Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tham luận của giáo viên trung tâm học tập cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.61 KB, 8 trang )

Tham luận tại Hội thảo của Sở GD &ĐT tỉnh Quảng Ninh
GIÁO VIÊN BIỆT PHÁI
VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM HTCĐ
Vũ Thị Toan- GV trường THCS Yên Đức
BPV: TH HTCĐ xã Yên Đức – Đông Triều

Trong thời gian nhận công tác biệt phái tại Trung tâm HTCĐ ( TTHTCĐ) xã
Yên Đức, cùng với nhận thức, những việc đã làm và kết quả công việc của bản
thân, tôi xin được trình bày cụ thể như sau:
1. Nhận thức
Bản thân là một giáo viên ngoài việc làm công tác dạy học môn văn hóa tôi
đã tham gia công tác phụ trách Đội, làm công tác Đoàn, công đoàn, tổ chuyên
môn. Nay được nhận công tác biệt phái- một công tác mới mẻ, mặc dù cũng chỉ là
“ Dạy – Học” nhưng ở một môi trường mới, khái niệm công việc không phải ai
cũng đã hiểu và định hình hết được về nó. Khi được nhận quyết định từ Phòng
GD& ĐT Đông Triều làm biệt phái tại TTHTCĐ xã Yên Đức, tôi rất lo lắng, bối
rối. Nhưng tâm niệm của tôi dù là công việc gì tôi cũng phải cố gắng. Từ đó tôi
tự tìm hiểu các thông tư, công văn, quyết định của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT,
UBND huyện, Phòng GD& ĐT Đông Triều. Nhận thức được nhiệm vụ, quyền hạn
của giáo viên biệt phái(GVBP) giúp Giám đốc TT xây dựng kế hoạch hoạt động,
xây dựng lịch học tập, báo cáo kết quả hoạt động của TT. Quản lý, cập nhật hồ sơ
sổ sách theo quy định. Tổ chức kiểm tra, thống kê nhu cầu người học tại cộng
đồng, rà soát biên soạn học liệu địa phương cho TT; tham gia giảng dạy, hướng
dẫn tổ chức khai thác, xây dựng nguồn học liệu tại TT trên Trung tâm thông tin
thư viện điện tử của Ngành, theo dõi, cung cấp chất lượng phổ cập giáo dục,
Hiểu được TTHTCĐ thực sự là tổ chức giáo dục được đi đến tận người dân đặc
biệt là người lao động không có điều kiện tới trường chính quy và những người
nghèo, những người ít có cơ hội học tập. Không có TTHTCĐ trên địa bàn xã thì
không nói đến việc thực hiện khẩu hiệu: " Ai cũng được học tập”, "không học tập
suốt đời không thể xây dựng thành công xã hội học tập". Như Tổng giám đốc
UNESCO, ông Victor Odonez đánh giá “Trung tâm học tập cộng đồng có thể


coi là phát minh quan trọng nhất mà bấy lâu nay thế giới đang tìm kiếm”.
Nhất là trong điều kiện hiên nay các thôn khu đang chung tay xây dựng nông thôn
mới.
Tôi hiểu TTHTCĐ hoạt động:
*Mục đích:
- Tạo ra những cơ hội học tập cho mọi người dân trong cộng đồng để nâng
cao chất lượng cuộc sống của người dân và phát triển nguồn nhân lực cộng đồng.
- Tạo điều kiện để đáp ứng nhu cầu học tập theo phương châm “cần gì học
nấy”, giáo dục suốt đời cho mọi người.
- Xây dựng hệ thống giáo dục thường xuyên ở cơ sở nhằm ai cũng được học
hành, ai cũng có thể tham gia vào công việc giáo dục và học tập tại cộng đồng.
* Chức năng
- Giáo dục, huấn luyện,
- Thông tin tư vấn,
- Phát triển cộng đồng,
- Liên kết, phối hợp.
* Tác dụng
- Mang lại cho nhân dân những thông tin cần thiết, thay đổi cách nghĩ,
cách làm để xoá đói giảm nghèo trong cộng đồng dân cư, nhất là những cộng đồng
trong nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
- Giúp cho người dân không rơi vào tình trạng mù chữ, mù nghề và góp
phần không nhỏ vào phổ cập giáo dục cho người lớn, tăng tỉ lệ người được đào tạo
nghề trong xã hội.
- Nâng cao nhận thức cho người dân về Hiến pháp và pháp luật, về bảo vệ
môi trường sống, về chăm sóc khoẻ cộng đồng, về ý thức học tập thường xuyên,
về những chính sách của Nhà nước
- Thúc đẩy các cuộc vận động trong nhân dân “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hoá trên địa bàn dân cư”, “Xây dựng nông thôn mới", "Toàn dân
tham gia xây dựng xã hội học tập”.
2. Nội dung công việc

Từ nhận thức trên, trong thời gian qua, tôi tập trung vào một số việc cụ thể:
2.1. Học tập nghiệp vụ
- Muốn hoàn thành công việc phải có chuyên môn nghiệp vụ, tôi tham gia
đầy đủ các lớp tập huấn, giao ban do Phòng GD&ĐT tổ chức để nắm bắt nội dung,
phương pháp cách thức tổ chức, những điểm mạnh để phát huy, hạn chế để khắc
phục trong việc tổ chức hoạt động của TT; tham gia thực tế tại Hòa Bình do Sở
GD&ĐT tổ chức, tìm hiểu cặn kẽ, chú ý lắng nghe, ghi chép những vấn cần thiết
phục vụ cho công việc mình làm.
- Ngoài việc học "thầy”, để được chúng kiến, tìm hiểu thực tế, tôi còn học
bạn. Cùng với một số chị em trong cụm, chúng tôi đến các TT của xã bạn xem
cách làm việc, tổ chức hoạt động, hệ thống hồ sơ sổ sách để có thể vận dụng
những cách thức phù hợp với tình hình thực tế của TT mình.
2.2. Tham mưu với Ban GĐ TT
Nhiệm vụ của GVBP, tham mưu với Ban Giám đốc để:
- Họp, gặp mặt Ban Giám đốc, Ban chỉ đạo TT, Đội ngũ cộng tác viên. Nghe
báo cáo tình hình hoạt động của TT với những thuận lợi khó khăn, những vướng
mắc càn tháo gỡ.
- Củng cố, hoàn thiện ban chỉ đạo TT; đội ngũ cộng tác viên…để phân công
cụ thể giúp các thành viên nắm được chức năng , nhiệm vụ của mình.
- Củng cố, hoàn thiện các nhóm, câu lạc bộ, thành lập thêm các nhóm câu lạc
bộ sở thích.
- Huy động sự tự nguyện của người dạy, cộng tác viên…trong các công việc
hoạt động của TT.
2.3. Tìm hiểu thực tế
- Vận dụng từ lý thuyết vào thực tế còn là cả một quá trình, ở đó cần sự năng
động sáng tạo trong khi vận dụng, nên cần tìm hiểu tình hình địa phương về địa
hình, địa thế, kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, đời sống dân sinh, dân trí, những
thuận lợi, khó khăn để thực hiện các nội dung cho phù hợp.
- Tìm hiểu hoạt động của TT qua Ban Giám đốc để nắm việc Dạy; qua các
ban ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và nhân dân để nắm việc học, nhu cầu và tâm

tư, nguyện vọng của họ mà TT cần đáp ứng.
2.4. Tuyên truyền về trung tâm
- Muốn thực hiện được xã hội hóa học tập cần phải giúp mọi người nhắc lại,
hiểu biết cụ thể, căn kẽ về TT và hoạt động của TT. Trước hêt, kết hợp vơi ban
thông tin xã, tuyên truyền một số hiểu biết về TT HTCĐ qua hệ thống loa phát
thanh của xã vào buổi sáng sớm, buổi tối mọi người dân đều có thể nghe, tiếp
nhận hiểu được hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, học tập suốt
đời; được phổ biến kiến thức và sáng kiến kinh nghiệm trong sản xuất và cuộc
sống góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm;
nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người dân và cả cộng đồng; là nơi thực
hiện việc phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật đến với mọi người dân.
- Gặp gỡ các đồng chí lãnh đạo địa phương giúp họ thông hơn về hoạt động
của TT, tranh thủ sự ủng hộ tạo điều kiện về thời gian, sử dụng nhân lực cũng như
cơ sở vật chất để TT tổ chức hoạt động đạt hiệu quả.
2.5. Điều tra nhu cầu người học
Việc hệ thống hoá những nhu cầu học tập do dân đã đăng ký sẽ giúp cho
Trung tâm xác định được chương trình hoạt động từng tháng, quý và cả năm, từ đó
xác định được mục tiêu của từng công việc trong chương trình chung, giúp Ban
Giám đốc xây dựng kế hoach năm học, học kỳ, từng quý, từng tháng, tuần trong
năm học. GVBP tiến hành phát phiếu điều tra nhu cầu người học từ 5 thôn trong
xã, các ban ngành, đoàn thẻ, tổ chức xã hội…GVBP luôn thường trực tại TT, đến
các cơ sở thôn, gặp gỡ, hướng dẫn, giúp cho họ có định hướng phù hợp, tập trung
vào những nội dung cần tiếp cận có tác dụng thiết thực. Đây là công việc tưởng
chừng thật đơn giản nhưng cũng rất khó khăn. Đòi hỏi phải kiên trì thuyết phục để
nám bắt và đáp ứng kịp thời nhu càu người học.
2.6.Tổng hợp sắp xếp thứ tự các hoạt động( Lên kế hoạch)
Sau khi thu thập, nắm bắt được nhu cầu người học kỹ, GVBP giúp GĐ TT
tổng hợp nhu cầu người học dựa vào thời gian người học đăng ký, tình hình thực
tế của địa phương, các ngày lễ lớn trong năm theo các nội dung hướng dẫn bồi

dưỡng của PGD&ĐT( Giáo dục pháp luật, chuyển giao khoa học kỹ thuật, văn hóa
xã hội, bảo vệ sức khỏe, Giáo dục môi trường, phòng bệnh vật nuôi, tin học), sắp
xếp, lên kế hoạch cho phù hợp. Đặc biệt ưu tiên giải quyết các công việc chính,
các vấn đề thứ yếu thì liên kết với các tổ chức xã hội , ban thông tin để thực hiện.
2.7. Tổ chức thực hiện, điều chỉnh công việc
Mỗi công việc đều được lập kế hoạch chi tiết bao gồm mục đích yêu cầu,
thời gian, địa điểm đại biểu tham dự, đối tượng tham gia học tập, nội dung trang
trí, kinh phí cho hoạt động, phân công người phụ trách cho từng phần việc, quảng
cáo, tuyên truyền tạo không khí học tập. Đặc biệt là việc tham mưu công tác phối
kết hợp các lực lượng để huy động mạng lưới giảng viên cộng tác viên, đây chính
là sự vào cuộc của các ngành, các đoàn thể, của cả hệ thống chính trị cho xã hội
học tập. Mỗi nội dung, mỗi chuyên đề cụ thể sẽ được gắn với một đơn vị, cơ quan
chuyên môn để chịu trách nhiệm chủ trì việc chuyển tải đến cho người học. (Theo
qui chế hoạt động: mỗi ngành chịu trách nhiệm một số nội dụng cụ thể theo đúng
chức năng chuyên môn của mình trong việc cung cấp tư liệu, giảng viên cho TT
HTCĐ).
Việc tổ chức thực hiện chương trình phải quy định thành kế hoạch của từng
tháng, từng quý. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều khi lại có những vấn đề mới nảy
sinh mà trung tâm cần thực hiện. Do vậy, trung tâm phải có sự đánh giá công việc
một cách kịp thời và điều chỉnh nội dung, kế hoạch khi cần thiết, theo dõi cập nhật
các việc đã và chưa thực hiện kịp thời, có kế hoạch bổ sung.
2.8. Đánh giá, rút kinh nghiệm, thông tin báo cáo
Ít hay nhiều thì công việc làm nào cũng có thành công và hạn chế, cần nắm
được ưu thế để phát huy, hạn chế để khắc phục, tránh sai sót lặp lại. Do vậy GVBP
tổng hợp kết quả các hoạt động, hội ý trong Ban Giám đốc. Ban Giám đốc đánh
giá chỉ rõ thành công, hạn chế, nguyên nhân, rút kinh nghiệm cho các hoạt động
sau trong các buổi giao ban.
GVBP thay mặt Ban Giám đốc tổng hợp kết quả các công việc trong tháng
thông qua Ban Giám đốc nộp về ban chỉ đạo Phòng GD& ĐT đúng thời gian quy
định.

2.9. Viết tin, bài cho trang web của trung tâm
Nắm được vai trò, tác dụng của viêc xây dựng trang Web của TT trong tổ
chức hoạt động của TTHTCĐ. Tin bài cần được chú ý trong việc lựa chọn tiêu đề,
ảnh cho phù hợp. Xác định được trách nhiệm của GVBP với công việc, tôi vận
động các thành viên tham gia, cộng tác viên phụ trách nhóm nào thì có điều kiện
tiếp cận, trực tiếp chỉ đạo hoạt động sẽ viết tin bài của nhóm đó, duyệt giám đốc,
chuyển GVBP đưa lên trang Web của TT. Tạo cơ hội, mời các đồng chí lãnh đạo
xã cùng xem để tham gia góp ý. Nhất là việc tuyên truyền giúp cho họ nắm bắt
được tác dụng của trang web trong việc quảng bá các hoạt động cuả trung tâm,
tăng cường vai trò, trách nhiệm của các đồng chí lãnh đạo với TT. Hướng dẫn các
đồng chí mở trang của TT và biết trang của các TT khác để cùng học tập.
3. Kết quả
Trước đây, trung tâm cũng đã tổ chức được nhiều hoạt động đáp ứng nhu
cầu của nhân dân và các vấn đề cần thiết của cộng đồng. Nay các hoạt động của
các trung tâm càng được đánh giá cao và rất thiết thực đối với người dân. Các lớp
tập huấn về kỹ thuật sản xuất và các chuyên đề về sức khỏe, các hoạt động văn
hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, chuyên đề về dinh dưỡng, …, rất bổ ích và rất
cần thiết với bà con. Góp phần hỗ trợ thực hiện các dự án ở địa phương, trong việc
nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, bồi dưỡng nguồn nhân lực; phối
hợp triển khai các chương trình khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư và các dự
án, chương trình tại địa phương. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến
thức nhằm mở rộng hiểu biết, nâng cao nhận thức và cải thiện chất lượng cuộc
sống của nhân dân trong cộng đồng. Trong 06 tháng (tháng 09/2012- tháng 02 /
2013) tổng số các lớp học đã mở và tuyên truyền trên hệ thống thông tin truyền
thanh là 48 lớp số lượt người tham gia là 20. 936, trong đó chuyển giao khoa học
kỹ thuật và văn hóa xã hội chiếm phần lớn.
Một trong những ưu tiên, quan tâm của các trung tâm phù hợp với thực tế địa
phương vùng thâm canh cây lúa là chính, là vấn đề tập huấn kỹ thuật sản xuất,
chuyển giao khoa học công nghệ kịp thời cho người dân, giúp người dân tăng thu
nhập, xoá đói giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 4%.

Hiện nay, Trung tâm HTCĐ của xã đã đi vào hoạt động có nền nếp hơn.
Một vài hoạt động trước đây được coi là của các tổ chức đoàn thể thì nay đã được
mọi người hiểu chỉ đến với Trung tâm HTCĐ mới có được. Các đồng chí lãnh đạo
địa phương có nhận thức và phối hợp chỉ đạo rõ nét hơn đối với các hoạt động của
Trung tâm. Bản thân GVBP được coi là thành viên của Ủy ban nhân dân xã. Mọi
việc đã có sự kết nối chặt chẽ hơn. Người học coi GVBP là linh hồn của các lớp
học được mở ở địa phương. Trung tâm HTCĐ thực sự là nơi gắn bó với bà con
nông dân, nông nghiệp, nông thôn, góp phần nâng cao dân sinh, dân trí, hoàn
thành việc xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011- 2015.
Trên đây là nhận thức và những việc làm của bản thân tôi trong thời gian 06
tháng biệt phái tại Trung tâm HTCĐ Yên Đức. Tôi mong được đón nhận sự tham
gia góp ý của các quý vị giúp tôi hoàn thành công việc trong thời gian tiếp theo
của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn !




×