Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Phân tích chiến lược kinh doanh hệ thông siêu thị điện máy nguyễn kim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.52 KB, 76 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam hiện nay đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực
và thế giới. Diều này mở ra cho các doanh nghiệp những cơ hội cũng như thách
thức vô cùng lớn. Doanh nghiệp không chỉ phải xử lý khéo léo để đáp ứng được
mong muốn của những khách hàng ngày càng khó tính mà cịn phải ‘chạy đua’
cùng đối thủ để khơng bị yếu thế trong cuộc cạnh tranh gay gắt. Song trong cuộc
chạy đua đó doanh nghiệp lại ln phải giữ cái đầu tỉnh táo để nắm bắt được các
cơ hội cũng như đầy đủ các nguy cơ đối với sự phát triển nguồn lực của doanh
nghiệp và nhất quán & sự tập trung cao độ trong đường lối kinh doanh của công
ty, tránh lãng phí nguồn lực vào các hoạt động khơng trọng tâm. Đồng thời,
doanh nghiệp phải tìm cho mình cơng cụ cạnh tranh hiệu quả. Để làm được điều
này thì chiến lược kinh doanh rõ ràng, đồng bộ ở nhũng thời kỳ nhất định phù
hợp với môi trường và năng lực của doanh nghiệp là một điều vô cùng quan
trọng và cấp thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Trước tính cấp thiết của vấn đề này
nhóm 8 xin nghiên cứu về chiến lược kinh doanh của điện máy Nguyễn Kim từ
năm 2006- 2014 để làm rõ hơn nữa vai trò của chiến lược đối với sự phát triển
của doanh nghiệp.
Nội dung bài thảo luận gồm 3 phần:
 Phần 1: Giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp
 Phần 2: Phân tích quy trình hoạch định chiến lược của doanh nghiệp
 Phần 3: Phân tích đánh giá quy trình thực thi chiến lược của doanh nghiệp


PHẦN I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NGUYỄN KIM
 Tên đầy đủ DN: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ NGUYỄN
KIM TIẾN
 Tên viết tắt DN: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI NGUYỄN KIM
 Trụ sở chính : Trụ sở chính: 63-65-67 Trần Hưng Đạo, Q.1, Tp.Hồ Chí Minh
 Ngày tháng năm thành lập:
Năm 1996-2000 khai trương cửa hàng điện máy đầu tiên tại 6Bis Trần Hưng Đạo
Năm 2001-2005 hình thành trung tâm bán lẻ điện máy hiện đại đầu tiên tại Việt Nam


với tên là trung tâm mua sắm Sài Gòn - Nguyễn Kim
Năm 2006-2010 chuyển đổi mơ hình quản lý và hoạt động của cơng ty
Một số mốc thời gian quan trọng:


 Năm 2004 - 2010:
HP công nhận là đại lý phân phối mực in chính hãng ( HP Original Supplies )
Đại lý phân phối xuất sắc sản phẩm in ấn HP năm 2007 và 2008
 Năm 2005 - 2010:
HP công nhận là đại lý phân phối các sản phẩm HP ( HP Business Partner
2005-2009 ), Đại lý cấp cao của HP ( HP Premier Business Parner 2009 )
 Năm 2007 - 2010:
IBM công nhận là đại lý phân phối các sản phẩm IBM ( IBM Business
Partner ), Đối tác vàng ( Golden Partner ) của IBM trong lĩnh vực phân phối
máy chủ, giải thưởng TOPTEN đại lý phân phối xuất sắc thị trường miền Nam
năm 2009.
 Năm 2007 - 2010:
Acer cơng nhận là đại lý phân phối các dịng sản phẩm của Acer ( Acer
Bussiness Partner ) tại Viêt Nam
 Năm 2008 - 2010:
SAMSUNG công nhận là đại lý phân phối các dòng sản phẩm máy in và mực in
của SAMSUNG tại Viêt Nam, Đại diện phân phối mực in SamSung chính hãng
duy nhất tại miền Nam
Giải thưởng Đại lý phân phối máy in SamSung xuất sắc nhất năm 2008
IBM chứng nhận Gold Partner
 Năm 2009 - 2011:
LENOVO công nhận là đại lý phân phối sản phẩm Idea ( LENOVO Business Partner )


MICROSOFT công nhận là đại lý phân phối sản phẩm ( Microsoft Certifiled Partner )

HP chứng nhận Premier Business Partner
Đạt giải thưởng Top 500 Doanh nghiệp tư nhân phát triển nhanh nhất Việt Nam
 Năm 2012
IBM chứng nhận là Plantium Partner
Đạt giải thưởng Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam
Đạt giải thưởng Top 500 Doanh nghiệp tư nhân phát triển nhanh nhất Việt Nam
 Năm 2013
Ricoh công nhận là đại lý phân phối chính thức.
 Loại hình DN: kinh doanh bán lẻ
 Tel: (08) 38 211 211 Fax: (84-8) 38 210 818
 Website:www. nguyenkim.com.vn
 Ngành nghề kinh doanh của DN (theo giấy chứng nhận đăng ký số ĐKKD :
0302286281 Giấy phép số 14/GP-STTTT do Sở Thông Tin & Truyền Thông cấp
1 ):
-

Kinh doanh siêu thị

-

Kinh doanh bất động sản

-

Lắp ráp các sản phẩm điện tử.

-

Kinh doanh xuất nhập khẩu


 Xác định các hoạt động kinh doanh chiến lược (SBU):
-

SBU1 là thương mại và dịch vụ


-

SBU2 là xuất khẩu đồ điện tử

-

SBU3 là sản phẩm

 Tầm nhìn, Sứ mạng kinh doanh của DN:
 Tầm nhìn chiến lược: công ty số 1 cách biệt tại Việt Nam trong lĩnh vực phân
phối hàng điện tử tiêu dùng và trung tâm thương mại tại Việt Nam

-

 Sứ mạng kinh doanh:
Cùng đưa thị trường bán lẻ và người tiêu dùng Việt Nam ngang bằng với các nước

-

trên thế giới
Tạo môi trường phẳng, mở và gắn kết sự nghiệp phát triển với tồn thể thành viên
Kết hợp hài hịa giữa phát triển nhanh và bền vững cho mỗi đồng vốn cổ đông
 Mục tiêu CL của DN (năm 2011 đến năm 2015)


-

Doanh số năm 2011: đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 50%/năm.

-

Thị phần 2015: chiếm lĩnh 30% - 40% thị phần cả nước. Độ phủ 32/64 tỉnh thành.

-

Top 10 Thương hiệu Việt Nam, thương hiệu số 1 tuyệt đối trong ngành Bán lẻ
Điện tử tiêu dùng.

-

Đạt 98% các chỉ số hài lòng của khách hàng với chất lượng sản phẩm và dịch vụ
ưu việt của Nguyễn Kim.

-

Quyền lợi và cơ hội phát triển của CBCNV tốt nhất trong ngành.

-

Trở thành một Công ty Đại chúng mạnh trên thị trường chứng khốn Việt Nam.
Thực hiện thành cơng chiến lược này, Nguyễn Kim sẽ hoàn thành các mục tiêu
sau:
- Tạo việc làm ổn định cho hơn 10.000 lao động.
- Mang lại quyền lợi cao và phục vụ chu đáo nhất cho người tiêu dùng khắp cả
nước.

- Tạo kênh phấn phối các sản phẩm của các tập đoàn điện tử, nhà phân phối trực
tiếp đến người tiêu dùng trên cả nước.


- Tạo sự kích cầu và sơi động của thị trường bán lẻ tại địa phương, thúc đẩy nâng
cao tỷ trọng kênh phân phối hiện đại và góp phần phát triển nền kinh tế Việt Nam.
- Giữ vững vị trí số 1 cách biệt trong ngành bán lẻ điện tử tiêu dùng tại Việt Nam
- Hoàn thành các sứ mệnh đối với khách hàng, nhân viên và cổ đơng
Tình hình hoạt động KD: tổng quan và cụ thể với từng SBU
SBU1: thương mại và dịch vụ:
Hiện tại, Nguyễn Kim tổ chức hoạt động, kinh doanh trực tiếp tại 03 Trung tâm
mua sắm, trong đó 02 Trung tâm tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và 01 Trung
tâm tại Hà Nội. Bên cạnh đó, Nguyễn Kim cịn thành lập Trung tâm Kinh doanh Tổng
hợp chuyên bán hàng cho các dự án, công ty, cùng Trung tâm Thương mại Điện tử đẩy
mạnh việc kinh doanh qua mạng. Với lực lượng hơn 2,200 nhân viên chuyên môn cao,
cùng những thành tựu đạt được, cộng vị thế tách biệt trên thị trường Việt Nam và uy
tín vững chắc trong lịng khách hàng.
Đi đầu trong việc tung ra các chương trình khuyến mãi; thái độ phục vụ của nhân
viên làm hài lòng khách hàng; giá cả phù hợp với cảm nhận của khách hàng; hàng hoá
phong phú, đa dạng; chất lượng hàng hoá là hàng chính hãng; dịch vụ sau bán hàng tốt
.

SBU2: xuất khẩu đồ điện tử: Được các đối tác chiến lược, các Tập đồn Điện tử, các
Tổ chức Tài chính và các đối tác cung cấp sản phẩm, dịch vụ tin tưởng, hậu thuẫn
mạnh mẽ và có nhiều ưu đãi đặc biệt

SBU3: sản phẩm: Sáu ngành hàng chủ lực được kinh doanh tại đây, bao gồm: Điện tử,
Điện lạnh, Kỹ thuật số, Giải trí, Viễn thơng, Gia dụng, với hơn 50.000 sản phẩm chính



hãng của các thương hiệu hàng đầu thế giới như: Sony, LG, Panasonic, Samsung,
Sanyo, JVC, Toshiba, Elextrolux,...
Phần II. PHÂN TÍCH QUY TRÌNH HOẠCH CHIẾN LƯỢC CỦA DN
2.1. Hoạch định tầm nhìn, sứ mạng kinh doanh và mục tiêu chiến lược
2.1.1 Tình hình hoạch định tầm nhìn, sứ mạng kinh doanh và mục tiêu chiến lược
của doanh nghiệp
Theo đánh giá của đại diện một số siêu thị điện máy, năm 2013 vừa đi qua tiếp tục
là một năm khó khăn chồng chất của các hệ thống. Ngay cả trong quý 4 cuối năm thời điểm có sức mua tăng mạnh nhất cho tất cả các nhóm ngành hàng điện máy do
các dự án chung cư được bàn giao nhiều hơn, mùa mua sắm cuối năm, Noel, Tết
Dương lịch đến gần… thì khơng ít hệ thống vẫn “kêu trời” khi sức mua chưa có nhiều
cải thiện, dù nhiều mặt hàng được khuyến mãi, giảm giá mạnh tay tới 30 - 50%. 2013
là năm thị trường điện máy hầu như không tăng trưởng, các nhà bán lẻ cạnh tranh nhau
rất khốc liệt, thị trường ảm đạm (chỉ có một số mặt hàng tăng trưởng nhẹ như
smartphone tăng 30%, máy tính bảng tăng gấp khoảng 3 lần năm 2012). Trong khi đó,
ơng Nguyễn Thanh Hải – Giám đốc Marketing Media Mart cho rằng thị trường phía
Bắc, đặc biệt là Hà Nội, đang có hiện tượng cung vượt cầu, diễn ra sự cạnh tranh gay
gắt.
Bị tác động bởi yếu tố sức mua sụt giảm mạnh do người tiêu dùng “thắt lưng
buộc bụng”, năm qua, giữa lúc nhiều nhà bán lẻ đang nỗ lực vượt qua giai đoạn khó
khăn, một số tiếp tục mở rộng điểm bán để bứt phá thì thị trường cũng phải chứng kiến
có doanh nghiệp phải tuyên bố phá sản rời cuộc chơi, hoặc “khai tử” bớt điểm bán
trong hệ thống.
Theo thông tin do Trung tâm Thông tin và dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia
(Bộ KH&ĐT) vừa công bố giữa tháng 12/2013, dự báo năm 2014 nhiều khả năng kinh
tế Việt Nam tiếp tục hồi phục nhưng vẫn khó đạt mức cao.
Liên quan đến vấn đề này, ông Đinh Anh Huân cho rằng, kinh tế khó khăn


chung nên số đông người tiêu dùng cũng rất tiết kiệm trong mua sắm, nên sức tiêu thụ
khó được tốt. Với thực tế phát triển như hiện nay, thì sang năm 2014 theo tình hình

chung cũng khó có gì khả quan, sự phát triển của thị trường điện máy vẫn gặp nhiều
thách thức.
Trong khi thị trường trong nước vẫn còn rất tiềm năng, thông tin từ Hiệp hội
các nhà bán lẻ Việt Nam cho thấy, tại thời điểm hiện nay chưa có nhà bán lẻ nào trong
nước chiếm quá 10% thị phần điện máy. Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia
kinh tế, thách thức lớn nhất của các nhà bán lẻ điện máy từ năm 2014 chính là sự cạnh
tranh khốc liệt về thị phần tới từ cả 2 phía: các nhà bán lẻ nội địa và từ hội nhập kinh
tế quốc tế. Từ tháng 1/2015, tức là cách thời điểm hiện nay chỉ còn khoảng 1 năm,
theo cam kết gia nhập WTO, thị trường Việt Nam có thể sẽ có thêm sự hiện diện của
các nhà bán lẻ nước ngồi. Như vậy khi đó, cuộc cạnh tranh thị phần sẽ khốc liệt hơn
đến từ những đối thủ nước ngoài vốn lớn với bề dày kinh nghiệm.

Với triết lý “Tất cả cho khách hàng. Khách hàng cho tất cả” mang ý nghĩa hãy
cho tất cả những điều khách hàng mong muốn, khác hàng sẽ cho nhiều hơn chúng ta
mong đợi; Công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim đã đặt ra tầm nhìn cho minh là
trở thanh Cơng ty số 1 cách biệt tại Việt Nam trong lĩnh vực phân phối hàng điện tử
tiêu dùng và Trung tâm Thương mại với mục tiêu kinh doanh:


“ Cơng ty vi tính Ngun Kim cam kết đáp ứng tối đa yêu cầu của khách hàng
bằng các giải pháp phù hợp và công nghệ tiên tiến nhất nhằm giúp khách hàng đạt
được những giá trị tối ưu.” ( Lê Ngun Kim – GĐ Cơng ty TNHH Vi Tính Ngun
Kim).
Ngồi ra, cơng ty vi tính Ngun Kim đã và đang tham gia nhiều hoạt động hợp
tác với các trường Đại Học, nhằm hỗ trợ việc học tập cho sinh viên, tạo mọi điều kiện
cho các bạn sở hữu máy tính với giá ưu đãi. Chúng tơi muốn chung tay góp sức vào sự
nghiệp phát triển khoa học và giáo dục của đất nước.
Cơng ty vi tính Nguyễn Kim khơng chỉ cung cấp các sản phẩm từ những hệ
thống máy chủ siêu mạnh, máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy in, vật tư in, thiết
bị ngoại vi và linh kiện máy tính, màn hình tinh thể lỏng.... mà cơng ty vi tính Ngun

Kim cịn là nhà cung cấp và tư vấn chuyên nghiệp các sản phẩm trọn gói, các giải pháp
cho khách hàng về ứng dụng CNTT như hệ thống mạng, hệ thống lưu trữ và bảo mật,
các dịch vụ bảo hành bảo trì hệ thống thơng tin… dành cho doanh nghiệp thương mại,
các văn phòng đại diện, các tổ chức tài chính, ngân hàng, các tổ chức giáo dục và y
tế...
Qua nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp công nghệ và thiết bị CNTT
cho nhiều đơn vị trong cả nước với đội ngũ nhân viên công ty chuyên nghiệp, luôn cập
nhật những thông tin công nghệ hiện đại nhất, giàu kinh nghiệm và nhiệt tình phục vụ
khách hàng, chúng tôi không chỉ cung cấp kịp thời cho khách hàng các sản phẩm công
nghệ thông tin có chất lượng cao với giá hợp lý, mà cịn cung cấp cho khách hàng
những dịch vụ hậu mãi tin cậy, nhanh chóng, làm thỏa mãn cả những khách hàng khó
tính nhất nhằm đảm bảo mang đến cho khách hàng sự yên tâm trong suốt quá trình sử
dụng.
2.1.2

Một số đề xuất hồn thiện
- Nâng cao dịch vụ chăm sóc, hộ trợ khách 24/24
- Nhân viên sale tại điểm thân thiện, nhiệt tinh hơn; đội ngũ sửa chữa và bảo
-

dưỡng tại nhà chú ý hơn vào chất lượng sản phẩm và công việc
Nâng cao hệ thống logistic và hậu mãi
Đề ra các chiến lược ngắn hạn vững chắc, tạo tiền đề cho mục tiêu to lớn


-

sau này
Có các chinh sách lương thưởng và xã hội tốt hơn để thúc đẩy hiệu quả làm
việc của nhân viên


2.2 Phân tích mơi trường bên ngồi doanh nghiệp.
Mơi trường bên ngoài là một tập hợp và liên tục các yếu tố, lực lượng, điều kiện
ràng buộc có ảnh hưởng quyết địn đến sự tồn tại, vận hành và hiệu quả hành động của
doanh nghiệp trên thị trường.
Hiểu được tầm quan trọng của mơi trường bên ngồi đối với mỗi doanh nghiệp,
Nguyễn Kim đã phân tích khá tốt yếu tố môi trường ngành, môi trường xã hội nhằm
đưa ra các chiến lược phù hợp cho cơng ty, bằng chứng chính là tốc độ tăng trưởng
ngành theo từng năm của doanh nghiệp Nguyễn Kim
-

Tốc độ tăng trưởng năm 2007 : tăng 30%
Tốc độ tăng trưởng năm 2008 : tăng 33%
Tốc độ tăng trưởng năm 2009 : tăng 38%

2.2.1 Giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành

Các ngành kd Mới

Tăng trưởng

mà DN tham xuất
gia

1.Kinh

Trưởng

thành/ Suy


Bão hịa

Chú giải

thối

hiện

doanh



Nguyễn Kim đang có thị

siêu thị

phần 29-45 % (tùy theo
sản phẩm) thị trường hàng
điện máy, điện lạnh và kỹ
thuật số của cả nước

2.Kinh

doanh

bất động sản

Bão hòa theo xu
thế chung



3.Lắp ráp các



sản phẩm điện
tử
4.Kinh
xuất

doanh



nhập

khẩu

2.2.2 Đánh giá tác động của mơi trường vĩ mơ
 Nhân tố chính trị - Pháp luật
Việt Nam là một trong những quốc gia có chế độ chính trị ổn định nhất khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương, điều đó thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Ngồi ra,
việc chính sách mở rộng thị trường kích thích đầu tư giúp doanh nghiệp tiếp cận được
nhiều khách hàng hơn. Tuy nhiên trong những năm gần đây Việt Nam và Trung Quốc
đang căng thẳng về vấn đề quyền biển đảo.
Mặt khác, Việt Nam đang từng bước nới lỏng chính sách bảo hộ mậu dịch thơng qua
lịch trình cắt giảm thuế quan tại khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA),và gia nhập tổ
chức thương mại thế giơi (WTO). Mặc dù hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập và hạn
chế, nhưng nhờ vào những điều khoản luật pháp như luật bảo vệ bản quyền, chống
hàng giả hàng nhái, chính sách bảo vệ mơi trường mà doanh nghiệp tạo được niềm tin,

giữ vững thương hiệu trong lịng khách hàng. Từ ngày 01/01/2006 thì thuế nhập khẩu
đối với các mặt hàng điện tử chỉ còn 0 – 5% điều này cho thấy Nguyễn Kim sẽ có cơ hội
để tiếp cận trực tiếp các hàng hoá từ các nước ASEAN.
Bộ máy pháp luật nước ta còn nhiều bất cập và yếu điểm; chẳng hạn về thuế: một là,
hệ thống chính sách thuế cịn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, phù hợp và sát với thực tế gây
không ít khó khăn trong q trình thực hiện.
Hai là, hệ thống chính sách thuế chưa bao quát và điều tiết hết các nguồn thu trong
nền kinh tế và chưa thật sự đảm bảo bình đẳng, cơng bằng về nghĩa vụ nộp thuế và phù hợp


với thơng lệ quốc. Điều đó đã dẫn đến những bất cập khi đất nước trở thành thành viên
chính thức của WTO, gây khó khăn cho người nộp thuế và người thu thuế.
Ba là, sự hiểu biết và ý thức chấp hành chính sách thuế của người dân chưa đồng
đều và sâu sắc. Hầu hết người nộp thuế không thấy được những đóng góp của họ đối với sự
phát triển chung của xã hội, của cộng đồng, của địa phương. Do đó, nhiều trường hợp chây
ỳ hoặc cố tình vi phạm các quy định hiện hành; chưa có sự chuyển biến rõ rệt về tính tuân
thủ, tự nguyện, nâng cao trách nhiệm pháp luật về thuế và nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà
nước.

Bốn là, chưa chú trọng ứng dụng những tiến bộ về khoa học, công nghệ trong công
tác thuế. Mặc dù các quy trình hoạt động thu thuế, quản lý thuế đều được sử dụng các ứng
dụng tin học, nhưng do chưa được triển khai một cách đồng bộ nên hiệu quả chưa cao.
Những vướng mắc, bất cập giữa các quy trình, các cơ quan từ Trung ương đến địa phương
trong sử dụng ứng dụng tin học chưa được giải quyết một cách triệt để do môi trường làm
việc, hạ tầng cơng nghệ thơng tin, trình độ cán bộ quản lý còn chưa đáp ứng yêu cầu.
Các thủ tục hành chính cịn q rườm rà tốn nhiều thời gian đặc biệt là việc thông
qua xuất nhập cảnh hàng hóa.

 Nhân tố kinh tế
Năm 2015 sẽ xóa bỏ mọi thuế quan trong ASEAN. Theo hiệp định thương mại

về hàng hóa ATIGA của Asean, tất cả các hàng rào thuế quan sẽ được xóa bỏ vào năm
2015, linh hoạt tới năm 2018, cho các nước Campuchia, Lào, Myammar, Việt Nam.
Kể từ 01/01/2010, 6 nước phát triển trong ASEAN gồm Brunei Darussalam,
Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái lan sẽ áp dụng mức thuế suất
bằng 0%. Vào năm 2015, với linh doanh hoạt đến năm 2018, các nước còn lại gồm
Campuchia, Lào, Myammar, Việt Nam cũng sẽ áp dụng mức thuế suất này.


Cũng từ 01/01/2010, các nước trong ASEAN cam kết không áp dụng Hạn
ngạch Thuế quan (TRQs) đối với nhập khẩu bất kỳ loại hàng hóa nào có xuất xứ ở các
Quốc gia Thành viên khác hoặc đối với xuất khẩu bất kỳ hàng hóa nào tới lãnh thổ của
các Quốc gia Thành viên khác.
Việc xóa bỏ thuế quan nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng ASEAN thành một
thị trường và cơ sở sản xuất đơn nhất với luồng lưu chuyển tự do của hàng hoá, dịch
vụ, đầu tư, lao động lành nghề, và luồng lưu chuyển vốn tự do hơn;
Đồng thời sẽ giảm thiểu các hàng rào và tăng cường liên kết kinh tế giữa các
Quốc gia Thành viên ASEAN, giảm chi phí kinh doanh, tăng hiệu quả thương mại,
đầu tư và kinh tế, tạo nên một thị trường lớn hơn với nhiều cơ hội hơn và hiệu quả
kinh tế nhờ quy mô cho các doanh nghiệp của các Quốc gia Thành viên và tạo ra và
duy trì một khu vực đầu tư cạnh tranh.
Đây là cơ hội để Nguyễn Kim mở rộng và nâng cao vị thế của mình trên thị
trường quốc tế dễ dàng hơn song nó cũng là một thách thức rất lớn khi Nguyễn Kim
phải cạnh trạnh với các siêu thị bán lẻ điện máy quốc tế khác có tiềm lực tài chính và
kinh nghiệm lớn mạnh hơn. nếu không tự đổi mới và nâng cao khả năng cạnh tranh thì
có khả năng sẽ mất thị trường trong nước trước sự xâm nhập của các sản phẩm từ các
nước trong khu vực ASEAN và từ các quốc gia phát triển khác.
Trong một chừng mực nhất định, một vài rào cản mới, tinh vi hơn xuất hiện và
được sử dụng rộng rãi bởi các quốc gia như thuế chống phá giá, các phòng vệ đặc biệt,
những qui định kỹ thuật chặt chẽ hơn, chuẩn mực về vệ sinh, môi trường, lao động,
trách nhiệm xã hội…

Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng
dần qua các năm, thu nhập của dân cư tăng cho thấy khả năng tiêu thụ sản phẩm
cao,tăng khả năng thanh toán của khách hàng, tăng sức mua của xã hội. Thời kỳ 20032012 thu nhập bình quân đầu người tăng 7,91%/năm, cao hơn tốc độ tăng tương ứng
của GDP bình quân đầu người theo giá so sánh trong cùng thời gian (5,41%/năm).
Điều này phù hợp với định hướng của nền kinh tế thị trường mà Việt Nam lựa chọn:


Đó là định hướng vì con người; tăng trưởng kinh tế là điều kiện để tăng thu nhập của
dân cư và tăng thu nhập của dân cư sẽ tác động trở lại đối với tăng trưởng kinh tế.
Mặt khác, thu nhập của dân cư tăng, cộng với tỷ lệ vốn đầu tư/GDP khá cao
trong nhiều năm là một trong những yếu tố góp phần làm cho giá tiêu dùng tăng khá
cao (bình quân năm trong thời kỳ từ 2002-2012 lên đến 10,18%). Năm 2013, quy mô
của nền kinh tế đạt mức 176 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 1.960
USD. Thủ tướng cho biết GDP của Việt Nam trong 2 năm tới dự kiến tăng trưởng lần
lượt ở mức 5,8% và 6%.Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân 3 năm 2011-2013 đạt
5,6%; dân số và trình độ dân trí tăng nhanh tạo điều kiện để mở rộng thị trường. Thu
nhập bình quân đầu người cao, nhu cầu sử dụng sản phẩm tăng, đa dạng hóa nhu cầu,
làm thay đổi cơ cấu thị trường, tăng cầu. Đặc biệt, thị trường quốc tế ngày càng mở
rộng , tạo điều kiện cho doanh nghiệp hợp tác phát triển , tỷ giá hối đoái tăng cao giúp
cho kim ngạch xuất khẩu tăng.
 Nhân tố công nghệ
Công nghệ đã làm thay đổi khung mẫu của các hoạt động kinh tế ở cấp tồn cầu
đã xuất hiện nền kinh tế khơng biên giới; ở cấp ngành, sự cạnh tranh và cộng tác liên
ngành đã xuất hiện, cịn ở cấp cơng ty, hoạt động kinh doanh liên công ty đã xuất hiện.
Tương ứng, các chiến lược công nghệ của quốc gia và doanh nghiệp cũng phải thay
đổi để đáp ứng với tình hình mới.
Chiến lược công nghệ của doanh nghiệp
-

Chuyển từ chỗ tự lực sang phương thức kết mạng


Một thay đổi lớn trong chiến lược công nghệ của doanh nghiệp là chuyển đổi từ
chỗ tự lực sang chỗ kết nối mạng. Trước đây, các hoạt động phát triển công nghệ phần
lớn đều được tiến hành ở tại công ty. Tuy nhiên, nếu chỉ phát triển ở tại cơng ty thì sẽ
khơng đủ để đối phó với tốc độ gia tăng của phát triển cơng nghệ và với một loạt các
công nghệ mới và hết sức đa dạng. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải tìm kiếm những
đối tác để phát triển cơng nghệ nhằm bổ sung số lượng và chất lượng của đội ngũ kỹ


sư. ở Nhật Bản, những đăng ký cấp patent của các nghiên cứu liên kết đã tăng lên vào
thập kỷ 80. Các doanh nghiệp lập liên minh chiến lược với những doanh nghiệp khác,
thậm chí đơi khi cịn với đối thủ của mình. Họ cũng hợp tác với các trường đại học và
viện nghiên cứu công lập. Họ phải cạnh tranh không phải với tư cách là một chủ thể
đơn lẻ, cách biệt, mà như một nút, một điểm đầu mối của mạng lưới. Những đối tác
trong mạng lưới không chỉ là các tổ chức trong nước, mà cả các tổ chức quốc tế.
Các doanh nghiệp cũng thiết lập liên minh quốc tế để xây dựng các tiêu chuẩn
thực tế cho các sản phẩm mới. Khi doanh nghiệp phát triển một thế hệ sản phẩm mới,
thì tiêu chuẩn cơng nghiệp của nó quyết định phần lớn sức cạnh tranh của doanh
nghiệp đó. Nếu đặc trưng của loại sản phẩm do doanh nghiệp phát triển được áp dụng
tiêu chuẩn quốc tế, thì nó sẽ đem lại ưu thế cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp. trường
hợp ngược lại, doanh nghiệp sẽ bị tụt hậu trong cuộc chạy đua R&D của sản phẩm đó
và sẽ phải trả một giá đắt cho doanh nghiệp mà có đặc trưng sản phẩm phù hợp với
tiêu chuẩn quốc tế.
Ngoài ra, trong lĩnh vực sản xuất, các doanh nghiệp cũng phải cạnh tranh ở
trong mạng lưới. Chiến lược này giúp sản xuất ra sản phẩm mới một cách linh hoạt và
mau lẹ, một khi các đối tác trong mạng lưới cung cấp các sản phẩm đạt chất lượng một
cách kịp thời. ở các ngành lắp ráp của Nhật Bản, đã rất phổ biến hình thức các hợp
đồng phụ dựa trên quan hệ lâu dài. Còn ở ngành thời trang của Italia, đặc trưng công
việc và mạng lưới chia sẻ đã trở thành thơng dụng. Ngày nay, loại hình mạng lưới sản
xuất này sẽ phổ biến khắp thế giới. Một số doanh nghiệp chỉ có chức năng thiết kế và

marketing, chứ không phải là doanh nghiệp sản xuất.
Đối với những doanh nghiệp ở các nước đang phát triển, nếu được nằm trong
một mạng lưới sản xuất quốc tế thì sẽ tạo ra nhiều ưu thế. Họ có thể là những nhà sản
xuất các thiết bị ban đầu (OEM), các nhà thầu phụ hoặc các cơng ty con. Họ có thể
được thường xuyên tiếp cận, hoặc thu hút được các công nghệ mới, các kỹ năng quản
lý và thông tin marketing.
-

Chuyển từ cách tiếp cận đơn lẻ sang tiếp cận toàn diện


Nền kinh tế xuyên quốc gia tạo ra sự cạnh tranh gay gắt hơn. Trước đây, sự
cạnh tranh phần lớn đều dựa vào yếu tố giá cả, vì các đối thủ cạnh tranh về cơ bản đều
là nội địa và chất lượng sản phẩm của họ cũng chỉ tương đương. Sự cạnh tranh ngày
nay, ngòai yếu tố giá cả ra, còn cần đến tốc độ, chất lượng và chức năng.
 Tốc độ
Nhờ tiến bộ của các mạng lưới thông tin và giao thơng vận tải, nên người tiêu
dùng có thể nhanh chóng nhận được catalo sản phẩm, đặt hàng tức thời và nhận được
sản phẩm một cách kịp thời. Ngòai ra, vì người dùng có thể nhận được những sản
phẩm đáp ứng đúng nhu cầu của mình một cách nhanh chóng, nên thị hiếu của họ cũng
nhanh chóng thay đổi và họ muốn có những sản phẩm khác biệt. Bởi vậy, thời gian
cần thiết để thiết kế và cung cấp sản phẩm cần phải được rút ngắn;
 Chất lượng
Đối với chất lượng, nhiều đối thu cạnh tranh trên khắp thế giới đã đem đến
những chất lượng khác biệt cho sản phẩm. Đồng thời, người mua cũng ý thức được và
có yêu cầu cao hơn đối với vấn đề chất lượng sản phẩm;
 Chức năng
Vì tốc độ đổi mới gia tăng, nên những sản phẩm có các đặc tính và chức năng
mới nhanh chóng xuất hiện. Ngịai ra, thơng tin về sản phẩm mới cũng được truyền đi
nhanh chóng qua mạng Internet và các phương tiện khác. Do vậy, chức năng và đặc

tính của sản phẩm trở thành một nhân tố cạnh tranh quan trọng.
Tình hình trên cũng làm thay đổi sự cạnh tranh trong đổi mới. Trước đây, nhiều
trường hợp chỉ cần đến khâu phát triển sản phẩm là đủ, vì một sản phẩm mới thường
được hưởng sự độc quyền trong một thời gian khá dài. Ngày nay, các sản phẩm cạnh
tranh nhanh chóng xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới. Do vậy, chu kỳ phát triển sản
phẩm, từ khâu tạo ra ý tưởng đến khâu thâm nhập thị trường, cũng phải rút ngắn.
Hơn thế nữa, toàn bộ hệ thống mua sắm-sản phẩm-cung cấp cũng phải được


thiết kế một cách chiến lược, ngay từ khi bắt đầu phát triển sản phẩm. Những nhân tố,
từ thiết kế tới mua sắm nguyên vật liệu, rồi tới khâu sản xuất và phân phối, đều phải
được cân nhắc, để làm sao nhanh chóng có lãi và tạo dựng được sức cạnh tranh ngay
từ khi đưa ra sản phẩm mới.
Công nghệ một trong những yếu tố rất năng động, chứa đựng nhiều cơ hội và
đe dọa đối với các doanh nghiệp. Những áp lực và đe dọa từ môi trường công nghệ có
thể là: sự ra đời của cơng nghệ mới làm xuất hiện và tăng cường ưu thế cạnh tranh của
các sản phẩm thay thế, đe dọa các sản phẩm truyền thống của ngành hiện hữu. Sự
bùng nổ của công nghệ mới làm cho công nghệ hiện tại bị lỗi thời và tạo ra áp lực đòi
hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh. Sự
ra đời của công nghệ mới làm tăng thêm áp lực đe dọa các doanh nghiệp hiện có trong
ngành. Sự bùng nổ của công nghệ mới càng làm cho vịng đời cơng nghệ có xu hướng
rút ngắn lại, điều này càng làm tăng thêm áp lực phải rút ngắn thời gian khấu hao so
với trước.
Ít có ngành cơng nghiệp và doanh nghiệp nào mà lại không phụ thuộc vào cơ
sở công nghệ ngày càng hiện đại. Các nhà nghiên cứu phát triển và chuyển giao công
nghệ hàng đầu nói chung đang lao vào cơng việc tìm tịi các giải pháp kỹ thuật mới
nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại và xác định các công nghệ hiện tại có thể khai thác
trên thị trường.
Các doanh nghiệp cũng phải cảnh giác đối với các cơng nghệ mới có thể làm cho
sản phẩm của họ bị lạc hậu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

Yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức kinh doanh, tiếp thị của các
doanh nghiệp thông qua việc đẩy mạnh liên kết các tổ chức đào tạo ngắn, dài hạn ở
trong và ngoài nước tăng cường nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhất là đội ngũ
giám đốc và nhà quản lý doanh nghiệp. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bắt kịp xu
hướng phát triển của thời đại, có đủ tầm nhìn để xây dựng chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp mình một cách tốt nhất.
Nguyễn Kim phải nắm bắt kịp thời những thông tin về thiết bị và công nghệ


mới, phù hợp. Đẩy mạnh hoạt động tư vấn thông tin về thiết bị và công nghệ, để đáp
ứng nhu cầu đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp. Đồng thời, hoàn thiện, tăng
cường hệ thống tổ chức, quản lý hoạt động công nghệ thông tin thật sự khoa học và
phát huy hiệu quả để tạo điều kiện cho các nhà quản lý, các doanh nghiệp tiếp cận
được thông tin tốt nhất,tiếp cận các công nghệ mới phục vụ tốt việc đổi mới và ứng
dụng công nghệ thiết bị của doanh nghiệp.

Sự tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật cơng nghệ có ảnh hưởng năng hiệu
quả đầu tư đổi mới cơng nghệ của doanh nghiệp ,do đó cần phải đẩy mạnh việc hỗ trợ
các doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Đồng
thời, tích cực đẩy mạnh việc hỗ trợ thực hiện vấn đề xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu
hàng hóa để tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thương trường. Đẩy mạnh
cơng tác xã hội hóa trong hoạt động khoa học cơng nghệ và kích thích tinh thần sáng
tạo của người sản xuất
 Nhân tố văn hóa – xã hội
GDP bình quân đầu người (USD) của Việt Nam liên tục tăng qua các năm. Tỷ
lệ thất nghiệp ở thành thị giảm liên tục qua các năm từ 2003-2008. Cụ thể, từ 6,9%
năm 2004 xuống 4,65 % năm 2007 và năm 2009 giảm còn 3,3%. Một cuộc khảo sát
của Câu lạc bộ Hàng Việt Nam, chất lượng cao năm 2009 cho thấy, mức chi tiêu của
người tiêu dùng năm 2010 cao hơn năm 2009, khu vực người có thu nhập từ 1 triệu
đồng/tháng trở lên có mức chi tiêu tăng cao nhất với 43% (năm 2009 tăng 38,46%),

(Nguồn: Báo điện tử – Thời báo kinh tế Việt Nam). Tóm gọn, GDP bình quân đầu
người tại Việt Nam liên tục tăng qua các năm, tỷ lệ thất nghiệp giảm trong những năm
gần đây cũng như GFK dự báo về thị trường bán lẻ hàng điện tử tăng 56,1% năm
2010. Cũng theo theo GFK thì chi tiêu của người dân đối với các sản phẩm hàng điện
tử trong năm 2010 cũng tăng hơn so với 2009 và 2008. Đây là một thuận lợi đối với
Nguyễn Kim trong việc mở rộng quy mô kinh doanh gia tăng chất lượng dịch vụ, và
sự an tâm của khách hàng sau khi mua hàng nhằm thu hút một số lượng lớn khách
hàng đến tham quan, mua sắm ngày càng tăng trong thời gian tới.


Việt Nam chúng ta đang có nguồn nhân lực dồi dào với dân số cả nước gần 86
triệu người (Tính đến ngày ngày 1/4/2009, dân số của Việt Nam: 85.789.573 người),
nước đông dân thứ 13 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực. Trong đó số người trong độ
tuổi lao động tăng nhanh và chiếm một tỉ lệ cao khoảng 67% dân số cả nước. Cơ cấu
Dân số vàng ở nước ta bắt đầu đầu xuất hiện từ năm 2010 và kết thúc vào năm 2040,
kéo dài trong khoảng 30 năm.
Dân trí của nước ta đang dàn được cải thiện và nâng cao để đáp ứng yêu cầu
cạnh tranh của nền kinh tế , Việt Nam những năm gần đây đội ngũ trí thức tăng nhanh,
chỉ tính riêng số sinh viên cũng đã cho thấy sự tăng nhanh vượt bậc. Năm 2003-2004
tổng số sinh viên đại học và cao đẳng là 1.131.030 sinh viên đến năm 2007- 2008 tăng
lên 1.603.484 sinh viên. Năm 2008 tổng số sinh viên ra trường là 233.966 trong đó
sinh viên tốt nghiệp đại học là 152.272; sinh viên tốt nghiệp cao đẳng là 81.694. Số trí
thức có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ cũng tăng nhanh.Theo thống kê cả nuớc đến 2008 có
hơn 14 nghìn tiến sĩ và tiến sĩ khoa học và đang đặt mục tiêu trong 10 năm tới sẽ có
20000 tiến sĩ. Năm 2008 nước ta có 275 trường Trung cấp chuyên nghiệp, 209 trường
cao đẳng, 160 trường Đại học và có tới 27.900 trường phổ thơng, 226 trường dân tộc
nội trú[4]…Nhìn vào những con số này cho thấy lực lượng trí thức và cơng chức thực
sự là một nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước
Nước ta đang đi trên con đường phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc, đổi mới thể chế văn hóa, thúc đẩy phát triển văn hóa XHCN, phải qn triệt

tồn diện tinh thần Ðại hội XI của Ðảng, lấy việc đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần
của nhân dân làm xuất phát điểm và mục tiêu, lấy đổi mới làm động lực, phát triển
hướng tới hiện đại hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, hướng tới tương lai, văn hóa
XHCN dân tộc, khoa học, đại chúng, nâng cao tinh thần tự giác văn hóa và tự tin vào
văn hóa dân tộc, nâng cao tố chất văn minh toàn dân tộc, tăng cường “thực lực mềm”
văn hóa của quốc gia
2.2.3 Đánh giá cường độ cạnh tranh
 Đe dọa gia nhập mới


Dù bị tụt khỏi Top 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới từ hai năm trước
nhưng với con số 90 triệu dân, Việt Nam vẫn là địa chỉ rất hấp dẫn với các nhà đầu tư.
Cụ thể, trong tháng 1 vừa qua, nhà bán lẻ Nhật Bản Aeon Mall đã đưa vào khai
thác trung tâm mua sắm đầu tiên mang tên Aeon Mall Tân Phú Celadon tại quận Tân
Phú, TP. Hồ Chí Minh, sau hai năm thâm nhập thị trường.
Tiếp đó, theo thơng tin từ Lotte Mart (Hàn Quốc): Lotte Mall đang hoàn tất những
khâu cuối cùng để khai trương sau khi mua lại và đổi tên Mipec Mall hồi tháng
7/2013. Đơn vị này cũng dự định phát triển tiếp khoảng 60 siêu thị và trung tâm
thương mại tại Việt Nam.
Tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới, Walmart cũng cho thấy những tín hiệu “rục
rịch” gia nhập thị trường. Dù thơng tin chưa chính thức nhưng thời điểm đầu tháng
1/2014, các đại diện của Walmart đã có mặt tại Việt Nam để tìm hiểu thị trường.
“Ơng trùm” Thái Lan về hệ thống cửa hàng tiện dụng cũng chuẩn bị mở
FamilyMart tại Việt Nam. Chuỗi siêu thị Big C của Pháp đã có trên 20 siêu thị tại Việt
Nam, nhưng vẫn tiếp tục công cuộc phát triển hệ thống với việc vừa khai trương một
điểm tại Phú Thọ và đang xây dựng một tổ hợp tại Quảng Ninh. Đại gia này cịn mạnh
bạo tun bố: “Khơng hạn chế điểm bán miễn là có mặt bằng.”
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư Việt Nam cũng chẳng thua kém, liên tục mở mới
các chuỗi siêu thị của mình. Ngay từ năm 2013, khi thị trường bất động sản vẫn chưa
mấy thốt khỏi khó khăn thì phân khúc bán lẻ trong nước đã có những “trỗi dậy” rất

mạnh mẽ. Ấn tượng nhất là sự ra nhập của hai trung tâm thương mại lớn của
VinGroup: Vincom Mega Mall Royal City và Vincom Mega Mall Times City.
Ocean Retail thuộc Ocean Group đã mở rộng quy mô với việc ra đời 5 siêu thị
bán lẻ Ocean Mart. Cũng theo doanh nghiệp này đến năm 2015 sẽ mở và vận hành 70
– 80 siêu thị và trung tâm thương mại trên toàn quốc. Tiếp đó là hàng loạt các siêu thị
điện máy, siêu thị bán lẻ mở cửa. Trần Anh đã mở thêm 7 siêu thị điện máy mới.


Và trong năm nay, một số doanh nghiệp mới đã hé lộ sẽ tham gia thị trường bán
lẻ này như Tập đoàn Alphanam với chuỗi siêu thị 79 Mart. Hoặc phát triển và mở
thêm chi nhánh như Vingroup tiến hành phát triển chuỗi VingKC trên toàn quốc;
Saigon Co.op khai trương siêu thị thứ 2 tại quận Hoàng Mai.
Lý giải về việc thị trường bán lẻ có sự phát triển sơi động, nhiều chuyên gia cho
rằng: Do đời sống ngày càng được nâng cao, người tiêu dùng dần thay đổi thói quen
mua sắm từ các quán hàng rong, chợ đến các trung tâm thương mại, mua sắm hiện đại.
Khi thị trường có nhu cầu, ắt sẽ sinh ra nguồn cung. Cịn theo đánh giá của các tổ chức
quốc tế, trong đó số liệu của Liên Hợp quốc, thị trường bán lẻ Việt Nam có tiềm năng
phát triển lâu dài do có dân số trẻ, tốc độ đơ thị hóa cao. Tuy nhiên, không phải ai
cũng sẽ thành công trong lĩnh vực này, mà cần có những chiến lược hợp lý, thậm chí
phải chấp nhận cả thất bại, sự đào thải để phát triển.
Theo nhận định, thị trường điện máy, điện lạnh Việt Nam sẽ khởi sắc vào đầu
năm 2014, vì vậy nhiều DN nước ngồi khơng muốn bỏ lỡ cơ hội này. Thị trường bán
lẻ Việt Nam vẫn được cho là hấp dẫn với doanh số lên tới cả trăm tỷ USD/năm và số
lượng lớn người tiêu dùng trẻ được cho là khách hàng tiềm năng đối với các sản phẩm
điện máy.
Tuy nhiên khi các nhà đầu tư nước ngoài muốn mua tới 51% để trở thành cổ
đơng chi phối thì rất có thể một cuộc thâu tóm lớn sẽ diễn ra và nhiều thương hiệu bán
lẻ tên tuổi được DN Việt Nam dày cơng gầy dựng rất có thể sẽ lại rơi vào tay người
nước ngồi trong thời gian khơng xa.
 Đe dọa từ các sản phẩm thay thế

Sản phẩm dịch vụ thay thế là sản phẩm dịch vụ có khả năng có thể thỏa mãn
nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành (ngồi ra có các nhân tố
về giá, chất lượng )
Đối với ngành kinh doanh siêu thị, các sản phẩm dịch vụ có khả năng thay thế
chính là mạng lưới các chợ truyền thống , các cửa hiệu nhỏ của từng địa phương, các


cửa hàng giới thiệu sản phẩm của các nhà sản xuất lớn….Trong những năm gần đây,
sự ra đời ồ ạt của hệ thống các siêu thị cũng làm sực mua sắm ở các chợ truyền thống
giảm đáng kể. Nhưng do ảnh hưởng bởi phong tục tập quán mua sắm của người dân
Việt Nam chưa quen với loại hình kinh doanh hiện đại – siêu thị nên tỷ trọng doanh số
của ngành siêu thị tại Hà Nội trên tổng doanh thu cịn khá khiêm tốn (32% năm 2009)
Ngồi ra, trong những năm gần đây, sự xuất hiện các kênh bán hàng qua mạng,
các kênh truyền hình chuyên biệt về bán hàng như TVShopping, mua bán trực
tuyến….giúp cho khách hàng tiếp cận phương thức mua sắm mới là qua truyền hình,
qua thư điện tử, fax, điện thoại, internet – giúp tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian cho
khách hàng ( được hướng tới tập khách hàng là gia đình bận rộn, eo hẹp về thời gian )
Vì vậy, để hạn chế sự đe dọa từ các sản phẩm thay thế, Siêu thị Nguyễn Kim
cần tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao sự tiện ích và nhu cầu mua sắm của
khách hàng như dịch vụ giữ xe miễn phí, giao hàng tận nhà, gói q miễn phí…..
 Quyền lực thương lượng từ phía các nhà cung ứng
Hiện nay, Nguyễn Kim cam kết với khách hàng là bán hàng chính hãng. Do đó,
việc chọn nhà cung cấp hàng hố đối với Nguyễn Kim thì ln có tiêu chí là chọn
những nhà cung cấp có uy tín trên thị trường. Một số nhà cung cấp chính cho Nguyễn
Kim như: Canon, Electrolux, LG, JVC, Nikon, Nokia, Motorola, Panasonic, Philips,
Sanyo, Samsung, Sony, Sony Ericsson, Toshiba …. Nguyễn Kim đã xây dựng được
mối quan hệ chiến lược với 8 nhà sản xuất lớn là 8 tập đoàn điện tử hàng đầu như
Sony, JVC, Toshiba, Panasonic, Sanyo, Philips, Samsung và LG. Đây là những nhà
cung cấp đã đồng hành với Nguyễn Kim trong những ngày đầu thành lập (Nguồn:
Thời báo kinh tế sài gòn, số 39-2010).

Lượng hàng hoá tiêu thụ tại Nguyễn Kim rất nhanh. Nó được thể hiện qua
doanh số bán hàng tăng liên tục trong các năm qua và các chương trình khuyến mãi mà
Nguyễn Kim tung ra đều rất thành công. Do đó, hầu hết các nhà cung cấp hàng hố
đều muốn đưa hàng hố vào Nguyễn Kim vì thơng qua trung tâm bán lẻ, uy tín như
Nguyễn Kim, các nhà cung cấp khơng những sẽ đạt được hàng hố tiêu thụ mạnh mà


cịn được quảng cáo hình ảnh, sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng. Bên cạnh
đó, tình hình tài chính Nguyễn Kim khá mạnh . Nguyễn Kim cịn có lịch chi trả tiền rất
rõ ràng đối với các nhà cung cấp. Do đó, các nhà cung cấp cảm thấy yên tâm khi làm
ăn với Nguyễn Kim.
Thương hiệu Nguyễn Kim qua khảo sát nhận thức của khách hàng thì khách
hàng đánh giá thương hiệu Nguyễn Kim là một thương hiệu uy tín, tin tưởng và an tâm
khi chọn mua hàng hoá hơn các trung tâm điện máy khác . Cho nên, một số nhà cung
cấp mới muốn vào Nguyễn Kim phải có hỗ trợ đặc biệt dành cho Nguyễn Kim như giá
cả phải cạnh tranh, tình hình cơng nợ dài hơn …. Các nhân viên kinh doanh nhập hàng
của Nguyễn Kim đã hiểu rõ điều này khi đàm phán đối với nhà cung cấp.
 Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng
Nguyễn Kim có 2 loại nhóm khách hàng đó là khách hàng tiêu dùng và khách
hàng công ty.
Khách hàng tiêu dùng: Đối với khách hàng này Nguyễn Kim cần phải xem xét một
số vấn đề như sau:
-

Trong 3 năm từ 2008-2010: doanh số bình quân chiếm 92% tổng doanh số bán

-

hàng tại Nguyễn Kim
Sản phẩm tại các Trung tâm điện máy hầu như khơng có sự khác biệt vì các


-

Trung tâm điện máy đều là nhà phân phối hàng hố từ các nhà cung cấp.
Tại TP.Hà Nội có nhiều Trung tâm điện máy như Nguyễn Kim, Pico, HC, Trần
Anh…

Do xác định khách hàng tiêu dùng có ảnh hưởng mạnh đến sự tồn tại và phát triển
Nguyễn Kim. Cho nên, trong những ngày đầu thành lập Trung tâm Ban Giám Đốc
Nguyễn Kim cam kết cung cấp dịch vụ tốt nhất với phương châm “Tất cả vì khách
hàng, tất cả cho khách hàng” . Mặt khác, trong thời gian qua Nguyễn Kim đã thể hiện
được uy tín thương hiệu của mình đối với khách hàng thơng qua các chương trình
khuyến mãi hấp dẫn, và đi đầu trong việc tung ra các chương trình khuyến mãi; thái độ


phục vụ của nhân viên làm hài lòng khách hàng; giá cả phù hợp với cảm nhận của
khách hàng; hàng hoá phong phú, đa dạng; chất lượng hàng hoá là hàng chính hãng;
dịch vụ sau bán hàng tốt . Và qua khảo sát từ khách hàng về mức độ lòng trung thành
của khách hàng đối với Nguyễn Kim và các trung tâm điện máy khác với thang điểm 5
thì khách hàng vẫn chọn Nguyễn Kim là ưu tiên số một với điểm trung bình khá cao là
4,89 khi có nhu cầu mua sắm, và cũng sẳn sàng giới thiệu Nguyễn Kim cho người
thân, bạn bè khi họ có nhu cầu mua sắmvà trung tâm điện máy khác là 2,5
Đối với khách hàng tiêu dùng, khi có nhu cầu mua sắm hàng kim khí điện máy
thì người tiêu dùng vẫn ưu tiên chọn các Trung tâm điện máy bởi vì theo người tiêu
dùng việc mua sắm tại các Trung tâm điện máy làm cho họ cảm thấy yên tâm hơn. Và
qua khảo sát nhận thức của khách hàng về một số vấn đề liên quan đến việc mua sắm
thì Nguyễn Kim là Trung tâm điện máy đáp ứng được nhu cầu khách hàng cao hơn
các trung tâm điện máy khác . Do đó, khách hàng tiêu dùng vẫn chọn Nguyễn Kim khi
có nhu cầu tham quan hoặc mua sắm hàng kim khí điện máy.
Khách hàng cơng ty: Khách hàng này có một số đặc điểm như sản phẩm tại các

trung tâm điện máy không khác biệt nhiều cũng như dễ dàng thay đổi nhà cung cấp
(Nguyễn Kim, Pico, HC, Trần Anh…). Trong 3 năm từ 2008-2010 doanh số bán hàng
của khách hàng này chiếm bình quân 8% trên tổng doanh số và Nguyễn Kim là Trung
tâm duy nhất tại TP.Hà Nội có chương trình ký hợp đồng với khách hàng cơng ty cung
cấp “Phiếu mua hàng” cho nhân viên . Tuy nhiên, mục tiêu của Nguyễn Kim đối với
khách hàng này là đạt hiệu quả về Marketing. Do đó, nhóm khách hàng này không ảnh
hưởng nhiều đến doanh số bán hàng tại Nguyễn Kim.
 Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện tại trong ngành
Trong khoảng hơn mười năm trở lại đây, thị trường Việt Nam đã ra đời nhiều
thương hiệu bán lẻ hàng điện máy nổi tiếng như Nguyễn Kim, Thiên Hòa, Chợ Lớn,
Pico, Trần Anh..., song hầu hết chỉ tập trung tại Hà Nội và TPHCM. Nguyễn Kim đã
từng lọt vào “Top 500 nhà bán lẻ Châu Á-TBD”, nhưng trong suốt 15 năm qua (trước
ngày 9.12.2011) cũng mới chỉ có 5 siêu thị.


Thế nhưng trong cuộc đua mở rộng mạng lưới bán lẻ hàng điện máy bứt phá từ
tháng 11.2011 trở đi, xu hướng phủ rộng thể hiện rõ rệt qua bước đi của Dienmay.com
và Nguyễn Kim, vươn tới các tỉnh, thành ngoài Hà Nội và TPHCM để giành lấy thế
chủ động và thị phần.
Cuộc đua đã tràn sang cả phương thức bán hàng qua tivi (TV shopping). Kênh
TV shopping SCJ Life On trên SCTV dù mới đi vào hoạt động được vài tháng nhưng
theo ông Đinh Anh Huân, “họ đã cung ứng được nhiều chủng loại hàng điện máy
phong phú”. Kênh TV shopping này là liên doanh giữa Tập đoàn CJ của Hàn Quốc
(thông qua Cty con CJO Shopping) với SCTV, trong năm đầu tiên 2011 có kế hoạch
mở rộng mạng lưới bán hàng ra 8 tỉnh, thành là Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Hải
Dương, BR-VT, Tây Ninh, Long An và Cần Thơ. CJO shopping là thế lực số 1 trong
lĩnh vực TV shopping tại Hàn Quốc, với doanh thu đạt 2 tỉ USD vào năm 2009.
Trong khi các nhà bán lẻ hàng điện máy VN còn đang tất bật với phương thức
bán hàng truyền thống thì “anh lính mới” Dienmay.com đã đầu tư xây dựng kênh bán
hàng trực tuyến một cách bài bản. Thông qua khảo sát được biết website

www.dienmay.com có tới 100.000 lượt truy cập mỗi ngày, Thế giới Di động đã chi ra
tới 160 triệu đồng để mua lại tên miền này nhằm xây dựng thành một website số 1 VN
về thông tin sản phẩm điện máy, điện tử gia dụng và sản phẩm kỹ thuật số. Bước đi
này hồn tồn có cơ sở khi Thế giới Di động đã đạt được doanh số bán hàng trực tuyến
30%/tổng doanh thu trong thời gian qua ở ngành hàng ĐTDĐ và laptop
Các loại cạnh tranh nhau mà các doanh nghiệp bán lẻ điện máy quen làm là phá
giá liên tục khiến những đối thủ yếu không chịu nổi, phải "cuốn gói" ra đi, nhường lại
thị phần cho kẻ mạnh. Chiến lược để phá giá liên tục là xem xét những sản phẩm nào
mình có lợi thế (mua được với giá rẻ) thì đẩy mạnh giảm giá, tăng khuyến mãi kéo dài,
tạo nên xu hướng buộc các DN khác phải chơi theo nhằm xác định kẻ mạnh, kẻ yếu.
Ban đầu, giá chỉ giảm giá lẻ tẻ ở một số sản phẩm nhất định, nhưng càng về
sau, "đánh nhau" càng hăng thì nhiều siêu thị chơi theo kiểu "liên khúc" giảm giá hàng
loạt các sản phẩm. Không chỉ giảm vài ba ngày hay hàng tuần mà cả tháng. Số tiền
giảm giá cũng khơng cịn ở mức trăm nghìn nữa mà lên tới hàng triệu đồng cho mỗi


×