Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Luận văn Đề tài tìm hiểu lễ tết - lễ hội trong văn hóa Hàn Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.22 KB, 18 trang )

LUẬN VĂN
ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU LỄ TẾT, LỄ HỘI TRONG
VĂN HÓA HÀN QUỐC
Thành phố Hồ Chí Minh
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
Để có thể hiểu được khái niệm lễ Tết, lễ hội ta nên để ý rằng: "lễ Tết" gồm hai
từ "lễ" và "Tết" ghép lại; tương tự "lễ hội" cũng được tạo thành từ hai từ "lễ" và "hội".
Như vậy, để có thể hiểu được ý nghĩa mà "lễ Tết", "lễ hội" bao hàm chúng ta nên tìm
hiểu ý nghĩa của các từ: lễ, Tết, hội.
Ba từ lễ, tết, hội đều gốc Hán, dùng để chỉ một loại hình nghi thức, cũng là một
loại hình phong tục. Trong đời sống xã hội, ba hình thức này thường xâm nhập nhau,
khiến nhiều khi chúng như đồng nghĩa. Để tiện phân biệt những giống nhau và những
khác nhau giữa chúng nên tách ra từng biểu thị một. Do là những từ gốc Hán mà khi
tìm hiểu chúng, ta không thể không trở về với sự ra đời của chúng trong xã hội Trung
Hoa.
1. Lễ: ý nghĩa sử tính của Lễ khá phức tạp; đại thể như sau:
Ở Trung Hoa, bước chuyển từ thờ thần Tô-tem, mà chủ yếu là cầu bói trước khi
hành động, sang thờ thần tổ tông nhất nguyên được diễn ra từ thời Ân và được hoàn
thành là “Lễ” ở thời Chu (thế kỷ XII trước Công nguyên). Mỗi khi cúng tế thần tổ
tông, các gia đình thuộc thị tộc Chu (nhân) cũng như ngoài thị tộc Chu (thứ nhân và
dân) đều phải nộp vật phẩm gọi là tế lễ (lễ vật). Sau khi tế lễ, lễ vật được dành riêng
cho người thuộc thị tộc Chu hưởng và cũng tùy theo thứ tự trên dưới, lớn nhỏ, thân sơ
mà phân chia nhiều ít, ngon hay kém ngon. Thứ nhân là những người không thuộc thị
tộc Chu, gồm thợ thủ công, người làm nghề tự do, nông dân tự do và nô lệ (dân)
không được hưởng sự phân chia lễ vật (lễ Ký có câu: “Lễ bất há thứ nhân, hình bất
thương đại phu” là nghĩa ấy). Ngoài nghĩa chính của lễ là hành vi cúng tế thần tổ tông,
cầu phúc, lễ dần dà được mở rộng nghĩa đến lề lối phân chia sự đóng góp và sự hưởng
thụ vật cúng tế. Và như thế, trong tính trừu suất của nó, lễ là hình thức phép tắc để
phân biệt trên dưới, sang hèn, thứ bậc lớn nhỏ, thân sơ trong xã hội khi đã phân hóa
thành đẳng cấp, tức khi chế độ công xã tan rã, nhường chỗ cho chế độ nô lệ. Càng về


sau, khi đời sống xã hội càng phát triển, phạm vi ý nghĩa của lễ được mở rộng thêm
theo, các lễ khác mới được hình thành. Ấy là “lục lễ” (quan, hôn, triều, sính, tang, tế,
tân chủ, hương ẩm tửu, quân lữ). Do mở rộng phạm vi nên lễ bao quát mọi nghi thức
ứng xử của một xã hội. Tuy nhiên, “lễ” vẫn giữ một phương diện nguyên thủy của nó,
ấy là hình thức biểu thị quan hệ giữa con người với môi sinh tự nhiên của nó.
2. Tết:
Tết hẳn là biến thức của âm “Tiết”. Tiết gốc Hán nghĩa là một đoạn thời gian
được chia ra theo sự vận động chu kỳ của khí trời đất trong một năm. Khi quan sát các
tết, người ta đều thấy chúng gắn liền với một tiết hậu nhất định, như:
Các tết Trung nguyên, Trung thu cũng gắn liền với tiết hậu. Cả những biểu thị
được nông dân xưa gọi là tết như hạ đồng, thượng đồng, thường tân (cơm mới) cũng
quan hệ chặt chẽ với tiết hậu. Vậy tết là một sự cử hành một nghi thức để đánh dấu,
loan báo sự đến của một kỷ thời gian với cả khí tượng của nó. Có thể nói: tết là một
kiểu loại cuộc lễ với đối tượng chính yếu là thời tiết.
3. Hội:
Hội là “đám vui đông người” (Việt Nam tự điển – KTTĐ, 1931) - định nghĩa
này quá sơ sài, nhưng nêu được hai đặc điểm hình thái của hội:
(1) – Đông người tập trung tại một địa điểm; (2) – Vui chơi.
Tuy nhiên, chỉ đông người và vui chơi chưa đủ thành hội. Đám cưới, đám
khao, hay những cuộc giải trí hàng ngày ngày nay cũng có hai đặc điểm trên mà
không phải hội. Quan sát các hội, trước hết người ta thấy:
- “Cuộc vui đông người” chỉ được gọi là hội khi nó được tổ chức nhân dịp kỷ
niệm một sự kiện quan thiết đến một cộng đồng xã hội, nhỏ nhất cũng là làng. Như kỷ
niệm thành hoàng làng mới có hội làng. Cũng do sự kiện ấy quan thiết đến một cộng
đồng xã hội nên hội được tổ chức nhằm lợi ích tinh thần của mọi thành viên cộng
đồng, tức là nó mang tính công cộng cả về tư cách tổ chức cũng như mục đích. Tính
công cộng còn khiến hội không ngăn cấm hay cự tuyệt công chúng từ các cộng đồng
khác tới dự; hội mở cửa đón khách thập phương.
- Hội bao giờ cũng có nhiều trò vui, nên gọi là “bách hí”. Tính vô số đến như
hỗn độn, đầy tràn trò vui, đích thị là một đặc điểm căn bản của hội. Người ta nói “vui

xem hát, nhạt xem bơi, tả tơi xem hội” là xuất phát từ tính vô số trò vui của hội. Hội
nhiều trò vui đến mức người xem ngược xuôi hết chỗ này sang chỗ khác, tả tơi cả
người, mà thiếu sự tả tơi ấy thì không vui thú được, thì hội nhạt. Tính vô số này gắn
liền với một phương diện tâm lý học công chúng hội: mỗi người trong cuộc sống hàng
ngày đều có những dồn nén cần được giải tỏa theo cách phù hợp với mình, thì hội, với
vô số trò vui của nó, có khả năng đáp ứng sự giải tỏa căng thẳng chồng chất của mỗi
công chúng đến hội. Mỗi người đến hội được tự do lựa chọn trong gian hàng “bách
hí” cái mình ưa thích nhất, kể cả gian hàng “công chúng thanh lịch muôn vẻ” từ muôn
phương kéo đến.
Đến đây, có thể dần dà qui nạp chúng thành những khái niệm, dù theo cách
hình thái.
- Lễ là sự bày tỏ kính ý đối với một sự kiện xã hội hay tự nhiên, hư tưởng hay có
thật, đã qua hay hiện tại, được thực hành theo nghi điển rộng lớn và theo phương thức
thẩm mỹ, nhằm biểu hiện giá trị của đối tượng được cử lễ và diễn đạt thái độ của công
chúng hành lễ.
- Tết là một hành lễ vừa tượng trưng vừa thực tại đối với thời tiết là chủ yếu,
trong một thời gian định sẵn theo chu kỳ tự nhiên, để cầu thịnh vượng, an khang và
kích thích ý chí của người sản xuất trước mỗi thời tiết chính của việc sản xuất nông
nghiệp.
- Hội là cuộc vui chơi bằng vô số hoạt động giải trí công cộng, diễn ra tại một
địa điểm nhất định vào dịp cuộc lễ kỷ niệm một sự kiện xã hội hay tự nhiên, nhằm
diễn đạt sự phấn khích, hoan hỷ của công chúng dự lễ.
CHƯƠNG II: LỄ TẾT Ở HÀN QUỐC
I. TẾT NGUYÊN ĐÁN – SEOL
Đối với người Hàn Quốc, Seollal mang một ý nghĩa đặc biệt hơn nhiều so với
đơn thuần chỉ là một ngày đánh dấu cho sự khởi đầu của một năm mới. Đây không chỉ
là quãng thời gian để tưởng nhớ và tỏ lòng kính trọng với tổ tiên mà còn là thời gian
cho mọi người đoàn tụ cùng gia đình. Vì vậy, sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi bạn
nhìn thấy mọi người mặc những bộ hanbok (trang phục truyền thống) đẹp mắt, hành lễ
trước tổ tiên hoặc chơi trò chơi dân gian, ăn những món ăn truyền thống ngon lành,

ngồi nghe kể chuyện và chuyện trò thâu đêm.
1. Thời gian
Tết âm lịch cổ truyền được tính từ thời khắc giao thừa của năm cũ âm lịch, tuỳ
theo từng năm có thể là ngày 29/12 năm cũ âm lịch ( nếu là năm thiếu) và là ngày
30/12 (nếu là năm đủ). Ngày nay đa số người Hàn vẫn tính những ngày quan trọng
của họ bằng âm lịch, và do đó mặc dù tiếp theo Lễ Noel 25/12) người Hàn lại tiếp tục
đón Tết dương lịch cũng như người Nhật song có điều khác là thường sau khoảng hơn
tháng nếu như người Nhật hầu như không đón Tết âm lịch nữa thì ngược lại cũng
giống như nhiều nước Đông Á khác ( như Trung Quốc, Việt Nam ), người Hàn vui
đón Tết âm lịch còn long trọng hơn nhiều so với Tết dương lịch vì đó mới thực sự là
Tết cổ truyền của dân tộc Hàn.
Theo quy định chung của Nhà nước thì các công sở của Hàn Quốc thường đóng
cửa, cho người lao động nghỉ Tết từ ngày 29 (hoặc 30) của tháng 12 âm lịch năm cũ
cho đến hết ngày mùng 2 Tết. Tuy nhiên, tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ riêng của từng
đơn vị và cá nhân người lao động mà có thể nghỉ dài hơn. Đối với chung cả xã hội và
nhiều gia đình người Hàn thì không khí Tết còn kéo dài đến qua ngày trăng tròn đầu
tiên trong năm được gọi là ngày Daeboreum mà ở Việt Nam, Trung Quốc vẫn gọi là
Tết Nguyên Tiêu (Rằm Tháng Giêng).
2. Các phong tục, tập quán trong lễ hội
Vào những ngày Tết, mọi người đều mặc trang phục truyền thống hanbok hoặc
chọn cho mình những bộ quần áo đẹp nhất, cả gia đình sẽ cùng thực hiện những nghi
thức truyền thống của đất nước họ.
- Ngày 30 Tết đến lúc giao thừa
Vào ngày 30 Tết, các gia đình đều đã lo dọn vệ sinh sạch sẽ nhà cửa. Buổi tối
trước giao thừa, họ thường tắm bằng nước nóng để tẩy trần. Các thanh tre được đốt
trong nhà lúc giao thừa để xua đuổi tà ma vì tục truyền do tiếng nổ của các thanh tre
sẽ làm cho ma quỷ khiếp sợ bỏ chạy. Đêm giao thừa không ai ngủ cả, vì theo truyền
thuyết nếu ngủ thì sáng hôm sau sẽ bị bạc trắng cả lông mi và đầu óc kém minh mẫn
khi thức dậy.
- Ngày mùng 1 Tết – Seollal

Buổi sáng ngày mùng 1 Tết, sau khi cả nhà tắm rửa vệ sinh sạch sẽ, mặc quần
áo cổ truyền, uống Gui Balki, một loại rượu bổ làm cho thính giác tinh nhạy, cả nhà
tiến hành lễ Charye - nghi lễ tạ ơn tổ tiên được tổ chức ở nhà người trưởng nam. Các
thành viên trong gia đình đứng trước bàn thờ với các món ăn đã được sắp sẵn theo
đúng lễ nghi. Đồ cúng cùng với rượu gạo được bày trên mặt bàn giữa nhà. Trên đó
cũng đặt các bài vị tổ tiên viết trên giấy sớ sẽ đốt đi sau khi cúng. Nghi lễ được bắt
đầu với việc cúi chào thật thành kính tượng trưng cho lời chào hỏi linh hồn tổ tiên, và
tiếp tục với nghi lễ thờ cúng và khấn vái, cuối cùng được kết thúc bằng nghi lễ lạy tạ.
Theo truyền thống, mỗi gia đình sẽ cúng bốn đời ông bà tổ tiên. Sau nghi lễ là đến
phần ăn cỗ.
Tteokguk (canh bánh gạo) là món ăn chính trong ngày Tết Seollal và người
Hàn Quốc tin rằng ăn canh bánh gạo là thêm một năm trong tuổi của một người. Mọi
người thường hỏi nhau: "Bạn đã ăn bao nhiêu bát tteokguk rồi?" để hỏi tuổi của một
người theo cách vui vẻ.
Sau bữa ăn, những người trẻ trong gia đình sẽ thể hiện lòng kính trọng của
mình với người lớn bằng cách hành lễ Sabae, và biếu quà tặng của mình. Người lớn
trong gia đình khi đó sẽ trao lời chúc của mình cho năm mới. Trẻ em thường nhận
được sebaetdon (tiền lì xì) trong ngày Tết Seollal. Sau đó, cả gia đình sẽ cùng chơi
nhiều trò chơi dân gian, ăn uống và kể chuyện.
Trong những ngày Tết mọi người sẽ cùng gia đình hoặc bạn bè đi chúc tết hàng
xóm, người thân, họ hàng, hoặc đi du xuân đây đó. Người Hàn thường treo Bok Jori
(một cái xẻng bằng rơm dùng để hốt thóc gạo rơi vãi) trước cửa nhà với mong muốn
nhận được phúc lộc quanh năm.
Câu chúc tết phổ biến của người Hàn trong dịp đầu năm: 새해 복 많이 받으세
요. (Mong nhận được nhiều phúc lành trong năm mới)
3. Văn hóa Ẩm thực (bao gồm cả đồ ăn để thờ cúng Thần, Phật và tổ
tiên)
Bàn về văn hoá Tết Nguyên Đán Hàn Quốc không thể không nhắc đến văn hoá
ẩm thực trong mối quan hệ chặt chẽ với các nghi thức thờ cúng Thần, Phật và tổ tiên.
Đồ ăn để cúng Thần, Phật, tổ tiên được các gia đình chuẩn bị từ trước Tết, bao gồm cả

thành phẩm hoặc mới chỉ là các nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm sơ chế. Vào
Đêm giao thừa, người Hàn phải hoàn tất các đồ ăn đã chế biến để đem đặt lên bàn thờ,
có khi tới hơn 20 món, trong đó nhất thiết phải có món chính là ttok-kuk (canh bánh
gạo). Ngoài ra là cá khô, thịt bò khô, bánh bao hấp, hoa quả, rau, hồng khô và các loại
bánh cổ truyền.
Thực đơn cho ngày Tết, nhất là trong ngày mùng 1 có thể khác nhau tuỳ địa
phương, nhưng phổ biến chung cho toàn quốc thường có món ttok-kuk. Người Hàn
cho rằng, ngày Tết ăn ttok-kuk có nghĩa là “ăn” một năm khác.
Các món ăn khác cũng hay dùng trong dịp Tết là bánh Pindaettok (bánh tráng
kếp đậu xanh) và Sujonggwa (chè quế) hay Shikhye (một loại rượu được nấu bằng
gạo). Tuy nhiên, có một món không thể thiếu đối với các gia đình Hàn Quốc không
chỉ dịp Tết mà cả quanh năm, đó là món kim chi. Vào ngày Tết luôn có món
Gakkimchi, nghĩa là kim chi làm với lá cải xanh trộn với vừng trắng. Một món mặn
truyền thống cũng không thể thiếu vắng là món chigae, chế từ các loại thịt hoặc cá thu
nấu mềm, người lớn tuổi rất thích. Hoặc món thịt viên Bulgogi, giới trẻ rất thích ăn
cùng với nưóc chấm pa-jun chua ngọt. Ngoài ra còn có một món đặc biệt là Bibim.
Bên cạnh tính đa dạng ngày càng tăng của nhiều loại đồ uống hiện đại từ
phương Tây du nhập vào như các loại rượu, bia, nước ngọt, cà phê thì ngày nay
cũng như nhiều nước Á Đông khác, uống trà theo kiểu Hàn Quốc vẫn là thói quen văn
hoá ẩm thực của người Hàn. Mặc dù cuộc sống công nghiệp khẩn trương, hối hả đã
khiến cho nhiều gia đình Hàn Quốc thường ngày khó thực hiện được tập tục uống trà
theo đúng các nghi thức riêng của “trà đạo” Hàn Quốc, song với không ít gia đình có
nề nếp gia phong truyền thống ở làng quê và kể cả đô thị vẫn duy trì được các nghi
thức “trà đạo” trong những ngày lễ tết dân tộc hay những ngày giỗ, ngày vui riêng của
gia đình. Một vài loại trà ngon có hương vị đặc biệt mà người Hàn hay dùng vào dịp
Tết là trà Camip ướp lá trái cây hồng, rất thơm; trà Saenggang ướp gừng; trà kyepicha
ướp quế; trà Insam trộn với sâm, rất quý; đặc biệt nhất là trà Omija chỉ có ở Hàn
Quốc, có đủ cả 5 vị ngọt, chua, mặn, cay và đắng.
4. Trò chơi truyền thống
Với các trẻ em trong những ngày Tết Nguyên Đán còn là dịp chúng được thoả

sức tham gia vào các trò chơi truyền thống được tổ chức ở các nơi công cộng như các
trò: kéo co, thả diều, bập bênh và Yut-nori (một loại trò chơi trên ván gỗ dùng gậy),
trò Tuho (ném mũi tên vào bình), Jegichagi (giống trò chơi đá cầu). Tuy nhiên, những
trò chơi này đang phải nhường chỗ dần cho các trò chơi điện tử hiện đại và do đó cũng
đang đặt ra cho các ngành văn hoá, thể thao và kể cả giáo dục đào tạo của Hàn Quốc
cần phải có giải pháp thế nào để không bị mai một dần các trò chơi truyền thống đó.
5. Đối chiếu với Tết Nguyên Đán ở Việt Nam
Nhìn chung, Tết Nguyên Đán ở Việt nam và Hàn Quốc rất giống nhau do chịu
ảnh huởng của văn hóa Trung Hoa. Tuy nhiên, xét trên khía cạnh bản sắc văn hóa
riêng của từng dân tộc thì có một số điểm khác nhau. Đó là:
- Thời gian nghỉ Tết ở Việt Nam dài hơn ở Hàn Quốc, do quan niệm, phong tục
và đời sống sinh họat của 2 nuớc khác nhau.
- Lễ vật trên bàn thờ ở Việt Nam là bánh chưng và mâm ngũ quả (ở miền Nam là
bánh tét)
- Một số phong tục trong dịp Tết Nguyên Đán chỉ có ở Việt Nam như là: tục
chơi hoa kiểng, hái lộc đầu xuân, xông đất, mua muối mua lửa đầu năm, kiêng đổ rác
3 ngày Tết, xin chữ thầy đồ,…
II. TẾT ĐOAN NGỌ - DANO
Cùng với Tết Nguyên Đán (Seol) và Tết Trung Thu (Chuseok), Tết Đoan Ngọ -
Dano là một trong ba ngày lễ lớn nhất của Hàn Quốc. Mọi người có thể nghỉ ngơi thư
giãn, ca hát, vui chơi sau một mùa vụ để chuẩn bị bước vào giai đoạn mới.
1. Thời gian
Đối với người Hàn Quốc số 5 là biểu tượng của sức mạnh, sự cường tráng, cho
sức sống và sự thông thái, đồng thời ngày 5/5 với con số 5 được lặp lại 2 lần được coi
là một điềm may. Ngày lễ Dano cũng diễn ra vào ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng năm,
sau khi thu hoạch lúa mạch và bắt đầu cấy lúa. Đây là lúc người dân Hàn cầu nguyện
cho một mùa màng bội thu, không bị sâu bệnh phá hoại.
2. Các phong tục, tập quán trong lễ hội
Theo phong tục, trong ngày lễ Dano, phụ nữ Hàn Quốc phải gội đầu bằng nước
cây diên vĩ đun sôi. Bởi họ tin rằng loại dầu gội đầu bằng thảo mộc này sẽ làm tóc

suôn mượt óng ả. Những chiếc cặp tóc cũng mang màu đỏ nhuộm bằng rễ cây diên vĩ.
Đàn ông thì quấn rẽ cây này xung quanh thắt lưng để bảo vệ mình khỏi tà ma và
những linh hồn xấu rình rập.
Người Hàn Quốc có câu “Dano tặng quạt, đông chí tặng lịch”. Bởi lễ Dano được tổ
chức trùng với những ngày đầu mùa hè, nên quạt được coi là món quà truyền thống
mà người Hàn vẫn tặng nhau trong dịp này. Phong tục này đã đươc hình thành và duy
trì từ thời kì vua Joseon. Thậm chí, chính nhà vua cũng tặng quạt cho các cận thần
theo chức vụ từ cao tới thấp.
3. Văn hóa ẩm thực
Gạo là nguyên liệu chính cho 2 món Suritteok và Yaktteok trong lễ Dano.
a. Suritteok
Suritteok làm từ lá ngải cửu luộc chín, đem nấu chung với loại gạo không dính.
Bánh có màu xanh và được nặn thành hình bánh xe.
b. Yaktteok
Yaktteok là một loại bánh gạo với nhiều loại hạt khác nhau, được coi là một
đặc sản của vùng phía Nam tỉnh Jeolla.
4. Trò chơi truyền thống
a. Ssireum (đấu vật)
Là một môn thể thao lâu đời nhất của Hàn Quốc, biểu tượng cho nhuệ khí, tinh
thần của người dân xứ Hàn. Đây là trò chơi dành cho nam giới, thể hiện kĩ thuật và
sức mạnh cơ bắp. Khu vực thi đấu là một vòng tròn viền cát dày. Hai đối thủ quỳ trên
cát, nắm chặt satba (một loại thắt lưng của người Hàn Quốc) của đối phương. Hai đấu
vật sẽ phải đứng dậy trong khi vẫn nắm chặt satba của đối phương. Người thắng cuộc
sẽ là người hạ đo ván đối thủ dưới đất, với điều kiện không một bộ phận nào của cơ
thể đối thủ được cao hơn gối của người thắng. Phần thưởng cho nhà vô địch trong
cuộc thi này là một con bò to khỏe.
b. Đu quay
Là trò chơi dành riêng cho phụ nữ. Cũng như nhiều nước châu Á khác, ở Hàn
Quốc đu quay là trò chơi dân gian đã tồn tại từ rất lâu đời và đây cũng là trò chơi được
ưa thích trong dịp Tết Dano.

5. Đối chiếu với Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam
Việt Nam và Hàn Quốc là 2 quốc gia châu Á chịu ảnh huởng khá nhiều từ văn
hóa Trung Hóa. Tuy nhiên ở mỗi quốc gia cũng luôn có những bản sắc đặc thù riêng
của họ. Lễ Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam và Hàn Quốc tuy diễn ra vào cùng một thời
điểm nhưng bên cạnh những nét văn hóa tuơng đồng do cùng xuất phát từ những quốc
gia phuơng Đông thì cũng có một số điểm khác nhau do đặc thù riêng của từng dân
tộc.
Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ không chỉ đơn thuần là ngày lễ để ăn mừng sau một mùa
vụ, hay để xua đuổi sau bọ mà vào ngày 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm còn là ngày giỗ
Quốc mẫu Âu Cơ.
“Tháng Năm ngày tết Đoan Dương
Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang”
Ngày giỗ Mẹ Âu Cơ mùng 5 tháng 5 được cử hành rất long trọng ở một số nơi trong
nước Việt Nam; tuy không lớn như giỗ Tổ Hùng Vương; nhưng cũng có nhiều người
biết đến.
Ở vùng đồng bằng Nam Bộ Việt Nam thì ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch còn được gọi
là ngày "Vía Bà", thờ Linh Sơn thánh Mẫu trên núi Bà Đen.
III. TẾT TRUNG THU – CHUSEOK
1. Thời gian
Chuseok là một trong những Lễ hội lớn và nổi tiếng nhất Hàn Quốc, đó là thời
gian gia đình, bạn bè họp mặt thưởng thức những món ăn ngon và tận hưởng phút
giây đoàn tụ, dịp để con cháu tưởng nhớ và tạ ơn tổ tiên đã phù hộ cho một năm bội
thu. Chuseok còn được biết đến với tên gọi Hangawi - có nghĩa là giữa tháng 8 hay 15
tháng 8 âm lịch. Lịch sử Hàn Quốc là một xã hội phát triển nông nghiệp, Hangawi là
ngày người dân Hàn Quốc tạ ơn tổ tiên đã ban cho họ một năm bội thu và chia sẻ sự
dư dả của mình cho bạn bè, gia đình. Dù nguồn gốc chính xác của khởi nguồn
Chuseok vẫn chưa rõ ràng nhưng Chuseok có thể xuất phát từ một tôn giáo liên quan
đến mặt trăng từ thời cổ đại. Mặt trời được xem là hiện tượng tự nhiên, nhưng mặt
trăng tròn mỗi tháng chỉ có 1 lần chiếu sáng vào đêm tối trở thành hiện tượng tâm linh
được nhiều người sùng bái. Chính vì thế, nhiều lễ hội diễn ra vào ngày trăng tròn nhất

- đó chính là ngày 15/8 âm lịch và ngày nay trở thành một trong những ngày lễ lớn
nhất của xứ Hàn
2. Các phong tục, tập quán trong lễ hội
Vào buổi sáng ngày Chuseok, món Songpyeon (một loại bánh gạo Hàn Quốc)
và nhiều món ăn khác cùng với những sản phẩm tươi mới vừa thu hoạch được sắp xếp
trên bàn cúng tạ ơn tổ tiên thông qua nghi lễ Charye - Lễ tưởng nhớ tổ tiên. Nghi lễ
Charye được tổ chức hai lần trong năm, một lần trong ngày lễ Seollal - Mừng Năm
mới và Chuseok. Điểm khác biệt giữa hai lần diễn ra nghi lễ này là trong nghi lễ ở
thời điểm Seollal thực phẩm chính dùng cúng bái là tteok-guk trắng - món bánh canh
gạo - còn riêng ngày lễ Chuseok thì các thực phẩm được dùng cúng bái là gạo mới
vừa thu hoạch (tiêu biểu là món Songpyeon). Sau nghi lễ, các thành viên trong gia
đình tụ họp ở bàn ăn để thưởng thức những món ăn ngon tượng trưng cho việc họ
được hưởng phước lành từ tổ tiên ban phát.
Sau Charye, những gia đình Hàn Quốc đến thăm mộ ông bà và tham gia vào
Beolcho - nghi thức nhổ cỏ dại mọc xung quanh mộ. Viếng mộ tổ tiên trong ngày
Chuseok được biết đến với tên gọi Seongmyo, trong thời gian đến thăm mộ tiền nhân,
các thành viên trong gia đình cùng nhau cắt cỏ dại mọc xung quanh mộ vào mùa hè -
đây là nghi thức Beolcho rất quan trọng với người dân Hàn Quốc, họ xem nghi thức
này là trách nhiệm và bổn phận, bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng của mình với tiền
nhân. Vào những ngày cuối tuần trước khi diễn ra Chuseok khoảng 1 tháng, các
đường cao tốc tại Hàn Quốc trở nên đông đúc và thường xuyên diễn ra tình trạng kẹt
xe vì nhiều gia đình đến thăm mộ tổ tiên để hoàn thành hiếu đạo của mình.
Khi màn đêm buông xuống, nhà nhà họp mặt, bạn bè tề tựu để thưởng thức vẻ
đẹp của mặt trăng tròn đầy và chơi các trò chơi dân gian như Ganggangsullae (múa
vòng tròn kiểu Hàn Quốc).
Trang phục Chuseok: Theo truyền thống Chuseok, người chủ gia đình sẽ mua
quần áo mới cho mọi người, kể cả người làm trong gia đình, truyền thống này gọi là
Chuseokbim. Thông thường mọi người mặc hanbok truyền thống nhưng hiện nay mọi
người diện đủ mọi thời trang không chỉ hanbok truyền thống.
Trong suốt lễ hội này, người dân bày tỏ sự kính trọng đến 3 vị thần giám hộ: Tướng

Kim Yusin thời Silla – người có công đóng góp vào lần đầu tiên thống nhất bán đảo;
Tăng lữ Beomil – tăng lữ xuất thân tại Gangneung, nhà lãnh đạo về mặt tinh thần của
những vị tổ tiên sáng lập ra triều đại Goryeo; một nữ nhân trong lịch sử hiện thân cho
sự đau khổ do thiên tai và những gian khổ trong cuộc đời
3. Văn hóa ẩm thực
Chuseok là thời điểm của mùa màng bội thu, có vô số trái cây và lúa mới để
làm ra bánh gaọ, cơm nếp, rượu truyền thống hấp dẫn mọi người.
a. Songpyeon
Songpyeon là một trong những món ăn nhẹ được xem là đại diện của ẩm thực
xứ Hàn. Món bánh gạo này được làm từ nguyên liệu gạo hoặc bột gạo không dính
được nhào và cắt thành những miếng bánh có kích thước vừa phải sau đó cho vào
nhân vừng, đậu, đậu đỏ, hạnh nhân và các loại thực phẩm bổ dưỡng khác. Khi hấp
Seongpyeon, lớp đáy của bánh gạo là lớp thông lá kim đem lại cho bánh gạo mùi
hương thanh khiết. Vào đêm giao thừa của Chuseok, toàn thể gia đình tụ tập làm
Seongpyeon dưới ánh trăng sáng. Theo truyền thống Hàn Quốc, người làm ra chiếc
bánh Seongpyeon đẹp nhất nhà sẽ gặp ý trung nhân có ngoại hình bắt mắt, chính vì
vậy những thành viên còn độc thân trong gia đình sẽ cố gắng để làm Seongpyeon thật
đẹp trong tiếng cười đầm ấm vui vẻ.
b. Thức uống chứa cồn
Một trong những yếu tố chính của Chuseok là đồ uống có cồn, thức uống
truyền thống của Chuseok được làm bằng gạo mới vừa thu hoạch và được gọi là thức
uống Vạn Niên. Những người dân Hàn Quốc quanh năm mong chờ đến ngày Chuseok
cũng rất giàu lòng hào hiệp, họ đều thích chia sẻ thức uống ngon lành này với mọi
người, dù là người nhà, bạn bè hay du khách.
4. Trò chơi truyền thống
a. Ssireum
Xem phần Tết Nguyên Đán.
b. Ganggangsulae
Các bà mẹ và những cô con gái diện hanbok - trang phục truyền thống Hàn
Quốc - tụ tập thành vòng tròn, tay nắm tay và cùng ca hát. Điệu múa này xuất phát từ

thời Joseon trong cuộc chiến tranh chống quân Nhật xâm lược, lúc đó quân đội Hàn
Quốc cho các bà mẹ, thiếu nữ ăn mặc theo kiểu quân đội đứng thành vòng tròn trên
đỉnh núi để quân Nhật tưởng rằng quân Hàn Quốc đông hơn thực tế. Nhờ chiến lược
này, Hàn Quốc dần dần có thể đánh bại quân Nhật xâm lược.
5. Đối chiếu với Tết Trung Thu ở Việt Nam
Ở cả Việt Nam và Hàn Quốc thì ngày Tết Trung Thu là một nét văn hóa ảnh
huởng từ quốc gia Trung Quốc. Song, khi du nhập vào 2 quốc gia này thì ngày Tết
Trung Thu đã đuợc điểm tô thêm những bản sắc văn hóa riêng của mỗi nuớc, có thêm
những nét mới mà ngày Tết Trung Thu ở Trung Quốc không có.
Tết Trung Thu ở Việt Nam còn đuợc biết đến như là ngày Tết của thiếu nhi. Ngay từ
đầu tháng, Tết đã được sửa soạn với những cỗ đèn muôn mầu sắc, muôn hình thù, với
những bánh dẻo, bánh nướng mà ta gọi gồm là bánh trung thu, với những đồ chơi của
trẻ em muôn hình vạn trạng.
Trẻ em đón tết có đèn xếp, đèn lồng, đèn ông sao, đèn con giống sặc sỡ thắp
sáng kéo nhau đi từng đoàn ca hát vui vẻ, tối tối cùng nhau đi nhởn nhơ ngoài đường,
ngoài ngõ.
Vào ngày này ở Việt Nam còn có những phong tục mà ở các nuớc khác không
có, đó là Hát trống quân và múa sư tử.
CHƯƠNG 3: LỄ HỘI HÀN QUỐC
Cũng như Việt Nam, Hàn Quốc có rất nhiều lễ hội. Các lễ hội là đời sống tinh thần
thấm đẫm tính tâm linh của người Hàn, vốn dĩ bắt nguồn từ cuộc sống khó khăn
không được thiên nhiên ưu ái và đạo Shaman đã và đang tồn tại ở Hàn Quốc. Ngoài
ra, lễ hội còn là dịp để người dân hội họp, tạm quên chuyện của một năm, mọi khó
khăn mà họ đã phải trải qua để cùng nguyện ước cho một năm bình yên, bội thu, mưa
thuận gió hòa.
Dĩ nhiên cũng có nhiều lễ hội đặc trưng theo từng vùng miền cũng như những lễ
hội lớn trên cả nước, nhưng dựa vào nguồn tài liệu tìm được nhóm chúng tôi chỉ có
thể đưa ra một số các lễ hội sau đây.
I. 대보름 (Tết Thượng Nguyên, Tết Nguyên Tiêu)
Đây là một trong những ngày lễ lớn khác trong năm của người Hàn Quốc, chỉ sau

Tết Nguyên Đán, tương đương với tết Nguyên Tiêu của Việt Nam. Ngày lễ này được
tổ chức vào ngày trăng tròn đầu tiên trong năm sau ngày lễ 설날.
- Các hoạt động trò chơi truyền thống, ý nghĩa.
+ Lễ hội lửa:
Vào ngày rằm tháng giêng, người ta thường tập trung lại và bày nhiều trò chơi
thú vị, trong số đó là trò xoay vòng lửa. Họ vừa đi vừa quay 1 cái lon được chất đầy
than hoặc củi đã đốt cháy để tạo ra những vòng lửa. việc tạo ra vòng lửa được tin rằng
sẽ xua đuổi được tà ma, và làm cho thú dữ khiếp sợ mà bỏ đi, ngoài ra họ còn tin đó là
cách để đốt đi xui rủi của năm cũ.
+ Đập các loại hạt cứng:
Hầu hết các bạn đã biết, các loại hạt có vỏ cứng không được luộc hay đun nấu
trong suốt 1 năm thì sẽ trở nên khô và cứng cáp hơn. Và việc đập vỡ các loại hạt chưa
được đun như óc chó, hạt thông, đậu phộng…được tin rằng trong suốt 1 năm bản thân
người đập cũng sẽ cứng cáp, khỏe mạnh như chúng, ngoài ra, âm thanh có được lúc
đập hạt còn có thể làm ma quỷ khiếp sợ không dám quẩn quanh xung quanh họ.
+ Vũ điệu mặt trăng:
Được gọi là “bước chân vào thánh địa của mặt trăng”, điệu múa này thường
được múa dưới trăng, xuất phát từ những lần hội họp xa xưa của dân làng, những hoạt
động tập thể…tượng trưng cho nghi lễ thanh tẩy của làng, và xua đuổi ma quỷ. Ngoài
ra còn là điệu múa mong cho 1 năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Trong
nghi lễ này, đặc biệt sử dụng loại trống có tên là 풍물 (1 trong bốn loại trống truyền
thống của Hàn Quốc khi biểu diễn 사물놀이)
Các món ăn truyền thống và ý nghĩa.
+ Cơm ngũ cốc:
Cơm ngũ cốc gồm gạo, đậu đỏ, đậu tương, hạt kê và lúa miến. ăn cơm ngũ cốc
không những đem lại nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mà còn là ước vọng một
năm bội thu.
+진채식:
Những loại rau quả đã được làm khô trong mùa thu như cây cúc tây, bí ngô, cà
tím, củ cải khô,…đun sôi và làm thành bữa ăn được gọi là 진채식. Người ta nói rằng,

nếu ăn như vậy thì vào mùa hè nhiệtđộ cơ thể sẽ không bik tăng cao
+ 복쌈:
Là dùng những lá to, rộng của bắp cải thảo hoặc rong biển gói cơm ăn chung
với 쌈 장 . Khi ăn như vậy họ tin rằng họ được ban phúc, tốt cho sức khỏe và cầu
nguyện sẽ có 1 mùa thu hoạch tốt.
II. 초파일 (lễ Phật Đản) rằm tháng 4 âm lịch:
- Tóm tắt về lịch sử, nguồn gốc.
Phật đản là ngày đức phật Thích Ca Mâu Ni đã vì cứu nguy cho chúng sinh ngèo
khổ, tội nghiệp mà đã từ bỏ thân mình, hay còn được gọi là ngày đức phật đc sinh ra
Từ thời silla lễ phật đản đã bắt đầu được phổ biến nhưng đến thời Goryeo phật đản
đóng vai trò như 1 ngày quốc lễ lớn. vào ngày này, dù là phòng của vua chúa hay nhà
bình thường của trăm dân, tất cả đều treo đèn lồng, chúc mừng ngày đức phật được hạ
sinh.
Vốn dĩ , ở Ấn Độ và Trung Quốc, phật đản nhằm ngày 8 tháng 4 âm lịch, nhưng
đến tháng 11 năm 1956, đại hội phật giáo thế giới đc tổ chức ở Nepal đã chính thức
công nhận ngày 15-5 dương lịch hằng năm là ngày kỷ niệm đức Thích Ca Mâu Ni đc
hạ sinh. Tuy nhiên, Hàn Quốc vẫn lấy tháng 4 âm lịch làm lễ kỷ niệm Phật Đản.
- Các phong tục và ý nghĩa của chúng trong dịp Phật Đản.
+ Hội hoa đăng:
1 trong những phong tục quen thuộc trong ngày này là làm đèn lồng.
Người dân Hàn Quốc treo những chiếc lồng đèn họ làm được ngay trước cửa nhà,
càng nhiều càng tốt. Điều đó được tin rằng sẽ đem lại hạnh phúc, bình an cho các
thành viên trong gia đình. Ngọn lửa đèn k chỉ soi sáng tâm hồn họ mà còn soi sáng
cho họ thấy con đường chân lý của đức phật, cũng như lời phật dạy.
Đèn lồng không chỉ là hình hoa sen như chúng ta vẫn thường biết, nó còn mang
hình con hổ, hoặc các loại động vật tương tự, trái cây, cây cỏ, ngôi sao…
Ở thời 세종 thì việc chơi đèn lồng bị xem như một trò chơi xa xỉ, vậy nên việc
làm và chơi đèn lồng hầu như bị cấm. Nhưng trong suốt quãng thời gian dài của 1
năm thì cấm lồng đèn trở thàng việc bất khả kháng, và về sau việc cấm vận lồng đèn
cũng dần được bỏ đi.

Trong các loại đèn thì đẹp nhất là đèn kéo quân. Người ta đưa vào lồng đèn kéo
quân những công cụ để có thể tạo ra hình những con vật như chó ăn, chó soi, nai…
trên giấy, và khi có gió lên thì các con vật đó di chuyển cứ như thự sự chúng đang
chạy vậy.
+ Lễ gội đầu cho đức phật nhi:
Phật Đản còn có 1 sự kiện đặc biệt nữa là lễ tắm gội cho đức phật nhi. Người ta
tin rằng khi đức phật được sinh ra thì có 9 cái đầu là đầu rồng nên lễ tắm gội cho đức
thích ca mâu ni từ đó mà xuất hiện.
Khi trời bắt đầu tối người dân xung quanh vùng, hoặc khách đến chơi sẽ tập
hợp lại thành vòng tròn và đi xung quanh 1 cái tháp được cho là khi đức phật viên tịch
thì cái tháp đó là nơi cất giữ xá lợi của đức phật. Đó được xem là cách họ tham dự lễ
tắm gội cho đức phật nhi, phần lớn họ đọc kinh mừng đức phật ra đời, đồng thời họ
cầu xin bình an, phước lành cho bản thân, gia đình.
Các món ăn:
+ 느티떡:
Mừng ngày đức phật được sinh ra thì có những món ăn đặc biệt được làm để
dâng Phật và ăn. Theo lời phật dạy thức ăn không được quá xa hoa mà chỉ cần đơn
giản, đặc biệt là không được ăn thịt, cá, hoặc sử dụng thịt cá làm thức ăn dưới mọi
hình thức. Và loại thực phẩm phổ biến nhất là 느티떡. 1 loại bánh 떡 được làm từ lá
cây Zelkova hay còn gọi là cây cử được giã nhuyễn, trộn với bột gạo.
III. 하회별신굿탈놀이 (múa mặt nạ tỉnh 경복 thành phố 안동 làng 하회)
- Nguồn gốc:
Từ giữa thế kỷ 12, múa mặt nạ đã xuất hiện ở tỉnh 경복 thành phố 안동 làng 하
회. Người làng 하회 tin rằng điệu múa này sẽ đem lại bình yên cho ngôi làng, đẩy lùi
bệnh tật, xua đuổi ma quỷ, và cứ 10 phải tổ chức 1 lần, ngược lại, làm trái đi họ sẽ bị
các vị thần nơi đây trừng phạt.
Người ta nói ban đầu mặt nạ ở làng Hahoe gồm có 12 cái, nhưng đến nay chỉ còn
lại 9 cái, 3 mặt nạ bị thất lạc, nay chỉ còn được biết dưới những cái tên Ch’onggak,
Ttoktari, và Pyolch’ae.
Bắt đầu lễ hội múa mặt nạ ở làng 하회 thường là lễ rước mặt nạ từ nơi cất giữ

hoặc thờ cúng đến nơi diễn ra lễ hội. Và lễ rước mặt nạ, thường được những người già
trong làng hoặc những người thực sự có kinh nghiệm bởi họ không muốn làm kinh
động cũng như là thần linh giận giữ, lẽ rước này như một hình thức họ xin phép thần
linh được đem mặt nạ đi biểu diễn, đi thờ phụng sau 10 năm ngủ yên ở nơi cất giữ.
Sau lễ rước mặt nạ đầy cung kính, là phần hội họp của dân làng, biểu diễn mặt nạ, hát
múa…
Lễ hội này mặc dù chỉ xuất phát từ làng 하회 nhưng vì độ hấp dẫn và khá đặc biệt
nên mỗi lần diễn ra đều thu hút được nhiều người cả trong và ngoài nước đến tham
gia.
Mặt nạ và ý nghĩa tâm linh:
Nét độc đáo của mặt nạ làng Hahoe đến nay vẫn chưa được giải thích đầy đủ. Một
số nghiên cứu ban đầu để nhằm phân biệt ý nghĩa của chúng đã đưa ra kết quả không
đáng kể. và để nghiên cứu có hệ thống hơn, người ta đã phân tích chúng trên cơ sở đặc
điểm trên từng mặt nạ, hay còn gọi là nét mặt.
Trên cơ sở thuật xem tướng mặt, dựa vào nét mặt có thể biết được vị trí xã hội,
nghề nghiệp và tình trạng kinh tế của một người. tuy vậy nó vẫn không đủ để hiểu hết
ý nghĩa của mặt nạ Hahoe. Vì vậy nét đặc sắc của mặt nạ Hahoe được phân tích dựa
trên 3 phương diện, nét mặt, hoạt động, và vị trí xã hội.
Chúng được thiết kế để thể hiện sự độc đáo lúc di chuyển trong khi múa. Mặt nạ
Hahoe như 1 bí ẩn với người dân trong suốt 100 năm sử dụng nó. Họ tin rằng chúng
có linh hồn, hơn nữa họ không dám bất cẩn với chúng, vì nếu họ làm vậy họ sợ rằng
họ sẽ bị tấn công bởi 1 mũi tên. Họ cũng tin rằng, khi người biểu diễn cười thì mặt nạ
cũng cười, người lại, người biểu diễn nổi giận mặt nạ cũng sẽ thể hiện sự nổi giận.
Niềm tin này bắt nguồn từ thực tế rằng, mặt nạ Hahoe được thiết kế để khi biểu diễn,
diễn viên ngẩng cao đầu thì sợi dây nối từ môi dưới đến hàm dưới của mặt nạ làm cho
chúng hé ra thành nụ cười rộng.còn khi diễn viên cuối đầu, miệng của mặt nạ đóng vai
trò như 1 cái nhìn giận dữ.
Người làng Hahoe tin rằng , mặt nạ được ban cho sức mạnh kỳ diệu để xua đuổi ta
ma và bảo vệ làng, và thảm họa sẽ đến với làng của họ nếu họ để mất hoặc các mặt nạ
bị di chuyển không đúng cách.

Ngoài ra còn nhiều các lễ hội khác như: lễ hội đậu nành lên men Sunchang, lễ hội
văn hóa lúa gạo Incheon, lễ hội jagalchi Busan, lễ hội rượu và bánh gạo Gyeongju, lễ
hội tuyết trên núi 대백,…
CHƯƠNG 4: NHỮNG ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA CỦA LỄ TẾT, LỄ HỘI HÀN
QUỐC
Lễ Tết của Hàn Quốc dù có nhiều nghi lễ và phong tục khác nhau nhưng đều
thể hiện tính chất linh thiêng và đặc trưng văn hóa của cư dân nông nghiệp từ xa xưa.
Trong lễ Tết Hàn Quốc người thấy rõ sự tôn kính các thế hệ gia tiên, sự tôn trọng các
hình thức cúng bái theo những nguyên tắc quy định.
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, ra đời và phát triển trong
xã hội loài người.
Hàn Quốc trước đây cũng là một nước nông nghiệp, điều kiện đất đai, khí hậu,
tự nhiên thường xuyên tác động trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Con người
luôn phải tìm cách gần gũi với thiên nhiên, chinh phục tự nhiên. Cuộc sống cộng
đồng, đặc biệt là tổ chức làng có một sự cố kết đời này qua đời khác, ko chỉ trong quá
khứ mà cả hiện tại, với những lực lượng, những giá trị vô hình quyện với hữu hình
hiện thực mà con người hướng tới. Chính vì điều đó mà lễ làng là một hoạt động sinh
hoạt tín ngưỡng truyền thống quan trọng. Nó không chỉ ở trog quá khứ mà vẫn còn tồn
tại đến ngày nay.
Người ta thường quen dung thuật ngữ gộp là lễ hội. Ở đây tách ra thành 2 hình
thức khác nhau là lễ và hội, trong phạm vi làng gọi là lễ làng và hội làng.
Lễ làng là một di sản văn hóa phong phú ở Hàn Quốc. Người Hàn Quốc hay
sung kính các thần linh. Trong sung kính này có ý nghĩa tín ngưỡng có khía cạnh tôn
giáo với nhiều hình thức khác nhau tương ứng với nhu cầu cá nhân và với đặc điểm
mỗi thần. Chẳng hạn trong gia đình thì có thần sinh nở, thần đất, thần gia súc …
thường dduwwocj khẩn cầu bới cá nhân hay cả gia đình. Thuộc phạm vi làng thì có
các vị thần hộ mệnh làng, thần phù trợ… được khẩn cầu trên một cơ sở thường xuyên
của tất cả các cư dân trong làng. Tuy nhiên trong một hoàn cảnh hoặc dịp nào đó mà
cá nhân có nhu cầu lễ thần làng thì cũng có thể thực hiện. Vị thứ của các thần cũng
khác ở Việt Nam.

Danh dự lễ hội cộng đồng dành cho các thần là khác nhau. Song có lẽ vì là nơi
có nhiều núi non và truyền thuyết lập quốc của Hàn Quốc gắn với núi rừng nên thần
núi gần như có vai trò thống lĩnh. Ví dụ có thần núi, thần phù trợ, thần núi sông, thần
thủy tề, thần núi trắng,…
Các tài liệu cổ cũng xác nhận rằng người Hàn Quốc cổ rất thích thờ phụng các
vị thần núi và thần sông. Sự thật thì núi rừng có vai trò rất lớn trong cuộc sống của
người dân Hàn Quốc trước đây. Đó là nguồn cung cấp thức ăn, hoa quả, rau củ, thú
rừng, cũng như nhiều thứ cần thiết khác. Tuy nhiên núi rừng cũng là nơi chứa bao mối
nguy hiểm đối với cuộc sống của họ (thú rừng, thiên tai…). Vì thế họ luôn mong mỏi
khẩn cầu thần linh phù trợ, bảo bọc cho cuộc sống của mình.
Do điều kiện cư trú và nhằm tránh các thiên tai, các làng thường dựa vào lưng
núi. Khi sản xuất nông nghiệp phát triển, dân làng ngày càng đông, làng trở thành nơi
nương tựa che chở cho người dân, người ta lại rước thần núi về làng để thờ phụng, thờ
thần làng gắn liền với nơi sinh sống của mình. Vì vậy việc thờ thần làng, lễ thần làng
cũng được tiến hành như lễ thần núi. Thường thì thần làng được xác định ở một nơi,
hoặc là ở một cây cổ thụ lâu đời trong làng, hoặc ở một lùm cây linh thiêng, có khi là
một cặp cây, cặp đá tảng đứng gần nhau.
Lễ làng thường được tổ chức vào một thời gian xác định trong năm. Ví dụ ngày
bắt đầu một năm mới hoặc là một dịp có ý nghĩa lớn đối với làng như ngày bắt đầu
mùa thu hoạch, ngày thoát khỏi bệnh dịch… Cũng có lúc tổ chức lễ vào mùa khô hạn
để cầu mưa cho cây cối tốt tươi. Lễ cầu mua thường là cầu khấn vua rồng đến điều
khiển nước, nơi tổ chức thường bên sông, bên suối, có khi ở trên đỉnh núi, và trong
nghi lễ thì có đốt lửa. Họ hy vọng lửa bốc cao lên đến trời, trời sẽ cho nước xuống. Lễ
cầu khẩn cũng còn dung để trừ bệnh tật, xua đuổi tai họa.
Việc tiến hành lễ cũng có những tập túc quy ước quy định. Người ta quan niệm
rằng đã là lễ của làng thì tất cả người dân tỏng làng đều phải tham gia. Những ngày ấy
dân làng không làm việc, người đi xa thì cũng cố gắng tìm cách quay về. Người ta
tuyển chọn, sắp xếp một số người vào những vị trí nhất định: người điều khiển việc
nấu nướng, người lo phần sắp xếp bàn cúng, người đứng ra làm chủ lễ… Những người
được chọn thường là những người có uy tín, tiếng tăm, danh dự, không có khiếm

khuyết trong tính cách, đại diện cho cả làng và là người trong năm trước không chịu
tang ai trong gia đình. Trong thời kì ưu tiên cao điểm của lễ, những người này phải tẩy
sạch ý nghĩ và cơ thể qua cầu khẩn và tắm nước lạnh. Lúc này cũng quy định cho sự
tẩy rửa cho cả làng. Bên cạnh đó thì cũng có rất nhiều điều kiêng lỵ cần phải tuân theo
như không được sát sinh, hya làm việc gì gây ô nhiễm, dơ bẩn. Nước dung trong nghi
lễ cũng phải được chuẩn bị kĩ càng. Những người được chọn thì phải thận trọng trong
tùng lời ăn tiếng nói của bản thân. Nếu như lễ làng phải đi qua một vùng khác, những
ai đang có bụi hoặc sát sinh thì cấm vào làng cho đến tận khi nghi lễ kết thúc. Đế
đựng thức ăn cho nghi lễ phải mới, thức ăn được chuẩn bị phải tươi ngon và thịnh
soạn. Thịt bò thường dùng trong đại lễ, thịt lợn dùng trong tiểu lễ.
Nghi lễ thường được tổ chức vào ban đêm, thường bắt đầu vào nửa đêm. Sau
phần nghi lễ thì dân làng sẽ tụ tập ca múa nhảy hát, đó là phần hội. Phần hội là một
hình thực thể hiện lòng biết ơn của họ đối với các vị thần đã phù hộ cho họ, đó như là
sự hiến dâng, món quà đền đáp các vị thần và hy vọng các vị thần sẽ tiếp tục phù hộ
cho làng. Lễ càng lớn thì hội kèm theo càng lớn. Việc tổ chức làng vì vậy cũng góp
phần vào việc tạo ra nghệ thuật diễn xướng ở Hàn Quốc.
Lễ làng là một sinh hoạt tín ngưỡng truyền thống. Những nghi lễ được tiến
hành là biểu hiện của niềm tin của người dân gửi gấm vào các thần. Người dân Hàn
Quốc tin vào mọi điều , vào động vật, thiên nhiên… tất cả những gì liên quan đến
cuộc sống của họ. Vì vậy mà bên cạnh thờ thần núi, thần sông…họ còn thờ cả động
vật như chim, rồng, hổ…thậm chí thờ cả một số địa điểm, cây cối mà họ cho là linh
thiêng. Tài liệu cổ từ thời Koryeo đã viết rằng “Nhân dân không dùng thuốc mà cầu
trời khấn phật khi đau ốm”. Điều này chỉ ra rằng người dân có niềm tin tuyệt đối vào
sức mạnh của các vị thần của họ.
Lễ làng cũng là một sinh hoạt cộng đồng có ý nghĩa được mọi người sống trong
làng cùng chia sẻ. Người dân cùng gặp gỡ, chia sẻ niềm vui, tôn vinh các vị thần, ước
mong một cuộc sống tốt đẹp. Sự gắn bó quá khứ với hiện tại, niềm tin hy vọng và hoài
niệm như kết liền làm nên sức mạnh của mỗi cá nhân và cả cộng đồng. Lễ làng vì thế
đã đưa đến cho nhân dân tình cảm, sự gắn bó và giá trị tinh thần chung, trong đó đáng
chú ý là tinh thần gắn bó với cội nguồn, tình thân hữu. Người đi xa thì đến lễ lớn của

làng cũng cố gắng trở về.
Lời kết
Phần lễ và phần hội làng sẽ không tách rời nhau. Trong phần lễ có phần hội và
tỏng phần hội có phần lễ. Dĩ nhiên trọng tâm của phần nào thì đều rất rõ ràng, nhưng
vẫn có nhiều yếu tố đan xen lẫn nhau. Yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo, xã hội, tập tục dân
gian truyền thống quyện vào nhau. Điều thống nhất ở đây là đều là sinh hoạt vui chơi,
cầu nguyện, tưởng nhớ và cũng là dịp để thể hiện ý thức cộng đồng, giải trí sau những
ngày làm việc mệt nhọc.
Bước vào thời hiện đại, nhìu trò chơi, lễ hội truyền thống vẫn còn được lưu
truyền những đã được cải tiến, cho phù hợp với cuộc sống, quy mô có khi được tổ
chức lớn hơn với nhiều cái mới lạ, đa dạng phong phú nhưng vẫn giữ nguyên những
nét truyền thống. Những lễ hội như dịp để con người có thời gian để hướng về cội
nguồn, nhớ lại tổ tiên, và cũng là một sinh hoạt văn hóa lành mạnh, mang màu sắc dân
tộc địa phương trong sự lấn át của các trào lưu văn hóa hiện đại như các kênh truyền
hình, Internet… hiện nay./.

×