Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.88 KB, 9 trang )

MỞ ĐẦU
Ngày 22/12/1964, nhân dịp kỷ niệm Quân đội ta trịn 20 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã nói: “Qn đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập,
tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hồn thành, khó khăn nào
cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
 Trên nền tảng lý luận về chiến tranh nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng lập và
rèn luyện Quân đội ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang hình thành
trên cơ sở nghiên cứu, nắm vững lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, học thuyết Mác Lênin về chiến tranh và quân đội, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của nước ta.
Người cho rằng, xây dựng lực lượng vũ trang quân sự phải bắt nguồn từ lực lượng đấu
tranh chính trị, biểu hiện của nó là từ đấu tranh chính trị chuyển thành đấu tranh quân sự,
đặc biệt phải ln kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự.
Năm 1944, Hồ Chí Minh đã ra Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải
phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay. Người khẳng định
những tiêu chí cơ bản nhất để xác định bản chất Quân đội ta: “Nhiệm vụ nào cũng hồn
thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Người yêu cầu: “Quân
đội ta nhất định phải tiến từng bước lên chính quy và hiện đại”. Người xác định nhiệm vụ
của Quân đội là vừa chiến đấu, vừa công tác, vừa sản xuất, trong đó chiến đấu là nhiệm
vụ chủ yếu. Cùng với cơng tác chính trị, qn sự, Hồ Chí Minh cịn ln quan tâm tới các
biện pháp nhằm xây dựng tinh thần đoàn kết cho bộ đội, đoàn kết quân dân, đoàn kết
quốc tế.


NỘI DUNG
1. Sự vận dụng sáng tạo của Hồ Chí Minh trong tổ chức xây dựng
quân đội nhân dân Việt Nam.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Quân đội nhân dân (QĐND) là một trong những
nội dung cơ bản trong tư tưởng của Người về quân sự. Đó là sự kế thừa, vận dụng và phát
triển sáng tạo lý luận Mác-Lênin về xây dựng quân đội kiểu mới-quân đội xã hội chủ
nghĩa; là sự kế thừa và nâng lên tầm cao mới những kinh nghiệm quý báu về xây dựng
quân đội của các triều đại phong kiến trong công cuộc đấu tranh giữ nước của dân tộc ta;


tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm về xây dựng quân đội của các dân tộc tiến bộ trên thế
giới, nhất là xây dựng Hồng quân Công nông trong cuộc đấu tranh giành và giữ độc lập
dân tộc.
Từ thực tiễn hoạt động cách mạng, trên con đường cứu nước, cứu dân, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã nhận rõ bản chất hung bạo, sự đàn áp dã man của kẻ thù đối với nhân dân
lao động. Người khẳng định: “Trong cuộc đấu tranh gian khổ-chống kẻ thù của giai cấp
và dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy
chính quyền và bảo vệ chính quyền”. Vì vậy, phải tổ chức, xây dựng qn đội cơng nông,
quân đội cách mạng, công cụ bạo lực chủ yếu trong cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh
dân tộc của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. Năm 1941, Người về
nước, cùng với Trung ương Đảng, trực tiếp lãnh đạo cách mạng, chỉ đạo xây dựng các
đội du kích và nhất là đã ra “Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng
quân”, xác định rõ những vấn đề cơ bản trong xây dựng quân đội cách mạng của giai cấp
vô sản. 
Từ những tổ chức vũ trang đầu tiên đến QĐND Việt Nam ngày nay, Qn đội ta ln
được Chủ tịch Hồ Chí Minh chăm lo xây dựng, giáo dục, rèn luyện về chính trị, tư tưởng
và tổ chức. Người khẳng định nội dung cơ bản của việc xây dựng QĐND phải được thể
hiện ở việc xác định mục tiêu, lý tưởng chiến đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
(CNXH). Người thường xuyên nhắc nhở phải: “Sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự


do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội”. Bằng hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn hết
sức phong phú, Hồ Chí Minh từng bước giáo dục, bồi dưỡng làm cho Chủ nghĩa MácLênin ngày càng thấm sâu vào đời sống tinh thần của quân đội. Đồng thời, Người rất
quan tâm đến việc chọn lựa, bồi dưỡng những “phần tử tiên tiến” trong các tầng lớp nhân
dân lao động có tinh thần yêu nước, có giác ngộ dân tộc và giác ngộ giai cấp sâu sắc để
tiếp tục bồi dưỡng, rèn luyện họ trở thành những quân nhân cách mạng, những cán bộ
vừa “hồng”, vừa “chuyên”, những đảng viên trung kiên của Đảng.
Nội dung cơ bản xây dựng QĐND theo tư tưởng Hồ Chí Minh cịn được thể hiện ở
việc xây dựng cho quân đội có đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng, vơ
tư; có tinh thần đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân, đồn kết quốc tế tốt; có dân chủ tốt;

có kỷ luật tự giác, nghiêm minh; có tinh thần khắc phục khó khăn, gian khổ; có ý chí
quyết tâm hồn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho. Đồng
thời, đó cịn là việc chăm lo xây dựng quân đội về mặt tổ chức, biên chế, vũ khí, trang bị
kỹ thuật, khoa học và nghệ thuật quân sự…
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, xây dựng QĐND phải trải qua quá trình xây dựng,
giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện của Đảng, của Nhà nước, của các tổ chức chính trị-xã hội,
của nhân dân các dân tộc Việt Nam và trực tiếp là của các tổ chức, con người cán bộ,
chiến sĩ trong quân đội, thông qua cơng tác tư tưởng, tổ chức và chính sách, thơng qua
việc tiến hành tốt cơng tác Đảng, cơng tác chính trị trong quân đội và thông qua hoạt
động thực tiễn thực hiện chức năng, nhiệm vụ đội quân chiến đấu, đội quân công tác và
đội quân lao động sản xuất của quân đội cả trong thời bình và thời chiến.
Người khẳng định: “Qn đội ta có sức mạnh vơ địch, vì nó là một qn đội nhân dân,
do Đảng ta xây dựng, Đảng ta lãnh đạo và giáo dục”. “Phải tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng trong quân đội”. Người động viên, cổ vũ, kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân phải tích
cực tham gia giáo dục, rèn luyện, giúp đỡ bộ đội. Đồng thời, Người thường xuyên nhắc
nhở bộ đội “… đánh giặc là vì dân…, khơng phải là “cứu tinh” của dân, mà phải có trách
nhiệm phụng sự nhân dân”. Người yêu cầu: “Tất cả quân nhân phải làm cho dân tin, dân


phục, dân yêu… Muốn vậy, bộ đội phải giúp đỡ dân, thương yêu dân, mỗi quân nhân
phải là cán bộ tuyên truyền bằng việc làm của quân đội”. Người thường xuyên căn dặn
cán bộ: “Phải săn sóc đời sống vật chất và tinh thần của binh sĩ, phải coi binh sĩ như anh
em ruột thịt của mình”.
Với tư cách là đội quân chiến đấu, quân đội luôn sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu
chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, góp phần bảo vệ trật tự an tồn xã hội,
tham gia vào cuộc tiến cơng địch trên mặt trận lí luận, chính trị - tư tưởng, văn hoá; là đội
quân sản xuất, quân đội tăng gia sản xuất cải thiện đời sống cho bộ đội, xây dựng kinh tế,
góp phần xây dựng, phát triển đất nước, trong điêù kiện hiện nay, quân đội còn là lực
lượng nịng cốt và xung kích trong xây dựng kinh tế - quốc phòng ở các địa bàn chiến
lược, nhất là ở biên giới, biển đảo, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn gian khổ và ở

những địa bàn có những tình huống phức tạp nảy sinh; là đội quân công tác, quân đội
tham gia vận động quần chúng nhân dân xây dựng cơ sở chính trị - xã hội vững mạnh,
góp phần tăng cường sự đồn kết giữa Đảng với nhân dân, quân đội với nhân dân; giúp
dân chống thiên tai, giải quyết khó khăn trong sản xuất và đời sống, tuyên truyền vận
động nhân dân hiểu rõ và chấp hành đúng đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước.
Thực tiễn hơn 60 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của quân đội ta đã chứng
minh: quân đội đã thực hiện đầy đủ và thực hiện xuất sắc ba chức năng trên cùng toàn
Đảng, toàn dân lập nên những chiến công hiển hách trong chiến tranh giải phóng. Sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay, qn đội có vai trị hết sức nặng nề. Qn đội ln phải
là đội qn cách mạng, lực lượng chính trị, cơng cụ vũ trang sắc bén của Đảng, có sức
chiến đấu cao, sẵn sàng đánh bại mọi kẻ thù, hồn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ...Để
thực hiện vai trị đó, cần đổi mới nhận thức về các chức năng của quân đội cho phù hợp
với tình hình mới.


2. Ý nghĩa thực tiễn trong tình hình hiện nay.

Bước sang thế kỷ 21, sự xuất hiện của các hình thái chiến tranh hiện đại và phương
thức tác chiến mới, càng đòi hỏi các quốc gia trên thế giới phải đổi mới tư duy quân sự,
quốc phòng, coi trọng xây dựng quân đội hiện đại. Trong giai đoạn hiện nay, tình hình
thế giới tiếp tục có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Đới với nước ta,
sau hơn 30 năm đổi mới, sức mạnh tổng hợp của quốc gia, thế và lực của đất nước vững
mạnh lên nhiều, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên. Tuy nhiên, nước ta
vẫn đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức
tạp. Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hịa bình”, gây bạo
loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tơn giáo” hịng
làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. Trong nợi bợ, những biểu hiện xa rời mục tiêu
của CNXH, “tự diễn biến”, “tự chủn hóa” có những diễn biến phức tạp.
Chính vì vậy, Hiến pháp nước Cộng hịa XHCN Việt Nam năm 2013 hiến định rõ tại

Điều 66: “Nhà nước xây dựng QĐND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện
đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu, lực lượng dân
quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc
phòng”. Đến Đại hội lần thứ XII, Đảng ta xác định: “Xây dựng nền quốc phịng tồn dân,
nền an ninh nhân dân vững chắc; xây dựng LLVT nhân dân cách mạng, chính quy, tinh
nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực
lượng”.
Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, việc xây dựng QĐND
theo tư tưởng Hồ Chí Minh, cần quan tâm làm tốt một số vấn đề sau đây: Tăng cường sự
lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội, nhất là kiên trì và
phát triển quan điểm cơ bản, chủ trương nhất quán của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh
về xây dựng QĐND, nhận thức đúng và vận dụng sáng tạo phù hợp với đặc điểm, yêu
cầu trong thời kỳ mới. Tăng cường vai trò, hiệu lực tổ chức, quản lý, điều hành của Nhà
nước trong xây dựng QĐND. Phải coi việc thường xuyên chăm lo xây dựng QĐND là
tình cảm, trách nhiệm của mỗi ngành, mỗi tổ chức, cơ quan, đơn vị, mỗi cán bộ, nhân


viên trong bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. Phát huy vai trị của các tổ chức
chính trị-xã hội, vai trò của các tầng lớp nhân dân, các dân tộc Việt Nam, nhất là vai trị
của Đồn TNCS Hồ Chí Minh, của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, của tổ chức cơng
đồn, hội cựu chiến binh… trong tham gia xây dựng QĐND.
Cần tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức, con người trong quân đội, nhất là vai trò
tổ chức đảng, tổ chức chỉ huy, các tổ chức quần chúng và hội đồng quân nhân, vai trò của
đội ngũ cán bộ các cấp, trước hết là đội ngũ cán bộ chính trị, những chính ủy, chính trị
viên, khơng ngừng tăng cường cơng tác Đảng, cơng tác chính trị trong xây dựng QĐND.
Thường xun quan tâm tổng kết thực tiễn, nghiên cứu bổ sung, phát triển lý luận, xác
định rõ những yêu cầu, nội dung, hình thức, biện pháp xây dựng QĐND phù hợp với yêu
cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN trong thời kỳ mới. Chủ động đấu
tranh trên mặt trận chính trị tư tưởng, bảo vệ lý luận Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hờ
Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, làm thất

bại mọi âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” Quân đội ta của các thế lực thù địch.

3. Trách nhiệm của sinh viên ngành Ngân Hàng trong xây dựng
quân đội.

Nghiên cứu về lực lượng QĐND, chúng ta có quyền tự hào về tinh thần dũng cảm, ý
chí kiên cường của họ trong chống giặc ngoại xâm để bảo vệ sự tồn vong của đất nước.
Ngày nay, đất nước đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng và đạt
được nhiều thành tựu quan trọng. Nhưng kẻ thù cịn đó, chúng đang tìm mọi thủ đoạn để
xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Do vậy, trách nhiệm của sinh viên rất nặng nề
đối với xây dung và bảo vệ Tổ quốc. Trước hết, mỗi sinh viên cần phát huy tinh thần tự
lực, vượt quan khó khăn để hồn thành nhiệm vụ học tập, đặc biệt là khơng ngừng bồi
đắp lịng u q hương, đất nước. Mặt khác, phải phấn đấu, tu dưỡng để trở thành những
công dân tốt, sãn sàng làm nhiệm vụ khi Tổ quốc cần.
Thế hệ trẻ ngày nay không chỉ cố gắng học tập tốt trên mọi lĩnh vực mà cịn phải biết
giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc; phải biết trân trọng những thành quả đấu tranh giữ nước


của các thế hệ đi trước. Đã có bao nhiêu người nằm xuống để cho chúng ta có được sống
yên bình ngày hơm nay; chúng ta ngày nay phải biết trân trọng những thế hệ đi trước;
phải có ý thức trách nhiệm trước vận mệnh của đất nước. Chúng ta ngày nay không chỉ
học để biết; để tự hào; để hãnh diện mà là để hành động đóng góp một phần công sức dẫu
nhỏ bé cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; cố gắng nhiều hơn nữa để xứng đáng
là những cơng dân có ích cho đất nước.


KẾT LUẬN

Hơn 7 thập kỷ qua, dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
quán triệt sâu sắc, vận dụng đúng đắn, sáng tạo tư tưởng của Người về xây dựng quân

đội, QĐND Việt Nam ln kiên định mục tiêu, lý tưởng chiến đấu vì độc lập dân tộc và
CNXH; đã cùng với nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, làm nên những chiến thắng vẻ
vang, xứng đáng là công cụ bạo lực sắc bén, lực lượng chính trị tin cậy của Đảng, Nhà
nước và nhân dân trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, cũng như trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội ta đã viết
nên truyền thống tốt đẹp “Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì
độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hồn thành, khó
khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” như lời tuyên dương của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, làm sáng danh hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ, xứng đáng được nhân dân tin cậy,
yêu mến.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

-

Giáo trình Giáo dục Quốc phịng – An ninh - NXB Giáo dục

-

Hờ Chí Minh Tồn tập, Nxb CTQG-Sự thật

-

/>
-

/>



×