Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

tiêu luân tâm lý học - Tìm hiểu về chứng rối loạn Stress sau chấn thương (PTSD) và các cách khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.37 KB, 10 trang )

HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ
KHOA CÔNG TÁC ĐẢNG – CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ
BỘ MÔN TÂM LÝ HỌC
000
TIỂU LUẬN
TÂM LÝ HỌC QUÂN SỰ
ĐỀ TÀI: Tìm hiểu về chứng rối loạn Stress sau chấn thương(PTSD)
và các cách khắc phục
Giáo viên hướng dẫn :
Học viên thực hiện :
Lớp :
Hà Nội - 2014
Lời Mở Đầu
Hiện nay, ngày càng có nhiều người phải tiếp xúc với các sang chấn trong môi trường
sống xung quanh như bạo lực trong xã hội (bị tấn công, bị cưỡng hiếp ), bạo lực trong
gia đình (bị đánh đập, hành hạ ), thảm họa thiên nhiên (động đất, lũ lụt, núi lửa ) và các
thảm họa do con người gây ra (chiến tranh, tai nạn xe cộ, tai nạn máy bay, cháy nhà,
khủng bố ) với nỗi khủng khiếp và sợ hãi. Nạn nhân khi tiếp xúc với các sang chấn này
có thể bị một số rối loạn tâm thần, mà rối loạn stress sau chấn thương (PTSD) là dạng
thường gặp trong trường hợp này.
Sự xuất hiện này ngày càng nhiều trong đời sống dân sự và cũng như đời sống quân sự,nó
có sự ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh hoạt,làm việc,học tập và rèn luyện của những
người bị mắc phải,ảnh hưởng này có thể gây ra các chứng trầm cảm,tự tử,sợ hãi,….Chính
vì vậy tôi chọn đề tài “Tìm hiểu về chứng rối loạn Stress sau chấn thương(PTSD) và các
cách khắc phục” để làm đề tài tiểu luận nhằm tăng thêm hiểu biết về chứng bệnh này để
có các biện pháp phòng tránh trong khi tham gia các hoạt động xã hội. Quá trình thực
hiện tôi cũng tham khảo một số tài liệu kết hợp với những hiểu biết của cá nhân tuy
nhiên cũng do trình độ hiểu biết và năng lực nên bài viết cũng chưa hoàn chỉnh và còn có
sai sót rất mong được thầy đóng góp để tôi có thể hoàn thiện tiểu luận của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Bố cục của bài tiểu luận bao gồm:


Phần1:Lời Mở Đầu
Phần 2:Nội Dung
I. PTSD LÀ GÌ?
II. DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG
III. PTSD LÀ THƯỜNG GẶP Ở MỨC ĐỘ NÀO VÀ AI GẶP CHỨNG NÀY?
IV. CÓ CÁC CÁCH ĐIỀU TRỊ NÀO SẴN CÓ CHO PTSD?
V. LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP AI ĐÓ HỒI PHỤC KHỎI PTSD
Phần 3:Kết Luận
Phụ lục:Tài liệu tham khảo
Nội Dung
I. PTSD là gì?
Rối loạn stress sau sang chấn hay Hội chứng chấn thương tâm lý (tiếng
Anh: Posttraumatic Stress Disorder- PTSD) là một loại rối loạn tâm lý, biểu hiện bằng
các triệu chứng lo âu rõ rệt sau khi phải đương đầu với sự kiện gây tổn thương và vẫn
tiếp tục kéo dài sau đó khi sự kiện đã kết thúc từ lâu. Bệnh hay gặp ở những người từng
trải qua các biến cố gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần hoặc/và thể chất
như thiên tai, chiến tranh, bạo hành, tai nạn. Bệnh còn có tên khác là rối loạn stress sau
chấn thương hoặc rối loạn tâm căn sau sang chấn, theo phân loại nó thuộc nhóm bệnh
liên quan đến Stress (Căng thẳng). Theo WHO có 6 loại nạn nhân chịu tác động của thảm
họa:
• Nạn nhân loại I : Người trực tiếp bị nạn
• Nạn nhân loại II: Người thân của nạn nhân
• Nạn nhân loại III: Người đến cứu hộ, cứu nạn
• Nạn nhân loại IV: Các thành viên trong cộng đồng
• Nạn nhân loại V : Người bị rối loạn khi nghĩ đến thảm hoạ
• Nạn nhân loại VI: Người tình cờ liên quan đến thảm hoạ
PTSD là một loại rối loạn lo âu xuất hiện muộn và dai dẳng xảy ra ở những người đã
từng trải qua hay chứng kiến một sang chấn cực nặng.
Đầu tiên đa số các trường hợp này được ghi nhận ở các quân nhân tham gia chiến tranh
như cuộc nội chiến Mỹ, thế chiến 1 và 2. Tuy nhiên tên gọi PTSD chính thức được ra đời

vào năm 1980 sau khi các bác sĩ tâm thần Mỹ nghiên cứu nhiều về một loại rối loạn tâm
thần gọi là “ Hội chứng sau Việt Nam” xuất hiện ở khoảng 700.000 cựu binh Mỹ đã
từng tham chiến tại Việt Nam. Ngoài ra người ta cũng nhận thấy rằng hội chứng này
xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống dân sự sau các tai họa như bị cưỡng hiếp, tai
nạn xe hay máy bay, lũ lụt, động đất hay khủng bố mà sự kiện khủng khiếp ngày 11-9
vừa qua tại Mỹ là một thí dụ điển hình.
TPHCM: Tỉ lệ mắc PTSD trong nhóm nguy cơ cao là 6%
Ở Mỹ, PTSD xuất hiện ở khoảng 1% – 3% trong nhóm dân chúng bình thường và 5% –
75% trong nhóm nguy cơ cao (thí dụ như binh lính tham gia chiến đấu, người dân sống
trong vùng chiến sự ). Ở TPHCM, tỉ lệ này trong nhóm dân chúng bình thường là
0,56% và trong nhóm nguy cơ cao là 6%.
PTSD thường xuất hiện ở người trẻ tuổi. Chấn thương đối với nam giới chủ yếu là tham
gia chiến tranh, trong khi ở nữ lại thường là bị bạo hành hay cưỡng hiếp. Rối loạn này
thường xảy ra nhất ở những người độc thân, ly dị , góa, ít tiếp xúc về mặt xã hội hay tình
trạng kinh tế xã hội thấp kém. Độ trầm trọng, thời gian tiếp xúc và cự ly tiếp cận với hoàn
cảnh sang chấn là những yếu tố quan trọng nhất liên quan đến khả năng xuất hiện rối loạn
này. Sự giúp đỡ của gia đình, tiền sử bệnh tâm thần trong gia đình, quá trình phát triển
trong thời thơ ấu, những nét nhân cách và các rối loạn tâm thần mắc phải trước đó của
nạn nhân cũng có thể ảnh hưởng đến sự xuất hiện PTSD.
II. DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG
Những người bị PTSD thường trải nghiệm các cảm giác sợ hãi hay kinh sợ tột
cùng, có thể giống các cảm giác đã được cảm nhận trong biến cố bi đát. Người bị
PTSD có bốn loại khó khăn chính:
1. Bệnh nhân thường nhớ lại hoàn cảnh sang chấn một cách ngoài ý muốn. Sự nhớ
lại này cũng có thể được thể hiện qua các giấc mơ (thường là ác mộng). Nếu là trẻ
em thì thường chơi hoài những trò chơi có nội dung liên quan đến hoàn cảnh
sang chấn. Trong một số ít trường hợp, bệnh nhân có những khoảng thời gian (từ
vài giây đến vài giờ) tách rời khỏi thực tế và cư xử như hiện đang sống trong hoàn
cảnh sang chấn. Khi phải tiếp xúc với những hoàn cảnh hay dấu hiệu gợi nhớ đến
sang chấn (thí dụ như khi phải đi thang máy trong trường hợp một phụ nữ đã bị

cưỡng hiếp trong thang máy) thì họ có cảm giác căng thẳng về mặt tâm lý hay
xuất hiện những phản ứng sinh lý như cảm giác mệt, hụt hơi, hồi hộp, tim đập
nhanh
2. Triệu chứng tăng cảnh giác: Quá tỉnh táo hay hoảng sợ - khó ngủ, dễ nổi cáu,
thiếu tập trung, trở nên dễ giật mình hoảng hốt và luôn luôn canh chừng các dấu
hiệu của sự nguy hiểm và thường bị giật mình.
3. Tránh các gợi nhớ về biến cố này – cố tình tránh các hoạt động, nơi chốn, con
người, suy nghĩ hay cảm giác liên quan đến biến cố này bởi những điều này làm
ký ức đau đớn quay trở lại. Sự cố tình tránh né này có thể làm họ không còn nhớ
nổi những điểm quan trọng về hoàn cảnh sang chấn. Họ không còn thích tham gia
những hoạt động mà trước kia họ đam mê và cảm thấy mình như “trơ lì” ra,
không thấy còn tình cảm gì với những người chung quanh. Ngoài ra họ luôn bi
quan về tương lai
4. Cảm thấy tê dại về cảm xúc – mất hứng thú đối với các sinh hoạt hàng ngày,
cảm thấy bị chia lìa và cô lập khỏi bạn bè và gia đình, hay cảm thấy buồn nản và
tê dại về cảm xúc.
Một người có thể chẩn đoán là bị PTSD nếu người đó có các triệu chứng thuộc
mỗi loại trong số các loại này trong một tháng hoặc hơn. Các triệu chứng này
thường dẫn tới nỗi đau buồn lớn và ảnh hưởng tới khả năng làm việc và học tập
của người đó, cũng như các mối quan hệ xã hội của người đó.Việc người bị PTSD
cùng lúc trải nghiệm các vấn đề về sức khỏe tâm thần khác là điều không bất
thường. Những vấn đề về sức khỏe tâm thần đã hình thành trực tiếp nhằm ứng
phó với biến cố bi đát hay đã xảy ra tiếp sau PTSD. Các vấn đề thêm nữa này,
thường gặp nhất là chứng trầm cảm, lo âu và sử dụng rượu hay ma túy, thường dễ
xảy ra hơn nếu PTSD đã dai dẳng trong một thời gian dài.
Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh thường dao động theo thời gian. 30% có thể hồi phục
hoàn toàn, 40% vẫn còn những triệu chứng ở mức độ nhẹ, 20% còn triệu chứng ở mức độ
trung bình và 10% có tình trạng bệnh không thay đổi hay xấu
III. PTSD LÀ THƯỜNG GẶP Ở MỨC ĐỘ NÀO VÀ AI GẶP CHỨNG NÀY?
Bất kỳ ai cũng có thể hình thành PTSD sau một biến cố bi đát, nhưng người ta có

nguy cơ cao hơn nếu biến cố này đã liên quan đến hành vi cố tình hãm hại như hành
hung thể xác hay tình dục, hay họ đã trải nghiệm các biến cố bi đát lặp đi lặp lại nhiều
lần, như việc bị lạm dụng tình dục lúc ấu thơ hay sống trong một vùng có chiến tranh.
Ngoài bản thân biến cố, các yếu tố nguy cơ gây hình thành PTSD bao gồm bệnh sử bị
chấn động hay các vấn đề về sức khỏe tâm thần trước kia, cũng như các sự kiện căng
thẳng, tiếp diễn trong cuộc sống sau biến cố bi đát và không có sự hỗ trợ xã hội.
Theo Bessel van der Kolk những sang chấn tâm lý nghiêm trọng nhất là khi có sự phá vỡ
mối quan hệ thân thiết, gây mất lòng tin nặng nề, như những trường hợp loạn luân, chứng
kiến cái chết thảm khốc của người mà mình thương yêu; hoặc khi có sự phá vỡ sự toàn
vẹn của bản ngã như trong trường hợp nạn nhân bị hiếp dâm, tra khảo.
Người ta nhận thấy sự tác động khác nhau của sự kiện gây sang chấn đến những người
khác nhau, với người này thì để lại hậu quả nghiêm trọng người khác thì không. Trong
cùng một biến cố thì người trực tiếp là nạn nhân có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người chỉ
gián tiếp liên quan, chẳng hạn như chỉ nhìn thấy sự kiện. Theo nghiên cứu của Trường Y
tế John Hopkins của Mỹ thì những người sống sót sau cơn động đất bị mất mát nhiều
nhất về vật chất và tài chính, ít học và một mình trải qua thảm họa có nguy cơ bị rối loạn
stress sau sang chấn cao hơn. Cụ thể người bị tổn thất nhiều nhất có các triệu chứng của
PTSD cao gấp 4 lần. Ngoài ra cũng phải kể đến yếu tố tâm lý riêng của từng người,
những người có khả năng chịu đựng stress tốt hơn thì ít nguy cơ hơn, tuy nhiên tất cả mọi
người đều có mức độ chịu đựng nhất định, hiếm có người nào sống sót trở về từ các trại
tập trung của Đức Quốc xã mà lại không bị tổn thương về tâm lý.
Việc mất người thân, việc làm, ly hôn… tuy rằng thường chỉ dẫn đến rối loạn stress cấp
tính (tức là những biểu hiện lo âu quá độ chỉ diễn ra một thời gian ngắn sau sự kiện đau
buồn) nhưng cũng có trường hợp kéo dài và dẫn đến PTSD nên cũng phải lưu ý.
Mặc dù mới được công nhận chính thức vào năm 1980 nhưng hội chứng này đã được biết
đến từ trước vào thế chiến thứ nhất với cái tên shell shock (nghĩa đen là: cú sốc do
đạn trái phá). Người ta nhận thấy những binh sĩ mặc dù đã giải ngũ và có cuộc sống
như mọi người nhưng sau một thời gian có những biểu hiện tâm lý bất thường. Tới
thế chiến thứ hai, nó được biết đến nhiều hơn và mang tên battle fatigue. PTSD chỉ
thực sự được chú ý và nghiên cứu kỹ sau khi có một số lượng không nhỏ cựu

binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam có dấu hiệu khủng hoảng trầm trọng - mà lúc đó
được đặt tên là Hội chứng sau Việt Nam.
Theo DSM-IV (sổ tay hướng dẫn chẩn đoán bệnh tâm thần), tiêu chuẩn chẩn đoán rối
loạn stress sau sang chấn là:
A. Từng bị ảnh hưởng bởi một sự kiện sang chấn (có thể trực tiếp là nạn nhân hoặc chỉ
chứng kiến)
B. Sự kiện gây sang chấn tái diễn dai dẳng theo một hay nhiều cách (ví dụ như ác mộng,
hồi tưởng)
C. Né tránh trước các kích thích gợi lại sang chấn và sự tê liệt đáp ứng
D. Các triệu chứng dai dẳng có tính chất bi kịch (không xảy ra trước sang chấn) như khó
đi vào giấc ngủ, dễ giận dữ
E. Thời gian kéo dài của rối loạn này (các triệu chứng ở tiêu chuẩn B, C và D) trên 1
tháng
F. Làm suy yếu chức năng xã hội, ảnh hưởng xấu đến công việc và các mối quan hệ khác
IV. CÓ CÁC CÁCH ĐIỀU TRỊ NÀO SẴN CÓ CHO PTSD?
Nhiều người trải nghiệm một vài trong số các triệu chứng của PTSD trong hai tuần đầu
sau một biến cố bi đát, nhưng hầu hết tự hồi phục hoặc nhờ sự giúp đỡ của gia đình và
bạn bè. Vì lý do này, việc điều trị thường không bắt đầu cho tới khoảng hai tuần sau một
kinh nghiệm bi đát nào đó. Mặc dù cách điều trị chính thức có thể chưa bắt đầu, nhưng
điều quan trọng là nhận được bất kỳ sự giúp đỡ nào trong suốt vài ngày và vài tuần đầu
nếu cần. Sự giúp đỡ này có thể bao gồm các thông tin hay lời khuyên đơn giản về việc tự
chăm sóc bản thân.
Đối với hầu hết mọi người, sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè là rất quan trọng. Việc cố hết
sức để giảm các trải nghiệm cuộc sống gây căng thẳng khác đến mức tối thiểu, làm người
đó tập trung hơn vào việc hồi phục của bản thân.Nếu một người nào đó cảm thấy rất đau
buồn trong mọi lúc kể từ sau một biến cố bi đát, người đó nên nói chuyện với bác sĩ hoặc
chuyên viên y tế khác. Nếu một người nào đó trải nghiệm các triệu chứng của PTSD kéo
dài hơn hai tuần, bác sĩ hay chuyên viên sức khỏe tâm thần có thể khuyên bắt đầu điều trị
PTSD. Có nhiều cách điều trị hữu hiệu. Hầu hết liên quan đến cách điều trị tâm lý, nhưng
thuốc cũng có thể được kê toa. Thông thường, tốt nhất là bắt đầu bằng việc điều trị tâm

lý hơn là dùng thuốc như là một giải pháp đầu tiên và duy nhất cho vấn đề này.
Phần quan trọng của việc điều trị PTSD là đối mặt với ký ức bi đát và giải quyết các ý
nghĩ và đức tin liên quan đến kinh nghiệm đó.
Các cách điều trị tâm lý chú trọng đến biến cố bi đát có thể giảm được các triệu chứng
của PTSD, làm bớt đi chứng lo âu và trầm cảm, và cải thiện chất lượng cuộc sống. Các
cách điều trị này cũng hữu hiệu cho những người đã trải nghiệm các biến cố bi đát kéo
dài hay lặp đi lặp lại, nhưng trong các trường hợp này, có thể cần nhiều thời gian hơn.
Các cách điều trị dùng thuốc không nên được dùng trong bốn tuần sau khi các triệu
chứng xuất hiện trừ khi mức độ trầm trọng của sự đau buồn không thể quản lý được bằng
chỉ riêng các cách điều trị tâm lý không thôi.
Cũng có nhiều cách theo đó người bị có thể giúp đỡ trong quá trình hồi phục của bản
thân. Điều quan trọng là nhớ rằng quá trình hồi phục không phải là điều xảy ra ngay tức
thì, và cũng không đơn giản. Các triệu chứng của PTSD có thể quản lý được trong một
thời gian, rồi lại quay trở lại vào những thời điểm căng thẳng. Các ngày lễ kỷ
niệm, tin tức về các biến cố tương tự hay trải qua một thay đổi lớn như việc làm mới hay
ly dị có thể làm các vấn đề quay trở lại hoặc bị nặng hơn trong một thời gian. Tuy nhiên,
đối với hầu hết mọi người, những điều “NÊN và KHÔNG NÊN” sau đây sẽ giúp được:
. NÊN
• Dành thời gian với những người quan tâm đến bạn
• Dành thời gian cho bản thân
• Tìm hiểu về tác động của biến cố bi đát và lường trước những gì có thể xảy ra
• Cố giữ một nề nếp sinh hoạt hàng ngày – chẳng hạn, làm việc, học tập
• Trở lại với các sinh hoạt bình thường
• Nói về bạn cảm thấy như thế nào hay những gì đã xảy ra khi bạn thấy sẵn sàng
cho việc này
• Làm những việc giúp bạn thư giãn
• Làm những việc bạn hứng thú
Các mách nhỏ nhằm thúc đẩy quá trình hồi phục:
• Hãy đặt ra các đích thực tế - đừng đảm nhận quá nhiều, mà cố tìm các đích làm
bạn được thúc đẩy tích cực.

• Tái xét và khen thưởng cho sự tiến bộ - hãy nhận ra thậm chí cả các bước tiến bộ
nhỏ.
• Hãy nói chuyện về các thăng trầm của quá trình hồi phục với bạn bè, gia đình và
các chuyên viên y tế tham gia vào việc chăm sóc bạn.
• Có một kế hoạch để duy trì các thay đổi tích cực và các kế hoạch để ứng phó với
những thời khắc căng thẳng hay những gợi nhớ về biến cố bi đát.
KHÔNG NÊN
• Sử dụng rượu hay các chất thuốc nhằm cố ứng phó
• Làm bản thân luôn bận bịu và làm việc nhiều
• Tham gia vào các tình huống trong gia đình hay trong công việc gây căng thẳng
• Xa lánh khỏi gia đình và bạn bè
• Bỏ làm những việc mà bạn hứng thú
• Tránh nói về những gì đã xảy ra
• Liều lĩnh
V. LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP AI ĐÓ HỒI PHỤC KHỎI PTSD
Là thành viên trong gia đình hay người chăm sóc, bạn nên tham gia những khi có
thể vào việc đánh giá và điều trị người bị PTSD. PTSD thường tác động đến toàn
bộ gia đình và điều quan trọng là các nhu cầu và quan điểm của bạn được xem xét
đến trong suốt quá trình điều trị. Việc này chỉ có thể được làm nếu bạn thấy điều
đó là thích hợp và với sự chấp thuận của người đã trải nghiệm biến cố bi đát.Nếu
bạn thấy hoàn cảnh này là quá đau buồn, bạn có thể tự ý tìm đến việc điều trị cho
các vấn đề này. Nhìn ai đó mà bạn quan tâm vật lộn với nỗi đau buồn do biến cố
bi đát gây nên có thể là việc rất khó khăn. Bạn có thể thấy bản thân luôn lo lắng
về tình trạng khỏe mạnh của người này.
Những người bị PTSD thường có thể có vẻ không quan tâm hay gần gũi bởi họ cố
không nghĩ hay cảm nhận nhằm chặn lại các ký ức đau đớn, vì vậy bạn có thể cảm
thấy bị xa lánh. Họ có thể bỏ, không tham gia vào cuộc sống gia đình, làm ngơ lời
đề nghị giúp đỡ của bạn hoặc trở nên dễ cáu giận. Điều quan trọng là nhớ rằng
hành vi này là một phần của vấn đề; và không phải là do bạn. Người bị PTSD có
thể cần sự hỗ trợ của bạn, nhưng không biết mình cần gì hay yêu cầu được giúp

đỡ như thế nào. Có nhiều cách quý vị có thể giúp đỡ:
• Lắng nghe và thể hiện là bạn quan tâm. Đôi khi, mọi người nói những điều có
chủ ý là hữu ích, nhưng thay vào đó lại chỉ làm người bị cảm thấy bị thêm cô lập
và hiểu lầm. Ví dụ về những câu nói không hữu ích là “Anh/chị chỉ cần tiếp tục
với cuộc sống của mình” và “Tôi biết anh/chị cảm thấy như thế nào”.
• Bạn có thể khích lệ thành viên trong gia đình bạn chia sẻ các ý nghĩa và cảm xúc
của họ về những gì đang xảy ra với họ. Hãy nhớ là bạn không phải là chuyên viên
trị liệu của người này và không phải tìm ra các giải pháp. Bạn cũng không cần
phải nghe tất cả các chi tiết của biến cố bi đát – trong nhiều trường hợp, tốt nhất là
không nghe. Nếu cần, hãy cho người đó biết là bạn không cảm thấy đủ cứng rắn
để nghe tất cả các chi tiết, đồng thời làm người đó yên tâm là bạn hỗ trợ và thông
cảm.
• Nhớ là việc cung cấp sự hỗ trợ không cần phải là phức tạp. Sự hỗ trợ thường
liên quan đến những việc nhỏ như dành thời gian cùng nhau, uống tách trà, tán
gẫu về cuộc sống hàng ngày hay dành cho người đó một cái ôm.
• Một số người thấy việc dành thời gian cho bản thân mình sau một kinh nghiệm
bi đát, là một việc hữu ích. Nếu bạn ở vào trường hợp này, hãy cố cho người đó
có thời gian và không gian chỉ có một mình khi được yêu cầu. Khuyến khích sự
cân bằng giữa thời gian chỉ có một mình và thời gian cùng với những người khác.
• Khuyến khích thành viên trong gia đình bạn tìm đến sự giúp đỡ và tập trung vào
sự hồi phục. Người đó có thể không nhận ra l người đó cần được giúp đỡ hoặc có
thể thấy khó chấp nhận là sự giúp đỡ là cần thiết. Người đó có thể lo lắng về tình
trạng dễ bị tổn thương hay phải nói về những gì đã xảy ra. Nhận sự giúp đỡ
chuyên môn đôi khi có thể khó khăn, bởi điều này thường có nghĩa là đối mặt với
các ký ức đau đớn. Nhận xét về những thay đổi tích cực hay các bước tiến bộ nhỏ
mà người đó đã làm được, cũng có thể giúp người đó tiếp tục có hy vọng vào quá
trình hồi phục.
• Chăm sóc bản thân mình. Việc này có thể là việc quan trọng nhất bạn có thể làm
được để giúp thành viên trong gia đình bạn. Việc hỗ trợ ai đó đã trải qua một biến
cố bi đát có thể làm bạn phải trả giá, đôi khi nhiều tới mức sức khỏe của chính

bạn có thể bị ảnh hưởng và bạn có thể không còn giúp đỡ người đó hiệu quả được
nữa.
Kết Luận
Theo các thống kê của trường Alder Mỹ ở Mỹ cho thấy:
• Tỷ lệ xuất hiện các rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) là gấp đôi tỷ lệ của các
cuộc xung đột . Tỷ lệ PTSD ở phụ nữ trong quân đội gần đây đã được quy định tại gần
40%.
• Do những tiến bộ trong y học quân sự và bản chất của cuộc xung đột, đã có sự gia tăng
đáng kể trong số những người sống sót với thương tích nghiêm trọng đòi hỏi phải có các
dịch vụ tâm lý lâm sàng dài hạn bao gồm cả tâm lý y tế và phục hồi chức năng.
• Quân đội đã được báo cáo một sự gia tăng tỷ lệ 25% trong lạm dụng rượu và nghiện
rượu với vấn đề cựu chiến binh trở về.
• Có chú trọng hơn vào việc chăm sóc cho gia đình của các thành viên dịch vụ. Người về
hưu quân đội và gia đình của họ có quyền được chăm sóc sức khỏe hành vi từ Bộ Quốc
phòng các bệnh viện và phòng khám. Theo Chương trình Tâm lý học Hải quân Mỹ, dân
số bệnh nhân được điều trị là 60% thành viên của dịch vụ thống nhất và các thành viên
gia đình 40% và người về hưu quân sự.
• Các quân đội Hoa Kỳ và dự trữ quân sự đã tăng số lượng phôi thép cho nhà tâm lý học
lâm sàng được cấp phép. Các chương trình khuyến khích quân đội Mỹ hiện nay bao gồm
một đăng nhập một tiền thưởng, và lên đến $ 250,000 trong sự tha thứ cho vay học.
• Hệ thống Cựu chiến binh đã mở rộng số lượng các chương trình hành vi sức khỏe, cơ
sở, và vị trí tâm lý học lâm sàng. Trong năm 2010, năm mươi Trung tâm tâm lý mới được
thành lập.
Các điều trên cho thấy PTSD đang ngày càng phổ biến và lan rộng,không chỉ với các
nước trên thế giới mà còn đối với cả nước ta.Việc này hoàn toàn không thể kiểm soát
được bởi các nguyên nhân gây nên PTSD không chỉ nằm trong các hoạt động sinh
hoạt,học tập,làm việc như:áp lực học tập,bất ngờ với kết quả thi ,… mà còn có thể từ
các tác nhân bên ngoài,các hoạt động đời sống,các sự kiện mang tính bất ngờ mà đó có
thể là các vấn đề từ phía gia đình hoặc bạn bè như:bố mẹ li hôn,trong nhà có người thân
mất,bị lừa,…hoặc vô tình chứng kiến một vụ tai nạn thảm khốc,… Vì vậy,hiểu rõ về

PTSD giúp cho chúng ta có các biện pháp thích hợp,kịp thời để phòng tránh cũng như
giảm thiểu tác hại của PTSD đối với mỗi người khi mà các biểu hiện của trầm cảm,tự
kỉ,tự tử,bạo lực,….đang có dấu hiệu gia tăng.
Tài liệu tham khảo
-Một số sách về tâm lý học cũng như các bệnh tâm lý như :
• Tâm bệnh học(Psychopathology) của Phạm Toàn
• Các học thuyết tâm lý nhân cách ,Nxb Lao động(Tác giả: ThS. NGUYỄN
THƠ SINH)…
-Các nguồn INTERNET như:

%C3%BD-Trong-T%C3%A2m-L%C3%BD-H%E1%BB%8Dc-L
%C3%A2m-S%C3%A0ng-Qu%C3%A2n-S%E1%BB%B1/USA/Adler-
School/

disorder-overview.html
• o/vi/post-traumatic-stress-disorder.html

• …………
-Và một số bài khảo sát thực tế của các trường học,bệnh viện có chuyên ngành tâm
lý,các bài báo thực tế,….

×