Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Trình bày quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập từ đó anh (chị) liên hệ quy luật này vào việc giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường tự nhiên ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.98 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ GIAO THƠNG VẬN TẢI
KHOA CHÍNH TRỊ - QPAN - GDTC

*****

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Câu hỏi tiểu luận: “Trình bày quy luật thống nhất và đấu tranh của các
mặt đối lập? Từ đó anh (chị) liên hệ quy luật này vào việc giải quyết mối
quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam
hiện nay?”

(Đề số 03)

HÀ NỘI – 2022


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1
NỘI DUNG..........................................................................................................................2
1. Cơ sở lý luận.................................................................................................................2
1.1. Nội dung quy luật.....................................................................................................2
a) Mâu thuẫn...............................................................................................................2
b) Các mặt đối lập của mâu thuẫn vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau........3
c) Sự đấu tranh và chuyển hoá của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của
sự phát triển.................................................................................................................5
1.2. Vai trò của quy luật.................................................................................................5
1.3. Ý nghĩa phương pháp luận.....................................................................................6
2.

Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam



hiện nay...............................................................................................................................7
2.1. Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bảo vệ mơi trường................................7
2.1.1. Mặt tích cực....................................................................................................7
2.1.2. Mặt tiêu cực....................................................................................................7
2.2. Tác động của vấn đề môi trường đến tăng trưởng kinh tế...............................9
2.2.1. Tích cực...........................................................................................................9
2.2.2. Tiêu cực.........................................................................................................10
2.3. Thực trạng mối quan hệ của môi trường và kinh tế ở nước ta.......................10
2.4. Giải pháp cải thiện môi trường, phát triển kinh tế bền vững.........................11
KẾT LUẬN.......................................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................15



MỞ ĐẦU
Hơn 30 năm qua, kể từ khi bước vào thực hiện mơ hình kinh tế thị
trường định hướng XHCN, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng nhanh, đạt
được nhiều thành tựu lớn, làm thay đổi khá rõ tình hình đất nước. Kinh tế ra
khỏi tình trạng khủng hoảng, hoạt động ngày càng năng động và có hiệu quả.
Của cải xã hội ngày càng nhiều, hàng hóa ngày càng phong phú. Đời sống
nhân dân từng bước được cải thiện. Đất nước chẳng những giữ vững được ổn
định chính trị trước những chấn động lớn trên thế giới mà còn có bước phát
triển đi lên.
Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng cao của nền kinh tế, chúng ta đang
phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường đang xảy ra với quy mô ngày
càng rộng và mức độ ngày càng nghiêm trọng. Việc khai thác quá mức các
nguồn tài ngun, sử dụng các hố chất độc hại trong cơng - nông nghiệp,
các chất thải không được xử lý trước khi thải ra mơi trường, khói bụi và tiếng
ồn từ các nhà máy, phương tiện giao thơng...đang dẫn tới tình trạng môi

trường ngày càng kiệt quệ và ô nhiễm. Do vậy, có thể nói giữa tăng trưởng
kinh tế và vấn đề bảo vệ mơi trường có mối liên hệ tác động qua lại mật
thiết.

1


NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận.
Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật bao gồm quy luật
thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (quy luật mâu thuẫn), quy luật từ
những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại, quy
luật phủ định của phủ định. Nghiên cứu những quy luật này giúp ta hiểu rõ
hơn, cụ thể hơn nội dung của phép biện chứng duy vật, đồng thời hiểu được
nội dung, bản chất và vai trò của mỗi quy luật trong sự tồn tại, phát triển của
các sự vật hiện tượng.
Trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng quy luật thống nhất và
đấu tranh của các mặt đối lập có một ví trí đặc biệt quan trọng. Nó được coi
là “hạt nhân của phép biện chứng” bởi nói lý giải một cách khoa học nguồn
gốc, động lực của sự vận động và phát triển trong thế giới, đẩy lùi quan niệm
duy tâm: vận động phát triển là do lực lượng thần thánh đưa vào.

1.1. Nội dung quy luật
a) Mâu thuẫn.
Là hiện tượng khách quan và phổ biến. Mâu thuẫn là mối liên hệ tác
động qua lại giữa các mặt đối lập trong cùng một sự vật.
Mặt đối lập là những mặt, những thuộc tính có xu hướng phát triển
ngược chiều nhau, tồn tại trong cùng một sự vật hiện tượng tác động biện
chứng với nhau làm cho sự vật động phát triển.
Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến. Mâu thuẫn là khách

quan có nghĩa là mâu thuẫn là cái vốn có ở mọi sự vật hiện tượng. Mâu
thuẫn hình thành phát triển là do cấu trúc tự thân bên trong của sự vật quy
2


định nó khơng phụ thuộc vào bất kỳ một lực lượng siêu tự nhiên nào và
không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người.
Mâu thuẫn là hiện tượng phổ biến có nghĩa là mâu thuẫn tồn tại trong
tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy. Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự vật
xuất hiện cho đến khi kết thúc. Mâu thuẫn tồn tại ở mọi không gian, thời
gian, mọi giai đoạn phát triển. Mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại
hình thành. Trong mỗi sự vật khơng phải chỉ có một mâu thuẫn mà có thể có
nhiều mâu thuẫn vì sự trong cùng một lúc có thể có nhiều mặt đối lập.
Trong những điều kiện cụ thể khác nhau, mâu thuẫn thể hiện ra dưới
nhiều hình thức đa dạng và phong phú khác nhau:
+ Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngồi.
+ Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn khơng cơ bản.
+ Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu.
+ Mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng.
Cần chú ý: Trong tư duy thơng thường khi nói đến hai mặt đối lập là
nói lên mâu thuẫn. Cịn trong tư duy biện chứng, không phải hai mặt đối lập
nào cũng tạo nên mâu thuẫn mà chỉ những mặt đối lập tác động biện chưngs
với nhau tạo nên sự vật hiện tượng và tạo lên sự phát triển mới được gọi là
mâu thuẫn- mâu thuẫn biện chứng.
b) Các mặt đối lập của mâu thuẫn vừa thống nhất vừa đấu tranh với
nhau.
Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa, ràng buộc quy định
lẫn nhau làm tiền đề tồn tại cho nhau của các mặt đối lập. Khơng có sự thống
nhất của các mặt đối lập thì khơng tạo ra sự vật. Theo nghĩa hẹp sự thống
nhất là sự đồng nhất, phù hợp ngang nhau của hai mặt đối lập đó là trạng thái

cân bằng của mâu thuẫn.
3


Sự thống nhất của các mặt đối lập là tạm thời tương đối, nghĩa là nó
chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định, đó chính là trạng thái đứng im, ổn
định tương đối của sự vật, tính tương đối của sự thống nhất của các mặt đối
lập làm cho thế giới vật chất phân hoá thành các bộ phận, các sự vật đa dạng
phức tạp, gián đoạn.
Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự bài trừ gạt bỏ phủ định biện
chứng lẫn nhau của các mặt đối lập (Sự đấu tranh hiểu theo nghĩa tác động
ảnh hưởng lẫn nhau của các mặt đối lập chứ không phải theo nghĩa đen). Sự
đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối vĩnh viễn. Nó diễn ra liên tục trong
suốt quá trình tồn tại của sự vật kể cả trong trang thái sự vật ổn định cũng
như khi chuyển hoá nhảy vọt về chất. Sự đấu tranh của các mặt đối lập tạo
nên tính chất tự thân, liên tục của sự vận động phát triển của sự vật. Cũng vì
vậy muốn thay đổi sự vật thì phải tăng cường sự đấu tranh.
Sự đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình phức tạp diễn ra từ
thấp đến cao, gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có những đặc điểm
riêng.
+ Giai đoạn đầu: Mâu thuẫn biểu hiện ra ở sự khác nhau của hai mặt
đối lập song không phải sự khác nhau nào cũng là mâu thuẫn mà chỉ hai mặt
khác nhau nào liên hệ hữu cơ với nhau trong một chỉnh thể có khuynh hướng
phát triển trái ngược nhau mới tạo thành giai đoạn đầu của mâu thuẫn, trong
giai đoạn này sự đấu tranh chưa rõ và chưa gay gắt.
+ Giai đoạn sau: Trong quá trình phát triển của mâu thuẫn, sự khác
nhau biến thành đối lập, khi đó hai mặt đối lập càng rõ, càng sâu sắc thì sự
đấu tranh giữa chúng ngày càng gay gắt và quyết liệt, nếu có điều kiện chín
muồi thì hai mặt chuyển hoá lẫn nhau và mâu thuẫn được giải quyết.


4


c) Sự đấu tranh và chuyển hoá của các mặt đối lập là nguồn gốc, động
lực của sự phát triển.
Đấu tranh của các mặt đối lập gây ra những biến đổi của các mặt đối
lập khi cuộc đấu tranh của các mặt đối lập trở nên quyết liệt và có điều kiện
chín muồi thì sự thống nhất của hai cái cũ bị phá huỷ, các mặt đối lập chuyển
hoá lẫn nhau. Sự chuyển hố của các mặt đối lập chính là lúc mâu thuẫn
được giải quyết, sự vật cũ bị mất đi, sự vật mới xuất hiện. Các mặt đối lập có
thể chuyển hố lẫn nhau với ba hình thức.
- Các mặt đối lập chuyển hoá lẫn nhau: mặt đối lập này thành mặt đối
lập kia và ngược lại nhưng ở trình độ cao hơn về phương diện vật chất của sự
vật. Ví dụ, mâu thuẫn giữa vơ sản và tư sản biểu hiện thành cuộc cách mạng
vô sản lật độ giai cấp tư sản.
- Cả hai mặt đối lập đều mất đi và chuyển hoá thành mặt đối lập mới.
Ví dụ: Giải quyết mâu thuẫn giữa nơng dân và địa chủ (chế độ phong kiến)
xã hội lại xuất hiện mâu thuẫn mới là mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản (Chế
độ TBCN).
- Các mặt đối lập thâm nhập vào nhau, cải biến lẫn nhau.
Trong sự vật mới lại có mâu thuẫn mới, các mặt đối lập trong mâu
thuẫn mới lại đấu tranh với nhau, làm cho sự vật ấy lại chuyển hoá thành sự
vật khác tiến bộ hơn, cứ như vậy mà các sự vật hiện tượng thường xun
biến đổi và phát triển khơng ngừng, vì vậy, mâu thuẫn là nguồn gốc động lực
của mọi quá trình vận động phát triển của sự vật hiện tượng.
1.2. Vai trò của quy luật.
Mỗi một sự vật, hiện tượng đang tồn tại đều là một thể thống nhất
được tạo thành với các mặt, các khuynh hướng các thuộc tính phát triển
ngược chiều nhau, đối lập nhau chúng tạo thành những mâu thuẫn tồn tại
trong sự vật hiện tượng. Sự vận động và phát triển bao giờ cũng là sự thống

5


nhất giữa tính ổn định và tính thay đổi. Thống nhất và đấu tranh giữa các mặt
đối lập quy định tính thay đổi và ổn định của sự vật. Do vậy mâu thuẫn chính
là nguồn gốc của sự vận động và phát triển.
Mặt khác khơng có thống nhất của các mặt đối lập thì cũng khơng có
đấu tranh giữa các mặt đó. Do vậy cũng khơng có mâu thuẫn nói chung. Hơn
nữa, sự vận động và phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn
định và tính thay đổi. Sự ổn định là điều kiện cho sự phân hoá, cho sự thay
đổi và phát triển.
Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến. Nó tồn tại ở trong
tất cả các sự vật hiện tượng, ở mọi giai đoạn tồn tại và phát triển của sự vật
và hiện tượng. Nhưng ở các sự vật hiện tượng khác nhau ở các giai đoạn phát
triển khác nhau của một sự vật, ở mỗi lĩnh vực, mỗi yếu tố cấu thành một sự
vật sẽ có những mâu thuẫn khác nhau.
1.3. Ý nghĩa phương pháp luận
Vì mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến, nên trong nhận
thận thức và thực tiễn phải tôn trọng mâu thuẫn, tức là không được lẩn tránh
mâu thuẫn cũng như không được tạo ra mâu thuẫn.
Vì mâu thuẫn là động lực của sự phát triển nên muốn thúc đẩy sự phát
triển phải nhận thức được mâu thuẫn và tìm cách giải quyết mâu thuẫn, phải
tạo ra điều kiện thúc đẩy sự đấu tranh của các mặt đối lập theo chiều hướng
phát triển.
Vì mọi mâu thuẫn đều có q trình phát sinh, phát triển và biến hố.
Vì sự vật khác nhau thì mâu thuẫn khác nhau, mỗi mâu thuẫn lại có những
đặc điểm riêng của nó. Do đó phải biết phân tích một cách cụ thể mâu thuẫn
và tìm cách giải quyết mâu thuẫn.

6



2. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường tự nhiên ở
Việt Nam hiện nay.
2.1.

Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bảo vệ môi trường.

2.1.1. Mặt tích cực.
Khoa học cơng nghệ là nguồn lực quan trọng để tăng trưởng kinh tế
nhanh và bền vững chính vì vậy trong q trình tăng trưởng, tất yếu khoa học
công nghệ phải được chú trọng đầu tư phát triển. Nhờ sự phát triển cao của
khoa học công nghệ, các vấn đề về cải tạo mơi trường, tìm và sử dụng các
nguồn năng lượng sạch gặp nhiều thuận lợi và được đẩy nhanh.
Tăng trưởng kinh tế cao làm cho mức thu nhập cũng như chất lượng
cuộc sống của dân cư tăng, giảm tỷ lệ mắc các loại bệnh tật, đó cũng là một
yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu tình trạng ơ nhiễm mơi trường.
Tăng trưởng kinh tế cao địi hỏi chất lượng giáo dục phải tăng, từ đó
nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường.
Tăng trưởng kinh tế tạo ra nguồn chi phí cho các hoạt động bảo vệ môi
trường như: nghiên cứu xử lý chất thải; xây dựng các khu xử lý chất thải; đầu
tư phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên; bảo tồn các loại động thực vật quý
hiếm....
2.1.2. Mặt tiêu cực.
Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở để phát triển nơng nghiệp và cơng
nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Điều này
thực sự quan trọng với các nước đang phát triển ở thời kỳ đầu cơng nghiệp
hố như Việt Nam. Tuy vậy, tình trạng khai thác quá mức tài nguyên thiên
nhiên đã và đang diễn ra ở nước ta. Các loại tài nguyên khoáng sản, rừng,
đất, nước, năng lượng... đều bị khai thác và sử dụng bừa bãi, vơ kế hoạch dẫn

đến tình trạng cạn kiệt, suy thoái tài nguyên, gây ảnh hưởng rất xấu đến môi
trường đồng thời xảy ra các hiện tượng như mất cân bằng sinh thái, giảm đa
7


dạng sinh học... Chẳng hạn như việc khai thác dầu mỏ tại các vùng biển với
các thiết bị không đảm bảo chất lượng có thể gây ra rị gỉ dầu ra biển, vừa
gây lãng phí dầu, vừa gây ơ nhiễm môi trường biển, làm chết các loại sinh
vật biển dẫn đến mất cân bằng sinh thái ở khu vực ô nhiễm...
Muốn tăng trưởng kinh tế cao thì phải đầu tư phát triển mạnh cho công
nghiệp. Điều này dẫn tới sự ra đời của hàng loạt khu công nghiệp và các xí
nghiệp cơng nghiệp. Những xí nghiệp, khu cơng nghiệp này hàng ngày, hàng
giờ thải trực tiếp vào môi trường các loại khí độc, nước thải, rác thải... hầu
như chưa qua xử lý gây ơ nhiễm trầm trọng khơng khí, đất, nguồn nước xung
quanh. Sự ô nhiễm này tác động lớn đến sức khoẻ con người, gây ra các bệnh
về đường hơ hấp, tiêu hố, thần kinh, thậm chí là các bệnh hiểm nghèo như
ung thư. Ngoài ra, nhiều loài sinh vật sống trong vùng bị ô nhiễm sẽ chết
hoặc bị biến dạng, gây tác động tiêu cực đến cân bằng sinh thái.
Sự đòi hỏi phải đạt năng suất cao trong nông nghiệp dẫn đến việc
nhiều người lạm dụng các loại phân bón hố học, thuốc bảo vệ thực vật...Các
loại chất này khi bị sử dụng qua liều lượng cho phép khơng những làm cho
nhiều loại thực phẩm tích tụ độc tố, gây ra nhiều bệnh tật cho con người mà
còn làm môi trường nước, đất bị ô nhiễm nghiêm trọng, rất khó để cải tạo.
Tăng trưởng kinh tế cao giúp đời sống nhân dân nâng cao, do đó nhu
cầu về giải trí, du lịch cũng tăng lên. Điều này có thể dẫn tới việc đất nông
nghiệp, đất rừng bị cắt xén để làm các khu vui chơi giải trí, khu du lịch gây
ra những hậu quả nghiêm trọng về môi trường do nhiều loại sinh vật mất chỗ
trú ngụ dẫn đến bị tiêu diệt, cảnh quan tự nhiên bị huỷ hoại. Các hoạt động
vui chơi giải trí, du lịch cịn làm ô nhiễm môi trường do sự vứt rác bừa bãi
vô ý thức của người dân khi tham gia các hoạt động này. Chẳng hạn như

Vịnh Hạ Long, đây là một thắng cảnh đẹp nổi tiếng ở nước ta nhưng chủ yếu
do các hoạt động du lịch cùng việc khai thác tài nguyên quá mức đã gây ô
nhiễm cho khu vực này.
8


Tăng trưởng kinh tế làm cho dân cư giàu lên, nhưng đồng thời cũng có
thể làm cho sự phân hố giàu nghèo tăng lên. Như vây, một bộ phận dân cư
có thể lâm vào tình trạng nghèo đói, sống trong những nơi tồi tàn, không
đảm bảo về vệ sinh, dễ mắc các bệnh tật làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi
trường.
Một khi đời sống nhân dân ta đuợc nâng cao thì khả năng các loại
phương tiện giao thơng như xe máy, ô tô, máy bay sẽ được sử dụng ngày
càng nhiều. Khí thải và tiếng ồn của các loại phương tiện này sẽ gây ra tình
trạng ơ nhiễm khơng khí và ơ nhiễm tiếng ồn, đặc biệt là tại các đơ thị lớn.
Tăng trưởng kinh tế cao có thể dẫn đến tình trạng đơ thị hố diễn ra ồ
ạt, dân số tăng nhanh cùng hàng loạt vấn đề xã hội khác, gây sức ép lên môi
trường, khiến môi trường trở nên quá tải và ngày càng ô nhiễm.
2.2.

Tác động của vấn đề môi trường đến tăng trưởng kinh tế.

2.2.1. Tích cực.
Mơi trường cung cấp các yếu tố cơ bản cho quá trình sản xuất:
Nền kinh tế nước ta vẫn còn phải dựa chủ yếu vào tài nguyên thiên
nhiên. Riêng giá trị sản lượng nơng nghiệp cịn chiếm tới 23% tổng giá trị
GDP. Nếu tính cả các lĩnh vực khác, thì có thể thấy tài ngun thiên nhiên đã
đóng góp tới 50% tổng giá trị GDP, 60-70% tổng giá trị hàng xuất khẩu, và
mang lại việc làm cho hàng triệu người lao động
Các yếu tố rất quan trọng trong sản xuất như nước, không gian, nơi

tiếp thu và xử lý rác thải... đều do môi trường cung cấp. Thiếu hụt các yếu tố
này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất, kìm hãm sự phát triển.
Chẳng hạn nói về nước, nếu thiếu nước sạch thì đời sống người lao động sẽ
mất ổn định gây ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất xã hội, thiếu nước cho
các hồ thuỷ điện sẽ dẫn tới tình trạng cắt điện thường xuyên gây nhiều thiệt
hại cho hoạt động kinh doanh, sản xuất...
9


Môi trường cung cấp các địa điểm du lịch, khu vui chơi, giải trí tự
nhiên, đem về nguồn lợi khơng nhỏ cho nền kinh tế
Thời tiết, khí hậu ổn định là tiền đề quan trọng cho quá trình sản xuất.
2.2.2. Tiêu cực.
Nước ta có khí hậu rất thất thường, thiên tai như hạn hán, lũ lụt, sạt lở
đất....thường xuyên xảy ra. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân
dân và quá trình sản xuất, đặc biệt là đến sản xuất nông nghiệp. Nhiều đợt
hạn hán, lũ lụt xảy ra đã gây mất mùa nghiêm trọng tại nhiều địa phương,
dẫn đến tình trạng thiếu lương thực, đời sống người nơng dân gặp nhiều khó
khăn, nguồn cung cấp nơng sản cho công nghiệp chế biến thiếu hụt, giảm tỷ
trọng xuất khẩu....
Môi trường ngày càng bị ô nhiễm dẫn đến các hiện tượng như mưa
axit, hiệu ứng nhà kính, sự suy thối ơzơn trong tầng bình lưu... Những hiện
tượng đó trước hết ảnh hưởng trước hết đến sức khoẻ con người, gây ra
nhiều bệnh tật về đường hô hấp, về thần kinh...Sức khoẻ bị giảm sút kéo theo
hiệu suất lao động giảm.
2.3.

Thực trạng mối quan hệ của môi trường và kinh tế ở nước ta.
Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả lồi người trong q


trình sống. Giữa mơi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ:
môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên
nhân tạo nên các biến đổi của môi trường.
Thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường đã được Đảng và Nhà nước
ta quan tâm chỉ đạo, là một trong ba trụ cột phát triển bền vững, đã tạo được
sự chuyển biến và đạt được một số kết quả bước đầu quan trọng. Tuy nhiên,
ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục gia tăng, xảy ra nhiều sự cố gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân.
Đồng thời còn gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu ngày càng nhanh, càng
10


phức tạp. Điều này được thể hiện qua các hiện tượng thiên tai bất thường,
thời tiết cực đoan, hạn hán khắc nghiệt và đã gây ảnh hưởng nặng nề đối với
Việt Nam. Trong tương lai, biến đổi khí hậu cũng sẽ khiến cho tình trạng ơ
nhiễm mơi trường diễn ra phức tạp hơn, trên nhiều lĩnh vực, như ô nhiễm lưu
vực sơng, ơ nhiễm biển, ơ nhiễm khơng khí…
Ơ nhiễm mơi trường, sự cố mơi trường, biến đổi khí hậu diễn ra ở Việt
Nam chủ yếu do hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đã và
đang được thúc đẩy với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao. Trong một chừng mực
nào đó, có thể nói có nhiều nơi, nhiều lúc việc bảo vệ mơi trường đã bị xem
nhẹ, những nguyên tắc để đảm bảo phát triển bền vững đã không được tuân
thủ một cách nghiêm ngặt.
Thực trạng này đã ảnh hưởng rất tiêu cực và nguy hiểm đến mọi mặt
của đời sống xã hội. Do đó, phát triển kinh tế với khai thác và sử dụng hợp lý
tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường đã trở thành mối quan tâm sâu
sắc của cộng đồng quốc tế. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên và mơi trường
ở Việt Nam cũng khơng nằm ngồi thực trạng chung của thế giới, có chăng
chỉ là tính cực kì phức tạp, đa dạng và nan giải.
2.4.


Giải pháp cải thiện môi trường, phát triển kinh tế bền vững.
Tăng cường quản lý Nhà nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế,

chính sách và thực hiệnđồng bộ các giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi
khí hậu, phịng, chống thiên tai, quản lý tài nguyênvà bảo vệ môi trường.
Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm; đồng
thời tăng cường thông tin truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, ý thức,
trách nhiệm của người dân.
Thực hiện xã hội hóa cơng tác bảo vệ và xử lý mơi trường; Kiểm sốt
chặt chẽ các nguồn gây ơ nhiễm. Khắc phục có hiệu quả ơ nhiễm môi trường
do chiến tranh để lại. Quy hoạch và xây dựng các cơng trình xử lý rác thải
11


tập trung theo vùng, cụm xã. Hạn chế, tiến tới ngăn chặn căn bản tình trạng ơ
nhiễm mơi trường tại các làng nghề, lưu vực sông, khu và cụm công nghiệp,
khu đô thị và khu dân cư tập trung ở nông thôn.
Tập trung xử lý triệt để các cơ sở gây ơ nhiễm nghiêm trọng. Kiểm
sốt chất lượng khơng khí ở khu vực đơ thị có mật độ dân cư cao. Thực hiện
quy chuẩn, tiêu chuẩn phát thải và công nghệ theo lộ trình phù hợp. Tăng
cường bảo vệ và phát triển rừng bền vững, nhất là rừng phòng hộ ven biển,
rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo
vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản. Khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo và
các nguyên liệu, vật liệu mới, thân thiện với môi trường.
Các cấp ủy Đảng cần quán triệt sâu rộng nội dung Nghị quyết vào thực
tiễn để Nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống; cần quan tâm sát sao, ban hành
những chủ trương, chính sách đúng đắn để kịp thời giải quyết những vấn đề
còn yếu kém, bất cập trong lĩnh vực môi trường; tiếp tục bổ sung và hồn
thiện đường lối, chủ trương về bảo vệ mơi trường.

Các cơ quan nhà nước cần nhanh chóng vận dụng chủ trương, chính
sách về bảo vệ mơi trường vào các mục tiêu kinh tế - xã hội cụ thể; Thực
hiện lồng ghép mục tiêu bảo vệ môi trường vào các chương trình phát triển
kinh tế - xã hội. Quốc hội cần tập trung hồn thiện hệ thống pháp luật về mơi
trường, định ra các chế tài xử phạt nghiêm minh. Chính phủ cần có chính
sách khai thác và sử dụng hợp lý tài ngun thiên nhiên, tránh thất thốt,
lãng phí, gây ô nhiễm môi trường. Cơ quan hành chính các cấp cần theo dõi
và quản lý chặt chẽ hoạt động bảo vệ môi trường; kiên quyết, kịp thời xử
phạt các hành vi gây ô nhiễm môi trường để răn đe, ngăn ngừa các hành vi
tái diễn.
Mỗi người dân cần nâng cao nhận thức và ý thức trong việc bảo vệ
môi trường, nhất là trong việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước. Mỗi tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cần phát huy
12


tinh thần tự giác, ý thức cao trong việc bảo vệ mơi trường, khơng vì lợi ích
trước mắt mà gây ảnh hưởng đến môi trường. Cán bộ, đảng viên cần gương
mẫu chấp hành và thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường để quần chúng nhân
dân noi theo. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cần đẩy
mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động để quần chúng nhân dân hiểu
và nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về
bảo vệ môi trường.

13


KẾT LUẬN
Có thể thấy việc phát triển kinh tế và bảo vệ mơi trường ln có mối
quan hệ biện chứng, mâu thuẫn với nhau. Nếu phát triển kinh tế mà không

chú trọng tới việc bảo vệ môi trường sống của con người thì việc phát triển
kinh tế sẽ khơng lâu dài và ổn định. Trong quá trình tăng trưởng kinh tế, phải
đặt vấn đề bảo vệ môi trường lên hàng đầu, cần đảm bảo mơi trường ln
xanh, sạch, đẹp, có như vậy tăng trưởng mới bền vững. Dịch bệnh COVID19 hai năm trở lại đây khiến nền kinh tế của các quốc gia bị ảnh hưởng trầm
trọng, nhưng nó cũng đem lại những tín hiệu tích cực về mơi trường bởi lệnh
hạn chế của các Chính Phủ. Đây cũng chính là hồi chng cảnh báo để các
quốc gia nhìn nhận lại về việc bảo vệ mơi trường của mình, phải gắn bảo vệ
môi trường với phát triển kinh tế.
Giới trẻ ngày nay đặc biệt là sinh viên cần có nhận thức đúng đắn, sâu
sắc về vấn đề này. Ngay khi cịn ngồi trên giảng đuờng, phải ln tập trung
vào học tập, tích cực tìm hiểu, nghiên cứu khoa học cũng như rèn luyện đạo
đức đồng thời tích cực tham gia tuyên truyền, thực hiện các chiến dịch bảo
vệ môi trường, góp phần giữ cho khơng gian lớp, trường, nơi ở cũng như môi
trường chung của đất nước luôn trong sạch. Sinh viên sẽ là một trong những
lực lượng lao động và quản lý đất nước chủ chốt sau khi rời mái trường đại
học, chính vì vậy việc nhận thức và có hành động đúng đắn về vấn đề tăng
trưởng kinh tế phải gắn với bảo vệ mơi trường có ý nghĩa rất quan trọng đến
sự phát triển bền vững của đất nước ta hiện tại và tương lai.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
 />
 />
 /> Giáo trình Triết học Mác – Lenin

15




×