Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Người thái cùng đồng bào Thập Châu chống thực dân Pháp xâm lược(1858-1896)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.78 KB, 11 trang )

NGƯỜI THÁI CÙNG ĐỒNG BÀO VÙNG THẬP CHÂU (
1
)
CHỐNG THỰC DÂN XÂM LƯỢC PHÁP (1858-1896)
Cầm Trọng
Bài này hầu như được trích lại từ một cuốn sách nhan đề Nhân dân các dân tộc
Tây Bắc chống thực dân Pháp (1858-1930), tập I. Ban Dân tộc khu uỷ Tây Bắc xuất
bản, Sơn La 1972. Cuốn sách tuy không đề rõ tên tác giả, nhưng người chắp bút chính
là Cầm Trọng và nguyên trưởng ban Dân tộc khu uỷ Tây Bắc Bùi Tịnh. Hiện nay đồng
tác giả Bùi Tịnh đã không còn với chúng ta nữa.
Vào thời điểm đó, cuốn sách nhằm đóng góp tuyên truyền động viên nhân dân
các dân tộc Tây Bắc dốc người, dốc của cùng cả nước đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn.
Do yêu cầu như thế nên nội dung cuốn sách phải hết sức thiết thực và bức thiết
Từ đó người chắp bút buộc lòng phải đặt nhẹ "tầm chương trích cú" nên các đề dẫn
nguồn tuy vẫn có, nhưng chưa thật đầy đủ và rõ ràng như phương pháp luận sử học bắt
buộc phải thực hiện. Nhẽ ra bài viết lần này phải khắc phục, nhưng tác giả đã không có
những điều kiện cần thiết để thực hiện. Trong khi đó tập kỷ yếu Hội nghị Thái học lần
thứ IV với tiêu đề: Đóng góp của đồng bào các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái
vào tiến trình lịch sử Việt Nam đã cần đến bài viết này để đảm bảo tính liên tục của
lịch sử người Thái nói riêng của nhân dân các dân tộc Tây Bắc nói chung.
Chân giá trị cơ bản của cuốn sách có đoạn trích này chính là sự kết hợp một cách
nhuần nhuyễn giữa nguồn sử liệu thành văn với việc thu thập trong thực tế. Một thực tế
có một không hai, vào thời điểm hình thành cuốn sách nhỏ ấy lớp cha tác giả đương
còn. Lớp cha ấy chính là con hoặc cháu những người trực tiếp tham gia chống Pháp
1 Theo bản Quy ước trong Hiệp ước Thiên Tân ký giữa người Pháp ở Đông Dương với Triều đình Mãn Thanh
(Trung Quốc) ng y 11/05/1884 thì khu và ực vốn mang tên lịch sử Mười Sáu Châu Thái tức miền Tây Bắc Việt
Nam thời đó đã chính thức mât 6 châu mường nhập v o bà ản đồ Trung Quốc. Đó l các châu: Tùng Là ăng
(Mường Tung), Ho ng Nham (Mà ường Ho ng) Là ễ Tuyền (Mường Tiêng), Khiêm Châu (Chiềng Khem), Tuy Phụ
(Mường Chúp), Hợp Phì (Mường Chiêng Mi). Nên người đương thời mới gọi miền Tây Bắc l vùng Thà ập
Châu (mười châu mường). Quam tô mương ghi theo cách phát âm của tiếng Quảng Đông l Xà ặp Chu.


cuối thế kỷ XIX đầu XX. Từ đó mà điểm được nhiều sự kiện và đánh giá được các nhân
vật lịch sử, bổ sung sử liệu vốn đã rất khiếm khuyết.
* *
*
Ngày 01/09/1858 thực dân Pháp nổ súng vào cửa biển Đà Nẵng, mở màn cho
cuộc xâm lựơc vũ trang của chúng vào toàn bộ nước Việt Nam.
Trong những năm cuối thế kỷ XIX Tổ quốc Việt Nam sôi sục chống thực dân
Pháp, nhân dân Thập Châu cùng với nhân dân tỉnh Hưng Hoá, ngay từ đầu đã đứng
trong phái chủ chiến của triều đình nhà Nguyễn. Tinh thần đó thể hiện lòng yêu nước
của nhân dân ta. Song ở đây, phải nêu lên vai trò rất quan trọng của người lãnh đạo cao
nhất trong tỉnh Hưng Hoá lúc đó là tuần phủ Nguyễn Quang Bích. Nguyễn Quang Bích
là một nhà yêu nước chân chính, kiên quyết chống giặc Pháp. Thực dân Pháp đã nhiều
lần dụ hàng, nhưng ông đã trả lời: "… Nếu mà thắng mà sống thì là nghĩa sĩ của triều
đình, còn chẳng may mà thua, mà chết thì cũng là quỷ thiêng giết giặc. Ta thà chịu tội
với quý quốc, quyết không chịu tội với vua nhà. Thà chịu tội với nhất thời, quyết không
chịu tội với vạn tuế, một chữ "thú" từ nay xin quý quốc đừng có nhắc lại nữa, đừng có
khuyên bừa" (
1
).
Nguyễn Quang Bích là người có uy tín lớn đối với thủ lĩnh và nhân dân vùng
Thập Châu. Như Thơ văn yêu nước nửa thế kỷ XIX (1858-1900) có câu: "Suốt thời
gian làm quan ông ấy đựơc nhân dân các địa phương yêu mến thường gọi là "Hoạt
Phật" (
2
).
Nguyễn Quang Bích còn có người bạn rất tâm đắc là Lưu Vĩnh Phúc nguyên là
một trong những người chỉ huy trong phong trào nông dân Thái Bình Thiên Quốc
(Trung Hoa). Sau khi bị triều đình Mãn Thanh đàn áp Thái Bình Thiên Quốc tan rã, ông
dẫn một cánh quân mang tên Cờ đen đến miền Tây Bắc nước ta. Ông đóng đại bản
doanh ở Lào Cai và thường xuyên liên hệ với Mường Lay, Phong Thổ. Ông đã tập hợp

được các thủ lĩnh Thái ở vùng Thập Châu. Trước hết để truy quét giặc cỏ mang tên Hán
Cờ vàng đang cướp bóc uy hiếp nhân dân khắp nơi. Sau đó các thủ lĩnh Thái đã theo
ông gia nhập phái chủ chiến của triều đình nhà Nguyễn do quan đại thần Tôn Thất
Thuyết đứng đầu. Ông được triều đình nhà Nguyễn phong chức Tam Tuyên đề đốc
trông coi việc quân ba tỉnh: Hưng Hoá, Sơn Tây và Tuyên Quang. Người Thái ghi trong
Quam tô mương gọi ông bằng tên thân mật là Ông Lưu.
Sát cánh cùng quân Cờ đen do Ông Lưu chỉ huy nghĩa quân Thập Châu đã ra đời.
Đúng như Quam tô mương sưu tầm ở Mường Lò (Văn Chấn) ghi: "Theo lệnh Ông Lưu
vùng Thập Châu đem quân đến Lào Cai để về xuôi đánh giặc"… (
3
). Thời đó quân Thập
Châu được phân thành bốn đơn vị:
- Đội quân Mường Lay, Phong Thổ do Điêu Văn Trì và Đèo Văn Toa chỉ huy.
- Đội quân Mường La, Mai Sơn, Yên Châu và Thuận Châu (
2
) do Cầm Bun
Hoan và Cầm Văn Thanh (Căm Chôm) chỉ huy.
- Đội quân Mộc Châu do Xa Văn Nọi chỉ huy
- Đội quân Văn Chấn, Văn Bàn do Nguyễn Văn Quang chỉ huy (
3
)
Tháng 11/1875 giặc Pháp đã từ Nam ra chiếm Hà Nội rồi đánh lan ra các tỉnh
đồng bằng. Quân Cờ đen - Thập Châu đã kéo về phối hợp cùng những cánh quân khác ở
vùng xuôi vây giặc ở Thành Hà Nội. Trong trận chiến đấu này nhân dân Thập Châu đã
góp 800 quân sỹ và 16.000 người tải lương, vũ khí (
4
). Sau một tháng chiến đấu, địch
bị quân ta vây nhốt trong thành rất hoang mang. Ngày 21/12/1873 viên đại uý Tổng chỉ
huy quân đội Pháp ở Bắc Kỳ là Franςis Garnier (Phơrăngxi Gacniê) phải cho nống
quân ra phía Sơn Tây để phá vòng vây của quân ta. Song quân địch vừa đến Cầu Giấy

thì rơi vào ổ phục kích của quân Cờ đen - Thập Châu. Địch bị thiệt hại nặng, đại uý
Franςis Garnier bị quân Cờ đen - Thập Châu giết chết.
Sau trận thắng lớn ấy, theo lệnh vua Tự Đức, quân Cờ đen - Thập Châu phải rút
về mạn ngược. Và quân Pháp cũng rút khỏi Hà Nội và Bắc Kỳ trở về Nam Kỳ.
Ngày 8/3/1882 quân Pháp lại từ Nam Kỳ ra chiếm Hà Nội. Quan quân Hà Nội đã
chiến đấu dũng cảm. Song, do một số quan lại đầu hàng giặc nên Hà thành thất thủ,
2 Đội quân n y thià ếu vắng thủ lĩnh Thuận Châu l Bà ạc Cầm Hặc. V o thà ời gian đó, người Thái Lan đã tạm
chiếm nước L o. Hà ọ có một cánh quân do Phaya Surisắc [Quam tô mương gọi l Chà ảu Khun Chảu May - có
nghĩa l "Thà ủ lĩnh mới"] đã kéo tới đóng ở Mường Thanh - Điện Biên Phủ. Phaya đã triệu tập các thủ lĩnh châu
mường Thái đến hội kiến. Theo thông báo n y thì chà ỉ có một em trai Điêu Văn Trì l à Điêu Cầm Song (tức Hún),
tạo Mường Mùn l à Điêu Văn Đôi v Bà ạc Cầm Hặc đến hội kiếm Phaya Surisắc. Sau đó chưa rõ vì lý do gì,
nhưng theo Quam tô mương thì Chảu Khun Chảu May đã đưa họ sang Băng Cốc. Sau đó Bạc Cầm Hặc được
Phaya trao trả cho vua L o. Bà ạc Cầm Hặc đã ở lại L o à để rồi theo Chảu Khun Chảu May đến ở Mường Thanh -
Điện Biên Phủ.
3 Thủ lĩnh người Thái Văn Chấn (Mường Lò) l Cà ầm Ngọc Hánh đã tử trận trong dịp chống giặc cỏ Hán Cờ
v ng tà ại th nh Viêng Lò. Thà ủ lĩnh huyện Văn B n à được triều đình cho kiêm cả huyện Văn Chấn. Ông n y và ốn
l là ưu quan người Kinh, nhưng lấy vợ Thái v hoá Thái, à được triều đình phong chức quan Phòng ngự sứ, Văn
Chấn huyện kiêm Thập lục châu (tuy l Thà ập Châu, nhưng trong văn bản vẫn dùng Thập lục châu)
tổng đốc Hoàng Diệu người chỉ huy kiên quyết nhất đã tuẫn tiết. Việc này đã gây xúc
động đến Thập Châu và được Quam tô mương ghi: "… Tây Trắng Lang sa kéo vào đất
Kinh, quan tổng đốc ở tỉnh Thành (Hà Nội - TG) đánh lại không được phải uống thuốc
độc chết để giữ lòng trung với vua…" (
5
)
Quân Cờ đen - Thập Châu dưới sự chỉ huy của Lưu Vĩnh Phúc, lại kéo về vây
giặc ở Hà Nội lần thứ hai. Lần này các đội quân Thập Châu đông hơn trước nên đã đủ
sức án ngữ một hướng giao thông quan trọng. Nghĩa quân đã dùng lối bắn tỉa để tiêu
hao địch và còn dùng thang tre, đêm đến vượt thành vào quấy rối chúng. Tình cảnh đó
đã được chính người Pháp ghi: "Quân lính bị bao vây trong Thành Hà Nội tưởng như
thiếu không khí để thở…" (

6
). Chúng buộc phải tìm cách đánh nống ra.
Bốn giờ sáng ngày 19/05/1883 viên đại tá tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Bắc Kỳ tên
là Henri Rivière (Hăngri Rivie) trực tiếp dẫn 550 quân với 3 cỡ đại bác yểm trợ, lục tục
kéo ra Cầu Giấy và phủ Hoài Đức (Hà Tây). Chúng đã lọt vào ổ phục kích, 5 giờ sáng quân
Cờ đen - Thập Châu nổ súng phủ đầu giặc. Sau hai giờ giao tranh quân Cờ đen - Thập
Châu đã giết Henri Rivière cùng ngót 100 binh lính và sĩ quan cấp uý chết và bị thương.
Sau đó quân Cờ đen - Thập Châu tiếp tục vây thành Hà Nội đến mùa mưa, nước lũ mới
theo lệnh triều đình rút về Sơn Tây (
7
).
Năm 1887 vua Tự Đức mất, mọi việc đều tập trung vào Hội đồng phụ chính. Nội bộ
triều đình phân hoá thành hai phái rõ rệt: chủ chiến và chủ hoà. Tháng 11 năm này Hội
đồng phụ chính lập Kiến Phúc lên làm vua sau khi truất hai vua Dục Đức và Hiệp Hoà.
Phái chủ chiến của Tôn Thất Thuyết hoạt động nhằm đưa cả nước vào cuộc kháng chiến
chống quân xâm lược. Vùng Thập Châu một lòng theo Tôn Thất Thuyết đánh giặc.
Ở Bắc Kỳ thời đó Sơn Tây đã trở thành trung tâm kháng chiến chống thực dân
Pháp. Quân Cờ đen - Thập Châu là một trong những lực lượng nòng cốt của đạo quân Sơn
Tây. Như Quam tô mương Mường La ghi: "Mười Châu mường đều theo Ông Lưu đánh
giặc…" (
8
).
Tháng 9/1983 quân Vân Nam do Sầm Cung Bảo (Sầm Công Pẩu) chỉ huy kéo vào
Hưng Hoá, Sơn Tây để đánh giặc Pháp. Quân Sầm đến Lào Cai thì gặp các đội quân
Mường La, Mai Sơn, Văn Chấn, Mộc Châu… và cùng kéo về Sơn Tây để hội nhập cùng
đội quân Mường Lay, Phong Thổ vẫn ở sẵn cùng với quân Cờ đen (
9
).
Tháng 12/1883 địch huy động tới 5.900 quân do hai tên quan năm chỉ huy đánh Sơn
tây. Nhiều cánh quân của ta đã dũng cảm chặn đánh địch. Người Pháp đã viết: "… Cuộc

chiến đấu ở đây xảy ra ác liệt, quân ta (tức Pháp - TG) đã phải tiến rất chậm chạp"… (
10
).
Song do chịu ảnh hưởng thái độ "tiêu cực" của triều đình, lực lượng quân Sơn Tây bị thất
thủ. Theo sự chỉ huy thống nhất của Nguyễn Quang Bích và Lưu Vĩnh Phúc đội quân Thái
do Nguyễn Văn Quang, Cầm Bun Hoan và Cầm Văn Thanh chỉ huy đã rút về phòng thủ
thành Hưng Hoá. Tháng 3/1884 đội quân Mường Lay- Phong Thổ do Điêu Văn Trì và
Điêu Văn Toa chỉ huy cùng quân Cờ đen còn tham dự trận đánh Pháp ở Bắc Ninh, Phủ
Lạng Thương. Và tháng 5/1884 dưới sự chỉ huy của Lưu Vĩnh Phúc quân Cờ đen - Mường
Lay - Phong Thổ tiến sang bao vây diệt địch ở Tuyên Quang. Cuộc chiến đấu ở đây diễn ra
trong 8 tháng. Bị động đối phó, địch phải điều quân từ Lạng Sơn kéo về giải vây. Song,
cánh viện binh này đã bị quân Cờ đen - Mường Lay- Phong Thổ phục kích đánh ở Hoà
Mộc thắng lớn. Quân Pháp bị tiêu diệt ngót 100 tên và bị thương 787 tên, trong đó có hai
sỹ quan. Buộc chúng phải thừa nhận, đây là trận chiến đấu gay go quyết liệt chưa từng có ở
Bắc Kỳ (
11
).
Chiến thắng Tuyên Quang nhẽ ra phải được phát huy để đẩy mạnh cuộc kháng chiến
chống thực dân xâm lược Pháp của dân tộc Việt Nam thời đó. Song điều đó nghĩa quân đương
thời cũng như dân tộc ta đã không được ứng đáp.
Ngày 14/4/1884, người Pháp ở Đông Dương và triều đình Mãn Thanh (Trung
Quốc) đã ký hoà ước ở Thiên Tân. Trong đó, người Pháp đã tự cho mình đại diện cho Việt
Nam và Đông Dương nhượng một cách chính thức 6 châu mường Thái, trong suốt thế kỷ
XVIII-XIX thường hay bị thế lực phong kiến Vân Nam tự ý lấn chiếm trái phép. Triều đình
Mãn Thanh vớ được "miếng béo bở" đó đã lệnh cho các cánh quân người Hoa phải triệt thoái
về nước.
Đã thế nghĩa quân thuộc phải chủ chiến còn bị đòn giáng mạnh hơn. Ngày
06/06/1884 triều đình nhà Nguyễn ký hiệp ước bán nước Patenôtre (Pa tơ nốt).
Trước sức ép nặng nề đó, tháng 07/1885 Lưu Vĩnh Phúc đã cùng những cánh quân
người Hoa do mình trực tiếp chỉ huy rút khỏi lãnh thổ Việt Nam để lại nỗi nhớ thương của

bao chiến hữu, đúng như Nguyễn Quang Bích đã đề thơ: "Tấm hùng tâm của Ông, đến
cuối cùng vẫn không nhạt. Đã kéo quân về đất Bắc rồi, vẫn còn thề sẽ tiêu diệt giặc
Tây…" (
12
)
Trong thì vua đầu hàng, ngoài thì giặc Pháp tấn công nào quân sự, nào ngoại giao
và đặc biệt ra sức chia rẽ đội ngũ những người chỉ huy quân Thập Châu. Trước thực
trạng đó hai thủ lĩnh Nguyễn Văn Quang và Cầm Bun Hoan trở thành người đầu tiên ra
hàng và dẫn quân Pháp tới chiếm Mường Khoá, Mường Chăn (Văn Bàn), Mường Khim,
Mường Cang (Than Uyên) và Mường Chai, Ít Ong - Chiềng Tè (Mường La). Cầm Văn
Thanh trở về quê, lánh vào vùng núi Mường Mần (nay là xã Chiềng Lương, huyện Mai

×