Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Nghiên cứu đề xuất quy trình thiết kế thời trang hướng tới không vụn vải với hỗ trợ 3d ứng dụng thiết kế bộ sưu tập thời trang cho giới trẻ nữ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.97 MB, 128 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
“Nghiên cứu đề xuất quy trình thiết kế thời trang
hướng tới không vụn vải với hỗ trợ 3D,
ứng dụng thiết kế bộ sưu tập thời trang
cho giới trẻ nữ Việt Nam”
LÊ THỊ HỒN MỸ


Ngành Cơng nghệ dệt, may

Giảng viên hướng dẫn:

TS. Trần Thị Minh Kiều

Viện:

Dệt may – Da giầy và Thời trang

HÀ NỘI, 10/2022



TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
“Nghiên cứu đề xuất quy trình thiết kế thời trang
hướng tới không vụn vải với hỗ trợ 3D,
ứng dụng thiết kế bộ sưu tập thời trang
cho giới trẻ nữ Việt Nam”


LÊ THỊ HỒN MỸ


Ngành Cơng nghệ dệt, may

Giảng viên hướng dẫn:

TS. Trần Thị Minh Kiều

Viện:

Dệt may – Da giầy và Thời trang

Chữ ký của GVHD

HÀ NỘI, 10/2022



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên tác giả luận văn: Lê Thị Hoàn Mỹ
Đề tài luận văn: “Nghiên cứu đề xuất quy trình thiết kế thời trang hướng tới khơng
vụn vải với hỗ trợ 3D, ứng dụng thiết kế bộ sưu tập thời trang cho giới trẻ nữ Việt
Nam.”
Chuyên ngành: Công nghệ Dệt, May
Mã số SV: 20202985M
Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác nhận tác

giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng ngày 30/10/2022
với các nội dung sau:
1. Chuyển đổi sơ đồ tiếng anh về tiếng việt.
2. Trình bày các sơ đồ to, rõ ràng hơn.
3. Cần rút gọn các kết luận.

Ngày 11 tháng 11 năm 2022
Giáo viên hướng dẫn

Tác giả luận văn

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Mẫu 1c



Mẫu 1c
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Tiến sĩ Trần Thị Minh
Kiều, người đã tận tình hướng dẫn, khích lệ, dành nhiều thời gian và tâm huyết để
giúp tơi hồn thành luận văn thạc sĩ này. Người đã giúp tơi tích lũy thêm được
nhiều kiến thức để có cái nhìn sâu sắc hơn trong nhiều vấn đề kể cả trong học tập,
nghiên cứu cũng như trong cuộc sống.
Tôi xin cảm ơn toàn thể các cán bộ giảng viên của Viện Dệt may – Da giầy
và Thời trang trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã dạy dỗ, truyền đạt cho tôi
những kiến thức khoa học để tơi có thể hồn thành khóa học và hồn thành tốt luận
văn thạc sĩ này.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và tất cả bạn bè đã cùng tôi
chia sẻ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tơi hồnh thành tốt luận văn.

Tơi xin chân thành cảm ơn!



TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN
Đề tài: Nghiên cứu đề xuất quy trình thiết kế thời trang hướng tới khơng vụn vải
với hỗ trợ 3D, ứng dụng thiết kế bộ sưu tập thời trang cho giới trẻ nữ Việt Nam.
Tác giả luận văn: Lê Thị Hồn Mỹ
Khóa: CH2020B
Người hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Kiều
Từ khóa (Keyword): Thời trang khơng vụn vải, Zero Waste, quy trình thiết kế,
thời trang đường phố, giới trẻ nữ Việt Nam.
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh thời trang nhanh (fast fashion) phát triển bùng nổ trên toàn
cầu đã dẫn tới một sự thay đổi lớn trong hành vi của nhà sản xuất và người tiêu
dùng. Việc tiêu hủy vải thừa, quần áo ra mơi trường đã có tác động khơng nhỏ dẫn
đến hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu [1] [2]. Ngành công nghiệp thời trang
đang là một trong những ngành gây ơ nhiễm mơi trường nhất thế giới [2]. Quy
trình sản xuất quần áo tạo ra hàng triệu tấn lãng phí mỗi năm trên tồn cầu. Các kỹ
thuật thiết kế quần áo thông thường chỉ sử dụng khoảng 85% vải trong khi 15%
vải cịn lại bị lãng phí. 15% này được gọi là phế liệu vải được vứt bỏ [3] [4] [5].
Một trong những giải pháp được đề xuất để giải quyết cho vấn đề này là áp
dụng mọi kỹ thuật, quy trình dẫn đến việc tạo ra chất thải thấp hơn, đó là thời trang
khơng lãng phí hay gọi là thời trang không vụn vải – Zero Waste [3] [4] [5].
Bên cạnh đó thế hệ trẻ ngày nay đặc biệt là gen Z, gen Y là những nhân tố có
ảnh hưởng khơng nhỏ, góp phần định hình xu hướng của tồn xã hội và thời trang
cũng khơng ngoại lệ. Họ có những suy nghĩ khác biệt, táo bạo hơn và trở nên nhạy
cảm hơn với các mối quan tâm như bình đẳng và các yếu tố bền vững.
Từ thực tiễn đấy tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu đề xuất quy trình
thiết kế thời trang hướng tới không vụn vải với hỗ trợ 3D, ứng dụng thiết kế bộ

sưu tập thời trang cho giới trẻ nữ Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất quy trình thiết kế thời trang hướng
tới khơng vụn vải có hỗ trợ của phần mềm 3D nhằm giảm thiểu rác thải công
nghiệp ngành may là vụn vải, đồng thời giảm thiểu thời gian, nguyên vật liệu để
may mẫu thử. Nghiên cứu này góp phần vào xu hướng bảo vệ môi trường xanh,
giảm thiểu rác thải công nghiệp, hướng đến thời trang bền vững.
3. Phạm vi nghiên cứu
● Giới trẻ nữ Việt Nam (16 – 30 tuổi)
● Phong cách thời trang đường phố (Streetwear)
● Phần mềm sử dụng CLO3D
4. Nội dung nghiên cứu
● Nội dung 1: Khảo sát thái độ của giới trẻ nữ Việt Nam (16-30 tuổi) về thời
trang đường phố và thời trang hướng tới không vụn vải.


● Nội dung 2: Đề xuất quy trình thiết kế thời trang hướng tới ko vụn vải có hỗ
trợ của phần mềm 3D.
● Nội dung 3: Ứng dụng quy trình đề xuất vào thiết kế bộ sưu tập thời trang mang
phong cách đường phố cho giới trẻ nữ Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
● Phương pháp nghiên cứu cho nội dung 1: Phương pháp khảo sát thống kê với
bảng hỏi gồm 15 câu hỏi, trong đó khảo sát online có 328 người và khảo sát
trực tiếp có 86 người.
● Phương pháp nghiên cứu cho nội dung 2: Tổng hợp và phân tích tài liệu tham
khảo, từ đó đề xuất quy trình thiết kế.
● Phương pháp nghiên cứu cho nội dung 3: Nghiên cứu thực nghiệm theo quy
trình thiết kế thời trang hướng tới khơng vụn vải có hỗ trợ phần mềm 3D.
6. Kết quả nghiên cứu
● Kết quả khảo sát của giới trẻ nữ Việt Nam (16 – 30 tuổi) về phong cách thời

trang đường phố và thời trang hướng tới không vụn vải:
Kết quả nghiên cứu cho thấy giới trẻ nữ có sự quan tâm chung về quan
điểm bảo vệ môi trường và ủng hộ thời trang không vụn vải (Zero Waste).
Đồng thời, nghiên cứu đã chỉ ra phần lớn giới trẻ nữ Việt Nam yêu thích phong
cách thời trang đường phố có thái độ tiếp cận, đón nhận tích cực về những sản
phẩm thời trang hướng đến khơng vụn vải. Từ đó mở rộng hướng nghiên cứu
áp dụng Zero Waste vào thực tiễn bộ sưu tập thời trang cho giới trẻ nữ Việt
Nam hiện nay là cần thiết.
● Kết quả đề xuất quy trình thiết kế thời trang hướng tới khơng vụn vải có hỗ trợ
của phần mềm 3D. Quy trình đề xuất với nhiều điểm mới, trong đó đặc biệt và
quan trọng nhất là có thêm một bước tạo mơ hình tỉ lệ nhỏ 1:5. Đây là một bước
thêm cần thiết để những người mới tiếp cận đến Zero Waste sẽ dễ dàng tưởng
tượng và sáng tạo hơn trong quá trình thực hiện.
● Kết quả ứng dụng quy trình đề xuất vào thiết kế bộ sưu tập thời trang mang
phong cách đường phố cho giới trẻ nữ Việt Nam. Ngày càng nhiều người trẻ
có xu hướng mua các sản phẩm thời trang mang phong cách đường phố vì họ
đánh giá cao sự thoải mái, tiện lợi, tính độc đáo mang đặc trưng cá nhân, khơng
bị gị bó, không theo một quy luật nào cả. Đây là những điểm chung của
Streetwear và Zero Waste. Ứng dụng quy trình đã đề xuất giúp hạn chế được
lượng vải vụn trong quá trình thiết kế và đã đưa ra được một bộ sưu tập gồm 3
bộ mẫu có tên gọi “Standard Deviation” với hiệu suất như sau:
- Sản phẩm áo của mẫu M01 đạt hiệu suất: 99.05%
- Sản phẩm chân váy của mẫu M01 đạt hiệu suất: 100%
- Sản phẩm váy của mẫu M02 đạt hiệu suất: 99.90% (vải phối đạt
hiệu suất 100%)
- Sản phẩm áo của mẫu M03 đạt hiệu suất: 97.55%
- Sản phẩm quần váy của mẫu M03 đạt hiệu suất: 98.80%


7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

● Đã đề xuất được 1 quy trình thiết kế thời trang hướng tới khơng vụn vải góp
phần nhỏ vào xu hướng thời trang bền vững hiện nay trên thế giới.
● Có ý nghĩa về mặt tinh thần như là một đóng góp nhỏ vào nguồn cảm hứng
sáng tạo cho các nhà thiết kế thời trang.
● Ý nghĩa thực tiễn: Đã thiết kế được bộ sưu tập thời trang hướng đến không vụn
vải cho giới trẻ nữ Việt Nam.

Tác giả
(Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Thị Hoàn Mỹ


MỤC LỤC
TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN ................................................................ ix
CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN .................................................... 1
1.1

Nghiên cứu tổng quan về Zero Waste ....................................................... 1
1.1.1 Khái niệm về thời trang hướng đến không vụn vải - Zero Waste ... 2
1.1.2 Lịch sử phát triển của thời trang hướng đến không vụn vải ............ 3
1.1.3 Các phương pháp và kỹ thuật thiết kế Zero Waste [5] .................... 6
1.1.4 Các quy trình thiết kế thời trang hướng đến không vụn vải với hỗ trợ
của phần mềm 3D. ......................................................................... 10
1.1.5 So sánh giữa thiết kế truyền thống và thiết kế theo phương pháp Zero
Waste. ............................................................................................ 21
1.1.6 Những lợi ích và thách thức của Zero Waste ................................ 22
1.1.7 Các ứng dụng đã có của Zero Waste. ............................................ 24

1.2


Nghiên cứu về xu hướng thời trang đường phố của giới trẻ nữ hiện nay 30
1.2.1 Khái quát chung về giới trẻ nữ hiện nay........................................ 30
1.2.2 Xu hướng thời trang đường phố giới trẻ nữ đang hướng đến........ 33

1.3

Nghiên cứu tổng quan về phần mềm thiết kế CLO 3D ........................... 39
1.3.1 Tổng quan về phần mềm thiết kế CLO 3D .................................... 40
1.3.2 Các ứng dụng phần mềm 3D trong thiết kế ................................... 44

TỔNG KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................................. 46
CHƯƠNG 2. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 47
2.1

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu............................................................ 47

2.2

Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 47

2.3

Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 47
2.3.1 Nội dung 1: “Nghiên cứu thái độ của giới trẻ nữ Việt Nam (16-30
tuổi) về thời trang đường phố và thời trang hướng tới không vụn
vải”. ................................................................................................ 47
2.3.2 Nội dung 2: Đề xuất quy trình thiết kế thời trang hướng tới khơng
vụn vải có hỗ trợ của phần mềm 3D .............................................. 53

2.3.3 Nội dung 3: Thiết kế bộ sưu tập thời trang Zero Waste có hỗ trợ phần
mềm thiết kế CLO 3D.................................................................... 53

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................... 56
3.1

Kết quả khảo sát thái độ của giới trẻ nữ Việt Nam (16-30 tuổi) về
Streetwear và thời trang hướng tới không vụn vải (Zero Waste) ............ 56
3.1.1 Nhân khẩu học ............................................................................... 56


3.1.2 Phong cách thời trang đường phố (streetwear) .............................. 59
3.1.3 Thời trang không vụn vải – Zero Waste fashion. .......................... 61
Tóm tắt kết quả khảo sát thái độ của giới trẻ nữ Việt Nam (16-30 tuổi) về
Streetwear và thời trang hướng tới không vụn vải (Zero Waste). . 64
3.2

Kết quả nghiên cứu đề xuất quy trình thiết kế thời trang Zero Waste .... 65
3.2.1 Quy trình thiết kế thời trang truyền thống ..................................... 65
3.2.2 Quy trình thiết kế thời trang Zero Waste trước khi có sự hỗ trợ của
phần mềm 3D ................................................................................. 66
3.2.3 Quy trình thiết kế thời trang Zero Waste khi có sự hỗ trợ của phần
mềm 3D .......................................................................................... 67

3.3

Kết quả ứng dụng quy trình đề xuất vào thiết kế bộ sưu tập thời trang mang
phong cách đường phố cho giới trẻ nữ Việt Nam. .................................. 73
3.3.1 Nghiên cứu tiền thiết kế ................................................................. 73
3.3.2 Phác thảo, triển khai ý tưởng ......................................................... 79

3.3.3 Phát triển, triển khai thực hiện mẫu ............................................... 85
3.3.4 Hoàn thiện mẫu thực .................................................................... 101

KẾT LUẬN ....................................................................................................... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 105


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1-1: Số lượng và tỉ lệ vải lãng phí trong q trình cắt may đã bị thải ra mơi
trường (Gugnami & Mishra, 2012) ........................................................................ 1
Hình 1-2: Một thiết kế áo khoác ứng dụng Zero Waste của nhà thiết kế nổi tiếng
Timo Rissanen ....................................................................................................... 3
Hình 1-3: Saris của Ấn Độ ..................................................................................... 4
Hình 1-4: Kimono Nhật Bản Hình 1-5: Chiton và Clamy thời Hy Lạp cổ đại ... 4
Hình 1-6: Những chiếc quần của Trung Quốc (Tilke, 1956)................................. 5
Hình 1-7: Chiếc áo được thiết kế trên nền da động vật của Đan Mạch ((Tilke, 1956)
................................................................................................................................ 5
Hình 1-8: Những chiếc áo sơ mi nam thế kỷ XIX của Chile được trưng bày ở bảo
tàng ......................................................................................................................... 5
Hình 1-9: Thiết kế bằng kỹ thuật Tassellation của Holly Macquillan ................... 6
Hình 1-10: Thiết kế bằng kỹ thuật cắt zigsaw của Mark Liu ................................ 6
Hình 1-11: Holly Macquillan thiết kế bằng phương pháp Muiltiple Cloth Approach
khi kết hợp giữa hai sản phẩm áo hoodie và áo phơng .......................................... 7
Hình 1-12: Thiết kế bởi David Telfer [110] .......................................................... 7
Hình 1-13 ............................................................................................................... 7
Hình 1-14: Thiết kế bằng kỹ thuật Subtration Cutting của Julian Roberts [17] .... 8
Hình 1-15: Những thiết kế bằng kỹ thuật Cut and Drape của Carlos Villa ........... 9
Hình 1-16: Thiết kế bằng kỹ thuật Knitting của Van Rees.................................... 9
Hình 1-17: Thiết kế bằng phương pháp tái sử dụng vải thừa/ quần áo cũ của Daniel
.............................................................................................................................. 10

Hình 1-18: Quy trình thiết kế thời trang truyền thống theo James cùng cộng sự [19]
.............................................................................................................................. 11
Hình 1-19: 8 quy trình thiết kế thường dùng trong cơng nghiệp, những quy trình
này được phát triển trước khi sử dụng phần mềm 3D [22] .................................. 12
Hình 1-20: Quy trình thiết kế thời trang truyền thống được phát triển từ 8 quy trình
phân loại do Rissanen đưa ra ............................................................................... 13
Hình 1-21: Áo khốc duffel khơng chất thải của David Telfer ........................... 14
Hình 1-22: Quy trình thiết kế thời trang Zero Waste do James cùng cộng sự để
xuất [19]. .............................................................................................................. 15
Hình 1-23: Quy trình thiết kế thời trang Zero Waste do Mcquillan đề xuất ....... 15
Hình 1-24: Thiết kế nội thất sử dụng CLO 3D cho mục đích tiếp thị [27] ......... 16
Hình 1-25: Bailman sử dụng siêu mẫu kỹ thuật số quảng cáo BST Thu Đơng 2018
[28] ....................................................................................................................... 17
Hình 1-26 Quy trình thiết kế thời trang Zero Waste với hỗ trợ của công cụ 3D (sinh
viên thường áp dụng) ........................................................................................... 18


Hình 1-27 Quy trình thiết kế thời trang Zero Waste với hỗ trợ của công cụ 3D
(được ứng dụng trong cơng nghiệp may) ............................................................. 19
Hình 1-28: Quy trình thiết kế thời trang Zero Waste với hỗ trợ phần mềm thiết kế
3D được ứng dụng trong nghiên cứu phát triển các hình thức sáng tạo. ............. 19
Hình 1-29: Thiết kế trên phần mềm 3D của McQuillan ...................................... 19
Hình 1-30: Các quy trình thiết kế sản phẩm may. (A) Quy trình thiết kế thơng
thường, (B) Quy trình thiết kế thời trang Zero Waste khơng sử dụng cơng cụ 3D,
(C) Quy trình thiết kế thời trang Zero Waste sử dụng công cụ 3D. ..................... 20
Hình 1-31: Bản vẽ thiết kế kỹ thuật 2D cho sản phẩm áo khốc nam ................. 21
Hình 1-32: Một sản phẩm áo khoác được thiết kế theo Zero Waste của Julia
Lumsden (2009-2010) .......................................................................................... 22
Hình 1-33: BST của NTK Helen Van Rees – Sử dụng kỹ thuật Knitting – trình
diễn năm 2012 (nguồn: aethic.de) ........................................................................ 24

Hình 1-34: BST của NTK Angus Tsui [29] ......................................................... 24
Hình 1-35: BST của NTK Ada Zanditon – AW13/14 [30] ................................. 25
Hình 1-36: Thiết kế của NTK Alex Law [31] ...................................................... 25
Hình 1-37: Thiết kế của NTK Elena [32] ............................................................ 26
Hình 1-38: Thiết kế của NTK Mark Liu [33] ...................................................... 26
Hình 1-39: BST BST “Unicorn” Mark Liu, tại London fashion week, 10/2009 [34]
.............................................................................................................................. 27
Hình 1-40: BST “Singularity Point” Mark Liu, tại London fashion week, 10/2009
[35] ....................................................................................................................... 27
Hình 1-41: BST “Lụa 01” – TymTay [36] ........................................................... 28
Hình 1-42: BST của NTK Hà Thu – tại giải thưởng Redress Design Award [37]
.............................................................................................................................. 29
Hình 1-43: BST Thu – Đơng 2021 – Nguyễn Hồng Tú [38] ............................. 29
Hình 1-44: Biểu đồ gen Z..................................................................................... 31
Hình 1-45: Một số thương hiệu top đầu về thời trang mang phong cách đường phố
trên thế giới .......................................................................................................... 35
Hình 1-46: Một số thương hiệu về thời trang mang phong cách đường phố ở Việt
Nam ...................................................................................................................... 35
Hình 1-47: Chương trình Rap Việt tại Việt Nam ................................................. 36
Hình 1-48: Chương trình King of Rap ................................................................. 36
Hình 1-49: Phong cách Hip hop của giới trẻ Việt Nam ....................................... 37
Hình 1-50: Phong cách Skater.............................................................................. 38
Hình 1-51: Phong cách Punk – Gothic của giới trẻ nữ Việt Nam........................ 39
Hình 1-52: Giao diện window làm việc của Clo 3D ............................................ 41
Hình 1-53: Giao diện Avatar window của Clo3D................................................ 41
Hình 1-54: Giao diện Pattern window của Clo3D ............................................... 42


Hình 1-55: Giao diện của trình duyệt đối tượng (Object Browser) ..................... 42
Hình 1-56: Giao diện của trình chỉnh sửa thuộc tính (Property Editor) .............. 43

Hình 1-57: Thanh menu của phần mềm Clo 3D .................................................. 43
Hình 1-58: Các thanh cơng cụ trong phần mềm Clo 3D ..................................... 43
Hình 1-59: Lên mẫu với model trong Clo 3D...................................................... 44
Hình 1-60: Kiểm tra độ vừa vặn của trang phục trong Clo 3D ........................... 44
Hình 1-61: Phối cảnh cho BST trong Clo 3D ...................................................... 45
Hình 1-62: Trình diễn thời trang được thực hiện bởi phần mềm 3D ................... 45
Hình 3-1: Quy trình thiết kế thời trang Zero Waste với hỗ trợ của phần mềm 3D
do tác giả đề xuất ................................................................................................. 70
Hình 3-2: King Princess với BST “Gucci Off The Grid” .................................... 74
Hình 3-3: Bộ sưu tập H&M Conscious Exclusive 2019 ...................................... 75
Hình 3-4: Bản phác thảo chì và phác thảo rập nháp của mẫu M01 ..................... 80
Hình 3-5: Bản phác thảo chì và phác thảo rập nháp mẫu M02............................ 81
Hình 3-6: Bản phác thảo chì và phác thảo rập nháp mẫu M03............................ 82
Hình 3-7: Tạo mơ hình 1:5 trên giấy và manocanh tỉ lệ 1:5 cho mẫu M01 ........ 83
Hình 3-8: Tạo mơ hình 1:5 trên giấy và manocanh cho mẫu M02 ...................... 84
Hình 3-9: Tạo mơ hình 1:5 trên giấy và manocanh cho mẫu M03 ...................... 85
Hình 3-10: Rập 2D trên phần mềm với tỉ lệ 1:1 của mẫu M01 ........................... 86
Hình 3-11: Rập 2D trên phần mềm với tỉ lệ 1:1 của mẫu M02 ........................... 87
Hình 3-12: Rập 2D trên phần mềm với tỉ lệ 1:1 của mẫu M03 ........................... 88
Hình 3-13: May ảo 3D trên phần mềm, fỉt cùng model ảo mẫu M01 ................. 89
Hình 3-14: May ảo 3D trên phần mềm, fỉt cùng model ảo mẫu M01 ................. 90
Hình 3-15: May ảo 3D trên phần mềm, fỉt cùng model ảo mẫu M02 ................. 91
Hình 3-16: May ảo 3D trên phần mềm, fỉt cùng model ảo mẫu M02 ................. 92
Hình 3-17: May ảo 3D trên phần mềm, fỉt cùng model ảo mẫu M03 ................. 93
Hình 3-18: May ảo 3D trên phần mềm, fỉt cùng model ảo mẫu M03 ................. 94
Hình 3-19: Đổ màu và tạo hiệu ứng lên vải cho mẫu M01 ................................. 95
Hình 3-20: Đổ màu và tạo hiệu ứng lên vải cho mẫu M02 ................................. 96
Hình 3-21: Đổ màu và tạo hiệu ứng lên vải cho mẫu M03 ................................. 97
Hình 3-22: Hình ảnh sản phẩm rập 2D và 3D kỹ thuật số của quần váy – mẫu M03
............................................................................................................................ 101



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3-1: Độ tuổi của đối tượng khảo sát .......................................................... 56
Bảng 3-2: Phân bổ số lượng người khảo sát theo vùng miền. ............................ 57
Bảng 3-3:Sự ảnh hưởng của nơi sống đến các yếu tố về nhận thức, thái độ tiếp
cận. ....................................................................................................................... 57
Bảng 3-4: Trình độ học vấn của đối tượng được khảo sát .................................. 58
Bảng 3-5: Mức thu nhập của đối tượng được khảo sát. ...................................... 58
Bảng 3-6: Mức thu nhập theo độ tuổi của đối tượng nữ giới trẻ được khảo sát. 59
Bảng 3-7: Tỉ lệ độ tuổi quan tâm đến thời trang đường phố streetwear ............. 59
Bảng 3-8: Lý do để giới trẻ thích phong cách streetwear ................................... 60
Bảng 3-9: Tỉ lệ phong cách streetwear các bạn trẻ ............................................. 60
Bảng 3-10: Thái độ của người trẻ khi được hỏi về môi trường. ......................... 61
Bảng 3-11: Tỉ lệ giới trẻ biết đến thuật ngữ Zero Waste .................................... 61
Bảng 3-12: Sự hiểu biết của giới trẻ về khái niệm Zero Waste. ......................... 62
Bảng 3-13: Sự hiểu biết của giới trẻ về ý nghĩa Zero Waste. ............................. 62
Bảng 3-14: Mức độ quan trọng của các yếu tố khi ra quyết định mua các sản
phẩm may mặc của giới trẻ nữ tham gia khảo sát. ............................................. 63
Bảng 3-15: Cân nhắc sử dụng sản phẩm Zero Waste. ........................................ 63


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BST: Bộ sưu tập
NTK: Nhà thiết kế
SW: Streetwear
TK: Thiết kế
TKTT: Thiết kế thời trang
ZW: Zero Waste



CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1.1 Nghiên cứu tổng quan về Zero Waste
Thời trang hiện là một trong những ngành gây ô nhiễm môi trường nhất thế
giới. Nhiều báo cáo đánh giá tác động môi trường đã chỉ ra thực trạng quy mơ của
ngành thời trang ngày càng lớn thì sức tàn phá đối với môi trường sẽ càng khủng
khiếp.
Thời trang nhanh (fast fashion) đã phát triển bùng nổ và bành trướng trên
toàn cầu kể từ thập niên 1990, khi giới trẻ bắt đầu ưa chuộng quần áo giá thấp theo
xu hướng, thay vì những bộ trang phục được may đo kỹ lưỡng. Cũng từ đây, thời
trang trở thành ngành công nghiệp đứng trong danh sách 10 ngành hủy hoại mơi
trường [6].
Sự phát triển nhanh chóng của các thương hiệu thời trang với sản phẩm quần
áo giá rẻ, nhưng thời thượng đã dẫn tới một sự thay đổi lớn trong hành vi người
tiêu dùng. Với thói quen mua sắm hiện tại, phần lớn đồ may mặc trên thực tế không
được mặc nhiều hoặc bị vứt bỏ chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng do hỏng, không
vừa hoặc “lỗi mốt”. Chúng ta đã vơ tình hay cố ý tạo ra khối lượng rác thải khổng
lồ trong ngành thời trang trên tồn cầu. Hệ quả là sau khi chơn lấp, vải nhuộm và
sợi tổng hợp khó phân hủy khơng khác gì rác thải nhựa. Việc đốt bỏ quần áo còn
thải ra mơi trường các loại khí nhà kính tác động vào q trình biến đổi khí hậu
[6].

Hình 1-1: Số lượng và tỉ lệ vải lãng phí trong q trình cắt may đã bị thải ra môi
trường (Gugnami & Mishra, 2012)
1


Quy trình sản xuất quần áo tạo ra hàng triệu tấn lãng phí mỗi năm trên tồn
cầu. Các kỹ thuật thiết kế quần áo thông thường chỉ sử dụng khoảng 85% vải trong
khi 15% vải cịn lại bị lãng phí. 15% này được gọi là phế liệu vải được vứt bỏ [4]

[5] [7].
Điều đó có nghĩa là mỗi năm có khoảng 400.000.000.000 m2 vải được sản
xuất ra, và trong số đó có 60.000.000.000 m2 vải là phế liệu trong quá trình sản
xuất hàng may mặc [8].
Nhận thức được điều này, một trong những giải pháp được đề xuất giúp làm
giảm thiểu ô nhiễm môi trường do ngành công nghiệp may gây ra đó là thời trang
hướng đến khơng chất thải (Zero Waste).
1.1.1

Khái niệm về thời trang hướng đến không vụn vải - Zero Waste

Zero Waste là thời trang hướng đến không vụn vải, đề cập đến các mặt
hàng quần áo tạo ra ít hoặc khơng tạo ra chất thải vải trong q trình sản xuất. Zero
Waste có thể được coi là một phần của phong trào thời trang bền vững [4] [5] [9].
Thông thường, chất thải được tạo ra trong quá trình sản xuất hàng may mặc
là do các khoảng vải thừa giữa các chi tiết tạo ra trong giác sơ đồ, hoặc chất thải
được tạo ra do quần áo cũ bỏ đi. Cho nên thời trang hướng đến không chất thải nỗ
lực để loại bỏ điều này [9].
Có hai cách tiếp cận chung. Thời trang hướng đến không vụn vải trước khi
tiêu dùng giúp loại bỏ vụn vải trong q trình sản xuất. Thời trang hướng đến
khơng vụn vải tạo ra quần áo từ các sản phẩm may mặc sau tiêu dùng như quần áo
cũ, loại bỏ chất thải mà thơng thường sẽ là cuối vịng đời sử dụng sản phẩm của
một loại quần áo [9] [10] [11].
Một trong những chìa khóa để loại bỏ việc lãng phí vải là nằm ở việc suy
nghĩ lại về vai trò và sự tương tác của nhà thiết kế thời trang và thiết kế rập. Trong
lịch sử trọng tâm của giáo dục thiết kế thời trang đã được dạy kỹ năng phác thảo
và kỹ năng cắt may mẫu hơi tách biệt với thiết kế rập. Những cuốn sách dạy cắt
may hướng đến đối tượng là sinh viên ngành thiết kế thời trang thường được trình
bày như một quy trình kỹ thuật cứng nhắc. Kết quả là sinh viên thiết kế thời trang
có xu hướng coi và tiếp cận việc cắt mẫu như một hoạt động “đóng” thay vì kết

thúc mở q trình khám phá và tư duy [9] [10] [11].
Trong hoạt động sản xuất hàng may mặc thơng thường thì vai trị của nhà
thiết kế thời trang và người thiết kế rập được phân chia và chuyên biệt để đạt được
hiệu suất cao hơn. Điều này có thể dẫn đến những trở ngại và bỏ lỡ cơ hội để giải
quyết các vấn đề liên quan đến tính bền vững, chẳng hạn như vụn vải trong quá
trình cắt may [9] [10] [11].

2


Hình 1-2: Một thiết kế áo khốc ứng dụng Zero Waste của nhà thiết kế nổi tiếng Timo
Rissanen

1.1.2 Lịch sử phát triển của thời trang hướng đến không vụn vải
Để thiết kế các sản phẩm may mặc sáng tạo đáp ứng mục tiêu của nghiên
cứu, thì cần phải nghiên cứu cả lịch sử và và quá trình tạo ra sản phẩm may mặc
hướng đến không vụn vải [12].
Trong thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp, sản xuất hàng dệt may tốn thời
gian; Do đó, vải được coi là một nguồn vật liệu quý giá cho nên họ đã cố gắng sử
dụng hết mọi phần cắt của vải, đôi khi họ sử dụng hết 100% vải [13].
Một số loại trang phục truyền thống là những ví dụ về khái niệm thiết kế
khơng lãng phí trong lịch sử. Khái niệm này đã được sử dụng trong việc may
kimono của Nhật Bản, saris của Ấn Độ, chiton và clamy của thời Hy Lạp cổ đại,
để khơng bị lãng phí hàng dệt có giá trị vì quan điểm cho rằng “bản thân vải đã là
quần áo” [13] [14] và “những bộ quần áo đơn giản nhất là những bộ không hề cắt
hay may”. Các Peplos và Ionic chiton của Hy Lạp cổ đại là những mảnh vải quấn
quanh cơ thể mà không bị cắt hoặc khâu; hay saris của Ấn Độ cũng chỉ là những
mảnh vải được quấn quanh cơ thể. Do đó những kiểu trang phục truyền thống này
khơng có vải bị lãng phí [14] [15].
Tuy nhiên điều này ít phổ biến hơn sau khi cơng nghiệp hóa thời trang và sự

xuất hiện của thời trang sản xuất hàng loạt với đa dạng chủng loại trang phục và
cấu trúc [16]. Sau cuộc cách mạng công nghiệp, ngành dệt may đã được cải thiện
thông qua các công nghệ mới đang được sử dụng trong sản xuất, kết quả là một số
loại vải trở nên rẻ đến mức lượng chất thải không được coi là có vấn đề hoặc là
mối bận tâm của các nhà thiết kế và doanh nghiệp thời trang [13].
3


Zè fi ki ưa khư ff các sfhn h đàu từn ohoar thậy sự sotho mình , ằng có mcar
niisuj sfheiur thât fwfj fhwht j w kc ghkhieen sai cùn cb [17]
Zero Waste xuất hiện những năm gần đây để thay thế cho thiết kế mới nhất
với phong trào “thời trang bền vững”. Nghiên cứu của [13] chứng minh rằng các
sản phẩm may mặc được thiết kế đã tạo ra ít hoặc khơng có vụn vải từ các loại vải
cũ.

a

Hình 1-3: Saris của Ấn Độ

Hình 1-4: Kimono Nhật Bản

Hình 1-5: Chiton và Clamy thời Hy Lạp cổ đại
4


Hình 1-6: Những chiếc quần của Trung Quốc (Tilke, 1956)

Hình 1-7: Chiếc áo được thiết kế trên nền da động vật của Đan Mạch ((Tilke, 1956)

Hình 1-8: Những chiếc áo sơ mi nam thế kỷ XIX của Chile được trưng bày ở bảo tàng

5


1.1.3 Các phương pháp và kỹ thuật thiết kế Zero Waste [5]
1.1.3.1. Kỹ thuật lặp đi lặp lại (Tassellation)

Hình 1-9: Thiết kế bằng kỹ thuật Tassellation của Holly Macquillan

Đây là kỹ thuật có bố cục mẫu bao gồm các hình giống nhau được lặp đi lặp
lại và chúng được xếp chồng chéo lên nhau tạo ra kết cấu và hiệu ứng thẩm mỹ
[5].
Tuy nhiên đây là phương pháp khó có thể áp dụng vào mục đích sản xuất
hàng loạt [5].
1.1.3.2. Kỹ thuật Jigsaw
Đây là kỹ thuật lắp ghép các chi tiết của trang phục lên khổ vải để khi ghép
chúng lại với nhau ta được hình khối 3D có thể mặc được trên cơ thể người [5].

Hình 1-10: Thiết kế bằng kỹ thuật cắt zigsaw của Mark Liu
6


1.1.3.3. Kỹ thuật thiết kế nhiều mẫu (Multiple Cloth Approach)
Kỹ thuật này được McQuillan mô tả như một cách để thiết kế hai hoặc nhiều
mẫu cùng 1 lúc, và sử dụng một loại vải để tối ưu hóa lượng vải thừa sau quá trình
thiết kế rập và giác sơ đồ [5].
Việc sản xuất nhiều sản phẩm dùng chung 1 loại vải cùng 1 lúc trong sản
xuất hàng loạt giúp tối ưu hóa, tiết kiệm chi phí cũng như tạo được sự gắn kết về
mặt thẩm mỹ [5].

Hình 1-11: Holly Macquillan thiết kế bằng phương pháp Muiltiple Cloth Approach khi

kết hợp giữa hai sản phẩm áo hoodie và áo phông

1.1.3.4. Kỹ thuật cắt tối giản (Minimal Cut) [5].
Đây là một kỹ thuật cắt tối giản. Đắp một mảnh vải chưa cắt để tạo thành
hình bóng cắt, thực hiện những đường cắt đơn giản để tạo phom, càng hạn chế
đường cắt càng tốt.
, Hình 1-12 là những ví dụ điển hình về kỹ thuật cắt tối giản.

Hình 1-12: Thiết kế bởi David Telfer [110]

Hình 1-12: Thời trang phụ nữ Pháp 1922

7


×