Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHỎNG VẤN TUYỂN DỤNG.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.9 KB, 37 trang )

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHỎNG VẤN
TUYỂN DỤNG.
1.1 Khái niệm, mục đích và, vai trò và( mục đích) của phỏng vấn tuyển
dụng.
1.1.1.Khái niệm mục đích và vai trò của phỏng vấn tuyển dụng:
Xã hội càng phát triển, máy móc và các phương tiện hiện đại ra đời ngày
càng nhiều và chi phối càng nhiều hơn trong đời sống của con người, kể cả lĩnh
vực giao tiếp. Với Internet, chúng ta có thể gặp nhau trên mạng và những cuộc
gặp gỡ trực tiếp bên ngoài sẽ ít hơn trước đây. Tuy nhiên, đối với các cuộc phỏng
vấn tuyển dụng, chúng ta lại không thể trò chuyện thông qua bất kì một phương
tiện nào vì chỉ có trò chuyện trực tiếp thì buổi phỏng vấn mới thành công.
Phỏng vấn tuyển dụng là quá trình giao tiếp bằng lời (thông qua các câu hỏi
và câu trả lời) giữa những người tuyển chọn và người xin việc. Đây là một trong
những phương pháp thu thâp thông tin cho việc ra quyết định tuyển chọn. Phỏng
vấn tuyển dụng giúp chúng ta khắc phục được những nhược điểm mà quá trình
nghiên cứu đơn xin việc không nắm được hoặc các loại văn bằng chứng chỉ
không nêu hết được (Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực, ThS Nguyễn Vân
Điềm- PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2010).
Thực chất, phỏng vấn tuyển dụng là một quá trình thu nhận thông tin. Về
phía người được phỏng vấn, họ sẽ tìm được đáp án cho câu hỏi: Mình có thực sự
muốn làm việc ở công ty đó không? Cơ quan này có phù hợp với mình hay
không? Còn về phía nhà tuyển dụng, phỏng vấn là quá trình thu thập và và
đánh giá thông tin về những ứng viên, từ đó đưa ra những quyết định về nhân sự.
Sau khi tìm hiểu sơ yếu lí lịch và hồ sơ xin việc của ứng viên, nhà tuyển dụng
muốn xác minh lại một số câu hỏi: Liệu ứng viên đó có phải là người thích hợp
hay không? Họ có đủ khả năng và kinh nghiệm cho công việc hay không? Họ có
hợp tác được với mọi người hay không? Như vậy, phỏng vấn tuyển dụng chính
là cơ hội để cho cả hai bên xem xét và đánh giá những yếu tố liên quan đến công
ty tuyển dụng, đến công việc và bản thân ứng viên.
1
1.1.2. Mục đích của phỏng vấn tuyển dụng.


Một cuộc phỏng vấn được nhà tuyển dụng đưa ra nhằm một số mục đích cơ
bản như sau:
Thứ nhất, phỏng vấn tuyển dụng nhằm thu thập thông tin về người xin việc:
Qua các công cụ tuyển dụng như sơ yếu lý lịch, hồ sơ xin việc, những thông tin
về ứng viên có thể chưa hoàn toàn đầy đủ, chưa rõ ràng. Qúa trình phỏng vấn sẽ
tạo cơ hội cho nhà tuyển dụng có thêm thông tin về ứng viên được rõ ràng, được
giải thích cặn kẽ hơn. Những tiêu chuẩn mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên
cụ thể là:
- Đủ khả năng làm việc: Ứng viên có trình độ học vấn (học trường nào, xếp loại
học lực gì ) và sức khoẻ để đáp ứng yêu cầu của công việc hay không?
- Đủ tiêu chuẩn để làm được công việc: Ứng viên có kinh nghiệm làm việc và có
khả năng phát triển, có định hướng nghề nghiệp (nguyện vọng về nghề nghiệp,
những mục tiêu trực tiếp và lâu dài, khả năng thăng tiến) rõ ràng hay không?
- Sự phù hợp với công việc: Ứng viên có khả năng hoà nhập với tập thể hay
không?
Ngoài những yếu tố trên, nhà tuyển dụng có thể tìm kiếm và đánh giá một số kĩ
năng cần thiết mà ứng viên cần có như kĩ năng quản lý thời gian, kĩ năng xử lý
xung đột, khả năng làm việc nhóm và truyền đạt thông tin… Bên cạnh đó, nha
tuyển dụng còn tìm kiếm những phẩm chất như sự trung thực, lòng nhiệt huyết,
sự quyết đoán, khả năng hoà nhập và tiềm năng phát triển của ứng viên…
Thứ hai, phỏng vấn tuyển dụng có tác dụng đề cao công ty: Qua phỏng vấn
giúp cho nhà tuyển dụng giới thiệu về công ty của mình, làm cho người xin việc
hiểu rõ những mặt mạnh, ưu thế của công ty. Đây chính là hình thức quảng cáo
hữu hiệu nhất cho cơ quan đó.
Thứ ba, phỏng vấn tuyển dụng được tiến hành để cung cấp thông tin về tổ
chức cho người xin việc, ví dụ như mục tiêu của công ty, cơ cấu bộ máy tổ chức
quản lý, các chính sách về nhân sự, các cơ hội thăng tiến, việc làm
Ngoài ra, phỏng vấn tuyển dụng sẽ giúp những người tham gia thiết lập quan
hệ bạn bè, tăng cường khả năng giao tiếp.
2

Vai trò?
1.2 Các loại phỏng vấn.
Hiện nay, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp thường áp dung nhiều loại
phỏng vấn để thu thập thông tin. Đó là:
- Phỏng vấn sơ bộ: Phỏng vấn sơ bộ được tiến hành nhằm xác định ứng viên
đó sẽ được vào hoặc loại khỏi danh sách ứng viên vòng 1. Những cuộc phỏng
vấn này có thể được tiến hành qua điện thoại bởi người tiếp nhận bản sơ yếu lí
lịch. Tất nhiên hình thức phỏng vấn này không nên để cho nhân viên lễ tân hay
thư kí cấp dưới chưa có kinh nghiệm về phỏng vấn tiến hành. Tuy nhiên trên thực
tế, trường hợp này thường xảy ra. Nó cũng có thể được thực hiện bởi những
thành viên trong công ty chịu trách nhiệm thu hút người nộp đơn xin việc, giám
đốc nhân sự hoặc chính người phụ trách tuyển dụng. Hình thức phỏng vấn cơ bản
này nhằm xác định các yêu cầu cần thiết có được áp dụng hay không, chủ yếu tập
trung vào kinh nghiệm làm việc, kĩ năng và trình độ học vấn. Như vậy, việc kiểm
tra này đôi khi sẽ loại bỏ nhu cầu cần tổ chức một buổi phỏng vấn. Qua bản sơ
yếu lí lịch, nhà tuyển dụng có thể đưa bạn vào hoặc loại bỏ khỏi danh sách.
- Phỏng vấn lần 2: Phỏng vấn này thường kéo dài từ 30-45 phút và được tiến
hành để duyệt lại mọi vấn đề thuộc về khả năng của người xin việc. Việc này cho
phép người phỏng vấn có thế ra quyết định cuối cùng về tuyển dụng nhân sự
- Phỏng vấn theo mẫu: Là hình thức phỏng vấn mà các câu hỏi được thiết kế
sẵn từ trước theo yêu cầu của công việc. Đây là hình thức mà các câu hỏi và câu
trả lời đều được chuẩn bị kĩ cho người phỏng vấn và người được phỏng vấn.
Trong phỏng vấn theo mẫu, người phỏng vấn sẽ đọc các câu hỏi và các câu trả lời
để người xin việc lựa chọn và xác định câu trả lời đúng nhất của mình. Loại
phỏng vấn này có ưu điểm là xác định được nội dung chủ yếu các thông tin cần
nắm nhưng nhược điểm của nó là tính phong phú của thông tin bị hạn chế. Khi
người hỏi cần biết thêm chi tiết hoặc người trả lời muốn hỏi thêm dều bị giới hạn,
do vậy phỏng vấn theo mẫu giống như là cuộc nói chuyện với máy ghi âm hay là
trả lời theo phiếu hỏi.
3

- Phỏng vấn theo tình huống: Là quá trình người hỏi yêu cầu các ứng viên
phải trả lời về ứng xử hay cách thực hiện, xử lý các công việc theo các tình huống
giả định hoặc các tình huống có thật trong thực tế mà những người phỏng vấn đặt
ra. Đối với phương pháp này thì vấn đề quan trọng là đưa ra các tình huống đại
diện và điển hình, các tình huống này phải dựa trên cơ sở phân tích công việc một
cách chi tiết để xác định các đặc trưng cơ bản và các kĩ năng chủ yếu khi thực
hiện công việc.
- Phỏng vấn theo mục tiêu: Đây là cuộc phỏng vấn dựa vào những công việc
cụ thể mà yêu cầu các ứng viên phải trả lời theo những mục tiêu được xác định từ
trước. Các câu hỏi dựa vào sự phân tích công việc một cách kĩ lưỡng để xác định
mục tiêu cho vị trí việc làm. Phương pháp phỏng vấn theo mục tiêu là phương
pháp cho ta độ tin cậy cao và đúng đắn nhất.
- Phỏng vấn không có hướng dẫn: Là cuộc phỏng vấn mà người đi phỏng vấn
không chuẩn bị trước nội dung các câu hỏi mà để cho ứng viên trao đổi một cách
thoải mái xung quanh công việc, người hỏi chỉ định hướng cho cuộc thảo luận.
Hình thức phỏng vấn này giúp cho việc thu thập thông tin đa dạng ở nhiều lính
vực, nhưng muốn đạt hiệu quả cao thì phải chú ý một số vấn đề sau:
+ Người đi phỏng vấn phải là người nắm chắc và hiểu công việc của các vị trí
cần tuyển người một cách chi tiết.
+ Người đi phỏng vấn phải hiểu biết rõ kĩ thuật phỏng vấn.
+ Trong quá trình phỏng vấn, cả hai bên nên chú ý nghe, không được cắt
ngừng câu trả lời, không thay đổi chủ đề đột ngột, không đi vào lĩnh vực quá xa
công việc cần tuyển.
- Phỏng vấn căng thẳng: Là hình thức phỏng vấn mà trong đó người phỏng
vấn đưa ra được câu hỏi có tính chất nặng nề, cường độ hỏi dồn dập. Cách phỏng
vấn này mong tìm kiếm ở các ứng viên lòng vị tha, sự ứng xử công việc trong
thời gian eo hẹp. Nó giúp chúng ta tìm ra được những người để bố trí vào những
việc làm căng thẳng như công việc bán hàng vào các dịp lễ tết, thanh toán quyết
toán cuối quý hay cuối năm
- Phỏng vấn theo nhóm: Là hình thức phỏng vấn mà một người hỏi cùng lúc

đối với nhiều người. Loại phỏng vấn này giúp ta có thể thu thập được những
4
thông tin hay tránh được các thông tin trùng lặp mà các ứng viên đều có mà ta
không cần hỏi riêng từng người một.
- Phỏng vấn hội đồng: Là hình thức phỏng vấn của nhiều người đối với một
ứng viên. Loại phỏng vấn này thích hợp trong từng trường hợp bố trí các ứng
viên vào các vị trí quan trọng mà cần có sự tán đồng của nhiều người. Nó tránh
được tính chủ quan khi chỉ có một người phỏng vấn và nó tạo ra tính linh hoạt và
khả năng phản ứng đồng thời của các ứng viên.
1.3. Quy trình của một buổi phỏng vấn.
Thông thường, một buổi phỏng vấn sẽ tiến hành theo một quy trình cụ thể
như sau:
Bước 1: Bước chào hỏi.
Trong bước này, nhà tuyển dụng sẽ bắt đầu bằng việc chào hỏi và có thể trò
chuyện với ứng viên trong vài phút nhằm giúp ứng viên thư giãn. Trong phần này
sẽ ít có những câu hỏi quan trọng mà chỉ là những câu trao đổi mang tính xã giao.
Tuy nhiên, nhà tuyển dụng có thể quan sát và đánh giá cách ăn mặc, ứng xử,
phong cách của ứng viên ngay từ những phút ban đầu gặp mặt.
Bước 2: Trao đổi thông tin.
Đây là bước quan trọng nhất trong một buổi phỏng vấn tuyển dụng vì thông
qua những câu hỏi và câu trả lời, người phỏng vấn cũng như người được phỏng
vấn sẽ có những thông tin cần thiết cho quyết định của mình. Qúa trình trao đổi
thông tin sẽ diễn ra như sau:
Đầu tiên, nhà tuyển dụng sẽ hỏi những câu hỏi chung cho tất cả các ứng viên
như: “Hãy cho chúng tôi biết thêm về bản thân bạn?” hay “Bạn có những kinh
nghiệm làm việc như thế nào?” để biết thêm về ứng viên.
Tiếp theo, nhà tuyển dụng có thể yêu cầu bạn làm rõ một số vấn đề bạn đã
viết trong sơ yếu lí lịch hay hồ sơ xin việc bằng một số câu hỏi ngắn. Ví dụ như:
“Bạn đã làm việc ở Công ty X được 1 năm, tại sao bạn lại không làm ở đó nữa?”
Cuối cùng, họ sẽ cung cấp cho ứng viên những thông tin về công ty, công

việc, về lương thưởng và các chế độ làm việc và đề nghị bạn đặt những câu hỏi
của mình.
5
Bước 3: Kết thúc buổi phỏng vấn.
Sau khi trao đổi và có được những thông tin cần thiết, nhà tuyển dụng sẽ chủ
động kết thúc buổi phỏng vấn với lời hẹn thông báo kết quả tuyển dụng cho ứng
viên.
CHƯƠNG 2: CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ VÀ THỰC HIỆN PHỎNG VẤN.
BƯỚC 1: CHUẨN BỊ TRƯỚC PHỎNG VẤN
Chuẩn bị trước phỏng vấn là công việc quan trọng và thực sự cần thiết đối
với mỗi người trước khi tham dự phỏng vấn xin việc. Càng chuẩn bị kĩ, chúng ta
sẽ càng thể hiện bản thân tốt hơn trước nhà tuyển dụng và khi đó, cơ hội giành
được vị trí công việc sẽ nhiều hơn. Khi nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi có tiến
hành phỏng vấn trực tiếp 10 anh/ chị đang đi làm ở các cơ quan khác nhau và họ
đã từng tham gia các cuộc phỏng vấn tuyển dụng. Câu hỏi đưa ra là: Trước khi
tham dự phỏng vấn, anh chị nghĩ rằng mình cần chuẩn bị những gì và thực tế sau
khi phỏng vấn ra sao? Đa số(bao nhiêu phần trăm?) các ý kiến cho rằng họ chỉ
chú ý chuẩn bị trang phục và một số thông tin liên quan đến nhà tuyển dụng.
Nhưng trong quá trình phỏng vấn, họ gặp một số vấn đề như đến phỏng vấn
muộn, không mang theo hồ sơ tới buổi phỏng vấn, không trả lời được câu hỏi của
người phỏng vấn do quá căng thẳng… Bài học kinh nghiệm họ rút ra là cần phải
chuẩn bị kĩ (gì?) hơn trước khi đi phỏng vấn. Như vậy, để có thể thành công và
có việc làm thích hợp, việc cần làm đầu tiên là sự chuẩn bị. Khi tham dự phỏng
vấn, những yếu tố cần chuẩn bị đó là:
2.1. Chuẩn bị hồ sơ xin việc.
Hồ sơ xin việc là công cụ cung cấp thông tin đầu tiên về ứng viên tới nhà tuyển
dụng và nó phải được gửi ngay nhà tuyển dụng sau khi họ đăng tin tuyển người. Từ
hồ sơ xin việc, nhà tuyển dụng mới có cơ sở để tuyển chọn người tham gia phỏng
vấn. Về thực chất, chuẩn bị lại toàn bộ hồ sơ không phải là việc làm sau khi ứng
viên được gọi phỏng vấn. Đối với một buổi phỏng vấn tuyển dụng, chuẩn bị hồ sơ

xin việc chỉ có nghĩa là việc ứng viên cần xem lại các giấy tờ, hồ sơ mình đã gửi tới
6
nha tuyển dụng trước đó hoặc chuẩn bị hồ sơ gốc để mang tới buổi phỏng vấn nhằm
làm rõ yêu cầu của nơi tuyển dụng. Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng tôi vẫn chỉ
đề cập đến việc chuẩn bị một bộ hồ sơ xin việc ngay khi các bạn sinh viên có ý định
xin vào một vị trí công việc nào đó để phục vụ tốt hơn cho quá trình xin việc của các
bạn.
Hồ sơ xin việc thường là một mẫu được quy định chung hoặc là mẫu riêng của
từng đơn vị tuyển dụng. Nó bao gồm các giấy tờ như: đơn xin việc; bản sơ yếu lý
lịch; các văn bằng chứng chỉ; giấy khám sức khỏe; giấy khai sinh; sổ hộ khẩu; giấy
photocopy chứng minh thư nhân dân; thư giới thiệu của công ty hoặc của người có
uy tín….
Hồ sơ xin việc là một mẫu được định sẵn, do đó nó khá khô khan, cứng nhắc
mà khi nhìn qua có thể kết luận hầu hết tất cả các hồ sơ đều như nhau. Trong khi đó,
đối với mỗi một ví trí tuyển dụng có thể có hàng trăm hồ sơ xin việc nhưng nhà
tuyển dụng chỉ lựa chọn một số lượng vừa đủ để tiến hành phỏng vấn. Vì vậy, câu
hỏi lớn nhất khi làm hồ sơ đăng ký tuyển dụng vào một ví trí nào đó của chúng ta
khi đi xin việc thường là: Làm sao mình có thể lọt qua vòng thẩm định hồ sơ?”. Đây
là một việc khó, đặc biệt là đối với những vị trí quan trọng, có nhiều ứng cử viên
tham gia. Tuy nhiên, việc này sẽ trở nên dễ dàng nếu ứng viên có thể làm nổi bật
được con người và năng lực của mình một cách rõ nét thông qua các văn bản, giấy tờ
trong hồ sơ xin việc.
2.1.1. Đơn xin việc.
Đây là văn bản phải có trong mọi hồ sơ xin việc. Nó có vai trò quan trọng
trong hồ sơ vì thông qua đơn xin việc, người xin việc có thể khẳng định trình độ, sự
phù hợp của mình đối với vị trí được tuyển dụng khiến nhà tuyển dụng xem xét hồ
sơ của mình kỹ hơn. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi chúng ta tự xây dựng cho
mình một đơn xin việc riêng mà không theo mẫu cơ bản có trong một hồ sơ.
a.Về hình thức.
Đơn xin việc sử dụng giấy A4, căn chỉnh lề cân đối; sử dụng font chữ Times

New Roman hoặc Arial; VN Time. Đơn không sử dụng quá nhiều cỡ chữ, kiểu chữ,
và các cỡ chữ không quá chênh lệch nhau. Tên nhà tuyển dụng, họ và tên người xin
việc nên viết hoa để thể hiện sự quan tâm và tôn trọng. Đơn xin việc có thể viết tay
7
hoặc đánh máy, tùy thuộc vào yêu cầu của nhà tuyển dụng. Nội dung đơn nên trình
bày ngắn gọn, rõ ràng, đẹp mắt, dể hiểu, tránh sử dụng văn nói mà nên sử dụng văn
phong hành chính với ngôn ngữ nhẹ nhàng, giản dị, chân thật. Phải chấm ngắt câu
một cách phù hợp, các đoạn văn phải ngắt xuống dòng, không nên viết một đoạn văn
quá dài, gây sự khó chịu cho người đọc mà nên tạo thành nhiều đoạn nhỏ trên một
mặt giấy.
b.Về nội dung.
Đơn xin việc cần thể hiện được đầy đủ các yếu tố sau:
1. Thông tin cá nhân gồm: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh của người đi xin
việc.
2. Đoạn mở đầu: Trình bày sơ lược về sự tìm hiểu của bạn về công ty và lý do tại
sao bạn muốn được tuyển dụng vào cơ quan và vị trí tuyển dụng.
3. Đoạn nội dung chính: Người đi xin việc nên trình bày những khả năng của
mình phù hợp với vị trí tuyển dụng, cần nên nêu rõ những công việc cụ thể mà
ứng cử viên có thể đảm trách, những công việc mà mình muốn làm và quan
tâm. Đặc biệt cần làm nổi bật những kinh nghiệm, phẩm chất và kết quả làm
việc đối với những công việc đã từng làm hay những thành tích học tập mà
mình đã đạt được trong trường học đối với những sinh viên đã và mới ra
trường.
4. Đoạn thông tin bổ sung: đây là phần trình bày lý do vì sao ứng cử viên thích
vị trí công việc ở đơn vị đang tuyển dụng và một số lời hứa hẹn chân thành
bày tỏ sự mong muốn đóng góp khả năng của mình cho nhà tuyển dụng.
Thay vào mẫu đơn xin việc có sẵn, người xin việc nên thiết kế và xây dựng
một đơn xin việc riêng để thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng đối với bộ hồ sơ
của mình giữa rất nhiều hồ sơ xin việc khác.
2.2.2. Bản sơ yếu lý lịch.

Bản sơ yếu lý lịch là sự tự giới thiệu về bản thân mà thông qua nó ứng cử viên
có thể phản ánh được nhân cách, kinh nghiệm, kỹ năng của mình đối với vị trí tuyển
dụng. Vì vậy, người đi xin việc cần viết thật kỹ lưỡng; đúng dấu chính tả; chữ viết rõ
ràng; trình bày thông tin đầy đủ, ngắn gọn, súc tích và sử dụng ngôi xưng hô phù
hợp.
8
Trên thực tế hiện nay, hầu hết những người đi xin việc thường sử dụng bản sơ
yếu lý lịch có sẵn trong hồ sơ xin việc. Bản sơ yếu lý lịch tự thuật này đã khái quát
được hầu hết những thông tin mà ứng cử viên cần cung cấp. Tuy nhiên, ở một số
mục quan trong như: quá trình hoạt động của bản thân; khen thưởng và kỷ luật thì
diện tích quá nhỏ khiến ứng cử viên khó có thể viết chi tiết quá trình hoạt động và
những thành tích mà mình đã đạt được. Vì vậy, nếu muốn tạo được ấn tượng hơn với
nhà tuyển dụng dụng bạn nên viết một bản kê khai chi tiết quá trình hoạt động và
những thành tích, kỷ luật của bản thân thành một bản riêng, để kẹp chung trong bản
sơ yếu lý lịch đã viết. Việc làm này sẽ khiến khả năng trúng tuyển của ứng cử viên
sẽ cao hơn rất nhiều so với những hồ sơ viết sơ sài không đầy đủ và qua loa.
Trong phần quá trình hoạt động của bản thân, nếu người xin việc là sinh viên
mới ra trường hay người chưa từng đi làm việc thì cần nêu quá trình sinh sống, hoạt
động và học tập cùng những thành tích đã đạt được của bản thân. Ngược lại, nếu là
người đã từng đi làm thì cần nêu thêm công việc đã làm là gì? Ở cơ quan nào? Kết
quả làm việc và thời gian làm việc? Khi trình bày phần này, cần trình bày những
kinh nghiệm và những đặc điểm nổi bật của mình, đặc biệt là những điểm mạnh mà
vị trí tuyển dụng dụng cần có, nhà tuyển dụng tuyển dụng quan tâm. Đối với phần
khen thưởng, người xin việc cần nêu cụ thể, rõ ràng và đầy đủ, vì những những
thông tin này là minh chứng cho những thành tích mà mình đã đạt được, điều đó tạo
nên sự tin tưởng từ phía nhà tuyển dụng.
2.2.3. Văn bằng, chứng chỉ có sức thuyết phục.
Văn bằng, chứng chỉ có vai trò quan trọng trong hồ sơ xin việc vì thông qua
đó nhà tuyển dụng có thể xác nhận các thông tin liên quan đến trình độ học vấn của
ứng cử viên. Xem ứng cử viên đã được đào tạo những gì, trình độ tới đâu, kết quả

học tập ra sao để có thể đánh giá sự phù hợp của vị trí được tuyển dụng. Vì vậy, ứng
cử viên cần photocopy mỗi loại chứng chỉ có liên quan đến yêu cầu công việc và cho
vào hồ sơ, không cho các chứng chỉ không cần thiết vào nếu có. Đặc biệt, ứng cử
viên không nên làm giả hoặc mua các chứng chỉ, bằng cấp giả để cho vào hồ sơ vì
nếu bị phát hiện ứng cử viên sẽ bị loại, ngay cả khi đã trúng được tuyển dụng, không
những thế điều này còn có thể gây khó khăn cho quá trình xin việc của ứng cử viên
sau này.
9
Ví dụ: Đối với vị trí văn thư, thì một bộ hồ sơ ứng cử viên cần có các văn
bằng, chứng chỉ sau:
1. Nghiệp vụ văn thư – lưu trữ.
2. Nghiệp vụ hành chính văn phòng.
3. Tin hoc.
4. Anh văn.
5. Kế toàn.
6. Lễ tân văn phòng.
2.2.4. Thư giới thiệu của công ty hoặc của người có uy tín.
Thư giới thiệu của công ty mà ứng cử viên đã từng làm việc hoặc của người
có uy tín được nhiều người biết đến là bằng chứng xác thực chứng minh khả năng
của ứng cử viên. Văn bản này sẽ giúp ứng cử viên rất nhiều trong vòng xét tuyển hồ
sơ cũng như cả phần phỏng vấn tuyển dụng. Tuy nhiên, đối với thư giới thiệu của
công ty cũ hay là thư xác nhận năng lực làm viêc thì ứng cử viên có để trong túi hồ
sơ. Nhưng nếu là thư giới thiệu thì có thể để trong hồ sơ hoặc có thể gửi đi trước khi
nộp hồ sơ để nhà tuyển dụng có thể xác minh nó trước khi gọi ứng cử viên tới phỏng
vấn.
2.2.5.Giấy khám sức khỏe.
Giấy khám sức khỏe thể hiện tình hình thể lực và sức khỏe của ứng cử viên, vì
thế hầu hết mọi nhà tuyển dụng đều yêu cầu ứng cử viên nộp giấy tờ này. Hiện nay,
có không ít người đi xin việc mua giấy khám sức khỏe giả mà không đi khám theo
yêu cầu. Điều này rất nguy hiểm, đặc biệt là đối với những vị trí có khối lượng công

việc nhiều, phải vận động hay áp lực công việc quá lớn…Do đó trước hoặc khi làm
hồ sơ xin việc, người xin viêc cần đi khám sức khoẻ để có thể chắc chắn mình phù
hợp với công việc đang ứng tuyển.
Ngoài những giấy tờ trên, trong hồ sơ xin việc cần có bản sao sổ hộ khẩu hoặc
giấy tạm trú và giấy photocopy chứng minh thư nhân dân có công chứng của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền. Những giấy tờ này sẽ giúp nhà tuyển dụng xác định
được quê quán và các thông tin khác một cách chính xác để có thể tin tưởng ứng cử
viên trước khi phỏng vấn tuyển dụng vào một vị trí của cơ quan, đặc biệt là những vị
trí có vai trò quan trọng.
10
* Những điều cần lưu ý khi nộp hồ sơ xin việc.
Khi hoàn thiện hồ sơ, chúng ta nên nên sử dụng kẹp giấy mới để kẹp tất cả tài
liệu bên trong hồ sơ, tránh mất mát các giấy tờ bên trong,
Cách viết bìa hồ sơ: Cách viết các thông tin này rất quan trọng vì nó là bộ mặt
hồ sơ xin việc của ứng cử viên.Do đó cần phải trình bày sạch sẽ, rõ ràng, chi tiết và
đầy đủ các mục thông tin về: họ và tên; ngày sinh; địa chỉ; điện thoại và các giấy tờ
có trong hồ sơ.
Khi nộp hồ sơ, nếu cơ quan tuyển dụng có địa chỉ ở gần nơi ứng cử viên sinh
sống, ứng cử viên có phương tiện đi lại thuận tiện thì nên gửi trực tiếp hồ sơ tới cơ
quan để thể hiện sự mong mỏi và nhiệt huyết của mình đối với vị trí được tuyển
dụng, song cần bảo vệ hồ sơ an toàn, tránh để bị hư hỏng, rách nát và dính vết bẩn.
Nếu không thể gửi trực tiếp ứng cử viên có thể gửi qua đường bưu điện và ghi rõ
ràng, chính xác địa chỉ cơ quan ứng tuyển. Sau khi gửi hồ sơ, để tránh những sự có
thể xảy ra trong quá trình giao nhận hồ sơ, ứng cử viên có thể gọi điện thoại để chắc
chắn hồ sơ của mình đã tới nhà tuyển dụng.
2.2 Chuẩn bị thông tin liên quan đến công việc, nhà tuyển dụng và bản
thân.
Đối với người xin việc, lời mời phỏng vấn của nhà tuyển dụng chính là thành
công đầu tiên trong quá trình xin việc. Song để có thể giành chiến thắng cuối cùng
và ngồi vào vị trí đã ứng tuyển thì ứng cử viên cần chuẩn bị các thông tin liên quan

đến công việc và nhà tuyển dụng tuyển dụng để củng cố cho mình một hành trang
tốt nhất.
2.2.1. Nghiên cứu về công việc dự tuyển.
Thông qua những mô tả và yêu cầu công việc trong thông báo tuyển dụng,
ứng cử viên đã hiểu được phần nào những việc mà mình phải làm, song nó vẫn
chung chung và chưa cụ thể. Vì vậy, để có thể hiểu rõ hơn, người xin việc cần tìm
hiểu về nó thông qua mạng internet, website trực tuyến của công ty, gọi điện thoại
hay email trực tếp đến cơ quan hoặc thông qua những người quen biết trong cơ
11
quan….Để trên cơ sở những thông tin đó, ứng cử viên sẽ trả lời được các câu hỏi:
yêu cầu đối với vị trí tuyển dụng có phù hợp với trình độ chuyên môn, sở thích hay
sức khỏe của mình hay không? Điểm mạnh nhất của ứng cử viên trong các yêu cầu
đưa ra là gì? Làm thế nào để chứng minh khả năng đó cho nhà tuyển dụng? Vị trí
công việc có khả năng thăng tiến hay không? Những lợi ích cũng như tác hại mà
công việc đó có thể mang lại?
Trên thực tế, khi làm hồ sơ xin việc, người xin việc cần tìm hiểu công việc mà
mình ứng tuyển là gì, sau đó mới tiến hành làm hồ sơ xin việc. Tuy nhiên, để có thể
chắc chắn rằng mình đã hiểu rõ công việc ứng tuyển trước nhà tuyển dụng và chuẩn
bị tốt những kỹ năng cần thiết khi đi phỏng vấn thì ứng cử viên cần phải tìm hiểu
thật kỹ công việc đó. Hơn nữa, có thể ứng cử viên có rất nhiều sự lựa chọn về công
việc trong cùng một lúc,việc tìm hiểu kỹ từng công việc mà mình ứng tuyển sẽ giúp
ứng cử viên lựa chọn công việc phù hợp nhất.
2.2.2. Nghiên cứu về nhà tuyển dụng.
Trong phỏng vấn, nhà tuyển dụng luôn mong muốn ứng viên tìm hiểu về
công ty họ. Điều này không có nghĩa là họ sẽ hỏi những câu hỏi khó để xem ứng
viên có tìm hiểu không, mà họ chỉ muốn biết người xin việc có nhiệt tình, quan
tâm đến công việc và công ty của họ hay không? Để có thẻ tìm được những thông
tin hữu ích, ứng viên nên xem các quảng cáo, tạp chí, website công ty hoặc gọi
điện, gửi email đến công ty tuyển dụng. Khi nghiên cứu về nha tuyển dụng,
chúng ta nên tìm hiểu những thông tin như:

a.Về lĩnh vực hoạt động.
Tìm hiểu cơ quan hoạt động trong lĩnh vực gì? Sản xuất, kinh doanh hay dịch
vụ…sẽ giúp cho ứng cử viên biết được công việc tương lai của mình
Ví dụ: đối với vị trí tuyển dụng là chuyên viên lưu trữ tại Bộ Xây dựng. Đối
tượng mà ứng cử viên sẽ làm việc trực tiếp trong tương lai đó là các loại hình tài liệu
lưu trữ như: tài liệu hành chính, tài liệu khoa học – kỹ thuật, tài liệu nghe nhìn…
trong đó tài liệu khoa học – kỹ thuật là chủ yếu.
b. Về văn hóa cơ quan.
Mỗi cơ quan, tổ chức hoạt động trong một ngành nghề, lĩnh vực khác nhau sẽ
xây dựng nên một môi trường văn hóa riêng. Vì vậy việc tìm hiểu những quy tắc
12
ứng xử, trang phục, giờ làm việc của cơ quan ứng tuyển sẽ giúp ứng cử viên có thể
xác định sự phù hợp với văn hóa cơ quan, cũng như để chuẩn bị trang phục, cách
giao tiếp sao cho phù hợp trong buổi phỏng vấn. Làm như vậy, ứng cử viên sẽ nhận
mình là người dễ dàng thích nghi với văn hóa cơ quan, đồng nghiệp, tạo ấn tượng
cho nhà tuyển dụng.
c. Về cơ cấu tổ chưc.
Việc tìm hiểu cơ cấu tổ chức của cơ quan sẽ cho ứng cử viên biết được loại hình
hoạt động, quy mô tổ chức; các vị trí chủ chốt; các bộ phận và mối quan hệ giữa các
phòng ban với nhau…Qua đó, ứng cử viên có thể xác định được vị trí của mình
thuộc phòng ban nào, ai là cấp trên, cấp dưới của mình cũng như khả năng thăng tiến
trong tương lai
d. Về người tiến hành phỏng vấn.
Thường việc phỏng vấn ứng cử viên sẽ do người có chuyên môn, nghiệp vụ về
vị trí tuyển dụng và cán bộ phòng nhân sự cơ quan thực hiện, do đó để xác định họ
là ai không phải là việc khó. Thông qua việc tận dụng mọi mối quan hệ của ứng cử
viên để tìm hiểu về vị trí của họ trong cơ quan, tính cách, con người, thâm niên, lĩnh
vực chuyên môn, bằng cấp, độ tuổi của họ. Những thông tin này sẽ giúp ứng cử viên
chuẩn bị một tâm lý sẵn sàng, một phong cách phù hợp khi giao tiếp và trả lời những
câu hỏi của nhà tuyển dụng. Nếu việc tìm hiểu các thông tin này gặp khó khăn, thì

ứng cử viên không nên lo lắng vì mọi nhà tuyển dụng đều mong muốn tìm được
người phù hợp với vị trí tuyển dụng, họ sẽ không ngần ngại tạo cơ hội cho ứng cử
viên có cơ hội được thể hiện bản thân mình. .
2.2.3. Chuẩn bị trả lời các câu hỏi và bài kiểm tra của nhà tuyển dụng.
Trả lời các câu hỏi và bài kiểm tra của nhà tuyển dụng luôn khiến cho các ứng
cử viên lo lắng nhất. Do đó để hạn chế tối đa những sai lầm có thể xảy ra trong buổi
phỏng vấn, các ứng cử viên nên dự đoán và chuẩn bị trước các câu hỏi và bài kiểm
tra sẽ đưa ra, trên cơ sở những thông tin về bản thân, công việc và nhà tuyển dụng đã
tìm hiểu được.
a. Chuẩn bị trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng.
Mỗi cơ quan làm việc trong những lĩnh vực riêng song theo mô típ chung, các
nhà tuyển dụng thường đưa ra các câu hỏi như:
13
1. Bạn hãy giới thiều về bản thân mình?
2. Bạn biết gì về công ty chúng tôi?
3. Tại sao bạn nghỉ việc tại công ty cũ và chọn công việc này?
4. Bạn đã học được gì từ công việc cũ?
5. Bạn đã bao giờ nghi ngờ khả năng hay quyết định của mình chưa?
6. Bạn thích làm việc một mình, làm chung phòng hay làm với nhiều
người tại một khu vực chung?
7. Bạn đã từng vào thăm trang web của công ty chúng tôi bao giờ chưa.
Hãy đưa ra một vài nhận xét – bạn thích điểm gì, không thích điểm gì về trang
web?
8. Mục tiêu tương lai của bạn là gì?
9. ……
Để chuẩn bị cho những câu hỏi này, hãy tùy thuộc vào vị trí công việc, ứng cử
viên cần gạch những ý quan trọng nhất và lần lượt trả lời. Không nên viết câu trả lời
trước bằng cả một đoạn văn, vì nó rất máy móc và khiến ứng viên không thể nhớ
được khi tiến hành phỏng vấn thật. Hãy để sự sáng tạo của mình biến những gạch
đầu dòng thành một câu trả lời hoàn hảo.

Ví dụ: Đối với vị trí tuyển dụng là văn thư cơ quan, nhà tuyển dụng có thể hỏi
ứng cử viên những câu hỏi sau:
1. Bạn đã từng làm công tác văn thư ở cơ quan nào chưa?
2. Bạn rút ra được kinh nghiệm gì khi làm công tác văn thư ở cơ quan cũ?
3. Theo bạn những đức tính cần có của người làm công tác văn thư là gì?
4. Nếu được nhận làm cán bộ văn thư cơ quan bạn sẽ làm được gì cho
công ty chúng tôi?
5. …….
b. Chuẩn bị trả lời các bài kiểm tra của nhà tuyển dụng.
Các bài kiểm tra của nhà tuyển dụng tuyển dụng thường liên quan đến chỉ số
thông mình(IQ); chỉ số cảm xúc; trình độ ngoại ngữ và trình độ chuyên môn.
Bài kiểm tra về chỉ số thông minh(IQ). Bài kiểm tra này sẽ đánh giá tổng quát
năng lực của ứng cử viên về tất cả các mặt và thông qua nó, nhà tuyển dụng sẽ phán
đoán sự nhanh trí, khả năng phân tích, tính toán của ứng cử viên. Các câu hỏi được
14
sử dụng thường là các câu hỏi đố mẹo, các con số mà khi đọc, nhìn qua ứng cử viên
sẽ thấy rất đơn giản. Nhưng nếu không cẩn trọng nhận biết được tính logic, quy luật
của vấn đề, ,…thì ứng cử viên sẽ thất bại. Ví dụ: Đối với câu hỏi: “Có bao nhiêu
cách để bạn đi từ nhà mình tới công ty chúng tôi?”. Khi được hỏi câu hỏi này, chắc
chắn ứng cử viên sẽ nghĩ tới ngay con đường mà hôm nay mình đã đi, song đây là
một câu hỏi mẹo: “ có bao nhiêu cách” – có vô số. Con đường mà ứng cử viên đi chỉ
là một trong rất nhiều con đường có thể đi. Do vậy, hãy suy nghĩ cẩn trọng đối với
những câu hỏi mà nhà tuyển dụng hỏi trước khi đưa ra đáp án cuối cùng.
Bài kiểm tra về chỉ số cảm xúc: Bài kiểm tra này sẽ giúp nhà tuyển dụng đáng
giá khả năng xử lý tình huống, khả năng giao tiếp,tính cách của ứng viên xem có phù
hợp với vị trí được tuyển dụng hay không. Bài kiểm tra này thường được cho dưới
dạng hình thức trắc nghiệm để ứng cử viên có thể lựa chọn và đáp án của ứng cử
viên sẽ nói lên tính cách của mình. Đối với những câu hỏi này ứng cử viên chỉ cần
thành thật trả lời theo những gì mình nghĩ để bộc lộ bản thân cho nhà tuyển dụng
biết.

Ví dụ: Đối với vị trí văn thư cơ quan: “ Khi cán bộ phòng nhân sự đưa cho bạn
một văn bản đã có chữ ký của lãnh đạo để xin dấu phát hành, nhưng bạn phát hiện
văn bản đã kỹ sai thể thức đề ký và yêu cầu người nhân viên đó làm lại mà người
nhân viên không đồng ý lại còn nổi cáu. Trong trường hợp này bạn sẽ giải quyết như
thế nào?
1. Nhẹ nhàng giải thích rõ cho họ hiểu.
2. Báo cáo lên cấp trên.
3. Tranh cãi với họ.
Bài kiểm tra tiếng anh. Bài kiểm tra tiếng anh là thử thách lớn đối với các ứng
viên, bởi hầu hết người lao động ở nước ta có trình độ tiếng anh thấp. Hơn nữa,
những câu hỏi tiếng anh thường có kiến thức sâu rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực
như: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, thể thao….Vì vậy, để có thể trả lời được
những câu hỏi này đòi hỏi ứng cử viên phải có trình độ tiếng anh nhất định, đồng
thời phải có hiểu biết về nhiều mặt, luôn nắm và cập nhật những tin tức nổi bật, quan
trọng trong cuộc sống.
15
Bài kiểm tra trình độ chuyên môn. Tùy vào yêu cầu công việc mà nhà tuyển
dụng sẽ chuẩn bị các câu hỏi liên quan đến trình độ chuyên môn khác nhau. Song
các câu hỏi thường dưới dạng một câu hỏi nhỏ trong một vấn đề lớn, đòi hỏi ứng cử
viên phải phân tích và làm rõ được vấn đề. Khi trả lời các câu hỏi này, ứng cử viên
cần xây dựng luận điểm, luận cứ rõ ràng, sử dụng ví dụ để chứng minh, không nên
viết dài, lan man. Vì việc trả lời những câu hỏi này rất quan trọng, nó chính là cơ sở
để nhà tuyển dụng đáng giá được thực chất trình độ, sự hiểu biết của ứng cử viên,
đánh giá xem ứng cử viên có thể đáp ứng được yêu cầu công việc hay không.
Tóm lại, trả lời được các câu hỏi và bài kiểm tra của nhà tuyển dụng sẽ quyết
định lớn tới khả năng thành công trong phỏng vấn tuyển dụng của ứng cử viên. Vì
vậy, ứng cử viên cần cố gắng để chuẩn bị thật tốt và phải biết rằng: “ nhà tuyển
dụng, đặc biệt là các doanh nghiệp luôn tìm cách để làm mọi việc tốt nhất những tiết
kiệm chi phí nhất”.
2.2.4. Chuẩn bị các câu hỏi cho nhà tuyển dụng.

Phỏng vấn tuyển dụng là cuộc trao đổi qua lại giữa nhà tuyển dụng và ứng cử
viên, vì vậy nếu một ứng cử viên chỉ lắng nghe và trả lời lần lượt các câu hỏi phỏng
vấn sẽ bị đánh giá là không có gì nổi bật. Trong khi đó, nhà tuyển dụng lại không
ngần ngại tạo cơ hội để ứng cử viên đưa ra những câu hỏi với mình, do đó ứng cử
viên nên và có quyền đưa ra những câu hỏi cho nhà tuyển dụng.
Việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng ngoài mục đích giúp ứng viên thu thập
thêm những thông tin cần thiết còn làm cho nhà tuyển dụng có thêm ấn tượng về họ.
Chính vì vậy, ững viên có thể đặt những câu hỏi về những nội dung khác nhau như
cơ cấu tổ chức, bộ máy, chương trình hoạt động của công ty.
Ví dụ :
1. Ngoài những đồng nghiệp cùng phòng, tôi sẽ làm việc với những ai?
2. Thách thức lớn nhất mà tôi sẽ gặp phải ở vị trí này là gì?
3. Để giúp tôi hiểu rõ hơn về công việc, xin ông/ bà cho biết trách nhiệm,
thành công cà cả khuyết điểm của người đã đảm trách công việc này trước
đây?
4. Ai sẽ là người đánh giá năng lực và kết quả làm việc của tôi?
2.2.5. Một số chuẩn bị khác.
16
* Chuẩn bị trang phục.
Ấn tượng đầu tiên không phải là tất cả nhưng rất quan trọng vì nó sẽ quyết
định rất lớn tới thiện cảm của người phỏng vấn tuyển dụng, vì vậy ứng cử viên cần
chuẩn bị một bộ trang phục phù hợp, dựa trên văn hóa của cơ quan, lĩnh vực hoạt
động, thời tiết…. Nên nhớ hình ảnh ngoài xã hội đôi khi không phù hợp một môi
trường chuyên nghiệp, vì vậy ứng cử viên nên ăn mặc chỉnh tề, thoải mãi, lịch sự,
nhưng không quá sang trọng, cần kết hợp hài hòa các mầu sắc với nhau
*Chuẩn bị tâm lý.
Phỏng vấn tuyển dụng là lúc gặp gỡ trực tiếp giữa nhà tuyển dụng và ứng cử
viên, vì vậy hầu hết các ứng cử viên thường lo lắng, e ngại và không tự tin, tạo nên
một hình tượng không tốt đối với nhà tuyển dụng. Ứng cử viên nên tự tin về những
gì mà mình đã chuẩn bị, tạo hình ảnh chuyên nghiệp, thái độ nhiệt tình, hăng hái và

sẵn sàng làm việc để ghi điểm từ nhà tuyển dụng. Để làm được điều đó, ứng cử viên
cần luyện tập trước khi đi phỏng vấn, chú ý giao tiếp không chỉ bằng lời nói mà còn
cả bằng ánh mắt và hành động. Trước ngày phỏng vấn tuyển dụng, ứng cử viên nên
tham quan trước cơ quan để hiểu rõ về cơ quan và xác định đường đi thuận tiện nhất
cho buổi phỏng vấn. Ngày phỏng vấn, nên đi sớm trước 15’ để quan sát cử chỉ và
cách làm việc của mọi người trong công ty. Trước khi đi phỏng vấn nên đi ngủ sớm
để luôn tỉnh táo, ăn đầy đủ, không nên để bụng đói hoặc ăn quá no, gây sự mệt mỏi,
khó chịu khi đi phỏng vấn. Nếu gặp khó khăn trong quá trình phỏng vấn, ứng cử
viên phải giữ thái độ bình tĩnh, luôn minh mẫn và tự tin. Nếu được mời vào phỏng
vấn muộn hay sớm thì vẫn luôn kiên nhẫn, chờ đợi và không nên tỏ ra chán nản khi
đối mặt với người phỏng vấn tuyển dụng. Hãy thoải mãi, không ngần ngại nói về
bản thân, thành tích, điểm mạnh của mình để chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy
mình chính là ứng cử viên tốt nhất đối với vị trí mà cơ quan đang tuyển dụng.
2.2.5. Những thứ cần mang theo trong buổi phỏng vấn tuyển dụng.
Đầu tiên, đó chính là hồ sơ xin việc đã photocopy của ứng cử viên; điện
thoại(tắt máy khi vào phòng phỏng vấn); một cây bút và một quyển sổ ghi chép nhỏ;
một chiếc túi hoặc cặp duy nhất. Ứng cư viên không nên mang quá nhiều đồ, vì nó
sẽ thể hiện sự bận rộn và không chu toàn cho phỏng vấn. Trước khi mang vào
17
phòng, ứng cử viên nên xin phép người phỏng vấn để thể hiện sự lịch sự và tôn trọng
nhà tuyển dụng.
BƯỚC 2: GIAI ĐOẠN PHỎNG VẤN TRỰC TIẾP.
Phỏng vấn là một quá trình thu nhận tin giữa người phỏng vấn và ứng viên để có
thể thực hiện được các quyết định tuyển dụng. Một buổi phỏng vấn được coi thành
công đối với người xin việc không chỉ thể hiện qua các câu trả lời phỏng vấn mà còn
được đánh giá qua tác phong mà họ thể hiện trong buổi gặp mặt đó. Nói một cách
khác, để đánh giá ứng viên khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ dựa trên hai tiêu chí cơ
bản đó là giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài
nghiên cứu này, chúng tôi xem xét chung hai yếu tố này theo quá trình diễn ra một
buổi phỏng vấn. Như vậy, những kĩ năng cần có của ứng viên khi tham gia phỏng

vấn là tác phong chuyên nghiệp, cách trả lời câu hỏi phỏng vấn và cách đặt câu hỏi
cho nhà tuyển dụng.
2.3. Tác phong chuyên nghiệp của người đi phỏng vấn.
- Tác phong:
Trong phỏng vấn tuyển dụng, một người ứng viên được coi là chuyên nghiệp thể
hiện tốt trên các mặt như sau:
2.3.1. . Đúng giờ:
Nhà tuyển dụng, đặc biệt là những người có chức vụ cao luôn luôn bận rất nhiều
công việc. Việc ứng viên đến đúng giờ sẽ làm cho họ thấy rằng ứng viên biết tôn
trọng thời gian của họ và thời gian thực sự là yếu tố quý giá đối với họ. Khi có một
cuộc phỏng vấn, chúng ta nên đến sớm trước giờ hẹn khoảng 10 phút để có thời gian
chuẩn bị trang phục và làm quen với môi trường của công ty. Nhà tuyển dụng sẽ rất
thiện cảm với một nhân viên đến đúng giờ và sẵn sàng cho ứng viên đó cơ hội để thể
hiện bản thân.
Nếu ứng viên đến muộn, nhà tuyển dụng có thể kết luận rằng đó là người luôn
cho mình là trung tâm, chỉ nghĩ cho mình mà không nghĩ cho người khác, vô kỉ luật,
bất lịch sự…kể cả những lí do chính đáng như tắc đường, hỏng xe hay bất cứ lí do
18
nào khác. Những lí do này nêu ra chỉ làm nhà tuyển dụng hiểu thêm rằng ứng viên
không chuẩn bị kĩ lưỡng về thời gian. Vì vậy, ứng viên nên đến đúng giờ và mang
theo những tài liệu và vật dụng cần thiết để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.
2.3.2. Trang phục.
Hiện nay, trang phục mặc đi phỏng vấn không còn bị bó hẹp như những khoảng
thời gian trước. Trước kia, khi đi phỏng vấn, ứng viên cần mặc bộ trang phục đẹp
nhất và sang trọng nhất. Nhưng bây giờ, việc chọn trang phục không đơn giản như
vậy. Có rất nhiều cơ quan lựa chọn hoặc sa thải nhân sự vì sự phù hợp của ứng viên
với văn hoá doanh nghiệp chứ không vì khả năng hay kinh nghiệm làm việc của
người đó. Vì vậy, trước khi đi phỏng vấn, chúng ta phải nên tìm hiểu về quy định
của công ty mình đang dự tuyển để lựa chọn trang phục phù hợp. Một bộ trang phục
được coi là đẹp khi nó toát lên vẻ lịch sự và phù hợp với hoàn cảnh. Chúng ta không

thể mặc quần jeans áo phông đến tham dự phỏng vấn ở cơ quan hành chính nhà
nước hay mặc comple quá lịch sự đến phỏng vấn cho vị trí nhân viên thiết kế, đó là
sự không phù hợp. Vì vậy, khi đi phỏng vấn tuyển dụng, trang phục được lựa chọn
nên đảm bảo yêu tố đơn giản, gọn gàng và lịch sự.
Nếu công ty có quy định về trang phục, ứng viên nên mặc gần giống với quy
định của họ để tạo sự phù hợp và gần gũi. Ngược lại, nếu công ty đó không quy định
trang phục cụ thể thì chúng ta cần phải lựa chọn trang phục thích hợp. Theo ý kiến
của những người phỏng vấn chuyên nghiệp, khi tham dự phỏng vấn, ứng viên nên
chú ý tới những điểm về trang phục như sau:
Đối với nữ giới:
- Mặc quần tây hoặc váy công sở, áo vest hoặc áo sơ mi.
- Nên đi giầy hoặc dép có quai hậu.
- Màu tất phải phù hợp với màu da, không quá nổi.
- Tạo kiểu tóc gọn gàng và phù hợp.
- Màu móng tay trang nhã.
- Nên trang điểm nhẹ và tự nhiên để không gây chú ý.
- Không dùng quá nhiều nước hoa
19
- Không mang theo ví tiền mà thay vào đó là cặp hồ sơ.
Đối với nam giới:
- Mặc quần tây, áo comple hoặc sơ mi, thắt cà vạt sang trọng và có đóng âu.
- Đi giày, tất màu tối
- Tóc ngắn gọn gàng
- Không để ria mép, phải cạo râu.
- Không sử dụng nhiều nước hoa.
Như trên đã trình bày, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể sử dụng phong
cách này. Ví dụ như những ngành thiết kế, sáng tạo, hội hoạ, hát, múa…thì không
thích hợp với trang phục đó. Vì vậy, yêu cầu cần thiết khi lựa chọn trang phục tham
dự phỏng vấn là ứng viên cần phải hiểu biết rõ về môi trường của công ty, về tính
chất và nội dung của công việc để có thể đưa ra quyết định chính xác nhất.

2.3.3. 3. Lời chào hỏi ban đầu.
Giống như vẻ bề ngoài, cách chào hỏi chính là một phần quan trọng trong việc
gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Thường thì mọi người cho rằng không cần chuẩn
bị nhiều cho những phút giao tiếp đầu tiên, tuy nhiên khoảng thời gian đó lại rất
quan trọng vì nó để lại những dấu ấn đối với nhà tuyển dụng. Khi đó, nhà tuyển
dụng sẽ tìm ra các vấn đề như ứng viên có tạo được bầu không khí phấn chấn và họ
có thực sự phấn khởi khi được mời phỏng vấn hay không? Người đó có ăn mặc và
cư xử phù hợp với phong cách của công ty hay không và họ có tỏ ra đúng như những
gì bạn viết ở sơ yếu lí lịch hay không? Vì vậy, chúng ta phải sàng biểu lộ sự nhiệt
tình và tự tin khi gặp họ. Để cuộc phỏng vấn có thể khởi đầu thành công, các ứng
viên cần ghi nhớ những điểm như sau:
- Mỉm cười thật tươi với nhà tuyển dụng.
- Nhìn vào mắt nhà tuyển dụng: Việc giao tiếp bằng mắt thể hiện thái độ tôn
trọng và quan tâm. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể nhìn chằm chằm vào mắt
của người đối diện vì điều đó là bất lịch sự và khi đó ứng viên có thể sẽ mất bình
tĩnh. Chuyên gia về ngôn ngữ cơ thể Janine Driver người Mỹ cho rằng chúng ta nên
nhìn vào phần giao giữa mũi và lông mày, không nên nhìn vào trán, môi và mũi của
người đối diện. Việc này thể hiện được sự tôn trọng của mình đối với họ và quan
20
trọng hơn, ánh nhìn đó biểu lộ sự tự tin hơn khi chúng ta nhìn thẳng vào mắt người
đối diện ( />- Chìa tay ra bắt ngay khi nhà tuyển dụng đưa tay ra để giới thiệu về mình: Bắt
tay là một hành động quen thuộc trong giao tiếp. Để tạo được ấn tượng với nhà
tuyển dụng, ứng viên nên bắt tay chắc chắn nhưng không nắm tay quá chặt, không
quá lâu và tỏ thái độ trân trọng thì sẽ tạo cảm giác thân thiện và thoải mái hơn cho cả
hai bên. Ngược lại, nếu ứng viên bắt tay một cách hời hợt, nhanh chóng thì nhà
tuyển dụng sẽ nghĩa rằng đó là người hời hợt, thiếu thế nhị và không coi trọng mối
quan hệ đó. Khi được đề nghị bắt tay, bạn nên đón nhận bằng cả hai tay để biểu lộ sự
tôn trọng họ và mối quan hệ mà hai bên đã gây dựng được. Chúng ta nên bắt tay với
tất cả mọi người khi ở đó có nhiều người.
- Nói: “Xin chào anh/ chị, tôi rất vui vì được gặp anh/ chị” và sau đó giới thiệu

tên của mình cho nhà tuyển dụng.
- Nếu ban giám khảo mời ngồi thì ứng viên nên nói câu cảm ơn rồi hãy ngồi
xuống. Trong trường hợp họ chưa mời ngồi, úng viên có thể nhã nhặn hỏi: “Tôi có
thể ngồi xuống được không ạ?”, sau đó đợi sự đồng ý của nhà tuyển dụng và ngồi
xuống. Nên ngồi đúng vị trí đã được chỉ định, nếu không có sự chỉ định về chỗ ngồi
thì nên ngồi ở góc bàn đối diện với ban giám khảo để tạo thuận lợi cho việc giao
tiếp.
2.3.3. Một số yếu tố khác về ngôn ngữ cơ thể:
Có rất nhiều người nghĩ rằng chỉ cần trả lời phỏng vấn tốt thì họ sẽ được nhận
vào làm việc. Nhưng trên thực tế thì không phải vậy. Theo kết quả của một nghiên
cứu, ngôn ngữ cơ thể chiếm 55% trong việc tác động đến phản ứng của người bạn
giao tiếp, nội dung nói chiếm 7% và ngữ điệu nói chiếm 38% ( />lieu). Như vậy, giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể có thể quan trọng ngang bằng thậm
chí là hơn giao tiếp bằng ngôn ngữ. Nếu ứng viên trả lời rất hay nhưng kĩ năng giao
tiếp phi ngôn ngữ không tốt thì có thể họ nhà tuyển dụng vẫn khong nhận họ.
Trong phỏng vấn tuyển dụng, một số ngôn ngữ cơ thể cần thể hiện tốt, đó là:
- Tư thế ngồi:
Sau khi chào hỏi nhà tuyển dụng, ứng viên sẽ được mờ ngồi. Đấy chính là một
bước để thể hiện bản thân mà rất nhiều ững viên không hề biết. Không phải ngồi như
21
thế nào cũng được mà chúng ta cần phải chọn tư thế hợp lý, gây được thiện cảm cho
nhà tuyển dụng.
Nên ngồi khoảng ½ đến 1/3 ghế và ngồi thẳng lưng và hướng người về phía nhà
tuyển dụng để biểu thị sự quan tâm và hào hứng đối với buổi phỏng vấn.
Không ngả người ra phía sau vì tư thế này sẽ khiến bạn tự nhiên và thoải mái
một cách thái quá.
Không nền ngồi vắt chân chữ ngũ vì nhà tuyển dụng có thể cho rằng ứng viên
này là người bất lịch sự và không tôn trọng họ.
Trong suốt quá trình tuyển dụng, không nên thay đổi nhiều tư thế ngồi khác
nhau. Nên ngồi ở 1-2 tư thế như trên để biểu lộ sự chắc chắn, kiên định và sự tự tin.
- Cử chỉ của bàn tay:

Khi đi phỏng vấn, ứng viên nên mở rộng bàn tay và để lên bàn hoặc đặt tay lên
đầu gối, nên thả lỏng tự nhiên để tạo sự tin tưởng từ phía ban giám khảo.
Không được khoanh tay trước ngực vì cử chỉ này cho biết bạn là người khép kín,
luôn phòng vệ và không quan tâm tới người khác.
Hai tay có thể đan vào nhau và đặt trên đầu gối (hành động này thướng có nhiều
ở nữ giới) tuy nhiên không được nắm tay quá chặt vì điều đó thể hiện ứng viên đang
mất tự tin và cần được trấn an. Các đầu ngón tay nên khép lại và hướng về phía
trước, không nên buông thõng các ngón tay và không chỉ tay lên xuống để biểu lộ
sự tự tin, khả năng tập trung, khiêm tốn và đáng tin cậy.
Và một vấn đề nữa mà ứng viên cần lưu ý trong suốt quá trình tuyển dung, đó là
không được rung chân và gõ nhịp chân, không vặn vẹo bàn tay vì điều này thể hiện
sự bất an, mất tự tin và sợ hãi. Nên ngồi ở tư thế ổn định để gây ấn tượng với nhà
tuyển dụng.
- Nét mặt và ánh mắt:
Trong buổi phỏng vấn, ứng viên nên giữ vẻ mặt tự nhiên, biết mỉm cười và gật
đầu vào những lúc thích hợp khi nhà tuyển dụng đang nói. Bạn cũng có thể nghiêng
đầu về phiá trước để biểu lộ sự lắng nghe hoặc nhướn lông mày lên khi người khác
bày tỏ quan điểm của họ. Với những cử chỉ này, ứng viên đã thể hiện mình tập trung
cao độ cho buổi phỏng vấn.
22
Khi giao tiếp, người được phỏng vấn nên nhìn vào mắt nhà tuyển dụng thường
xuyên, khoảng vài giây một lần và ánh mắt phải tạo được sự nhiệt tình, sẵn sàng
lắng nghe và tập trung vào những gì nhà tuyển dụng đang nói. Về phía ban giám
khảo, học sẽ có hững thú đối với nhứng ứng viên biểu lộ sự quan tâm đến họ và buổi
phỏng vấn chứ không phải người chỉ biết cúi gằm mặt hoặc và trả lời phỏng vấn.
Trên đây là những yếu tố cơ bản nhất về ngôn ngữ cơ thể mà ứng viên nên thể
hiện khi tham dự phỏng vấn xin việc. Bên cạnh đó, các ứng viên cần phải tránh
những hành động như sau:
- Không hút thuốc, nhai kẹo cao su hay uống nước, uống cafe trong quá trình
phỏng vấn Những rắc rối sau đó như đổ nước, rơi tàn thuốc lá hay kích thích thần

kinh, căng thẳng do dùng cafe có thể ảnh hưởng đến buổi phỏng vấn. Hơn nữa, việc
hút thuốc là trong phòng có thể ảnh hưởng đến người khác và tạo ấn tượng xấu đối
với nhà tuyển dụng.
- Không xem đồng hồ: Hành động này biểu thị sự lo lắng không nhiệt tình.
2.3.5. Thái độ.
Trong chương 1, chúng tôi đã trình bày mục đích của buổi phỏng vấn tuyển
dụng. Đó là việc nhà tuyển dụng tìm những kỹ năng cần có từ ứng viên như kĩ năng
giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, sắp xếp công việc hoặc quản lý thời gian Vậy nhà
tuyển dụng làm thế nào để phát hiện ra những yếu tố đó? Nói một cách khác, ứng
viên phải thể hiện khả năng của mình ra sao để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Đây là vấn đề về thái độ của người tuyển dụng trong quá trình phỏng vấn. Và chúng
ta có thể khẳng định rằng cách thể hiện những điều mà ứng viên muốn nói cũng sẽ
tác động mạnh đến sự đánh gia và quyết định của nhà tuyển dụng rằng bạn có phải là
người phù hợp với công việc hay không.
Trong một cuộc trao đổi với sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn,, anh Phan Văn Sơn, giám đốc nhân sự công ty Vĩnh Tường cho rằng khi đi
phỏng vấn tuyển dụng, 4 yếu tố mà ứng viên bắt buộc phải có là trung thực, khiêm
tốn, cầu thị và nhiệt tình. Như vậy, về cơ bản, đứng dưới góc độ của một nhà tuyển
dụng, họ cần người đi xin việc thể hiện đầy đủ các yếu tố như trên. Trong khuôn
khổ bài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ đề cập đến những biểu hiện mà ứng viên nên
có, đó là: trung thực, tự tin, cầu thị và nhiệt tình.
23
* Trung thực
Việc gây ấn tượng với nhà tuyển dụng không đòi hỏi ứng viên phải biến mình
thành một con người khác, nghĩa là không cần phải hành động không đúng với bản
thân con người họ. Đối với những nhà tuyển dụng chuyên nghiệp, sẽ không khó
khăn gì để họ phát hiện và đánh giá con người ứng viên. Vì vậy, ứng viên không nên
che đậy thực tế mà hãy là chính mình. Tuy nhiên, việc thể hiện trung thực bản thân
đồng nghĩa với việc chúng ta phải đảm bảo sẽ thể hiện nổi bật lên những điểm mạnh
và phù hợp với công việc, chỉ có như vậy mới gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng.

* Tự tin.
Khi đi phỏng vấn, có thể ứng viên đã có đầy đủ kinh nghiệm và trình độ chuyên
môn và đã tìm hiểu kĩ về công ty, nhưng nếu thiếu tự tin, thì ứng viên cũng không
thành công. Tâm lý chung của nhà tuyển dụng là những người tự tin sẽ làm việc tốt
hơn và họ không bao giờ tuyển dụng những người tự hạ thấp mình. Tuy nhiên, tự tin
không có nghĩa là tự cao. Huyênh hoang và ngạo mạn là những điều nên tránh trong
cuộc phỏng vấn. Tự tin nhưng khiêm tốn, đó là những gì cần thể hiện trong buổi
phỏng vấn.
* Sự cầu thị.
Đây là thái độ rất cần thiết đối với ứng viên. Khi đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng
sẽ tìm hiểu thái độ, trách nhiệm của bạn đối với công việc và những mục tiêu trong
công việc mà ứng viên dự định sẽ làm. Vì vậy, ứng viên cần tỏ ra mình là người
chăm chỉ, có mục tiêu làm việc rõ ràng cụ thể, kiên định, có trách nhiệm và sắn sàng
tuân theo những quy định hoặc những chỉ dấn của công ty để công việc được thực
hiện tốt nhất. Sự
* Lòng nhiệt tình.
Chúng ta đều biết rằng sự nhiệt tình đối với công ty, công việc và vị trí tuyển
dụng chính là yếu tố quan trọng đối với nhà tuyển dụng. Cách tốt nhâtt để thể hiện
sự nhiệt tình là chú ý tới những điều mà cả hai bên đang nói tới. Nếu thực sự chú
tâm đến điều này thì ứng viên có thể sẽ có thêm cơ hội thành công. Hơn nữa, nhà
tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người có phong cách giao tiếp chuyên nghiệp.
2.3.6. Ghi chép về buổi phỏng vấn.
24
Để có thể ghi chép trong buổi phỏng vấn, ứng viên cần xin phép ý kiến của nhà
tuyển dụng trước khi lấy giấy bút ra. Đây là một quy tắc cơ bản trong giao tiếp.
Lắng nghe những lời nhà tuyển dụng trao đổi một cách tập trung và chăm chú
thôi chưa đủ, ứng viên cần phải ghi chép lại những trao đổi đó và nhà tuyển dụng sẽ
đánh giá rất cao hành động này. Hãy ghi lại những thông tin mà nhà tuyển dụng
cung cấp về công ty của họ, những nội dung của công việc hay bất cứ điều gì mà
chúng ta thấy hữu ích và học được qua buổi phỏng vấn Việc ghi chép lại giúp nhà

tuyển dụng ứng viên đó là người làm việc chăm chỉ, khoa học, ngăn nắp và có kế
hoạch rõ ràng.
2.4. Cách trả lời phỏng vấn tuyển dụng.
Phỏng vấn là một bước quan trọng trong quá trình đưa tin và ngôn ngữ trong
phỏng vấn là một yếu tố truyền đạt thông tin hiệu quả trong quá trình đó. Để có thể
đạt hiệu quả giao tiếp, ngôn ngữ dùng trong trả lời phỏng vấn cần phải chính xác, rõ
ràng, mạch lạc, chân thực và mang tính biểu cảm. Những yêu cầu này trong ngô ngữ
sẽ giúp cho ứng viến tạo được niềm tin với ban giám khảo và nâng cao hiệu quả
phỏng vấn Để đạt những yêu cầu trên, người đi phỏng vấn cần vận dụng thành thạo
linh hoạt các quy tác ngữ pháp, trọng âm Tuy nhiên, trong phần này, chúng tôi chỉ
trình bày các dạng câu hỏi và những điều cần lưu ý khi tra lời phỏng vấn tuyển dụng
chứ không đề cập đến ngôn ngữ khi trả lời phỏng vấn.
2.4.1. Các dạng câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn.
Thông thường, trong một buổi phỏng vấn tuyển dụng sẽ bao gồm 2 dạng câu
hỏi chính:
- Câu hỏi đánh giá chuyên môn: Đây là những câu hỏi về lính vực hay kiên thức
mà ứng viên đã được học ở trường hay kinh nghiệm chuyên môn từ những lần làm
việc trước đó. Nếu muốn trả lời tốt những câu hỏi này, ứng cần phải học và nắm
chắc kiến thức trước khi tham dự phỏng vấn.
Ví dụ: Đối với sinh viên mới ra trường, nhà tuyển dụng có thể hỏi một số câu
hỏi như::
- Tại sao bạn lại chọn học ngành đó? Nói cho chúng tôi những điều về
chuyên ngành của bạn?
- Môn học X, trong chương trình học giúp ích gì cho công việc của bạn?
25

×