Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Một số đề thi nâng cao bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ Văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.03 KB, 3 trang )

Đề 1. "Văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng (...) Nhưng văn học khơng phản ánh máy móc, thụ
động như một tấm gương mà thông qua tư tưởng, tình cảm, cách nhìn, cách đánh giá của từng nhà văn"
(SGK Ngữ văn 9 – Tập 2, Trang 115)
Phân tích hình tượng người lính trong hai bài thơ "Đồng chí" (Chính Hữu) và "Bài thơ về tiểu đội xe khơng
kính" (Phạm Tiến Duật) để làm sáng tỏ nhận định trên.
Đề 2. Bình luận ý kiến sau đây của Nguyễn Tuân Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ Nhà
văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo . Không nên ăn
bám vào ngơn ngữ của người khác .Giàu ngơn ngữ thì văn sẽ hay (…) . Cũng cùng một vốn ngôn ngữ ấy ,
nhưng sử dụng nó sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước . Dùng chữ như đánh cờ tướng , chữ nào để chỗ
nào phải đúng vị trí của nó . Văn phải linh hoạt . Văn không linh hoạt là văn cứng đơ, thấp khớp .
Đề 3. Bàn về văn học, Thanh Thảo cho rằng: “Văn chương giúp ta trải nghiệm cuộc sống ở những tầng mức và
những chiều sâu đáng kinh ngạc. Nó giúp con người sống “Ra người” hơn, sống tốt hơn nếu ta biết tìm trong
mỗi quyển sách, những vệt sáng, những nguồn sáng soi rọi vào những góc khuất của cuộc đời và của con
người”. (Theo nhà văn nói về mơn văn, văn học và tuổi trẻ NXBGD 2015)
Anh chị hiểu ý kiến trên như thế nào? bằng việc tìm hiểu một số truyện ngắn hiện đại. Hãy làm sáng tỏ.
Đề 4. "Trong đời sống văn học,những nhà văn có tài năng,người thì đóng góp vào 1 cách viết,người thì đóng
góp vào cách sử dụng ngơn ngữ, có người lại chỉ cho ta thấy những thứ rất nhỏ bé,đặc sắc mà giàu giá trị.Nhưng
trên tất cả,anh ta phải cho người đọc thấy được tiếng nói riêng cùa anh ta trong 1 vấn đề mà nhiều người đang
quan tâm đến." (Nguyễn Minh Châu)
Hãy bình luận về câu nói trên và làm sáng tỏ thông qua các tác phẩm truyện,ký đã học trong chương trình Ngữ
văn.
Đề 5. Nhà thơ Bằng Việt cho rằng: “Tiêu chuẩn vĩnh cửu của thơ là tình cảm”Anh/Chị hiểu kiến trên như
thế nào? Bằng hiểu biết của mình về bài thơ Bếp lửa, Nói với con hãy làm sáng tỏ.
Đề 6. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi
đụng chạm tới cuộc sống”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ bằng một bài thơ trong chương
trình Ngữ Văn 9
Đề 7. “Thơ là tiếng nói đầu tiên tiếng nói thứ nhất của con người khi đụng chạm vào sự sống” (Nguyễn
Đình Thi).
Hãy làm rõ và chứng minh ý kiến trên qua một tác phẩm thơ trong chương trình ngữ văn 9
Đề 8. Thơ là hùng biện du dương.
(Voitaired, theo  Những bậc thầy văn chương thế giới - Tư tưởng và quan niệm, NXB Văn học, 1995)


   Hãy phân tích để thấy được tính chất hùng biện và tính chất du dương trong bài thơ Mùa xuân nho
nhỏ (Thanh Hải).
Đề 9. Giáo sư NGUYỄN ĐĂNG MẠNH từng nhận xét:"Thơ khơng cần nhiều từ ngữ. Nó cũng khơng quan
tâm đến hình xác của sự sống. Nó chỉ cần cảm nhận và truyền đi 1 chút linh hồn cùa cảnh vật thơng qua linh
hồn thi sỹ"
Bạn có suy nghĩ gì về câu nói đó và hãy làm sáng tỏ thơng qua những tác phẩm thơ đã học.
Đề 10. “Tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng là sự tơn vinh con người qua những hình thức nghệ
thuật độc đáo”.
Bằng việc phân tích một tác phẩm đã học, em hãy bình luận nhận định trên.
Đề 11. Nhà phê bình người Nga Belinxky viết: “Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả c̣c sống chỉ
để miêu tả, nếu nó khơng phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó khơng đặt ra những câu
hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó” (Lí luận văn học, NXB Giáo dục, 1993, trang 62).
Bằng hiểu biết về văn học, anh (chị) hãy bình luận và làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đề 12. Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những chất liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ
khơng những ghi lại cái đã có rồi mà cịn muốn nói một điều gì mới mẻ.
(Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi, Ngữ văn 9, tập 2, NXBGD, 2005)
Qua việc cảm nhận (có chọn lọc) tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ và đoạn trích
Làng của Kim lân, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Đề 13. Bàn về thơ, nhà phê bình văn học Nga Bêlinxki đã viết: “Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là
nghệ thuật” Anh (chị ) hãy bình luận ý kiến trên.
Đề 14. Nghị luận về câu nói: Văn chương giúp chúng ta trải nghiệm cuộc sống ở những tầng mức và những
chiều sâu đáng kinh ngạc. Nó giúp con người sống "Ra người" hơn, sống tốt hơn nếu ta biết tìm trong mỗi
quyển sách, những vệt sáng, những nguồn sáng soi rọi vào những góc khuất của cuộc đời và của con người”.


Đề 15. Nghệ thuật giải phóng được cho con người khỏi những biên giới của chính mình, nghệ thuật xây
dựng con người, hay nói cho đúng hơn, làm cho con người tự xây dựng được”. (Nguyễn Đình Thi, “Tiếng nói
của văn nghệ” – Theo Ngữ văn 9, tập 2, tr.15)
Từ việc giải thích nhận định, hãy viết về một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9 đã giúp em “xây dựng
được” chính mình.

Đề 16. Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, trái tim mới làm nên thi sĩ.
Đề 17. Ra-xum Ga-đa-tốp được mệnh danh là nhà thơ của mọi thời đại có dành cho báo Nước Nga văn học
một cuộc trị chuyện, trong đó bày tỏ sâu sắc suy nghĩ của mình về văn học: "...Nền tảng của bất kì tác phẩm
nào phải là chân lí được khắc họa bằng tất cả tài nghệ của nhà văn. Cần phải hát đúng giai điệu về thời đại mình
và phải miêu tả nó một cách trung thực bằng những hình ảnh hấp dẫn, không một chút giả tạo" (Đọc hiểu văn
bản, SGK Ngữ văn 9 – 2005, trang 160)
Đề 18. Em hiểu lời bàn trên như thế nào? Bằng sự hiểu biết của mình về hồn cảnh lịch sử đất nước, con
người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, hãy làm sáng tỏ lời bàn ấy qua tác phẩm
"Đồng chí" của Chính Hữu và "Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính" của Phạm Tiến Duật.
Một tác phẩm văn học có giá trị vừa là chứng tích của một thời vừa là hiện thân chân lý giản dị của mọi
thời.
Bằng những hiểu biết về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, em hãy làm sáng tỏ
ý kiến.
19. Tại Đại hội lần thứ IX Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam ngày 09/01/2016, Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng phát biểu:
Mỗi tác phẩm văn học, nghệ thuật thực sự có giá trị, phải có sức lay động cơng chúng, độc giả bằng trách
nhiệm, tấm lòng, trái tim của người nghệ sĩ ... Mỗi văn nghệ sĩ cần bám sát hiện thực cuộc sống để sáng tạo, làm
sao cho mỗi tác phẩm của mình phản ánh chân thực cuộc sống, làm cho người đọc sau khi gấp sách lại đều cảm
thấy mạch đời đập dưới bìa sách đóng như mạch máu đập dưới làn da.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua việc phân tích tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang
Sáng, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đề 20. Mỗi nhà văn chân chính bước lên văn đàn về thực chất, là sự cất tiếng bằng nghệ thuật của một giá
trị nhân văn nào đó được chưng cất từ những trải nghiệm sâu sắc trong trường đời”.
Bằng những hiểu biết về văn học , hãy bình luận ý kiến trên ( đề thi học sinh giỏi văn tồn quốc năm học
2016-2017)
Đề 21. “Khơng phải cứ thành thực là trở nên một nghệ sĩ. Nhưng một nghệ sĩ không thành thực chỉ là một
người thợ khéo tay thôi (…) khơng có gì đáng bỉ cho một nhà văn hơn là tự dối mình”. (Tiểu luận Theo dịng –
Thạch Lam)
Làm sáng tỏ ý kiến của Thạch Lam qua một số tác phẩm văn học.
 Đề 22. “Đọc một câu thơ hay, nghĩa là ta đã bắt gặp một tâm hồn con người”

Hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua bài
Đề 23. “Điều quan trọng hơn cả là sau mỗi cách kết thúc tác giả phải gieo vào lòng người đọc những nhận
thức sâu sắc về quy luật đời sống và những dự cảm về tương lai, về cái đẹp tất yếu sẽ chiến thắng”.
Qua một số tác phẩm truyện ngắn đã học trong chương trình Ngữ văn 9, em hãy bình luận ý kiến trên.
Đề 24. Có người cho rằng một truyện ngắn hay vừa là chứng tích của một thời vừa là hiện thân cho chân lí
giản dị của mọi thời.
   Em hiểu ý kiến trên như thế nào ? Qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, hãy làm
sáng tỏ điều đó.
Đề 25. “Cái đẹp mà văn học đem lại khơng phải là cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống được
khám phá một cách nghệ thuật.” (Dẫn theo Lí luận văn học, Hà Minh Đức chủ biên, NXB Giáo dục, trang 57)
Em hiểu nhận định trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ vấn đề bằng một số tác phẩm Thơ mới đã học.
Đề 26. Các nhà văn, nhà thơ nhân đạo lớn thường gửi vào sáng tác một cách nhìn sâu sắc về con người,
cách nhìn này hướng đến đời sống nội tâm và cảm xúc”.
Bằng việc phân tích một vài tác phẩm trung đại và hiện đại đã học, em hãy bình luận ý kiến trên.
Đề 27. Nghị luận: “Bất cứ thi sĩ vĩ đại nào, sở dĩ họ vĩ đại bởi vì những đau khổ và hạnh phúc của họ

bắt nguồn từ khoảng sâu thẳm của lịch sử xã hội; bởi vì họ là khí quan và đại biểu của xã hội, của thời
đại và của nhân loại” (Bêlinxki). (Dẫn theo Lý luận văn học, Phương Lựu, NXB Giáo dục 1997, tr.
361)


Từ ý kiến trên, em hiểu như thế nào về sự vĩ đại của Nguyễn Du qua những tác phẩm Truyện Kiều.

Đề 28. Bài thơ hay là bữa tiệc ngôn từ. Trong khi đó lại có ý kiến cho rằng: Gốc của thơ là tình cảm.
Em hãy bình luận và làm sáng tỏ những nhận định trên.
Đề 29. Nghĩ về thơ, thi sĩ Hoàng Cầm từng khẳng định: “Âm điệu là cỗ xe chuyên chở điệu hồn thi phẩm.”
          Hãy lắng nghe âm điệu ấy trong một số bài thơ mà em tâm đắc.

 




×