Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Phân tích các đặc trưng cơ bản của hoạt động bao thanh toán (luật ngân hàng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (781.82 KB, 15 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ
MƠN: LUẬT NGÂN HÀNG VIỆT NAM
ĐỀ BÀI SỐ: 23
“Phân tích các đặc trưng cơ bản của hoạt động
Bao thanh toán. Các đặc trưng này ảnh hưởng như
thế nào đến việc quy định quyền và nghĩa vụ các
bên trong Hợp đồng Bao thanh toán và việc triển
khai hoạt động Bao thanh tốn tại Việt Nam.”

Họ và tên: Hồng Thị Tú Oanh
Lớp: N03 – TL3
MSSV: 432603

Hà Nội, 2020


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT NGÂN HÀNG VIỆT NAM

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 2
NỘI DUNG ............................................................................................................................... 3
I. Một số vấn đề lý luận về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng.......................... 3
II. Những đặc trưng cơ bản của hoạt động Bao thanh toán ................................................... 6
III. Những ảnh hưởng của các đặc trưng cơ bản của hoạt động Bao thanh toán đến việc quy
định quyền và nghĩa vụ các bên trong Hợp đồng Bao thanh toán và việc triển khai hoạt
động Bao thanh toán tại Việt Nam. ........................................................................................ 7
1. Những ảnh hưởng của các đặc trưng cơ bản của hoạt động Bao thanh toán đến việc


quy định quyền và nghĩa vụ các bên trong Hợp đồng Bao thanh toán………..……………...7
2. Những ảnh hưởng của các đặc trưng cơ bản của hoạt động Bao thanh toán đến việc
triển khai hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam………………………………………………10
KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 14

HOÀNG THỊ TÚ OANH

Page 1


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT NGÂN HÀNG VIỆT NAM

MỞ ĐẦU

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế của Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay. Đây là con đường gian nan và khó khăn, đặc biệt là trong bối
cảnh tồn cầu hóa thì cơ hội và thách thức càng lớn. Đứng trước những đòi hỏi của nền kinh
tế năng động là sự đòi hỏi một cơ chế hoạt động nhạy bén và chuẩn mực. Do đó, Việt Nam
nói riêng và các nước đang phát triển nói chung cần đưa ra những chính sách hợp lý và khả
thi. Nhất là phải theo kịp các nước phát triển về công nghệ và dịch vụ. Đồng thời, với việc mở
rộng các mối quan hệ quốc tế song phương và đa phương, tham gia các tổ chức quốc tế tạo
điều kiện cho Việt Nam trong việc phát triển kinh dosnh hàng hóa dịch vụ ngoại thương. Mặt
khác, việc tham gia các tổ chức, các nhóm, khối tài chính quốc tế cũng tạo cho Việt Nam
những áp lực nhất định về nhiều mặt như: hiện đại hóa hệ thống ngân hàng, lành mạnh hệ
thống tài chính,… Hiện tại ở Việt Nam, dịch vụ bao thanh toán mới được hình thành và chủ
yếu là bao thanh tốn trong nước. Chính vì thế, trong q trình hội nhập, bao thanh toán là
một trong những sản phẩm mà chúng ta phải áp dụng để bắt kịp với tốc độ phát triển chung.
Chính vì lí do đó, để tìm hiểu sâu về vấn đề này, em xin chọn đề số 23 làm đề tài nghiên cứu
cho bài tập học kì của mình: “Phân tích các đặc trưng cơ bản của hoạt động Bao thanh toán.

Các đặc trưng này ảnh hưởng như thế nào đến việc quy định quyền và nghĩa vụ các bên trong
Hợp đồng Bao thanh toán và việc triển khai hoạt động Bao thanh tốn tại Việt Nam”.

HỒNG THỊ TÚ OANH

Page 2


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT NGÂN HÀNG VIỆT NAM

NỘI DUNG
I. Một số vấn đề lý luận về hoạt động bao thanh tốn của tổ chức tín dụng.
Theo các từ điển Luật học1, thuật ngữ bao thanh toán (factoring) thường được mô tả là
việc chuyển nhượng các khoản phải thu thương mại của người bán cho tổ chức bao thanh
toán (factor). Khi thực hiện các giao dịch thương mại làm phát sinh các khoản phải thu (ví dụ
như các khoản tiền bán hàng chưa đến hạn thanh toán), người bán có thể cải thiện trạng thái
ngân quỹ của mình bằng việc đem nhượng bán các khoản phải thu để nhận ngay một khoản
tiền mặt đã trừ phần chiết khấu từ tổ chức bao thanh toán. Tổ chức bao thanh toán sau khi
nhận các khoản phải thu từ người bán sẽ thực hiện việc thu nợ đối với người mua. Hoạt động
bao thanh toán xét về mặt nội dung là sự mua bán quyền địi nợ. Hoạt động bao thanh tốn
khơng làm ảnh hưởng đến nội dung giao dịch thương mại của người bán và người mua, ngoại
trừ quyền đòi nợ và tiếp nhận sự thanh toán được chuyển sang cho tổ chức bao thanh tốn.
Quyền địi nợ của tổ chức bao thanh tốn được xem là tuyệt đối, khơng bị ràng buộc bởi bất
cứ điều kiện nào liên quan đến khả năng thanh toán của người mua cũng như quá trình thực
hiện giao dịch thương mại giữa người bán và người mua. Đối tượng của quyền địi nợ phải là
tồn bộ giá trị khoản phải thu, việc chỉ chuyển nhượng một phần khoản phải thu thường
không được chấp nhận. Xét về mặt hình thức, hoạt động bao thanh tốn gắn liền với việc
chuyển giao cho tổ chức bao thanh toán các chứng từ thương mại liên quan đến giao dịch
giữa người mua và người bán. Các chứng từ này là căn cứ để xác định sự tồn tại pháp lí và giá
trị kinh tế của các khoản phải thu. Thông thường, các loại chứng từ này bao gồm: chứng từ

hàng hóa (ví dụ: hóa đơn bán hàng, hóa đơn vận tải), chứng từ tài chính (ví dụ: hối phiếu hoặc
lệnh phiếu) và có thể cả các sổ sách kế tốn có liên quan. Cũng cần lưu ý rằng bao thanh toán
là quan hệ giữa người bán và tổ chức bao thanh toán nhưng lại liên quan mật thiết tới người
mua nên trong thực tiễn thương mại và pháp lí, thủ tục và trình tự thơng báo về nội dung bao
thanh tốn cho người mua ln được ghi nhận một cách rõ ràng và chặt chẽ2.

1

Xen: Oran’s Dictionary of the law hoặc Butterworths Business and law dictionary.
Xem: G.Mc Cormack, Secured credit under Enghlish and American law. Cambrigde university press 2004,
P.224.
2

HOÀNG THỊ TÚ OANH

Page 3


BÀI TẬP HỌC KỲ MƠN LUẬT NGÂN HÀNG VIỆT NAM
Cơng ước của UNIDROIT về bao thanh toán quốc tế năm 1988 (Công ước Ottawa năm
1988)3 đã mô tả hoạt động bao thanh tốn như sau:
-

Bên bán hàng hóa sẽ chuyển giao cho bên bao thanh toán các khoản phải thu phát sinh
từ các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa bên bán và bên mua (con nợ), trừ các hợp
đồng nhằm mục đích tiêu dùng cho cá nhân, hộ gia đình;

-

Bên bao thanh tốn sẽ thực hiện ít nhất hai trong số nghiệp vụ sau: tài trợ tài chính cho

người bán hàng (như cho vay hoặc thanh toán trước cho các khoản phải thu); quản lý
các giấy tờ, sổ sách kế toán liên quan đến khoản phải thu; thực hiện việc thu nợ từ
người mua; tiến hành các biện pháp phù hợp để giải quyết các hành vi gian lận của
người mua.

-

Bên mua hàng phải được thơng báo chính thức bằng văn bản về vieceh khoản phải thu
đã được bao thanh toán.

Hoạt động bao thanh toán mặc dù đã manh nha từ rất lâu trong lịch sử của nền sản xuất
hàng hóa và được pháp luật đề cập nhưng sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động này cũng như
những thành tựu thể chế hóa nó về mặt pháp lí mới chỉ diễn ra trong vài thập kỉ gần đây. Các
quy định về mua bán nợ có thể tìm thấy trong bộ luật Hammurabi nổi tiếng và những người
đầu tiên thực hiện việc trao đổi các giấy nợ với mức giá thấp hơn giá trị bề mặt của nó chính
là các thương nhân Lamã. Công cuộc khai thác châu Mỹ và các cuộc cách mạng công nghiệp
là những cột mốc cận đại ghi nhận những ưu điểm nổi bật của việc tài trợ thương mại thông
qua việc ứng tiền trước cho các khoản phải thu chưa đến hạn thanh toán. Nước Mỹ, nơi phát
minh ra rất nhiều công cụ tài chính, từ thế kỉ XIX, các hoạt động bao thanh tốn đã diễn ra
khá sơi động trong ngành dệt may4. Tuy nhiên, hoạt động bao thanh toán chỉ trở thành một
loại hình dịch vụ tài chính phổ biến ở nhiều quốc gia từ những năm 1960 và cũng trong
khoảng thời gian này, Hiệp hội bao thanh toán quốc tế đã được thành lập. Kể từ đó, hoạt động
bao thanh tốn phát triển khá nhanh. Thống kê của Hiệp hội bao thanh toán quốc tế cho thấy
vào năm 2004, doanh số hoạt động bao thanh toán trên thế giới là khoảng 860 tỉ USD5. Mười
năm sau đó, năm 2014, con số này đã tăng tới hơn 2817 tỉ USD6. Đồng thời với quá trình này,
nhiều nỗ lực nhằm tập hợp và thống nhất các nguyên tắc, tập quán, luật lệ chung cho hoạt
động bao thanh tốn đã được thực hiện. Cơng ước Ottawa nêu trên, Luật mẫu của Uncitral về
chuyển nhượng các khoản phải thu, các quy định chung của Hiệp hội bao thanh tốn quốc tế
3


Cơng ước được soạn thảo bởi Ủy ban luật thống nhất quốc tế và hiện có khoảng gần 20 nước tham gia.
Xem: History of factoring tại Website
5
Xem:
6
Xem: />4

HOÀNG THỊ TÚ OANH

Page 4


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT NGÂN HÀNG VIỆT NAM
ngày càng có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi khía cạnh pháp lí của quan hệ bao thanh tốn.
Ngun nhân cơ bản cho sự phát triển mạnh mẽ này là sự gia tăng các giao dịch kinh tế và xu
hướng đa dạng hóa hoạt động tài chính diễn ra trong thời gian qua. Chính nó đã tạo ra mơi
trường và điều kiện để thúc đẩy quá trình ứng dụng những lợi ích của bao thanh toán trong
hoạt động kinh tế. Các lợi ích chính của bao thanh tốn có thể tóm tắt là: thứ nhất, nó giúp
cho người bán cải thiện được tính thanh khoản cho tài sản của mình và hạn chế những rủi ro,
tiết kiệm thời gian cho việc thu nợ từ người mua; thứ hai, các tổ chức tài chính, tín dụng có
khả năng đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ của mình.
Ở Việt Nam, hoạt động bao thanh toán được quy định lần đầu tiên tại Điều 2 Quyết định
của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004
ban hành Quy chế hoạt động bao thanh tốn của tổ chức tín dụng. Theo Quyết định này, khái
niệm bao thanh toán được định nghĩa chính thức như sau: “Bao thanh tốn là một hình thức
cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải
thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận
trong hợp đồng mua, bán hàng”.
Sau bao lần sửa đổi, bổ sung và để đáp ứng nhu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, ngày 16 tháng 06 năm 2010, Quốc hội đã

thơng qua Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, thay thế cho Luật Các tổ chức tín
dụng số 02/1997/QH10 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng
số 20/2004/QH11. Tại đây, lần đầu tiên khái niệm bao thanh toán được quy định trong một số
văn bản luật điều chỉnh chung cho các hoạt động của các tổ chức tín dụng, theo đó:
“Bao thanh tốn là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông
qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy địi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát
sinh từ việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ” (khoản 17 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm
2017).
Có thể thấy định nghĩa bao thanh tốn theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 đã mở
rộng hơn so với Quy chế hoạt động bao thanh tốn của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo
Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN.
Đối tượng bao thanh tốn khơng chỉ là các khoản phải thu mà còn gồm cả các khoản phải trả.
Không chỉ bên bán hàng, cung ứng dịch vụ có thể chuyển nhượng các khoản phải thu, mà cả
bên mua hàng, sử dụng dịch vụ cũng có thể chuyển nhượng các khoản phải trả cho tổ chức
HOÀNG THỊ TÚ OANH

Page 5


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT NGÂN HÀNG VIỆT NAM
bao thanh tốn. Khái niệm này khơng chỉ mở rộng so với các quy định của pháp luật Việt
Nam trước đây mà còn khác biệt so với pháp luật quốc tế. Theo đó, bao thanh tốn khơng chỉ
là một hoạt động cấp tín dụng mang bản chất là giao dịch chuyển nhượng quyền tài sản mà
cịn có thể là một giao dịch chuyển nhượng nghĩa vụ tài sản. Và ngoài ra, trong mọi trường
hợp thì bao thanh tốn ln là “có bảo lưu quyền truy đòi”. Quy định này là nhằm bảo vệ
quyền lợi của tổ chức bao thanh toán, khuyến khích các tổ chức tín dụng tham gia cung ứng
loại hình dịch vụ này.
II. Những đặc trưng cơ bản của hoạt động Bao thanh toán.
Với tư cách là một nghiệp vụ tín dụng, đồng thời là một giao dịch mua bán các khoản

phải thu, các khoản phải trả, hoạt động bao thanh tốn có những đặc trưng nhất định phân biệt
với các nghiệp vụ tín dụng và các giao dịch mua bán khác, đó là:
Thứ nhất, bao thanh tốn là một nghiệp vụ tín dụng có mức độ rủi ro cao. Trong nghiệp
vụ bao thanh tốn khơng có sự bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản như trong nghiệp vụ
cho vay. Các khoản phải thu được coi như sự bảo đảm cho khoản tiền vay, mặc dù sự bảo
đảm này không mấy chắc chắn. Khi nhận chuyển giao các khoản phải thu, các khoản phải trả,
tổ chức tín dụng đã thay khách hàng gánh chịu mọi rủi ro có thể phát sinh từ các khoản phải
thu, các khoản phải trả đó. Bởi vậy cho nên, bao thanh tốn là một nghiệp vụ tín dụng ngắn
hạn. Tổ chức tín dụng chỉ nhận bao thanh toán đối với các khoản phải thu có thời hạn thanh
tốn cịn lại khơng q 180 ngày.
Thứ hai, trong hoạt động bao thanh toán các khoản phải thu, tuy tổ chức tín dụng thỏa
thuận ứng trước một khoản tiền cho khách hàng bao thanh toán, nhưng sau đó tổ chức tín
dụng khơng địi lại khoản tiền đó trực tiếp từ người được cấp tín dụng mà địi tiền từ người
thứ ba (người có nghĩa vụ thanh tốn theo hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ).
Cịn trong bao thanh tốn, các khoản phải trả thì tổ chức tín dụng khơng trực tiếp ứng tiền cho
khách hàng mà thông qua thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng đối với người bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Thứ ba, bao thanh tốn là nghiệp vụ cho vay dựa trên việc chuyển nhượng trái quyền
hoặc nghĩa vụ tài sản. Bao thanh toán giống với hình thức chuyển nhượng các khoản cho vay
nghề nghiệp ở chỗ: khách hàng là chủ sở hữu một trái quyền có kì hạn, có thể u cầu tổ chức
tín dụng cấp ngay một khoản tín dụng cho mình bằng cách chuyển nhượng trái quyền đó cho
tổ chức tín dụng, với điều kiện bị khấu trừ đi một phần lợi tức chiết khấu. Tuy nhiên, khác
với chuyển nhượng các khoản vay nghề nghiệp, tổ chức tín dụng khơng chỉ có tư cách của
HOÀNG THỊ TÚ OANH

Page 6


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT NGÂN HÀNG VIỆT NAM
người cho vay mà cịn có tư cách của người mua các trái quyền chưa đến hạn thanh toán.

Trong giao dịch bao thanh tốn, khách hàng cịn phải làm thủ tục chuyển giao các chứng từ,
giấy tờ liên quan đến các khoản phải thu theo thủ tục chặt chẽ do luật định để chuyển giao
quyền đòi nợ. Còn với giao dịch chuyển nhượng các khoản cho vay nghề nghiệp thì chỉ cần
lập bảng kê các khoản nợ mà khách hàng có ý định chuyển nhượng cho tổ chức tín dụng, tổ
chức tín dụng sẽ có trách nhiệm thơng báo việc chuyển nhượng này cho người thụ trái biết để
họ thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
Thứ tư, bao thanh tốn tuy có điểm chung với nghiệp vụ chiết khấu ở chỗ: tổ chức tín
dụng đều phải ứng trước tiền cho khách hàng đang sở hữu các trái quyền chưa đến hạn thanh
toán, nhưng bao thanh toán khác với chiết khấu giấy tờ có giá ở chỗ: chiết khấu là hình thức
tài trợ vốn thuần túy thông qua hành vi mua bán khoản nợ, cịn bao thanh tốn là sự kết hợp
giữa tài trợ vốn và dịch vụ giữ sổ sách, thu nợ. Cho nên, chiết khấu thường thực hiện cho từng
giao dịch, cịn bao thanh tốn có thể thực hiện từng lần hoặc theo hạn mức.
Thứ năm, bao thanh toán các khoản phải trả giống với bảo lãnh ngân hàng ở chỗ: tổ chức
tín dụng thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng. Tuy nhiên, bao thanh toán mang bản
chất là một hình thức chuyển giao nghĩa vụ dân sự, còn bảo lãnh ngân hàng là một biện pháp
bảo đảm nghĩa vụ dân sự. Trong bảo lãnh ngân hàng, chủ thể có nghĩa vụ trả nợ vẫn là khách
hàng, chỉ đến khi thời hạn mà khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa
vụ thì ngân hàng mới thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng với tư cách là bên bảo
lãnh. Còn trong bao thanh tốn, tổ chức tín dụng ln thực hiện thay nghĩa vụ trả nợ cho
khách hàng với tư cách là chủ thể được chuyển giao nghĩa vụ.
III. Những ảnh hưởng của các đặc trưng cơ bản của hoạt động Bao thanh toán đến việc
quy định quyền và nghĩa vụ các bên trong Hợp đồng Bao thanh toán và việc triển khai
hoạt động Bao thanh toán tại Việt Nam.
1. Những ảnh hưởng của các đặc trưng cơ bản của hoạt động Bao thanh toán đến việc quy
định quyền và nghĩa vụ các bên trong Hợp đồng Bao thanh tốn.
- Về mặt tích cực:
Thứ nhất, đặc trưng của hoạt động bao thanh toán cho thấy các đơn vị bao thanh tốn có
đủ năng lực chuyên môn, hệ thống mạng lưới rộng khắp cũng như là sự hiểu biết thông thái
về từng lĩnh vực chun mơn để có thể thưc hiện tốt cơng việc của mình. Thậm chí, người
bán có thể nhận được tiền ngay trong ngày đề nghị bao thanh tốn. Nói một cách ngắn gọn,


HOÀNG THỊ TÚ OANH

Page 7


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT NGÂN HÀNG VIỆT NAM
các tổ chức bao thanh toán giúp người bán lấp được lỗ hổng thiếu hụt tiền mặt trong khoảng
thời gian từ khi giao hàng đến khi được người mua thanh toán.
Thứ hai, các đặc trưng của hoạt động bao thanh toán cho thấy: là một đối tác tài chính,
các tổ chức bao thanh toán sẽ đem lại cho người bán nguồn lực tài chính để mở rộng hoạt
động sản xuất kinh doanh, tồn trữ thêm nhiều hàng tồn kho, cung ứng nhiều đơn hàng hay chỉ
đơn giản là tìm kiếm các cơ hội làm ăn mới. Các tổ chức bao thanh tốn ln khẳng định
mình sẽ ln sát cánh với khách hàng, thấu hiểu mọi nhu cầu của họ, và thiết lập một chương
trình hỗ trợ tài chính để giúp đỡ họ.
Rất nhiều chủ thể kinh tế rơi vào tình trạng càng phát triển kinh doanh lại càng thiếu tiền.
Khi đó, bao thanh toán sẽ là phương tiện rất hiệu quả giúp họ vượt qua khó khăn. Người mua
nào cũng mong muốn mua hàng từ một người bán đưa ra giá thấp nhất mà lại có nguồn hàng
dồi dào nhất. Nhưng chính điều đó lại đẩy người bán vào tình thế khó xử, càng phát triển lại
càng phải bán chịu nhiều hơn. Thật không may là phần lớn người bán không thể nào xoay xở
được với tất cả các khoản bán chịu này. Dù việc bn bán có phát đạt đến thế nào thì tới một
lúc người bán cũng nhận thấy rằng mình đang rơi vào một tình thế rất nguy hiểm.
Các tổ chức bao thanh toán sẽ giảm thiểu rủi ro này bằng cách chuyển các hóa đơn chưa
thu được tiền thành tiền mặt, nhờ đó mà người bán có thể tiếp tục cấp tín dụng thương mại
cho người mua mà không cần phải lo rủi ro thanh khoản nữa. Hệ quả trực tiếp của việc này là
người bán nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình nhờ sẵn sàng chấp nhận khoảng thời
gian bán chịu hấp dẫn người mua hơn.
Các tổ chức bao thanh toán cam kết tận dụng sự thơng thạo trong lĩnh vực tín dụng, thu
hồi nợ, cung ứng nguồn tiền mặt hay tài trợ giúp cho người bán nâng cao được hiệu quả hoạt
động, vừa tăng doanh số vừa giảm được mất mát do không thu hồi được nợ, đồng thời cải

thiện rõ rệt dòng lưu chuyển tiền tệ. Nhờ mọi rắc rối kể trên đã được chuyển sang cho tổ chức
bao thanh toán nên người bán có thể tồn tâm tồn ý tập trung vào việc sản xuất hay cung ứng
hàng hóa.
Thứ ba, đặc trưng của hoạt động bao thanh tốn cịn cho thấy sự nâng cao hiệu quả hoạt
động nhờ chun mơn hóa sản xuất. Bên cạnh việc sản xuất kinh doanh mặt hàng chính yếu,
người bán cịn phải mất thời gian quản lý các khoản phải thu từ người mua. Nếu người bán sử
dụng bao thanh tốn, cơng việc này sẽ được chuyển cho đơn vị bao thanh tốn. Người bán
khơng cịn phải tốn chi phí để duy trì và điều hành một bộ phận chuyên trách việc xem xét
HOÀNG THỊ TÚ OANH

Page 8


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT NGÂN HÀNG VIỆT NAM
khách hàng có đủ điều kiện mua chịu hay khơng, cũng như phải kiểm tra và thu hồi các khoản
nợ này nữa. Với kinh nghiệm, nguồn lực vật chất và nguồn nhân lực được đào tạo bài bản của
mình, các tổ chức bao thanh tốn sẽ giải quyết nhanh chóng, chun nghiệp và hiệu quả mọi
vấn đề liên quan đến các hóa đơn và việc thu hồi nợ. Châm ngơn của các tổ chức bao thanh
toán lúc này là “Hãy để chúng tôi làm những việc mà chúng tôi làm tốt nhất, còn bạn, hãy làm
những việc mà bạn làm tốt nhất ! Chúng ta hãy cùng là đối tác tốt của nhau.”
Thứ tư, đặc trưng của hoạt động bao thanh tốn ảnh hưởng tích cực đến quyền và nghĩa
vụ của người mua: được mua chịu hàng dễ dàng; không cần phải mở L/C; tăng sức mua hàng
mà vẫn không vượt q hạn mức tín dụng cho phép; có thể nhanh chóng đặt hàng mà khơng
bị trì hỗn, khơng tốn phí mở L/C, hay phí thương lượng...
- Về mặt tiêu cực:
Thứ nhất, Bao thanh tốn khơng chỉ tham gia vào cơng đoạn đầu là cho vay đối với
người bán, mà còn đi sâu vào cả quá trình tiếp theo nhằm mục đích để cho đơn vị bao thanh
tốn có thể kiểm soát được cả bên mua bán và nhất là kiểm sốt được mục đích sử dụng vốn
vay của doanh nghiệp. Chính đặc điểm này đã tạo ra rào cản ngăn trở q trình đơn vị bao
thanh tốn tiếp xúc với các doanh nghiệp. Tâm lý các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa muốn

cơng khai tình hình hoạt động, càng khơng muốn một tổ chức bất kỳ nào can thiệp vào quá
trình kinh doanh của họ. Vì vậy, các đơn vị bao thanh tốn gặp nhiều khó khăn khi tiếp thị
sản phẩm mới với khách hàng.
Thứ hai, dù xét về mặt lý thuyết, bao thanh tốn khắc phục được tình trạng cho vay dựa
trên thế chấp của tín dụng ngân hàng, nhưng thực tế ở Việt Nam thì chưa hẳn vậy. Các ngân
hàng Việt Nam, và kể cả các ngân hàng nước ngoài, vẫn coi trọng tài sản đảm bảo. Về điều
này cũng khơng thể trách các ngân hàng được vì đặc điểm thị trường Việt Nam đầy rủi ro
không cho phép họ mạo hiểm. Các ngân hàng không thể xét duyệt hạn mức tín dụng đơn
thuần sau khi nghe các doanh nghiệp chứng minh tình trạng tài chính của mình là lành mạnh
trong khi những lý lẽ đó có được từ việc phân tích các báo cáo tài chính khơng thể tin tưởng
được.
Thứ ba, Lợi ích của bao thanh tốn là không cần dùng thương phiếu để tài trợ và giải
quyết mọi tranh chấp thương mại, mà chỉ cần có hợp đồng và các hóa đơn thương mại đã
được đóng dấu chuyển quyền sở hữu. Trong điều kiện Việt Nam chưa có Luật Thương phiếu
để xử lý nợ thì hợp đồng bao thanh toán cũng như các hợp đồng thương mại khác sẽ được
HOÀNG THỊ TÚ OANH

Page 9


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT NGÂN HÀNG VIỆT NAM
xem như là cơ sở pháp lý để trong trường hợp có tranh chấp, sẽ được đưa ra trọng tài kinh tế
hoặc tòa án thương mại để xét xử. Nhưng vấn đề ở đây là, ở Việt Nam, hiệu lực hợp đồng và
thậm chí là hiệu lực kết quả xét xử của trọng tài kinh tế hay tòa án thương mại vẫn còn bị xem
nhẹ. Rất nhiều trường hợp vi phạm hợp đồng, không tuân thủ phán quyết của trọng tài và tịa
án mà vẫn nhởn nhơ ngồi vịng pháp luật.
2. Những ảnh hưởng của các đặc trưng cơ bản của hoạt động Bao thanh toán đến việc
triển khai hoạt động bao thanh tốn tại Việt Nam.
- Về mặt tích cực:
Thứ nhất, đặc trưng của hoạt động bao thanh toán cho thấy thủ tục chứng từ của nó rất

đơn giản, dễ thực hiện, do đó, khi triển khai nó gây ít khó khăn cho người sử dụng và giúp
cho người sử dụng hưởng một thời hạn tín dụng dài hơn.
Thứ hai, đặc trưng của hoạt động bao thanh toán cho thấy khi triển khai hoạt động thì sẽ
khơng gặp những hạn chế về loại sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ. Khơng những thế cịn
nâng cao doanh số bán hàng và sức cạnh tranh cho bên bán.
- Về mặt tiêu cực:
Thứ nhất, hệ thống pháp luật Việt Nam về hoạt động bao thanh tốn cịn nhiều bất cập.
Đó là trong hoạt động bao thanh toán sẽ diễn ra một bước quan trọng đó là chuyển giao quyền
địi nợ từ bên bán sang bên bao thanh tốn nhưng lại khơng thấy có quy định liên quan nào
xác lập mối quan hệ này. Như vậy việc chuyển giao này có được thừa nhận khơng? Trong
trường hợp khơng được thừa nhận thì phải xử lý như thế nào? Bên cạnh đó, sau khi bên bán
và bên bao thanh toán thỏa thuận, ký kết hợp đồng bao thanh tốn sẽ phải thơng báo bằng văn
bản cho bên mua hàng, liệu như thế đã đủ chưa? Làm thể nào để biết được rằng việc thông
báo đã có hiệu lực thi hành cho tất cả các bên? Chưa có sự nhận thức đồng bộ giữa các cơ
quan ngang Bộ, ngành như Ngân hàng, Bộ Tài chính, Tịa án,… Nếu xảy ra tranh chấp, ngân
hàng sẽ rất vất vả để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Thứ hai, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn quen dùng các phương thức thanh toán truyền
thống như chuyển tiền TT, đặc biệt là LC. Nhận thức của phần lớn các doanh nghiệp vừa và
nhỏ ở Việt Nam cịn mang tính cục bộ. Môi trường kinh tế chưa được ổn định và cịn tiềm ẩn
nhiều rủi ro khiến rất khó thuyết phục được các doanh nghiệp nhận biết được những lợi ích
nào mà bao thanh tốn có thể đem lại. Chính tâm lý dè dặt đặt trước sản phẩm mới của doanh

HOÀNG THỊ TÚ OANH

Page 10


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT NGÂN HÀNG VIỆT NAM
nghiệp cũng góp phần làm giảm đi sự năng động, sáng tạo và tìm kiếm các sản phẩm dịch vụ
mới của ngân hàng.

Thứ ba, bao thanh toán là một dịch vụ không chỉ tham gia vào công đoạn đầu là cho vay
đối với bên bán mà còn đi sâu vào cả q trình tiếp theo nhằm mục đích để cho bên bao thanh
tốn có thể kiểm sốt được cả bên mua và nhất là kiểm sốt được mục đích sử dụng vốn vay
của doanh nghiệp. Chính đặc điểm này đã tạo ra rào cản ngăn trở quá trình bên bao thanh toán
tiếp xúc với các doanh nghiệp. Tâm lý các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa muốn cơng khai
tình hình hoạt động, càng không muốn một tổ chức bất kỳ nào can thiệp vào quá trình kinh
doanh của họ. Vì vậy, các bên bao thanh tốn gặp nhiều khó khăn khi tiếp thị sản phẩm mới
với khách hàng.
Thứ tư, về tài sản thế chấp trong dịch vụ bao thanh toán, về ngun tắc thì bao thanh
tốn khắc phục được tình trạng cho vay dựa trên việc thế chấp tài sản nhưng thực tế ở Việt
Nam thì chưa hẳn vậy. Các ngân hàng Việt Nam và kể cả các ngân hàng nước ngoài vẫn coi
trọng tài sản đảm bảo. Về điều này cũng không thể đổ lỗi cho các ngân hàng được vì đặc
điểm thị trường Việt Nam đầy rủi ro khơng cho phép họ mạo hiểm. Vì vậy, các tổ chức tín
dụng khơng thể xét duyệt hạn mức bao thanh tốn đơn thuần sau khi nghe các doanh nghiệp
chứng minh tình trạng tài chính của mình là lành mạnh trong khi những lý lẽ có được từ việc
phân tích các báo cáo tài chính khơng thể tin tưởng được. Vì vậy, hiện nay, tài sản sản thế
chấp vẫn là sự chọn lựa số một của các tổ chức tín dụng khi triển khai nghiệp vụ bao thanh
toán.
Thứ năm, yêu cầu để phát triển dịch vụ bao thanh toán ở các nước trên thế giới là việc tài
trợ trong bao thanh toán sẽ không thiên về khuynh hướng từng giao dịch cũng như không phải
là hoạt động chiết khấu từng khoản phải thu riêng biệt. Việc lựa chọn tiêu chí khách hàng của
các bên bao thanh tốn phải có sự khác biệt chứ khơng phải giống hồn tồn như tiêu chí của
ngân hàng khi cho vay có thể dựa vào tài sản đảm bảo và việc thẩm định bên bao thanh toán.
Nhưng hiện nay, tại Việt Nam, hoạt động của nghiệp vụ bao thanh toán tại ngân hàng vẫn
chưa tách bạch khỏi hoạt động tín dụng mà hầu như theo sự quản lý thì lại gần như giống
nhau, điểm khác biệt cơ bản mà các ngân hàng tham gia bao thanh toán hiện nay thực hiện là
thẩm định thêm khả năng thanh toán của người mua để làm cơ sở bao thanh tốn cho bên
được bao thanh tốn.
Thứ sáu, hệ thống thơng tin của Việt Nam chưa được tin cậy và môi trường thông tin của
nền kinh tế chưa được minh bạch hóa, cơ sở thơng tin dữ liệu về khách hàng đã có nhưng vẫn

HỒNG THỊ TÚ OANH

Page 11


BÀI TẬP HỌC KỲ MƠN LUẬT NGÂN HÀNG VIỆT NAM
cịn thiếu, yếu và chưa được tập trung. Hiện nay, mới chỉ có Trung tâm thơng tin tín dụng
CIC của NHNN là đầu mối tập trung thông tin nhiều nhất, phục vụ cho hoạt động tín dụng
của các ngân hàng. Tuy nhiên, thơng tin từ CIC vì một số lý do khách quan vẫn chưa phản
ánh đúng mức độ an toàn tín dụng của khách hàng.

HỒNG THỊ TÚ OANH

Page 12


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT NGÂN HÀNG VIỆT NAM

KẾT LUẬN

Tồn cầu hóa và khu vực hóa đã và đang trở thành một xu thế tất yếu trong tiến trình phát
triển kinh tế thế giới. Để giành được thế chủ động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, thì
một trong các giải pháp chiến lược của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam là đa dạng hóa và
phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, trong đó có dịch vụ bao thanh tốn. Bao thanh tốn là
cơng cụ giúp giải quyết nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp một cách nhanh chóng và an
tồn. Hoạt động này đã phát triển từ khá lâu và phổ biến trên thế giới, nhưng vẫn được đánh
giá là khá mới ở Việt Nam trong thời điểm hiện tại. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật
ngân hàng về bao thanh tốn nói chung và các quy định pháp luật về chủ thể của hoạt động
bao thanh tốn nói riêng, phát huy những ưu thế của bao thanh tốn sẽ khơng những giúp cho
hoạt động bao thanh toán phát triển mạnh mẽ ở nước ta mà còn mang lại những lợi ích nhất

định cho nền kinh tế.
Trên đây là bài tiểu luận của em xuất phát từ những ý kiến, quan điểm, suy nghĩ cá nhân
nên chắc chắn trong quá trình làm bài sẽ khơng thể tránh được những sai sót, vì vậy, em
mong nhận được những lời đóng góp, những ý kiến của thầy cô bộ môn để bài tiểu luận được
hồn thiện hơn. Em xin cảm ơn ạ!

HỒNG THỊ TÚ OANH

Page 13


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT NGÂN HÀNG VIỆT NAM

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, Nxb. CAND, Hà Nội,
2017.
2. Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
3. Công ước của UNIDROIT về bao thanh tốn quốc tế năm 1988 (Cơng ước Ottawa năm
1988).
4. Quy chế hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số
1096/2004/QĐ-NHNN, sửa đổi bổ sung tại Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 26 tháng
10 năm 2008.
5. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005 quy định về phân loại nợ,
trích lập và sử dụng dự phịng để xử lí rủi ro trong hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng,
sửa đổi bổ sung tại quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 04 năm 2007.
6. Nghị định số 95/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 08 năm 2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 05 năm 2001 về tổ chức và hoạt động của công
ty cho thuê tài chính.
7. Nguyễn Thị Lan Hương (2011), “Điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động bao thanh toán

của tổ chức tín dụng”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội.
8. Võ Thị Phương Quỳnh (2005), “Điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động bao thanh toán ở
Việt Nam”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội.
9. Xem thêm tại />10. Xem thêm tại />11. Xem thêm tại />12. Xem thêm tại http://117.3.71.125:8080/dspace/bitstream/DHKTDN/3238/1
13. Xem thêm tại />
HOÀNG THỊ TÚ OANH

Page 14



×