Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bàn luận về tranh giành và nhường nhịn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.28 KB, 3 trang )

Bàn luận về tranh giành và nhường nhịn.

Dàn ý

I. Mở bài:
– Từ xa xưa ta đã có câu: “Một điều nhịn, chín điều lành”.
– Trong cuộc sống con người vì quyền lợi của mình có thể bất chấp để tất cả để dành cho mình lợi ích
mà khơng quan tâm tới quyền lợi của người khác. Tranh giành và nhường nhịn là vấn đề đặt ra hiện
nay nó ảnh hưởng tới đạo đức lối sống của con người.
II. Thân bài:
1. Giải thích:
– "Tranh giành" là việc làm đấu tranh có thể bằng lí lẽ hoặc bằng sức mạnh để giành lấy một thứ gì
đó là đồ vật hoặc tình cảm nó xuất phát từ ham muốn chiếm hữu và lịng tham của con người.
– "Nhường nhịn" là chấp nhận để người khác hơn mình, là thái độ hồ nhã khơng có ý định tranh
giành hơn thua. Nhường nhịn là sự thông cảm, tha thứ cho nhau trong giao tiếp ứng xử để cuộc sống
tốt đẹp hơn.
Đó là đức tính vơ cùng tốt đẹp của con người, nhẫn nhịn chịu phần thiệt về mình khơng hề sân si hay
tranh chấp với bất cứ ai.
 Biểu hiện tranh giành:
– khi còn sống với gia đình, ta giành nhau từ cái kẹo hay đơn giản chỉ có chỗ ngồi...
– Khi ra ngồi xã hội, giành giật những thứ khơng phải của mình: leo lề, lấn vạch, vượt đèn đỏ gây
ách tắc giao thông, những hành vi chen lấn, xô đẩy mua hàng giảm giá, nhận q miễn phí; dư luận
cũng khơng ngớt phê phán những hành vi "hôi của" trước người gặp nạn, tranh cướp ấn ở đền chùa, bẻ
hoa trong lễ hội, phá cổng trường để đăng ký học cho con...
– lúc nào cũng chăm chăm đến quyền lợi bản thân, tìm mọi cách vơ vét sức lao động của người khác,
giành giật những cái vốn khơng phải của mình
Nhiều người chỉ vì tranh giành chỗ bn bán với người khác hay tranh giành khách hàng mà các tiểu
thương buôn bán nhỏ lẻ sãn sàng dùng tay chân để giành giật với nhau...
 Biểu hiện nhường nhịn:
– Nếu từ nhỏ, ta đã biết nhường nhịn người khác thì lớn lên sự nhường nhịn, chia sẻ, giúp đỡ mọi
người dù ta không quen biết. 


– Trong lớp học, trong số những người được đưa ra để chọn làm lớp trưởng, chúng ta là người có ưu
thế, có điều kiện nhưng lại từ chối vì muốn nhường cho người khác.
– Có người chiếm ưu thế ở vào địa vị đó nhưng sẵn sàng nhường cho người khác vì cảm
thấy khơng cần thiết.
– Biết đùm bọc u thương, nhường cơm sẻ áo cho những người gặp hoạn nạn, khó khăn...
2. Tại sao chúng ta cần phải nhường nhịn, không nên tranh giành?
 Nhường nhịn:
– Đó là cách xử sự khôn khéo trong giao tiếp ứng xử của con người.
– Giúp cho ta dễ thành công hơn trong cuộc sống.
– Trong cuộc sống có rất nhiều chuyện xích mích hết sức nhỏ nhặt, nếu như mọi người đều biết chủ
động nhường nhịn nhau một chút thơi, thì cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều!
– Phải biết nhường nhịn trong những chuyện nhỏ nhặt, chúng ta mới tiết kiệm thêm được thời gian và
sức lực để cạnh tranh trong những chuyện lớn lao hơn!
– Người biết nhường nhịn khơng màng tới vật, họ khơng vì quyền lợi cá nhân mà là vì mọi người
xung quanh. Bởi họ biết nhường nhịn nhau, biết chia sẻ cho người khác. Vậy nếu ta biết nhường nhịn
hơn là cứ tranh giành nhau thì chắc chắn xã hội này sẽ tốt đẹp hơn.
Khi nhường người khác một bước họ sẻ vui vẻ! Tình bằng hữu cũng được cải thiện đáng kể! Khi gặp
một vấn đề nào đó khó giải quyết chỉ cần hai bên nhường nhau một chút là có thể hóa giải được những
mâu thuẫn lớn!
Nhường nhịn là một chìa khố đưa con người đi đến thành cơng.
Có người cho rằng nhẫn nhịn là thể hiện của sự nhu nhược, cho nên phải vùng lên tranh đấu. Kỳ thực,
tranh đấu mới là khơng vượt qua được chính bản thân mình. Người có thể nhẫn nhịn không phải là
người nhu nhược, mà là thể hiện của ý chí mạnh mẽ và phẩm chất cao thượng. Họ có thể khống chế
những cảm xúc tiêu cực của bản thân bằng ý chí mạnh mẽ.


 Tranh giành:
– Làm xấu đi mối quan hệ, tình cảm giữa con người với nhau.
– Thể hiện mình là kẻ ích ki, khơng biết nghĩ đến những người xung quanh mình.
– Tranh chấp hố ra hận thù khó giải. Biết bao nhiêu bi kịch gia đình, bao nhiêu cuộc xơ xát diễn ra

trong nhà trường, ngồi xã hội...
– Tranh giành trong cuộc sống chỉ có thể làm bản thân trở nên cô độc, học được cách nhường nhịn
thứ tha, điều bạn nhận được sẽ là vô giá…
Cuộc sống vốn không phải dùng để tranh tranh đấu đấu. Ngày tháng khơng phải dùng để chỉ trích lẫn
nhau, biểu hiện của bạn càng thấp kém, hạnh phúc sẽ càng cách xa bạn.
3. Mở rộng, phản đề (phủ định): Tại sao không nên tranh giành? Tranh giành đem lại hậu quả gì?
– Tuy tranh giành là khơng nên nhưng ta vẫn có thể tranh giành nếu như việc đó đem lại lợi ích cho
mọi người, cho đất nước
– Nhường nhịn tuy là điều cần thiết cho cuộc sống, nhưng không phải lúc nào ta cũng chịu phần thiệt
về mình. Như trong cơng việc, nếu ta có khả năng hồn thành nhưng, nhường nhịn người khác sẽ làm
tổn bao nhiêu công sức và tiền của mà khơng đạt hiệu quả gì cả.
– Chỉ biết giành mà khơng biết cho, biết nhường thì ắt sẽ tự giết chết mình trong sự cơ lập của cộng
đồng, của xã hội.
– Không phải lúc nào cũng cần nhường nhịn người khác nhưng khơng nhất thiết phải tính tốn với
nhau q cặn kẽ! Làm như vậy khơng chỉ mất đi vẻ đẹp của nhân tính con người mà còn khiến cho
khoảng cách con người ngày càng xa nhau hơn!
Vì có những trường hợp, nếu nhu nhược, nhường cho người kém tài kém đức, chúng ta sẽ đem lại tai
họa cho người khác. Nhưng có trường hợp q chủ quan, tưởng mình giỏi hơn người khác, chúng
ta khơng chịu nhường mà giữ lại cho mình cũng gây nên tai họa cho người và tạo nghiệp bất thiện cho
mình. 
4. Đề xuất  phương hướng hành động:
– Mỗi người phải học cách nhường nhịn, cách sẻ chia và cách yêu thương con người.
– Hướng bản thân mình vào lối sống đẹp, cách sống đẹp ấy là khơng vì bản thân, mà vì mọi người.
– Ta cần biết nhường cơm sẻ áo cho người khác. Hơn nữa, ta cần phải học nhường nhịn, học cách
chia sẻ và học cả cách yêu thương con người.
– Cần phải học cách nhường nhịn, học cách sẻ chia và học cả cách u thương con người. Tự giáo
dục mình thơi chưa đủ mà phải có ý thức giáo dục những người khác, đặc biệt là những người nhỏ tuổi
hơn ta để các em biết nhường nhịn, chia sẻ với mọi người xunh quanh và khơng nên sống vì riêng mình
– đó chính là hạnh phúc.
– Phải tập bỏ đi sự hơn thua nhỏ nhặt, để đạt cái mục tiêu lớn hơn

– Hãy làm sao để dung hòa tốt nhất những yếu tố đó để chúng ta vừa là những người điềm tĩnh nhất
lại vừa biết cách bảo vệ chính mình và người thân của mình một cách có văn hóa và đúng lí nhất.
III. Kết bài:
Trong cuộc sống, hãy biết cạnh tranh sao cho sự cạnh tranh là sự cạnh tranh lành mạnh. Và hãy biết
nhường nhịn sao cho sự nhường nhịn luôn là sự nhường nhịn khôn ngoan, thấm đẫm tình người. 
Một khi biết sống như vậy, đã thực sự trưởng thành rồi!




×