Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

phân tích tình hình sử dụng lao động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty cổ phần may hai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.29 KB, 61 trang )

Mục lục
Trang
Danh mục hình và bảng 3
Mở đầu 4
Chơng 1 Một số vấn đề về lao động và sử dụng lao động trong doanh nghiệp
1.1 Các khái niệm về lao động 7
1.2 Một số lý thuyết về quản trị nhân lực 9
1.3 Tổng quan về sử dụng lao động trong doanh nghiệp 11
1.4 Các nội dung của sử dụng lao động 14
1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động 21
1.6 Các chế độ, chính sách của nhà nớc về sử dụng lao động 23
Chơng 2 Phân tích thực trạng sử dụng lao động tại công ty cổ phần May Hai
2.1 Giới thiệu về công ty cổ phần May Hai 24
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần May Hai 24
2.1.2 Công nghệ, kết cấu sản xuất và cơ cấu tổ chức quản lý 27
2.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 30
2.2 Phân tích thực trạng sử dụng lao động tại công ty cổ phần May Hai 31
2.2.1 Quan điểm của lãnh đạo công ty về sử dụng lao động 31
2.2.2Đánh giá cơ cấu lao động của công ty CP May Hai 32
2.2.3 Đánh giá công tác định mức lao động 37
2.2.4 Tổ chức quá trình lao động 41
2.2.5 Sử dụng lao động về số lợng và thời gian 47
2.2.6 Một số chính sách tác động đến sử dụng lao động công ty CP May Hai 55
2.2.7 Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động 57
2.2.8 Đánh giá chung tình hình sử dụng lao động của công ty CP may Hai 58
Chơng 3 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động
3.1 Nhận thức đúng về sử dụng lao động hiệu quả trong doanh nghiệp 60
3.2 Một số biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty
cổ phần May Hai 61
3.2.1 Biện pháp tạo lập cơ cấu lao động tối u 61
3.2.2 Hoàn thiện công tác định mức lao động 63


3.2.3 Các giải pháp để sử dụng hợp lý và tiết kiệm sức lao động 66
3.2.4 Hoàn thiện phơng tiện làm việc 72
3.2.5 Hoàn thiện chính sách tiền lơng- tiền thởng 73
Kết luận 75
Danh mục tài liệu tham khảo 76
Sinh viên: Vũ Hữu Tiến - Lớp QTKD K5
1
Danh mục hình và bảng
Danh mục hình
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất 27
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ bố trí sản xuất 28
Sơ đồ 2.3 Cơ cấu tổ chức quản lý công ty CP May Hai 29
Danh mục bảng
Bảng 2.1 Chỉ tiêu phản ánh quy mô SXKD công ty May Hai 2005-2007 26
Bảng 2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 30
Bảng 2.3 Bảng cơ cấu lao động theo quan hệ với quá trình sản xuất 32
Bảng 2.4 Bảng cơ cấu lao động theo công dụng của từng loại lao động 33
Bảng 2.5 Bảng cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính 34
Bảng 2.6 Bảng cơ cấu lao động theo tiêu thức trình độ chuyên môn 35
Bảng 2.7 Bảng cơ cấu lao động theo thời hạn hợp đồng lao động 37
Bảng 2.8 Định mức thời gian lao động cho 1 áo sơ mi trên công đoạn may 38
Bảng 2.9 Định mức thời gian lao động trên công đoạn cắt bán thành phẩm 40
Bảng 2.10 Định mức thời gian lao động trên công đoạn đóng gói áo sơ mi 40
Bảng 2.11 Xác định số công nhân trên từng bớc của công đoạn may áo sơ mi 43
Sinh viên: Vũ Hữu Tiến - Lớp QTKD K5
2
Bảng 2.12 Xác định số công nhân trên từng bớc của công đoạn cắt áo sơ mi 44
Bảng 2.13 Xác định số công nhân trên từng bớc của công đoạn đóng gói 45
Bảng 2.14 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch số lợng các loại lao động 47
Bảng 2.15 Bảng phân tích tình hình thực hiện kế hoạch thời gian lao động 52

Bảng 2.16 Bảng phân tích ngày công nghỉ của lao động năm 2007 và 2006 53
Bảng 2.17 Lơng sản phẩm của công nhân tổ may 4 phân xởng may 3 55
Bảng 2.18 Bảng xác định năng suất lao động 57
mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngày nay khi khoa học kỹ thuật ngày một phát triển, sự hội nhập kinh tế quốc
tế của nớc ta thêm sâu rộng thì sự cạnh tranh của các doanh nghiệp Vịêt Nam trên
thơng trờng ở mức khốc liệt hơn bao giờ hết. Để nâng cao sức cạnh tranh thì mỗi
doanh nghiệp phải tạo ra những lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh. Và một trong
những lợi thế có giá trị nhất là nguồn nhân lực có chất lợng cao và hiệu quả của
việc sử dụng nguồn nhân lực sẽ làm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lợng
sản phẩm và dịch vụ, giảm chi phí tiền lơng trong giá thành mỗi đơn vị sản phẩm,
dẫn tới tăng doanh thu và tăng lợi nhuận. Chính quá trình sử dụng sức lao lao
động hợp lý, tiết kiệm và khoa học sẽ giúp doanh nghiệp có đợc đội ngũ lao động
có chất lợng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, vững vàng về tay nghề và còn là cơ sở
quan trọng để thu hút thêm lao động giỏi trên thị trờng. Tuy nhiên, cha phải mọi
doanh nghiệp đều nhận thức đúng, đầy đủ và thực hiện có hiệu quả việc sử dụng
lao động.
Sau một thời gian thực tập tại công ty cổ phần May Hai, những kiến thức thực
tế đã giúp em nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc sử dụng nguồn nhân
lực đối với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy, em đã lựa
chọn đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp và khoá luận tốt nghiệp của mình là:
Phân tích tình hình sử dụng lao động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng lao động tại công ty cổ phần May Hai
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc sử dụng lao động tại công ty cổ phần May Hai cha đợc một sinh viên thực
tập hay một cán bộ nào trong công ty nghiên cứu một cách cụ thể; chỉ có một số
đề tài nghiên cứu về quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần May Hai.
3. Mục đích nghiên cứu
Sinh viên: Vũ Hữu Tiến - Lớp QTKD K5

3
-Thứ nhất, phân tích tình hình sử dụng lao động tại công ty cổ phần May Hai
nhằm rút ra các u điểm và nhợc điểm còn tồn tại về việc sử dụng lao động tại công
ty trong những năm gần đây, cụ thể là tình hình thực hiện kế hoạch lao động năm
2007.
-Thứ hai, đa ra một số biện pháp nhằm phát huy những u điểm và khắc phục
những nhợc điểm đã chỉ ra ở phần phân tích.
4. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu
-Nghiên cứu tình hình sử dụng lao động tại các doanh nghiệp Việt Nam và
điển hình là công ty cổ phần May Hai.
- Nghiên cứu tổng quan về công ty cổ phần May Hai trên các mặt nh:
+ Lịch sử hình thành và phát triển của công ty CP May Hai (1986- 2007)
+ Công nghệ, cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần May Hai
+ Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (2005- 2007)
-Nghiên cứu sâu về tình hình sử dụng lao động tại công ty CP May Hai (2006-
2007) trên các mặt nh cơ cấu lao động, công tác quản lý định mức lao động, việc
tổ chức quá trình lao động, một số chính sách tác động đến sử dụng lao động, sử
dụng lao động về số lợng, chất lợng và thời gian, chỉ tiêu năng suất lao động.
5. Phơng pháp nghiên cứu
Phơng pháp phân tích, đối chiếu, so sánh thông qua kết quả khảo sát thực tế
tại công ty CP May Hai nhờ vào việc tổng kết thực tiễn, tổng hợp số liệu của công
ty.
6. Đóng góp của đề tài
-Đề tài giúp ban lãnh đạo công ty cổ phần May Hai nhìn nhận đầy đủ hơn về
tình hình sử dụng lao động tại công ty, những mặt hạn chế còn tồn tại cần đợc giải
quyết và những u điểm cần phát huy. Một số giải pháp đa ra nhằm gợi ra ý tởng có
thể xem xét, hoàn thiện để có thể đa vào áp dụng trong thực tiễn.
-Đề tài đợc đa ra thảo luận nhằm tăng cờng sự hiểu biết của nhiều ngời về
công ty và thu nhận những ý kiến có thể giúp ích cho vấn đề nghiên cứu, giúp đề
tài có tính khả thi trong thực tiễn.

7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mục lục, danh mục các bảng và hình, mở đầu, kết luận, tài liệu tham
khảo, kết cấu của đề tài gồm 3 chơng:
Chơng 1: Một số vấn đề về lao động và sử dụng lao động trong doanh nghiệp
Chơng 2: Phân tích thực trạng sử dụng lao động tại Công ty Cổ phần May
Hai
Sinh viên: Vũ Hữu Tiến - Lớp QTKD K5
4
Chơng 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại
Công ty Cổ phần May Hai
Khóa luận tốt nghiệp này đợc thực hiện với sự nỗ lực của bản thân nhng do
trình độ, khả năng nhận biết thực tế và thời gian có hạn nên khó tránh khỏi những
thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận đợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, các
bạn, các cô chú, các anh chị trong Công ty để bài viết của em đợc hoàn thiện
hơn.
Cuối cùng em xin đợc bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể các thầy cô giáo trong
trờng Đại học Hải Phòng nói chung, Khoa Kinh tế và quản trị kinh doanh nói
riêng đã dìu dắt em trong suốt bốn năm học vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn
thầy Đỗ Nh Thắng và cô Cao Thị Vân Anh đã hớng dẫn, chỉ bảo em rất tận tình
trong những kỳ học vừa qua, trong thời gian thực tập và viết chuyên đề báo cáo
tốt nghiệp. Đây là cơ sở tiền đề để phát triển thành khóa luận tốt nghiệp này. Em
xin trân trọng cảm ơn sự hớng dẫn làm khóa luận tâm huyết của thầy TS. Nguyễn
Thái Sơn; trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tạo điều kiện tốt nhất của ban lãnh đạo,
cán bộ nhân viên phòng nhân sự và các phòng ban khác của Công ty cổ phần
May Hai trong suốt thời gian em thực tập tại công ty.
Chơng 1
Một số vấn đề về lao động và sử dụng lao động trong
doanh nghiệp
1.1 Các kháI niệm về lao động
1.1.1 Các khái niệm cần thiết

Nhân lực đợc hiểu là toàn bộ khả năng về thể lực và trí lực của con ngời đợc vận
dụng trong quá trình lao động sản xuất. Nhân lực đợc coi là khả năng lao động của
con ngời, nghĩa là gồm có tất cả thể lực và trí lực ở dạng tiềm năng. [3,8]
- Thể lực thể hiện tình trạng sức khỏe của thân thể, nói lên mặt số lợng của lao
động mà ngời lao động có khả năng bỏ ra. Nó phụ thuộc vào sức vóc, tình trạng sức
khỏe của từng con ngời, mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống, chế độ làm việc và
nghỉ ngơi, chế độ y tế. Thể lực còn tuỳ thuộc vào tuổi tác, thời gian công tác, giới
tính[3,8]
Sinh viên: Vũ Hữu Tiến - Lớp QTKD K5
5
- Trí lực là tri thức, kiến thức đợc đào tạo, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, cũng
nh quan điểm, lòng tin, nhân cáchcủa từng con ngời; nó nói lên mặt chất lợng
của lao động. Nếu xét về vị trí, vai trò của thể lực và trí lực thì thể lực mang tính
quan trọng, còn trí lực mang tính quyết định vì khi nền sản xuất càng phát triển thì
công cụ sản xuất và khoa học kỹ thuật càng phát triển, tri thức giúp ngời lao động
làm chủ công nghệ tạo ra năng suất lao động nhiều hơn, tạo ra u thế trong cạnh
tranh giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. [3,8]
Nguồn nhân lực của một doanh nghiệp là tất cả những ngời lao động làm việc
trong doanh nghiệp đó (những ngời trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp
luật và có khả năng tham gia lao động, nam (15-60) tuổi, nữ (15-55) tuổi)[3,7].
Nguồn nhân lực của một doanh nghiệp đợc hình thành trên cơ sở của các cá nhân
có vai trò khác nhau và đợc liên kết với nhau theo những mục tiêu nhất định, nó
khác với các nguồn lực khác của doanh nghiệp là do chính bản chất của con ngời.
Ngời lao động có các năng lực, đặc điểm cá nhân khác nhau, có tiềm năng phát
triển, có khả năng hình thành các nhóm hội, các tổ chức công đoàn để bảo vệ
quyền lợi của họ, hành vi của họ có thể thay đổi phụ thuộc vào chính bản thân họ
hoặc sự tác động của môi trờng xung quanh[1,6].
Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực ở dạng tiềm năng.
Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con ngời tác động vào các
vật thể tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất phù hợp với nhu cầu của con ngời.

Lao động không những tạo ra của cải vật chất để nuôi sống con ngời mà còn cải
tạo bản thân con ngời, phát triển con ngời cả về mặt thể lực và trí lực. Nh vậy, lao
động khác với sức lao động, lao động là hoạt động tiêu dùng sức lao động của con
ngời, tức là ngời lao động sử dụng thể lực và trí lực của mình với mục đích nhất
định gắn với nhiệm vụ, công việc của tổ chức giao cho.
1.1.2 Phân loại lao động:
1.1.2.1 Căn cứ vào công dụng của từng loại lao động đối với hoạt động sản xuất
kinh doanh thì tổng lao động của doanh nghiệp đ ợc chia thành các loại sau:
- Lao động trực tiếp: là lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện
các dịch vụ kinh doanh, trực tiếp xây dựng các công trình. Chi phí cho công nhân trực
tiếp đợc hạch toán vào khoản mục chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành sản
phẩm.
- Lao động học nghề: là những lao động đợc đào tạo nhằm bồi dỡng để nâng
cao trình độ tay nghề, bổ sung cho lao động trực tiếp. Nếu doanh nghiệp có kế
hoạch đào tạo lao động học nghề thì cần phải hoàn thành kế hoạch.
- Lao động kỹ thuật: là những ngời chỉ huy và quản lý kỹ thuật sản xuất trong
doanh nghiệp (từ phó giám đốc phụ trách kỹ thuật đến nhân viên kỹ thuật)
- Lao động quản trị kinh doanh: là những ngời làm công tác quản trị kinh
doanh trong doanh nghiệp, gồm các phòng ban.
- Lao động hành chính tạp vụ: là lao động trong phòng hành chính, văn th, lao
công, bảo vệ.
Sinh viên: Vũ Hữu Tiến - Lớp QTKD K5
6
1.1.2.2 Căn cứ vào quan hệ với quá trình sản xuất thì tổng lao động của doanh
nghiệp đ ợc chia thành 2 loại sau:
- Lao động trực tiếp: Lao động trực tiếp là bộ phận công nhân trực tiếp sản
xuất sản phẩm hay trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm.
- Lao động gián tiếp: Lao động gián tiếp là bộ phận lao động tham gia gián
tiếp vào quá trình sản xuất. Lao động gián tiếp gồm có nhân viên kỹ thuật, nhân
viên quản lý kinh tế, nhân viên hành chính. Lao động quản lý là lao động đợc định

biên ở các phòng chức năng.
Cơ cấu lao động là tỉ lệ phần trăm của từng loại lao động chiếm trong tổng lao
động doanh nghiệp.
1.2 Một số Lý thuyết về quản trị nhân lực
1.2.1 Khái niệm và tính tất yếu của quản trị nhân lực trong doanh nghiệp
1.2.1.1 Khái niệm quản trị nhân lực:
Quản trị nhân lực đợc tiếp cận theo nhiều góc độ khác nhau, vì thế có rất nhiều
khái niệm khác nhau. Sau đây là một số khái niệm về quản trị nhân lực:
-Nếu tiếp cận theo góc độ tổ chức phát triển lao động thì quản trị nhân lực là
lĩnh vực theo dõi, hớng dẫn, điều chỉnh và kiểm tra quá trình tác động của con ngời
với các yếu tố vật chất của tự nhiên; để từ đó đa ra những quyết định, những biện
pháp nhằm duy trì, bảo vệ, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực một cách hiệu
quả nhất.
-Nếu tiếp cận theo chức năng của quá trình quản lý thì quản trị nhân lực là các
hoạt động bao gồm các việc từ hoạch định, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm soát
các hoạt động có liên quan đến việc thu hút, sử dụng và phát triển ngời lao động trong
các tổ chức.
-Nếu tiếp cận theo quan điểm hiện đại thì quản trị nhân lực là những hoạt động
nhằm tăng cờng sự đóng góp có hiệu quả của cá nhân vào mục tiêu của tổ chức;
đồng thời cố gắng đạt đợc các mục tiêu xã hội và mục tiêu cá nhân.
1.2.1.2 Tính tất yếu của quản trị nhân lực:
-Xuất phát từ vai trò quan trọng của yếu tố sức lao động trong quá trình sản
xuất. Mọi quá trình sản xuất là sự kết hợp của 3 yếu tố (sức lao động, đối tợng lao
động, t liệu lao động) mà sức lao động lại có vai trò quyết định, chính sức lao động
tạo ra giá trị thặng d. Cần có sự quản trị nhân lực để khai thác tối đa tiềm năng của
ngời lao động để tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu suất công tác, giảm chi
phí tiền lơng trên một đơn vị sản phẩmdẫn tới tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.
-Quản trị nhân lực là một bộ phận, nội dung của quản trị doanh nghiệp. Hoạt
động quản trị tiến hành trên 8 lĩnh vực quản trị mà nhân lực là một lĩnh vực trong
số đó. Vì vậy cần có quản trị nhân lực.

-Xuất phát từ sự phát triển của phân công lao động xã hội, chuyên môn hoá
ngày càng sâu, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự phát triển của văn minh xã hội,
sự toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Những điều này làm cho môi trờng kinh
doanh luôn biến động, cạnh tranh gay gắt, nhu cầu của ngời lao động càng cao, sự
Sinh viên: Vũ Hữu Tiến - Lớp QTKD K5
7
phức tạp trong tổ chức sản xuất với nhiều bộ phận, nhiều lao độngVì vậy, cần có
bộ phận điều phối hoạt động giữa các bộ phận khác nhau với những chức năng
khác nhau nhng có cùng chung mục tiêu, xử lý thỏa đáng mọi vấn đề liên quan đến
ngời lao động, qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng yếu tố lao động trong sản xuất
kinh doanh.
Nh vậy, với những lý do trên thì sự có xuất hiện của quản trị nhân lực là tất yếu
khách quan.
1.2.2 Quan niệm về yếu tố con ng ời trong lao động sản xuất
Thứ nhất: Con ngời đợc coi nh một loại công cụ lao động. Quan niệm này
lu hành rộng rãi dới thời kỳ của F.W. Taylor vào cuối thế kỷ XIX.
Quan niệm này cho rằng: Về bản chất đa số con ngời không muốn làm việc họ
quan tâm nhiều đến cái mà họ kiếm đợc chứ không phải là công việc họ làm. ít ng-
ời muốn và có thể làm những công việc đòi hỏi tính sáng tạo, tự độc lập và tự kiểm
soát. Vì thế, chính sách quản lý xác định là: ngời quản lý (đốc công) trực tiếp phải
giám sát và kiểm tra thật chặt chẽ những ngời giúp việc, phải phân chia công việc
ra thành từng bộ phận đơn giản lặp đi lặp lại, dễ dàng học đợc. Con ngời có thể
chịu đựng đợc công việc rất nặng nhọc, vất vả và khi họ đợc trả lơng cao hơn và họ
có thể tuân theo các mức sản lợng đợc ấn định. Kết quả là các phơng pháp khoa
học áp dụng trong định mức và tổ chức lao động, năng suất lao động đã tăng lên,
những sự bóc lột công nhân cũng đồng thời gắn liền với tên gọi chế độ vắt kiệt
mồ hôi sức lực của ngời lao động[3,12].
Thứ hai: Con ngời muốn đợc c xử nh những con ngời. Quan niệm này do
các nhà tâm lý xã hội học ở các nớc t bản công nghiệp phát triển. Họ nhận thấy các
quan niệm trớc quan tâm đến việc khai thác con ngời mà không chú ý đến các quy

luật chi phối thái độ c xử của con ngời khi họ làm việc. Quan niệm này lu ý ngời
quản lý phải tạo ra một bầu không khí tốt, dân chủ, thông tin cho những ngời giúp
việc và lắng nghe ý kiến của họ. Đại diện cho quan niệm này là Elton Mayo[3,13].
Thứ ba: Con ngời có các tiềm năng cần đợc khai thác và làm cho phát triển.
Quan niệm này cho rằng: Bản chất con ngời không phải là không muốn làm việc,
họ muốn góp phần thực hiện mục tiêu, họ có năng lực độc lập sáng tạo. Chính sách
quản lý phải động viên, khuyến khích con ngời để họ đem hết khả năng tham gia
vào công việc chung. Mở rộng quyền độc lập và tự kiểm soát của họ sẽ có lợi cho
việc khai thác các tiềm năng trong con ngời. Đồng thời cũng xuất hiện những
chính sách thơng lợng thỏa thuận giữa chủ và thợ trên một số điểm nào đó[3, 13].
1.3 Tổng quan về sử dụng lao động trong doanh nghiệp
1.3.1 Mục tiêu sử dụng lao động
Lao động là yếu tố đầu vào cơ bản của mọi quá trình sản xuất và nó có vai trò
quyết định tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Do
đó, quản trị nhân lực nói chung và sử dụng lao động nói riêng đều nhằm mục đích
khai thác và phát huy tối đa năng lực làm việc của ngời lao động để tăng năng suất
lao động và hiệu suất công tác, nâng cao chất lợng sản phẩm. Khi tốc độ tăng năng
Sinh viên: Vũ Hữu Tiến - Lớp QTKD K5
8
suất lao động cao hơn tốc độ tăng quỹ lơng thì chi phí tiền lơng trong giá thành của
một đơn vị sản phẩm giảm xuống, góp phần giảm giá thành của một đơn vị sản
phẩm, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận thì việc sử dụng lao động của doanh
nghiệp đã có hiệu quả (sử dụng lao động với chi phí nhỏ nhng lại tạo ra năng suất
cao). Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp nên tạo điều kiện thuận lợi để
phát huy khả năng sáng tạo, cải tiến kỹ thuật của đội ngũ lao động nhất là lao động
kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ của doanh nghiệp.
Khi sử dụng lao động phải đảm bảo thu nhập của ngời lao động phải đủ bù đắp
hao phí cá nhân mà họ đã bỏ ra trong quá trình thực hiện công việc doanh nghiệp giao
cho.
Xét trên phạm vi toàn xã hội, sử dụng lao động phải hiệu quả nhằm tăng năng

suất lao động xã hội, tăng các khoản nộp ngân sách giúp nhà nớc thực hiện chính
sách phân phối lại cho mọi thành viên trong xã hội. Giải quyết công ăn việc làm
cho ngời lao động, qua đó giảm số lao động không có việc làm.
Củng cố các mối quan hệ và phơng thức liên kết giữa các cá nhân, tạo ra sự
thống nhất giữa động cơ từng cá nhân với mục tiêu chung của doanh nghiệp. Tạo
lập sức mạnh thống nhất cho doanh nghiệp và các nhóm làm việc, sử dụng lao
động đúng với năng lực, sở trờng và nguyện vọng của mỗi ngời, từ đó thúc đẩy
nâng cao hiệu suất làm việc và hoàn thành các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
Sử dụng có hiệu quả về số lợng và chất lợng nguồn nhân lực, tức là không xảy
ra trờng hợp thừa, thiếu lao động, đảm bảo đúng ngời và đúng việc ; phát triển chất
lợng lao động (nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề, kỹ năng, kỹ
xảo, kinh nghiệm, nhân cách, ý thức, t tởng của từng ngời lao động).
1.3.2 Những nhân tố ảnh h ởng đến sử dụng lao động
1.3.2.1 Đặc điểm của lao động[6, 284]
Lao động vừa là đối tợng quản trị nhng vừa là chủ thể của mọi quá trình hoạt
động, chủ thể này động nhất, cách mạng nhất. Ngời lao động sử dụng t liệu lao
động tác động vào đối tợng lao động theo những cách thức nhất định để tạo ra của
cải vật chất.
Sự hoạt động của con ngời bị chi phối bởi yếu tố tâm lý, con ngời có nhu cầu,
động cơ, tự ý thức.
Lao động của con ngời là lao động trí tuệ, tri thức biểu hiện ở nghề nghiệp,
chuyên môn, kỹ năng.
1.3.2.2 Số l ợng và chất l ợng lao động
Số lợng lao động là chỉ số ngời lao động, sức khỏe của ngời lao động. Số lợng
ngời lao động nhiều hay ít sẽ ảnh hởng đến việc bố trí, sắp xếp, tổ chức quản lý,
chỉ huy, phối hợp. Sức khỏe của ngời lao động ảnh hởng đến việc họ có thể làm
việc thờng xuyên và lâu dài.
Chất lợng lao động là trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay
nghề, kỹ năng làm việc, kinh nghiệm, văn hóa ứng xử, tác phong công nghiệp, ý
Sinh viên: Vũ Hữu Tiến - Lớp QTKD K5

9
thức tổ chức kỷ luật. Chất lợng lao động ảnh hởng đến hiệu quả công việc, sự chấp
hành nội quy, chính sách, văn hóa doanh nghiệp và bầu không khí trong doanh
nghiệp. Số lợng và chất lợng lao động phụ thuộc vào chính sách tuyển dụng, chính
sách đào tạo.
1.3.2.3 Các chế độ, chính sách của nhà n ớc về sử dụng lao động
Nhân tố này bắt buộc doanh nghiệp phải tuân theo, những chính sách, nội quy,
quy chế về lao động, cách ứng xử đối vối ngời lao động thuộc từng ngành nghề,
trong những điều kiện lao động khác nhaucủa doanh nghiệp phải căn cứ vào
những quy định của pháp luật đợc cụ thể hoá trong luật lao động.
1.3.2.4 Nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất kinh doanh
Nhân tố này ảnh hởng đến việc sử dụng thời gian lao động, cờng độ lao động,
số lợng lao động.
1.3.2.5 Sự tiến bộ của khoa học công nghệ
Khi khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, vòng đời của một công nghệ đợc
rút ngắn lại, buộc các doanh nghiệp phải có chiến lợc kinh doanh, chiến lợc đổi
mới công nghệ, chiến lợc nhân sự thích hợp. Sự thay đổi của kỹ thuật công nghệ
kéo theo sự thay đổi của tổ chức sử dụng lao động, cụ thể nh phân công, hiệp tác,
chuyên môn hóa lao động, trang bị bố trí và phục vụ nơi làm việc, số lợng lao động
trên dây chuyền sản xuất, chất lợng lao động, định mức lao động.
1.3.2.6 Tổ chức và phục vụ tốt chỗ làm việc
*) Môi trờng làm việc:
Môi trờng làm việc bao gồm những yếu tố sau:
-Nhiệt độ, không khí (có ô nhiễm không)
-Âm thanh: Tiếng động ảnh hởng đến thần kinh của con ngời, do đó ảnh hởng
trực tiếp đến năng suất lao động. Khi khung cảnh làm việc quá ồn ào thì con ngời
sẽ không tập trung, thậm chí tiếng động quá lớn và liên tục thì có thể dẫn đến hiện
tợng rối loạn thần kinh
-Màu sắc: Tác động đến nhãn quan của con ngời, do đó tác động đến tâm lý
ngời lao động. Nếu nơi làm việc đợc bố trí màu sắc phù hợp sẽ góp phần nâng cao

tinh thần làm việc, tạo ra sự hng phấn cho ngời lao động, góp phần nâng cao năng
suất lao động.
ánh sáng: Tác động đến thị giác con ngời, ảnh hởng sự tập trung. ánh sáng
gồm có ánh sáng tự nhiên, ánh sáng nhân tạo, tờng, trần.
-Đảm bảo mức độ hợp lý của diện tích/ngời
*) Phơng tiện làm việc:
Đảm bảo đủ thiết bị, bảo hộ lao động, bố trí hợp lý các thiết bị, dụng cụ làm
việc sao cho có tính tiện ích cao. Đối với văn phòng thì phải trang bị dụng cụ thiết
bị phù hợp với tâm sinh lý của ngời sử dụng, phải đảm bảo trình tự hợp lý nhất của
các thao tác không gây động tác thừa; mọi công việc điều khiển thiết bị, công cụ
phải đặt trong tầm tay và tầm nhìn của ngời sử dụng, bố trí các trang thiết bị nặng
ở tầng thấp để đảm bảo độ bền vững của công trình.
Sinh viên: Vũ Hữu Tiến - Lớp QTKD K5
10
1.4 Các nội dung của sử dụng lao động
1.4.1 Tạo lập cơ cấu lao động tối u trong doanh nghiệp
1.4.1.1 Khái niệm và vai trò của cơ cấu lao động tối u
*) Khái niệm:
Cơ cấu lao động tối u khi lực lợng lao động bảo đảm đủ số lợng, ngành nghề,
trình độ chuyên môn, bậc thợ, giới tính, tuổi tác; đồng thời đợc phân định rõ chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cá nhân, bộ phận, bảo đảm mọi ngời đều có
việc làm, mọi khâu, mọi bộ phận đều có ngời phụ trách và sự ăn khớp, đồng bộ
trong từng đơn vị và trên phạm vi cho toàn doanh nghiệp[4, 127].
- Xét sự tối u trên 2 quan điểm:
+) Quan điểm tĩnh: Xây dựng phơng án, lập kế hoạch phải tối u cả về số lợng,
chất lợng và có cơ chế, có quy định cụ thể về địa vị của từng ngời (quy định về
nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn).
+) Quan điểm động: Lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn đánh giá sự tối u trong việc
thực hiện phơng án tối u đã xây dựng, đảm bảo sự đồng bộ ăn khớp đúng nh phơng
án và kế hoạch. Để có sự tối u trong quan điểm thực tiễn phải luôn có giải pháp,

biện pháp để điều chỉnh, khắc phục sự mất cân đối.
*) Vai trò của cơ cấu lao động tối u:
-Cơ cấu lao động tối u thể hiện khả năng sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
-Làm cơ sở cho sự phân công lao động giữa các phân xởng (phân công theo
ngành nghề, theo công việc chính phụ)
-Cơ cấu lao động xét theo tiêu chí thời gian dài hạn sẽ là cơ sở cho công tác
đào tạo, bổ sung, điều chỉnh nhân lực doanh nghiệp.
1.4.1.2 Ph ơng h ớng bảo đảm cơ cấu lao động tối u trong khâu sử dụng lao động
- Phân công và bố trí lao động phải đáp ứng đợc yêu cầu : phù hợp với năng
lực, sở trờng và nguyện vọng của mỗi ngời
- Đảm bảo đủ việc làm cho ngời lao động
- Các công việc giao cho ngời lao động phải có cơ sở khoa học : có định mức,
có điều kiện và khả năng hoàn thành, đảm bảo sao cho ngời đợc giao việc phải có
-khả năng hoàn thành nhiệm vụ đợc giao.
- Mọi công việc giao cho công nhân đều phải quy định rõ chế độ trách nhiệm,
kiên quyết không giao việc khi cha xác định rõ chế độ trách nhiệm.
Sinh viên: Vũ Hữu Tiến - Lớp QTKD K5
11
- Việc sử dụng lao động phải đi đôi với việc đào tạo để nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề cho ngời lao động[4, 128].
1.4.1.3 Ph ơng pháp xác định cơ cấu lao động tối u trong doanh nghiệp [4, 129]
*) Các căn cứ để xây dựng cơ cấu lao động tối u :
- Căn cứ vào quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm
- Căn cứ vào cấp bậc kỹ thuật công việc
- Căn cứ vào định mức thời gian lao động
- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
- Căn cứ vào quỹ thời gian có mặt làm việc bình quân của một lao động trong
năm
- Căn cứ vào khả năng hoàn thành vợt định mức
*) Các bớc xác định cơ cấu lao động tối u

- Bớc 1 : Xác định lao động cho từng bớc công việc theo công thức
M
Tg
x h x Q
j
S
j
=
F
Trong đó:
S
j
là số công nhân tại bớc j
M
Tg
là mức thời gian cho một sản phẩm tại bớc j
h là hệ số thực hiện định mức thời gian
Q
j
là số sản phẩm sản xuất tại bớc công việc j
F là quỹ thời gian có mặt làm việc bình quân của 1 công nhân trong năm lấy
từ bảng cân đối thời gian lao động.
- Bớc 2: Tổng hợp lao động các bớc công việc
S =

S
j

1.4.2 Xây dựng và quản lý định mức lao động
1.4.2.1 Khái niệm, vai trò định mức lao động[4, 130]

- Khái niệm định mức lao động:
Định mức lao động là lợng lao động hao phí lớn nhất không đợc phép vợt quá
để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hoặc một chi tiết sản phẩm hoặc một bớc công
việc theo tiêu chuẩn chất lợng trong điều kiện tổ chức, tâm lý, sinh lý, kinh tế xã
hội nhất định.
Trong định mức thời gian là giới hạn tối đa, tức là lợng thời gian lớn nhất để
hoàn thành một đơn vị sản phẩm. Trong định mức sản lợng là giới hạn tối thiểu,
tức là số sản phẩm ít nhất đợc hoàn thành trong một đơn vị thời gian. Lợng hao phí
tối đa, tối thiểu là xuất phát từ yêu cầu của quy luật giá trị nghĩa là hao phí cá biệt
của doanh nghiệp nhỏ hơn hao phí xã hội cần thiết thì có hiệu quả.
Định mức lao động có tính hiện thực tức là đợc hình thành trong một điều kiện
cụ thể và khi điều kiện về kỹ thuật, tổ chứcthay đổi thì định mức cũng cần phải
thay đổi. Vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị phải thờng xuyên theo dõi, điều chỉnh
định mức lao động cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.
Sinh viên: Vũ Hữu Tiến - Lớp QTKD K5
12
1.4.2.2 Vai trò của hệ thống định mức lao động
+) Định mức lao động là cơ sở khoa học cho công tác tổ chức kế hoạch quản
lý lao động và tiền lơng của doanh nghiệp, cụ thể nó là cơ sở để tính nhu cầu lao
động cho từng bớc công việc và cho toàn doanh nghiệp.
+) Định mức lao động là cơ sở cho cho sự phân công hay phân chia công việc,
bố trí công nhân ở từng bớc công việc hay nói cách khác định mức lao động làm
cơ sở để tổ chức quá trình lao động.
+) Định mức lao động là cơ sở để tính quỹ lơng hoặc lựa chọn hình thức trả l-
ơng.
+) Định mức lao động là cơ sở để tính toán chi phí tiền lơng và giá thành sản
phẩm.
Tuy nhiên mức độ tác dụng và vai trò của định mức lao động còn phụ thuộc
vào tính khoa học, tiên tiến hiện thực đến mức độ nào của định mức.
1.4.2.3 Phân loại định mức lao động[4, 131]

+) Nếu căn cứ vào tính chất đơn vị tính toán thì định mức đợc chia thành 3
loại, đó là định mức thời gian, định mức sản lợng, định mức phục vụ hay còn gọi là
định mức đứng máy. Định mức phục vụ phản ánh số ngời/1 máy, số máy/ 1 ngời.
+) Nếu căn cứ vào phơng pháp làm thì định mức lao động đợc chia thành 2
loại, đó là định mức theo phơng pháp thống kê kinh nghiệm và định mức có căn cứ
kỹ thuật. Định mức theo phơng pháp thống kê kinh nghiệm là những định mức cho
kỳ kế hoạch dựa trên dữ liệu đã qua của các kỳ trớc. Định mức có căn cứ kỹ thuật
là định mức đợc tính theo lý thuyết hoặc ghi giờ, bấm giờ tại hiện trờng nơi sản
xuất.
+) Căn cứ theo cấp quản lý định mức thì định mức lao động đợc chia thành
2 loại, đó là định mức do cấp trên quy định và định mức do doanh nghiệp tự quy
định.
1.4.2.4 Ph ơng pháp xây dựng định mức lao động [4, 133]
Phơng pháp có căn cứ kỹ thuật : Đây là phơng pháp phổ biến đợc nhiều doanh
nghiệp sử dụng.
Phơng pháp có căn cứ kỹ thuật tập trung vào 2 phơng pháp chính là điều tra phân
tích và tính toán phân tích.
*) Phơng pháp điều tra phân tích :
Thực chất là quan sát, tính toán ngay tại hiện trờng và đợc tiến hành bằng 2
hình thức là chụp ảnh ca làm việc (ghi giờ thực tế) và bấm giờ (bấm những thao
tác, động tác để xác định thời gian gia công).
- Hình thức ghi giờ thực tế (chụp ảnh ca làm việc), thực chất là tiến hành quan
sát và ghi chép lại toàn bộ thời gian hao phí lao động của một công nhân trong một
ca. Phơng pháp này có mục đích là xác định đợc định mức hợp lý trong ca làm việc
cho các loại thời gian có ích và đợc tiến hành qua 4 bớc sau :
+) Bớc 1 : Tuỳ thuộc vào mục đích làm định mức để chọn đối tợng công nhân
(luôn luôn hoàn thành hay không hoàn thành để điều chỉnh mức hay xây dựng mức
Sinh viên: Vũ Hữu Tiến - Lớp QTKD K5
13
mới). Ngoài ra phải chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện cho việc làm định mức một

cách khách quan thuận lợi.
+) Bớc 2 : Tiến hành chụp ảnh ghi chép. Việc ghi chép đợc tiến hành liên tục
từ phút đầu đến phút cuối cùng của ca, ghi chép đầy đủ các hoạt động của công
nhân, xếp các hoạt động đó vào từng loại thời gian phù hợp. Nh vậy, mỗi một hoạt
động đều phản ánh một thời gian hao phí nhất định.
+) Bớc3 : Tiến hành tổng hợp thời gian đã ghi chép đợc trong ca, bao gồm tất
cả các loại thời gian có ích và lãng phí.
+) Bớc 4 : Lập bảng định mức.
Từ số liệu đã ghi chép, tiến hành phân tích để xác định đợc định mức và cơ
cấu định mức thời gian theo nguyên tắc sau :
+) Tất cả các thời gian lãng phí không đợc đa vào định mức.
+) Các loại thời gian chuẩn kết, phục vụ nhu cầu cần đảm bảo tỉ lệ hợp lý, nếu
thực tế ghi giờ quá nhiều hoặc vợt định mức đã có thì cũng coi nh lãng phí.
+) Nhất thiết phải tăng thời gian gia công bằng cách cộng vào thời gian gia
công những thời gian lãng phí và những thời gian tiết kiệm đợc do giảm thời gian
nhu cầu, thời gian chuẩn kết.
- Về hình thức bấm giờ:
+) Mục đích của bấm giờ là nghiên cứu và xác định đợc một loại thời gian hao phí
quan trọng, đó là thời gian gia công tại bớc công việc.
+) Cách làm: Bấm giờ từng thao tác, động tác của công nhân khi tiến hành gia
công. Bấm nhiều lần sẽ đợc một dãy số về thời gian gia công ở một bớc công việc.
Sau đó xử lý lấy con số trung bình tiên tiến nhất.
1.4.3 Phân công và hiệp tác lao động
Phân công lao động là sự phân chia lao động thành các ngành, nghề
- Căn cứ để phân công lao động:
+) Căn cứ vào cơ cấu tổ chức quản lý, cơ cấu tổ chức sản xuất
+) Căn cứ vào định mức lao động nh định mức phục vụ, mức biên chế định biên
cho một dây chuyền sản xuất (số lao động định mức cho một dây chuyền)
+) Căn cứ vào trình độ và khả năng, sở trờng, nguyện vọng của ngời lao động.
- Các hình thức phân công lao động chủ yếu trong doanh nghiệp :

+) Phân công theo nghề (theo tính chất công nghệ)
+) Phân công theo tính chất phức tạp của công việc
+) Phân công theo công việc chính và công việc phụ
Phân công lao động dẫn đến chuyên môn hóa lao động
Phân công lao động cần phải phối hợp chặt chẽ với hiệp tác lao động nhằm để ngời
lao động cung cấp tốt nhất về sức lao động và doanh nghiệp đạt hiệu quả sử dụng
lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1.4.4 Sử dụng hợp lý và tiết kiệm sức lao động
1.4.4.1 Sử dụng lao động về số l ợng
Sinh viên: Vũ Hữu Tiến - Lớp QTKD K5
14
Việc sử dụng lao động thờng có khả năng xảy ra thừa tuyệt đối và thừa tơng
đối.
*) Thừa tuyệt đối:[4, 138]
Thừa tuyệt đối là số lao động đang thuộc danh sách trả lơng của doanh nghiệp
nhng không bố trí đợc việc làm, tức là số ngời d ra ngoài định biên (định mức) cho
từng phân xởng, từng bộ phận.
Hiện tợng thừa tuyệt đối xảy ra, có thể là do:
- Quy mô sản xuất bị thu hẹp
- Thay đổi công nghệ dẫn đến thay đổi nghề mà ngời lao động không đáp ứng đợc.
- Doanh nghiệp sắp xếp lại, tổ chức lại lao động nhằm tăng năng suất lao động
- Tuyển dụng không theo tiêu chuẩn, yêu cầu và đặc điểm của công việc
Một số giải pháp để giải quyết tình trạng này:
- Bảo đảm và mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh để tăng việc làm.
- Đào tạo, đào tạo lại theo hớng thay đổi nghề và nâng cao trình độ cho ngời lao
động để phù hợp với công việc mới.
- Giải quyết chế độ: cho nghỉ hu, mất sức, cho nghỉ thôi việc đợc hởng trợ cấp theo
chế độ nhà nớc quy định.
*) Thừa t ơng đối:[4, 139]
Thừa tơng đối là những ngời lao động đã đợc cân đối trên dây chuyền sản xuất và

các khâu công tác, nhng không đủ việc làm cho cả ngày (cả ca) hoặc cho các ngày
trong tháng.
Hiện tợng thừa tơng đối là do các nguyên nhân sau:
- Nhiệm vụ sản xuất không ổn định ( thiếu đơn đặt hàng)
- Do chủ quan của quản lý trong nội bộ doanh nghiệp dẫn tới thiếu nguyên nhiên
vật liệu, mất điện, máy hỏng
Biện pháp giải quyết tình trạng này:
- Nâng cao chất lợng kế hoạch các mặt hoạt động nh kế hoạch sản xuất tác nghiệp,
kế hoạch cân đối lao động, kế hoạch cấp phát vật t, kế hoạch sửa chữa thiết bị, kế
hoạch các hoạt động hậu cần phù trợ.
- Hoàn thiện các mặt quản lý trong ngày nh quản lý lao động, quản lý vật t, quản
lý thiết bị.
*) Ph ơng pháp phân tích tình hình sử dụng số l ợng lao động[5, 142]
Phơng pháp so sánh trực tiếp: Theo phơng pháp này thì ta tiến hành so sánh chỉ
tiêu thực tế với chỉ tiêu kế hoạch.
Tỷ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch lao động trong kỳ (K):
L
1
K= x100%
L
kh
Số tuyệt đối: L = L
1
- L
kh

Ghi chú: L
1
là tổng số lao động thực tế toàn công ty
L

kh
là tổng số lao động kế hoạch toàn công ty
Sinh viên: Vũ Hữu Tiến - Lớp QTKD K5
15
Nếu K > 1, L > 0: số lợng lao động của doanh nghiệp kỳ nghiên cứu tăng so với
kỳ kế hoạch.
- Phơng pháp so sánh gián tiếp: Theo phơng pháp này thì ta tiến hành so sánh chỉ
tiêu thực tế với chỉ tiêu kế hoạch đợc điều chỉnh theo khối lợng và kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty trong kỳ (sản lợng, doanh thu).
Tỷ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch lao động trong kỳ (K)

L
1
K= x 100%
D
1
L
kh

D
kh
D
1
Số tuyệt đối: L = L
1
L
kh

D
kh

Ghi chú:
D
1
Doanh thu thực tế
D
kh
Doanh thu kế hoạch
Nếu K < 1, L < 0: Phản ánh ở kỳ nghiên cứu doanh nghiệp sử dụng lao động tiết
kiệm hơn so với kỳ kế hoạch, và ngợc lại.
1.4.4.2 Sử dụng lao động về thời gian
Sử dụng lao động về thời gian là sử dụng thời gian lao động trong năm, trong
ngày.
Doanh nghiệp phải xây dựng đợc bảng cân đối kế hoạch sử dụng thời gian
của một công nhân trong năm, trong ngày, bình quân cao nhất là cơ sở, căn cứ để
sử dụng thiết bị, lao động và quỹ lơng.
Mục tiêu cuối cùng của lập bảng kế hoạch cân đối thời gian làm việc của công
nhân trong năm là tăng thời gian làm việc thực tế bằng các biện pháp giảm thời gian
vắng mặt. Để nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian làm việc thì phải giảm số ngày
vắng mặt.
Một số công thức:
_
N = N

- N
N
- N
V
Trong đó:
_
N : Là số ngày công làm việc thực tế bình quân năm

N

: Là số ngày công chế độ
N

= NL (L+CN)
NL là ngày công dơng lịch (360)
L là tổng số ngày lễ, tết (9 ngày)
CN là tổng số ngày chủ nhật trong năm
N
N
là số ngày công ngừng việc, tức là số ngày ngời lao động đến doanh
nghiệp làm việc nhng không có việc làm vì một nguyên nhân nào đó nh mất điện,
máy hỏng, thiếu nguyên vật liệu, không bố trí đợc việc làm
Sinh viên: Vũ Hữu Tiến - Lớp QTKD K5
16
N
V
là số ngày công vắng mặt, tức là số ngày công ngời lao động không đến
doanh nghiệp làm việc vì một nguyên nhân nào đó nh ốm đau, khai sản, tai nạn lao
động, hội họp, nghỉ phép, học tập, nghỉ vì việc riêng, nghỉ không lý do.
_ _
g = N * g

-g
N
-g
V
g là số giờ công làm việc thực tế bình quân năm
g


là số giờ công chế độ một ngày (8 giờ)
g
N là
số giờ công ngừng việc (không trọn ngày)
g
V
là số giờ công vắng mặt (không trọn ngày)
Tổng số ngày công làm việc
Số ngày làm việc bình quân năm =
Tổng số lao động

Tổng số giờ công làm việc
Số giờ làm việc bình quân ngày =
Tổng số ngày công làm việc
1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
Năng suất lao động là chỉ tiêu có tính chất tổng hợp phản ánh tính hiệu quả
của việc sử dụng lao động sống. Năng suất lao động là khối lợng công việc làm ra
của ngời lao động trong một độ dài thời gian nhất định hoặc thời gian hao phí để
sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, theo công thức :[5, 152]

T
Q
W =
(năng suất lao động thuận)

Q
T
W =
(năng suất lao động nghịch)

Ghi chú :
Q là khối lợng sản phẩm sản xuất
T là thời gian sản xuất
Nh vậy, để tăng năng suất lao động phải tăng khối lợng sản phẩm sản xuất, cũng
nh giảm thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Để sản xuất kinh
doanh có hiệu quả thì doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng suất lao
động. Vì nâng cao năng suất lao động là cơ sở để hạ giá thành, tăng doanh thu,
tăng lợi nhuận, tăng thu nhập cho ngời lao động, giúp doanh nghiệp đảm bảo sức
cạnh tranh trên thị trờng.
Giá trị tổng sản lợng
Năng suất lao động =
Tổng số lao động sử dụng
ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh, mỗi ngời lao động trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng
giá trị sản lợng
Năng suất lao động theo doanh thu (W
D
):

L
D
W
D
=
[6, 251]
Trong đó:
Sinh viên: Vũ Hữu Tiến - Lớp QTKD K5
17
D là doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
L là tổng số lao động sử dụng
ý nghĩa: Chỉ tiêu Năng suất lao động theo doanh thu phản ánh một ngời lao động

trong kỳ tạo ra mấy đồng doanh thu.
Năng suất lao động theo lợi nhuận (W
P
)

L
P
W
P
=
[6, 251]
Trong đó: P là lợi nhuận ròng ( lợi nhuận sau thuế)
ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh bình quân một ngời lao động trong kỳ tạo ra mấy
đồng lợi nhuận.
*) Các nhân tố ảnh hởng đến năng suất lao động:
- Tiến bộ khoa học công nghệ: làm thay đổi kỹ thuật sản xuất, quy trình
công nghệ, hợp lý hoá quá trình sản xuất.
- Trình độ ngời lao động: Đó là sự thành thạo các kỹ năng, mức độ lành
nghề của công nhân
- Trình độ tổ chức quản lý: Đó là trình độ quản lý kinh tế kỹ thuật, quản lý
và sử dụng lao động, vật t
1.6 Các quy định pháp luật về lao động và sử dụng lao động
-Sử dụng lao động theo chế độ hợp đồng lao động: Tức là mọi lao động làm
việc trong doanh nghiệp đều phải ký một bản hợp đồng lao động, đây là văn bản có
tính pháp lý về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của ngời lao động và của ngời sử
dụng lao động. Bên cạnh bản hợp đồng lao động thì ngời lao động còn phải ký bản
thỏa ớc lao động tập thể.
-Cơ chế tiền lơng và hệ thống thang bảng lơng: Đó là những quy định của
nhà nớc về các hình thức trả lơng, phơng pháp xác định tiền lơng, thang lơng, bảng
lơng, mức lơng tối thiểu

-Các quan hệ về lao động và sử dụng lao động tại Việt Nam đợc điều chỉnh
và quy định trong Bộ Luật Lao động của Việt Nam và các văn bản, quy phạm dới
luật hớng dẫn thi hành. Những quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
theo Nghị định số 109/2002/NĐ- CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy
định chi tiết và hớng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Thông t số 16/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03/06/2003
của Bộ Lao động- Thơng binh và Xã hội hớng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với ngời lao động làm công việc có tính thời vụ và gia
công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng. Thông t số 15/2003/TT-BLĐTBXH ngày
03/06/2003 của Bộ Lao động-Thơng binh và Xã hội hớng dẫn thực hiện làm thêm
giờ theo quy định của Nghị định 109/2002/NĐ- CP ngày 27/12/2002 của Chính
phủ.
Sinh viên: Vũ Hữu Tiến - Lớp QTKD K5
18
-Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất theo Nghị định 33/2003/NĐ- CP
ngày 02/04/2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 41/CP
ngày 06/07/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hớng dẫn thi hành một số điều
của Bộ Luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.
Chơng 2
Phân tích thực trạng sử dụng lao động
tại công ty cổ phần May Hai
2.1 Giới thiệu về công ty cổ phần May Hai
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần May Hai
2.1.1.1 Những thông tin chính
Tên gọi:
-Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần May Hai
-Tên tiếng Anh: MayHai Joint Stock Company
-Tên viết tắt: May Hai
Trụ sở chính: Số 216 Đờng Trần Thành Ngọ - Quận Kiến An - TP Hải Phòng

Điện thoại: 84 - 313 - 876069/ 876327/ 877625
Fax: 84 313 - 876112
Email:
Ngành nghề kinh doanh: (theo giấy đăng ký kinh doanh số 0203001306 do Sở Kế
hoạch Đầu t Hải Phòng cấp ngày 01/08/2006)
- Sản xuất các sản phẩm dệt, may mặc, túi sách, giày dép.
- Mua bán vải, hàng may mặc, giày dép, máy móc thiết bị và phụ tùng thay
thế, thiết bị văn phòng. Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa
- Kinh doanh dịch vụ nhà khách, nhà nghỉ
- Hoạt động kho bãi. Cho thuê nhà ở, nhà phục vụ các mục đích kinh doanh
(kiốt, trung tâm thơng mại), cho thuê kho, bãi đỗ xe.
- Các hoạt động liên quan đến máy tính
- Giáo dục dạy nghề
- Dịch vụ giặt, là, làm sạch các sản phẩm dệt và lông thú;
- Dịch vụ làm thủ tục hải quan, dịch vụ khai thuê hải quan.
Sản phẩm và dịch vụ chủ yếu: Gia công sản phẩm may mặc xuất khẩu và tiêu dùng
nội địa. Cho thuê nhà ở , nhà phục phụ các mục đích kinh doanh, mua bán máy
móc thiết bị, phụ tùng ngành may. Dịch vụ làm thủ tục hải quan, dịch vụ khai thuê
hải quan.
Cơ quan quản lý: Sở Công Nghiệp Hải Phòng
Sinh viên: Vũ Hữu Tiến - Lớp QTKD K5
19
Công ty là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập: có pháp nhân kinh tế, mở tài khoản tại
ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hải Phòng, có con dấu
riêng theo mẫu quy định.
*) Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty CP May Hai:
- Công ty cổ phần May Hai tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong
phạm vi pháp luật cho phép, tự bù đắp chi phí, tự trang trải vốn, nhằm mục đích
thu lợi nhuận. Công ty sản xuất các sản phẩm dệt, may mặc, túi sách, giày dép;
mua bán vải, hàng may sẵn, giày dép, mua bán máy móc thiết bị phụ tùng thay thế

và các ngành nghề khác theo đăng ký kinh doanh. Công ty đợc phép phát hành cổ
phiếu, trái phiếu để huy động vốn theo quy định của pháp luật.
- Công ty tham gia các hoạt động liên doanh, liên kết với các cơ sở sản xuất
kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trong nớc và các đối tác nớc
ngoài.
- Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, đảm bảo công bằng xã hội,
nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho ngời lao động.
- Chấp hành nghiêm chỉnh mọi chế độ, chính sách của Đảng và nhà nớc,
thông lệ quốc tế khi công ty tham gia hoạt động xuất nhập khẩu.
2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần May Hai
Công ty cổ phần May Hai, tiền thân là Xí nghiệp May xuất khẩu số 2 đợc
thành lập theo quyết định số 807/ QĐ - TCCQ ngày 06/10/1986 của UBND Thành
phố Hải Phòng thuộc Sở Công nghiệp quản lý. Sản phẩm chủ yếu đợc xí nghiệp
sản xuất trong giai đoạn này là hàng bảo hộ lao động và áo váy phụ nữ.
Năm 1993, Thành phố Hải Phòng quyết định sáp nhập Xí nghiệp Dệt nhuộm
Hải Phòng vào Xí nghiệp May xuất khẩu số 2 Hải Phòng theo quyết định số
1090/QĐ -TCCQ ngày 22/05/1993 của UBND thành phố Hải Phòng. Từ năm 1995
đến nay, thị phần của công ty dần mở rộng ra các nớc EU nh Đức, Anhvà một số
nớc khác nh Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippin
Đến năm 2001, thành phố quyết định sáp nhập Công ty May Hải Phòng vào
Công ty May số 2 Hải Phòng theo quyết định số 2198 QĐ/UB ngày 19/09/2001
của UBND thành phố Hải Phòng. Sản phẩm chủ yếu của công ty trong giai đoạn
này là áo sơ mi, quần âu, áo jacket và một số mặt hàng dệt kim. Năm 2002, công
ty May số 2 Hải Phòng là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của Hải Phòng
đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trờng Mỹ.
Đến ngày 30/06/2005 Công ty May số 2 Hải Phòng đã tiến hành cổ phần hóa
và đổi tên thành Công ty Cổ phần May Hai theo quyết định số 1891/QĐ- UB ngày
06/07/2004 của UBND thành phố Hải Phòng về việc tiến hành cổ phần hóa công ty
May số 2 Hải Phòng.
Để nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thị trờng quốc tế và nội địa, công

ty đã không ngừng đầu t chiều sâu, có trọng điểm và đảm bảo tính hiệu quả cao.
Mặt khác, công ty cũng chú trọng đào tạo bồi dỡng nguồn nhân lực, kết hợp
với các biện pháp quản lý khoa học, tiên tiến. Vì vậy, công ty đã tạo đợc môi trờng
Sinh viên: Vũ Hữu Tiến - Lớp QTKD K5
20
hoạt động lành mạnh, sản xuất có năng suất cao và đạt chất lợng sản phẩm tốt, giữ
vững uy tín với khách hàng, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, quy mô
sản xuất không ngừng mở rộng, đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng đ-
ợc cải thiện. Các chỉ tiêu kinh tế đều đạt và vợt kế hoạch đề ra, năm sau cao hơn
năm trớc. Giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động.
Sự phát triển của công ty cho đến nay đợc thể hiện qua sự gia tăng về quy mô
sản xuất kinh doanh.
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất kinh doanh của
Công ty Cổ Phần May Hai giai đoạn 2005-2007
Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2007/2006 2006/2005
(+, -) % (+, -) %
1. Tổng sản lợng Tr chiếc 3,3 3,6 4,1 +0,5 +13,9 +0,3 +9,1
2. Tổng vốn KD Tỷ đồng 40 43,571 41 -2,571 -5,9 +3,571 +8,9
3.Tổng lao động Ngời 1300 1317 1342 +25 +1,9 +17 +1,3
4. Tổng doanh thu Tỷ đồng 57,433 60,102 64,553 +4,451 +7,4 +2,699 +4,65
5. Lợi nhuận ròng Tỷ đồng 4,307 4,869 5,171 +0,302 +6,2 +0,562 +13
(Nguồn: Phòng kế toán công ty CP May Hai)
Số liệu bảng trên cho thấy:
-Tổng sản lợng, tổng lao động, tổng doanh thu năm sau tăng hơn so với năm
trớc cả về số tuyệt đối và số tơng đối.
-Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm sau cao hơn năm trớc.
Nh vậy, với những bớc phát triển vững chắc và ngày càng lớn mạnh thì công
ty cổ phần May Hai xứng đáng là đơn vị lá cờ đầu của ngành may công nghiệp
Thành phố Hải Phòng.
2.1.2 Công nghệ, kết cấu sản xuất và cơ cấu tổ chức quản lý

2.1.2.1 Đặc điểm công nghệ của công ty Cổ Phần May Hai
Ngày nay, trớc sự tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ, cùng với
môi trờng kinh doanh có tính cạnh tranh khốc liệt, sự hội nhập kinh tế quốc tế
càng sâu, rộng. Trớc bối cảnh đó, đối với công nghệ thì công ty May Hai nói riêng,
các doanh nghiệp may mặc khác trong nớc nói chung đều lạc hậu hơn so với mặt
bằng chung của các doanh nghiệp trong ngành trên thế giới. Vì vậy, đổi mới công
nghệ đối với công ty trở nên cấp thiết hơn lúc nào hết. Trong những năm gần đây,
công ty May Hai đã tích cực đầu t mua sắm các trang thiết bị mới, xây dựng thêm
nhà xởng, đa các dây chuyền tiên tiến vào sản xuất (sản xuất theo đờng chuyền
lớn, đờng chuyền nhỏ, sản xuất theo cụm chi tiết) tạo ra các sản phẩm có chất lợng
tốt, sản lợng tăng nhanh. Nguồn vốn đầu t cho công nghệ đợc trích từ vốn tự có,
ngoài ra công ty còn tích cực tham gia các hoạt động liên doanh, liên kết, năm
2003 công ty đã liên doanh với công ty của Hồngkông thành lập công ty liên
doanh đầu t dây chuyền giặt tẩy hiện đại với hàng trăm thiết bị máy móc đợc nhập
từ nớc ngoài.
Công ty đã sử dụng công nghệ quản lý tiên tiến, hiện đại nh các phần mềm
quản lý nhân sự (TAS-ERP là giải pháp chấm công nhân viên dùng thẻ từ, lợi ích
của giải pháp này là quản lý thời gian làm việc chính xác, có modul chấm công
Sinh viên: Vũ Hữu Tiến - Lớp QTKD K5
21
đặc thù phục vụ cho khách hàng nớc ngoài (đặt gia công) đánh giá, phục vụ cho
việc ký hợp đồng), phần mềm quản lý tài chính, phần mềm kế toán Năm 2003,
Công ty đầu t hệ thống mạng Lan nội bộ với 3 bộ máy chủ hoạt động trên toàn
công ty. Bên cạnh đó, công ty đã quan tâm nhiều hơn trong việc đầu t các chơng
trình chuyên dụng của ngành may nh quy trình thiết kế thời trang, chuẩn bị kỹ
thuật, quy trình công nghệ sản xuất
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất
(Nguồn: Phòng quy trình công nghệ công ty CP May Hai)
Qua sơ đồ cho thấy, hệ thống đã kiểm tra, kiểm soát chất lợng từ khâu nhập
nguyên phụ liệu, khâu cắt, khâu may, đến khâu hoàn thiện cuối cùng nh là, gấp,

đóng gói; mỗi một công đoạn đều đợc kiểm tra bởi đội ngũ KCS và sau đó bộ phận
QA kiểm tra toàn bộ một lần cuối trớc khi xuất hàng.
2.1.2.2 Đặc điểm kết cấu sản xuất
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ bố trí sản xuất
Sinh viên: Vũ Hữu Tiến - Lớp QTKD K5
22
Nhập NPL
vào kho
Cắt
May Là thành
phẩm
Gấp
ghim
QA kiểm
hàng xuất
Đóng
thùng
carton
Kiểm
NPL
Kiểm
BTP
Kiểm TP
Kiểm là
Kiểm gấp
S (ddd9ngggggffđS jjj
Các hoạt động của công ty đều đợc thực hiện trên hệ thống quản lý chất lợng theo
tiêu chuẩn ISO 9001: 2000, các công đoạn sản xuất đợc bố trí chuyên môn hóa
cao.
2.1.2.3 Cơ cấu tổ chức quản lý

Sơ đồ 2.3 Cơ cấu tổ chức quản lý công ty CP May Hai
Sinh viên: Vũ Hữu Tiến - Lớp QTKD K5
X ởng sản xuất

Kiến An
Phân x
ởng
may 1
Phân x
ởng
may 2
X ởng sản xuất
Lạch Tray
Phân x
ởng
may 3
Phòng thị
tr ờng nội
địa
Công ty cổ phần May Hai
Sản phẩm
quần âu, quần
jean, jacket,
váy xuất khẩu
Các sản phẩm
thời trang nam,
nữ cho thị tr
ờng nội địa
Sản phẩm áo sơ


mi xuất khẩu
23
Phó tổng giám
đốc kinh doanh
Tổng giám đốc
Phó tổng giám
đốc
sản xuất
Hội đồng quản trị
Ban kiểm
soát
(Nguồn: Phòng nhân sự công ty CP May Hai)
Phân xng may: Tổ chc sn xut các công on may, l , g p, óng gói. Kim
tra cht lng sn phẩm trớc khi xut h ng; tính l ng sn phm.
Phân xởng cắt: Tổ chức sản xuất các công đoạn trải vải, cắt, lấy dấu, đánh số, ép
mếch, kiểm tra chất lợng bán thành phẩm, tính lơng sản phẩm.
2.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Bảng 2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Đơn vị: 1000đ
Chỉ tiêu

số
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1.Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
01 54.864.254 56.583.790 60.228.212
2.Các khoản giảm trừ doanh thu 02
3.Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ (10=01-02)
10 54.864.254 56.583.790 60.228.212

4.Giá vốn hàng bán 11 38.892.584 40.413.718 43.576.845
5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ (20=10-11)
20 15.971.670 16.170.072 16.651.367
6.Doanh thu hoạt động tài chính 21 737.615 1.084.383 1.107.824
7.Chi phí tài chính
Trong đó: Lãi vay phải trả
22
23
1.067.700
1.060.971
1.102.976
1.094.908
1.320.483
1.300.428
8.Chi phí bán hàng 24 6.920.700 7.215.205 7.318.082
9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 6.154.782 6.342.585 6.428.870
10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh [30=20+(21-22)-
2.566.103 2.593.689 2.691.756
Sinh viên: Vũ Hữu Tiến - Lớp QTKD K5
24
P. Xuất
khẩu
P. Nội
địa
P. Đặt
hàng
P.
Giao

nhận
P. Kinh
doanh
P. Nhân
sự
P. Hành
chính
P.
Công
nghệ
P. Kỹ
thuật
P.

địên
P.
chất
lợng
P.
Kế
toán
P.
Bảo
vệ
P.
Đầu
t
Giám đốc sản xuất
Phân xởng may Phân xởng cắt Phân xởng hoàn
thiện

(24+25)]
11.Thu nhập khác 31 1.830.800 2.433.665 3.216.964
12.Chi phí khác 32 89.509 158.540 249.514
13.Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 1.741.291 2.275.125 2.967.450
14.Tổng lợi nhuận kế toán trớc
thuế (50=30+40)
50 4.307.394 4.868.814 5.659.206
15.Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp
51 488.000
16.Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp (60=50-51)
60 4.307.394 4.868.814 5.171.206
(Nguồn : Phòng kế toán công ty CP May Hai)

Số liệu bảng trên cho thấy :
-Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập
khác năm sau cao hơn năm trớc.
-Tổng chi phí năm sau cao hơn năm trớc là do sự gia tăng về sản lợng, số lao động,
sự mở rộng các danh mục hoạt động đầu t , hoạt động liên doanh. Chi phí năm
2007 tăng đáng kể, cụ thể nh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng so với
năm 2006 là 3,644 tỷ đồng thì giá vốn hàng bán tăng 3,163 tỷ đồng. Nguyên nhân
là do hầu hết các chi phí đầu vào nh tiền lơng, giá xăng dầu, dịch vụ, bao bì,
nguyên vật liệutăng hàng tuần hàng tháng ; trong khi giá gia công không tăng,
kèm theo tỷ giá đồng USD/ VNĐ giảm cũng gây khó khăn rất lớn.
-Lợi nhuận sau thuế năm sau cao hơn năm trớc nhng tốc độ tăng năm 2007/2006
thấp hơn năm 2006/2005 là do các khoản chi phí đầu vào năm 2007 tăng khá
nhanh (tỷ lệ lạm phát trong nớc tăng 12%) và sau 2 năm đầu cổ phần hóa đợc miễn
thuế thu nhập doanh nghiệp thì năm 2007 công ty phải nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp.

2.2 Phân tích thực trạng sử dụng lao động tại công ty cổ
phần May Hai
2.2.1 Quan điểm của lãnh đạo công ty về sử dụng lao động
2.2.1.1 Quan điểm về ng ời lao động
Ngời lao động là những con ngời có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ theo quy
định của pháp luật, mỗi ngời có đặc điểm tâm lý (nhu cầu, động cơ, tình cảm, tự ý
thức, suy nghĩ), có khả năng, sở trờng, sở đoản khác nhau.
Ngời lao động là thành viên của xã hội nên có rất nhiều mối quan hệ khác
nhau, những mối quan hệ này tác động tới việc cung cấp sức lao động của mỗi ng-
ời lao động cho quá trình lao động sản xuất.
Ngời lao động là đối tợng của quá trình lao động sản xuất, trong quá trình đó
sức lao động của mỗi ngời lao động đợc tiêu dùng, mối quan hệ giữa ngời lao
động và doanh nghiệp đợc chi phối bởi hợp đồng lao động, cũng nh các quy định
của bộ luật lao động hiện hành.
Ngời lao động có tiềm năng cần đợc khai thác và phát triển.
Sinh viên: Vũ Hữu Tiến - Lớp QTKD K5
25

×