Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.83 KB, 5 trang )

Thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ năm 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
QUỐC DÂN
––––––––––––––––––
Số: 255 / TB-ĐHKTQD
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––
Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2011
THÔNG BÁO
TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ NĂM 2011 (KHÓA 32)
Căn cứ Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT ngày 07/05/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc ban hành Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ; căn cứ Quyết định số 174/QĐ-ĐHKTQD ngày
08/03/2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân về việc ban hành Quy định đào tạo
trình độ tiến sĩ tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thông báo
tuyển sinh nghiên cứu sinh năm 2011 với các nội dung dưới đây.
1. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo trình độ tiến sĩ là nhằm đào tạo những nhà khoa học, có trình độ cao về lý thuyết và năng lực
thực hành phù hợp, có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo, khả năng phát hiện và giải quyết được
những vấn đề mới có ý nghĩa về khoa học, công nghệ và hướng dẫn nghiên cứu khoa học.
2. Danh mục các chuyên ngành tuyển sinh
2.1. Tiến sĩ kinh tế gồm các chuyên ngành:
+ Kinh tế chính trị
+ Lịch sử kinh tế
+ Kinh tế học gồm các chuyên
ngành hẹp:
- Kinh tế bảo hiểm
- Kinh tế học
- Thống kê kinh tế


- Toán kinh tế
+ Kinh tế công nghiệp
+ Kinh tế nông
nghiệp
------
+ Kinh tế phát triển gồm các chuyên
ngành hẹp:
- Kinh tế đầu tư
- Kinh tế phát triển
+ Kinh tế lao động
+ Kinh tế tài chính - ngân hàng
+ Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế
quốc tế gồm chuyên ngành hẹp:
- Kinh tế đối ngoại
-----
-
2.2. Tiến sĩ kinh doanh và quản lý gồm các chuyên ngành:
+ Quản lý kinh tế gồm các chuyên
ngành hẹp:
- Khoa học quản lý
- Kinh tế du lịch
- Phân bố LLSX và phân vùng
kinh tế
- Quản lý công
+ Thương mại gồm chuyên ngành
hẹp:
- Kinh tế và quản lý thương mại
+ Kế toán gồm chuyên ngành hẹp:
- Kế toán, kiểm toán và phân tích
---

+ Quản trị kinh doanh gồm các chuyên
ngành hẹp:
- Marketing
- Quản trị kinh doanh (Khoa QTKD)
- Quản trị kinh doanh (Viện QTKD)
- Quản trị kinh doanh bất động sản
- Quản trị kinh doanh quốc tế
- Quản trị nhân lực
+ Quản lý và phân tích thông tin kinh
tế
-
3. Hình thức và thời gian đào tạo:
- Hình thức đào tạo tập trung: thời gian đào tạo là 3 năm (học tập, nghiên cứu và sinh hoạt khoa học
tập trung liên tục tại cơ sở đào tạo).
- Hình thức đào tạo không tập trung: thời gian đào tạo là 4 năm đối với người có bằng thạc sĩ, 5 năm
đối với người có bằng tốt nghiệp đại học, trong đó có ít nhất 12 tháng học tập, nghiên cứu tập trung
tại cơ sở đào tạo.
4. Chỉ tiêu tuyển sinh
- Tổng chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ năm 2011 của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân dự
kiến là 100 nghiên cứu sinh. Số chính thức sẽ được thông báo sau khi nhà trường nhận được quyết
định giao chỉ tiêu đào tạo năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Chỉ tiêu cho mỗi chuyên ngành tuyển sinh được Hội đồng tuyển sinh Sau đại học quyết định dựa
trên số lượng hồ sơ đăng ký dự tuyển vào các chuyên ngành và năng lực đào tạo các chuyên ngành
của nhà trường.
5. Điều kiện dự tuyển
Người dự tuyển nghiên cứu sinh phải có các điều kiện sau:
5.1. Có văn bằng tốt nghiệp phù hợp với ngành đăng ký dự tuyển, cụ thể như sau:
a. Có bằng thạc sĩ phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự tuyển
b. Trường hợp chưa có bằng thạc sĩ, thì người dự tuyển cần có một trong hai điều kiện sau:
- Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại giỏi trở lên, chuyên ngành phù hợp với chuyên ngành

đăng ký dự tuyển, có đủ điều kiện miễn thi tuyển sinh trình độ thạc sĩ theo quy định tại Thông báo
tuyển sinh trình độ thạc sĩ năm 2011 của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
- Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại khá trở lên, chuyên ngành phù hợp với chuyên ngành
đăng ký dự tuyển, phải tham gia kỳ tuyển sinh trình độ thạc sĩ của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
ở chuyên ngành tương ứng và đạt điểm sàn xét tuyển. Môn thi, chế độ ưu tiên và các thông tin có liên
quan xem tại Thông báo tuyển sinh trình độ thạc sĩ năm 2011 đã nêu trên.
Danh mục các ngành, chuyên ngành đại học và thạc sĩ được coi là phù hợp với chuyên ngành đào tạo
tiến sĩ được quy định tại Phụ lục. Các bằng tốt nghiệp thuộc chuyên ngành không có trong danh mục
này nhưng có chuyên môn gần với chuyên ngành đăng ký dự tuyển sẽ được Hội đồng Tuyển sinh Sau
đại học của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân xem xét cụ thể sau khi thí sinh nộp hồ sơ.
Trong trường hợp thí sinh chưa có bằng thạc sĩ hoặc có bằng thạc sĩ phù hợp nhưng không thuộc
chuyên ngành đúng với chuyên ngành dự tuyển NCS, thì thí sinh cần học bổ sung kiến thức trình độ
thạc sĩ sau khi trúng tuyển.
5.2. Có kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học, thể hiện ở một trong hai điều kiện sau:
- Có tối thiểu 2 bài báo với chủ đề phù hợp với đề tài hoặc lĩnh vực nghiên cứu lựa chọn, được đăng
ở tạp chí khoa học theo danh mục quy định của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
- Là chủ nhiệm một đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên đã nghiệm thu.
5.3. Có một bài luận (2800 – 3000 từ) về dự định nghiên cứu, bao gồm các nội dung sau:
- Đề tài hoặc hướng nghiên cứu của thí sinh
- Lý do lựa chọn đề tài/hướng nghiên cứu
- Tổng quan các công trình khoa học đã được công bố về đề tài/hướng nghiên cứu được lựa chọn
- Mục tiêu nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu dự kiến thực hiện
- Đề xuất người hướng dẫn
- Mục tiêu và mong muốn đạt được khi đăng ký đi học NCS
- Kế hoạch để đạt được mục tiêu mong muốn.
- Lý do lựa chọn Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là cơ sở đào tạo
- Kinh nghiệm về nghiên cứu, về thực tế, hoạt động xã hội và ngoại khóa khác
- Lý giải về những khiếm khuyết hay thiếu sót (nếu có) trong hồ sơ như kết quả học đại học, thạc sĩ
chưa cao…

- Dự kiến việc làm và các nghiên cứu tiếp theo sau khi tốt nghiệp.
Lưu ý: Dự định nghiên cứu của thí sinh phải có xác nhận của người được đề xuất hướng dẫn. Đề
tài/hướng nghiên cứu và người hướng dẫn được đề nghị phải nằm trong danh mục các hướng nghiên
cứu và danh sách các nhà khoa học có thể nhận hướng dẫn NCS tại Phụ lục.
5.4. Có hai thư giới thiệu của hai nhà khoa học có chức danh khoa học như giáo sư, phó giáo sư
hoặc học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành; hoặc một thư giới thiệu của một nhà khoa học có chức danh
khoa học hoặc học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành và một thư giới thiệu của thủ trưởng cấp cao nhất
trong đơn vị công tác của thí sinh.
Những người giới thiệu này cần có ít nhất 6 tháng công tác hoặc cùng hoạt động chuyên môn với thí
sinh. Thư giới thiệu phải có những nhận xét, đánh giá về năng lực và phẩm chất của người dự tuyển,
cụ thể:
- Phẩm chất đạo đức, đặc biệt đạo đức nghề nghiệp;
- Năng lực hoạt động chuyên môn;
- Phương pháp làm việc;
- Khả năng nghiên cứu;
- Khả năng làm việc theo nhóm;
- Điểm mạnh và yếu của người dự tuyển;
- Triển vọng phát triển về chuyên môn;
- Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu thí sinh làm NCS.
5.5. Có đủ trình độ ngoại ngữ để tham khảo tài liệu, tham gia hoạt động quốc tế về chuyên môn
phục vụ nghiên cứu khoa học và thực hiện đề tài luận án, thể hiện ở một trong các điều kiện sau:
a. Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ hoặc tiến sĩ tại nước ngoài;
b. Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ hoặc tiến sĩ ở trong nước mà ngôn ngữ sử dụng trong đào tạo là
tiếng Anh không qua phiên dịch (có xác nhận của cơ sở đào tạo);
c. Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngoại ngữ hệ chính quy, tại chức, chuyên tu, mở rộng.
d. Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế TOEFL iBT 45 điểm hoặc IELTS 4.5 trở lên hoặc tương đương
trong thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày dự tuyển.
e. Có chứng chỉ tiếng Anh nội bộ TOEFL ITP 450 điểm trở lên do trung tâm khảo thí ngoại ngữ quốc
tế có thẩm quyền cấp (chứng chỉ được cấp từ những kỳ thi không do Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân phối hợp tổ chức phải có dấu xác nhận của đơn vị cấp chứng chỉ). Các chứng chỉ trên phải còn

trong thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển
f. Trong trường hợp không có một trong các điều kiện trên, thí sinh đăng ký dự thi Tiếng Anh (dạng
thức TOEFL ITP bỏ phần nghe) cùng kỳ tuyển sinh trình độ thạc sĩ tại Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân. Điểm đạt đối với trình độ dự tuyển NCS là 300 (tương đương 450 TOEFL-ITP đầy đủ).
5.6. Cam kết thực hiện các nghĩa vụ học tập, nghiên cứu và chế độ tài chính đối với quá trình đào
tạo theo quy định của Trường (đóng học phí; hoàn trả kinh phí với nơi đã cấp cho quá trình đào tạo
nếu không hoàn thành luận án tiến sĩ).
5.7. Nộp đầy đủ hồ sơ dự tuyển, được xác nhận bởi cơ quan quản lý nhân sự, hoặc cơ sở đào tạo
(nơi sinh viên vừa tốt nghiệp) hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú (đối với người làm nghề tự
do).
6. Hồ sơ dự tuyển
6.1. Hồ sơ dự tuyển NCS gồm:
+ Phiếu đăng ký dự tuyển có xác nhận của cơ quan quản lý nhân sự (đối với người đã có việc làm),
trường (nếu là sinh viên vừa tốt nghiệp), chính quyền địa phương nơi cư trú (đối với người chưa có
việc làm) (theo mẫu)
+ 01 bản sao có công chứng, 05 bản sao thường và bản gốc (để đối chiếu) của các giấy tờ sau:
- Bằng và bảng điểm tốt nghiệp đại học
- Bằng và bảng điểm thạc sĩ (nếu có)
- Bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ (nếu có)
- Các văn bằng, chứng chỉ khác (nếu có)
Các bằng và bảng điểm do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công chứng tiếng Việt và nộp kèm
theo Văn bản Công nhận của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Thông tin về quy trình
đăng ký công nhận văn bằng do cơ sở nước ngoài cấp xem tại , mục Cục
Khảo thí và KĐCL).
+ 01 bản gốc và 05 bản sao của hai thư giới thiệu của hai nhà khoa học, hoặc một thư giới thiệu của
một nhà khoa học và một thư giới thiệu của thủ trưởng đơn vị công tác của thí sinh.
+ 01 bản gốc và 05 bản sao bài luận về dự định nghiên cứu của thí sinh (theo mẫu).
+ 06 bản sao các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố (đóng thành tập, có bản kê khai danh
mục ở trang bìa), trong đó:
- Đối với bài báo: sao chụp trang bìa, trang mục lục và nội dung bài báo

- Đối với đề tài nghiên cứu khoa học: sao chụp Quyết định/Hợp đồng giao đề tài nghiên cứu, Biên
bản nghiệm thu đề tài và Bản tóm tắt nội dung nghiên cứu (khoảng 10 trang).
+ 01 bản cam kết thực hiện nghĩa vụ học tập, nghiên cứu và chế độ tài chính đối với quá trình đào tạo
theo quy định (theo mẫu).
+ 02 ảnh 3x4, nền trắng, ghi rõ họ tên và ngày sinh của thí sinh sau ảnh
+ 01 giấy chứng nhận đủ sức khỏe để học tập của bệnh viện đa khoa
+ 01 bản sao có công chứng các giấy tờ hợp pháp về đối tượng ưu tiên (nếu có)
+ 02 phong bì dán tem và đề sẵn địa chỉ liên hệ của thí sinh
6.2. Thời gian phát hành hồ sơ: từ ngày 07/03/2011.
6.3. Thời gian nhận hồ sơ: từ ngày 20/06/2011 đến ngày 30/06/2011.
6.4. Địa điểm phát hành và nhận hồ sơ: Phòng 205 Tầng 2 Nhà 6, Viện Đào tạo Sau đại học,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
7. Cách thức xét tuyển
7.1. Cách thức xét tuyển thí sinh
Đánh giá thí sinh dự tuyển đào tạo tiến sĩ bao gồm đánh giá hồ sơ dự tuyển (xem tại mục 7.2) và đánh
giá việc trình bày, vấn đáp của thí sinh (xem tại mục 7.3) theo thang điểm 10. Điểm đánh giá hồ sơ dự
tuyển có trọng số 0,6; điểm đánh giá việc trình bày, vấn đáp của thí sinh có trọng số 0,4 trong tổng số
điểm xét tuyển. Thí sinh được xếp loại đạt nếu điểm mỗi phần từ 5 trở lên.
Lưu ý: Thí sinh dự tuyển từ bậc cử nhân (không đủ điều kiện miễn thi) hoặc chưa có văn bằng, chứng
chỉ ngoại ngữ phù hợp, thì ngoài phần xét tuyển, phải dự thi các môn trong kỳ tuyển sinh trình độ
thạc sĩ theo các điều kiện tại Mục 5 Thông báo này.
7.2. Đánh giá hồ sơ dự tuyển
a. Điểm đánh giá văn bằng và kết quả đào tạo: trọng số 0,2, dựa trên điểm trung bình các môn học và
điểm bảo vệ luận văn thạc sĩ (nếu có).
b. Điểm đánh giá bài báo hay công trình khoa học: trọng số 0,3, dựa trên tính phù hợp với đề tài đăng
ký NCS, tính sáng tạo của nội dung bài viết, khả năng khái quát vấn đề lý thuyết có liên quan...
c. Điểm đánh giá chất lượng bài luận về dự định nghiên cứu: trọng số 0,4, dựa trên: tính cấp thiết
(hay ý nghĩa) của đề tài nghiên cứu, tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước đã thực hiện, tác
dụng dự kiến của đề tài, tính khả thi của đề tài, tính sáng tạo của đề tài nghiên cứu, phương pháp tiếp
cận trong nghiên cứu...

d. Điểm đánh giá dựa trên ý kiến nhận xét đánh giá và ủng hộ thí sinh trong hai thư giới thiệu: trọng
số 0,1.
7.3. Đánh giá phần trình bày và vấn đáp của thí sinh NCS
Thí sinh trình bày về vấn đề dự định nghiên cứu và kế hoạch thực hiện trước tiểu ban chuyên môn xét
tuyển NCS. Các thành viên tiểu ban chuyên môn sẽ đặt các câu hỏi phỏng vấn để đánh giá thí sinh về
các mặt:
a. Kiến thức: sự am hiểu của NCS về vấn đề nghiên cứu, sự rõ ràng về ý tưởng đối với các mong
muốn đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ
b. Khả năng thực hiện nghiên cứu: tính khả thi trong phương pháp nghiên cứu và kế hoạch nghiên
cứu
c. Tư chất cần có của một NCS: bao gồm tính nghiêm túc của mục đích theo học chương trình đào tạo
tiến sĩ; sự ham hiểu biết; tính sáng tạo; tính tiếp thu cái mới; sự chín chắn; sự nhiệt tình; sự tự tin; khả
năng sắp xếp công việc; tính kiên định…
8. Thời gian xét tuyển và gửi giấy báo
8.1. Kỳ xét tuyển NCS và kỳ thi các môn cùng tuyển sinh trình độ thạc sĩ dự kiến được tổ chức vào
trung tuần tháng 8/2011. Thời gian cụ thể sẽ được thông báo tại các bảng tin và trên website của
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Viện Đào tạo Sau đại học vào tháng 07/2011.
8.2. Giấy báo dự tuyển và giấy báo nhập học (nếu trúng tuyển) sẽ được gửi cho thí sinh qua đường
bưu điện theo địa chỉ thí sinh đăng ký trong hồ sơ.
8.3. Thời gian gửi giấy báo dự tuyển: cuối tháng 07/2011.
8.4. Thời gian gửi giấy báo nhập học: cuối tháng 09/2011.
9. Địa chỉ liên hệ
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
Địa chỉ:
--
Số điện
thoại:
Fax:
Website:
Email:

Tầng 2, Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân
207 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà
Nội
Tổng đài: (04) 36 280 280, máy lẻ: 5697
(04) 36 288 744
www.gsneu.edu.vn

×