Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Nghiên cứu khoa học GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ GIA PHẢ DÒNG HỌ PHAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.79 MB, 55 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ GIA PHẢ DÒNG HỌ
PHAN VĂN TẠI THÔN TỬ NÊ – XÃ MINH ĐẠO –
HUYỆN TIÊN DU – TỈNH BẮC NINH
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Lê Tuấn Hùng
Sinh viên thực hiện : Phan Thị Thoa
Khóa học : K56 Lưu trữ học và
Quản trị Văn phòng
Hà Nội, 2013
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu đề tài 2
3. Phương pháp nghiên cứu 2
4. Phạm vi nghiên cứu 3
5. Lịch sử nghiên cứu 3
CHƯƠNG 1 5
SƠ LƯỢC VỀ GIA PHẢ Ở VIỆT NAM 5
1.1. Khái niệm gia phả ở Việt Nam 5
1.2. Sự ra đời gia phả ở Việt Nam 5
1.3. Những nội dung cơ bản của gia phả ở Việt Nam 6
Tuy không quan trọng như phần chính phả song phần ngoại phả và phần phu khảo cũng
không thể thiếu trong gia phả. Vì ngoại phả là phần ghi chép việc cúng giỗ, nhà thờ, kỵ điền,
văn khấn, bản đồ khu mộ, danh sách những người đỗ đạt và quan hệ cưới hỏi với các họ…
Còn phần phụ khảo là phần nói về nhân văn, địa lý, làng mạc cùng phong tục tập quán tại
nơi cư trú, sinh sống của dòng tộc 8
1.4. Giá trị, vai trò và ý nghĩa gia phả ở Việt Nam 8


CHƯƠNG 2 12
GIÁ TRỊ VÀ Ý NGHĨA GIA PHẢ DÒNG HỌ PHAN VĂN TẠI THÔN TỬ NÊ- XÃ MINH ĐẠO-
HUYỆN TIÊN DU- TỈNH BẮC NINH 12
2.1. Sự ra đời và nội dung cơ bản của gia phả dòng họ Phan Văn tại thôn Tử Nê- xã Minh
Đạo- huyện Tiên Du-tỉnh Bắc Ninh 12
2.1.1. Sự ra đời dòng họ Phan Văn 12
2.1.2 Sự ra đời gia phả 12
2.2.3. Những nội dung cơ bản trong gia phả dòng họ Phan Văn 13
a. Về lời tựa 13
CHƯƠNG 3 27
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ GIA PHẢ DÒNG HỌ PHAN VĂN
27
3.1. Biện pháp bảo vệ 27
3.1.1 Hiện trạng gia phả của dòng họ Phan Văn hiện nay 27
3.1.2. Biện pháp bảo vệ 29
3.2. Biện pháp để phát huy giá trị gia phả dòng họ Phan Văn 32
3.2.1. Thực trạng phát huy giá trị gia phả của dòng ho Phan Văn 32
3.2.2. Biện pháp phát huy 33
KẾT LUẬN 35
DANH MỤC THAM KHẢO TÀI LIỆU 37
PHỤ LỤC 38
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dòng họ là một thiết chế xã hội cổ truyền, bao gồm nhiều gia đình cùng
huyết thống, có từ lâu đời ở nước ta. Hiện nay, tuy chưa có số liệu đầy đủ song
có thể nói Việt Nam có trên 300 dòng họ lớn nhỏ khác nhau cùng tồn tại và phát
triển cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Mỗi dòng họ lại
bao gồm nhiều chi khác nhau sinh sống và làm việc trên những vùng địa lý khác
nhau, tuy nhiên các chi luôn có quan hệ gắn bó và tác động qua lại trong suốt
quá trình tồn tại của mình. Mỗi chi thuộc dòng họ, cũng như từng dòng họ lại có

những đặc điểm, truyền thống khác nhau góp phần xây dựng và bảo tồn những
giá trị tốt đẹp của dân tộc.
Trong khoảng 300 dòng họ lớn nhỏ ở nước ta thì có rất nhiều dòng họ
quyền quý, một trong số đó là dòng họ Phan Văn với bốn chi thuộc hai vùng địa
lý khác nhau. Trong đó, có ba chi định cư ở Phú Thọ là: chi trưởng cụ Phan Văn
Côn, chi thứ hai là cụ Phan Văn Dực và chi thứ tư là cụ Phan Văn Chỉnh. Riêng
chi thứ ba là cụ Phan Văn Tài lại định cư tại Thôn Tử Nê-xã Minh Đạo-huyện
Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh. Mặc dù sống tách biệt với ba chi ở Phú Thọ, tuy nhiên
chi thứ ba thuộc dòng họ Phan Văn luôn có mối quan hệ mật thiết và qua lại,
thăm hỏi với ba chi thuộc Phú Thọ. Không những thế, trong quá trình định cư và
sinh sống lâu dài, dòng họ Phan Văn thuộc thôn Tử Nê–xã Minh Đạo- huyện
Tiên Du–tỉnh Bắc Ninh tức chi thứ ba của dòng họ Phan Văn đã xây dựng nên
biết bao truyền thống quý giá cho xóm làng, cho quê hương đất nước. Đó là
truyền thống: “uống nước nhớ nguồn”, “ tôn sư trọng đạo”, đoàn kết, hiếu học,
yêu quê hương, đất nước và không ngại hy sinh gian khổ để bảo vệ độc lập-tự
do cho dân tộc. Những truyền thống quý giá này đã được lưu giữ và truyền lại từ
đời này sang đời khác thông qua gia phả của dòng họ, qua đó góp phần hình
thành nên những phẩm chất tốt đẹp cho từng cá nhân trong và ngoài dòng tộc.
Gia phả của dòng họ Phan Văn thuộc thuộc thôn Tử Nê–xã Minh Đạo–
huyện Tiên Du–tỉnh Bắc Ninh đã có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, gắn
bó và cùng trải qua biết bao thăng trầm, biến cố trong lịch sử dòng tộc nói chung
và của đất nước dân tộc ta nói riêng. Gia phả bao gồm, hai bản gia phả gốc bằng
chữ Nho, mười một quyển vở ghi bằng chữ quốc ngữ, trong đó có hai quyển là
bản dịch từ hai quyển gia phả gốc, hai quyển sách bằng chữ Nho của triết gia
Mạnh Tử(theo tham khảo ý kiến của các nhà nghiên cứu Hán Nôm thì đây cũng
1
được coi là một bộ phận của gia phả, phục vụ công việc học tập trong gia tộc) và
một bảng phả đồ ghi chép lại lịch sử phát triển mười đời của dòng họ suốt mấy
trăm năm qua và có giá trị hết sức to lớn không chỉ trong dòng họ Phan Văn mà
còn có ý nghĩa không nhỏ đối với các dòng họ khác, với quê hương đất nước.

Tuy nhiên, do quá trình tồn tại lâu dài, điều kiện môi trường khắc nhiệt, điều
kiện kinh tế khó khăn cũng như do công tác lưu giữ, bảo quản chưa phù hợp nên
hai quyển gia phả gốc và hai quyển sách bằng chữ Nho của triết gia MạnhTử có
nguy cơ mục nát hoàn toàn, còn hai bản dịch đã bị rách và lém lửa dẫn đến mất
đi những thông tin đã được ghi chép biết bao đời nay và ảnh hưởng đến những
giá trị thiêng liêng, quý giá của dòng họ.
Với lịch sử ra đời, nội dung, giá trị, vai trò cũng như hiện trạng trên của
gia phả thuộc dòng họ Phan Văn tại thôn Tử Nê – xã Minh Đạo – huyện Tiên
Du – tỉnh Bắc Ninh đặt ra yêu cầu bức thiết cần phải giữ gìn và bảo tồn để có
thể truyền lại cho con cháu muôn đời sau. Đó là lý do tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Giữ gìn và phát huy giá trị gia phả dòng họ Phan Văn tại thôn Tử Nê–
xã Minh Đạo–huyện Tiên Du–tỉnh Bắc Ninh"
2. Mục tiêu đề tài
- Đánh giá được giá trị gia phả dòng họ Phan Văn thuộc thôn Tử Nê – xã
Minh Đạo – huyện Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh nhằm khẳng định vị trí, vai trò cũng
như ý nghĩa của gia phả dòng họ Phan Văn đối với các cá nhân trong gia tộc và
các cá nhân, tổ chức bên ngoài dòng tộc.
- Đánh giá được hiện trạng gia phả của dòng họ Phan Văn thuộc thôn Tử
Nê – xã Minh Đạo – huyện Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh từ đó đề ra giải pháp nhằm
giữ gìn và phát huy giá trị gia phả của dòng họ.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát thực địa tại nhà thờ họ dòng họ Phan Văn tại thôn
Tử Nê – xã Minh Đạo – huyện Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh.
- Phương pháp quan sát để quan sát nhà thờ họ, phả đồ, khu mộ của dòng
họ Phan Văn.
- Phương pháp phân tích hệ thống
- Phương pháp phỏng vấn trưởng họ Phan Văn – ông Phan Văn Tỉnh để
tìm hiểu thông tin về gia phả và dòng họ.
- Phương pháp nghiên cứu liên nghành
2

4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung tìm hiểu các vấn đề: lịch sử ra đời, nội dung, ý nghĩa, giá
trị cũng như hiện trạng của gia phả dòng họ Phan Văn thuộc thôn Tử Nê – xã
Minh Đạo – huyện Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh.
5. Lịch sử nghiên cứu
Hiện nay, có khá nhiều tác giả và nghiên cứu quan tâm đến vấn đề gia
phả. Song những nghiên cứu đó chủ yếu đề cập đến: khái niệm, lịch sử hình
thành, cấu trúc, nội dung, ý nghĩa của gia phả và cách lập một cuốn gia phả hoàn
chỉnh. Cụ thể là:
Trong sách Gia phả khảo luận và thực hành của tác giả Dã Lan Nguyễn
Đức Dụ viết năm 1992 đã tập trung nghiên cứu lịch sử ra đời và phát triển, ý
nghĩa của gia phả ở Việt Nam và so sánh với gia phả các nước khác. Tác giả đã
rút ra được khuyết điểm và đề ra một số phương pháp lập gia phả, song chưa đề
cập rõ nét quá trình giữ gìn gia phả ở Việt Nam.
Trong Cách dựng bộ gia phả hoàn chỉnh của tập thể các tác giả: Võ Ngọc
An – Võ Văn Sổ - Phan Kim Dung – Nguyễn Hữu – Trần Kim Xuyến (thuộc
Trung tâm nghiên cứu và thực hành gia phả thành phố Hồ Chí Minh) viết năm
2010 có đề cập đến nội dung và cách dựng một bộ gia phả hoàn chỉnh nhưng
cũng chưa đề cập đến cách bảo quản một bộ gia phả.
Trong Gia phả dòng tộc của Đại Đức Thích Minh Nghiêm viết năm 2009,
mặc dù đã đề cập đến đầy đủ các vấn đề về sự ra đời, nội dung, ý nghĩa, cách
viết phả; đề cập đến một số dòng họ lớn ở Việt Nam; một số truyền thống trong
dòng họ và vai trò của người trưởng họ. Song nó mang tính khái quát và chưa
nêu được biện pháp bảo vệ cũng như phát huy các giá trị của gia phả.
Trong sách Dòng họ Việt Nam của tác giả Đỗ Trọng Am năm 2011, ngoài
đề cập đến khái niệm, bố cục và nêu cách giữ gìn gia phả song chưa cụ thể,
ngoài ra cũng chưa nêu được biện pháp để phát huy giá trị gia phả của dòng họ.
Nhìn chung các nghiên cứu trên chủ yếu tìm hiểu những vấn đề chung của
gia phả, mới tiếp cận ở phạm vi vĩ mô mà chưa tiếp cận ở phạm vi vi mô. Một
số tác giả có tìm hiểu sâu về gia phả của những dòng họ cụ thể song chủ yếu là

các dòng họ lớn nổi tiếng trong nước thuộc dòng dõi vua chúa và quan lại chứ
chưa đi sâu tìm hiểu các dòng nhỏ. Ngoài ra, do tác động của thời gian, chiến
tranh, điều kiện khí hậu cũng như các dòng họ chưa đánh giá hết được giá trị gia
phả của dòng họ mình. Vì vậy, các cuốn gia phả của các dòng họ ở Việt Nam
đang có nguy cơ mục nát và hư hỏng hoàn toàn trong khi chưa phát huy được
những giá trị to lớn của mình.
3
Vì vậy, trong đề tài này tác giả kế thừa những nghiên cứu nói trên và tập
trung nghiên cứu gia phả dòng họ Phan Văn tại thôn Tử Nê – xã Minh Đạo –
huyện Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh để đề ra biện pháp giữ gìn và phát huy giá trị gia
phả của dòng họ Phan Văn nói riêng và các dòng họ khác nói chung.
4
CHƯƠNG 1
SƠ LƯỢC VỀ GIA PHẢ Ở VIỆT NAM
1.1. Khái niệm gia phả ở Việt Nam
Ở Việt Nam, gia phả tuy không phải là một vấn đề mới mẻ song trong
giới nghiên cứu gia phả vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm gia phả. Hiện
nay, có các khái niệm tiêu biểu như sau:
Theo từ điển Hán-Việt của nhà sử học Đào Duy Anh viết năm 1932 thì
gia phả được định nghĩa là: “ sách ghi thế hệ trong họ và lịch sử tổ tiên”.
Theo gia phả dòng tộc của Đại Đức Thích Minh Nghiêm xuất bản năm
2009 thì : “Gia phả là bản ghi chép tên họ, tuổi tác, vai trò và công đức của cha
mẹ, ông bà, tổ tiên….trong thời đại mà họ sinh ra và lớn lên của một gia đình
hay một dòng họ”.
Trong cuốn Gia phả khảo luận và thực hành của tác giả Dã Lan Nguyễn
Đức Dụ xuất bản năm 1992: “Gia phả hay gia phổ là quyển sách ghi chép liên
tục từ đời này sang đời khác tên tuổi, tổ tiên và con cháu cùng một nhà, một họ
hay một dòng vua”.
Trong nghiên cứu này, tôi xem xét khái niệm gia phả của tập hợp các tác
giả:Võ Ngọc An-Võ Văn Sở-Phan Kim Dung-Nguyễn Hữu-Trần Kim Xuyến

trong Cách dựng bộ gia phả hoàn chỉnh xuất bản năm 2010 viết : “Gia phả là
quyển sách, quyển tập ghi chép tên tuổi, ký sự(tiểu sử thu gọn)ghi ngày sinh,
ngày tử, vị trí phần mộ và ngày lập mộ(đã chết) của từng người trong dòng họ
theo thứ tự các đời. Bởi khái niệm này đã bao hàm được hết nội hàm của một
cuốn gia phả dòng họ thông thường, khẳng định gia phả giống như một minh
chứng sống ghi chép lại lịch sử hình thành và phát triển của các thế hệ trong
dòng họ từ đời này sang đời khác.
1.2. Sự ra đời gia phả ở Việt Nam
Theo các nhà nghiên cứu thì gia phả xuất hiện và ra đời đầu tiên ở Trung
Quốc vào khoảng đời nhà Chu với sự xuất hiện của cuốn sách “Thế bản” sau đó
lan ra các nước khác trong đó có Việt Nam.
Ở Việt Nam, căn cứ vào văn tịch chí trong bộ Lịch triều hiến chương loại
chí của Phan Huy Chú thì gia phả ở nước ta bắt đầu xuất hiện vào thời nhà Lý,
sau khi vua Lý Thái Tổ ra lệnh soạn “Ngọc Điệp”(phả vua) năm 1026. Đến thời
5
nhà Trần xuất hiện thêm “Hồng tông ngọc điệp”, thời nhà Lê có “Hoàng Lê
Ngọc phả”.
Tuy nhiên, trong giới nghiên cứu lại có một số ý kiến cho rằng gia phả ở
nước ta có thể xuất hiện trước thời nhà Lý mà xuất hiện từ thời Hán thuộc. Ý
kiến này bắt nguồn từ cơ sở, nước ta đã chịu sự đô hộ của phương Bắc từ lâu,
chịu ảnh hưởng của âm mưu đồng hóa của quan lại Trung Quốc lúc bấy giờ,
trong cuốn Việt Nam văn hóa sử đại cương của tác giả Đào Duy Anh năm 1992
viết: “ tổ tiên bắt đầu học chữ Hán ngay từ buổi đầu thời Bắc thuộc mà có lẽ từ
thời Triệu Đà”. Ngoài ra, còn sự kiện đáng chú ý nữa là Lý Tiến(năm 189), Lý
Cẩm(năm 544) là hai người thông minh, am hiểu chữ Hán, đọc nhiều sách chữ
Hán rồi sang Trung Quốc du học và được vua Hán cho giữ chức Thứ sử và có
giao lưu rộng rãi với quan lại nhà Hán. Vì vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng rất
có thể hai ông đã biết đến vấn đề gia phả của Trung Quốc từ rất sớm và sau khi
về nước đã truyền bá vào Việt Nam trước nhà Lý rất nhiều. Tuy nhiên, do thời
kỳ này nước ta chưa có sử gia, còn các nhà chép sử thì chưa tìm hiểu rõ và cũng

chưa có cơ sở chính xác nên không biết hoặc không cho là quan trọng nên gia
phả ở Việt Nam chỉ có thể nói là ra đời từ thời nhà Lý.
Như vậy, có thể nói gia phả ở nước ta ra đời vào thời nhà Lý tức là ra đời
đầu tiên trong dòng họ vua chúa sau đó là quan chức trong triều, những dòng họ,
gia đình giàu có, những người có học và ngày càng phát triển, hoàn thiện rồi
xuất hiện hầu hết trong các dòng họ đặc biệt là các dòng họ lớn, quyền quý.
Hiện nay, nước ta còn lưu giữ được các cuốn gia phả cổ như:
- Tông phả kỷ yếu tân biên của dòng họ Phạm, dòng họ có danh tướng nổi
tiếng Phạm Ngũ Lão nhà Trần ở Hưng Yên.
- Gia phả của dòng họ vua chúa Trịnh ở Thanh Hóa.
- Gia phả họ Phan, dòng họ có Phan Thanh Giản, người vừa là danh sĩ vừa
là một đại thần triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam ở Bến Tre.
- Gia phổ của dòng Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ lớn nhất của miền Nam
Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ 19 ở Gia Định…
1.3. Những nội dung cơ bản của gia phả ở Việt Nam
Bố cục gia phả ở nước ta bao gồm ba phần: chính phả, ngoại phả và phụ
khảo. Ngoài ra, ở phần đầu mỗi gia phả thường có phần lời tựa và bài nói đầu.
Lời tựa là phần ghi tên dòng họ(phía trên) và ghi lại địa danh hành chính
đương thời, thôn xã, huyện tỉnh hay thành phố(phía dưới). Do ảnh hưởng du
nhập của văn hóa Trung Hoa cùng sự sáng tạo chữ viết dân tộc thì hầu hết phần
6
lời tựa được viết bằng chữ Hán – Nôm. Và được viết gắn gọn, to, rõ ràng, nổi
bật hơn các phần khác và nằm ở mặt đầu tiên của cuốn gia phả.
Bài nói đầu là phần ghi chép thể hiện mục đích, nguyên nhân, lý do làm
gia phả, thể hiện diễn biến quá trình thực hiện, các thành viên tham gia và kết
quả. Bài nói đầu thể hiện tính ưu khuyết điểm của dòng họ, lời kêu gọi các thế
hệ trong dòng họ cũng như lời cảm ơn, ngày tháng viết và tên họ những người
tiến hành làm gia phả. Đây là phần được viết chắt lọc, cân nhắc kỹ từng câu chữ,
bố cục rõ ràng thể hiện trí tuệ của người viết phả cũng như vị thế, vị trí của dòng
họ trong xã hội lúc bấy giờ.

Phần quan trọng nhất, chiếm phần lớn nội dung và được xem như là linh
hồn của một cuốn gia phả đó chính là phần chính phả. Phần chính phả lại bao
gồm ba phần nhỏ là: phả ký, phả hệ và phả đồ.
Phả ký thường là một bài văn thuật tóm tắt hoặc tỉ mỉ tông tích và công
cuộc dựng nghiệp của ông tổ đầu tiên( cao thủy tổ, sơ tiên tổ hoặc khởi tổ) của
một dòng họ hoặc một ông tổ trong nghành(thường là ngành thứ) tách ra đứng
riêng thành một chi khác. Phần này ghi rõ tông tích lịch sử của ông bà tổ từ đời
thứ mấy, ông bà tổ sinh được mấy ngành, ngành nào, phần mộ, giỗ tế…để khẳng
định công lao của ông thủy tổ với dòng họ cũng như xóm làng.
Phả hệ là phần ghi chép tên tuổi danh tính của các thành viên trong gia
tộc từ ông thủy tổ trở xuống cho đến hàng con cháu. Đây là phần được ghi chép
đơn giản không khó khăn như lời nói đầu, bài nói đầu hay phả ký song lại là
phần quan trọng nhất của cuốn gia phả. Bởi thông qua phả hệ ta có thể biết được
các đời, mối liên hệ họ hàng trên dưới, ngang dọc, xa gần giữa các thế hệ con
cháu trong dòng tộc. Mặc dù được ghi chép đơn giản song phả hệ phải tuyệt đối
tuân thủ nguyên tắc: trên dưới, đích thứ, nội ngoại, chép con trai trước con gái
sau, dâu trước rể sau, ngành trưởng trước ngành thứ sau, thứ bậc thê thiếp thì bà
chính thất trước bà thứ thất sau, con bà chính thất trước con bà thứ thất sau. Như
cổ nhân xưa có câu: “ Trước chép tên cụ kỵ, thứ đến ông bà rồi tới cha mẹ và cô
chú(rể), sau cùng mới đến ngành khác”.
Phả đồ là hình vẽ hay sơ đồ mô tả các cá nhân trong nội tộc, những
người thiên chức duy trì nòi giống của dòng họ mình, phả đồ có ghi tên con gái
nhưng không có con của con gái thể hiện tổng thể số lượng thành viên và mối
quan hệ trong gia tộc.
7
Tuy không quan trọng như phần chính phả song phần ngoại phả và phần phu
khảo cũng không thể thiếu trong gia phả. Vì ngoại phả là phần ghi chép việc
cúng giỗ, nhà thờ, kỵ điền, văn khấn, bản đồ khu mộ, danh sách những
người đỗ đạt và quan hệ cưới hỏi với các họ…Còn phần phụ khảo là phần
nói về nhân văn, địa lý, làng mạc cùng phong tục tập quán tại nơi cư trú,

sinh sống của dòng tộc.
1.4. Giá trị, vai trò và ý nghĩa gia phả ở Việt Nam
Với những nội dung được ghi chép trong gia phả thì gia phả thực sự là
một minh chứng lịch sử của dòng tộc và có giá trị hết sức to lớn về các mặt
chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ…
Về chính trị, những ghi chép trong gia phả của các dòng họ có thể là
bằng chứng để chứng minh chủ quyền lãnh thổ của địa phương và của quốc gia;
là tài liệu để các cơ quan nghiên cứu về đường lối chính sách trong các lĩnh vực
chính trị, quân sự, ngoại giao để đưa ra các đường lối chính sách phù hợp với
tình hình của đất nước trong từng giai đoạn; là tài liệu để tố cáo tội ác của chế
độ phong kiến, chế độ thưc dân; hay là tài liệu để tố cáo, điều tra hay minh oan
cho các cá nhân trong lịch sử. Ví dụ: Vụ án của Nguyễn Trãi với cái tên day dứt
muôn đời: “Thảm án Lệ Chi Viên”. Để minh oan cho ông thì từ trước đến nay
người ta đã đưa ra nhiều giả thiết và bằng chứng khác nhau, trong đó có đưa ra
những dòng hồi ký của thái sư Lân Quốc Công Đinh Liệt - người trực tiếp xử vụ
án của Nguyễn Trãi trong cuốn gia phả họ Đinh ở Đông Cao, Nông Cống,
Thanh Hóa được công bố trên tuần báo” Đại đoàn kết” số 10 tháng 5 năm 1994
đã góp một phần để minh oan cho Nguyễn Trãi.
Về kinh tế, trong gia phả dòng họ có thể chứa đựng những ghi chép về
cách tìm kiếm, nơi có nhiều tài nguyên khoáng sản hay cách thức kinh doanh,
buôn bán, sản xuất một số ngành nghề truyền thống truyền lại cho con cháu
trong gia tộc khai thác và sử dụng.
Về văn hóa- xã hội, những phong tục tập quán, truyền thống dòng họ
được ghi chép trong gia phả là biểu hiện rõ nét phản ánh truyền thống dân tộc,
vùng miền của quê hương, đất nước ta. Giúp lưu giữ và giữ gìn những giá trị
truyền thống trong gia tộc để con cháu noi theo học tập.
Về giáo dục, những ghi chép về dạy và học, về những người đỗ đạt…
trong gia phả của các dòng họ phản ánh chế độ giáo dục trong lịch sử nước ta
với những bài học kinh nghiệm quý giá giúp con cháu trong gia tộc cũng như
8

các nhà nghiên cứu tìm hiểu phát hiện ra những ưu khuyết điểm để phát huy
những mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực trong hoạt động giáo dục thực tế của
dòng họ và của đất nước.
Về y tế, con cháu trong gia tộc và chúng ta có thể khai thác các bài thuốc,
các phương pháp chữa bệnh cổ truyền… của các dòng họ có truyền thống làm
nghề y dược để áp dựng vào thực tế cuộc sống.
Về khoa học- công nghệ, các thành viên trong gia tộc có thể khai thác
những sáng tạo về khoa học - công nghệ, chế tạo và sử dụng máy móc thiết
bị….trong những ghi chép trong gia phả của các dòng họ mình để sản xuất máy
móc, trang thiết bi.
Tóm lại, gia phả dòng họ có giá trị hết sức to lớn về mặt lịch sử và thực
tiễn, nó thực sự vô giá và không gì có thể so sánh được. Vì vậy mà nó có ý nghĩa
hết sức quan trọng không chỉ trong gia tộc mà còn có ý nghĩa không nhỏ với quê
hương, đất nước.
Đối với gia tộc:
“Cây có cội, nước có nguồn” là người thì không thể quên đi cội nguồn vì
vậy trước hết gia phả cho con cháu trong gia tộc biết tường tận tông chi nhà
mình và biết được nguồn gốc mình sinh ra ở đâu. Có gốc thì mấy có ngọn, cái
gốc của mỗi con người là rất quan trọng bởi có tổ tông rồi mới có cha mẹ, có cha
mẹ thì mấy có mình. Không nhưng thế nó còn cho các thành viên trong gia tộc
biết vị trí thứ bậc của mình, của cha mẹ, ông bà mình ở đâu trong gia tộc để biết
cách ứng xử, ăn nói cho phù hợp, tránh những chuyện loạn luân có thể xảy ra
trong dòng họ.
Gia phả là một vật thiêng liêng của dòng họ, nó không chỉ ghi chép đầy
đủ các thành viên trong gia tộc mà còn ghi rõ ràng ngày mất của các bậc cha mẹ,
ông bà đã khuất để con cháu chăm lo cúng giỗ ông bà tổ tiên thể hiện đạo đức
uống nước nhớ nguồn của ông cha ta từ ngàn đời xưa đến nay. Để giáo dục con
cháu luôn nhớ về cuội nguồn, về công lao sinh thành và nuôi dưỡng của các bậc
cha mẹ, ông bà mà sống và làm việc cho tốt không phụ công sinh thành, nuôi
dưỡng. Là sự thể hiện truyền thống thờ cúng tổ tiên, một nét văn hóa truyền

thống tốt đẹp và ăn sâu vào trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam.
Gia phả không chỉ giáo dục con cháu nhớ về cội nguồn mà gia phả còn
nêu lịch sử phát triển gia tộc, nêu những tấm gương có đức có tài, có công với
đất nước…để con cháu noi gương học tập tốt làm vẻ vang truyền thống dân tộc.
9
Gia phả cũng giúp cho con cháu trong gia tộc gắn bó, đùm bọc lẫn nhau những
lúc khó khăn hoạn nạn hay vui buồn tạo nên một gia tộc đoàn kết cùng nhau xây
dựng góp phần củng cố cho gia tộc ngày càng phát triển.
Đối với quê hương, đất nước: Gia phả các dòng họ là nguồn tư liệu
phong phú và quý giá chứa đựng những thông tin mà không một chính sử nào
có, góp phần bổ sung cho chính sử, văn hóa, văn chương…
Về chính sử, như chúng ta đã biết chính sử nước ta còn rất nhiều thiếu
xót, độ chính xác chưa cao do quá trình tam sao thất bản. Trải qua biết bao thăng
trầm của lịch sử dựng nước và giữ nước, chính sử nước ta không những không
được, không thể ghi chép đầy đủ mà còn bị các thế lực thù địch âm mưu hủy
hoại và cũng do thời gian mà hệ thống những ghi chép lịch sử đã bị hư hoại
nặng nề. Bởi vậy trong thực tế cuộc sống ngày nay vẫn còn rất nhiều bí ẩn chưa
được làm rõ, có những nỗi oan mà biết bao đời sau vẫn không thể giải và đất
nước ta cũng có biết bao khó khăn trong công cuộc bảo vệ chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ. Thực tế đã chứng minh, trong các gia phả của dòng họ không chỉ
ghi chép lịch sử dòng họ, mà còn ghi chép các biến cố lịch sử, các triều đại vua
chúa, niên đại tồn tại, diễn biến các cuộc đấu tranh, khởi nghĩa hay xâm chiếm
của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, hình vẽ hay bản đồ địa lý nơi định cư cũng như
chứa đựng bảo tồn các vật gia truyền. Đây là những ghi chép trung thực, cụ thể
qua nhiều thế hệ của dòng họ vì vậy nó là nguồn thông tin quan trọng góp phần
bổ sung cho cho những ghi chép về các triều đại trong lịch sử, các nhân vật lịch
sử, huyền bí lăng mộ….
Về văn chương, gia phả dòng họ góp phần lưu giữ lại các tác phẩm văn
chương bất hủ của các nhà văn, nhà thơ kiệt tác của đất nước góp phần cung cấp
hay bổ sung cho văn bản gốc. Ngoài ra, những dòng họ quyền quý có ghi chép

gia phả thường có những người học rộng tài cao và hẳn không ít người biết làm
văn, làm thơ bởi vậy thấp thoáng trong các gia phả dòng họ ta có thể bắt gặp các
bài văn, bài thơ có giá trị nghệ thuật cao.
Về phong tục tập quán, gia phả dòng tộc thường ghi chép lại các nếp
sống sinh hoạt, tục ma chay cưới hỏi, lễ hội…của gia tộc hay nói cách khác đó
cũng chính là những phong tục tập quán đặc sắc của quê hương, đất nước giúp
chúng ta hiểu sâu hơn nguồn gốc văn hóa xưa của người Việt.
Về xã hội, hiện nay đang có những chuyển biến về tư tưởng, lối sống, bên
cạnh cái đẹp thì có không ít cái xấu dẫn đến sự xuống cấp và băng hoại về đạo
10
đức của một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên. Vì vậy với nội dung của mình,
gia phả góp phần giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp,những chuẩn
mực, cái chân thiện mỹ của cuộc sống giúp con cháu luôn nhớ về cội nguồn nòi
giống Việt, giáo dục con cháu chăm lo học tập, đoàn kết chống lại sự chia rẽ gia
tộc, dân tộc để đảm bảo cho sự phát triển ổn định lâu dài của gia tộc cũng như
quốc gia.
11
CHƯƠNG 2
GIÁ TRỊ VÀ Ý NGHĨA GIA PHẢ DÒNG HỌ PHAN VĂN TẠI THÔN TỬ
NÊ- XÃ MINH ĐẠO-HUYỆN TIÊN DU- TỈNH BẮC NINH
2.1. Sự ra đời và nội dung cơ bản của gia phả dòng họ Phan Văn tại thôn
Tử Nê- xã Minh Đạo- huyện Tiên Du-tỉnh Bắc Ninh
2.1.1. Sự ra đời dòng họ Phan Văn
Theo Gia phả dòng họ của Đại Đức Thích Minh Nghiêm năm 2009 thì
dòng họ Phan hiện nay chiếm khoảng 4,5% dân số cả nước với lịch sử phát triển
lâu đời cách ngày nay khoảng 3000 năm, gắn với lịch sử dựng nước và chống
giặc ngoại xâm bảo vệ nòi giống, dòng họ Phan lại bao gồm nhiều họ khác nhau,
trong đó có dòng họ Phan Văn.
Dòng họ Phan Văn là một dòng họ quyền quý với lịch sử phát triển lâu
đời trên 500 năm bao gồm bốn chi thuộc hai vùng địa lý khác nhau. Đứng đầu

bốn chi Phan Văn là bốn người con của cụ ông Phan Trung Mẫn và cụ bà Đoàn
Thị Từ Tuy ở thôn Tử Nê- xã Minh Đạo- huyện Tiên Du-tỉnh Bắc Ninh. Nhưng
do quá trình làm ăn sinh sống, hai cụ đã dẫn ba người con xuống Phú Thọ. Vì
vậy, hiện nay dòng họ Phan Văn có ba chi ở Phú Thọ là: chi trưởng - cụ Phan
Văn Côn, chi thứ hai - cụ Phan Văn Dực, chi thứ tư - cụ Phan Văn Chỉnh. Riêng
chi thứ ba - cụ Phan Văn Tài vẫn tiếp tục sinh sống và làm ăn tại quê hương của
dòng họ.
Mặc dù sống tách biệt với ba chi ở Phú Thọ nhưng dòng họ Phan Văn tại
thôn Tử Nê - xã Minh Đạo - huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh luôn gắn bó chặt
chẽ, qua lại thân thiết với ba chi Phan Văn ở Phú Thọ. Và không ngừng phát
triển, xây dựng dòng họ ngày càng to lớn,quyền quý với biết bao truyền thống
quý giá, góp phần hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp của các cá nhân
trong và ngoài gia tộc, thúc đẩy sự phát triển vùng đất thanh bình nơi đây cũng
như sự phát triển phồn vinh của dân tộc. Tất cả sự phát triển và đóng góp đó đều
được lưu giữ và truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua gia phả của
dòng họ.
2.1.2 Sự ra đời gia phả
Trong bản dịch hai quyển gia phả bằng chữ Nho do ông Hoàng Văn
Mạnh dịch có viết: “ Lúc đầu tôi xem qua hai bản gia phả thấy trong quyển khổ
12
nhỏ nhưng thiếu trang ở phần mở đầu thấy ghi: “… trưởng họ Phan là Phan Văn
Nhự kính sao bài tựa quyển thế phả thuộc ngành trưởng họ nhà”. Vì vậy tôi coi
quyển này là bản “sao” và quyển có cỡ lớn hơn là bản chính…
Hoàng Văn Mạnh”
Cũng theo gia phả dòng họ thì bắt đầu từ đời cụ Phan Văn Trầm mới bắt
đầu được ghi chép rõ ràng, chi tiết về ngày sinh, ngày mất, nơi an táng, về tính
cách cũng như hoạt động của các thành viên trong gia tộc.
Như vậy, tuy chưa xác định được chính xác thời gian ra đời nhưng có
thể nói rằng gia phả của dòng họ Phan Văn tại thôn Tử Nê- xã Minh Đạo- huyện
Tiên Du-tỉnh Bắc Ninh có từ trước thời ông Phan Văn Nhự và ông Phan Văn

Quý. Tức là ra đời vào đời thứ năm, đời cụ Phan Văn Trầm trong khoảng thời
gian từ năm 1849-1914, cách ngày nay khoảng hơn 100 năm. Đánh dấu một
bước phát triển mới trong lịch sử phát triển của dòng họ, góp phần xây dựng và
gìn giữ những giá trị truyền thống của gia tộc, đồng thời tiếp tục khẳng định vị
trí, vị thế của dòng họ Phan Văn tại thôn Tử Nê- xã Minh Đạo- huyện Tiên Du-
tỉnh Bắc Ninh.
2.2.3. Những nội dung cơ bản trong gia phả dòng họ Phan Văn
Gia phả của dòng họ Phan Văn được ghi chép rất cụ thể, chính xác với
nội dung đầy đủ giống như các cuốn gia phả thông thường. Bao gồm: lời tựa, lời
mở đầu, phần chính phả, ngoại phả và phụ khảo.
a. Về lời tựa
Lời tựa ghi trong hai quyển gia phả cổ được ghi bằng chữ Nho của dòng
họ Phan Văn không được chép đầy đủ, chỉ ghi tên dòng họ: “ TỘC PHẢ PHAN
VĂN” mà không ghi địa danh hành chính đương thời. Song lời tựa được ghi
chép gắn gọn, rõ ràng, nổi bật ở mặt đầu tiên trong gia phả.
b. Về lời nói đầu
Trong bản dịch hai quyển gia phả bằng chữ Nho có ghi: “…Gia phả một
nhà cũng như cuốn sử của một nước; việc ghi chép ấy còn gấp hơn nữa, tại sao
vậy? Vì rằng quốc sử mà mất đi thì còn có các vị phó quan còn có dã sử nhờ đó
mà tìm lại được. Nhà mà không có phả thì từ riêng một họ không có gì thể hiện
rõ ra ở trên đời. …Ôi ! có ông bà cha mẹ rồi mới có mình có con cháu, con con
cháu cháu trước sau cùng tồn tại với đất trời thì thủa ban đầu chỉ là từ một con
người thôi vậy. Nếu như không có gia phả thì đối với người xưa từ tên kiêng gọi
khi còn sống tới mồ mả khi người ta mất đều phó cho cõi mờ mịt chẳng mấy mà
13
lâm vào cái điều: “ uống nước mà quên nguồn đó vậy!”. Không có gia phả thì
đời sau chia ra làm các chi, phải lúc gặp các việc hiếu, hỷ không biết dựa vào
đâu, cơ hồ phải đến nhìn nhau như người đi đường vậy thôi …. Dòng họ Phan ta
vốn ở xã Tử Nê, tổng Chi Nê, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh tới nay gần năm
trăm năm. Đắp bồi cơ nghiệp; giữ khuôn phép cần kiệm làm ăn, trong nhà hòa

thuận, trong họ yên vui, lấy điều thuần phác nhân hậu làm lẽ sống…Kể từ cụ
Phúc Tài trở xuống thứ tự các đời từ tên húy, tên hiệu còn biết được rõ từng
ngành. Nhưng mà từ đời cụ tính trở lên thì bị thiếu không dễ gì tra cứu được.
Nay xin lấy từ đời cụ Phúc Tài là cụ tổ thứ nhất. Từ đó tỏa ra gốc gác các ngành,
để sau này theo thứ tự các đời kê biên tiếp; gọi là Gia phả các đời họ Phan…
Mỗi đời mỗi chép thêm; mỗi người lại truyền thêm. Đời đời chép thêm thì gia
phả không bị gián đoạn. Người người truyền nhau thì gia phả ngày thêm càng
hiểu rộng mãi Chớ lại chẳng như các vị phó quan, các nguồn dã sử đã giúp vào
việc bồi bổ quốc sử đó sao?”
Ngoài ra trong gia phả cũng có ghi: “ Trong gia đình nếu biết thêm
thông tin gì về các cụ thì nên bổ sung dần cho gia phả được đầy đủ và chính xác,
làm cho con cháu biết rõ tổ tông, nguồn gốc nhà mình, ghi chép cả điều hay
cũng như điều không hay để biết mà noi theo hay để tránh… Đất nước giang sơn
cũng trải qua nhiều thời đại khác nhau và cuối cùng là tiến tới cuộc đời phồn
thịnh, hạnh phúc, buồn vui, vậy thì gia đình họ mạc đây ghi lại cũng phản ánh
phần nào quá trình diễn biến của từng gia đình, nhân vật trong nhà, trong từng
dòng họ qua từng thời đại, tất nhiên, theo quy luật tiến hóa của lịch sử, cũng tiến
theo nhịp tiến của lịch sử ”
Lời nói đầu của gia phả dòng họ Phan Văn nêu rõ mục đích, nguyên nhân,
lý do làm gia phả và một phần nhỏ quá trình thực hiện đáp ứng đầy đủ các yêu
cầu của một lời nói đầu trong các gia phả thông thường. Đặc biệt, lời nói đầu
trong gia phả dòng họ Phan Văn còn nhắc nhở con cháu cần bổ sung, ghi chép
đầy đủ, thường xuyên, câu văn trong lời nói đầu được cân nhắc kỹ lưỡng, trang
trọng, bộc bạch, thuyết phục và hàm chứa nhiều ý nghĩa. Song chưa ghi được
ngày tháng viết, tên người viết và những người làm phả.
c. Về phần chính phả
Phần chính phả được ghi chép đầy đủ cả ba phần: phả ký, phả hệ, phả đồ.
Cụ thể là:
14
Phần phả ký

Theo gia phả dòng họ Phan Văn tại thôn Tử Nê - xã Minh Đạo - huyện
Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh thì khởi thủy của dòng họ là cụ ông Phan Quý công tự
Phúc Tài(một trong bốn người con của cụ ông Phan Trung Mẫn và cụ bà Đoàn
Thị Từ Tuy) và cụ bà Đoàn quý thị hiệu từ Hiền. Phần phả ký được viết tóm tắt,
ngắn gọn nhưng đã cho con cháu biết được nguồn gốc xuất xứ, cũng như quan
hệ họ hàng với ba chi Phan Văn ở Phú Thọ. Song nó chưa thể hiện được công
cuộc xây dựng, đóng góp công lao của cụ Phan Văn Tài với dòng họ cũng như
quê hương, đất nước (phụ lục 2.1).
Phần phả hệ
Phần phả hệ của dòng họ Phan Văn ghi chép lại lịch sử phát triển mười
đời trên năm trăm năm của dòng họ. Theo gia phả, khởi thủy của dòng họ là cụ
Phan Văn Tài và cụ bà Đoàn Thị Hiền; cao tổ khảo là cụ ông Phan Văn Lộc và
cụ bà Trần Thị Chinh; tằng tổ khảo là cụ ông Phan Văn Lương và cụ bà Đoàn
Thị Tường; hiền tổ là cụ ông Phan Văn Hòa và cụ bà Trần Thị Bích(chính
thất),cụ bà Nguyễn Thị Nhớn(thứ thất). Đến đời thứ năm của dòng họ thì phân
chia thành nhiều chi nhỏ khác nhau và được viết tiếp chi tiết từ đời này sang đời
khác đến tận ngày nay, tổng cộng cũng đã được mười đời.
Qua gia phả, thấy phần phả hệ được ghi chép đầy đủ, tóm tắt lịch sử phát
triển mười đời của dòng họ, cùng với những hoạt động tiêu biểu của các thành
viên trong gia tộc. Song do thiếu tư liệu nên từ cụ đệ nhất thể tổ đến cụ đệ tứ thế
tổ thì chỉ ghi tên của các cụ ông, cụ bà, ngày mất, riêng hai cụ đệ tam và đệ tứ có
thêm nơi an táng chứ chưa ghi rõ được tính cách, phẩm chất cũng như các hoạt
động tiêu biểu của các cụ. Mà phải bắt đầu đến đời các cụ đệ ngũ thế tổ trở
xuống mấy ghi chép khá đầy đủ chi tiết về các nội dung này.
Phả hệ trong gia phả dòng họ Phan Văn được ghi chép đơn giản không
cầu kỳ trong từng câu chữ, có sự phân biệt rõ ràng vai vế cũng như đặc điểm của
các cá nhân với nhau và được tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc ghi chép của gia
phả: trên dưới – đích thứ, nội ngoại, dâu trước rể sau, trưởng trước thứ sau, bà
chính thất trước – bà thứ thất sau và con bà chính thất trước - con bà thứ thất sau
(phụ lục 2.2).

15
Phần phả đồ
Được thể hiện qua khung vẽ với diện tích 1,1m
2
vẽ lại mối quan hệ mười
đời trong gia tộc ngày 2 tháng 7 năm 2007.

Phả đồ của dòng họ Phan Văn tại thôn Tử Nê – xã Minh Đạo – huyện
Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh đã thể hiện lịch sử phát triển hơn năm trăm năm từ năm
1433 đến năm 2007 qua mười thế hệ với 226 thành viên.
Dòng họ được phân ra thành nhiều chi khác nhau với số lượng lớn các
thành viên song phả đồ được ghi chép rất rõ ràng, tuân thủ đầy đủ các nguyên
tắc giống như phả hệ, có ghi chép con gái nhưng con của con gái thì không được
ghi, tuy nhiên nó cũng là phần tiến bộ hơn so với một số gia phả chỉ ghi con trai
của các dòng họ khác ở nước ta.
Tóm lại, phần chính phả của gia phả dòng họ Phan Văn đã thể hiện được
những nội dung cốt lõi nhất của một gia phả, phản ánh chân thực quá trình hình
16
Hình 2.1: Phả đồ dòng họ Phan Văn
thành, phát triển cũng như mối quan hệ họ hàng, các tính cách, hoạt động của
một số thành viên trong gia tộc.
d. Về phần ngoại phả
Lời tưởng niệm
Trong gia phả của dòng họ Phan Văn có ghi chép lại các lời tưởng niệm
của gia tộc bắt đầu từ năm 1990 đến nay nhân ngày giỗ của cụ Phan Quý Công
tự Phúc Hòa mùng 2 tháng 7 âm lịch hàng năm. Và được ghi chép cụ thể và chi
tiết, sưng hô vai vế rõ ràng, tuân thủ nguyên tắc của một lời tưởng niệm thông
thường và đảm bảo được sự thành kính của con cháu với các thành viên trong
gia tộc đã khuất. Nội dung lời tưởng niệm đã tóm tắt được lịch sử phát triển của
dòng họ trong một năm qua, mỗi năm một lần, mỗi lần lại có một lời tưởng niệm

khác nhau, tập hợp lại đã phản ánh lịch sử phát triển hơn chục năm qua của dòng
họ Phan Văn (phụ lục 2.3).
Quy chế dòng họ
Trong gia phả dòng họ Phan Văn có ghi chép truyền thống kỷ cương dòng
họ xưa và nay. Cụ thể là: “…Về kỷ cương phép tắc : “ Lấy cần kiệm để duy trì
bồi đăp sự nghiệp, lấy kỉ cương, lễ độ, ôn hòa, trí tuệ để trị nhà, yên vui trong
họ, lấy thuần thục, chất phát, nhân ái, trung hậu, kiên quyết để đối nhân xử thế
gấp đắp cơ sở mãi mãi tới ngày nay’…là tấm gương, là phương châm hành
động, chúng ta là bậc con cháu kế tiếp phải trân trọng, lấy đó là hình mẫu để soi
và làm theo. Để vận dụng với những đổi thay của xã hội, sự phát triển của dòng
họ, tô thắm thêm kỷ cương phép nước của tổ tiên, chúng ta già, trẻ, dâu cũng
như gái, trai phải có trách nhiệm vun đắp cho dòng tộc mà làm theo những quy
định sau đây:
1- Phải đoàn kết chặt chẽ với nhau ở từng nhà, cả dòng họ.
2- Sống có kỷ cương, phép tắc lễ độ, tôn trọng lẫn nhau để giữ trọn tình nhà
phép họ.
3- Giúp đỡ chăm sóc nhau lúc ốm đau, khi có công to việc lớn.
4- Kiên quyết, khôn khéo, văn minh, lịch sự với xã hội để giữ gìn truyền
thống và thanh danh dòng họ.
5- Bảo vệ, đùm bọc lẫn nhau khi khó khăn, hoạn nạn, coi nghĩa tình lớn hơn
tất cả.
17
6- Đảm bảo cho cộng đồng dòng họ yên vui,vững mạnh, văn minh, hạnh
phúc, từng gia đình, từng người trong họ phải:
a, Các con, các cháu phải kính trọng ông bà cha mẹ, phụng dưỡng chu đáo
ông bà, cha mẹ khi trở về già, lúc ốm đau.
b, Bố mẹ thương yêu, nuôi dậy con cái chu đáo khi chưa đến tuổi trưởng
thành.
c, Anh em phải thương yêu kính trọng đùm bọc lẫn nhau, trên kính dưới
nhường, trên bảo phải dưới phải nghe.

d, Mọi người trong gia đình phải chịu khó học tập để nâng cao trí tuệ, chịu
khó lao động tiết kiệm, không nghiện ma túy, rượu chè bê tha, cờ bạc, phấn đấu
cho gia đình có cuộc sống ngày càng no đủ, hạnh phúc, xóa đói giảm nghèo.
đ, Không để tình trạng mâu thuẫn trong nội bộ gia đình: Các con với bố
mẹ, bố mẹ với các con, vợ chồng với nhau, anh chị em với nhau, mẹ chồng với
nàng dâu. Trước hết trách nhiệm này là ở từng người trong gia đình phải giải
quyết. Khi gia đình không giải quyết được thường trực họ tham gia có lý có tình.
e, Những gia đình có khó khăn về kinh tế quá, nếu có nguyện vọng giúp
đỡ, thường trực họ sẽ đứng ra vận động các gia đình trong họ giúp đỡ cho vạy
thóc gạo hay tiền không lấy lãi.
g, Mọi thành viên trong họ phải là người thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của
một công dân, không vi phạm pháp luật đặc biệt không để phải truy tố trước
pháp luật.
h, Mọi người trong gia tộc Phan Văn không được làm trái các quy định
trên, nếu làm trái thì có tội với tổ tông, dòng họ…”
Sau đó, do quá trình phát triển của gia tộc cũng như quê hượng đất nước
thì truyền thống kỷ cương dòng họ xưa và nay còn nhiều bất cập,không phù hợp
với tình hình, cần sửa đổi bổ sung cho thích hợp với xã hội và cộng đồng dòng
tộc nên được tiếp tục bổ xung trong quyển quy chế của dòng họ được viết ngày
14 tháng 8 năm 2011 : “… Trong hai mươu năm qua, thực hiện quy ước của
họ…chúng ta đã làm được nhiều việc có ý nghĩa thiết thực, lưu lại dấu ấn tốt
đẹp cho hiện tại, tương lai…. phấn đấu vươn lên phát triển về mọi mặt: chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội để từ nay từng bước đến năm 2030 gia tộc ta vươn lên
một tầm cao mới, ngang tầm với các dòng họ khác trong xã hội… Lãnh đạo chỉ
đạo: Để thực hiện quy chế của gia tộc cần phải có sự lãnh đạo và chỉ đạo chặt
18
chẽ, trước hết cần chỉ ra ban thường trực của họ, có chức năng nhiệm vụ cụ thể
làm việc theo một nguyên tắc nhất định. …”
Qua những ghi chép trên tôi thấy, quy chế của dòng họ Phan Văn được
ghi chép rất đầy đủ, cụ thể, chi tiết bao gồm tất cả các nội dung về sinh hoạt

dòng họ; nhiệm vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ, ông bà, cha mẹ với con
cái, anh chị em trong nhà; trách nhiệm chấp hành quy chế của dòng họ cũng như
quy định của Nhà nước; hoạt động tổ chức, điều hành, quản lý và lập kế
hoạch…của dòng họ.
Về mồ mả tổ tiên
Bên cạnh những hoạt động thờ cũng tổ tiên hàng năm thì trong gia phả
của dòng họ còn ghi chép rõ ràng, cụ thể, đầy đủ các nội dung về mục đích, yêu
cầu, tổ chức, lập kế hoạch, quá trình triển khai và kết quả kế hoạch di chuyển
các phần mộ của các gia đình trong dòng họ vào mộ khu mộ chung. (phụ lục
2.4)
19
Hình 2.2: Khu mộ dòng họ Phan Văn
Về mối quan hệ với ba chi Phan Văn ở Phú Thọ
Mặc dù sống ở hai vùng địa lý khác nhau song ba chi Phan Văn ở Phú
Thọ và chi Phan Văn ở Tử Nê luôn nhớ về nguồn gốc tổ tiên và mối quan hệ anh
em với nhau. Nó được thể hiện trong gia phả của dòng họ Phan Văn ở thôn Tử
Nê: “…Hôm nay, ngày 2-7 Nhân Thân, đại diện các gia đình họ Phan văn đang
cư trú, làm ăn sinh sống nơi chôn rau, cắt rốn, quần tụ tại nhà Phan văn Tỉnh
trưởng tộc của một chi họ Phan văn để tưởng niệm ngày cụ đệ ngũ thế tổ Phan
quý công tự Phúc Hòa đi vào cõi vĩnh hằng.
Cũng giờ phút thiêng liêng này, chi họ Phan ở cội nguồn xúc động, vui
mừng sự có mặt Bác Phan văn Chung, cháu Phan văn Thanh thuộc chi Phan Văn
đang sinh sống tại Thanh Đình. Chú Phan văn Cộ, cháu Phan thanh Bình, Phan
văn Chung thuộc chi họ Phan Văn đang sinh sống tại Trù Mật tỉnh Phú Thọ có
chút lễ mọn tưởng niệm cụ đệ ngũ thế tổ Phan quý công tự Phúc Hòa. Cây có
gốc, nước có nguồn, những con người dù ở đâu, xa xôi cách trở ngàn trùng nếu
có nhân văn cùng hướng về cội nguồn…”
Về khuyến học, khuyến tài
Dòng họ Phan Văn là một dòng họ rất quan tâm đến bồi đắp nhân tài cho
gia tộc cũng như cho quê hương đất nước, điều đó được thể hiện cụ thể trong

Lời phát biểu tại Đại hội khuyến học huyện Tiên Du lần thứ nhất do trưởng họ
Phan Văn Tỉnh thay mặt dòng họ đọc và ghi chép lại trong gia phả. Phản ánh sơ
lược vấn đề học tập của con cháu trong gia tộc cũng như con cháu trong và xung
quanh địa phương. Thể hiện một cách sơ lược sự ra đời và phát triển hoạt động
khuyến học, khuyến tài, những yếu kém về học tập của con em trong và ngoài
gia tộc và đề ra biện pháp kiến nghị với toàn thể gia tộc, với các cơ quan địa
phương khắc phục, giải quyết(phụ lục 2.5).
e.Về phần phụ khảo
Phần phụ khảo không được đề cập đến thành một phần riêng mà được ghi
chép đan xen trong các phần khác của gia phả. Tuy vậy, nó vẫn phản ánh một
phần địa lý, làng xã và phong tục tập quán tại thôn Tử Nê – xã Minh Đạo –
huyện Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh. Ví dụ như trong cuốn ghi lời phát biểu khuyến
học khuyến tài của dòng họ Phan Văn có ghi: “ Nhìn gần, cùng một dải ven sông
Đuống, trên là xã Cảnh Hưng- dưới là xã Tân Chi…”
20
Tóm lại, nội dung trong gia phả dòng họ Phan Văn tại thôn Tử Nê – xã
Minh Đạo – huyện Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh đã khái quát một cách đầy đủ lịch
sử ra đời dòng họ, lịch sử ra đời gia phả cũng như sự phát triển từ thế hệ này
sang thế hệ khác và những hoạt động tiêu biểu của dòng họ trong hơn năm trăm
qua.
2.2. Giá trị gia phả dòng họ Phan Văn
Với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời và có nội dung phong phú,
gia phả dòng họ Phan Văn tại thôn Tử Nê- xã Minh Đạo- huyện Tiên Du- tỉnh
Bắc Ninh có giá trị về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội và an ninh
quốc phòng.
2.2.1 Về chính trị
Từ xưa tới nay, dòng họ Phan Văn có hai mươi năm cá nhân là Đảng viên
trong đó ông Phan Văn Tỉnh(trưởng họ Phan Văn hiện nay) có danh hiệu năm
mươi năm tuổi Đảng. Đặc biệt, dòng họ có họ hàng sâu xa với ông Phạm Gia
Khiêm, nguyên phó thủ tướng kiêm bộ trưởng bộ Ngoại giao nước Cộng Hòa

Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa III. Và ông Phạm Gia
Khánh, nguyên là trung tướng, giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo nhân dân, giám đốc Học
viện quân y Việt Nam(Vì ông Phạm Gia Khánh và ông Phạm Gia Khiêm là cháu
ngoại của cụ Phan Thị Vồ, con gái lớn của cụ ông Phan Văn Trầm và cụ bà Lê
Thị Nhường thuộc đời thứ sáu của dòng họ Phan Văn).
Theo hướng dẫn số 01- HDTW ngày 05/01/2012 của BCHTW đối với
người vào Đảng yêu cầu cần phải thẩm tra lý lịch không chỉ người vào Đảng mà
còn phải thẩm tra cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ(chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng
bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ.
Như vậy, mặc dù không có giá trị cao về mặt chính trị song gia phả dòng
họ Phan Văn đã đóng góp một phần nhỏ, là cơ sở để làm hồ sơ giấy tờ trong
hoạt động học tâp và công tác để con cháu trong gia tộc có thể được tuyển
dụng, khen thưởng và bổ nhiệm vào các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính
trị- xã hội…
2.2.2. Về kinh tế
Trong gia phả của dòng họ Phan Văn có ghi chép một số vấn đề có liên
quan đến thừa kế tài sản, về chi tiêu đóng góp, ủng hộ của các thành viên trong
gia tộc đối với các hoạt động giỗ họ; khuyến học, khuyến tài; ma chay cưới hỏi;
xây dựng mồ mả, thờ cúng ông bà tổ tiên, khuyên góp hay trợ giúp những gia
đình khó khăn…Những ghi chép này mặc dù không có giá trị cao đối với quê
21
hương, đất nước song nó có giá trị không nhỏ đối với gia tộc. Giúp cho hoạt
động đóng góp và chi tiêu tài chính trong dòng họ Phan Văn được minh bạch,
rõ ràng tránh những sung đột tranh chấp hay mất mát tài sản, tiền bạc của cải
của dòng họ; góp phần cải thiện đời sống vật chất của các gia đình trong dòng
họ giúp dòng họ ngày càng phát triển không ngừng không chỉ về số lượng mà
còn cả về chất lượng.
2.2.3. Về văn hóa- xã hội
Gia phả dòng họ Phan Văn có giá trị cao về văn hóa- xã hội. Cụ thể là:

Về văn hóa: Gia phả dòng họ Phan Văn góp phần xây dựng, củng cố cũng như
phát huy các truyền thống tốt đẹp của ông cha ta.
Đó là truyền thống uống nước nhớ nguồn: thông qua các hoạt động ghi
chép về thờ cúng ông bà tổ tiên vào ngày 2 tháng 7 âm lịch hàng năm tại nhà
ông trưởng họ để tưởng niệm ngày mất của cụ Phan Qúy Công tự Phúc Hòa,
cùng những người thân trong gia đình đã quá cố. Về quá trình quy hoạch khu
mộ của dòng họ vào khu mộ chung của dòng họ, tu bổ xây dựng lại mộ của các
thành viên trong gia tộc đã quá cố cho khang trang, sạch đẹp Và hoạt động ghi
chép và lưu truyền gia phả từ đời này sang đời khác của dòng họ đã thể hiện sự
biết ơn của thế hệ con cháu đối với công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của ông
bà cha mẹ. Ngoài ra, thông qua gia phả, các thành viên có thể nhận thức sâu sắc
hơn về đời sống của gia đình trước kia, thấy những khó khăn, vất vả cùng những
nỗ lực của ông bà cha mẹ, thấy những đóng góp của các thành viên với xã hội và
hiểu được cái ý nghĩa to lớn mà thế hệ trước đã để lại ngày nay mà sống cho tốt,
cho đẹp, cho nên người. Đây chính là minh chứng rõ nét cho sự kế thừa, tiếp tục
truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta từ ngàn đời xưa đến nay.
Đó là truyền thống tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách. Trong gia
phả dòng họ Phan Văn có ghi “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương – người trong gia
tộc phải thượng nhau cùng”Và thông qua các hoạt động tập trung con cháu trong
gia tộc những ngày giỗ, ngày tết hay ma chay cưới hỏi trong công việc của từng
gia đình cũng như công ciệc của toàn thể gia tộc …được ghi chép trong gia phả
thì các thành viên, các gia đình trong gia tộc luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau trong
lúc vui buồn, ốm đau hay hoạn nạn. Với quan điểm thống nhất: “ một con ngựa
đau cả tàu bỏ cỏ”. Vì vậy mà, mặc dù trong gia tộc có lúc cũng xảy ra bất hòa
nhưng gia tộc Phan Văn vẫn là một khối đoàn kết và ngày càng vững mạnh khó
mà tan vỡ được. Đây là tiền đề để tạo cơ sơ, động lực cũng như bài học cho các
dòng họ khác tạo nên sự đoàn kết thống nhất trong quê hương đất nước - một giá
trị truyền thống tốt đẹp không gì có thể thay thế, không gì có thể lay chuyển
22

×