Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Bệnh tăng huyết áp và hành vi hút thuốc lá. Một chương trình can thiệp phòng chống tác hại thuốc lá tại bệnh viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.87 KB, 23 trang )


BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP VÀ HÀNH VI HÚT THUỐC LÁ
MỘT CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ TẠI
BỆNH VIỆN NĂM 2014

Mục lục
1. T V N ĐẶ Ấ ĐỀ 1
2. KHÁI QUÁT CÁC Y U T NH H NG T I B NH T NG HUY T ÁPẾ ỐẢ ƯỞ Ớ Ệ Ă Ế 2
3. TH C TR NG HÚT THU C LÁ T I B NH VI N M VÀ H U QU DO NÓ Ự Ạ Ố Ạ Ệ Ệ Ậ Ả
MANG L IẠ 5
4. PHÂN T CH I T NG CHÍ ĐỐ ƯỢ ĐÍ 6
5. CÁC Y U T NH H NG T I HÀNH VI HÚT THU C LÁ C A CBYTẾ ỐẢ ƯỞ Ớ Ố Ủ 7
6.PHÂN T CH VÀ D OÁN KH N NG THAY I HÀNH VI HÚT THU C LÁ Í ỰĐ Ả Ă ĐỔ Ố
TRONG NHÓM NHÂN VIÊN Y TẾ 9
7.XÁC NH CÁC CÁCH TI P C NĐỊ Ế Ậ 11
8. KHUNG CH NG TRINH NÂNG CAO S C KHOÈ ́ƯƠ Ư ̉ 14
TÀI LI U THAM KH OỆ Ả 21

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề sức khỏe quan trọng trên toàn thế giới. Bệnh THA
là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) hơn 80% các trường hợp tử vong do THA và các bệnh
liên quan đến tim mạch xảy ra ở nước có thu nhập trung bình và thấp (A. Boutayeb and S.
Boutayed, 2005). Tình trạng THA ngày càng phổ biến hơn cùng với sự phát triển về kinh
tế - xã hội và những thay đổi về lối sống, tập quán ăn uống.
Tỷ lệ THA trên thế giới ngày càng tăng, dự đoán sẽ tăng lên 29,2% (1,5 tỷ
người mắc) vào năm 2025(A. Boutayeb and S. Boutayed, 2005). Huyết áp cao
được ước tính đã gây ra 7,6 triệu ca tử vong sớm và làm mất đi 92 triệu năm sống
tiềm tàng (DALYs) trên toàn thế giới năm 2001. Trong năm 2000 huyết áp cao được
ước tính đã gây ra khoảng 7,1 triệu trường hợp tử vong DALYs (Lopez AD et al., 2006).
Tỷ lệ THA ở vùng Cận Sahara là 41,1% ở nam và 38,7% ở nữ(Lawes CM et al., n.d.).


Tại Việt Nam, tần suất tăng huyết áp ở người lớn ngày càng gia tăng. Trong những
năm 1960, tỉ lệ tăng huyết áp là khoảng 1% người trưởng thành, năm 1976 là 1,9% người
trưởng thành, năm 1990 là 11,5% người trưởng thành, năm 2008 điều tra trong 8 tỉnh và
thành phố nước ta tỷ lệ người tăng huyết áp là 25,1% (Nguyễn Lân Việt, 2010), nghĩa là
cứ 4 người lớn ở nước ta thì có 1 người bị tăng huyết áp.
Trước thực trạng bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam như vậy, nhóm nghiên cứu quyết
định đi sâu tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh tăng huyết áp nhằm tìm hiểu
nguyên nhân để xây dựng một chương trình can thiệp làm giảm tỷ lệ mắc và biến chứng
do tăng huyết áp.
1

2. KHÁI QUÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
Có tới khoảng 90% người mắc THA không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên y học đã chứng minh bệnh THA có liên quan
tới một số yếu tố nguy cơ mà khi hạn chế các yếu tố này có thể hạn chế khá nhiều nguy cơ mắc THA và biến chứng của
bệnh THA (Nguyễn Lân Việt, 2013).
Chúng tôi quyết định phân tích dựa trên mô hình các yếu tố quyết định sức khỏe của Dahlgren và Whitehead
2
Tuổi cao,
Giới tính nam
nhiều hơn nữ,
Di truyền
HÀNH VI, LỐI SỐNG
Uống
rượu
Chế độ dinh dưỡng
Hút thuốc

ít vận
động,
tập thể

dục
MẠNG LƯỚI CỘNG ĐỒNG, XÃ HỘI
Quan hệ xã
hội
Hỗ trợ xã hội
ĐIỀU KIỆN SỐNG, LÀM VIỆC
Dịch vụ
chăm sóc
sức khỏe
Môi trường
làm việc
ĐIỀU KIỆN KT, VH, XH, MT
Mức độ bình
đẳng xã hội
An ninh
xã hội
Đô thị
hóa
stress
Tuổi
Giới tính
Di truyền
HÀNH VI, LỐI SỐNG
Uống
rượu
Chế độ dinh dưỡng
Hút thuốc

Tập
thể

dục
MẠNG LƯỚI CỘNG ĐỒNG, XÃ HỘI
Quan hệ xã
hội
Hỗ trợ
xã hội
Thu nhập
Giáo dục
Nhà ở
Trình độ
học vấn
ĐIỀU KIỆN SỐNG, LÀM VIỆC
Dịch vụ
chăm sóc
sức khỏe
Môi trường làm
việc
ĐIỀU KIỆN KT, VH, XH, MT
Mức độ bình
đẳng xã hội
An ninh
xã hội
Đô thị hóa
stress

2.1. Các yếu tố cá nhân
- Tuổi: Tuổi càng cao càng dễ bị tăng huyết áp (Njelekela M et al., 2001)
- Giới: Nam bị nhiều hơn nữ (Njelekela M et al., 2001)
- Di truyền: Nếu bố, mẹ hoặc người ruột thịt bị tăng huyết áp thì nguy cơ bị bệnh này
trong thành viên gia đình cao hơn. (World Health Organization, 2013)

- Các bệnh sẵn có của cá nhân:
• Các bệnh lý về thận: viêm cầu thận, sỏi thận, hẹp động mạch thận…(Hội tim mạch
học Việt Nam, n.d.)
• Nội tiết: cường tuyến giáp, cường tuyến yên, u vỏ hoặc tủy thượng thận…(Hội tim
mạch học Việt Nam, n.d.)
• Bệnh lý mạch máu và tim: hở van động mạch chủ, hẹp eo động mạch chủ,
Takayasu…(Hội tim mạch học Việt Nam, n.d.)
• Tiền sản giật là tăng huyết áp xảy ra ở một số phụ nữ khi mang thai. Nó thường tự
khỏi sau khi sinh nhưng đôi khi có thể kéo dài và những phụ nữ bị tiền sản giật có
nhiều khả năng bị cao huyết áp trong cuộc sống sau này (David Locker, 2008)
• Thừa cân và béo phì: người có chỉ số khối cơ thể (BMI) là 23 hoặc cao hơn (Hội
tim mạch học Việt Nam, n.d.)
2.2. Các yếu tố về hành vi lối sống
- Chế độ dinh dưỡng: ăn nhiều muối. Các thống kê dịch tễ cho thấy, ở các quần thể
dân cư ít ăn muối thì bệnh THA không đáng kể hoặc không thấy có THA. Dân vùng Bắc
Nhật Bản trước đây ăn trung bình 25 – 30g muối/người/ngày tỷ lệ THA lên đến 40%.
Ngược lại ở miền nam Nhật Bản, người dân chỉ ăn khoảng 10g muối thì tỷ lệ THA chỉ
chiếm khoảng 20%. Ở vùng dân cư có tập quán ăn ít muối thì rất ít người bị THA như dân
Esquimo mỗi ngày ăn dưới 4 g muối hầu như không có người bị THA. Ngoài ra Natri còn
có thể làm biến đổi áp suất mạch máu do tác động của vận chuyển ion trong các mạch tại
ở mềm và gây co mạch (Ashok Kumar, 2005).
Nghiên cứu nổi tiếng của Keys và cộng sự trên 7 nước sau chiến tranh thế giới lần thứ
2 cho thấy: mức cholesterol huyết thanh liên quan ít với tổng số chất béo, mà liên quan
chặt chẽ với lượng các acid béo no. Qua 10 năm theo dõi, nhận thấy tỷ lệ tử vong do bệnh
mạch vành tăng lên có ý nghĩa thống kê theo mức tăng của các acid néo no trong khẩu
phần. Các acid béo no có nhiều trong các chất béo động vật, còn các loại dầu thực vật nói
chung giàu acid béo chưa no. Người ta nhận thấy các acid béo no làm tăng các lipoprotein
có tỷ trọng thấp vận chuyển cholesterol từ máu tới các tổ chức và có thể tích lũy ở thành
3


động mạch. Ngược lại, các acid béo chưa no làm tăng lipoprotein có tỉnh trọng cao vận
chuyển cholesterol từ các mô đến tế bào gan để thoái hóa. Do đó một chế độ ăn giảm chất
béo động vật, thay thế bằng dầu thực vật, bớt ăn thịt, tăng ăn cá là có lợi cho người có rối
loạn chuyển hóa cholesterol (Đỗ Quốc Hùng và cộng sự, 1995).
- Hút thuốc lá: Trog vòng vài phút hút thuốc, nhịp tim bắt đầu tăng. Nhịp tim có thể tăng
cao tới 30% và trở lại bình thường trong 10 phút hút thuốc. Để phản ứng lại sự kích thích
này mạch máu co bóp lại buộc tim phải hoạt động nhiều hơn để luân chuyển oxy. Việc
hút thuốc lặp lại không chỉ làm tăng huyết áp mà còn biến đổi huyết. Khi huyết áp tăng thì
bản than hiện tượng này đã gây bệnh tim và nguy hiểm hơn là tăng huyết áp cao dẫn tới
ảnh hưởng nghiêm trọng tới tim (Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá quốc gia,
2013).
- Uống rượu: nặng và thường xuyên (World Health Organization, 2013)
- Thiếu vận động: Một cuộc sống tĩnh lặng dễ dẫn đến thừa cân và tăng nguy cơ bị tăng
huyết áp (Hội tim mạch học Việt Nam, n.d.).
- Stress: Nó được đề cập tới như một yếu tố nguy cơ. Tuy nhiên mức độ stress rất khó
đánh giá và thay đổi theo từng người (Hội tim mạch học Việt Nam, n.d.).
2.3. Mạng lưới cộng đồng xã hội
- Quan hệ xã hội: Mối quan hệ xã hội của mỗi người có thể làm tăng hoặc giảm các hành
vi nguy cơ dẫn tới bệnh tăng huyết áp (David Locker, 2008; World Health Organization,
2013)
- Hỗ trợ xã hội: Những hỗ trợ xã hội về bảo hiểm, thất nghiệp, bệnh tật, an toàn nơi làm
việc… có thể làm giảm các mối lo về những nhu cầu cơ bản của con người. Tuy nhiên
thực tế là những nước có an sinh xã hội tốt thì áp lực công việc đối với người đi làm cũng
cao, căng thẳng, stress và bữa ăn nhanh nhằm đáp ứng công việc là những yếu tố nguy cơ
tăng huyết áp (David Locker, 2008; World Health Organization, 2013, 2013)
2.4. Điều kiện sống và làm việc
Điều kiện sống và làm việc có thể trì hoãn phát hiện và điều trị kịp thời do thiếu
tiếp cận với chẩn đoán và điều trị và cũng có thể cản trở việc phòng ngừa các biến chứng,
hoặc phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ một cách thụ động (David Locker, 2008; World
Health Organization, 2013)

- Môi trường làm việc: hút thuốc lá bị động tại nơi làm việc, nơi công cộng
4

- Dịch vụ chăm sóc sức khỏe: dịch vụ y tế nếu được cung cấp một cách thích hợp sẽ
giúp ngăn ngừa bệnh tật, thúc đẩy và duy trì sức khỏe
2.5. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường
- Mức độ bình đẳng xã hội: Sự bình đẳng trong xã hội tạo môi trường tốt để mỗi người
đòi hỏi quyền được bảo vệ khỏi những yếu tố nguy cơ từ những người xung quanh. Và
khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của từng người là như nhau (David Locker, 2008; World
Health Organization, 2013).
- Đô thị hóa nhanh chóng và không có kế hoạch làm tăng các yếu tố nguy cơ dẫn đến
bệnh tăng huyết áp như tiêu thụ thức ăn nhanh, ít vận động, sử dụng thuốc lá và bia rượu
(David Locker, 2008; World Health Organization, 2013).
- An ninh xã hội:
• Luật phòng chống tác hại thuốc lá đã có hiệu lực thi hành tuy nhiên thực hiện chưa
nghiêm.
• Chưa xây dựng được đường đi bộ để dẫn đến tăng các hoạt động thể chất.
Trong tất cả các nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp thì thuốc lá là một trong
những nguyên nhân quan trọng nhất và có thể ngăn chặn (Chương trình phòng chống tác
hại thuốc lá quốc gia, 2013).
3. THỰC TRẠNG HÚT THUỐC LÁ TẠI BỆNH VIỆN M VÀ HẬU QUẢ DO
NÓ MANG LẠI
Tại bệnh viện M là bệnh viện đa khoa đầu ngành khu vực phía Bắc, vừa là cơ sở
điều trị và vừa là cơ sở đào tạo nên áp lực về công việc cho các cán bộ nhân viên là rất
lớn. Có thể đây là nguyên nhân dẫn đến thực trạng tỷ lệ cán bộ nhân viên trong bệnh viện
hút thuốc lá khá cao. Theo thống kê thì khoảng hơn 40,7% nam cán bộ y tế hút thuốc, đa
số hút thuốc vinataba (gần 90%) là loại thuốc phổ biến tại miền Bắc. Trong số đó 75% bắt
đầu hút thuốc từ trước 20 tuổi và số lượng thuốc hút hàng ngày là khá lớn (86% hút dưới
10điều/ngày). Chỉ khoảng 50% số cán bộ y tế nam hiện đang hút thuốc là có ý định bỏ
thuốc trong tương lai.

Là nhân viên y tế chăm lo công tác sức khỏe của nhân dân nên việc cán bộ y tế có
kiến thức đúng và biết về tác hại của thuốc lá là khá cao (khoảng 80%) và khoảng gần
20% chưa thực sự biết về tác hại của khói thuốc trong một vài tình huống về sơ sinh, thai
kỳ. Tuy vậy, tất cả nhân viên của bệnh viện đều có thái độ rành mạch về tác hại của thuốc
5

lá (100% đồng ý với thông điệp “Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe”) nhưng chỉ khoảng
85% là đồng ý với việc bỏ thuốc lá để làm tấm gương cho các bệnh nhân noi theo.
Mặc dù luật phòng chống tác hại thuốc lá đã có hiệu lực thi hành từ 01/05/2013,
tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại, bệnh viện chưa triển khai một chương trình phòng
chống tác hại thuốc lá hoàn chỉnh nào. Với sự ủng hộ và tạo điều kiện của UBND và Sở
Y tế Hà Nội, một số tổ chức trong nước và quốc tế khác, lãnh đạo bệnh viện đang nghĩ
đến việc xây dựng chương trình nâng cao sức khỏe cho cán bộ y tế với nội dung phòng
chống tác hại thuốc lá.
4. PHÂN TÍCH ĐỐI TƯỢNG ĐÍCH
Để có thể phân tích kỹ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi hút thuốc lá trong
bệnh viện M, nhóm tiến hành phân tích các đối tượng đích:
Bảng 1: Bảng phân tích các đối tượng đích
Đối tượng đích Phân tích đối tượng đích
Cấp 1: Nhân viên y
tế tại bệnh viện M
- Số lượng: khoảng 2.000 người, trong đó
có gần 200 là cán bộ giáo viên và nhiều loại hình đào tạo
khác nhau.
- Tỷ lệ sử dụng giường bệnh thường
xuyên quá tải, tần suất bệnh nhân ra vào bệnh viện cao ->
tăng tình trạng căng thẳng cho nhân viên y tế.
- Luật phòng chống tác hại thuốc lá đã có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/05/2013, quy định cấm hút
thuốc lá tại bệnh viện, cấm bán thuốc lá trong bán kính 100m

kể từ khuôn viên bệnh viện, tuy nhiên với tỷ lệ nam CBYT
hút thuốc lá cao (40,7%), thời gian hút thuốc sớm (75% từ
20 tuổi) thì cai thuốc là một thủ thách.
- Tỷ lệ đã bỏ thuốc chỉ chiếm khoảng
20%. Chỉ khoảng 50% có ý định bỏ thuốc.
- Kiến thức về tác hại của thuốc lá vẫn còn
thiếu ở một số cán bộ (18%).
- Chưa có sự nhất quán về chiến lược
không hút thuốc trong bệnh viện (còn 15% không đồng tình)
6

- Bệnh viện chưa có chương trình phòng
chống tác hại thuốc lá hoàn chỉnh, đặc biệt là chương trình
riêng giành cho cán bộ y tế. Lãnh đạo BV mới chỉ nghĩ đến
và chưa có hành động nào cụ thể trong công tác phòng
chống tác hại thuốc lá (không có pano, áp phích,…).
Cấp 2:
- Bệnh nhân có
tiền sử hút thuốc
- Người nhà bệnh
nhân
- Số lượng bệnh nhân và người nhà bệnh nhân lớn: khoảng
450 nghìn người/năm.
- Nhiều bệnh nhân điều trị bệnh mạn tính có tiền sử hút thuốc
(90% bệnh nhân phổi, tim mạch) -> kéo dài thời gian điều
trị, gây tốn kém cho nền kinh tế
- Thời gian hút thuốc kéo dài (thường từ 20 tuổi) tạo thuận lợi
cho các bệnh liên quan đến khói thuốc lá có điều kiện phát
triển.
- Tập trung vào đối tượng có thu nhập thấp (60% - thêm gánh

nặng về kinh tế do sử dụng thuốc lá) và các đối tượng có đặc
thù riêng về nghề nghiệp (lái xe, xây dựng, dịch vụ).
- Bệnh viện chưa có chương trình phòng chống tác hại thuốc
lá trong nhóm đối tượng bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HÀNH VI HÚT THUỐC LÁ CỦA CBYT
5.1. Yếu tố tiền đề:
Là yếu tố bên trong của cá nhân được hình thành trên cơ sở kiến thức, thái độ,
niềm tin, giá trị, chuẩn mực xã hội của mỗi cá nhân. Nhóm yếu tố này quyết định cách
ứng xử của mỗi cá nhân.
Kiến thức: mặc dù đa số nhân viên trong bệnh viện đã có kiến thức tốt về những
tác hại của thuốc lá nhưng vẫn còn một số (khoảng 18%) vẫn chưa có kiến thức chắc chắn
về những tác hại, ảnh hưởng do khói thuốc lá gây ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và thời kỳ
mang thai.
Thái độ: đặc biệt thái độ về vai trò của CBYT về vấn đề kiểm soát thuốc. Vẫn còn
một nhóm CBYT không đồng tình ủng hộ các khía cạnh trong chương trình phòng chống
tác hại thuốc lá. Có thể đây là nhóm CBYT vẫn còn đang hút thuốc và chưa thực sự có ý
định bỏ thuốc nên không nhận được sự hợp tác từ các nhân viên này.
7

Niềm tin: Mặc dù có kiến thức tốt về tác hại của thuốc lá, có thái độ đồng tình
nhưng tỷ lệ hút thuốc của nhân viên y tế trong bệnh viện vẫn cao (40,7%) có thể do họ tin
rằng thuốc lá có thể làm giảm căng thẳng trong công việc. Và việc bỏ thuốc có thể khiến
họ tăng cân.
Giá trị, chuẩn mực: nhiều người cho rằng việc hút thuốc thể hiện sự nam tính (đặc
biệt là nam thanh niên) và có thể các đối tượng nhân viên trẻ trong bệnh viện cũng có suy
nghĩ như vậy nên ảnh hưởng đến việc bỏ thuốc lá.
5.2. Yếu tố tăng cường:
Yếu tố gia đình: không thể hiện rõ trong nội dung của tình huống nhưng có thể các
nhân viên có người thân trong gia đình hút thuốc và tạo điều kiện để họ có thể tiếp cận và
dần hình thành thói quen hút thuốc.

Bạn bè, đồng nghiệp: việc sử dụng thuốc lá trong nhóm nhân viên của bệnh viện
còn khá cao (40,7%) và chỉ khoảng 50% sẵn sàng bỏ thuốc dẫn đến tình trạng nhiều nhân
viên khác cũng bị ảnh hưởng về thói quen hút thuốc. Sự phản đối hành vi hút thuốc lá
trong số những nhân viên không hút thuốc chưa thực sự quyết liệt.
5.3. Yếu tố tạo điều kiện thuận lợi:
Chưa có sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo bệnh viện về chương trình phòng
chống tác hại thuốc lá. Các chương trình, hành động cụ thể mới chỉ dừng lại ở mức suy
nghĩ, trên bàn giấy chứ chưa đi đến hành động cụ thể mặc dù có sự quan tâm của UBND
và sở Y tế Hà Nội.
Thiếu các hoạt động phòng chống tác hại do thuốc lá bên trong bệnh viện, đặc biệt
là chương trình hỗ trợ bỏ thuốc dành cho cán bộ y tế.
Thiếu các pano, áp phích, bảng tin sức khỏe có tác dụng truyền thống về tác hại
của khói thuốc lá bên trong bệnh viện.
Giá thuốc lá còn rẻ (thuế chưa cao) và dễ dàng tiếp cận, mua do vậy tạo điều kiện
thuận lợi cho việc hút thuốc lá.
Tổng hợp tất cả các yếu tố trên làm cho tình trạng hút thuốc lá trong nhân viên y tế
tại bệnh viện M vẫn ngày càng gia tăng và để giảm thiểu tình trạng này cần có giải pháp
đồng bộ, tác động lên nhiều hướng để làm thay đổi hành vi trong nhân viên y tế, tạo tiền
đề để thay đổi thói quen hút thuốc trong bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Từ đó, giúp
công tác điều trị các bệnh có liên quan đến thuốc lá ngày càng hiệu quả.
8

6. PHÂN TÍCH VÀ DỰ ĐOÁN KHẢ NĂNG THAY ĐỔI HÀNH VI HÚT THUỐC
LÁ TRONG NHÓM NHÂN VIÊN Y TẾ
Quá trình bỏ thuốc lá của mỗi cá nhân là không giống nhau. Để xác định các yếu tố
tác động đến việc người đó bỏ thuốc hay tiếp tục hút thuốc, các khó khăn gặp phải khi bỏ
thuốc để có giải pháp thích hợp nhóm quyết định áp dụng lý thuyết thay đổi hành vi
trong việc thúc đẩy bỏ thuốc lá ở nam CBYT
Bảng 2: Áp dụng mô hình các giai đoạn thay đổi hành vi để giảm tỷ lệ hút thuốc lá
trong nhóm CBYT

Các giai
đoạn thay
đổi
Các quá trình
thay đổi
Dự đoán thay đổi hành vi Hoạt động của người
GDSK
Tiền dự định Nâng cao nhận
thức
Chỉ 1 nhóm nhỏ cán bộ y tế
chưa có kiến thức đầy đủ về
những tác hại của thuốc lá gây
ra đối với sức khỏe. Khả năng
để thay đổi hành vi hút thuốc
cho các cán bộ y tế này là có
thể thực hiện được nếu như
cung cấp đủ các kiến thức để
họ biết và từ bỏ thói quen hút
thuốc.
Cung cấp thêm kiến thức cho
khoảng 40% CBYT chưa hút
thuốc và 21% đã bỏ thuốc để
họ tránh xa thuốc lá.
- Trao đổi, chuyển tải
thông điệp về mối đe dọa
của hút thuốc lá, vai trò
làm tấm gương của
CBYT để giúp người
bệnh bỏ thuốc
Dự định Nhận thức đúng

về lợi ích của sự
thay đổi
Đã xem xét đến việc thay đổi
hành vi hút thuốc lá (khoảng
50% số cán bộ có ý định bỏ
thuốc) nhưng còn chưa thực
hiện.
- Thuyết phục họ thấy
được lợi ích của bỏ thuốc
- Có sự vận động, ủng hộ
của cơ quan, đồng
nghiệp, gia đình, bạn bè
để bỏ thuốc
Chuẩn bị Xác định các
yếu tố cản trở
Cá nhân có thể thay đổi hành
vi nếu được giúp đỡ loại bỏ
- Thông tin về khó khăn,
phản ứng phụ có thể xảy
9

các yếu tố cản trở. ra khi bỏ thuốc và cách
ứng phó
- Cần sự động viên,
khích lệ của đồng
nghiệp, bạn bè.
- Nhấn mạnh lợi ích của
bỏ thuốc lá.
Hành động Chương trình
hành động thay

đổi
Cá nhân thực hiện việc không
hút thuốc trong bệnh viện
- Giúp nam CBYT lập kế
hoạch bỏ thuốc
- Gặp trở ngại của hội
chứng sau cai, có cách
hạn chế, ứng phó với nó
- Nhấn mạnh lợi ích nhận
được khi bỏ thuốc
- Hỗ trợ, động viên của
đồng nghiệp, gia đình,
bạn bè để thực hiện và
duy trì
Duy trì Duy trì thực
hiện và tiếp tục
hỗ trợ
Hành vi hút thuốc thực hiện
trong môi trường bệnh viện có
sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ
thì sẽ khó thực hiện. Vì vậy
cần phải duy trì môi trường
này để không tạo điều kiện
thuận lợi cho việc hút thuốc
diễn ra.
- Theo dõi, hỗ trợ thường
xuyên
- Trao đổi về khả năng tái
hút thuốc
- Khuyên tránh nơi có

khói thuốc, từ chối khéo
khi bạn bè, đồng nghiệp,
bệnh nhân mời hút
- Hỗ trợ, động viên của
đồng nghiệp, gia đình,
bạn bè và xã hội để duy
trì lâu dài
10

7. XÁC ĐỊNH CÁC CÁCH TIẾP CẬN
Từ những phân tích về đặc điểm đối tượng đích (cán bộ y tế), nhóm thực hiện chương trình quyết định sử dụng các
cách tiếp cận:
- Tiếp cận vận động tạo môi trường xã hội thuận lợi.
- Tiếp cận thay đổi hành vi,
- Tiếp cận nâng cao quyền làm chủ về sức khỏe/ trao quyền,
Bảng 3: Các giải pháp nâng cao sức khỏe phù hợp với từng cách tiếp cận
Nguyên nhân Tiếp cận NCSK Đối tượng Giải pháp
- Chưa có chương trình phòng chống
tác hại thuốc lá hoàn chỉnh
- Chưa có bộ phận nào phụ trách về
phòng chống tác hại của thuốc lá
- Thực hiện luật phòng chống tác hại
thuốc lá chưa nghiêm nên CBYT, bệnh
nhân, người nhà vẫn hút
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
quy định cấm hút thuốc còn hạn chế
- Chưa đưa tiêu chí không hút thuốc
lá vào tiêu chuẩn xét thi đua khen
thưởng của đơn vị
- Vẫn bán thuốc lá tại cửa hàng, quầy

dịch vụ, quán nước trong bệnh viện
Tiếp cận vận động
tạo ra môi trường
xã hội thuận lợi
Lãnh đạo bệnh
viện
- Xây dựng mô hình “Bệnh viện không khói
thuốc”:
- Phổ biến rộng rãi luật phòng chống tác hại
thuốc lá và nghị định xử phạt hành chính đối
với các hành vi vi phạm luật phòng chống tác
hại thuốc lá.
- Xây dựng nội quy, quy chế xử phạt (CBYT vi
phạm sẽ cắt thưởng, hạ bậc thi đua…)
- Cấm bán thuốc lá trong bệnh viện và khu vực
xung quanh liên quan đến bệnh viện (nhà chờ,
cổng viện)
- Treo biển “Không hút thuốc lá” ở những điểm
đông người dễ nhìn
11

- Đa số CBYT có kiến thức về tác hại
của thuốc lá tuy nhiên một số CBYT
còn không chắc chắn với một số điểm
về tác hại của thuốc lá
- Tỷ lệ nam CBYT hút thuốc lá cao:
40,7%
- 54% nam CBYT không có ý định bỏ
thuốc trong 6 tháng tới
- Bỏ thuốc rồi, nhưng sau lại hút lại

- Dịch vụ hỗ trợ bỏ thuốc còn ít, tiếp
cận hạn chế
- CBYT, bệnh nhân, người nhà hút
thuốc
- Bệnh nhân, người nhà, đồng nghiệp
hút, mời thuốc nên hút, khó bỏ thuốc
Tiếp cận thay đổi
hành vi
CBYT hút thuốc

- Truyền thông, củng cố kiến thức để CBYT
nhận thức được các mối đe dọa của hút thuốc lá,
tiến đến quan tâm, có ý định bỏ thuốc lá
- Tăng cường vận động, thuyết phục CBYT để
họ quyết định bỏ thuốc, thực hiện bỏ thuốc lá
- Khuyến khích CBYT thực hiện bỏ thuốc lá
- Tăng cường khả năng tiếp cận, hỗ trợ, tư vấn
các phương pháp bỏ thuốc lá
- Khích lệ, động viên những người mới bỏ thuốc
lá để họ duy trì lâu dài hành vi lành mạnh.
- Cách từ chối khéo, tránh nơi có người hút
- Không lên tiếng phản đối nam
CBYT hút thuốc tại bệnh viện
- Không hỗ trợ, động viên đồng
nghiệp cai thuốc
CBYT không
hút thuốc lá
- Tự tin lên tiếng phản đối nam CBYT hút thuốc
lá trong bệnh viện
- Hỗ trợ, khích lệ, động viên nam CBYT cai

thuốc lá
- CBYT cần phải làm gương
- Tự phòng nguy cơ bệnh tật cho bản
thân
Tiếp cận trao
quyền
CBYT hút thuốc

- Thành lập ban chỉ đạo phòng chống tác hại
thuốc lá
- Cam kết của CBYT các khoa phòng bệnh viện
trong thi đua “Không khói thuốc”
12

- Ký cam kết của CBYT không hút thuốc trong
bệnh viện, tiến tới không hút thuốc.
13

8. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO SỨC KHỎE
8.1. Tên chương trình NCSK: “Phòng chống tác hại của thuốc lá tại bệnh viện M”
8.2. Mục tiêu
8.2.1. Mục tiêu chung:
Giảm tỷ lệ nam cán bộ y tế hút thuốc lá trong bệnh viện từ 40,7% (tháng 3/2014) xuống còn 20% (tháng 3/2015)
8.2.2. Mục tiêu cụ thể:
1. Tăng tỷ lệ nữ CBYT lên tiếng phản đối nam CBYT hút thuốc lá trước mặt trong bệnh viện lên 40% vào tháng 3/2015
2. Tăng tỷ lệ nam CBYT bỏ thuốc lá được ít nhất 01 tháng từ 18,6% (3/2014) lên 60% (3/2015)
3. Xử phạt 100% CBYT vi phạm hút thuốc lá trong khu vực bệnh viện từ tháng 4/2014
4. 100% CBYT hiểu biết về luật phòng chống tác hại thuốc lá và nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y
tế.
8.3. Bảng kế hoạch hành động:

TT Hoạt động Thời gian Người
thực hiện
Người
phối
Giám
sát
Kinh phí Kết quả mong đợi
Bắt đầu Kết thúc
14

1 Thành lập Ban điều hành
phòng chống tác hại của
thuốc lá
01/03/2014 Cán bộ
bv
Lãnh
đạo bv
Lãnh
đạo bv
1.000.000 - Thành lập được một
ban điều hành phòng
chống tác hại của thuốc
lá gồm 10 thành viên
gồm: 1 chủ nhiệm
chương trình, 2 phó chủ
nhiệm, 1 thư ký chương
trình, 6 thành viên ban
chủ nhiệm.
- Công bố quyết định
thành lập ban điều hành

pc tác hại thuốc lá đúng
thời gian
2. Phổ biến luật phòng chống
tác hại của thuốc lá và quy
định xử phạt hành chính
các hành vi hút thuốc lá,
bán thuốc lá tới tất cả các
nhân viên y tế, cửa hàng
kinh doanh trong khuôn
viên và trong phạm vi
100m từ ranh giới khuôn
viên bệnh viện.
02/03/2014 10/0
3/20
14
Ban điều
hành
CB bệnh
viện
Lãnh
đạo
bệnh
viện
1.000.000 - Tất cả cán bộ bệnh viện
và các hộ kinh doanh
trong phạm vi đều nhận
được văn bản luật phòng
chống tác hại của thuốc
lá.
15


3 Đôn đốc thi hành luật
phòng chống tác hại thuốc

02/03/2014 Lãnh đạo
bệnh viện
CB bệnh
viện
- Toàn bộ những hành vi
vi phạm luật phòng
chống tác hại thuốc lá
đều được nhắc nhở kịp
thời.
- Toàn bộ những hành vi
cố tình vi phạm đều được
trình báo lên cơ quan có
thẩm quyền để xử phạt
theo luật định.
4 Xây dựng thông điệp, sản
phẩm truyền thông phòng
chống tác hại thuốc lá
02/03/
2014
01/0
4/
201
4
Ban điều
hành
Cán bộ

bv
Lãnh
đạo
7.000.000 - Xây dựng được thông
điệp, tờ rơi, pano, áp
phích, sách nhỏ phù hợp,
hiệu quả
5 Treo Pano, áp phích trước
cổng và trong khuôn viên
bệnh viện, nội dung nhấn
mạnh vào tác hại thuốc lá
đối với thai nhi và khuyến
khích bỏ thuốc lá.
02/4/
2014
02/0
5/
201
4
Cán bộ
bv
Cán bộ
bv
Lãnh
đạo bv
7.000.000 - Pano, áp phích được
thiết kế đúng nội dung,
treo đúng vị trí và đủ số
lượng
6 Treo biển cấm hút thuốc lá

ở tất cả các phòng ban và
khuôn viên bệnh viện
01/04/
2014
01/0
5/
201
Cán bộ
bv
Cán bộ
bv
Lãnh
đạo bv
5.000.000 - Biển cấm hút thuốc
được treo đúng vị trí và
đủ số lượng
16

4
8 Tổ chức lễ phát động chiến
dịch xây dựng mô hình
“Bệnh viện không khói
thuốc”
03/05/2014 Ban điều
hành
Cán bộ
bv
Lãnh
đạo bv
5.000.000 - Lễ phát động chiến dịch

xây dựng mô hình “Bệnh
viện không khói thuốc”
được tổ chức đúng thời
gian, huy động được sự
tham gia của toàn bộ cán
bộ trong bệnh viện.
9 Đưa tiêu chí không hút
thuốc lá vào tiêu chuẩn xét
thi đua, khen thưởng
03/05/
2014
Ban điều
hành
Cán bộ
bv
Lãnh
đạo
- CBYT trong bệnh viện
đồng ý đưa tiêu chí
không hút thuốc lá vào
tiêu chuẩn xét thi đua
khen thưởng
10 Tổ chức tập huấn cho
CBYT về các phương
pháp cai nghiện thuốc lá
3 buổi/ 3 tháng
10/05/2014
10/08/2014
10/11/2014
Ban điều

hành
Lãnh
đạo bv
Lãnh
đạo bv
10.000.000 - Các buổi tập huấn được
tổ chức đúng thời gian và
đủ số lượng
- Nội dung tập huấn thu
hút, đúng trọng tâm.
- CBYT tham dự đầy đủ,
nhiệt tình
11 Thành lập đội tư vấn hỗ
trợ bỏ thuốc lá
10/05/2014 Cán bộ
bv
Ban điều
hành
Lãnh
đạo bv
1.000.000 - Thành lập được một đội
tư vấn từ các CBYT
trong bệnh viện (mỗi
khoa phòng có một
17

người)
- Công bố quyết định
thành lập đội tư vấn đúng
thời hạn

12 Tư vấn hỗ trợ bỏ thuốc lá 11/5/2014 01
/0
3/
20
15
Đội tư
vấn
Ban điều
hành
Ban
điều
hành
30.000.000 - Tư vấn được cho CBYT
về bỏ thuốc lá
- Hỗ trợ những khó khăn
cho CBYT trong quá
trình bỏ thuốc lá
13 Tổ chức hội thảo chia sẻ
kinh nghiệm về phương
pháp bỏ thuốc lá
01/07/2014
01/12/2014
Ban điều
hành
Cán bộ
bv
Lãnh
đạo
12.000.000 - Các buổi hội thảo được
tổ chức đúng thời gian và

đủ số lượng
- Nội dung phong phú,
đúng trọng tâm.
- CBYT tham gia hội
thảo đầy đủ, nhiệt tình
14 Lồng ghép nội dung truyền
thông, GDSK về phòng
chống tác hại của thuốc lá
trong các buổi họp giao
ban, buổi họp với bệnh
nhân
10/05/
2014
01/
03/
20
15
Ban điều
hành
Cán bộ
bv
Lãnh
đạo
1.000.000 - Nội dung truyền thông,
GDSK được lồng ghép
vào các buổi họp giao
ban, buổi họp với bệnh
nhân
15 Tập huấn cho nữ cán bộ y
tế”lên tiếng phản đối

10/07/2014
10/11/2014
Ban điều
hành
Cán bộ
bv
Lãnh
đạo
3.000.000 - Các buổi tập huấn đúng
thời gian và đủ số lượng
18

người hút thuốc lá” trong
bệnh viện
- Nữ CBYT tham gia đầy
đủ và nhiệt tình
16 Tổ chức tổng kết chiến
dịch xây mô hình “Bệnh
viện không khói thuốc”
30/03/2015 Ban điều
hành
Cán bộ
bv
Lãnh
đạo
5.000.000 - Buổi tổng kết chiến
dịch xây dựng mô hình
“Bệnh viện không khói
thuốc” được tổ chức
đúng thời gian.

17 Theo dõi, giám sát, đánh
giá chương trình
01/03/2014 01/03
/2015
Ban điều
hành
Cán bộ
bv
Lãnh
đạo
30.000.000 - Toàn bộ hoạt động của
chương trình đều được
theo dõi, đánh giá theo
những chỉ số đánh giá
một cách khách quan,
trung thực.
19

8.4. Dự đoán khó khăn, thuận lợi
* Thuận lợi:
- Luật phòng chống tác hại thuốc lá có hiệu lực thi hành ngày 01/05/2013 đã quy
đinh rõ về việc cấm hút thuốc lá trong khuôn viên bệnh viện, cấm bán thuốc lá trong
khuôn viên bệnh viện và trong phạm vi 100m từ ranh giới gần nhất của bệnh viện.
- Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có hiệu lực ngày
31/12/2013 đã quy định rõ về mức xử phạt đối với hành vi hút thuốc lá, buôn bán và
không tổ chức cấm hút thuốc lá trong bệnh viện.
* Khó khăn:
- Hành vi hút thuốc là là hành vi khó thay đổi, nhất là khi người hút đã hút trong
thời gian dài, nghiện.
- Đặc thù công việc trong lĩnh vực y tế là áp lực cao, bận rộn vì vậy lựa chọn được

người thực hiện, phối hợp thực hiện hoặc cán bộ sắp xếp thời gian tham gia các hoạt động
chương trình là khó khăn lớn. Đặc biệt các hoạt động hội thảo, tập huấn có thể không
được tiến hành đúng thời gian do công việc chuyên môn của bệnh viện.
- Gặp phải sự phản ứng của những người đang hút thuốc gây ra những e ngại cho
người thực hiện hoạt động do văn hóa người Việt Nam.
* Biện pháp khắc phục khó khăn:
- Hành vi hút thuốc khó thay đổi: Yêu cầu đội tư vấn có kỹ năng tư vấn và phong
phú các biện pháp cai thuốc, tìm hiểu về những khó khăn, phản ứng phụ khi cai thuốc.
- Đặc thù công việc trong lĩnh vực y tế: Linh động về thời gian trong những hoạt
động cần sự tham gia tập trung của đông đảo cán bộ, lồng ghép những hoạt động của
chương trình trong những hoạt động thường quy của bệnh viện, động viên sự cố gắng
tham gia của cán bộ.
- Phản ứng của những người đang hút thuốc: Tư vấn, lôi kéo tham gia hoạt động
của chương trình, kiên trì với mục tiêu của chương trình, cứng rắn trong các biện pháp xử
phạt.
20

TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Boutayeb, S. Boutayed, 2005. The burden of non communicable disease in
developing countries. Int J Equity Health 4, 2.
Ashok Kumar, 2005. Angiotensinogen gene polymorphisms and hypertension.
Humana Press Inc, Totowa.
Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá quốc gia, 2013. Hút thuốc lá và các
bệnh về tim mạch. vncosh. URL />thuoc-la/benh-tat-do-thuoc-la-gay-ra/2013/08/81E21090/hut-thuoc-la-va-
cac-benh-ve-tim-mach/ (accessed 4.5.14).
David Locker, 2008. “Social Determinants of Health and Disease,” Sociology as
applied to medicine. ed. Edinburgh, New York.
Đỗ Quốc Hùng và cộng sự, 1995. ”Điều tra khẩu phần ăn thực tế một số hộ gia
đình bệnh nhân mắc bệnh dạng cơ tim chu sản và một số hộ gia đình lân
cận”. Tạp Chí Tim Mạch Học số 2, tr 6–10.

Hội tim mạch học Việt Nam, n.d. Tìm hiểu và kiểm soát tăng huyết áp. vnha. URL
(accessed 4.6.14).
Lawes CM, Vander Hoorn S, Law MR, Elliott P, MacMahon S, Rodgers A,
n.d. “Blood pressure and the global burden of disease 2000”. J Hypertens
24, 423–430.
Lopez AD, Mathers CD, Ezzati M, Jamison DT, Murray CJ, 2006. Measuring
the Global Burden of Disease and risk Factors, 1990-200.dcp2. URL
(accessed 3.8.14).
Nguyễn Lân Việt, 2010. Tăng huyết áp và tai biến mạch não:Những vấn đề cập
nhật trong điều trị ở bệnh nhân châu Á. vnha. URL
(accessed 4.4.14).
Nguyễn Lân Việt, 2013. GS.Nguyễn Lân Việt tư vấn trực tuyến về Tăng huyết áp.
vietnamnet. URL />viet-tu-van-truc-tuyen-ve-tang-huyet-ap.html (accessed 3.17.14).
Njelekela M, Negishi H, Nara Y, Tomohiro M, Kuga S, Noguchi T, Kanda T,
Yamori M, Mashalla Y, Jian Liu L, Mtabaji J, Ikeda K, Yamori Y,
2001. Cardiovascular risk factors in Tanzania: a revisit. Acta Trop 79, 231–
239.
World Health Organization, 2013. “A global brief on hypertension.”

×