài bao gồm dân tộc Triều Tiên từ
Trung Quốc, Nhật Bản và Philippines. Số trẻ em của họ đã tăng liên tục từ giữa những
năm 1990, nhưng nó đã bị chựng lại cho đến giữa thập niên 2000 do Hàn Quốc đã bắt
đầu hướng sự chú ý của họ vào các gia đình đa văn hóa. Số trẻ em từ các gia đình này
ước tính đạt 25.000 vào năm 2006, và tăng gần gấp đôi (đến 44.000) trong năm 2007,
và sau đó đã lên đến 58.000 trong năm 2008 và 107.689 trong năm 2009 dựa trên số
lần đăng ký thường trú.
b, Số trẻ em sinh ra trong gia đình đa văn hóa qua các năm
Khoảng 4% những đứa trẻ này được sinh ra trong gia đình có bố và mẹ đều là
người nước ngoài. Chúng vẫn ở bên ngoài phạm vi bảo hiểm của Luật Hỗ trợ gia đình
đa văn hóa, nhưng lại được hưởng lợi từ hỗ trợ của chính phủ dành cho sinh viên, học
sinh từ các nhà đa văn hóa. Và khoảng 14% được xếp vào trẻ em của các gia đình đa
15
văn hóa bởi vì cha/mẹ tái hôn ở một quốc gia khác.82% còn lại là những đứa trẻ có

mẹ hoặc cha là người nước ngoài.
c, Quốc tịch của cha mẹ trong các gia đình đa văn hóa ở HQ
Tính đến năm 2009, 41% những trẻ em này vào độ tuổi đi học. Tuyệt đại đa
số có mẹ là dân tộc Hàn Quốc Trung Quốc hoặc Nhật Bản, khác biệt văn hóa như vậy
đã gây rất nhiều khó khăn cho những đứa trẻ cùng học trong môt lớp. Tuy nhiên, sự
xuất hiện với số lượng lớn của cô dâu đến từ Việt Nam và các nước Đông Nam Á
trong những năm gần đây đòi hỏi phải thay đổi nhiều trong các trường học Hàn Quốc
để tình trạng đa dạng về văn hóa được giải quyết khi con cái của họ bắt đầu ghi danh.
d, Khả năng giáo dục của gia đình đa văn hóa
Vấn đề đáng lo ngại là về việc phát triển nhân cách các trẻ em của gia đình
đa văn hóa, diều này cũng có ảnh hưởng lớn đến thành tích giáo dục ở Hàn Quốc.
Vấn đề ảnh hưởng nhiều nhất về sự phát triển của trẻ em là sự đa dạng về ngôn ngữ
trong học tập, thường là vấn đề đọc hiểu và học từ vựng rất khó khăn, đặc biệt là
trong các môn học lịch sử và văn hóa. Ngoài ra, trẻ em đa văn hóa thường thiếu tự
tin, gặp rắc rối về bản sắc văn hóa, thụ động trong các mối quan hệ bạn bè xung
quanh.
Khó khăn trong phát triển giáo dục trẻ em đa văn hóa chủ yếu là do yếu tố môi
trường đặc biệt của họ, điển hình là thành phần của gia đình và vai trò khác nhau của
cha mẹ.
Trong gia đình đa văn hóa, cha mẹ phải thích nghi với xã hội và văn hóa của một
nước khác, do đó họ gặp khó khăn trong việc thực hiện vai trò giáo dục của họ ở nhà.
Cha mẹ nhập cư phải nhanh chóng thích ứng với một nền văn hóa mới, xã hội mới để
có thể hoàn thành trách nhiệm của họ đối với sự phát triển của xã hội và giaó dục con
cái. Số lượng người thành công trong cả hai nhiệm vụ đó là rất ít, những người phụ
nữ nhập cư ở Hàn Quốc đang ở trong tình huống rất khó khăn, đặc biệt là nơi bà mẹ
đóng vai trò quyết định trong việc giáo dục trẻ em.
16
Gia đình có cha mẹ thuộc những nền văn hóa khác nhau, xuất hiện sự khác nhau giữa
kỳ vọng phát triển đối với những đứa trẻ và vai trò của cha mẹ trong việc nuôi dưỡng
nó.Theo cuộc điều tra gần đây, cha mẹ không đủ khả năng nói tiếng Hàn Quốc và khó

khăn về giao lưu văn hóa được cho là nguyên nhân chính của những khó khăn trong
giáo dục trẻ em. Đặc biệt, cảm giác xấu hổ trong số các bậc cha mẹ gia đình đa văn
hóa mà họ sống cản trở sự phát triển của con cái làm cho chúng bị động nhiều hơn về
giáo dục.
Thông qua thông tin đại chúng thường báo cáo về các khía cạnh tiêu cực như vậy
trong gia đình đa văn hóa đã thu hút mối quan tâm của công chúng về vấn đề này
nhưng ngược lại họ cũng tạo ra một ấn tượng tiêu cực xã hội đối với các gia đình này,
gây ra gánh nặng tâm lý lớn hơn cho phụ huynh.
Theo các nghiên cứu trước đó, cha mẹ trong gia đình đa văn hóa rút ra kinh nghiệm
khó khăn trong việc giáo dục con cái của họ là từ tài chính không đủ để lo cho việc
học của con mình, lo lắng con bị bắt nạt ở trường, không có khả năng giúp đỡ làm bài
tập ở nhà và việc tiếp cận thông tin giáo dục bị hạn chế. Thứ nhất, không truyền tải
đầy đủ thông tin xã hội cho con cái được công nhận là trở ngại chính để giáo dục tốt ở
nhà.
Các em không thể nhận được giáo dục ngôn ngữ từ mẹ của họ. Có những lo ngại rằng
xã hội hoá của họ sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực do thái độ thụ động của những bà mẹ như
vậy. Họ hiếm khi được giảng dạy bởi cha mẹ của họ về ngôn ngữ Hàn Quốc, văn hóa
và xã hội. Người mẹ không thể dễ dàng giao tiếp với giáo viên và cha mẹ khác, và do
đó thiếu tiếp cận với những cơ hội khác nhau trong giáo dục.
Sự khác biệt của những người mẹ trong gia đình đa văn hóa còn tùy thuộc vào nền
giáo dục của họ, khả năng ngôn ngữ, tự hào về quốc tịch gốc của họ, và mức độ tự tin.
Khả năng giáo dục chung của các gia đình đa văn hóa được quyết định bởi thái độ
tích cực mà tất cả các thành viên của một gia đình tham gia vào giáo dục cho trẻ em.
Trong ý nghĩa này, vai trò của người chồng Hàn Quốc và của người vợ người nhập cư
là rất quan trọng. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã phát hiện ra một thực tế là những
người cha Hàn Quốc hiếm khi đóng vai trò tích cực trong giáo dục ở nhà.
17
Nhiều trường hợp báo cáo rằng các bà mẹ nhập cư không thể đọc được tiếng Hàn nên
không đáp ứng đúng các hướng dẫn của giáo viên bởi vì người chồng Hàn Quốc
không đọc lá thư của giáo viên gửi cho họ. Trong bài tập ở nhà, 54,3% trẻ em đa văn

hóa được hỗ trợ bởi mẹ của chúng và 30% không nhận được sự giúp đỡ từ cha mẹ.
Chỉ có 7,2% trẻ em có cha là người trợ giúp trong bài tập ở nhà
e, Chính sách hỗ trợ trẻ em của các gia đình đa văn hóa
Đây là vấn đề đang được quan tâm trong gia đình đa văn hóa, nơi mà mẹ của
mình và các thành viên khác chưa sẵn sàng đảm nhận nhiệm vụ giáo dục con cái.
trong năm 2006, chính phủ Hàn Quốc đã thông qua một kế hoạch để hỗ trợ hội nhập
xã hội của các gia đình đa văn hóa, bao gồm cả những người có vợ hoặc chồng nhập
cư, trẻ em từ cuộc hôn nhân giữa các chủng tộc khác nhau và lao động nhập cư. Kể từ
đó, chính sách của chính phủ để giúp đỡ trẻ em từ các gia đình đa văn hóa đã được
phát triển do Bộ Y tế, Phúc lợi và Gia đình, Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ, và
cơ quan giáo dục của chính quyền địa phương tự trị.
Các hoạt động viện trợ chính thức cho các gia đình đa văn hóa bao gồm hướng dẫn cá
nhân thông qua thăm nhà và đào tạo ngôn ngữ cho trẻ em của người nhập cư. Sau này
còn nhấn mạnh giải quyết vấn đề khó khăn cho trẻ em trong quá trình phát triển khả
năng ngôn ngữ của họ. Nỗ lực cũng đang được thực hiện để giúp tăng cường vai trò
của cha mẹ là người nhập cư, nhưng phương pháp tiếp cận có hệ thống vẫn chưa được
thực hiện chính thức. Trường học cũng hoạt động buổi tư vấn đặc biệt để giúp họ có
được thông tin về giáo dục phổ thông trong các ngôn ngữ khác nhau. Trẻ em ở các gia
đình bình thường cũng đang được giáo dục bằng cách tăng sự hiểu biết về cuộc sống
đa văn hóa. Điều này là nhằm mục đích vừa để phát triển năng lực của cho công dân
của một xã hội toàn cầu hóa và vừa thúc đẩy tình hữu nghị giữa trẻ em các gia đình đa
văn hóa và gia đình người Hàn Quốc. Chương trình giúp người nhập cư trẻ tuổi,
những người không đi học cũng đang được phát triển trên mặc dù vẫn còn hạn chế.
Nhưng cần lưu ý rằng đôi khi việc quan tâm vào những chính sách chỉ trích rằng nó
phản ánh sự phân biệt chủng tộc trong xã hội.
18
Hiện cũng có những lời chỉ trích rằng chính sách của chính phủ liên quan đến nhà đa
văn hóa đang cho thấy trẻ em từ gia đình đa văn hóa như là một nhóm nhân vật với
phẩm chất tiêu cực. Để khắc phục những hạn chế này và giúp thúc đẩy những mặt tích
cực của gia đình đa văn hóa, một số cơ quan chính phủ đang làm chuyển tiếp – tìm

kiếm các cách tiếp cận hướng song ngữ trong cuộc sống gia đình và xã hội.
Theo quan sát thấy ở trên, các thành phần của các gia đình đa văn hóa rất khác nhau:
nhiều đứa trẻ được sinh ra tại Hàn Quốc có cha mẹ thuộc các chủng tộc khác nhau và
lớn lên ở đây, những người khác đã được sinh ra ở nước ngoài và sống ở nước ngoài
trong một thời gian rồi chuyển đến Hàn Quốc, một số gia đình có cha mẹ tái hôn. Khi
các em gặp vấn đề khác nhau, chính sách hỗ trợ tốt hơn là nên hiểu được các hoàn
cảnh khác nhau và cung cấp các giải pháp phù hợp Các chính sách của chính phủ để
hỗ trợ các gia đình đa văn hóa nên được thay đổi để đáp ứng nhu cầu của nhân dân
trong điều kiện khác nhau. Các trẻ em này càn được cấp một khoảng thời gian chuẩn
bị trước khi đi vào hệ thống giáo dục của Hàn Quốc.
Kể từ năm 2008, chính phủ Hàn Quốc đã đề ra rất nhiều chính sách ủng hộ gia đình
đa văn hóa:
-Nâng cao sự hiểu biết về gia đình đa văn hóa.
-Cung cấp dịch vụ và thông tin cần thiết cho sinh hoạt.
-Thực thi giáo dục chuyên môn để quan hệ gia đình bình đẳng.
-Tăng cường hỗ trợ-bảo vệ người bị hại đối với bạo lực gia đình.
-Giúp đỡ quản lý sức khỏe trước và sau khi sinh hỗ trợ giáo dục con cái của gia đình
phụ nữ di trú.
-Cung cấp dịch vụ đa ngôn ngữ.
-Cùng với trung tâm hỗ trợ gia đình đa văn hóa.
Ngoài ra chính phủ Hàn Quốc còn làm cho đời sống Hàn Quốc trở nên tiện lợi hơn
thông qua việc đăng kí tư cách thường trú: Là một phụ nữ di trú nếu sống hợp pháp ở
Hàn Quốc trên 2 năm thì có thể đến phòng quản lý xuất nhấp cảnh đăng kí tư cách
thường trú với địa chỉ của người bạn đời. nếu có được tư cách thường trú thì không
cần gia hạn thời gian cư trú, không cần nhận giấy phép tái nhập cảnh trong vòng 1
năm kể từ ngày xuất cảnh, và cũng tiện lợi trong việc hoạt động kinh tế. hơn nữa cho
19
dù ly hôn vơí bạn đời thì tư cách thường trú vẫn được duy trì.sau 3 năm có tư cách
thường trú thì có thể tham gia bầu cử tự tri tại địa phương.
Tất cà những biện pháp chính phủ Hàn Quốc thực hiện với mục đích để các bậc cha

mẹ nhập cư sẽ có đủ kiến thức về những gì cần làm khi con cái họ đến tuổi đi học,
để phụ nữ di dân và người chồng Hàn Quốc chuẩn bị tốt cho vai trò của mình trong
việc giáo dục con cái của họ từ thời điểm tạo ra một gia đình.

KẾT LUẬN
Trước nay Hàn Quốc vẫn được xem là một quốc gia dân tộc, bởi cái thống nhất trong
lối sống, phong tục, tập quán của con người được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác. Người dân Hàn Quốc cũng rất tự hào về tính thuần nhất trong dân tộc mình, tinh
thần dân tộc nhiều khi khiến họ lúc nào cũng xem dân tộc mình là số một. Thế nhưng,
đó dường như chỉ mới là cái nhìn vĩ mô khi xem xét tổng thể cả một quốc gia, trải dài
xuyên suốt chiều dài lịch sử. Da trắng, mắt một mí, nói cùng thứ ngôn ngữ Hàn, viết
cùng một hệ thống chữ viết Hangeul, bản tính nóng vội… ta dễ dàng nhận ra những
nét ấy ở một người Hàn Quốc. Vậy còn những người vẫn dùng tiếng Hoa, Nhật, Anh,
Pháp…trong các giao dịch kinh doanh hằng ngày, hoặc lối sinh hoạt theo kiểu của
người Việt, người Philipin, Malaysia… của các cô dâu ngoại quốc, thì họ là ai trong
cái quốc gia đơn tộc ấy? Rõ ràng dân tộc Hàn không xuất phát từ một cội nguồn duy
nhất, không hề có sự xuất hiện của 1 cư dân bản địa bất kì từ thời cổ đại xa xưa, mà
dân tộc họ ngày nay chính là kết quả của 1 bề dày lịch sử của sự di dân từ khắp nơi
trên thế giới, của sự giao lưu, tiếp biến, thậm chí là đồng hóa về văn hóa từ những thế
lực mạnh hơn về kinh tế, chính trị, xã hội…để rồi dần dần họ xích lại gần nhau, và
hình thành nên 1 cộng đồng người thống nhất. Bước vào kỉ nguyên của sự hội nhập,
việc di cư, nhập cư càng trở nên đơn giản hóa, bởi thế 1 quốc gia với chỉ 1 dân tộc
thuần nhất sẽ là điều không thể. Bất kể vấn đề nào cũng đều có mặt tích cực, tiêu cực,
quan trọng là người dân Hàn Quốc phải có cách nhìn nhận sao cho đúng về vấn đề đa
văn hóa đang dần nổi lên ở đất nước này, chính phủ cần đưa ra quyết sách nhanh
chóng, phù hợp ra sao để có thể đảm bảo được cuộc sống mỗi cư dân của đất nước.
20
Đề tài này có thể chưa giải quyết triệt để được vấn đề về tộc người ở Hàn Quốc,
nhưng hy vọng đã phần nào gợi mở về nguồn gốc hình thành, đặc điểm tộc người
Hàn, cũng như vấn đề gia đình đa văn hóa vẫn đang diễn ra mạnh mẽ ở quốc gia

này./.
Tài liệu tham khảo
1. Huỳnh Văn Giáp, Địa lý Đông Bắc Á, NXB ĐHQG TPHCM
2. C.J.Eckert – K.Lee – Y.I.Lew – M.Robinson – E.W.Wagner,Mai Đặng Mỹ Hiền
dịch, Korea xưa và nay, NXB TPHCM, 2001.
3. Hàn Quốc : Đất nước – con người, Trung tâm văn hóa hải ngoại Hàn Quốc – Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 2009
4. Kim Yi-Seon, Measures to Support Children of Multicultural Families (Các biện
pháp hỗ trợ trẻ em của gia đình đa văn hóa), Korean Women's Development Institute
(Viện phát triển phụ nữ Hàn Quốc), 2009
21

×