A- ĐẶT VẤN ĐỀ
I- Lí do chọn đề tài
Qua 4000 năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam phát huy được vai trò của
những người tài giỏi. Thực tế cho thấy nhân tài Việt Nam góp phần thúc đẩy và
ghi những trang sử vàng cho sự phồn vinh và phát triển đất nước .
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Ở đâu cũng cần, ngành nào cũng cũng
cần, lúc nào cũng cần nhiều người tài giỏi để gánh vác giang sơn. Nguồn nhân tài
hoàn toàn phụ thuộc vào nền giáo dục - đào tạo của mỗi quốc gia. Khẳng định
tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục - đào tạo, Nghị quyết Trung ương 2, khoá
VIII đã nêu rõ: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục - đào tạo là quốc sách
hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Tổ chức bồi dưỡng HSG chính là một hoạt động quan trọng góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục.Thông qua hoạt động này, HS sẽ được lĩnh hội hệ thống
kiến thức chuyên sâu và có điều kiện thuận lợi để phát huy tối đa khả năng của
bản thân trong những môn học có ưu thế. Đồng thời giáo viên cũng có điều kiện
để nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện kỹ năng sư phạm.
Một thực trạng đáng quan tâm trong nền GD của ta hiện nay là sự không
đồng đều về chất lượng GD giữa khu vực thành thị với nông thôn, giữa khu vực
miền xuôi với khu vực miền núi. Tỉ lệ HS khá giỏi thường chỉ tập trung ở những
khu vực đông dân với nền KT-XH phát triển. Trong kì thi học sinh giỏi văn hoá
số lượng học sinh đạt giải của các huyện miền núi chiếm tỉ lệ rất khiêm tốn.
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó là xuất phát từ nhiều yếu tố khách quan
nằm ngoài tầm kiểm soát của các nhà quản lý giáo dục như: Cơ sở vật chất nhà
trường, điều kiện KT-XH , nhận thức của cán bộ nhân dân địa phương về công tác
giáo dục,... và các yếu tố chủ quan chưa có những biện pháp đồng bộ để khắc
phục như: Cơ cấu giáo viên, chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng đầu vào,
trang thiết bị dạy học…..
1
Trường THCS Cao Thịnh là một trường vùng xa của huyện Ngọc lặc với rất
nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, số lượng học sinh...
Tuy nhiên trong những năm gần đây trường THCS Cao Thịnh đã đạt được một số
thành tích đáng tự hào, nhất là chất lượng dạy và học, trong đó chất lượng học
sinh giỏi tăng cao . Để đạt được điều đó, Ban giám hiệu nhà trường đã có nhiều
biện pháp chỉ đạo có hiệu quả qúa trình dạy học đặc biệt là công tác tổ chức bồi
dưỡng học sinh giỏi.
Xuất phát từ yêu cầu lí luận và thực tiễn trên, tôi đã thực hiện đề tài: “Một số
biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Cao Thịnh,
huyện Ngọc Lặc, Thanh Hoá” xin được nêu ra để cùng các đồng nghiệp tham
khảo .
2
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG VIỆC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG
THCS CAO THỊNH, HUYỆN NGỌC LẶC, THANH HOÁ.
1.1. Thực trạng
1.1.1. Sơ lược về địa phương và trường THCS Cao Thịnh
Cao Thịnh là xã miền núi, với diện tích tự nhiên là 2390,03 ha. Là một xã
vùng xa, nằm ở phía Đông Bắc huyện Ngọc Lặc, cách trung tâm huyện khoảng 25
km, giáp ranh với xã Ngọc Trung, Lộc Thịnh, Thống Nhất. Toàn xã có 10 làng,
với 1043 hộ và 4414 người, chủ yếu là các dân tộc Kinh , Mường và Thái sống
hoà thuận bên nhau.
Đời sống của nhân dân dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, phụ thuộc vào
thiên nhiên là chính nên năng xuất thấp, điều kiện kinh tế rất khó khăn, cơ sở hạ
tầng thiếu thốn. Do kinh tế chưa phát triển, trình độ dân trí thấp nên việc quan
tâm đến vấn đề học tập của HS còn nhiều hạn chế. Tình trạng HS bỏ học giữa
chừng vẫn còn diễn ra.
Toàn xã đã đã hoàn thành phổ cập tiểu học vào đúng độ tuổi vào năm 1999
và hoàn thành phổ cập THCS vào năm 2001. Đã có nhiều học sinh thi đỗ vào Đại
học, Cao Đẳng ( tính đến năm 2007 là 82 em ).
Trường THCS Cao Thịnh được tách ra từ trường PTCS Cao Thịnh tháng
8/1997 với quy mô lớp học, HS tăng nhanh trong những năm 1997 đến 2003
( nhiều nhất là 275 HS).Và giảm xuống từ năm 2004 đến nay. Trong năm học
2007-2008 trường có 8 lớp, với 191 HS.
Ban giám hiệu nhà trường gồm 02 người : 1 hiệu trưởng, 1 hiệu phó, đội ngũ
giáo viên gồm 13 người trong đó :
- Giáo viên Toán : 02 người
- Giáo viên Văn sử công dân : 06 người
- Giáo viên Hoá - sinh - địa : 02 người
- Giáo viên kỹ thuật : 01 người
- Giáo viên Đặc thù : 03 người
3
Về trình độ đào tạo :
- Đại học : 11 người
- Cao đẳng : 04 người
- Trung học 7 + 3 : 01 người
Tỉ lệ trên chuẩn: 69% đạt chuẩn: 25% dưới chuẩn: 6%
Trong những năm học từ 1998 đến nay trường đã đạt các thành tích .
- Năm năm được công nhận danh hiệu tiên tiến cấp huyện,
- Có 7 học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh . 11 HS vào đội tuyển thi
tỉnh
- Có 55 HS đạt giải cấp huyện
- Tỉ lệ lên lớp đạt 98 đến 99,7 %
Mặc dù vậy, chất lượng đại trà so với yêu cầu vẫn còn thấp, số lượng HS,
cơ cấu GV chưa hợp lí, cơ sở vật chất cho dạy và học còn nhiều khó khăn. Vì vậy
vấn đề bồi dưỡng HS giỏi còn nhiều bất cập.
1.1.2. Tình hình tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Cao Thịnh
trong những năm qua
* Tình hình chung
Đối với Ngọc Lặc, một huyện có đặc thù riêng đại đa số là HS vùng núi,
dân tộc thiểu số . Sự không đồng đều về chất lượng GD giữa khu vực thị trấn với
khu vực vùng sâu,vùng xa. Tỉ lệ HS khá giỏi thường chỉ tập trung ở những khu
vực đông dân với nền KT-XH phát triển như thị trấn Ngọc lặc . Hàng năm,
Phòng GD&ĐT Ngọc Lặc tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp Huyện, cấp tỉnh
cho học sinh cấp THCS. Lấy kết quả HS giỏi là một tiêu trí và là một căn cứ để
xét thi đua của mỗi nhà trường. Vì vậy công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đã đi vào
tiềm thức của đội ngũ cán bộ quản lí và đội ngũ giáo viên của các trường trong
toàn huyện nhất là cấp THCS..
* Tình hình nhà trường
Để tổ chức bồi dưỡng HS giỏi có hiệu quả, trường đã giao cho giáo viên
bồi dưỡng học sinh giỏi trên cơ sở tình hình và trình độ HS. Sau đó đánh giá nhận
4
thức của HS qua đánh giá của giáo viên phụ trách để lựa chọn học sinh cuối cùng
đưa ra phương án bồi dưỡng.
Khi tuyển chọn giáo viên dạy đội tuyển, trường không thể lựa chọn giáo
viên giỏi có kinh nghiệm để bồi dưỡng học sinh giỏi. Vì số lượng giáo viên ít , cơ
cấu giáo viên không hợp lí môn thừa, môn thiếu, và còn có giáo viên có trình độ
chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu đang dạy ở THCS. Các tổ chuyên môn chưa
thực sự chủ động, sáng tạo trong việc hình thành định hướng chung về bồi dưỡng
HSG mà chủ yếu là do kế hoạch của mỗi cá nhân. Nhà trường chưa xếp được lịch
để bồi dưỡng HSG.
Từ năm 2001-2002 đến nay Nhà trường phải tiến hành xây dựng các tiêu chí
về phổ cập THCS. Do đó chất lượng tuyển sinh còn thấp. Các giáo viên chưa đầu
tư thoả đáng cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
1.2. Kết quả, hiệu quả thực trạng trên và một số vấn đề đặt ra trong trong
việc bồi dưỡng HS giỏi
Kết qủa các kỳ thi HS giỏi từ năm học 2003- 2006. Cụ thể như sau:
Bảng thống kê HS giỏi các cấp
Năm học Số HS HSG
Cấp
trường
HSG
Cấp
Huyện
HS được
vào tuyển
thi tỉnh
HSG
CấpTỉnh
ghi chú
2003-2004
264
13 6 0 0
2004-2005
249
13 7 01 0
2005-2006
215
19 12 01 0
Qua số liệu trên cho thấy công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường hiệu
quả còn hạn chế. Số học sinh đạt giải cấp tỉnh chưa có.
Một số vấn đề còn tồn tại:
- Biện pháp thực hiện của trường chưa hợp lí, chưa đồng đều. Việc bồi
dưỡng học sinh giỏi chưa thực hiện theo một kế hoạch nhất định . Mới chỉ dừng
lại ở mức độ lựa chọn học sinh khá giỏi ôn tập trung từ 1 đến 2 tháng rồi cho đi
thi. Sau khi thi xong là kết thúc bồi dưỡng. Năm học sau lại chọn học sinh và bồi
dưỡng lại. Do đó có những học sinh mỗi năm thi một môn khác nhau, chưa mang
tính chất luỹ kế, liên tục từ lớp 6 đến lớp 9.
5
-Tất cả giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn, tự nghiên cứu và tự sưu tầm
tài liệu; học sinh, một số không yên tâm khi được chọn theo các lớp bồi dưỡng
HSG vỡ phải mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập
chung. Đặc biệt đối với các mụn xó hội như GDCD, Sử, Địa, HSG không thấy tha
thiết khi được chọn bồi dưỡng. Thậm chí có phụ huynh đến gặp Ban giám hiệu
xin cho con mỡnh rỳt tờn khỏi danh sỏch học bồi dưỡng. Giáo viên dạy bồi dưỡng
vẫn phải hoàn tất công tác giảng dạy như các giáo viên khác, đôi khi cũn kiờm
nhiệm nhiều cụng tỏc khỏc như: chủ nhiệm, tổ trưởng bộ môn, thư ký HĐGD,
Công đoàn. Do đó, thầy và trũ đều cần có thời gian cho hoạt động này. Việc giáo
viên dạy bồi dưỡng phải trên cơ sở tự nguyện chứ không thể áp đặt hoặc dùng
biện phỏp hành chớnh.
- Kinh phí hỗ trợ cho việc bồi dưỡng HS giỏi còn hạn chế. Kinh phí khen
thưởng và động viên của các cấp, các tổ chức tại địa phương chưa thực sự khích
lệ được việc dạy và học của giáo viên và học sinh.
- Thiếu thốn về phương tiện dạy và học.
- Số giáo viên miền xuôi lên miền núi chiếm 70% còn non trẻ về tuổi đời, ít
kinh nghiệm, và không ít trong số đó chưa thật sự yên tâm công tác.
- Ý thức, nhận thức của gia đình học sinh và cộng đồng dân cư còn thấp.
- Chất lượng chung của HS còn quá thấp. Số lượng học sinh để chọn đội
tuyển ít.
Vì vậy để nâng cao hiệu quả trong công tác bồi dưỡng HS giỏi, tôi mạnh
dạn đề ra một số vấn đề cần được giải quyết như sau:
6