Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Luận văn Đề tài Quan hệ thương mại - đầu tư hợp tác giữa Việt Nam - Hàn Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.94 KB, 28 trang )

LUẬN VĂN
ĐỀ TÀI:
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI – ĐẦU TƯ
HỢP TÁC GIỮA
VIỆT NAM - HÀN QUỐC
Thành phố Hồ Chí Minh.
LỜI MỞ ĐẦU 3
KẾT LUẬN 28
2
LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới đang bước vào một giai đoạn cực kỳ sôi động, đầy cơ hội, song cũng
đầy sự thách thức.Các quá trình liên kết và hợp tác đa phương, song phương của các
nước, các tổ chức trong khu vực cũng đang mở ra, với sự đa dạng về hình thức và
tốc độ rất cao.Đây là một trong những cơ hội phát triển đang đặt ra đối với nền kinh
tế của mỗi nước.
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước với
mục tiêu phát triển nhanh, mạnh và bền vững trong một thế giới hòa bình và ổn
định.Để đạt được mục tiêu này, chúng ta cần có một chính sách ngoại giao tích cực,
chủ động, đa phương hóa và đa dạng hóa các mối quan hệ; làm bạn với tất cả các
quốc gia trên thế giới. Trong đó, quan hệ hợp tác song phương với các nên kinh tế
phát triển là một trong những vấn đề quan trọng được đặt lên hàng đầu.
Việt Nam và Hàn Quốc đã thiết lập được mối quan hệ song phương kiểu mẫu
trong khu vực.Quan hệ giữa hai nước được kết tinh từ tầng sâu văn hóa lịch sử, đã
phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua và đạt được những thành tựu trong nhiều
lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế.Trong tương lai, chúng ta có quyền hy
vọng vào sự hợp tác nhiều hơn nữa và những thành tựu to lớn hơn nữa từ mối quan
hệ của hai nước.
Mục đích của đề tài này là phân tích, đánh giá sự tiến triển của quan hệ hợp tác
toàn diện Việt Nam – Hàn Quốc dựa trên những thành tựu đã đạt được trong suốt
gần 2 thập kỷ qua, đồng thời làm rõ những vấn đề tồn tại, cơ hội và thách thức của
3


sự hợp tác giữa hai nước trong giai đoạn kinh tế đầy biến động như hiện nay. Trên
cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển quan hệ Việt – Hàn
lên tầm cao mới, trở thành mối quan hệ hợp tác sâu sắc toàn diện không chỉ trong
khu vực mà còn trên toàn thế giới./.
I. YẾU TỐ LỊCH SỬ TRONG MỐI QUAN HỆ CỦA HAI NƯỚC
VIỆT NAM – HÀN QUỐC
Thế kỷ XIII, năm 1226 khi nhà Lý sụp đổ, Hoàng tử Lý Long Tường của nước
Việt đã lưu vong và định cư tại Vương quốc Cao Ly tức Hàn Quốc hiện nay. Khi
quân giặc Mông Cổ xâm lược Cao Ly, Lý Long Tượng đã có đóng góp to lớn nên
được vua Cao Ly phong là Quân Hoa Sơn, sau đó trở thành ông tổ của họ Lý Hoa
Sơn ở Hàn Quốc hiện nay. Để ghi nhận mối nhân duyên lịch sử này, chính phủ Việt
Nam đã đối xử với con cháu dòng họ Lý Hoa Sơn như người Việt Nam, khi họ trở
về đầu tư vào Việt Nam.
Thời kỳ trước năm 1975, Hàn Quốc có quan hệ ngoại giao, kinh tế, quân sự với
chính quyền Sài Gòn, đưa quân sang Việt Nam tham gia chiến tranh xâm lược của
Mỹ. Từ 1975 – 1982, Việt Nam và Hàn Quốc bắt đầu có quan hệ buôn bán tư nhân
qua trung gian, từ 1983 bắt đầu có quan hệ buôn bán trực tiếp và một số quan hệ phi
Chính phủ. Ngày 20/04/1992, ký thỏa thuận trao đổi văn phòng liên lạc giữa 2 nước.
Ngày 22/12/1992, Bộ trưởng ngoại giao Hàn Quốc thay mặt Chính phủ ký kết
các hiệp ước hợp tác và đặt quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ với Việt Nam.Đây là sự
kiện chính trị quan trọng đánh dầu mối quan hệ song phương chính thức giữa 2
nước trên tất cả các lĩnh vực.
4
Sau gần hai thập kỷ kể từ thời điểm lịch sử nói trên, quan hệ giữa hai nước Việt
– Hàn không ngừng được duy trì, củng cố và phát triển nhiều lĩnh vực, đặc biệt là
trên lĩnh vực thương mại và đầu tư – nền tảng vững chắc cho quan hệ hữu nghị và
hợp tác lâu dài giữa 2 nước.
II. NHÌN NHẬN CHUNG VỀMỐI QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA VIỆT
NAM – HÀN QUỐC
1. Về phía Việt Nam

Tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa với xuất phát điểm rất thấp, thu nhập
bình quân đầu người/ năm chưa đến 400 USD (năm 2000), thuộc nhóm những nước
nghèo nhất thế giới. Cơ sở hạ tầng lạc hậu, tiềm lực kinh tế yếu, hiệu quả sản xuất
kinh doanh và năng suất lao động xã hội chưa cao, hàng hóa dịch vụ thiếu sức cạnh
tranh, nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu về chất lượng của sự nghiệp đổi mới.
Tăng cường hợp tác với Hàn Quốc sẽ có nhiều thuận lợi trong quá trình phát triển
kinh tế. Chúng ta có điều kiện để thu hút vốn đầu tư, tiếp cận được công nghệ tiên
tiến, cách thức quản lý khoa học, phát triển công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng,
thực hiện công nghiệp hóa, đồng thời mở mang thị trường, phát huy lợi thế và hòa
nhập vào khu vực, rút ngắn khoảng cách phát triển.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (năm 1997 và năm 2008) đã gây khó khăn rất
lớn cho nền kinh tế Việt Nam, thương mại của Việt Nam với các nước, cũng như
thương mại song phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Tuy nhiên, chính cuộc
khủng hoảng này đang tạo ra cơ hội lớn để phát triển quan hệ thương mại và đầu tư
song phương giữa 2 nước khi mà các nhà đầu tư và doanh nghiệp Hàn QUốc xem
xét lại các danh mục đầu tư và tìm kiếm các thị trường có tính ổn định và nhiều lợi
5
thế cạnh tranh (ngoài Trung Quốc, Ấn Độ…), nhiều công ty Hàn Quốc đã chuyển
hướng đầu tư vào Việt Nam.
Hiện nay, Hàn Quốc là một trong những nước có lượng vốn đầu tư vào Việt
Nam vào thuộc top đầu, với hàng nghìn dự án đầu tư và tổng số vốn đầu tư lên đến
hàng tỷ USD. Hàn Quốc cũng là một trong những thị trường xuất khẩu lao động lớn
của Việt Nam.
2. Về phía Hàn Quốc
Việt Nam có nguồn tài nguyên đa dạng và quan trọng như dầu khí, quặng, các
hải sản quý và nông sản.Điều này có thể bù đắp cho sự khan hiếm tài nguyên của
Hàn Quốc. Đối với một nước mà phần lớn nguồn tài nguyên khoáng sản đều dựa
vào nước ngoài như Hàn Quốc thì việc đầu tư vào Việt Nam sẽ tận dụng được lợi
thế sử dụng nguồn tài nguyên tại chỗ mà không phải nhập từ các nước khác.
Ngoài ra, Việt Nam là một thị trường có tiềm năng tăng trưởng cao, các nhà đầu

tư Hàn Quốc khi đầu tư vào Việt Nam sẽ có một thị trường xuất khẩu lớn hơn.
Không chỉ khía cạnh định lượng, thị trường lớn với trên 80 triệu dân, mà cả khía
cạnh định tính, tầng lớp trung lưu ngày càng tăng luôn đòi hỏi được bắt kịp với xu
thế tiêu dùng của thời đại.
Bên cạnh đó, chi phí lao động đắt đỏ ở Hàn Quốc làm mất dần lợi thế so sánh
của Hàn Quốc trên thị trường thế giới. Đầu tư vào Việt Nam, Hàn Quốc sẽ tận dụng
được nguồn nhân công rẻ hơn so với trong nước. Yếu tố này đã thúc đẩy Hàn Quốc
chuyển giao các loại công nghệ sử dụng nhiều lao động sang Việt Nam.
Từ những năm 1980 trở về trước, bạn hàng buôn bán và đầu tư chủ yếu của Hàn
Quốc là Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu. Tuy nhiên, từ 1989, Mỹ đã đưa Hàn Quốc ra
6
ngoài các đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi chính, nên khả năng xuất khẩu của
Hàn Quốc sang các thị trường truyền thống này bị giảm xuống. Cũng chính vì vậy,
Hàn Quốc chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á, đầu tư vào thị
trường này cũng ngày một tăng.
Cũng từ những năm 1990, đề thực hiện chiến lược “toàn cầu hóa”, Hàn Quốc đã
tiến hành chính sách “hướng nam” phát triển mạnh mẽ các quan hệ hợp tác kinh tế
với các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Với thuận lợi về vị trí địa
lý, sự gần gũi về văn hóa, Việt Nam sẽ trở thành “cầu nối” kinh tế - văn hóa giữa
khu vực Đông Á và Đông Nam Á, giữa Hàn Quốc với khu vực Đông Nam Á và bán
đảo Đông Dương.
Có thể thấy việc phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác Việt Nam và Hàn Quốc là
một logic tự nhiên vì lợi ích của cả hai bên và lợi ích chung của khu vực và thế
giới.
III. THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI – ĐẦU TƯ GIỮA VIỆT
NAM VÀ HÀN QUỐC HIỆN NAY
1. Tình hình hợp tác kinh tế
1.1 Thương mại
• Quy mô thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã thực sự có bước phát
triển nhanh chóng, tăng gấp 3 lần sau 10 năm. Hiện tại, Hàn Quốc là đối tác thương

mại lớn thứ 6 của Việt Nam, chỉ sau Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan
và Mỹ. Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam–Hàn Quốc chiếm khoảng 6,6%
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2002-2005.
- Năm 2004, xuất khẩu của Việt Nam đạt 603 triệu đôla Mỹ, tăng 18,1% so với
năm 2003, trong khi đó xuất khẩu của Hàn Quốc đạt 3.328,5 triệu đôla Mỹ, tăng
26,8% đưa tổng kim ngạch lên tới hơn 3,9 tỷ đôla Mỹ.
7
- Năm 2005, xuất khẩu của Việt Nam đạt 694,04 triệu US$, tăng 5,4% so với
năm 2004, trong khi đó xuất khẩu của Hàn Quốc đạt 3.431, 65 triệu US$, tăng 3,1%.
- Thương mại giữa hai nước trong năm 2005 vẫn tiếp tục tăng trưởng nhưng đã
có dấu hiệu chững lại. Xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2004 có mức tăng cao là
do trong năm này ta đã xuất được dầu thô với trị giá 51,64 triệu US$. Trong năm
2005, do Hàn Quốc không mua dầu thô nữa nên kim ngạch chung không tăng. Tuy
nhiên, nếu không tính dầu thô, thì xuất khẩu của ta vẫn tăng khoảng 10%.
• Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Hàn Quốc là thủy hải
sản, dầu thô, than đá, máy móc thiết bị điện và phụ tùng, giầy dép, đồ gỗ, thủy sản
chế biến, cao su, đồ gia dụng, quần áo may sẵn, sắn lát, cà phê. Thủy sản vẫn là mặt
hàng xuất khẩu của Việt Nam có kim ngạch cao nhất, chiếm khoảng 23% tổng kim
ngạch xuất khẩu của ta, tiếp theo là các mặt hàng giày dép, đồ gỗ, cà phê, cao su.
Đặc biệt giày dép, đồ gỗ, cà phê và cao su là các mặt hàng có mức tăng trưởng cao
trong cả năm 2005 và 2 tháng đầu năm 2006. Các mặt hàng nhiên liệu khoáng như
than đá, dầu thô có mức giảm tới 68,8% do năm 2005 ta không xuất được dầu thô.
Riêng mặt hàng than đá có mức tăng khá trong những năm vừa qua thì năm nay
cũng giảm 8,4%.
• Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Hàn Quốc của Việt Nam là xăng dầu,
máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị điện và phụ kiện, nhựa plastic và chế
phẩm, tơ sợi nhân tạo, vải dệt kim các loại và các loại vải khác, sắt thép, nhôm và
các chế phẩm, giầy dép, giấy, tân dược. Tuy nhiên, việc nhập khẩu các mặt hàng
này có chiều hướng tăng ít hoặc giảm dần. Cụ thể là trong năm 2005 nhập khẩu máy
móc thiết bị giảm 5,7%, ô tô xe máy giảm 2,9%, sợi nhân tạo giảm 11,9%.

8
• Trong 5 năm trở lại đây, kim ngạch buôn bán giữa hai nước tiếp tục tăng
trưởng. Tuy nhiên, Việt Nam luôn nhập siêu từ Hàn Quốc và với việc kim ngạch
trao đổi hàng hóa giữa hai nước ngày càng tăng thì nhập siêu của Việt Nam ngày
càng lớn. Nếu năm 1995 ta nhập siêu hơn 1 tỷ US$ thì năm 2002 ta nhập siêu gần
1,8 tỷ US$, năm 2004 ta nhập siêu 2,5 tỷ US$ và năm 2005 con số này đã lên tới
hơn 2,74 tỷ US$.
Mặc dù vậy, việc nhập siêu từ Hàn Quốc được đánh giá là mang tính tích
cực, phản ánh sự gia tăng đầu tư vào Việt Nam của Hàn Quốc. Điều này được thể
hiện rất rõ trong cơ cấu nhập khẩu từ Hàn Quốc của Việt Nam với vị trí chủ yếu là
các nhóm hàng công nghiệp như: máy móc, thiết bị và phụ tùng, ôtô (CKD, SKD và
nguyên chiếc), nguyên phụ liệu dệt may, chất dẻo nguyên liệu, sắt thép, xăng dầu,
linh kiện điện tử và thuốc tân dược. Các nhóm hàng này là các hàng hóa mà chúng
ta chưa sản xuất được, và đồng thời lại là nhóm hàng hóa bán sản phẩm sử dụng để
sản xuất và xuất khẩu sang thị trường khác cũng nhu dùng để đầu tư cho phát triển
công việc kinh doanh. Nói chung, đa phần các mặt hàng nhập khẩu khiến nhập siêu
nhanh là các mặt hàng nhập khẩu cho đầu tư, “nhập khẩu có ích“. Phần nhập khẩu
này là đầu vào cho xuất khẩu hàng hóa tới thị trường khác như EU, Mỹ, Nhật Bản
• Tính đến hết tháng 9/2011, kim ngạch thương mại hai nước đạt 12,7 tỷ USD,
tăng 44,5% so với cùng kỳ năm 2010. Việt Nam và Hàn Quốc đang hướng việc
nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 20 tỷ USD trước năm 2015 và hướng tới
mục tiêu 30 tỷ USD.
9
KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG HÀN QUỐC
7 THÁNG ĐẦU NĂM 2011
Tổng kim ngạch: 2.596.924.668 USD
Mặt hàng ĐVT
Số
lượng Trị giá
Hàng thủy sản USD 249.667.748

Hàng rau quả USD 13.167.891
Cà phê Tấn 19.712 41.348.671
Hạt tiêu Tấn 1.632 9.133.907
Sắn và các sản phẩm từ sắn Tấn 22.494 6.960.666
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc USD 12.605.072
Than đá Tấn 950.07 88.287.670
Dầu thô Tấn 757.186 617.392.476
Xăng dầu các loại Tấn 59.939 55.780.518
Quặng và khoáng sản khác Tấn 3.960 299.152
Hóa chất USD 4.084.099
Sản phẩm hóa chất USD 14.144.324
Chất dẻo nguyên liệu Tấn 2.159 3.088.800
Sản phẩm từ chất dẻo USD 16.230.872
Cao su Tấn 17.352 73.977.987
Sản phẩm từ cao su USD 8.608.400
Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù USD 25.294.226
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm USD 3.305.760
Gỗ và sản phẩm gỗ USD 105.188.520
Giấy và các sản phẩm từ giấy USD 4.256.402
Xơ, sợi dệt các loại Tấn 188.752.714
Hàng dệt, may USD 44.303 379.040.880
Giày dép các loại USD 80.269.383
Sản phẩm gốm, sứ USD 6.317.477
10
Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh USD 8.002.012
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm USD 2.247.766
Sắt thép các loại Tấn 76.044.599
Sản phẩm từ sắt thép USD 84.839 30.626.466
Kim loại thường khác và sản phẩm USD 26.885.662
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện USD 54.420.228

Điện thoại các loại và linh kiện USD 41.318.154
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác USD 74.258.547
Dây điện và dây cáp điện USD 21.230.965
Phương tiện vận tải và phụ tùng USD 35.849.615
(nguồn: Tổng cục Hải quan)
11
KIM NGẠCH NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TỪ HÀN QUỐC
7 THÁNG ĐẦU NĂM 2011
Tổng kim ngạch: 6.976.433.988  USD
Mặt hàng ĐVT
Số
lượng Trị giá (USD)
Hàng thủy sản USD 9.627.303
Sữa và sản phẩm sữa USD 4.600.386
Dầu mỡ động thực vật USD 2.199.564
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc USD 4.850.035
Thức ăn gia súc và nguyên liệu USD 12.380.140
Nguyên phụ liệu thuốc lá USD 635.645 1.787.850
Xăng dầu các loại Tấn 838 606.829.831
Khí đốt hóa lỏng Tấn 52.722 741.054
Sản phẩm khác từ dầu mỏ USD 236.516 26.895.399
Hóa chất USD 148.316.041
Sản phẩm hóa chất USD 129.477.277
Nguyên phụ liệu dược phẩm USD 2.143.992
Dược phẩm USD 84.361.675
Phân bón các loại Tấn 17.367.116
Thuốc trừ sâu và nguyên liệu USD 11.853.322
Chất dẻo nguyên liệu Tấn 466.152.718
Sản phẩm từ chất dẻo USD 108.304.456
Cao su Tấn 31.125 102.766.030

Sản phẩm từ cao su USD 61.369 17.771.794
Gỗ và sản phẩm gỗ USD 415 2.895.944
Giấy các loại Tấn 37.521 49.851.587
Sản phẩm từ giấy USD 7.319 26.164.384
Bông các loại Tấn 932.264 1.073.680
Xơ, sợi dệt các loại Tấn 76.95 112.937.972
Vải các loại USD 17.208 801.685.627
12
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày USD 323.572.099
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm USD 14.278.484
Phế liệu sắt thép Tấn 3.635.875
Sắt thép các loại Tấn 859.577.535
Sản phẩm từ sắt thép USD 144.316.201
Kim loại thường khác Tấn 267.258.052
Sản phẩm từ kim loại thường khác USD 22.003.944
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện USD 791.268.275
Hàng điện gia dụng và linh kiện USD 12.172.082
Điện thoại các loại và linh kiện USD 382.329.746
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác USD 666.123.034
Dây điện và dây cáp điện USD 35.912.800
Ô tô nguyên chiếc các loại Chiếc 174.222.340
Linh kiện, phụ tùng ô tô USD 258.345.212
Phương tiện vận tải khác và phụ tùng USD 6.779.430
(nguồn: Tổng cục Hải quan)
13
1.2 Đầu tư – vốn ODA
a) Đầu tư
Sau khi Luật đầu tư nước ngoài được ban hành tại Việt Nam, các công ty Hàn
Quốc đã có mặt và hoạt động đầu tư của họ ngày càng đa dạng và sối động hơn.
Lượng FDI Hàn Quốc đổ vào Việt Nam ngày càng tăng. Tình đến tháng 6/2005, đầu

tư của Hàn Quốc vào Việt Nam đứng thứ tư về tổng vốn đầu tư, đạt gần 4,8 tỷ USD
với 916 dự án. Phần lớn các dự án có quy mô vừa và nhỏ, vốn trung bình cho một
dự án là 6.186 triệu USD. Tuy nhiên, cũng có nhiều dự án lớn trị giá hàng chục triệu
USD, chủ yếu là của các tập đoàn lớn như Huyndai, Deawoo, Samsung, LG.
Cho đến tháng 8/2011, Hàn Quốc đã giữ vị trí nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam
với tổng vốn với hơn 2800 dự áncòn hiệu lực và tổng vốn đăng ký đạt 23,3 tỷ USD.
Doanh nghiệp Hàn Quốc còn chuyển hướng đầu tư nhiều vào lĩnh vực điện tử và
phụ tùng, thay vì dệt-may, da-giày như trước kia.
Bất chấp tình hình kinh tế khó khăn chung toàn cầu, Hàn Quốc đã đầu tư 163 dự
án với tổng số vốn đăng ký hơn 428 triệu USD trong 9 tháng đầu năm 2011. Đây là
tín hiệu tích cực cho thấy nhà đầu tư Hàn Quốc quan tâm tới Việt Nam, chọn Việt
Nam là điểm đến đầu tư.
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM
Năm 2009 2010 7 tháng đầu năm 2011
Số dự án (dự án) 2064 2621 2823
Số vốn đăng ký (triệu USD) 16,2 tỷ USD 22,5 tỷ USD 23,4 tỷ USD
14
(nguồn: Tổng cục Hải quan)
b) ODA
Vốn ODA của Hàn Quốc vào Việt Nam dưới 2 hình thức: viện trợ không hoàn
lại và cấp tín dụng ưu đãi. Thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA)
trong giai đoạn 1991 – 2004, Việt Nam nhận được 47,37 triệu USD dưới hình thức
viện trợ không hoàn lại.
Nguồn vồn này được phân bổ vào lĩnh vực y tế, giáo dục, tăng cường năng lực
nghiên cứu chính sách khoa học công nghệ, gửi chuyên gia và thanh niên tình
nguyện Hàn Quốc sang công tác tại Việt Nam, gửi học viên và các chuyên gia Việt
Nam sang công tác và học tập tại Hàn Quốc. Cấp tín dụng ưu đãi là hình thức cung
cấp vốn ODA khác của Hàn Quốc sang Việt Nam.
Tháng 5/2011,thông qua Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (Korea
Eximbank) – đơn vị điều hành Quỹ hợp tác phát triển kinh tế đối ngoại Hàn Quốc

(EDCF) , Chính phủ Hàn Quốc đã hỗ trợ nguồn vốn ODA cho 36 dự án hạ tầng giao
thông, y tế, giáo dục, môi trường,…ở Việt Nam với hơn 1.430 tỷ won. Trong đó có
nhiều dự án lớn về giao thông như đường hành lang ven biển phía Nam, đường cao
tốc Hà Nội – Hải Phòng, cầu Vĩnh Thịnh, hệ thống quản lý giao thông đường cao
tốc Tp. Hồ Chí Minh – Trung Lương…
Năm 2010, Hàn Quốc đã tài trợ 300 triệu USD, cam kết trong năm 2011 sẽ tài
trợ 411,8 triệu USD, tăng 52,5% so với năm trước.Từ năm 2007 đến nay, tổng vốn
ODA Hàn Quốc hỗ trợ cho Việt Nam là 150 triệu USD, trong đó 20 triệu USD là
viện trợ không hoàn lại. Trong thời gian tới, nguồn vốn này sẽ tiếp tục tăng và tập
trung vào ba lĩnh vực trọng điểm là môi trường và tăng trưởng xanh, phát triển
nguồn nhân lực và nâng cao cơ sở hạ tầng giao thông.
15
1.3 Du lịch
Sự phát triển quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực du lịch phần nào đã
bước cùng nhịp với sự phát triển du lịch của thế giới và khu vực.Hiện thị trường du
lịch Hàn Quốc đứng thứ 2 trong số các thị trường du lịch quốc tế hàng đầu đến Việt
Nam và từ thị trường tiềm năng trở thành trọng điểm du lịch Việt Nam.
Lượng khách du lịch Hàn Quốc vào Việt Nam tăng trung bình 30% năm. Ta đã
thực hiện miễn thị thực cho công dân Hàn Quốc có thời gian lưu trú ở Việt Nam
dưới 15 ngày. Đã có gần 496.000 lượt khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam năm
2010. 9 tháng đầu năm 2011, có hơn 82.000 lượt khách Việt Nam đến Hàn Quốc và
hơn 400.000 người Hàn Quốc đến Việt Nam du lịch.
Với việc liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 7 -8% mỗi năm,
thu nhập của người dân Việt Nam cũng không ngừng tăng cao. Do vậy, số người
Việt Nam đi du lịch nước ngoài cũng tăng theo. Trong vòng 5 năm trở lại đây, số
lượng khách Việt Nam đến thăm Hàn Quốc cũng đã tăng gấp 2 lần.Tương lai, nhiều
triển vọng Việt Nam sẽ trở thành một trong những thị trường du lịch chính của Hàn
Quốc.
Khách du lịch Hàn Quốc rất ấn tượng với Việt Nam, nhất là phong cảnh và ẩm
thực.Số lượng khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam luôn đứng trong top đầu.

Thời gian qua, Hàn Quốc là một trong những đối tác hàng đầu của du lịch Việt
Nam và ngược lại. Hai nước thường xuyên tổ chức các sự kiện văn hóa du lịch để
chia sẻ kinh nghiệm và tăng cường mối quan hệ hợp tác như Hội chợ Du lịch ITE,
Liên hoan Món ngon các nước tại Tp. Hồ Chí Minh, Hội chợ Du lịch BITF tại
Busan, Liên hoan Ẩm thực thế giới tại Seoul…
16
1.4 Hợp tác lao động
Là một thị trường lớn cho lao động nước ngoài với điều kiện lao động tốt, môi
trường ổn định và mức lương khá cao, Hàn Quốc đã nhận một số lượng lớn lao
động Việt Nam và có những chính sách ưu đãi nhất định.
Hiện nay, Hàn Quốc đang là thị trường xuất khẩu lao động lớn thứ 3 của Việt
Nam. Ngày 25/5/2004, Việt Nam và Hàn Quốc ký thỏa thuận mới về đưa lao động
Việt Nam sang Hàn Quốc theo Luật cấp phép lao động (EPS) của Hàn Quốc. Từ lúc
triển khai chương trình này, Việt Nam đã đưa khoảng 43.000 lao động đi làm việc ở
Hàn Quốc, trong đó có trên 70% số lao động được gia hạn hợp đồng lần thứ 2. Ưu
điểm của chương trình này là lao động chỉ phải trả mức phí thấp khoảng 700 USD
trước khi đi nhưng khi sang làm việc tại Hàn Quốc có thể được hưởng mức lương
khoảng 900 USD/ người mỗi tháng.
Năm 2011, với 12.500 chỉ tiêu xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc theo chương
trình cấp phép mới (EPS). Trong đó, lao động Việt Nam được phân bổ vào 4 nhóm
ngành chính: sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp và ngư nghiệp. Việt Nam là
quốc gia được phép xuất khẩu nhiều lao động nhất sang Hàn Quốc trong tổng số 15
quốc gia được phép đưa lao động sang thị trường này.Lao động Việt Nam được chủ
sử dụng lao động Hàn Quốc đánh giá cao về sự chăm chỉ, thông minh và khéo léo.
Tuy nhiên, người lao động Việt Nam cũng bị xếp vào top hay thay đổi công việc
so với lao động các nước khác, với tỷ lệ lên đến 32%, tương đường 22.455 người
trong một năm. Nguyên nhân lao động bỏ trốn và nhảy việc chủ yếu vì lý do kinh tế.
Theo thống kê, lao động Việt Nam tại Hàn Quốc có thu nhập bình quân từ 900 –
1.100 USD/người/tháng, hoặc cao hơn, cao hơn rất nhiều lần so với mức thu nhập
trong nước. Với những tính toán khá hạn hẹp, nhiều lao động đã tìm bỏ qua những

17
cam kết trong hợp đồng, tìm mọi cách để bỏ trốn khi gần hết hạn hợp đồng, hoặc
chuyển đến những khu vực có thông tin mức lương cao hơn khi đang làm việc ổn
định. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của lao động Việt Nam trong
mắt các chủ sử dụng lao động Hàn Quốc. Bên cạnh đó số lượng lao động cư trú bất
hợp pháp đang tăng lên tác động đến quá trình lập kế hoạch tiếp nhận lao động Việt
Nam. Chính vì vậy, lao động Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ mất thị
trường Hàn Quốc.
Năm 2012, chỉ tiêu lao động Việt Nam sang Hàn Quốc là 15.000 người. Trong
đó, ngành sản xuất chế tạo là 11.700 người, xây dựng là 1.000 người, nông nghiệp
là 1.000 người, ngư nghiệp là 1.300 người.Chỉ tiêu năm 2012 cao hơn so với 2011
nhiều. Tuy nhiên, kỳ thi tiếng Hàn sẽ tổ chức gắt gao hơn, lao động tại 23 xã thuộc
8 tỉnh, thành phố sẽ không được quyền tham gia, do ở những xã này có trên 5 lao
động bỏ trốn ngay từ trong nước.
2. Những vấn đề còn tồn tại
Khoảng cách trong trình độ phát triển kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc còn
quá xa. Trong khi Hàn Quốc đã là một nước tu bản phát triển, thành viên của
OEDC, có kinh nghiệm quản lý tiên tiến và kỹ thuật công nghệ hiện đại thì Việt
Nam đang ở trong quá trình công nghiệp hóa, yếu kém và tồn đọng rất nhiều. Tất cả
sự chênh lệch nói trên là một trở ngại lớn trong quan hệ giữa hai nước.
Việt Nam luôn trong tình trạng nhập siêu trong buôn bán với Hàn Quốc và mức
nhập siêu ngày càng gia tăng. Đó là do phần lớn hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam
từ Hàn Quốc là nguyên, nhiên liệu phục vụ cho sản xuất. Đây là kết quả dòng FDI
18
của Hàn Quốc vào Việt Nam. Hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có giá trị gia
tăng thấp, còn chịu nhiều rào cản thương mại, công tác xúc tiến thương mại hoạt
động không hiệu quả. Mặt khác, tỷ trọng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam
trong tổng kim ngạch ngoại thương của Hàn Quốc vẫn là một con số khá khiêm tốn.
Sự phân bổ dòng FDI của Hàn Quốc ở Việt Nam có độ tập trung quá cao, chủ
yếu là ở 4 tỉnh là Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương. Quan hệ giữa chủ

đầu tư Hàn Quốc và người lao động Việt Nam còn xảy ra những bất đồng do thiếu
hiểu biết lẫn nhau về văn hóa.Chính vì vậy, thường xuyên xảy ra các xung đột lao
động trong các doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam.
Do ngành du lịch ở Việt Nam còn nhiều hạn chế như sự yếu kém và thiếu đồng
bộ của cơ sở hạ tầng; thái độ và phong cách phục vụ của đội ngũ hướng dẫn viên; sự
nghèo nàn, đơn điệu, kém hấp dẫn, chất lượng thấp của các loại hình sản phẩm/ dịch
vụ ngắn ngày… Do khả năng kích thích chi tiêu thấp nên khách du lịch thường chi
tiêu ít hơn cả cho chuyến đi đến Việt Nam so với các nước khác.Lượng khách du
lịch có tăng nhưng chủ yếu chỉ là khách bình dân, ít hành khách hạng cấp cao.
Trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ hợp đồng trốn ra
ngoài làm việc khá cao, làm cho người quản lý Hàn Quốc có nhận thức không tốt về
kỷ luật lao động của người lao động Việt Nam.
19
IV. TRIỂN VỌNG VÀ THÁCH THỨC TRONG QUAN HỆ HỢP TÁC
THƯƠNG MẠI – ĐẦU TƯ GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC
1. Triển vọng
1.1 Về thương mại
Kim ngạch buôn bán giữa hai nước chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị xuất
nhập khẩu của mỗi nước với thế giới.Vì vậy giữa hai nước còn nhiều tiềm năng để
phát triển quan hệ thương mại. Do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và mức độ
phát triển kinh tế, hai nước có nhiều điều kiện để bổ sung cho nhau.
- Việt Nam là một thị trường tương đối lớn với dân số hơn 86 triệu người và
kinh tế Việt Nam đang có tốc độ phát triển cao. Trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nền kinh tế của mình, Việt Nam cần nhập khẩu nhiều máy móc thiết bị
hiện đại, các loại nguyên liệu vật liệu cho sản xuất.
- Ngược lại Hàn Quốc là nước phát triển, sản xuất và cung cấp được những
máy móc, trang thiết bị hiện đại phù hợp với trình độ phát triển của Việt Nam và giá
cả hợp lý. Việt Nam có vị trí địa lý ở trung tâm vùng Đông Nam Á. Do vậy khi làm
ăn với Việt Nam, các doanh nghiệp Hàn Quốc có thể mở rộng hoạt động của mình
sang khu vực lân cận như Lào, Đông Bắc Thái Lan và đặc biệt là khu vực Tây Nam

Trung Quốc- một khu vực chậm phát triển nhất của Trung Quốc với dân số khoảng
500 triệu người, nơi mà đường ra biển được rút ngắn một nửa nếu đi qua Việt Nam.
- Ngoài ra Việt Nam cũng cần nhập khẩu từ Hàn Quốc những công nghệ sản
xuất tiên tiến, các loại hình dịch vụ như tư vấn, thiết kế mẫu mã
20
- Hàn Quốc có thể nhập khẩu từ Việt Nam nhiều mặt hàng như khoáng sản,
nông lâm thủy sản, rau quả nhiệt đới, hàng thủ công mỹ nghệ là những mặt hàng
mà Hàn Quốc còn thiếu hoặc không tự sản xuất được.
1.2Về đầu tư
Người dân Việt Nam ngày càng quen thuộc với những sản phẩm của các doanh
nghiệp Hàn Quốc sản xuất tại Việt Nam với những tập đoàn có tên tuổi như LG,
Samsung, Huyndai, Deawoo,…v.v.
Với một môi trường đầu tư thân thiện, có hiệu quả và nhiều cơ hội, Việt Nam
mong muốn thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư Hàn Quốc vào những lĩnh vực mà
Hàn Quốc có thế mạnh như công nghiệp chế biến, cơ khí chính xác, điện tử, hoá
chất, công nghệ thông tin (IT), công nghệ sinh học, sản xuất vật liệu và năng lượng
mới, dệt may và sản xuất giày da. v.v
1.3 Những điều kiện khác khác
Mặc dù trong quan hệ hai nước còn tồn tại nhiều vấn đề, nhưng triển vọng quan
hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc là sáng sủa bởi nó được xây dựng
trên những cơ sở vững chắc.
Hai bên có nhiều nét tương đồng về địa lý, lịch sử và văn hóa, Việt Nam và Hàn
Quốc đều là hai nước châu Á, nằm ở phía Tây Thái Bình Dương, có vị trí chiến lược
quan trọng ở Đông Á. Cả hai dân tộc đã từng bị ngoại bang đô hộ và cùng cảnh ngộ
đất nước bị chia cắt, Việt Nam rất thấu hiểu sự mong mỏi thống nhất đất nước của
21
nhân dân và Chính phủ Hàn Quốc, nhân dân 2 nước dễ thông cảm và gắn bó với
nhau hiện nay và trong tương lai. Cả 2 dân tộc đều có truyền thống giữ gìn và kế
thừa nền văn hóa dân tộc trong lịch sử lâu dài hàng ngàn năm dựng nước và giữ
nước, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại. Những điều kiện trên đã từng

thúc đẩy kinh tế Việt – Hàn trong quá khứ, nay vẫn tiếp tục là cơ sở vững chắc cho
sự phát triển của quan hệ hai nước trong hiện tại và tương lai.
Trong quan hệ đối ngoại, một trong những nhiệm vụ của Chính phủ Hàn Quốc là
tăng cường ngoại giao kinh tế và thương mại để vượt qua khủng hoảng tài chính.
Theo chủ trương mới, các cơ quan đại diện ngoại giao của Hàn Quốc ở nước ngoài
sẽ chuyển mạnh theo hướng phục vụ nhiệm vụ kinh tế. Về phía Việt Nam, với mục
tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế, chúng ta chủ trương đưa các quan hệ hợp tác ngày càng đi vào chiều sâu,
nhất là với các đối tác quan trọng trong đó có Hàn Quốc.
Tiềm năng phát triển kinh tế của Hàn Quốc với tư cách là một nước NIC châu Á,
lại có lợi thế về vốn và công nghệ. Việt nam có lợi thế về lao động và tài nguyên.
Đây chính là nền tảng cho sự gặp nhau giữa nhu cầu và lợi ích của hai nước.
Việt Nam luôn coi Hàn Quốc là đối tác thương mại hàng đầu ở khu vực Châu Á
– Thái Bình Dương. Hiện nay Việt Nam đang cùng với 10 nước ASEAN đàm phán
với Hàn Quốc về Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) và sơ bộ
đã ký được một số văn kiện như Hiệp định khung, Hiệp định thương mại hàng hóa.
Việc Hàn Quốc và các nước ASEAN trong đó có Việt Nam tạo lập khu vực mậu
dịch tự do sẽ tạo điều kiện thúc đẩy hơn nữa trao đổi kinh tế-thương mại và mở rộng
thị trường xuất khẩu và tăng cường thu hút đầu tư giữa hai nước.
22
Việc thực hiện cam kết về tự do hóa thương mại trong phạm vi WTO, APEC,
đặc biệt là khi chương trình làm việc DOHA đã được thông qua, trong đó đề cập
đến việc xóa bỏ mọi rào cản đối với thương mại hàng nông sản, sẽ tạo thuận lợi cho
mở rộng quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc.
Tình hình chính trị ổn định vẫn luôn là lợi thế để thu hút các nhà đầu tư Hàn
Quốc. Kết quả của những hợp tác hiểu quả từng có sẽ là điều kiện thuận lợi để Hàn
Quốc xây dựng, tăng cường và mở rộng trên nhiều lĩnh vực và nhiều vùng ở Việt
Nam.
Trong năm 2012, Việt Nam và Hàn Quốc sẽ kỷ niệm 20 năm hợp tác với những
bước tăng trưởng mạnh và bền vững trong quan hệ ngoại giao cũng như kinh tế. Sắp

tới, Hàn Quốc sẽ thành lập Quỹ nghiên cứu Việt Nam – Hàn Quốc, thành lập
Trường điện tử Toàn cầu và dự kiến sẽ có nhiều trường đại học cũng như người dân
Việt Nam tham gia vào mạng này.
2. Thách thức
Yếu tố Trung Quốc. Sự nổi lên của Trung Quốc vừa mang lại cơ hội phát triển ,
đồng thời cả những thách thức cho nhiều nước trong khu vực. Những cải cách của
Trung Quốc trong thời gian qua, đặc biệt sau khi nước này gia nhập WTO, kết hợp
với sự chuyển hướng chiến lược phát triển kinh tế sang miền Tây và những biện
pháp ưu đãi nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, đang làm cho dòng đầu tư đổ vào
Châu Á bị chệch hướng và đổ vào Trung Quốc. Trong dòng đầu tư đó bao gồm cả
đầu tư từ Hàn Quốc. Do đó, tác động không tốt lên quan hệ Việt Nam- Hàn Quốc.
Sự tìm kiếm các FTA có thể làm cho Chính phủ Hàn Quốc quan tâm đến một số
mục tiêu khác. Bởi lẽ, tuy Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ 15 của nước
23
này, song chủ yếu bởi sự gia tăng đầu tư. Hệ quả là, nếu đầu tư có nguy cơ giảm đi,
sẽ làm thay đổi vị trí của thị trường Việt Nam đối với Hàn Quốc.Hơn nữa, trước
măt, Việt Nam chưa thể đàm phán về một FTA với nước này.
Chúng ta luôn cho rằng mình có ‘'rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu’' .Tuy
nhiên nếu so sánh với một cường quốc như Nhật Bản thì họ luôn cho rằng đất nước
của họ nghèo tài nguyên.Điều này có thể dẫn đến tình trạng dựa dẫm vào tài nguyên
ở các thế hệ sau trong khi mà chúng ta không thể ngồi không mà hưởng lợi như các
nước ở Trung Cận Đông. Để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định sẽ không dễ
dàng khi mà cạnh tranh ngày càng quyết liệt, nguồn lực tài nguyên giảm dần, những
yếu tố bổ sung cho nhau cũng giảm và làm thu hẹp mối quan hệ giữa hai nước .
Ngày nay, các thị trường chính của Hàn Quốc là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc,
ASEAN, EU cũng là những đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam. Nêu xem xét
trên khía cạnh trình độ phát triển kinh tế, bản thân Hàn Quốc cũng cần thu hút đầu
tư và công nghệ cao. Vì vậy, hợp tác kinh tế với Hàn Quốc cũng đi cùng với sự cạnh
tranh quyết liệt.
V. KIẾN NGHỊ THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI

– ĐẦU TƯ VIỆT NAM – HÀN QUỐC
1. Thương mại
Phải xây dựng chiến lược hợp tác dài hạn với Hàn Quốc . Trên thực tế quan hệ
với Hàn Quốc chưa có một chiến lược cụ thể rõ ràng, ngay trong hoạt động xuất
nhập khẩu chưa có kế hoạch tạo nguồn hàng chủ động có tính dài hạn, phần nhiều
vẫn chỉ là tìm kiếm những cái có sẵn để xuất khẩu. Do vậy, hàng xuất không ổn
định, chất lượng không cao.
24
Ngoài ra để thoát khỏi tình trạng nhập siêu như hiện nay thì chính phủ Việt Nam
cần đưa ra chính sách tích cực, khuyến khích Hàn Quốc tham gia vào quá trình sản
xuất hàng xuất khẩu tới thị trường Hàn Quốc. Sự tham gia của họ không chỉ bảo
đảm cho sự hiện diện của hàng hoá Việt Nam trên thị trường Hàn Quốc mà còn giúp
Việt Nam khai thác hiệu quả những tiềm năng sẵn có của mình.
Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu thị trường cần được tiến hành một cách bài
bản và có hệ thống, bên cạnh hoạt động cung cấp thông tin về thị trường, tổ chức
hội chợ, triển lãm hay giới thiệu sản phẩm. Nghiên cứu thị trường thường được tiến
hành dưới hai khía cạnh- nghiên cứu chung và nghiên cứu về một thị trường hàng
hoá cụ thể. Nghiên cứu về phương hướng phát triển chung của nền kinh tế Hàn
Quốc, giới thiệu về tập quán kinh doanh, hệ thống phân phối, những thay đổi chính
sách, thói quen tiêu dùng, đặc trưng văn hoá của thị trường này. Công việc này do
các tổ chức thuộc các bộ có liên quan tiến hành và cần có sự trao đổi các kế hoạch
nghiên cứu, cũng như thông tin về các kết quả đạt được với nhau. Trong hoạt động
này cần có sự tham gia tích cực của Thương vụ và đại sứ quán Việt Nam tại Hàn
Quốc .
2. Đầu tư – FDI và ODA
Trong lĩnh vực FDI, đi liền lành mạnh hoá, cải thiện môi trường đầu tư, cần
mạnh dạn mở rộng khoản mục, lĩnh vực đầu tư và phải có chính sách ưu đãi về thuế,
giá thuê đất…để thu hút luồng vốn FDI với công nghệ cao của Hàn Quốc. Nêu
không có giải pháp mạnh khó có thể thu hút được nguồn FDI vì hiện nay các quốc
gia khu vực cũng đã có nhiều cải cách tăng sức hấp dẫn với FDI. Ngoài ra các nhà

đầu tư ưa thích hình thức 100% vốn nước ngoài với quyền hạn và tính chủ động cao
25

×